Món nợ máu và một lời xin lỗi - Tạp ghi Huy Phương
28 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 7365)
Món nợ máu và một lời xin lỗi
Tạp ghi Huy Phương
Xin nói rõ món nợ máu này là cái chết của ba giáo sư y khoa và một phụ nữ Đức đã bị Việt Cộng khi vào Huế trong ngày Mồng Hai Tết Mậu Thân, bắt họ đi từ cư xá giáo sư viện Đại Học Huế, bắn vào đầu họ và chôn vùi trong vườn chùa Tường Vân, gần khu Nam Giao. Những người bị giết là Giáo Sư Gunther Krainick và phu nhân, Giáo Sư Raymund Discher, Bác Sĩ Alterkoster, là những vị đã đóng góp công sứ và tâm trí cho việc xây dựng Đại Học Y Khoa Huế...chấp nhận xa gia đình, đất nước để đem kiến thức và nguyện ước của mình để khai hóa văn minh cho một xứ sở kém mở mang, đang có chiến tranh khốc liệt.
Theo lời kể của một nhân chứng, thời gian Tết Mậu Thân, là cựu Sinh Viên Y Khoa Huế, Bác Sĩ Tôn Thất Sang, hiện sinh sống tại thành phố Sacramento, thì vào tháng 4, 1968, tại một bờ hào tre, cách sân chùa Tường Vân khoảng 200 mét, người ta tìm thấy “trong chiếc hố nhỏ, bề dài khoảng 3m, bề ngang khoảng 1m và bề cao khoảng 1m, bốn người ngoại quốc, ba đàn ông và một phụ nữ Đức bị trói thúc ké, hai tay bị bẻ quặt ra sau lưng, bị siết chặt bằng dây điện thoại truyền tin. Khuôn mặt họ đều bị biến dạng. Thái dương trái là lỗ đạn vào, thái dương phải là lỗ đạn ra, nên bị phá ra toang hoác; mắt lồi hẳn ra ngoài!
Tiến Sĩ Uwe Siemon-Netto (trái) và Ký Giả Huy Phương trong một buổi phỏng vấn truyền hình. (Hình: Huy Phương cung cấp)
Đường đi của viên đạn do chính kẻ luôn luôn rêu rao lấy lượng khoang hồng và nhân đạo làm nền tảng để xử thế, đã làm méo mó, biến dạng những khuôn mặt hiền hòa của các vị thầy chúng ta.”
Sau đó linh cữu của bốn vị này được quàn tại Tòa Viện Trưởng Viện Đại Học Huế và sáng hôm sau, được phi cơ mang vào Sài Gòn, phi trường Tân Sơn Nhất. Nơi đây, phái đoàn Đại Học Y Khoa Huế, và Đại Học Y Khoa Sài Gòn chờ đón với vòng hoa phân ưu và biểu ngữ lên án Cộng Sản Bắc Việt đã ra tay thảm sát những người làm công việc y tế, chỉ biết phụng sự khoa học, phụng sự nhân loại. Linh cữu của bốn vị được đưa ra phi cơ về Đức vào ngày 13 tháng 4, 1968 trên chiếc xe có bốn ngựa kéo, theo sau là 250 sinh viên Y Khoa Huế và Sài Gòn, đội đưa tang và đội quân danh dự của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Sinh viên cầm biểu ngữ nói lên lòng biết ơn công lao của quí vị.
Sau đó tại sân Đại Học Y khoa Huế, một bia tưởng niệm các GS, BS Krainick, Raymund Disher và ALois Altekoester...đã được xây lên để ghi ơn quý vị bác sĩ, giáo sư y khoa đã góp công xây dựng, đào tạo những bác sĩ tài năng và đã hy sinh đời mình cho lý tưởng phụng sự ngành y trên quê hương Việt Nam.
Năm 1975, sau khi Việt Cộng chiếm Huế, cũng như số phận bức tượng Tiếc Thương của Nguyễn Thanh Thu ở Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, họ đã đập bỏ bia tưởng niệm này, đem vất xuống hồ rau muống nằm giữa trường Y Khoa Huế và trường Cán Sự Điều Dưỡng.
Vậy mà CSVN và quê hương của các giáo sư y khoa người Đức bị giết năm Mậu Thân đã thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 23 tháng 9, 1975, đến nay, “quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển tích cực, sâu rộng, hiệu quả và toàn diện.”
Đại diện cho kẻ ác, sát thủ bốn công dân người Đức vào Tết Mậu Thân, các giới chức CSVN đã từng đến Đức để cúi mình xin viện trợ và xin khai hóa là Thủ Tướng Võ Văn Kiệt (1993); Chủ Tịch Quốc Hội Nông Đức Mạnh (1993); Thủ Tướng Phan Văn Khải (2001); Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh (2004); Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng (2008). Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Gia Khiêm (2010), và hai nước đã ký một số hiệp định tạo cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa.
Nước Đức văn minh, quên hận thù, là một trong những nước viện trợ nhiều và thường xuyên ODA cho Việt Nam. Từ năm 1990 đến nay, Đức đã cung cấp trên 1 tỉ Euro cho các dự án ODA tại Việt Nam. Chính phủ Đức một mặt vẫn duy trì các khoản viện trợ truyền thống, mặt khác mở ra một trương mục vay vốn mới là vốn vay phát triển. Đức cam kết cung cấp 283.8 triệu Euro ODA cho Việt Nam trong năm 2011-2012, trong đó 257.5 triệu Euro vay ưu đãi và 26.3 triệu Euro viện trợ không hoàn lại.
Tiến Sĩ Uwe Siemon-Netto, người Đức, là một phóng viên chiến trường Việt Nam, từ năm 1965 - 1969 tác gỉa bài viết “The Wrong Side Won” (Phe Tà Đã Thắng), ông đã chứng kiến tội ác của Cộng Sản trong vụ thảm sát Mậu Thân, trong đó có một số đồng bào quen biết của ông là ba bác sĩ người Đức và một bà vợ đã bị giết.
Trong một cuộc phỏng vấn của chúng tôi trên đài truyền hình SBTN, ông Uwe Siemon-Netto đã nhiều lần lặp đi lặp lại, là từ khi cấp chính quyền Cộng Sản Việt Nam tái lập bang giao với đất nước của ông, ông chưa nghe được một lời xin lỗi nào của thành phần chóp bu này về cái hành động cố ý giết chết ba vị giáo sư, bác sĩ và một người phụ nữ Đức vào năm 1968, trong khi trong tay người này không có vũ khí, không chống lại họ và đang làm nhiệm vụ khai hóa cho một đất nước, đào tạo nhiều bác sĩ mà hiện nay có người đang lo chăm sóc sức khỏe cho những người dân dưới chế độ này.
Ở Việt Nam hiện nay có một chuyện rất nhỏ là chuyện một phụ nữ sinh sống ở Mỹ được báo chí gọi là “kiều nữ Hải Dương” bị báo chí Việt Nam làm tin giật gân vu oan là đã cưỡng dâm nhiều tài xế taxi. Bà đã nói: “Tôi nghĩ cứ để tòa án phân xử đúng, sai, lỗi tới đâu thì pháp luật xử lý tới đó. Tôi cũng không muốn làm khó ai, tôi cần một lời xin lỗi, mọi chuyện còn lại để pháp luật giải quyết.” Cuối cùng tòa án xử bà Phạm Thị Thanh Ngọc thua cuộc và “một lời xin lỗi” thì chẳng bao giờ có trong xã hội Cộng Sản hôm nay.
Ngay tại đám tang đang diễn ra ở Sài Gòn vào Tháng Tư của tù nhân lương tâm Đinh Đăng Định, gia đình của ông nói chính quyền nợ ông “một lời xin lỗi” vì ông vô tội, chứ không phải có tội mà được “đặc xá!”
Đối với chuyện lớn, đảng Cộng Sản chưa biết mở miệng, làm sao những chuyện nhỏ được họ để mắt đến.
Trên thế giới đã có nhiều lời xin lỗi.
Thủ Tướng Tomiichi Murayama, năm 1995, đã nói lên lời xin lỗi của nước Nhật về những đau khổ mà quân đội Nhật đã gây ra cho các dân tộc Châu Á. Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe ngày 14 Tháng Ba cho biết ông buồn phiền trước nỗi đau mà các “phụ nữ giải sầu” cho quân đội Nhật phải chịu đựng trong thời chiến, và cam đoan rằng nước Nhật không hề có ý định giảm nhẹ lời xin lỗi.
Tổng Thống Nga Vladimir Putin ngỏ lời xin lỗi Ba Lan trong vụ thảm sát Katyn (1940), và cho chiếu vào giờ cao điểm trên đài truyền hình Nga phim của Wajda về lời tuyên bố này.
Ngày 23 Tháng Ba, cựu giám đốc Cơ Quan An Ninh Quốc Gia Mỹ (NSA) giai đoạn 1999-2005, Tướng Michael Hayden, lên tiếng xin lỗi người dân Đức vì những hậu quả liên quan vụ nghe lén của cơ quan này.
Thủ tướng Đức Willy Brandt, năm 1970, trong một cử chỉ bất ngờ, gây xúc động mạnh, quỳ gối, chân thành, trước đài tưởng niệm ở khu Do Thái tại Warsaw, Ba Lan, thì người Đức đã được đón tiếp nồng ấm trở lại ở Đông Âu. Khi xây dựng ở trung tâm Berlin một đài tưởng niệm nạn nhân vụ diệt chủng người Do Thái thời Đức Quốc Xã, thì nước Đức đã không tự hạ mình chút nào mà còn được thế giới khen ngợi!
Không biết xin lỗi là đặc tính của một đứa trẻ cứng đầu, vô giáo dục và đối với một người trưởng thành là thái độ vô liêm sỉ. Vô liêm sỉ hơn nữa là họ ngửa bàn tay nhuốm máu đã giết người để xin xỏ, nhận quà từ thân nhân của người mình đã giết.
Là người Đức, một dân tộc văn minh, ông Siemon-Netto than phiền rằng CSVN nhận viện trợ từ chính phủ ông mà không hề biết mở miệng nói một lời xin lỗi với dân tộc ông!
Còn chúng ta, những người Việt cả Nam lẫn Bắc, nạn nhân của chế độ tàn bạo, bất lương của Bắc Việt từ hơn nửa thế kỷ nay, trông mong hay hy vọng nỗi gì?
Lòng tham, tâm đố kỵ, ngạo mạn, ngu si, hẹp hòi, đều là những ác tâm. Bởi vì nội tâm của con chứa đựng những ác tâm ấy, nên những thống khổ mới tồn tại trong con.
Người ta khen cũng vô tư, người ta chê cũng vô tư. Hay cũng vô tư, mà dở cũng vô tư; quấy cũng vô tư. Nhăn răng vô tư một tiếng mọi việc hết nghiêm trang
Và chúng ta thường chê trong nước vô cảm, nhưng chúng ta mới là người vô cảm, xem chuyện đất nước này là của người khác, không dám bày tỏ, dù một thái độ nhỏ nhoi.
Cả cuộc đời Việt Dzũng là một cuộc hành trình hy vọng. Việt Dzũng hy vọng điều gì? Như tất cả chúng ta, anh mong xây dựng một nước Việt Nam dân chủ tự do, công bình, bác ái.
Socrates cũng nói cuộc sống là cần thiết nhưng cần thiết hơn nữa là phải sống như thế nào… và cuộc đời sẽ tốt đẹp hơn nếu chúng ta cố gắng sống tốt hơn với mọi người.
Ngày nào người tị nạn kêu khổ, rầm rộ đổ vào nước Úc, nhận lãnh bao nhiêu thứ trợ cấp, ưu đãi, nhưng bây giờ vào ngày giáp Tết Âm Lịch Việt Nam, khu phố Caramatta ở Sydney, các cửa hiệu, hàng quán vắng vẻ vì thiên hạ bận về quê ăn Tết.
Chi bằng góp tay lột phắt cái áo đó đi, may một cái áo mới mà mặc. Áo nào cũng là áo, tại sao lại phải chịu mặc cái áo dơ, chứa đầy chấy rận, mấy mươi năm chưa giặt?
Nhưng cũng có người thay vì lo tu tâm sửa tánh của mình thì lại đi tu sửa người khác, thích để ý bắt lỗi, dòm ngó kẻ khác, chẳng khác gì anh chủ tàu chết chìm trên.
Nhiều người tìm những thú vui, tìm những việc làm để chỉ mong giết thời gian. Thật ra chúng ta được ban cho thời gian để sử dụng chứ không phải để giết chúng
Xin cảm ơn đất nước, Tổ quốc Việt Nam và hồn thiêng sông núi Việt Nam đã thùy từ giáng lâm và ban cho dân tộc Việt Nam một người con trung kiên, bất khuất
Vấn đề là chúng ta phải thực sự có quyết tâm bền chí để cùng kết hợp với thế hệ trẻ là lớp con cháu nơi mỗi gia đình - trong việc hội nhập êm thắm với dòng chính của xã hội
“học thấu hiểu”. Không thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?
nên trân trọng và hãy quý khoảng thời gian chúng ta được chung sống với nhau, kiếp sau (nếu có), dù ta có thương hay không thương, cũng không có dịp gặp lại nhau đâu
NGHIỆP của chúng ta thì chúng ta cũng phải ra đi một mình.Nếu chúng ta hiểu rõ NGHIỆP luật. thì chúng ta sẽ cảm nghiệm thấy sống một cuộc đời LƯƠNG THIỆN
Thế đó! Nhưng chúng ta đã ai từng đặt cho mình một câu hỏi rằng “Đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã có bao giờ ô nhục như dưới thời cai trị của đảng công sản Việt Nam hiện nay chưa?”
Ta là người chịu ơn chánh phủ và nhân dân Mỹ quá nhân đạo cưu mang chúng ta qua đây, giúp đỡ ta bước đầu, tìm nơi ăn chốn ở, làm ăn gây dựng sự nghiệp. Khi có đủ lông cánh ta đem tiền bạc về bơm cho những kẻ mà do chính chúng đã gây ra cho chúng ta phải bỏ nước ra đi.
“Quý vị đã mất quê hương, quý vị đến đây để xây dựng lại cuộc đời của quý vị tốt hơn trong hòa bình. Tại sao quý vị đối xử với nhau như thế này? Tôi hy vọng sau ngày hôm nay quý vị sẽ suy nghĩ lại và sống tốt hơn.”
"Viết để bào chữa cho mình thì tôi không làm, viết để kể xấu người khác thì tôi càng không muốn."” Ông đã nhận chức tổng thống VNCH trong hai ngày cuối cùng, cô đơn giữa một nội các khập khiễng
Nhưng trước năm 1975 cũng như bây giờ, quyền quyết định về chính sách đối với Việt Nam nằm trong tay người Mỹ chứ không nằm trong tay những người Việt chống cộng
Nhưng cũng phải đau đớn mà thừa nhận rằng bạo lực và dối trá của cộng sản đã được người Việt nam tiếp nhận một cách không thể nói là không hào hứng vì nó đánh trúng và làm đầy những bóng tối trống rỗng trong tâm hồn người Việt.
Có nhiều vị tướng lãnh chết lẫm liệt giữa trận tiền nhưng cũng có nhiều người chết trong sự quên lãng của mọi người, mòn mỏi, phai nhạt trong một căn nhà già nào đó ở trên đất khách
Tuy nhiên, vấn đề then chốt ở trong việc sống lâu không phải là kéo dài tuổi thọ mà chính là sống khoẻ. Hơn nữa, cái nghịch lý của sống lâu lại là sống khổ.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.