8:28 SA
Chủ Nhật
28
Tháng Tư
2024

ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA VIỆT NAM ( QUỐC KHÁNH 26 THÁNG 10) - Đặng Chí Hùng

25 Tháng Mười 20143:54 CH(Xem: 13756)
http://www.psywarrior.com/25921011.jpg
TVQ kính chuyển.


ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA VIỆT NAM (QUỐC KHÁNH: 26 THÁNG 10)

 

ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA VIỆT NAM

(QUỐC KHÁNH: 26 THÁNG 10)

 

blank

Quc Huy Đ nht Cng hòa (1955 – 1957)

blank

Quc huy Đ Nht Cng Hòa (1957-1963)

Đ nht Cng hòa (1955-1963) là chính phủ của Việt Nam Cộng Hòa được thành lập sau cuộc trưng cầu dân ý năm 1955 ở miền Nam Việt Nam. Bằng cuộc trưng cầu dân ý truất phế Bảo Đại, thủ tướng Ngô Đình Diệm thay thế Bảo Đại làm Quốc trưởng. Sau đó Quốc trưởng Ngô Đình Diệm tổchức bầu Quốc hội Lập hiến cho Quốc gia Việt Nam. Quốc hội này ban hành Hiến pháp đổi tên Quốc gia Việt Nam thành Việt Nam Cộng Hòa. Người đứng đầu Việt Nam Cộng Hòa là Tổng Thống Ngô Đình Diệm với lập trường chống cộng sản. Ngày Quốc hội Lập hiến chính thức ban hành Hiến pháp (26/10/1956) được xem là ngày quốc khánh của nền cộng hòa. Được sự hậu thuẫn của Mỹ và các nước Tây phương, nền Đệ nhất Cộng hòa đã thành công trong việc thống nhất quyền lực, buộc các lực lượng vũ trang giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo giải tán hoặc gia nhập vào quân đội chính phủ và tiêu diệt nhóm Bình Xuyên.

Nền Đệ nhất Cộng hòa chấm dứt với cuộc đảo chánh năm 1963 và tổng thống Ngô Đình Diệm bị ám sát. Danh xưng “Đệ nhất Cộng hòa” chỉ xuất hiện sau năm 1967 khi nền cộng hòa thứ nhì được thành lập, tức Đệ nhị Cộng Hòa Việt Nam (1967-1975).

 

HIẾN PHÁP 1956 NỀN ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA

 

blank

Tác giả: Đặng Chí Hùng

LỜI MỞ ĐẦU

Tin tưởng ở tương lai huy hoàng bất diệt của Quốc gia và Dân tộc Việt Nam mà lịch sử tranh đấu oai hùng của tổ tiên và ý chí quật cường của toàn dân đảm bảo;

Tin tưởng ở sự trường tồn của nền văn minh Việt Nam, căn cứ trên nền tảng duy linh mà toàn dân đều có nhiệm vụ phát huy;

Tin tưởng ở giá trị siêu việt của con người mà sự phát triển tự do, điều hòa và đầy đủ trong cương vị cá nhân cũng như trong đời sống tập thể phải là mục đích của mọi hoạt động Quốc gia;

Chúng tôi, Dân biểu Quốc hội Lập hiến:

Ý thức rằng Hiến pháp phải thực hiện nguyện vọng của nhân dân, từ Mũi Cà Mâu đến Ải Nam Quan;

Nguyện vọng ấy là:

Củng cố Độc lập chống mọi hình thức xâm lăng thống trị;

Bảo vệ tự do cho mỗi người và cho dân tộc;

Xây dựng dân chủ về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cho toàn dân trong sự tôn trọng nhân vị;

Ý thức rằng quyền hưởng tự do chỉ được bảo toàn khi năng lực phục tùng lý trí và đạo đức, khi nền an ninh tập thể được bảo vệ và những quyền chính đáng của con người được tôn trọng;

Ý thức rằng nước ta ở trên con đường giao thông và di dân quốc tế, dân tộc ta sẵn sàng tiếp nhận các trào lưu tư tưởng tiến bộ để hoàn thành sứ mạng trước đấng Tạo hóa và trước nhân loại là xây dựng một nền văn minh và nhân bản bảo vệ phát triển con người toàn diện.

Sau khi thảo luận, chấp nhận bản Hiến pháp sau đây:

 

blank

Trụ sở Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa tại Sài Gòn

 

THIÊN THỨ NHẤT: Điều khoản căn bản

Điều 1

Việt Nam là một nước Cộng hòa, Độc lập, Thống nhất, lãnh thổ bất khả phân.

Điều 2

Chủ quyền thuộc về toàn dân.

Điều 3

Quốc dân ủy nhiệm vụ hành pháp cho Tổng thống dân cử, và nhiệm vụ lập pháp cho Quốc hội cũng do dân cử.

Sự phân nhiệm giữa hành pháp và lập pháp phải rõ rệt. Hoạt động của các cơ quan hành pháp và lập pháp phải được điều hòa.

Tổng thống lãnh đạo Quốc dân.

Điều 4

Hành pháp, lập pháp, tư pháp có nhiệm vụ bảo vệ Tự do, Dân chủ, chính thể cộng hòa, và trật tự công cộng. Tư pháp phải có một quy chế bảo đảm tính cách độc lập.

Điều 5

Mọi người dân không phân biệt nam nữ sinh ra bình đẳng về phẩm cách, quyền lợi, và nhiệm vụ, và phải đối xử với nhau theo tinh thần tương thân tương trợ.

Quốc gia công nhận và bảo đảm những quyền căn bản của con người trong cương vị cá nhân, hay trong cương vị tập thể.

Quốc gia cố gắng tạo cho mọi người những cơ hội đồng đều và những điều kiện cần thiết để thụ hưởng quyền lợi và thực hành nhiệm vụ.

Quốc gia tán trợ sự khuếch trương kinh tế, phát huy văn hóa, khai triển khoa học và kỹ thuật.

Điều 6

Người dân có những nhiệm vụ đối với tổ quốc, với đồng bào, mục đích là để thực hiện sự phát triển điều hòa và đầy đủ nhân cách của mọi người.

Điều 7

Những hành vi có mục đích phổ biến hoặc thực hiện một cách trực tiếp hay gián tiếp chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thái đều trái với các nguyên tắc ghi trong Hiến pháp.

Điều 8

Nước Việt Nam Cộng hòa chấp nhận những nguyên tắc quốc tế pháp không trái với sự thực hiện chủ quyền Quốc gia và sự bình đẳng giữa các dân tộc.

Quốc gia cố gắng góp phần xây dựng và bảo vệ nền an ninh và hòa bình quốc tế cùng duy trì và phát triển sự liên lạc thân hữu giữa các dân tộc trên căn bản tự do và bình đẳng.

 

THIÊN THỨ HAI: Quyền lợi và nhiệm vụ người Dân

 

Điều 9

Mọi người dân đều có quyền sinh sống tự do và an toàn.

Điều 10

Không ai có thể bị bắt bớ, giam giữ tù đày, một cách trái phép.

Trừ trường hợp phạm pháp quả tang, chỉ có thể bắt giam khi có câu phiếu của cơ quan có thẩm quyền, trong trường hợp và theo hình thức luật định. Theo thể thức luật định các bị can về tội đại hình hoặc tiểu hình có quyền lựa chọn hoặc yêu cầu chỉ định người biện minh cho mình.

Điều 11

Không ai có thể bị tra tấn hoặc chịu những hình phạt hay những cách đối xử tàn bạo, bất nhân, hoặc làm mất phẩm cách.

Điều 12

Đời tư, gia đình, nhà cửa, phẩm giá, và thanh danh của mọi người dân phải được tôn trọng.

Tánh cách riêng tư của thư tín không thể bị xâm phạm, trừ khi có lệnh của Tòa án hoặc khi bảo vệ an ninh công cộng hay duy trì trật tự chung.

Ai cũng có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những đe dọa hoặc xâm phạm trái phép.

Điều 13

Mọi người dân có quyền tự do đi lại và cư trú trên lãnh thổ Quốc gia, ngoại trừ trường hợp luật pháp ngăn cấm vì duyên cơ vệ sinh hay an ninh công cộng.

Mọi người dân có quyền tự do xuất ngoại trừ trường hợp luật pháp hạn chế vì lý do anh ninh quốc phòng, kinh tế, tài chánh hay lợi ích công cộng.

Điều 14

Mọi người dân đều có quyền và có bổn phận làm việc. Việc làm như nhau, tiền công bằng nhau.

Người làm việc có quyền hưởng thù lao xứng đáng đủ để bảo đảm cho bản thân và cho gia đình một đời sống hợp với nhân phẩm.

Điều 15

Mọi người dân đều có quyền tự do tư tưởng và trong khuôn khổ luật định, có quyền tự do hội họp và lập hội.

Điều 16

Mọi người dân có quyền tự do ngôn luận. Quyền này không được dùng để vu cáo, phỉ báng, xâm phạm đến nền đạo lý công cộng, hô hào nổi loạn, hoặc lật đổ chính thể Cộng hòa.

Mọi người dân đều được hưởng quyền tự do báo chí để tạo thành một dư luận xác thực và

Điều 17

Mọi người dân đều có quyền tự do tín ngưỡng, tự do hành giáo, và tự do truyền giáo, miễn là sử dụng quyền ấy không trái với luân lý và thuần phong mỹ tục.

Điều 18

Theo thể thức và điều kiện luật định, mọi người dân đều có quyền bầu cử, ứng cử, tham gia điều khiển việc công hoặc trực tiếp, hoặc do những đại diện của mình.

Điều 19

Mọi người dân đều có quyền tham gia công vụ tùy theo năng lực trên căn bản bình đẳng.

Điều 20

Quốc gia công nhận và bảo đảm quyền tư hữu. Luật pháp ấn định thể thức thủ đắc và hưởng thụ để ai ai cũng có thể trở thành sở hữu chủ và để bảo đảm cho con người đời sống xứng đáng và tự do, đồng thời xây dựng nền thịnh vượng xã hội.

Trong những trường hợp luật định và vợi điều kiện có bồi thường, Quốc gia có thể trưng thu tài sản vì công ích.

Điều 21

Quốc gia tán trợ việc nhân dân sử dụng của đẻ dành để thủ đắc nhà ở, ruộng cày, và cổ phần trong các xí nghiệp.

Điều 22

Mọi người dân đều có quyền tổ chức những hợp tác kinh tế, miễn là không có mục đích chiếm trái phép để đầu cơ và thao túng kinh tế.

Quốc gia khuyến khích và tán trợ sự hợp tác có tính cách tương trợ và không có mục đích đầu cơ.

Quốc gia không thừa nhận chế độ độc quyền kinh doanh hoặc độc chiếm, ngoại trừ những trường hợp luật định vì nhu cầu quốc phòng, an ninh, hay vì lợi ích công cộng.

Điều 23

Quyền tự do nghiệp đoàn và quyền đình công được công nhận và sử dụng theo thể thức và điều kiện luật định.

Công chức không có quyền đình công.

Quyền đình công không được thừa nhận đối với nhân viên và công nhân trong các ngành hoạt động liên quan đến quốc phòng, an ninh công cộng, hoặc các nhu cầu cần thiết của đời sống tập thể.

Một đạo luật sẽ ấn định những ngành hoạt động kể trên và đảm bảo cho nhân viên và công nhân các ngành này một quy chế đặc biệt, mục đích là để bảo vệ các nhân viên và công nhân trong các ngành ấy.

Điều 24

Trong giới hạn của khả năng và sự phát triển kinh tế Quốc gia sẽ ấn định những biện pháp cứu trợ hữu hiệu trong các trường hợp thất nghiệp, già yếu, bệnh tật, thiên tai hoặc những cảnh hoạn nạn khác.

Điều 25

Quốc gia công nhận gia đình là nền tảng của xã hội. Quốc gia khuyến khích, nâng đỡ sự thành lập gia đình, sự thực hiện sứ mạng gia đình, nhất là trong sự thai nghén, sinh đẻ, dưỡng dục hài nhi.

Quốc gia tán trợ sự thuần nhứt của gia đình.

Điều 26

Quốc gia cố gắng cho mọi người dân một nền giáo dục cơ bản có tính cách bắt buộc và miễn phí.

Mọi người dân có quyền theo đuổi học vấn.

Những người có khả năng mà không có phương tiện riêng sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn.

Quốc gia thừa nhận phụ huynh có quyền chọn trường cho con em, các đoàn thể và tư nhân có quyền mở trường theo điều kiện luật định.

Quốc gia có thể công nhận các trường tư thục đại học và cao đẳng chuyên nghiệp hội đủ điều kiện luật định. Văn bằng do những trường ấy cấp phát có thể được Quốc gia thừa nhận.

Điều 27

Mọi người đều có quyền tham gia hoạt động văn hóa và khoa học, cùng hưởng thụ nghệ thuật và lợi ích của những tiến bộ kỹ thuật.

Tác giả được pháp luật bảo vệ những quyền lợi tinh thần và vật chất liên quan tới mọi phát minh khoa học, sáng tác văn chương hoặc nghệ thuật.

Điều 28

Quyền của mỗi người dân được sử dụng theo những thể thức và điều kiện luật định.

Quyền của mỗi người dân chỉ chịu những sự hạn chế do luật định đẻ tôn trọng quyền của những người khác cùng là thỏa mãn những đòi hỏi đích đáng của sự an toàn chung, nền đạo lý, trật tự công cộng, quốc phòng.

Ai lạm dụng các quyền được công nhận trong Hiến pháp để phá hoại chánh thể Cộng hòa, chế độ Dân chủ, Tự do và nền Độc lập, Thống nhứt Quốc gia sẽ bị truất quyền.

Điều 29

Mọi người dân đều có nhiệm vụ tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp và Luật pháp.

Mọi người dân đều có nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, chính thể Cộng hòa, nền tự do, dân chủ.

Ai ai cũng phải làm tròn nhiệm vụ quân dịch theo thể thức và trong giới hạn luật định.

Mọi người dân đều có nhiệm vụ góp phần vào sự chi tiêu công cộng tùy theo khả năng đóng góp của mình.

 

THIÊN THỨ BA: Tổng thống

 

Điều 30

Tổng thống được bầu theo lối đầu phiếu phổ thông trực tiếp và kín, trong một cuộc tuyển cử mà cử tri toàn quốc được tham gia. Một đạo luật sẽ quy định thể thức bầu cử Tổng thống.

Phó Tổng thống được bầu một lần với Tổng thống chung một danh sách.

Điều 31

Có quyền ứng cử Tổng thống và Phó Tổng thống những công dân hội đủ các điều kiện sau đây:

1.     Sinh trên lãnh thổ Việt Nam và có quốc tịch Việt Nam liên tục từ khi mới sinh, hoặc đã hồi phục Việt tịch trước ngày ban hành Hiến pháp.

2.     Cư ngụ trên lãnh thổ Quốc gia một cách liên tục hay không trong một thời gian ít nhất 15 năm.

3.     Đủ 40 tuổi.

4.     Hưởng các quyền công dân.

Chức vụ Tổng thống và Phó Tổng thống không thể kiêm nhiệm với bất cứ một hoạt động nào trong lãnh vực tư dù có thù lao hay không.

Điều 32

Nhiệm kỳ Tổng thống và Phó Tổng thống là năm năm. Tổng thống và Phó Tổng thống có thể được tái cử hai lần nữa.

Điều 33

Nhiệm kỳ Tổng thống và Phó Tổng thống chấm dứt đúng 12 giờ trưa ngày cuối cùng tháng thứ sáu mươi kể từ ngày tựu chức và nhiệm kỳ của Tân Tổng thống và Tân Phó Tổng thống bắt đầu lúc ấy.

Nhiệm vụ Tổng thống và Phó Tổng thống có thể chấm dứt trước kỳ hạn, trong những trường hợp sau đây:

1.     Mệnh chung.

2.     Vì bịnh tật trầm trọng và kéo dài, không còn năng lực để chấp chưởng quyền hành và làm tròn nhiệm vụ. Sự mất năng lực này phải được Quốc hội xác nhận với đa số 4/5 tổng số Dân biểu sau các cuộc giám định và phản giám định y khoa.

3.     Từ chức, và sự từ chức này phải được thông đạt cho Quốc hội.

4.     Bị truất quyền do quyết định của Đặc biệt Pháp viện chiếu Điều 81.

Điều 34

Cuộc bầu cử Tân Tổng thống và Tân Phó Tổng thống sẽ cử hành vào ngày chủ nhật, ba tuần lễ trước khi nhiệm kỳ của Tổng thống tại chức chấm dứt.

Trong trường hợp nhiệm vụ Tổng thống chấm dứt trước kỳ hạn, Phó Tổng thống sẽ đảm nhiệm chức vụ Tổng thống cho đến hết nhiệm kỳ.

Trong trường họp dự liệu ở đoạn trên, nếu không có Phó Tổng thống, hoặc nếu Phó Tổng thống, vì một lý do gì, không thể đảm đương nhiệm vụ, Chủ tịch Quốc hội tạm thời đảm nhiệm chức vụ Tổng thống để xử lý thường vụ và tổ chức một cuộc bầu cử Tân Tổng thống và Tân Phó Tổng thống trong thời hạn tối đa hai tháng. Trong trường hợp này, đệ nhất Phó Chủ tịch Quốc hội quyền nhiếp chức vụ Chủ tịch Quốc hội.

Điều 35

Tổng thống ký kết, và sau khi được Quốc hội chấp thuận, phê chuẩn các điều ước và hiệp định quốc tế.

Tổng thống bổ nhiệm các sứ thần, tiếp nhận ủy nhiệm thư của các đại diện ngoại giao, thay mặt Quốc gia trong việc giao thiệp với ngoại quốc.

Điều 36

Với sự thỏa thuận của một nửa tổng số Dân biểu Quốc hội, Tổng thống tuyên chiến hoặc phê chuẩn hòa ước.

Điều 37

Tổng thống bổ nhiệm và cách chức tất cả các công chức dân sự và quân sự theo thủ tục luật định, ngoại trừ những trường hợp mà Hiến pháp ấn định một thủ tục đặc biệt.

Tổng thống là Tổng tư lệnh tối cao của các lực lượng quân sự.

Tổng thống ban các loại huy chương.

Tổng thống sử dụng quyền ân xá, ân giảm, hoán cải hình phạt, và huyền án.

Điều 38

Trong trường hợp chiến tranh hoặc nội loạn, những chức vụ dân cử định trong Hiến pháp sẽ đương nhiên được gia hạn khi mãn nhiệm kỳ.

Trong trường hợp một đơn vị bầu cử bị đặt trong tình trạng khẩn cấp, báo động, hoặc giới nghiêm, Tổng thống có thể gia hạn nhiệm kỳ dân biểu đơn vị ấy.

Tuy nhiên, cuộc bầu cử toàn bộ hay cục bộ phải được tổ chức chậm nhất là sáu tháng sau khi những tình trạng đặc biệt kể ở hai đoạn trên chấm dứt.

Điều 39

Tổng thống tiếp xúc với Quốc hội bằng thông điệp.

Tổng thống có thể dự các phiên họp Quốc hội và tuyên bố trước Quốc hội.

Mỗi năm vào đầu khóa họp thường lệ thứ nhì và mỗi khi thấy cần, Tổng thống thông báo cho Quốc hội biết tình hình Quốc gia và chánh sách đối nội, đối ngoại của Chính phủ.

Điều 40

Với sự thỏa thuận của Quốc hội, Tổng thống có thể tổ chức trưng cầu dân ý. Kết quả cuộc trưng cầu dân ý phải được Tổng thống và Quốc hội tôn trọng.

Điều 41

Giữa hai khóa họp Quốc hội, Tổng thống vì lý do khẩn cấp có thể ký sắc luật. Các sắc luật này phải được chuyển đến Văn phòng Quốc hội ngay sau khi ấy.

Trong khóa họp thường lệ tiếp cận, nếu Quốc hội không bác bỏ, các sắc luật ấy sẽ được coi hẳn như những đạo luật.

Điều 42

Trong tình trạng khẩn cấp, chiến tranh, nội loạn, khủng hoảng kinh tế hoặc tài chính, Quốc hội có thể biểu quyết một đạo luật ủy cho Tổng thống, trong một thời gian, với những hạn định rõ, quyền ký các sắc luật để thực hiện chánh sách mà Quốc hội ấn định trong đạo luật ủy quyền. Các sắc luật phải được chuyển đến Văn phòng Quốc hội ngay sau khi ký. 30 ngày sau khi mãn thời hạn đã ấn định trong đạo luật ủy quyền, nếu Quốc hội không bác bỏ, các sắc luật ấy sẽ được coi hẳn như những đạo luật.

Điều 43

Trong trường hợp ngân sách không được Quốc hội chung quyết trong thời hạn ấn định ở Điều 60, Tổng thống có thể ký sắc luật ngân sách cho tài khóa sau.

Mỗi tam cá nguyệt Tổng thống có thể thi hành một phần tư của ngân sách cho đến khi Quốc hội chung quyết xong đạo luật ngân sách.

Trong đạo luật ngân sách, Quốc hội phải giải quyết các hậu quả gây nên do việc bác bỏ hoặc sửa đổi những điều khoản của sắc luật ngân sách.

Điều 44

Tổng thống có thể ký sắc lệnh tuyên bố tình trạng khẩn cấp, báo động hoặc giới nghiêm trong một hay nhiều vùng; các sắc lệnh này có thể tạm đình chỉ sự áp dụng một hoặc nhiều đạo luật tại những vùng đó.

Điều 45

Khi nhậm chức, Tổng thống tuyên thệ như sau:

Tôi long trọng tuyên thệ:

Tận lực cố gắng làm tròn nhiệm vụ Tổng thống;

Tôn trọng giữ gìn và bảo vệ Hiến pháp;

Trung thành phụng sự Tổ quốc và hết lòng phục vụ lợi ích công cộng.

Điều 46

Tổng thống, có Phó Tổng thống, các Bộ trưởng và Thứ trưởng phụ tá. Các Bộ trưởng do Tổng thống bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước Tổng thống.

Điều 47

Các Bộ trưởng và Thứ trưởng có thể hội kiến với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội, và các Chủ tịch Ủy ban để giải thích về các vấn đề liên hệ với lập pháp.

 

THIÊN THỨ TƯ: Quốc hội

Chương Một. - Dân biểu

 

Điều 48

Đạo luật tuyển cử ấn định số Dân biểu Quốc hội và các đơn vị bầu cử.

Điều 49

Dân biểu được bầu cử theo lối đầu phiếu phổ thông, trực tiếp và kín, theo những thể thức và điều kiện do đạo luật tuyển cử quy định.

Điều 50

Có quyền ứng cử Dân biểu những người:

1.     Có quốc tịch Việt Nam liên tục từ khi mới sinh, hoặc đã nhập Việt tịch ít nhất năm năm, hoặc đã hồi phục Việt tịch ít nhất ba năm trừ những người đã hồi phục Việt tịch trước ngày ban hành Hiến pháp;

2.     Hưởng các quyền công dân;

3.     Đủ 25 tuổi tới ngày đầu phiếu;

4.     Hội đủ các điều kiện khác dự liệu trong đạo luật tuyển cử.

Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt những người nhập Việt tịch có công trạng với Tổ quốc hoặc những người hồi phục Việt tịch có thể được Tổng thống ký sắc lệnh giảm thời hạn năm hoặc ba năm ghi trên.

Điều 51

Nhiệm kỳ Dân biểu là ba năm. Các Dân biểu có thể được tái cử.

Cuộc bầu cử Quốc hội mới sẽ cử hành một tháng trước khi pháp nhiệm chấm dứt.

Điều 52

Khi một Dân biểu từ chức, mệnh chung, hoặc chấm dứt nhiệm vụ vì bất cứ một nguyên nhân nào, cuộc bầu cử Dân biểu thay thế sẽ được cử hành trong hạn ba tháng.

Sẽ không bầu Dân biểu thay thế, nếu sự khống khuyết xẩy ra không đầy sáu tháng trước khi mãn pháp nhiệm.

Điều 53

Nhiệm vụ dân biểu không thể kiêm nhiệm với một công vụ được trả lương hay nhiệm vụ dân cử khác. Công chức đắc cử phải nghỉ giả hạn, quân nhân đắc cử phải giải ngũ.

Nhiệm vụ Dân biểu không thể kiêm nhiệm với những chức vụ Bộ trưởng và Thứ trưởng.

Tuy nhiên, Dân biểu có thể đảm nhận những công vụ đặc biệt liên tục không quá (12) mười hai tháng và thời gian đảm nhận công vụ tổng cộng không quá nửa thời kỳ pháp nhiệm. Trong thời gian đảm nhận công vụ, Dân biểu không có quyền thảo luận và biểu quyết tại Quốc hội hoặc tại các Ủy ban của Quốc hội.

Dân biểu có thể phụ trách giảng huấn tại các trường cấp bậc đại học và kỹ thuật cao đẳng.

Trong bất kỳ trường hợp nào, Dân biểu không thể tham dự những cuộc đấu thầu hoặc ký hợp đồng với các cơ quan chính quyền.

Điều 54

Không thể truy tố, tầm nã, bắt giam hay kết án một Dân biểu vì những lời nói hoặc vì những sự biểu quyết tại Quốc hội hoặc tại các Ủy ban Quốc hội.

Ngoại trừ trường hợp phản quốc, xâm phạm an ninh Quốc gia hoặc đương trường phạm pháp, không thể truy tố, tầm nã, bắt giam hay xét xử một Dân biểu trong suốt thời gian các khóa họp Quốc hội, kể cả thời gian đi họp và họp về.

 

Chương Hai - Quyền hành của Quốc hội.

 

Điều 55

Quốc hội biểu quyết các đạo luật. Quốc hội chấp thuận các điều ước và các hiệp định quốc tế.

 

Chương Ba - Thủ tục Lập pháp

 

Điều 56

Dân biểu có thể đưa ra Quốc hội xét các dự án luật, Tổng thống có thể đưa ra Quốc hội xét các dự thảo luật.

Điều 57

Các dự án và dự thảo luật được Quốc hội chấp thuận sẽ chuyển đến Tổng thống trong thời hạn bảy ngày tròn.

Tổng thống phải ban hành các đạo luật trong thời hạn ba mươi ngày tròn kể từ ngày tiếp nhận. Trong trường hợp khẩn cấp do Quốc hội tuyên bố, thời hạn ban hành sẽ rút ngắn còn bảy ngày tròn.

Điều 58

Trong thời hạn ban hành, Tổng thống có thể gởi thông điệp viện dẫn lý do yêu cầu Quốc hội phúc nghị một hay nhiều điều khoản đã được chấp thuận.

Khi phúc nghị, nếu Quốc hội không đồng ý sửa đổi theo thông điệp Tổng thống thì Quốc hội sẽ chung quyết bằng một cuộc minh danh đầu phiếu với đa số ba phần tư tổng số Dân biểu Quốc hội.

Điều 59

Trong thời hạn ấn định ở Điều 57, nếu Tổng thống không ban hành hoặc không chuyển hoàn bản văn mà Quốc hội đã thông qua, bản văn ấy sẽ đương nhiên thành luật.

Điều 60

Dự thảo ngân sách phải gởi tới Văn phòng Quốc hội trước ngày ba mươi tháng Chín. Ngân sách phải được chung quyết trước ngày ba mươi mốt tháng Chạp.

Điều 61

Dân biểu có quyền đề khởi các khoản chi mới, nhưng đồng thời phải đề nghị các khoản thu tương đương.

 

Chương Tư - Điều hành Quốc hội.

 

Điều 62

Quốc hội nhóm họp những khóa thường lệ hoặc bất thường.

Điều 63

Hằng năm có hai khóa họp thường lệ: một khóa đương nhiên bắt đầu ngày thứ hai đầu tiên trong tháng tư dương lịch, và một khóa đương nhiên bắt đầu ngày thứ Hai đầu tiên trong tháng Mười dương lịch. Mỗi khóa họp thường lệ không lâu quá ba tháng.

Điều 64

Quốc hội phải được triệu tập nhóm họp các khóa bất thường nếu có sự yêu cầu của Tổng thống hoặc quá nửa tổng số Dân biểu Quốc hội.

Trong trường hợp Tổng thống yêu cầu triệu tập, nghị trình khóa họp bất thường do Tổng thống ấn định.

Trong trường hợp Dân biểu yêu cầu triệu tập, nghị trình khóa họp bất thường do Văn phòng Quốc hội ấn định.

Thời gian mỗi khóa họp bất thường của Quốc hội không được quá ba mươi ngày.

Điều 65

Quốc hội nhóm họp công khai. Tuy nhiên, Quốc hội họp kín nếu quá nửa số Dân biểu hiện diện hoặc Tổng thống yêu cầu.

Các bản tường thuật y nguyên cuộc thảo luận và các tài liệu xuất trình tại Quốc hội sẽ được đăng trong Công báo, ngoại trừ trường hợp Quốc hội họp kín.

Điều 66

Để kiểm soát tánh cách hợp thức cuộc bầu cử các Dân biểu, Quốc hội sẽ chỉ định một Ủy ban kiểm soát để phụ trách việc phúc trình về vấn đề này.

Quốc hội có trọn quyền định đoạt.

Điều 67

Quốc hội bầu Văn phòng gồm có Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch, 1 Tổng Thơ ký, 3 Phó Tổng Thơ ký, và một số nhân viên cần thiết.

Quốc hội chỉ định các Ủy ban.

Điều 68

Quốc hội ấn định nội quy, nhất là các vấn đề sau:

Tổ chức nội bộ Quốc hội và Văn phòng;

Thủ tục Quốc hội và quyền hạn Văn phòng;

Kỷ luật trong Quốc hội và các sự chế tài về kỷ luật;

Thành phần và quyền hạn các Ủy ban.

Điều 69

Một dự án hoặc dự thảo luật được Quốc hội chấp thuận chỉ có giá trị nếu hội đủ đa số một phần ba tổng số Dân biểu.

 

THIÊN THỨ NĂM: Thẩm phán

 

Điều 70

Để thi hành nhiệm vụ ấn định ở Điều 4, Tư pháp được tổ chức theo nguyên tắc bình đẳng của mọi người trước pháp luật và nguyên tắc độc lập của Thẩm phán xử án.

Điều 71

Thẩm phán xử án quyết định theo lương tâm mình, trong sự tôn trọng luật pháp và quyền lợi Quốc gia.

Điều 72

Dưới sự kiểm soát của Bộ Tư pháp, Thẩm phán công tố, trông coi, và theo dõi sự áp dụng luật pháp, sự tôn trọng đạo lý và trật tự công cộng.

Điều 73

Sẽ thiết lập một Thượng Hội đồng Thẩm phán có nhiệm vụ góp phần trông coi sự áp dụng quy chế Thẩm phán xử án. Tổ chức, điều hành, và quyền hạn của Thượng Hội đồng sẽ do luật định.

 

THIÊN THỨ SÁU: Đặc biệt Pháp viện

 

Điều 74

Đặc biệt Pháp viện là một tòa án đặc biệt có thẩm quyền xét xử Tổng thống, Phó Tổng thống, Chánh án Tòa Phá án, và Chủ tịch Viện Bảo hiến, trong trường hợp can tội phản quốc và các trọng tội.

Điều 75

Đặc biệt Pháp viện gồm có:

Chánh án Tòa Phá án, Chánh án;

Mười lăm Dân biểu do Quốc hội bầu ra mỗi nhiệm kỳ, Hội thẩm.

Khi Chánh án Tòa Phá án là bị can, Chủ tịch Viện Bảo hiến sẽ ngồi ghế Chánh án.

Điều 76

Ban Điều tra của Đặc biệt Pháp viện gồm năm Dân biểu do Quốc hội bầu ra mỗi nhiệm kỳ.

Điều 77

Sự khởi tố theo các điều kiện sau:

a/ Phải có một bản đề nghị viện dẫn lý do, được ba phần năm tổng số Dân biểu Quốc hội ký tên, nạp tại Văn phòng Quốc hội mười lăm ngày trước khi thảo luận;

b/ Đề nghị đó phải được hai phần ba tổng số Dân biểu Quốc hội chấp thuận.

c/ Các Dân biểu trong Đặc biệt Pháp viện và trong Ban Điều tra không được quyền đề nghị khởi tố và biểu quyết về đề nghị này.

Điều 78

Nhiệm vụ của đương sự bị đình chỉ từ khi Quốc hội biểu quyết truy tổ đến khi Đặc biệt Pháp viện phán quyết. Trong thời gian này sự quyền nhiếp sẽ theo thể thức định ở Điều 34, đoạn 2 và 3.

Điều 79

Ban Điều tra có quyền đòi hỏi nhân chứng và đòi các cơ quan liên hệ xuất trình các hồ sơ và tài liệu mật. Ban Điều tra sẽ làm tờ trình trong thời hạn hai tháng trước khi được Đặc biệt Pháp viện triển hạn một tháng nữa.

Điều 80

Đặc biệt Pháp viện họp để nghe Ban Điều tra và đương sự trình bày và phán quyết theo đa số ba phần tư tổng số nhân viên.

Điều 81

Nếu xét đương sự phạm tội, Đặc biệt Pháp viện sẽ tuyên bố truất quyền. Phán quyết này có hiệu lực ngay.

 

THIÊN THỨ BẢY: Hội đồng Kinh tế Quốc gia

 

Điều 82

Hội đồng Kinh tế Quốc gia có nhiệm vụ trình bày sáng kiến và phát biểu ý kiến về các dự thảo, dự án kinh tế.

Hội viên Hội đồng Kinh tế Quốc gia lựa trong các nghiệp đoàn và các ngành hoạt động kinh tế, các tổ chức hoạt động xã hội liên hệ với kinh tế và các nhà kinh tế học.

Chức vụ hội viên Hội đồng Kinh tế Quốc gia không thể kiêm nhiệm với nhiệm vụ Dân biểu Quốc hội.

Điều 83

Phó Tổng thống là Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Quốc gia.

Điều 84

Một đạo luật sẽ ấn định cách tổ chức và điều hành của Hội đồng Kinh tế Quốc gia.

 

THIÊN THỨ TÁM: Viện Bảo hiến

 

Điều 85

Viện Bảo hiến phán quyết về tánh cách hợp hiến của các đạo luật, sắc luật, và quy tắc hành chánh.

Điều 86

Viện Bảo hiến, về mỗi nhiệm kỳ Quốc hội, gồm có:

Một Chủ tịch cho Tổng thống cử với thỏa hiệp của Quốc hội.

4 Thẩm phán cao cấp hay luật gia do Tổng thống cử;

4 Dân biểu do Quốc hội cử.

Điều 87

Viện Bảo hiến thụ lý các đơn xin phán quyết về tánh cách hợp hiến của các đạo luật, sắc luật, và quy tắc hành chánh do các Tòa án nạp trình.

Phán quyết của Viện Bảo hiến có hiệu lực đình chỉ sự thi hành các điều khoản bất hợp hiến kể từ ngày phán quyết ấy được đăng trong Công báo.

Điều 88

Một đạo luật sẽ quy định cách tổ chức và điều hành của Viện Bảo hiến cùng thủ tục áp dụng trước cơ quan ấy.

 

THIÊN THỨ CHÍN: Sửa đổi Hiến pháp

 

Điều 89

Không thể sửa đổi hoặc hủy bỏ các Điều 1, 2, 3, 4, và điều này của Hiến pháp.

Điều 90

Tổng thống hay hai phần ba tổng số Dân biểu có thể đề nghị sửa Hiến pháp.

Đề nghị sửa Hiến pháp có viện dẫn lý do phải đủ chữ ký và nạp tại Văn phòng Quốc hội.

Điều 91

Sau khi nhận được đề nghị hợp lệ sửa đổi Hiến pháp, Văn phòng Quốc hội sẽ triệu tập một phiên họp đặc biệt của Quốc hội để cử một Ủy ban gồm ít nhứt mười lăm người có nhiệm vụ nghiên cứu đề nghị này, tham khảo ý kiến của Viện Bảo hiến và của Tổng thống.

Trong thời hạn tối đa sáu mươi ngày, Ủy ban sẽ thuyết trình trước Quốc hội trong phiên họp đặc biệt.

Điều 92

Đề nghị sửa đổi Hiến pháp chỉ được chấp thuận nếu ba phần tư tổng số Dân biểu tán thành trong một cuộc minh danh và đích thân đầu phiếu.

Điều 93

Đề nghị được chấp thuận sẽ ban hành theo thủ tục ghi ở các Điều 57, 58, 59.

Nếu có phúc nghị, Quốc hội sẽ chung quyết bằng một cuộc minh danh và đích thân đầu phiếu với đa số ba phần tư tổng số Dân biểu.

 

THIÊN THỨ MƯỜI: Các Điều khoản Chung

Điều 94

Hiến pháp sẽ ban hành ngày hai mươi sáu tháng Mười năm một nghìn chín trăm năm mươi sáu.

Điều 95

Quốc hội dân cử ngày mồng bốn tháng Ba dương lịch năm một nghìn chín trăn năm mươi sáu sẽ là Quốc hội Lập pháp đầu tiên theo Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa.

Nhiệm kỳ Quốc hội Lập pháp bắt đầu từ ngày ban hành Hiến pháp và chấm dứt ngày ba mươi tháng Chín năm một nghìn chín trăm năm mươi chín.

Điều 96

Đương kim Tổng thống được nhân dân ủy nhiệm thiết lập nền Dân chủ do cuộc trưng cầu dân ý ngày hai mươi ba tháng Mười dương lịch năm một nghìn chín trăm năm mươi lăm, sẽ là Tổng thống đầu tiên theo Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa.

Nhiệm kỳ Tổng thống bắt đầu từ ngày ban hành hiến pháp và chấm dứt ngày ba mươi tháng Tư năm một nghìn chín trăm sáu mươi mốt.

Điều 97

Trong khóa họp thứ nhứt của Quốc hội Lập pháp đầu tiên, đương kim Tổng thống sẽ chỉ định Phó Tổng thống đầu tiên. Sự chỉ định này sẽ thành nhứt định nếu được Quốc hội chấp thuận.

Nếu có sự thay thế, sự chỉ định Phó Tổng thống mới cũng theo theo thủ tục đó trong suốt nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên.

Điều 98

Trong nhiệm kỳ Lập pháp đầu tiên, Tổng thống có thể tạm đình chỉ sự sử dụng những quyền tự do đi lại và cư ngụ, tự do ngôn luận và báo chí, tự do hội họp và lập hội, tự do nghiệp đoàn và đình công để thỏa mãn những đòi hỏi đích đáng của an toàn chung, trật tự công cộng và quốc phòng.

 

Ghi chú của nguoiviettudo:

Vài nét về Đặng Chí Hùng
Đặng Chí Hùng sinh trưởng trong một gia đình cộng sản tại Hà Nội Việt Nam, đã chấp nhận từ bỏ công danh để tự mình tìm hiểu sự thật, chinh nghĩa. Anh đã bỏ ra 10 năm để tìm hiểu sách vở do đảng cộng sản VN, các đảng cộng sản khác và các tư liệu từ nhiều nguồn quốc tế. Anh đã nhận ra bộ mặt thật của đảng cộng sản Việt Nam và người đứng đầu nó. Anh còn rất trẻ, năm nay trên 30 tuổi và vừa hoàn thành xong 15 tập "Những Sự Thật Không Thể Chối Bỏ" viết về tội ác HCM. Anh đang hoàn thành tiếp 30 phần "Những sự thật cần phải biết" nói về các vấn đề lịch sử mà đảng cộng sản giấu giếm, hoặc nói sai sự thật.
Hiện giờ Đặng Chí Hùng đã được định cư tại Canada.

http://www.nguoiviettudo.ca/article1.php?&QRY=S&M=1&LEVEL=66&tid=3902

 
Ý kiến bạn đọc
25 Tháng Mười 20172:45 CH
Khách
Một nền dân chủ mới hình thành 1955 thế nhưng rất tuyệt, Rất tiếc 2 nền đệ nhất và đệ nhị VNCH chỉ tồn tại 20 năm ( 1975) đã cáo chung. Ngon lành từ tư pháp, hành pháp, lập pháp, giáo dục, y tế, nông nghiệp, công nghiệp ... Lúc bấy giờ các quốc gia như Thái, Hàn, Singapore... thấy VNCH mà thèm thuồng. Cho mãi đến bây giờ sau 42 năm thống nhất về giáo dục, y tế, tam quyền ấy chẳng thể bằng VNCH. Thế hệ chúng tôi may mắn được học trong môi trường tốt nên thành người cũng ngon lành.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Chín 2011(Xem: 12274)
04 Tháng Chín 2011(Xem: 12672)
02 Tháng Chín 2011(Xem: 13998)
Những tưởng đây là dịch vụ có phần… điên rồ, song nó lại thu hút không ít sự hiếu kỳ của công chúng. Hơn 200 người trên mọi miền Malaysia đã đăng ký tham gia “hành trình” có một không hai này.
18 Tháng Tám 2011(Xem: 13160)
Hoa Kỳ và Singapore đang thảo luận chi tiết về một kế hoạch đồn trú cho một loại chiến hạm tàng hình (stealh) thuộc loại mới nhất của Hoa Kỳ gọi là LCS.
09 Tháng Tám 2011(Xem: 13359)
Phở là một món ăn hoàn toàn do người Việt Nam sáng chế ra, một món ăn rất bình dân và được phổ biến một cách rộng rãi không những trên toàn cõi Việt Nam, mà còn trên khắp thế giới nữa. Ở đâu có người Việt Nam, ở đó có Phở, và ngược lại,
06 Tháng Tám 2011(Xem: 13978)
Hàng năm, tháng 7, từ hai mươi năm nay, anh em bạn bè điện thoại cho nhau, gọi nhau, rủ rê nhau làm sao ráng gặp nhau, ráng đi Giỗ Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy. Anh em tuổi mỗi ngày một cao, mỗi năm kiểm điểm, lại vắng mặt vài tên
04 Tháng Tám 2011(Xem: 12194)
Bác Sĩ Henriette Bùi, biểu tượng của cộng đồng người Việt hải ngoại cũng như tại Paris nói riêng, một nhân vật đặc biệt, chứng nhân của cả một thế kỷ Việt Nam đầy biến động.
31 Tháng Bảy 2011(Xem: 13157)
Hàng năm cứ vào độ trăng tròn tháng Bảy âm lịch, tức khoảng trung tuần tháng Tám dương lịch là ngày lễ Vu Lan trở về. Vào ngày này các chùa Việt Nam và Trung Hoa thường thiết lễ rất trọng thể và các Phật tử đến tham dự rất đông đảo để cầu nguyện cho cha mẹ hiện tiền được an lạc, cha mẹ quá vãng được siêu sanh tịnh độ,
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 12453)
Những người còn sống sót để đến được các miền đất tự do phải cảm thấy một bổn phận linh thiên đối với những người đã tử nạn trên đường đi. Đó là những bạn đồng hành trên đường đi tìm tự do nhưng không được may mắn như chúng ta. Trong những cơn nguy khốn, họ là những đồng đạo đã cầu nguyện cùng một đức Phật, cùng một đức Chúa như chúng ta
26 Tháng Bảy 2011(Xem: 13247)
Chỉ là một hòn đảo nằm chơ vơ giữa Thái Bình Dương, nhưng cảnh đẹp mê hoặc cùng tấm lòng hiếu khách của người dân Hawaii đủ khiến hòn đảo này được mệnh danh là thiên đường của hạ giới
19 Tháng Bảy 2011(Xem: 14383)
Bức tượng Marilyn Monroe Nghệ Thuật thì phải tuyệt tác rồi Khoảnh khắc "tốc váy" nổi tiếng của "biểu tượng sex thế kỷ 20" đã được tạc tượng cao tới 8m và đặt tại Chicago.
18 Tháng Bảy 2011(Xem: 12206)
vị tu sĩ được nhiều người gọi là Phật Sống này nói rằng “thế giới là của nhân loại, và quốc gia là của người dân -- chứ không phải của đảng nào, vua nào, hay lãnh tụ tinh thần nà
10 Tháng Bảy 2011(Xem: 13466)
Tham vọng về đất đai của chúng tôi, nếu có là chỉ xin vừa đủ đất để chôn những người tử trận không thể trở về nhà….. Yên lặng như tờ. Yên lặng đến nỗi có thể nghe được chiếc kim rơi….
09 Tháng Bảy 2011(Xem: 19579)
Tác phẩm “Tội Ác và Hình Phạt” của Đại Văn Hào Fyodor Dostoevsky đã cung cấp nền móng cho các nhà văn viết về thứ tội ác thúc động do một thứ triết lý sống, viết về cách bào chữa cho tội ác bằng những phương pháp không tưởng, về giá trị của bản ngã qua các hành động.
07 Tháng Bảy 2011(Xem: 11246)
Để tưởng niệm người đã có công hiện đại hóa nền văn học nước nhà qua những tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn mà ông chủ trì và sáng tác, Việt Thức nhận đăng tải một thi phẩm truy niệm – cảm đề của thi sĩ Vũ Hoàng Chương sáng tác đầu năm 1964 và bản dịch tiếng Anh của Chu Việt kèm theo bài “nỗi niềm” của dịch giả.
04 Tháng Bảy 2011(Xem: 13976)
Thấm thoắt đã nửa thế kỷ trôi qua, Giờ Thứ Hai Mươi Lăm vẫn là một trong những cuốn tiểu thuyết tuyệt vời nhất, hàng trăm năm mới có tác phẩm hay như vậy
03 Tháng Bảy 2011(Xem: 14767)
Trong vòng một thập kỷ trở lại đây, Quân đội Mỹ liên tục đầu tư tiền của để nâng cấp và phát triển các hệ thống vũ khí chiến lược. Có những hệ thống vũ khí mà người ta chưa bao giờ biết tới
29 Tháng Sáu 2011(Xem: 13029)
Có nhiều nơi ở miền Nam mình đã đi qua, đã ở đó, đã nghe nói tới hoặc đã đọc được ở đâu đó...riết rồi những địa danh đó trở thành quen thuộc;nhưng chắc ít khi mình có dịp tìm hiểu tại sao nó có tên như vậy?
29 Tháng Sáu 2011(Xem: 12941)
Biểu tượng quốc gia của Mỹ, Tượng Nữ Thần Tự Do chào mừng những người đói nghèo và kiệt sức, những người đã bị chính quê hương mình từ chối, những kẻ vô gia cư, những người bị dập vùi sau cơn bão tố! Thế rồi, sau đó chính họ là những người đã xây dựng nên nước Mỹ của ngày hôm nay!
28 Tháng Sáu 2011(Xem: 13424)
Chính sách "cho đi rồi lấy lại" (Give and Take policy) của Mỹ đã được áp dụng rộng rãi trong các vấn đề đối nội và đối ngoại. Và hầu như khi nào Mỹ cũng áp dụng chính sách "Give and Take
24 Tháng Sáu 2011(Xem: 16062)
So với tư cách một vài trường hợp của những vị tướng khác, những vị tướng trong hàng trí thức, xuất thân từ những trường võ bị, nhưng vị thì chết vì thượng mã phong, hay vị thì chỉ được biết vì thành tích đoạt người yêu của thuộc cấp hoặc cướp vợ của bạn, thì Lê Quang Vinh, xét cho cùng, quả thật xứng đáng được vinh danh là một Tướng, một loạn tướng anh hùng.
19 Tháng Sáu 2011(Xem: 14126)
Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa, sống đời lưu vong, nhưng ngày đêm vẫn vọng tưởng Cố Hương, vẫn nhớ tiếc về những năm tháng của một thuở đã xa, mà lòng rưng rưng, mà tim quặn thắt; bởi chỉ còn biết tìm lại qua những câu hát, lời thơ của một thời đã mất:
14 Tháng Sáu 2011(Xem: 13072)
Do đó chữ thần tượng ở đây không phải trong ý hướng thần thánh hóa, mà thần tượng vì con người đơn giản bình dị của Ngài đã ban cho mỗi chúng ta lòng hoan hỷ vô biên khi được sống bên Ngài
09 Tháng Sáu 2011(Xem: 12024)
Đối với chúng ta, những người Việt Nam, tên tuổi Eiffel sẽ mãi mãi được ghi nhớ không chỉ như một công trình sư lỗi lạc đã để lại cho nhân loại những kỳ đài kiệt tác, mà còn là cha đẻ của những công trình đã trở thành dấu ấn ba miền của đất nước
09 Tháng Sáu 2011(Xem: 18575)
hoàn thành cây cầu bắc ngang qua sông Hậu Giang trong năm 2010 mới đây, không sao có thể bù đắp được sự mất mác những di sản văn hóa nêu trên. Những di sản nầy vốn đã in sâu trong ký ức của người Cần Thơ và không bao giờ nhạt phai trong lòng cư dân các tỉnh Miền Tây.
04 Tháng Sáu 2011(Xem: 13024)
Hạnh phúc không phải do tìm kiếm là có được, mà phải do ta tạo ra...
04 Tháng Sáu 2011(Xem: 12743)
“Chúng ta có xem rẻ mạng sống của người Phi châu hơn mạng sống của chúng ta không? Bill và tôi cho rằng không có sinh linh nào mang giá trị hơn hay kém so với sinh linh khác. Chính sự công bằng này là lý do để quỹ từ thiện của chúng tôi hoạt động”
01 Tháng Sáu 2011(Xem: 13264)
Từ những chiếc lá mỏng manh, đơn giản, con người cũng có thể tạo nên những kiệt tác nghệ thuật. Quả thật, óc sáng tạo và tài năng của con người là không có giới hạn, hãy cùng chiêm ngưỡng những tác phẩm kỳ diệu này nhé!
29 Tháng Năm 2011(Xem: 13732)
Một Khoa Học Gia Gốc Việt, Tiến Sĩ Định Nguyễn, hiện là Trưởng Công Trình Nghiên cứu Chế tạo loại Vũ khí mới mang tên Free Electron Laser (FEL). Đây là loại Vũ khí mới để phá huỷ Hoả Tiễn tấn công của đối phương, kể cả Hoả Tiễn DF-21D của Trung Cộng
29 Tháng Năm 2011(Xem: 13629)
Sự tính toán chính xác ảnh hưởng của chăn nuôi đối với môi trường là cơn ác mộng toán học. Và dù tính chi li hay xuê xoa, dù chỉ là 5-10%, hoặc lên tới 50% lượng khí làm Trái đất nóng lên, thì ngành chăn nuôi vẫn thuộc loại hình hoạt động làm hủy hoại môi trường lớn nhất.
28 Tháng Năm 2011(Xem: 12905)
Ba triệu người Việt lưu vong là ba triệu trái tim nồng nàn vẫn yêu thương Việt Nam và thắp sáng mãi Sàigòn Hòn Ngọc Viễn Đông nay thắp sáng ở xứ người. Sàigòn đã ra đi và tương lai sẽ có lúc, Sàigòn trở lại, như một Châu Về Hiệp phố. Sàigòn khi ấy sẽ rực sáng tin yêu của Tự Do, Dân Chủ và Phú Cường.
26 Tháng Năm 2011(Xem: 12075)
Hãy quên đi chuyện cướp những máy bay, bởi vì, ông nói,những tên khủng bố sẽ không bao giờ cướp máy bay nữa, vì chúng biết rằng người trên phi cơ sẽ không khoanh tay và sẽ chống cự.. Aviv tin rằng an ninh phi trường hiện nay lỏng lẻo,chúng ta đã chỉ phản ứng thay vì đóng góp để kiện toàn hệ thống chông khủng bố hửu hiệu.
25 Tháng Năm 2011(Xem: 12184)
Bất cứ người dân nào cũng tò mò muốn biết: Chiếc VLHN của Mỹ có hình dạng như thế nào? Và bên trong nó có chứa đựng những gì? Thành phần và nguyên tắc hoạt động của chiếc VLHN luôn là bí mật
24 Tháng Năm 2011(Xem: 12046)
22 Tháng Năm 2011(Xem: 12501)
Đến nay thì 4 chiếc ấn, không biết ở đâu, ai giữ, nhưng theo Tô Vũ nghĩ thì chắc chắn ở trong tay của bọn cộng sản. Tuy nhiên cũng có tin đồn rằng Hoàng đế Bảo Đại giữ một chiếc bảo ấn bằng vàng
18 Tháng Năm 2011(Xem: 11922)
Họ tưởng tượng chiến tranh có thể kết thúc nhanh hơn. Rõ ràng, nếu chúng tôi nghỉ ra cách có thể kết thúc cuộc chiến tranh sớm, thì chúng tôi đã làm điều đó rồi
17 Tháng Năm 2011(Xem: 11943)
Chánh Án Jacqueline Nguyễn vừa được Thị Trưởng Antonio Villaraigosa và HĐTP Los Angeles vinh danh vào lúc 10 giờ sáng Thứ Sáu, 13 Tháng Năm, trong một buổi lễ tổ chức tại Phòng Thương Mại Los Angeles
15 Tháng Năm 2011(Xem: 13152)
Nghệ thuật “vẽ tranh” độc đáo trên cánh đồng lúa Nhật Bản Kể từ năm 1993, năm nào người dân làng Inakadate ở Nhật Bản cũng tạo những bức tranh tuyệt đẹp trên cánh đồng lúa, nhằm thu hút khách du lịch.
14 Tháng Năm 2011(Xem: 13049)
Louis Pasteur là một nhà bác học thực hiện được bốn lý tưởng: Niềm Tin, Hi Vọng, Lòng Bác Ái và Khoa Học (Faith, Hope, Charity and Science).
12 Tháng Năm 2011(Xem: 13137)
Người Mỹ đã sử dụng máy bay lên thẳng “tàng hình” trong chiến dịch bí mật đột kích tiêu diệt Bin Laden? Các mảnh vỡ còn sót lại của chiếc máy bay bị trục trặc cho thấy đây là loại máy bay lên thẳng khác hoàn toàn với các loại thông thường.
12 Tháng Năm 2011(Xem: 11956)
Hoa Kỳ sẽ đưa ra một hệ thống báo động công cộng mới sẽ thông báo cho các điện thoại di động trong trường hợp xảy ra một tình huống khẩn cấp. Hệ thống này được bắt đầu đưa vào sử dụng tại các thành phố New York và Washington DC và sẽ hoạt động trên toàn quốc chậm nhất là vào tháng Tư năm 2012.
12 Tháng Năm 2011(Xem: 11875)
Tập đoàn Boeing của Mỹ hôm 5/5 tuyên bố đã thử thành công máy bay ném bom tàng hình không người lái Phantom Ray tại căn cứ quân sự Edwards ở California vào ngày 27/4 vừa qua.
11 Tháng Năm 2011(Xem: 12113)
Ngũ GiÁc Đài đã đề nghị họ phát triển một mẫu máy bay hình chim có thể bỏ vừa trong túi quần để phục vụ việc do thám và trinh sát. Họ nói rằng, chiếc máy bay có thể giống một con chuồn chuồn hay chim ruồi.
08 Tháng Năm 2011(Xem: 12648)
Bí mật của chiếc máy đọc ý nghĩ này là một thể hình trụ nhỏ được cấy vào trong não con người, cài sẵn chương trình có khả năng nhận biết được những sóng não do não bộ tạo ra khi con người nghĩ đến một điều gì! Các nhà khoa học tin rằng thành công của nghiên cứu có thể ứng dụng cho những người bị tổn thương não.
08 Tháng Năm 2011(Xem: 13332)
Chuyển tiếp đến quý vị nào thích NGHIÊN CỨU tìm hiểu về Kinh tế thì đọc bài nầy mới thấy hay.
05 Tháng Năm 2011(Xem: 11320)
Bài viết và hình ảnh tổng hợp cập nhật, Biệt Kích Hải Quân Hoa Kỳ hoàn thành sứ mạng diệt tên khủng bố Bin Laden.. Xin mời Quý Vị theo dỏi…
24 Tháng Tư 2011(Xem: 28262)
Những hình ảnh và chú thích, hướng dẩn đến mộ phần của Cố Tổng Thống NGÔ ĐÌNH DIỆM và thân nhân. Xin mời Quý Vị xem, phổ biến, giúp tài liệu cho những ai có lòng và cơ hội, muốn đến thăm nơi an nghĩ cuối cùng của Cố Tổng Thống và thân nhân.
22 Tháng Tư 2011(Xem: 14867)
Với mục đích ngăn chặn nạn làm giả, đồng 100 USD được thiết kế lại với nhiều họa tiết khó bắt chước hơn. Dự kiến, đồng tiền này sẽ chính thức được đưa ra lưu thông từ ngày 10/2/2011.
13 Tháng Tư 2011(Xem: 12315)
kho vàng của CDTLB New York được cho là kho vàng lớn nhất thế giới, nơi lưu trữ khoảng 1/4 trữ lượng vàng của thế giới. Hai trăm năm trước, danh hiệu này thuộc về ngân hàng Trung ương của Anh. Nhưng sau khi đế quốc Anh bước vào giai đoạn thoái trào và buộc phải bán vàng, nước Mỹ đã trở thành người mua lớn nhất của Anh, và kho chứa vàng của Anh giờ chỉ là kho chứa đồ
12 Tháng Tư 2011(Xem: 11638)
Trong năm 2007, Mỹ và chó mèo đã chết bất ngờ, họ thấy thực phẩm thú vật của Trung Quốc có chứa melamine. Đầu năm 2008, tại Trung Quốc, sự gia tăng bất thường trong trường hợp trẻ em bị sạn thận đã được báo cáo.