1:30 SA
Thứ Sáu
26
Tháng Tư
2024

Đong đưa ngày tháng - Lê thị Hoài Niệm

18 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 21330)

Đong đưa ngày tháng

 Buổi sáng ông dậy thật sớm, theo thói quen nấu một ấm nước sôi, pha bình trà nóng. Trong khi chờ đợi, ông làm một ít động tác thể dục cho xương cốt khỏi cứng đơ, đó là một bài tập tai-chi, mà người bạn đã dạy lại cho ông từ bữa đến nhà chơi năm trước. Rồi ông mở cửa ra vườn sau, trên những lá cây non còn đọng những hạt sương lóng lánh, không khí mát dịu hòa cùng mùi thơm của hoa lài, hoa ngọc lan, hoa nguyệt quế, hoa hồng v.v..., hàng chục thứ hoa trong vườn quyện vào nhau làm ông choáng ngợp trong thích thú, sảng khoái vô cùng.

 Hai vợ chồng con chim cu đất đang nằm ấp trứng trên chậu cây, đưa ánh mắt đen lay láy và vô cùng thân thiện nhìn ông, ông nhè nhẹ đưa tay vuốt đuôi con chim cu trống. Con chim mập ú, no tròn, thường ngày vẫn lấy thức ăn ông để trên cái máng nuôi chim đặt ở mảnh đất vườn sau. Hôm nay, nó vẫn nằm im không bay đi, chắc là con chim con sắp sửa ra ràng, nên hai “vợ chồng chim” phải canh gác thật cẩn thận làm ông thêm vui thú trong lòng.

 Đúng là “đất lành chim đậu!”. Cặp vợ chồng chim này hằng năm vào đầu mùa Xuân, vẫn tìm đến nhà ông để làm công việc truyền giống, cùng một thời gian, cùng một chậu hoa chưa bao giờ ông thay đổi chỗ, chúng đẻ rồi ấp mỗi lần chỉ có hai trứng chim, và luôn nở trọn được hai con chim con, đến khi chúng đủ lông đủ cánh bay đi được là vợ chồng, con cái cùng dắt dìu nhau bay đi mất biệt, muốn gặp lại chúng phải chờ mùa xuân năm tới.

 Cầm vòi nước tưới đều cho những chậu cây trong vườn, là lúc tiếng chuông cửa reo vang, ông chạy vội vào nhà và đến mở chốt cửa trước, người mẹ bồng đứa con nhỏ trên tay, tay kia khệ nệ xách cái giỏ, trong đựng nào tã, nào sữa lảng cảng, lỉnh kỉnh, ông vội mở toang cánh cửa và đưa tay xách hộ cái giỏ cho người mẹ trẻ, bà vợ ông từ trong bếp chạy ra bồng đứa bé đặt vào cái giường ba-by để sẵn nơi phòng khách, người mẹ trẻ dặn ba điều bốn chuyện gì đó rồi vội vã ra xe, tiếng xe chưa rời thì đã có tiếng chuông reng, ông đi ra mở cửa, thằng bé cỡ hai tuổi cứ níu lấy áo mẹ, giùng giằng chẳng chịu bước vào nhà khiến cho ông phải giữ hoài cánh cửa, người mẹ năn nỉ hồi lâu thằng bé mới chịu líu ríu cầm tay ông để bước vô nhà, nhưng vẫn ngoái cổ nhìn xem mẹ đã đi chưa.

 Cầm tay đứa bé mà ông chạnh lòng. Ông bà ngày xưa thường hay nói: “Bảy mươi chưa què đừng khoe rằng lành”. Nào ai biết được mẹ của đứa bé này bây giờ phải lâm vào cảnh “single mom”. Một mình mang vào người đứa con có cha mà cũng như không. Ngày trước, mẹ của bé là con nhà “danh giá”, lập gia đình với một người Mỹ bản xứ, thuộc loại “đẹp trai, con nhà giàu, học giỏi”. Nhiều người trẻ ước mơ, lắm kẻ đem con mình ra so sánh, người nào cũng trầm trồ khen ngợi sao mà tốt phước! Vì là con nhà triệu phú, nên anh ta dù có bằng cấp Luật sư, vẫn không thích đi làm. Nhưng họ vẫn vui vẻ, hạnh phúc trong một thời gian. Khi cô vợ sinh cho chàng ta hai đứa con có trai có gái, hạnh phúc từ từ rời xa họ, để đến một ngày dắt nhau ra toà án ký giấy chia tay. Đời buồn không dừng lại nơi đó, chuyện con cái như chiếc dây thòng lọng làm khổ đời cô, ban đầu cô được giữ con, người chồng cuối tuần đến đón. Nhưng với tiền rừng bạc bể, chàng ta cứ đem sự việc ra toà kiện cáo đòi bắt con. Theo kiện hoài có bao nhiêu tiền cũng cạn, cô buông xuôi cho người chồng nuôi con, thế cũng xong! Trong nỗi cô đơn của người mẹ trẻ, cô có người bạn trai mới đến an ủi, chăm nom, và rồi đứa bé này ra đời và cô nhất quyết giữ lấy cháu bé, không cho người cha thừa nhận con? sợ nếu có chuyện gì không may nữa xảy ra, con mình lại vuột khỏi tầm tay mình lần nữa. Cô quyết một mình nuôi con.

 Mấy lần mở cửa, mấy lần đóng, nhà ông bây giờ là một “vườn trẻ tình thương”. Vì trong đám con nít loi choi lóc chóc kia, có cả hai đứa cháu nội- ngoại của ông nữa, cha mẹ chúng cũng đem giao chúng cho ông bà coi dùm để tiện việc đi làm, lắm lúc chúng còn than vãn mới có một đứa con mà bận quá… “lo không nổi”! Nghĩ đến ba chữ đó ông thắt ruột và càng thương vợ vô cùng.

 Những ngày xa xưa đó, ông đi lính trận miền xa, bà ở nhà cũng phải đi làm, mà một nách bầy con dại, cũng nuôi nấng đàng hoàng, tại vì mỗi lần ông về phép là một mầm sống tượng hình, để đến ngày tàn cuộc, đứa bé nhất mới tròn hai tháng tuổi. Những ngày dài nối tiếp là chuỗi dài khốn đốn cho người vợ trẻ của ông, thân ông tù tội cực khổ, đói rét đã đành, bà ở nhà còn phải chịu trăm cay, ngàn đắng, một mình tất tả ngược xuôi, vừa lo lắng nuôi con, vừa lo bới xách thăm nuôi chồng tù tội. Đến khi sang tận bên này, cũng đi cày mút chỉ, mà vẫn không sót trách nhiệm với con, giờ đứa nào cũng có gia đình, có công việc ổn định, vậy mà nuôi có mỗi đứa con cũng… than trời! Nói nào ngay, từ khi đặt chân lên xứ sở này, vợ ông, người đàn bà cũng một thời áo dài, giày gót nhọn ngồi trước bàn máy đánh chữ như ai, nay xin đi làm hãng điện tử được một thời gian, bỗng chốc trở thành chị vú em chuyên nghiệp sau chỉ có một ngày huấn luyện để lấy licence!

 Và ông, từ lúc quyết định retire non, là đường tương lai đã đi vào ngõ cụt (?) Nhiều lúc ông tự hỏi đã quyết định đúng hay sai? Ngày ngày, công việc bắt đầu từ buổi sáng vẫn là giúp bà lo cho bọn con nít lóc nhóc đủ cỡ tuổi, từ việc thay tã, làm bình sữa, giúp cho em bé bú, rồi đổ rác, phụ nấu cơm, có khi chạy ra chợ mua dùm bà bó rau, miếng đậu hũ, hay dĩa bánh bèo, ông thấy mình cũng được việc ớn, đâu phải kẻ vô công rỗi nghề, lại có thêm được nghề mới, nghề nào chẳng là nghề, miễn do sức lao động của mình làm ra, đâu phải ăn bám xã hội.

“Sáng chủ nhật rồi anh đi lính không tới nhà thăm em, chắc là em mong lắm phải không khi vắng bóng người yêu? Rồi đây những ngày anh vắng bóng em có còn đi nữa không? Đường đông, nhưng mà anh đâu có để mà em khoe áo hồng?”

Vừa đẩy cái máy cắt cỏ với những tiếng nổ rầm rầm, vậy mà miệng ông vẫn còn hơi để lẩm nhẩm mấy lời ca ông ưa thích thuở nào. Ôi! Thời gian cứ y như “bóng câu qua cửa sổ”. Mới ngày nào cũng sáng chủ nhật đẹp trời, ông oai vệ hiên ngang trong bộ quân phục quân trường, lạng lên lạng xuống qua con ngõ nhà ai, rồi sau đó nhận sự vụ lệnh ra đơn vị chiến đấu, anh dũng oai hùng đánh giặc bao nhiêu năm, để rồi…

 Hôm nay đây cũng là một sáng chủ nhật trời trong và gió mát, nhưng chẳng thấy em nào “mong lắm” cả, ngoại trừ cái máy cắt cỏ và đám cỏ mọc lởm chởm ở sân trước, sân sau. Ông nhớ lại lời ông bà xưa: “Trời sinh voi, sinh cỏ”! nhưng nghiệm lại ở xứ này coi mòi trật lất, voi thì được nuôi nấng kỹ càng trong sở thú có cặp có đôi, lâu lâu sinh được chú voi con, bàn dân thiên hạ mừng rỡ như bắt được… voi. Rồi đem chiếu lên truyền hình cho toàn thể dân chúng mừng ké. Voi được o bế như thế nên cỏ cho voi ăn chưa hẳn do trời sinh (?). Đi khắp xứ sở này, thấy chỗ nào cũng cỏ mọc xanh rì, phẳng lỳ như tấm nhung tơ, nhưng chẳng phải do trời sinh sao có vậy đâu à. Muốn cỏ đẹp phải mua đúng loại cỏ về trồng, rồi sáng sáng, chiều chiều phải tưới nước đều đều, rồi phải mua phân về bỏ xuống, rồi phải chổng mông lật cỏ dại, để rồi cuối tuần phải… cắt! Nhà ai loạng quạng không chịu “tết-ke”, để cỏ hơi cao lùm xùm một chút, là cứ y như rằng có giấy gửi tới nhà… cảnh cáo, lần sau bị phạt.

 Nói gì thì nói chứ cắt cỏ, quét lá cũng là một nghề nữa của ông. Trong nhà cũng có thằng con trai, nhưng không hiểu tự bao giờ, nó thẩm nhập câu tục ngữ: “Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng!”, mà vì nó không có cô chú bác gì ở đây, nên có bao nhiêu công sức nó đều dồn vào nhà bạn gái nó. Nghe đâu đám cỏ nhà người, nó cắt láng coóng mỗi tuần, còn ở nhà ông thì hầu như nó… hổng thấy bao giờ. Bà vợ ông có khiếu nại thì nó xách xe dông tuốt. Rõ ràng “con hơn cha là nhà… tróc nóc!” Nhưng biết sao bây giờ?

 Hôm nay chủ nhật, nhà ông yên tĩnh lạ thường, vì không có vườn trẻ tình thương. Sau khi cắt cỏ dọn dẹp cũng đã gần trưa, lại chuẩn bị đưa bà vợ đi chùa. Đi nhà Chùa hay nhà Chúa đều giúp cho phần tâm linh con người được “bình yên, tĩnh lặng”. Ở xứ sở này, sau thời gian vật lộn với công việc để mưu sinh lúc ban đầu, làm bất cứ việc gì để nuôi con và nuôi cả gia đình bên kia bờ biển lớn, giờ người nào hầu như cũng ổn định cuộc sống, đã có “cơ ngơi” nên thì giờ rảnh rỗi bèn quay về đấng tối cao của tôn giáo mình, cố làm những việc tốt, để sau khi nhắm mắt xuôi tay sẽ được về nơi mình mong muốn. Nên nhà Chùa hay nhà Chúa đều được xây dựng rất khang trang, to lớn, đẹp đẽ vô cùng, và những buổi gây quĩ xây Chùa, xây nhà Thờ, làm việc thiện diễn ra tới tấp, nhưng vẫn đông người tham dự. Ôi tình người quí hoá thay! Nhưng chuyện muốn mà có được hay không còn là chuyện khác. Cứ lo làm việc thiện, ăn hiền ở lành chắc rồi cũng sẽ có chỗ tốt? 

Đi chùa xong lại thong dong đi chợ.

 Thành phố Houston lúc sau này đông vui đáo để. Người ta xây dựng lên cả một khu thương mại hoàn toàn nói tiếng Việt nam vì bảng tên hiệu đều viết chữ Việt. Chỉ cần lái xe lên xuống hai vòng, hai bên đường đều có những cơ sở thương mại cần đến. Này nhé: đói bụng thì vào tiệm phở, tiệm cơm tấm, tiệm hủ tiếu hay bún bò, rồi vào quán nước, quán cà phê, nghe nhạc. Nghe thấy bài nào ưng ý, chui ngay vào tiệm nhạc để mua tí nữa đem về. Sẵn có nhiều sách báo, có báo biếu, báo mua tùy ý, trong khi chờ bà vô chợ, ông ngồi xem báo đỡ mất thì giờ. Ăn xong lỡ có đau bụng, hay lên cơn suyễn, thì phòng mạch bác sĩ cứ … walk-in, bác sĩ cho toa qua tiệm thuốc sát bên là có thuốc, thuốc tây có ngại thì thuốc ta cũng không phải đi xa. Vô tiệm ăn “all you can eat”, ăn thả dàn lỡ bị xương gà làm trúng mẻ răng, có phòng nha sĩ sát bên cũng tiện. Ngồi lâu đau lưng quá thì vô tiệm đấm bóp cho đỡ đau. Chiều chiều buồn tình vô quán nhậu, lỡ có nhậu xỉn xô xát với nhau, cũng có trạm cảnh sát, sát bên ra phân xử. Nếu lái xe chí tử, đụng cái rầm mà xác còn, hồn đi, thì cũng có nhà quàn bên cạnh sẽ rước về sau khi đưa người đi giảo nghiệm ở nhà thương. Đến giai đoạn này thì khỏi phải bon chen chi cho mệt, cứ vô chùa nằm im trong bình đất mà nghe tụng niệm để hồn siêu thoát lên chốn thiên thai, nhưng có nhiều người lại bảo “về dưới” vui hơn lên trên đó (?)

 Nói chung, nơi ông ở không thiếu một dịch vụ nào trong đời sống hằng ngày mà người sử dụng phải cần tiếng nói của người bản xứ, nên nhiều người mới đến đây vẫn sống phây phây, đâu cần học chữ của nước người (?).

 Đong đưa ngày tháng như ông kể ra cũng quá lý tưởng. Nhưng trong ông vẫn vương vấn nỗi buồn. Vẫn mơ một ngày được trở lại quê xưa, sống lại thời trai trẻ, được “tự do” phát biểu tư tưởng chẳng chút ngại ngần, được thấy mọi người đều bình đẳng với nhau, cũng có cơm no áo ấm, nhà cửa đàng hoàng không phải lang thang đầu đường xó chợ, và càng không phải bực mình vì những chuyện gai mắt, trái tai… mà hễ mở miệng ra là mắc quai, bị bắt nhốt vô tù nhai... ngày tháng! Tất cả quá xa vời, dù ông vẫn tích cực tham gia vào những buổi sinh hoạt cộng đồng… Không biết những ngày ông còn tại thế, có đạt được điều ước mơ???

Lê thị Hoài Niệm

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Mười 2023(Xem: 589)
“Kỷ niệm 72 năm thành lập Trường Bộ Binh Thủ Đức” để những người lính già xa quê hương được gặp nhau trong tình chiến hữu đã đến trong chiến trường, cho đến lúc xa quê hương.
22 Tháng Bảy 2023(Xem: 3369)
. Rồi sau mấy thập niên xa cách, họ lại gặp nhau trên xứ người chưa đầy 100 người. Tuy không bao nhiêu, nhưng thật trân quý vô cùng
03 Tháng Tư 2023(Xem: 3088)
THỦ ĐỨC GỌI TA VỀ, KIÊN QUYẾT RỦ NHAU VỀ NGÀY ĐẠI HỘI KHÓA 5/72 SVSQ TB THỦ ĐỨC
17 Tháng Giêng 2023(Xem: 1485)
Mới ngày nào trong thời chinh chiến, các cựu SVSQ Trừ Bị Thủ Đức đón Xuân tại quê nhà. Thuở đó, họ là những sinh viên son trẻ với mái đầu xanh nhiều mơ mộng
23 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 1901)
Tại nhà hàng Paracel Seafood.Sự hiện diện của Quý Chiến Hữu, Quý Huynh Đệ Đồng môn là niềm hảnh diện cho chúng tôi.
12 Tháng Tư 2022(Xem: 2718)
Mong quý huynh trưởng và gia đình cùng nhau về gặp mặt đậm tình đồng đội, chiến hữu. Quý huynh Trưởng có thể liên lạc và ghi danh qua các huynh trưởng đại diện đại đội của mình
05 Tháng Năm 2020(Xem: 5051)
Việt Nam , máu xương Tiền Nhân,thấm trong tình yêu,chết trong can trường.
22 Tháng Giêng 2020(Xem: 6345)
Hội Ái Hữu Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa Nam California đã tổ chức tiệc tất niên mừng Xuân Canh Tý,
25 Tháng Sáu 2019(Xem: 7872)
“Xin tạ lỗi với đồng bào miền Nam và quê hương tổ quốc, cựu SVSQ Khóa 5/72 còn một nửa đoạn đường chiến binh chưa hoàn tất,” Nguyễn Hữu Hạnh ngậm ngùi chia sẻ.
23 Tháng Sáu 2019(Xem: 13758)
hãy cười lên đi và cùng tự hào chúng ta là người lính đã có MÔT THỜI KHĂN HỒNG không thể nào quên
21 Tháng Năm 2019(Xem: 5634)
Chúng con hãnh diện là con của cha mẹ tỵ nạn. Chúng con hãnh diện là cháu của người cựu chiến binh
08 Tháng Năm 2019(Xem: 7174)
Có Một Thời Nhân Chứng, Khung Trời Đại Học,Quân Trường đổ mồ hôi, Về miền Chiến Dịch… một cuộc chiến với máu và nước mắt
02 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 8427)
Kính mời quý đồng hương Biên Hòa và thân hữu cùng đến tham dự buổi tuyển thệ của đồng hương Tài Đỗ
02 Tháng Mười Một 2018(Xem: 6809)
“Ơn Tử Sĩ – Nghĩa Thương Binh – Tình Đồng Đội,” nói lên đầy đủ nghĩa, tình của các cựu SVSQ đối với các đồng môn đã vị quốc vong thân
04 Tháng Mười 2018(Xem: 6113)
Cộng đồng người Việt tỵ nạn nói chung và CĐNVTD Úc Châu nói riêng, trong suốt bao năm qua, đã kiên trì và mạnh mẽ đấu tranh đòi tự do, dân chủ
01 Tháng Mười 2018(Xem: 7596)
Nếu chúng ta không viết, Lê Lạc Giao không viết thì ai sẽ là người viết nên những sự kiện này.
26 Tháng Chín 2018(Xem: 6512)
Tôi muốn gọi nó là sách mà không là tiểu thuyết, truyện dài vì tác phẩm tuy có hư cấu, các nhân vật là giới sinh viên trong các phân khoa Đại Học miền Nam nhưng dựa hoàn toàn vào một bối cảnh có thực
25 Tháng Chín 2018(Xem: 10005)
Hôm nay, Thống Đốc Brown đã ký ban hành Đạo Luật SB 895, Uỷ Ban Soạn Thảo Giảng Dạy -IQC sẽ có đến ngày 31, Tháng Mười Hai, 2022
08 Tháng Chín 2018(Xem: 6499)
Kính mời quý đồng hương và thân hữu đến tham dự vào chiều chủ nhựt 16 tháng 9 năm 2018
22 Tháng Bảy 2018(Xem: 6783)
Cám ơn HT Trần Quang Sanh khóa 5/72 Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức đã thực hiện video yểm trợ bạn đồng khóa với thinh thần " ĐƯỜNG CÒN DÀI NHƯNG CHÂN CỨNG ĐÁ MỀM"
19 Tháng Bảy 2018(Xem: 9491)
Vừa là con rồng cháu tiên vừa là hậu duệ chúng cháu những hậu duệ có bổn phận phải tiếp nối con đường bảo vệ giang sơn tổ quốc Việt Nam.
23 Tháng Sáu 2018(Xem: 8801)
Những tình bạn này đều quý trong cuộc đời của mình, nhưng tình bạn trong quân trường thì sẽ được gắn bó nhau hơn suốt cả đời
26 Tháng Hai 2018(Xem: 6687)
Cô Việt Hương là phụ nữ mang nguồn gốc Việt đầu tiên vào Quốc Hội và là một người trẻ hãnh diện với hai nguồn gốc Úc Việt
26 Tháng Hai 2018(Xem: 6498)
Đối với người Việt Nam, sự biết ơn không phải là một sự lựa chọn, nó là một nghĩa vụ trong cuộc sống”