9:51 SA
Thứ Ba
16
Tháng Tư
2024

Buổi tường trình và vận động nhân quyền tại Quốc Hội Liên Bang Úc Châu

04 Tháng Mười 201810:52 CH(Xem: 6053)
Kính chuyển
TVQ
***

Cộng đồng người Việt tỵ nạn nói chung và CĐNVTD Úc Châu nói riêng, trong suốt bao năm qua, đã kiên trì và mạnh mẽ đấu tranh đòi tự do, dân chủ và nhân quyền cho dân tộc Việt Nam dưới mọi hình thức. Không chỉ có những thông báo, thông cáo báo chí, thỉnh nguyện thư, những cuộc tuần hành, biểu tình, thắp nến cầu nguyện mà còn có các buổi điều trần, tường trình, vận động chính giới các cấp - tiểu bang và liên bang.

CĐNVTD Úc Châu vận động nhân quyền cho Việt Nam không phải chỉ cho có lệ để "lấy điểm" mà thực sự kiên trì đeo đuổi, theo dỏi (follow up) vấn đề này, cương quyết tiếp tục làm việc với chính phủ Úc và bằng mọi cách để tiếng nói và nguyện vọng của CĐNVTD được lắng nghe và quan tâm.

Vào ngày 23/08/2018, CĐNVTD/VIC đã tổ chức một buổi thuyết trình về đề tài Nhân Quyền trong bối cảnh Quan Hệ Đối Tác Chiến Lược giữa Úc và Việt Nam (Australia-Vietnam Strategic Partnership) tại Quốc Hội Victoria. Tiếp theo, CĐNVTD Úc Châu đã dốc hết tâm sức làm việc để có một buổi tường trình và vận động nhân quyềm cho Việt Nam tại Quốc Hội Liên Bang vào Thứ Tư 19/09/2018. Bà Dân Biểu Clare O'Neil (Đảng Lao Động) và Dân Biểu Tim Wilson (Đảng Tự Do) đồng chủ tọa buổi tường trình với sự tham dự của trên dưới 100 thành viên của BCH CĐNVTD các tiểu bang, các vị đại diên của các tổ chức, hội đoàn, đoàn thể và tôn giáo.

Buổi tường trình diễn ra tại khán phòng chính ("Main Committee Room") có sự tham dự đông đảo của các vị dân biểu/nghị sĩ liên bang - Tim Wilson, Bill Shorten, Chris Hayes, Milton Dick, Tim Watts, Jason Clare, Julian Hill, Anthony Byrne, Jim Chalmers, Anny Aly, Adam Bandt, Anne Standley, Cathy O'Toole, Patrick Gorman, Anne Standley, Madeleine King, Penny Wong, Julie Collins, David Smith, Joanne Ryan...

Ông Nguyễn văn Bon ngỏ lời chào mừng và giới thiệu các vị dân biểu, nghị sĩ và đại diện của các tổ chức, hội đoàn, đoàn thể, tôn giáo trong phái đoàn cộng đồng người Việt. Tiếp theo là phần phát biểu của Dân Biểu Liên Bang Tim Watts, Chris Hayes, Milton Dick, Adam Bandt và ông Bill Shorten (Thủ lãnh đảng Lao Động).

Dân Biểu Tim Watts (Đảng Lao Động) chào đón phái đoàn người Việt đến với Tòa Quốc Hội (là một biểu tượng dân chủ của đất nước Úc) để thực hiện quyền tự do và bày tỏ sự quan tâm về tự do, dân chủ và tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Ông nhấn mạnh rằng Chính Phủ Úc luôn luôn ủng hộ sự tranh đấu cho quyền tự do, dân chủ tại Úc cũng như trên thế giới. Vì hiểu rõ việc giao thương, tự do "internet" và tự do tôn giáo là những vấn đề đang gây ra nhiều tranh cải và những sự xung đột gay gắt nhất tại Việt Nam, ông Tim Watts nói ông sẽ hết lòng hỗ trợ cộng đồng người Việt trong việc vận động nhần quyền cho Việt Nam.

Dân Biểu Chris Hayes (Đảng Lao Động) cho rằng ông cũng như các dân biểu, nghị sĩ khác đều quan tâm đến những gì đang diễn ra chung quanh vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Ông cho rằng tranh đấu mạnh mẽ cho nhân quyền là một việc làm chính đáng của chúng ta vì bất cứ ở đâu mà nhân quyền bị tấn công thì cũng có nghĩa là nhân loại bị tấn công. Kể từ sau ngày 30 tháng Tư 1975 và trong suốt hơn 40 năm qua, ngoài những đóng góp to lớn người Việt tỵ nạn đã mang theo đến đất nước Úc một niềm tin đầy nhiệt huyết về tự do, dân chủ và nhân quyền (The Vietnamese have brought to this country an absolute passionate belief in freedom, democracy and respect of human rights).

Bà Dân Biểu Clare O'neil (Đảng Lao Động) cũng như các vị đồng viện đều có cùng một sự quan tâm sâu sắc về tình trạng nhân quyền càng ngày càng trở nên tồi tệ tại Việt Nam. Bà nói rằng - Chúng tôi luôn cảm thông và thực sự quan tâm đến những gì mà cộng đồng người Việt đang quan tâm, đó là lý do của sự có mặt đông đảo các vị dân biểu và nghị sĩ trong ngày hôm nay để lắng nghe về những vấn đề đáng quan tâm đang xảy ra tại Việt Nam. Một điều quan trọng đối với Úc là cộng đồng người Việt đã giúp cho mọi người trân trọng cái giá trị của tự do, dân chủ và nhân quyền mà những người chưa bao giờ sống dưới một chế độ độc tài như bà thì khó mà có thể hiểu được.

Dân Biểu Milton Dick (Đảng Lao Động) đã nghe và biết nhiều về những việc đàn áp, bắt bớ, bức hại kinh hoàng tại Việt Nam, hôm nay ông có mặt ở đây để lắng nghe về những vấn đề đang được quan tâm và sẽ làm việc cùng cộng đồng người Việt một cách thực tiễn tranh đấu cho nguyện vọng của cộng đồng người Việt và những người không có tiếng nói tại Việt Nam.

Dân Biểu Adam Bandt (Đảng Xanh) cùng các vị đồng viện rất coi trọng vấn đề nhân quyền. Ông cũng đã nghe được rất nhiều chuyện kinh khủng đã xảy ra cho những người dân đứng lên đòi hỏi những quyền căn bản của con người. Ông nghĩ rằng - không riêng gì ông mà tất cả các vị dân biểu, nghị sĩ có mặt trong ngày hôm nay đều ủng hộ cộng đồng người Việt trong việc vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Ông Bill Shorten (Thủ lãnh đảng Lao Động) xác định - Cộng đồng người Úc gốc Việt là một chứng minh hùng hồn và sống động nhất về giá trị và sự thành công của chương trình di dân, của một xã hội đa văn hóa. Cộng đồng người Việt được ông dùng làm như một tấm gương về niềm hy vọng (an example of hope) cho những cộng đồng di dân/tỵ nạn mới đến. Là người Úc gốc Việt, có tình cảm gắn bó với quê hương Việt Nam là một điều rất tự nhiên, cho nên chúng ta không thể dửng dưng về những bản tường trình về những trường hợp nạn nhân bị đe dọa, đàn áp, đánh đập, bắt bớ và tù đày vì đã tranh đấu cho nhân quyền, biểu tình về vấn đề môi trường (Formosa) hoặc chỉ đơn thuần có một lời bàn (comment) đăng trên Facebook. Những điều này làm động lòng và dấy lên tinh thần đoàn kết giữa các công dân Úc và Quốc Hội. Úc không thể là một quốc gia tiên phong về tự do, dân chủ nếu chúng ta làm ngơ trước những nghĩa vụ quốc tế trong việc cổ vũ cho nhân quyền. Theo ông quan hệ ngoại giao giữa Úc và Việt Nam không chỉ dựa trên vấn đề giao thương, đồng tiền mà còn phải dựa trên sự trung thực, thành thật, dựa trên quan niệm và nguyện vọng của khối người Việt tỵ nạn.

Dân Biểu Tim Wilson (Đảng Tự Do) đã từng làm việc tại Tòa Đại Sứ Úc ở Việt Nam về vấn đề tự do ngôn luận và tôn giáo. Nhân quyền là quyền căn bản của mọi con người trên quả đất này, do đó theo ông, Úc có cơ hội, nhiệm vụ và nghĩa vụ bảo vệ quyền tự do của bất cứ người nào ở bất cứ nơi đâu. Cho nên sự lên tiếng về vấn đề nhân quyền tại Việt nam của cộng đồng người Việt đã trở thành một trong các đề tài/vấn đề thảo luận của Quốc Hội.

Ngay sau đó, một nhóm thuộc phái đoàn CĐNVTD Úc Châu gồm có Ls Lưu Tường Quang, ông Paul Huy (Chủ Tịch CĐNVTD/NSW), Ls Kate Hoàng (Phó Chủ tịch CĐNVTD/NSW), cô Nguyễn Phượng Vỹ (Chủ Tịch CĐNVTD/VIC), Bs Bùi Trọng Cường (Chủ Tịch CĐNVTD/QLD), bà Trần Hương Thủy (Chủ Tịch CĐNVTD/Wollongong), Ls Nguyễn Toàn (Phó Chủ tịch CĐNVTD Úc Châu), Bs Nguyễn Anh Dũng (Chủ Tịch CĐNVTD/WA) và một số thành viên trong cộng đồng đã rời khán phòng để dự các buổi họp riêng (private briefing) với Bộ Ngoại Thương (Department of Foreign Affairs and Trade), với bà Marise Paine (Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao), ông David Coleman (Bộ Trưởng Bộ Di Trú), với bà Penny Wong (Giữ vai trò Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao đảng Đối Lập), Dân Biểu Cathy O'toole, Dân Biểu Tim Wilson để bàn về "tình trạng quân sự hóa của Trung Cộng trong khu vực biển Đông, về tình trạng trấn áp và cầm tù của nhà cầm quyền CSVN đối với người dân Việt Nam đang đứng lên bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ của Việt Nam".

Trong khí đó tại khán phòng buổi tường trình vẫn tiếp tục với đề tài tự do tôn giáo được các vị đại diện lãnh đạo tinh thần các tôn giáo tại Úc và Việt Nam trình bày. HT Thích Bảo Lạc, Lm Hoàng Kim Huy đã lần lượt lên án sự đàn áp khốc liêt, nhất là sự kiểm soát gắt gao, bóp nghẹt tôn giao qua đạo luật Tín Ngưỡng Tôn Giáo mới được CSVN ban hành, và yêu cầu Chính Phủ Úc đòi hỏi CSVN hũy bỏ đạo luật này. Đặc biệt, hình ảnh và tiếng nói của HT Thích Không Tánh và Chánh Trị Sự Hứa Phi đã vượt trùng dương, đến với Quốc Hội Úc qua hệ thống skype, ngắn gọn nêu lên tình trạng nhân quyền, tôn giáo tại Việt Nam và cảm ơn sự quan tâm của Chính Phủ Úc cũng như của cộng đồng người Việt Úc Châu.

Tiếp theo, ông Nguyễn văn Bon (Chủ Tịch CĐNVTD Úc Châu) trình bày về 3 đề tài chính:

1- Tàu cộng vi phạm lãnh hải, Đặc Khu 99 năm rồi dẫn đến biểu tình và CSVN đàn áp nặng nề với người dân Việt Nam;

2- Đạo luật An Ninh Mạng bịt miệng người dân Việt Nam; và

3- Những bản án nặng nề mà nhà cầm quyền CSVN đã và đang thi hành đối với những nhà tranh đấu dân chủ tại Việt Nam với hai hình ảnh tiêu biểu - Trần Huỳnh Duy Thức và Nguyẽn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm).

Ông Bon đã không cầm được nổi xúc động khi nêu lên trường hợp của ông Nguyễn Hữu Tấn và Hứa Hoàng đã bị CSVN sát hại một cách dã man.

Trong phái đoàn đến từ Melbourne có ông Meng Heang Tak, Nghị Viên Hội Đồng Thành Phố Greater Dandenong, chia sẽ - Tình trạng tại Cao Miên cũng chẳng khác gì Việt Nam và ông nghĩ rằng cộng đồng của ông cần học hỏi kinh nghiệm ở cộng đồng người Việt về tinh thần đấu tranh cho người dân ở quê nhà, những người không có tiếng nói.

Trở về từ buổi họp riêng với các vị dân biểu, nghị sĩ, bộ trưởng, Ls Lưu Tường Quang, ông Paul Huy và Ls Nguyễn Toàn đã sơ lược về nội dung của buổi họp với những vấn đề được nêu lên như sau:

- Sự "chia sẽ" (convergent) và "chia rẽ" (divergent) giữa Úc và Việt Nam - Úc và Việt Nam "chia sẽ" quan điểm chung về vấn đề tranh chấp biển Đông nhưng "chia rẽ" về giá trị nhân quyền;

- Chính phủ Úc phải có sự quan tâm về nhân quyền - yêu cầu Bộ Ngoại Giao Úc nâng cao vấn đề nhân quyền lên bằng với vấn đề chiến lược và quốc phòng;

- Các cuộc Đối Thoại về Nhân Quyền giữa Úc và Việt Nam phải có một số quan sát viên từ phía CĐNVTD;

- Chính phủ Úc phải có những thái độ mạnh mẽ và cứng rắn về vấn đề biển Đông;

- Chính phủ Úc cần cứu xét và áp dụng đạo luật Mangistky;

- Sự bồi thường và tình trạng ô nhiểm môi trường do Formosa gây ra qua các bản báo cáo của CSVN hoàn toàn không đáng tin cậy.

Tiếp đến, phái đoàn được truyền hình trực tiếp buổi họp ở Hạ Nghị Viện để được nghe những lời phát biểu của các vị Dân Biểu Clare O'Neil, Chris Hayes, Tim Wilson về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam và kêu gọi đã đến lúc Chính Phủ Úc cần mạnh mẽ lên tiếng và có những hành động thích ứng. (Tất cả những lời phát biểu của các vị Dân Biểu được lưu trữ trong văn khố (Hansard) của Quốc Hội).

Cũng trong khán phòng chính, một buổi họp nội bộ (không có mặt các dân biểu/nghị sĩ) đã diễn ra với sự điều hợp của ông Nguyễn Thế Phong (Trưởng Ban Quản Trị Đền Thờ Quốc Tổ). Các thành viên trong phái đoàn đã sôi nổi đóng góp ý kiến và bàn thảo về các vấn đề và cách thức hỗ trợ, yểm trợ cho đồng bào quốc nội, và ở hải ngoại, về sự vận động chính giới nhất là vận động truyền thông chính mạch.

Về tôn giáo, cô Ánh Linh (đến từ Sydney) đã thẳng thắng nói lên tâm tư của riêng mình nhưng cũng là tâm tư của mọi người - Theo cô, người Việt Nam có tinh thần tôn giáo rất cao, tôn giáo nào cũng có rất đông tín đồ, rất mộ đạo. Có nhiều vị đại diện tôn giáo hay nói rằng chỉ chăm lo các chuyện tôn giáo và không muốn dính líu đến chính trị. Ví dụ như các buổi gây quỹ từ thiện, xây chùa, xây nhà thờ thì có rất đông các tín đồ tham dự và đóng góp trong khi đó thì các vị ấy lại không đến hoặc không khuyến khích các bổn đạo tham gia các sinh hoạt của cộng đồng. Cho nên cô mong mỏi các vị đại diện tôn giáo dùng uy tín và tiếng nói của mình để kêu gọi tín đồ (phật tử, con chiên) tham gia các sinh hoạt của cộng đồng nhiều hơn.

Cùng có sự suy nghĩ như cô Ánh Linh, Bs Nguyễn Anh Dũng chia sẽ - "... Tại sao mình lại sợ làm chính trị ... nếu không còn đất nước thì tôn giáo cũng không có đất để hoạt động ... Nếu nói rằng tôi không làm chính trị vì tôi chỉ lo các chuyện tôn giáo ... tôi đi lo nhà thờ, tôi đi lo chùa rồi đến chừng về, nhà không còn, nước không còn thì chùa đâu, nhà thờ đâu mà còn ... Khi bước chân xuống xuồng để đi vượt biên là chúng ta đã làm hành động chính trị đầu tiên, chúng ta không chấp nhận lá cờ [đỏ] ... Làm chính trị không phải là xuống đường, không phải làm dân biểu mà mình phải đóng góp ý kiến. Đất nước của mình, nhà của mình mà để cho người khác lo, nắm vận mạnh của mình thì làm sao mà sống ..."

Để kết thúc buổi tường trình/hội thảo, các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo tại Úc châu cùng ký vào một Bản Tuyên Cáo lên án CSVN bán nước, hại dân và bách hại tôn giáo (xin xem đính kèm). Sự tham gia của các vị đại diện của tất cả các tôn giáo (Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành, Hòa Hảo, Cao Đài) là một hình ảnh rất đặc biệt nói lên sự đoàn kết, đồng lòng của mọi tôn giáo, của người dân trong nước và hải ngoại chống lại bọn nội thù và giặc ngoại xâm trước hiểm họa mất nước.

Bà Dân Biểu Clare O'Neil và Dân Biểu Chris Hayes đã trở lại khán phòng để chụp hình lưu niệm và tiễn đưa phái đoàn ra về với những tình cảm quý mến và sự cảm nhận về nguyện vọng của cộng đồng người Việt.

Hình ảnh của Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần thị Nga không chỉ được đưa lên bên trong Tòa Nhà Quốc Hội mà còn được phái đoàn cùng trưng ra trước tiền đình Quốc Hội là biểu tượng tinh thần đấu tranh bất khuất của người dân Việt trong nước và sự đồng hành, nhiệt tâm hỗ trợ của đồng bào hải ngoại.

Một buổi tường trình có tầm vóc về sự vi phạm nhân quyền của CSVN tại Quốc Hội Úc Châu với sự bảo trợ/chủ tọa của Dân Biểu Clare O'Neil và Tim Wilson cùng sự tham dự đông đảo của các dân biểu/nghị sĩ Đảng Xanh, Tự Do, Lao Động đã nói lên uy tín và vai trò của Cộng Đồng Người Việt Tự Do trong sinh hoạt chính trị Úc Châu. Chính sự quyết tâm và sự kiên trì vận động của CĐNVTD Úc Châu đã đốc thúc Quốc Hội, Bộ Ngoại Thương, Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao, Bộ Trưởng Bộ Di Trú phải quan tâm và lắng nghe nguyện vọng của những công dân Úc gốc Việt.

Canberra
19/09/2018

Để xem và đọc lời phát biểu của các dân biểu về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam trong phòng họp Hạ Viện (House of Representatives) xin vào link bên dưới -

https://www.aph.gov.au/Help/Federated_Search_Results?

Và chọn/đánh vào các "thông số" như sau -


Một số hình ảnh của buổi tường trình tại Quốc Hội -

https://photos.app.goo.gl/61REntQW9BbmLSEq5 












































Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Năm 2012(Xem: 97767)
Tâm Mẹ như biển nước đầy Sóng to gió lớn tháng ngày không vơi Tâm Mẹ cùng khắp nơi nơi Lắng nghe tiếng gọi độ đời quên thân.
06 Tháng Năm 2012(Xem: 102265)
Cho "Tâm " con cảm nhận được " Công Bằng", Cho "Hồn "con luôn được "Kết Huề" Huề trong "Thánh Thiện " và trong " Ân Phúc " Chốn " Thiên Đường" con "thắng" kiếp "VÔ THƯỜNG ".
06 Tháng Năm 2012(Xem: 8789)
Mong sao gió hé cửa hờ Mây mang kỷ niệm nối bờ sông Tương Ngày xưa sánh bước chung đường Bây chừ ngược lối chân vương sợi buồn
06 Tháng Năm 2012(Xem: 9589)
Tôi mơ đến một ngày không xa lắm chắc chắn sẽ có một buổi họp mặt đông đủ các bạn Tứ 1,2,3. Các bạn ủng hộ ý kiến nầy của tôi nhé. Để Liên Khúc Tình Bạn của chúng ta được mãi mãi vang lên trên quê hương Biên Hòa , nơi mái trường Ngô Quyền thân yêu vẫn còn đó nhắc nhở chúng ta dù đi đâu cũng nhớ quay về với cội nguồn, với tình thân…
05 Tháng Năm 2012(Xem: 9108)
Cali tui ở đang ngày vào Hạ nắng vàng len qua khung cửa ve vuốt bờ vai nên chị em ta vui vẻ rủ nhau mang hoa quả ra phơi cho bớt cái ẩm mốc của mấy cơn mưa ướt át cuối mùa tuần qua.
04 Tháng Năm 2012(Xem: 104971)
Bao la biển cả - tình Mẹ rộng Non cao chót vót - đó tình Cha Ôi ! Mẹ Cha yêu kính của đời con Con mấy mặt con vẫn ngỡ mình bé dại Con tóc điểm màu vẫn cứ tưởng lên ba...
04 Tháng Năm 2012(Xem: 95788)
Đã sinh trong cõi trần ai. Vẫn còn cơ hội có ngày gặp nhau. Cho anh xin gửi lời chào, Mai mà gặp mặt đừng trào lệ hoen.
02 Tháng Năm 2012(Xem: 100233)
Bỗng nhiên, thương nhớ người dưng. Người muôn năm cũ đã từng khổ đau. Cho tôi mộng mị chiêm bao. Đêm ru nổi nhớ tiêu dao đỉnh hồn.
24 Tháng Tư 2012(Xem: 8638)
Thôi đi nhé,nhưng mà thôi đi nhé.... Phút phân kỳ làm bận kẻ chinh nhân, Luyến lưu chi để tình mãi thêm gần... Nghe gió ngựa dần xa làm thổn thức...
22 Tháng Tư 2012(Xem: 47541)
Tôi còn nhớ, cuộc đời Thúy Kiều ba chìm bảy nổi. Cuộc sống không may mắn đã vùi dập Kiều xuống tận đáy xã hội, thế nhưng khi gặp lại Kim Trọng nàng còn tự tin bảo với chàng :- "chữ trinh còn một chút nầy ..." thật cảm phục lắm thay!
12 Tháng Tư 2012(Xem: 9065)
Tới một bước hụt chân té ngã Lùi một bước lấn chổ người ta Một chổ ta ngồi lì ra Lo chi lui tới rầy rà nhọc thân!!
11 Tháng Tư 2012(Xem: 19530)
"Bà nào muốn làm goá phụ sớm, thì cứ cằn nhằn ông chống cho nhiều vào, rồi thế nào cũng được mãn nguyện sớm." Mấy bà nghe, háy nguýt ông sắc như dao chém
10 Tháng Tư 2012(Xem: 29914)
Cám ơn cuộc đời đã cho chúng tôi tìm lại nhau, và trên hết cám ơn aihuubienhoa đã là nhịp cầu nối những cánh chim tìm về với quê hương, cội nguồn...
09 Tháng Tư 2012(Xem: 9668)
Mày ở nơi nào hả Chánh? Cuộc đời cô Lựu hơn bốn mươi năm nay của mày ra sao rồi, có sáng hơn tiền đồ nhà chị Dậu chút nào không?
01 Tháng Tư 2012(Xem: 29077)
Rồi đây mấy ai còn nhớ tới Tân Phú, Bình Long, Bến Cá, chợ Võ Sa, cầu bà Bướm nữa? Nó thuộc về một thời của quá khứ. Một quá khứ dễ thương trong lòng một người hoài cỗ.
25 Tháng Ba 2012(Xem: 9724)
Ăn mần tới mượn cho vay trả, Phạt thưởng từ trao đổi bán mua. Bần phú, kẻ sang giàu mạt kiếp, Dân quân, sĩ tướng đến quan, vua
25 Tháng Ba 2012(Xem: 29391)
riêng tao đang gậm nhấm nỗi buồn cho thế hệ bất hạnh của tụi mình, chỉ vì ba cái lý tưởng vu vơ ai đó mang về tận phương trời xa lạ nào mà cả bao thế hệ phải chết hay là sống nghèo cho mải đến hôm nay
22 Tháng Ba 2012(Xem: 94787)
Giờ đây, Dù mỗi đứa một bầu trời riêng rẽ, Mỗi trái tim, mỗi hoàn cảnh riêng tư. Mở cửa trái tim, Quay về hội tụ
22 Tháng Ba 2012(Xem: 29060)
Ký ức của tôi về những người bạn thời thơ ấu vẫn lưu giữ trong quyển tập Lưu Bút Ngày Xanh mà tôi luôn mang theo hành trang vào đời, đến bây giờ giấy mực đã phai màu nhưng những tấm ảnh chân dung bạn tôi vẫn còn đậm nét
22 Tháng Ba 2012(Xem: 11357)
Ngọt bùi thiếp đã hiếu-nam, Dạy con đèn sách, thiếp làm phụ-thân.
20 Tháng Ba 2012(Xem: 28211)
Mấy chị em khóa 9, 10, 11...14 Ngô Quyến ơi nhào vô mà giúp tui một tay chỉ dạy cho Cụ Liệu ( Có bỏ dấu đàng hoàng đó nha ) này biết cái câu " Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ " chút nha. Xí ! Già rồi mà vẫn cứ nghênh ngang thấy Ghét !
18 Tháng Ba 2012(Xem: 9838)
Em cứ băn khoăn trăn trở, cảm ơn anh đã cho em nhiều cơ hội, nhưng em không thích hợp với vị trí công tác này nữa. Vì thế em đề đạt nguyện vọng, xin anh cho em chuyển sang bộ phận nhân sự NGƯỜI TÌNH
16 Tháng Ba 2012(Xem: 28572)
Vàng trên thế giới được thể hiện qua nhiều dạng thức con nên mở rộng tầm nhìn. Một cô con gái đẹp hiền lành, nết na, thông minh có học thức và biết chăm sóc gia đình là một hủ vàng biết đi. Con có hiểu không?
10 Tháng Ba 2012(Xem: 9155)
Còn như mà chị vẫn cứ ngoan cố ỷ có nhiều bạn gái đông đảo tính chuyện lấy thịt đè người thì mai này gặp lại tui sẽ kêu chị là... Bà Bùi Lợi ! Tui hết sợ con gái rồi.Ha Ha Ha...
06 Tháng Ba 2012(Xem: 9336)
CÁC BẠN TRƯỜNG TIỂU HỌC BIÊN HÒA ƠI! CÓ THẤY MÌNH TRONG ÃNH KHÔNG? XIN ĐƯA TAY LÊN.
06 Tháng Ba 2012(Xem: 29411)
Mày còn nhớ không hả Dũng? Những cái vụn vặt của cả một thời tuổi nhỏ đáng yêu ấy đã theo chiếc xe ngựa lẫn tiếng còi mà đi xa rồi, còn chăng là tiếng thở dài tiếc nhớ trong đêm nay.
05 Tháng Ba 2012(Xem: 10717)
Tuy nhiên, nếu vợ đẹp thì khen đẹp, nếu quần áo đẹp thì khen quần áo, nếu ngoại hình không đẹp thì khen công dung ngôn hạnh... miễn sao phải chân thật. Khen bừa lỡ thành mỉa mai, thì sẽ tác dụng ngược đấy!
04 Tháng Ba 2012(Xem: 9654)
Họ làm tất cả những chuyện đó với cái lòng thành thật thánh thiện của một người phụ nữ thân thương trìu mến như là em là chị là mẹ của bạn. Và lúc nào ngày nào cũng đều như thế
04 Tháng Ba 2012(Xem: 63024)
Tôi dắt em về thuở ấu xưa Vùng trời êm mát bóng xanh dừa Có lời ru nhẹ trong hơi gió Kẽo kẹt trưa hè nhịp võng đưa.
03 Tháng Ba 2012(Xem: 29608)
Nhờ danh thơm, tiếng tốt của Ông Đốc Vỉnh, như hương bưởi Biên Hòa, không cần quảng cáo, đã bay xa tận đến Kông-Pông-Rô, Svây-Riêng, Campuchia, mà chúng tôi nên vợ, nên chồng.
03 Tháng Ba 2012(Xem: 92260)
Tìm lại kỷ niệm xưa Để ươm giữ lời ru TÌNH BẠN Để đắp bồi 2 chữ TÌNH THÂN Dù cho vật đổi sao dời Tình tôi với bạn vẫn hoài keo sơn.
02 Tháng Ba 2012(Xem: 62898)
Ban mai ngồi khuấy cà phê Lanh canh muôn hướng vọng về thế gian Bom rơi đạn nổ từng tràng Trời cao hun hút chiếc than hòa bình
02 Tháng Ba 2012(Xem: 9421)
Lúc này tui thật là nghẹn. Nghẹn như chơi ba bốn cái Donut vô họng một lượt. Vài câu xã giao thôi mà tui cũng rất khó khăn mở miệng. Trời ơi, sao em thay đổi dữ vậy? Em cho tui số phone và hẹn gặp sau.
02 Tháng Ba 2012(Xem: 18465)
Hãy chọn cho mình một bộ đồ thật thoải mái và một căn phòng thoáng khí trước khi lên giường ! Mà trước khi đi ngủ, đừng xem những bộ phim ma hay kiếm hiệp gây ảnh hưởng tinh thần. Ngay cả việc ngồi liên tục với máy tính trước khi lên giường cũng khiến dễ dàng bị bóng đè.
01 Tháng Ba 2012(Xem: 8421)
Ý chèng ơi Hổng được đâu Cái mặt ngầu Tui ớn lạnh Ngồi bên cạnh Rục rịch hoài
01 Tháng Ba 2012(Xem: 25988)
Cầu chúc cho Hắn và gia đình thành đạt trong việc kinh doanh để Hắn có nhiều cơ hội về lại quê hương, để bạn bè có nhiều dịp hội ngộ trên mảnh đất địa linh nhân kiệt núi Bửu sông Đồng. Để trang mạng aihuubienhoa có thêm nhiều bài viết mới, để Café Cầu Mát luôn mãi đông vui….
01 Tháng Ba 2012(Xem: 27716)
Thôi, bà hiểu ra rồi! Cám ơn BỒ TÁT của bà! Mong có kiếp lai sinh, bà hẹn ông sẽ tái duyên lần nữa! để bà lại có dịp hành xử Hạnh Bồ Tát của bà. Mong lắm thay !!!
27 Tháng Hai 2012(Xem: 8737)
Oản tù tì ,trò chơi con trẻ, Ta thách đố đời ! đời " BÚA" -ta thua ! Lại thách tình !"KÉO" tình xé tim ta rách toạc... Tim nhỏ máu ...cạn dần tâm tình ái.
26 Tháng Hai 2012(Xem: 8800)
Những lời ngươi vừa nói hoàn toàn đúng , bằng sáng chế của ta thật có nhiều sai sót , nhưng nếu tính trên phương diện kinh tế thì hiệu quả lại rất cao ... Có gần 98% đàn ông trên thế giới xài ... sản phẩm do ta chế tạo
26 Tháng Hai 2012(Xem: 26048)
Bài viết nầy tôi xin mạn phép đi sâu về phần gặp gở bạn bè, nhất là đàn em tuyển thủ Đinh công Hoàng.Về phần đề cập góc cạnh của hướng đạo sinh, có thể sẽ có bài đóng góp của các bạn Diệp Hoàng Mai, Bùi thị Lợi...Hy vọng bài viết nầy là phần kết nối với bạn bè phương xa. Trân quý.
25 Tháng Hai 2012(Xem: 25758)
Hôm trước nghe cô cháu ngoại của bác Tám tường trình rằng tiền quỷ của Hội đồng hương Biên Hòa còn có bảy tám ngàn chi đó làm tui ngẫm nghĩ sao mà ít vậy? Mấy trăm đồng hương mỗi người chỉ một trăm thì sẽ có ba trăm ngàn ngay phải không.
23 Tháng Hai 2012(Xem: 16065)
Giây phút ngọt ngào của các chính trị gia Có thể họ là những nhà lãnh đạo cực kỳ nghiêm nghị trên chính trường nhưng khi ở bên người bạn đời của mình, họ lại trở nên rất ngọt ngào.
23 Tháng Hai 2012(Xem: 8561)
Gửi các bô lão ham vui .... Nhân có một bài thơ, cảm thấy cũng vui vui. Mà hể mỗi lần có cái gì vui, lại nhớ tới mấy cụ, cho nên bèn gửi tiếp, mong “quí cụ” đọc rồi quên, hay bắt chước càng tốt ! ...
23 Tháng Hai 2012(Xem: 9560)
Ví mà tôi đổi thời gian được, Đổi cả thiên thu "thằng Đực" nầy. để mãi mãi Đực còn hồn nhiên với thời thơ ấu, bên cầu Ông chánh, trên bến sông Đồng Nai, của xứ bưởi Biên Hòa, với địa linh nhân kiệt
21 Tháng Hai 2012(Xem: 114554)
Vài hàng em viết tếu chơi Chàng Trung, Nam, Bắc đều thời ...dễ thương Mình cùng tiếng nói quê hương Cùng chung nguồn cội, chung đường Việt Nam
21 Tháng Hai 2012(Xem: 26022)
Đối với nhiều người khác đó là điều đáng mừng-nhưng với bà-đó là NỖI ĐAU thấu tâm can. Ngôi trường thân yêu,đã in sâu vào tâm trí bà trong nhiều chục năm qua,sẽ bị xóa hết dấu tích,sẽ thay đổi hoàn toàn...
21 Tháng Hai 2012(Xem: 7606)
Mấy lần tình lở,mấy lần yêu, tạo hóa ,không gian có mấy chiều Một phút đam mê sầu muôn kiếp hao gầy năm ngón dấu làn môi
20 Tháng Hai 2012(Xem: 26988)
Riêng tôi, cảm nhận sự vô thường trong nhân thế, cảm nhận cuộc đời sắc sắc không không. Thắp 3 nén hương cho ấm mộ bạn mình cũng ấm thêm tình bằng hữu. Mượn mấy câu thơ của Tôn Nử Hỷ Khương kết thúc bài viết nầy tặng bạn bè tôi
19 Tháng Hai 2012(Xem: 7714)
Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa, Duyên em dính dáng tự ngàn xưa. Chành ra ba góc da còn thiếu, Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa.
15 Tháng Hai 2012(Xem: 7740)
Quá khứ đã qua, thời gian cũng không thể quay ngược trở lại, ngoài việc ghi nhớ lấy những bài học kinh nghiệm, còn lại không cần thiết để cho lòng phải vướng bận thêm. Sẵn sàng quên đi là một cách cân bằng tâm lý, cần phải chân thành và thản nhiên đối mặt với cuộc sống.