10:03 CH
Thứ Bảy
27
Tháng Tư
2024

ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA VIỆT NAM ( QUỐC KHÁNH 26 THÁNG 10) - Đặng Chí Hùng

25 Tháng Mười 20143:54 CH(Xem: 13752)
http://www.psywarrior.com/25921011.jpg
TVQ kính chuyển.


ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA VIỆT NAM (QUỐC KHÁNH: 26 THÁNG 10)

 

ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA VIỆT NAM

(QUỐC KHÁNH: 26 THÁNG 10)

 

blank

Quc Huy Đ nht Cng hòa (1955 – 1957)

blank

Quc huy Đ Nht Cng Hòa (1957-1963)

Đ nht Cng hòa (1955-1963) là chính phủ của Việt Nam Cộng Hòa được thành lập sau cuộc trưng cầu dân ý năm 1955 ở miền Nam Việt Nam. Bằng cuộc trưng cầu dân ý truất phế Bảo Đại, thủ tướng Ngô Đình Diệm thay thế Bảo Đại làm Quốc trưởng. Sau đó Quốc trưởng Ngô Đình Diệm tổchức bầu Quốc hội Lập hiến cho Quốc gia Việt Nam. Quốc hội này ban hành Hiến pháp đổi tên Quốc gia Việt Nam thành Việt Nam Cộng Hòa. Người đứng đầu Việt Nam Cộng Hòa là Tổng Thống Ngô Đình Diệm với lập trường chống cộng sản. Ngày Quốc hội Lập hiến chính thức ban hành Hiến pháp (26/10/1956) được xem là ngày quốc khánh của nền cộng hòa. Được sự hậu thuẫn của Mỹ và các nước Tây phương, nền Đệ nhất Cộng hòa đã thành công trong việc thống nhất quyền lực, buộc các lực lượng vũ trang giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo giải tán hoặc gia nhập vào quân đội chính phủ và tiêu diệt nhóm Bình Xuyên.

Nền Đệ nhất Cộng hòa chấm dứt với cuộc đảo chánh năm 1963 và tổng thống Ngô Đình Diệm bị ám sát. Danh xưng “Đệ nhất Cộng hòa” chỉ xuất hiện sau năm 1967 khi nền cộng hòa thứ nhì được thành lập, tức Đệ nhị Cộng Hòa Việt Nam (1967-1975).

 

HIẾN PHÁP 1956 NỀN ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA

 

blank

Tác giả: Đặng Chí Hùng

LỜI MỞ ĐẦU

Tin tưởng ở tương lai huy hoàng bất diệt của Quốc gia và Dân tộc Việt Nam mà lịch sử tranh đấu oai hùng của tổ tiên và ý chí quật cường của toàn dân đảm bảo;

Tin tưởng ở sự trường tồn của nền văn minh Việt Nam, căn cứ trên nền tảng duy linh mà toàn dân đều có nhiệm vụ phát huy;

Tin tưởng ở giá trị siêu việt của con người mà sự phát triển tự do, điều hòa và đầy đủ trong cương vị cá nhân cũng như trong đời sống tập thể phải là mục đích của mọi hoạt động Quốc gia;

Chúng tôi, Dân biểu Quốc hội Lập hiến:

Ý thức rằng Hiến pháp phải thực hiện nguyện vọng của nhân dân, từ Mũi Cà Mâu đến Ải Nam Quan;

Nguyện vọng ấy là:

Củng cố Độc lập chống mọi hình thức xâm lăng thống trị;

Bảo vệ tự do cho mỗi người và cho dân tộc;

Xây dựng dân chủ về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cho toàn dân trong sự tôn trọng nhân vị;

Ý thức rằng quyền hưởng tự do chỉ được bảo toàn khi năng lực phục tùng lý trí và đạo đức, khi nền an ninh tập thể được bảo vệ và những quyền chính đáng của con người được tôn trọng;

Ý thức rằng nước ta ở trên con đường giao thông và di dân quốc tế, dân tộc ta sẵn sàng tiếp nhận các trào lưu tư tưởng tiến bộ để hoàn thành sứ mạng trước đấng Tạo hóa và trước nhân loại là xây dựng một nền văn minh và nhân bản bảo vệ phát triển con người toàn diện.

Sau khi thảo luận, chấp nhận bản Hiến pháp sau đây:

 

blank

Trụ sở Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa tại Sài Gòn

 

THIÊN THỨ NHẤT: Điều khoản căn bản

Điều 1

Việt Nam là một nước Cộng hòa, Độc lập, Thống nhất, lãnh thổ bất khả phân.

Điều 2

Chủ quyền thuộc về toàn dân.

Điều 3

Quốc dân ủy nhiệm vụ hành pháp cho Tổng thống dân cử, và nhiệm vụ lập pháp cho Quốc hội cũng do dân cử.

Sự phân nhiệm giữa hành pháp và lập pháp phải rõ rệt. Hoạt động của các cơ quan hành pháp và lập pháp phải được điều hòa.

Tổng thống lãnh đạo Quốc dân.

Điều 4

Hành pháp, lập pháp, tư pháp có nhiệm vụ bảo vệ Tự do, Dân chủ, chính thể cộng hòa, và trật tự công cộng. Tư pháp phải có một quy chế bảo đảm tính cách độc lập.

Điều 5

Mọi người dân không phân biệt nam nữ sinh ra bình đẳng về phẩm cách, quyền lợi, và nhiệm vụ, và phải đối xử với nhau theo tinh thần tương thân tương trợ.

Quốc gia công nhận và bảo đảm những quyền căn bản của con người trong cương vị cá nhân, hay trong cương vị tập thể.

Quốc gia cố gắng tạo cho mọi người những cơ hội đồng đều và những điều kiện cần thiết để thụ hưởng quyền lợi và thực hành nhiệm vụ.

Quốc gia tán trợ sự khuếch trương kinh tế, phát huy văn hóa, khai triển khoa học và kỹ thuật.

Điều 6

Người dân có những nhiệm vụ đối với tổ quốc, với đồng bào, mục đích là để thực hiện sự phát triển điều hòa và đầy đủ nhân cách của mọi người.

Điều 7

Những hành vi có mục đích phổ biến hoặc thực hiện một cách trực tiếp hay gián tiếp chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thái đều trái với các nguyên tắc ghi trong Hiến pháp.

Điều 8

Nước Việt Nam Cộng hòa chấp nhận những nguyên tắc quốc tế pháp không trái với sự thực hiện chủ quyền Quốc gia và sự bình đẳng giữa các dân tộc.

Quốc gia cố gắng góp phần xây dựng và bảo vệ nền an ninh và hòa bình quốc tế cùng duy trì và phát triển sự liên lạc thân hữu giữa các dân tộc trên căn bản tự do và bình đẳng.

 

THIÊN THỨ HAI: Quyền lợi và nhiệm vụ người Dân

 

Điều 9

Mọi người dân đều có quyền sinh sống tự do và an toàn.

Điều 10

Không ai có thể bị bắt bớ, giam giữ tù đày, một cách trái phép.

Trừ trường hợp phạm pháp quả tang, chỉ có thể bắt giam khi có câu phiếu của cơ quan có thẩm quyền, trong trường hợp và theo hình thức luật định. Theo thể thức luật định các bị can về tội đại hình hoặc tiểu hình có quyền lựa chọn hoặc yêu cầu chỉ định người biện minh cho mình.

Điều 11

Không ai có thể bị tra tấn hoặc chịu những hình phạt hay những cách đối xử tàn bạo, bất nhân, hoặc làm mất phẩm cách.

Điều 12

Đời tư, gia đình, nhà cửa, phẩm giá, và thanh danh của mọi người dân phải được tôn trọng.

Tánh cách riêng tư của thư tín không thể bị xâm phạm, trừ khi có lệnh của Tòa án hoặc khi bảo vệ an ninh công cộng hay duy trì trật tự chung.

Ai cũng có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những đe dọa hoặc xâm phạm trái phép.

Điều 13

Mọi người dân có quyền tự do đi lại và cư trú trên lãnh thổ Quốc gia, ngoại trừ trường hợp luật pháp ngăn cấm vì duyên cơ vệ sinh hay an ninh công cộng.

Mọi người dân có quyền tự do xuất ngoại trừ trường hợp luật pháp hạn chế vì lý do anh ninh quốc phòng, kinh tế, tài chánh hay lợi ích công cộng.

Điều 14

Mọi người dân đều có quyền và có bổn phận làm việc. Việc làm như nhau, tiền công bằng nhau.

Người làm việc có quyền hưởng thù lao xứng đáng đủ để bảo đảm cho bản thân và cho gia đình một đời sống hợp với nhân phẩm.

Điều 15

Mọi người dân đều có quyền tự do tư tưởng và trong khuôn khổ luật định, có quyền tự do hội họp và lập hội.

Điều 16

Mọi người dân có quyền tự do ngôn luận. Quyền này không được dùng để vu cáo, phỉ báng, xâm phạm đến nền đạo lý công cộng, hô hào nổi loạn, hoặc lật đổ chính thể Cộng hòa.

Mọi người dân đều được hưởng quyền tự do báo chí để tạo thành một dư luận xác thực và

Điều 17

Mọi người dân đều có quyền tự do tín ngưỡng, tự do hành giáo, và tự do truyền giáo, miễn là sử dụng quyền ấy không trái với luân lý và thuần phong mỹ tục.

Điều 18

Theo thể thức và điều kiện luật định, mọi người dân đều có quyền bầu cử, ứng cử, tham gia điều khiển việc công hoặc trực tiếp, hoặc do những đại diện của mình.

Điều 19

Mọi người dân đều có quyền tham gia công vụ tùy theo năng lực trên căn bản bình đẳng.

Điều 20

Quốc gia công nhận và bảo đảm quyền tư hữu. Luật pháp ấn định thể thức thủ đắc và hưởng thụ để ai ai cũng có thể trở thành sở hữu chủ và để bảo đảm cho con người đời sống xứng đáng và tự do, đồng thời xây dựng nền thịnh vượng xã hội.

Trong những trường hợp luật định và vợi điều kiện có bồi thường, Quốc gia có thể trưng thu tài sản vì công ích.

Điều 21

Quốc gia tán trợ việc nhân dân sử dụng của đẻ dành để thủ đắc nhà ở, ruộng cày, và cổ phần trong các xí nghiệp.

Điều 22

Mọi người dân đều có quyền tổ chức những hợp tác kinh tế, miễn là không có mục đích chiếm trái phép để đầu cơ và thao túng kinh tế.

Quốc gia khuyến khích và tán trợ sự hợp tác có tính cách tương trợ và không có mục đích đầu cơ.

Quốc gia không thừa nhận chế độ độc quyền kinh doanh hoặc độc chiếm, ngoại trừ những trường hợp luật định vì nhu cầu quốc phòng, an ninh, hay vì lợi ích công cộng.

Điều 23

Quyền tự do nghiệp đoàn và quyền đình công được công nhận và sử dụng theo thể thức và điều kiện luật định.

Công chức không có quyền đình công.

Quyền đình công không được thừa nhận đối với nhân viên và công nhân trong các ngành hoạt động liên quan đến quốc phòng, an ninh công cộng, hoặc các nhu cầu cần thiết của đời sống tập thể.

Một đạo luật sẽ ấn định những ngành hoạt động kể trên và đảm bảo cho nhân viên và công nhân các ngành này một quy chế đặc biệt, mục đích là để bảo vệ các nhân viên và công nhân trong các ngành ấy.

Điều 24

Trong giới hạn của khả năng và sự phát triển kinh tế Quốc gia sẽ ấn định những biện pháp cứu trợ hữu hiệu trong các trường hợp thất nghiệp, già yếu, bệnh tật, thiên tai hoặc những cảnh hoạn nạn khác.

Điều 25

Quốc gia công nhận gia đình là nền tảng của xã hội. Quốc gia khuyến khích, nâng đỡ sự thành lập gia đình, sự thực hiện sứ mạng gia đình, nhất là trong sự thai nghén, sinh đẻ, dưỡng dục hài nhi.

Quốc gia tán trợ sự thuần nhứt của gia đình.

Điều 26

Quốc gia cố gắng cho mọi người dân một nền giáo dục cơ bản có tính cách bắt buộc và miễn phí.

Mọi người dân có quyền theo đuổi học vấn.

Những người có khả năng mà không có phương tiện riêng sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn.

Quốc gia thừa nhận phụ huynh có quyền chọn trường cho con em, các đoàn thể và tư nhân có quyền mở trường theo điều kiện luật định.

Quốc gia có thể công nhận các trường tư thục đại học và cao đẳng chuyên nghiệp hội đủ điều kiện luật định. Văn bằng do những trường ấy cấp phát có thể được Quốc gia thừa nhận.

Điều 27

Mọi người đều có quyền tham gia hoạt động văn hóa và khoa học, cùng hưởng thụ nghệ thuật và lợi ích của những tiến bộ kỹ thuật.

Tác giả được pháp luật bảo vệ những quyền lợi tinh thần và vật chất liên quan tới mọi phát minh khoa học, sáng tác văn chương hoặc nghệ thuật.

Điều 28

Quyền của mỗi người dân được sử dụng theo những thể thức và điều kiện luật định.

Quyền của mỗi người dân chỉ chịu những sự hạn chế do luật định đẻ tôn trọng quyền của những người khác cùng là thỏa mãn những đòi hỏi đích đáng của sự an toàn chung, nền đạo lý, trật tự công cộng, quốc phòng.

Ai lạm dụng các quyền được công nhận trong Hiến pháp để phá hoại chánh thể Cộng hòa, chế độ Dân chủ, Tự do và nền Độc lập, Thống nhứt Quốc gia sẽ bị truất quyền.

Điều 29

Mọi người dân đều có nhiệm vụ tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp và Luật pháp.

Mọi người dân đều có nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, chính thể Cộng hòa, nền tự do, dân chủ.

Ai ai cũng phải làm tròn nhiệm vụ quân dịch theo thể thức và trong giới hạn luật định.

Mọi người dân đều có nhiệm vụ góp phần vào sự chi tiêu công cộng tùy theo khả năng đóng góp của mình.

 

THIÊN THỨ BA: Tổng thống

 

Điều 30

Tổng thống được bầu theo lối đầu phiếu phổ thông trực tiếp và kín, trong một cuộc tuyển cử mà cử tri toàn quốc được tham gia. Một đạo luật sẽ quy định thể thức bầu cử Tổng thống.

Phó Tổng thống được bầu một lần với Tổng thống chung một danh sách.

Điều 31

Có quyền ứng cử Tổng thống và Phó Tổng thống những công dân hội đủ các điều kiện sau đây:

1.     Sinh trên lãnh thổ Việt Nam và có quốc tịch Việt Nam liên tục từ khi mới sinh, hoặc đã hồi phục Việt tịch trước ngày ban hành Hiến pháp.

2.     Cư ngụ trên lãnh thổ Quốc gia một cách liên tục hay không trong một thời gian ít nhất 15 năm.

3.     Đủ 40 tuổi.

4.     Hưởng các quyền công dân.

Chức vụ Tổng thống và Phó Tổng thống không thể kiêm nhiệm với bất cứ một hoạt động nào trong lãnh vực tư dù có thù lao hay không.

Điều 32

Nhiệm kỳ Tổng thống và Phó Tổng thống là năm năm. Tổng thống và Phó Tổng thống có thể được tái cử hai lần nữa.

Điều 33

Nhiệm kỳ Tổng thống và Phó Tổng thống chấm dứt đúng 12 giờ trưa ngày cuối cùng tháng thứ sáu mươi kể từ ngày tựu chức và nhiệm kỳ của Tân Tổng thống và Tân Phó Tổng thống bắt đầu lúc ấy.

Nhiệm vụ Tổng thống và Phó Tổng thống có thể chấm dứt trước kỳ hạn, trong những trường hợp sau đây:

1.     Mệnh chung.

2.     Vì bịnh tật trầm trọng và kéo dài, không còn năng lực để chấp chưởng quyền hành và làm tròn nhiệm vụ. Sự mất năng lực này phải được Quốc hội xác nhận với đa số 4/5 tổng số Dân biểu sau các cuộc giám định và phản giám định y khoa.

3.     Từ chức, và sự từ chức này phải được thông đạt cho Quốc hội.

4.     Bị truất quyền do quyết định của Đặc biệt Pháp viện chiếu Điều 81.

Điều 34

Cuộc bầu cử Tân Tổng thống và Tân Phó Tổng thống sẽ cử hành vào ngày chủ nhật, ba tuần lễ trước khi nhiệm kỳ của Tổng thống tại chức chấm dứt.

Trong trường hợp nhiệm vụ Tổng thống chấm dứt trước kỳ hạn, Phó Tổng thống sẽ đảm nhiệm chức vụ Tổng thống cho đến hết nhiệm kỳ.

Trong trường họp dự liệu ở đoạn trên, nếu không có Phó Tổng thống, hoặc nếu Phó Tổng thống, vì một lý do gì, không thể đảm đương nhiệm vụ, Chủ tịch Quốc hội tạm thời đảm nhiệm chức vụ Tổng thống để xử lý thường vụ và tổ chức một cuộc bầu cử Tân Tổng thống và Tân Phó Tổng thống trong thời hạn tối đa hai tháng. Trong trường hợp này, đệ nhất Phó Chủ tịch Quốc hội quyền nhiếp chức vụ Chủ tịch Quốc hội.

Điều 35

Tổng thống ký kết, và sau khi được Quốc hội chấp thuận, phê chuẩn các điều ước và hiệp định quốc tế.

Tổng thống bổ nhiệm các sứ thần, tiếp nhận ủy nhiệm thư của các đại diện ngoại giao, thay mặt Quốc gia trong việc giao thiệp với ngoại quốc.

Điều 36

Với sự thỏa thuận của một nửa tổng số Dân biểu Quốc hội, Tổng thống tuyên chiến hoặc phê chuẩn hòa ước.

Điều 37

Tổng thống bổ nhiệm và cách chức tất cả các công chức dân sự và quân sự theo thủ tục luật định, ngoại trừ những trường hợp mà Hiến pháp ấn định một thủ tục đặc biệt.

Tổng thống là Tổng tư lệnh tối cao của các lực lượng quân sự.

Tổng thống ban các loại huy chương.

Tổng thống sử dụng quyền ân xá, ân giảm, hoán cải hình phạt, và huyền án.

Điều 38

Trong trường hợp chiến tranh hoặc nội loạn, những chức vụ dân cử định trong Hiến pháp sẽ đương nhiên được gia hạn khi mãn nhiệm kỳ.

Trong trường hợp một đơn vị bầu cử bị đặt trong tình trạng khẩn cấp, báo động, hoặc giới nghiêm, Tổng thống có thể gia hạn nhiệm kỳ dân biểu đơn vị ấy.

Tuy nhiên, cuộc bầu cử toàn bộ hay cục bộ phải được tổ chức chậm nhất là sáu tháng sau khi những tình trạng đặc biệt kể ở hai đoạn trên chấm dứt.

Điều 39

Tổng thống tiếp xúc với Quốc hội bằng thông điệp.

Tổng thống có thể dự các phiên họp Quốc hội và tuyên bố trước Quốc hội.

Mỗi năm vào đầu khóa họp thường lệ thứ nhì và mỗi khi thấy cần, Tổng thống thông báo cho Quốc hội biết tình hình Quốc gia và chánh sách đối nội, đối ngoại của Chính phủ.

Điều 40

Với sự thỏa thuận của Quốc hội, Tổng thống có thể tổ chức trưng cầu dân ý. Kết quả cuộc trưng cầu dân ý phải được Tổng thống và Quốc hội tôn trọng.

Điều 41

Giữa hai khóa họp Quốc hội, Tổng thống vì lý do khẩn cấp có thể ký sắc luật. Các sắc luật này phải được chuyển đến Văn phòng Quốc hội ngay sau khi ấy.

Trong khóa họp thường lệ tiếp cận, nếu Quốc hội không bác bỏ, các sắc luật ấy sẽ được coi hẳn như những đạo luật.

Điều 42

Trong tình trạng khẩn cấp, chiến tranh, nội loạn, khủng hoảng kinh tế hoặc tài chính, Quốc hội có thể biểu quyết một đạo luật ủy cho Tổng thống, trong một thời gian, với những hạn định rõ, quyền ký các sắc luật để thực hiện chánh sách mà Quốc hội ấn định trong đạo luật ủy quyền. Các sắc luật phải được chuyển đến Văn phòng Quốc hội ngay sau khi ký. 30 ngày sau khi mãn thời hạn đã ấn định trong đạo luật ủy quyền, nếu Quốc hội không bác bỏ, các sắc luật ấy sẽ được coi hẳn như những đạo luật.

Điều 43

Trong trường hợp ngân sách không được Quốc hội chung quyết trong thời hạn ấn định ở Điều 60, Tổng thống có thể ký sắc luật ngân sách cho tài khóa sau.

Mỗi tam cá nguyệt Tổng thống có thể thi hành một phần tư của ngân sách cho đến khi Quốc hội chung quyết xong đạo luật ngân sách.

Trong đạo luật ngân sách, Quốc hội phải giải quyết các hậu quả gây nên do việc bác bỏ hoặc sửa đổi những điều khoản của sắc luật ngân sách.

Điều 44

Tổng thống có thể ký sắc lệnh tuyên bố tình trạng khẩn cấp, báo động hoặc giới nghiêm trong một hay nhiều vùng; các sắc lệnh này có thể tạm đình chỉ sự áp dụng một hoặc nhiều đạo luật tại những vùng đó.

Điều 45

Khi nhậm chức, Tổng thống tuyên thệ như sau:

Tôi long trọng tuyên thệ:

Tận lực cố gắng làm tròn nhiệm vụ Tổng thống;

Tôn trọng giữ gìn và bảo vệ Hiến pháp;

Trung thành phụng sự Tổ quốc và hết lòng phục vụ lợi ích công cộng.

Điều 46

Tổng thống, có Phó Tổng thống, các Bộ trưởng và Thứ trưởng phụ tá. Các Bộ trưởng do Tổng thống bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước Tổng thống.

Điều 47

Các Bộ trưởng và Thứ trưởng có thể hội kiến với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội, và các Chủ tịch Ủy ban để giải thích về các vấn đề liên hệ với lập pháp.

 

THIÊN THỨ TƯ: Quốc hội

Chương Một. - Dân biểu

 

Điều 48

Đạo luật tuyển cử ấn định số Dân biểu Quốc hội và các đơn vị bầu cử.

Điều 49

Dân biểu được bầu cử theo lối đầu phiếu phổ thông, trực tiếp và kín, theo những thể thức và điều kiện do đạo luật tuyển cử quy định.

Điều 50

Có quyền ứng cử Dân biểu những người:

1.     Có quốc tịch Việt Nam liên tục từ khi mới sinh, hoặc đã nhập Việt tịch ít nhất năm năm, hoặc đã hồi phục Việt tịch ít nhất ba năm trừ những người đã hồi phục Việt tịch trước ngày ban hành Hiến pháp;

2.     Hưởng các quyền công dân;

3.     Đủ 25 tuổi tới ngày đầu phiếu;

4.     Hội đủ các điều kiện khác dự liệu trong đạo luật tuyển cử.

Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt những người nhập Việt tịch có công trạng với Tổ quốc hoặc những người hồi phục Việt tịch có thể được Tổng thống ký sắc lệnh giảm thời hạn năm hoặc ba năm ghi trên.

Điều 51

Nhiệm kỳ Dân biểu là ba năm. Các Dân biểu có thể được tái cử.

Cuộc bầu cử Quốc hội mới sẽ cử hành một tháng trước khi pháp nhiệm chấm dứt.

Điều 52

Khi một Dân biểu từ chức, mệnh chung, hoặc chấm dứt nhiệm vụ vì bất cứ một nguyên nhân nào, cuộc bầu cử Dân biểu thay thế sẽ được cử hành trong hạn ba tháng.

Sẽ không bầu Dân biểu thay thế, nếu sự khống khuyết xẩy ra không đầy sáu tháng trước khi mãn pháp nhiệm.

Điều 53

Nhiệm vụ dân biểu không thể kiêm nhiệm với một công vụ được trả lương hay nhiệm vụ dân cử khác. Công chức đắc cử phải nghỉ giả hạn, quân nhân đắc cử phải giải ngũ.

Nhiệm vụ Dân biểu không thể kiêm nhiệm với những chức vụ Bộ trưởng và Thứ trưởng.

Tuy nhiên, Dân biểu có thể đảm nhận những công vụ đặc biệt liên tục không quá (12) mười hai tháng và thời gian đảm nhận công vụ tổng cộng không quá nửa thời kỳ pháp nhiệm. Trong thời gian đảm nhận công vụ, Dân biểu không có quyền thảo luận và biểu quyết tại Quốc hội hoặc tại các Ủy ban của Quốc hội.

Dân biểu có thể phụ trách giảng huấn tại các trường cấp bậc đại học và kỹ thuật cao đẳng.

Trong bất kỳ trường hợp nào, Dân biểu không thể tham dự những cuộc đấu thầu hoặc ký hợp đồng với các cơ quan chính quyền.

Điều 54

Không thể truy tố, tầm nã, bắt giam hay kết án một Dân biểu vì những lời nói hoặc vì những sự biểu quyết tại Quốc hội hoặc tại các Ủy ban Quốc hội.

Ngoại trừ trường hợp phản quốc, xâm phạm an ninh Quốc gia hoặc đương trường phạm pháp, không thể truy tố, tầm nã, bắt giam hay xét xử một Dân biểu trong suốt thời gian các khóa họp Quốc hội, kể cả thời gian đi họp và họp về.

 

Chương Hai - Quyền hành của Quốc hội.

 

Điều 55

Quốc hội biểu quyết các đạo luật. Quốc hội chấp thuận các điều ước và các hiệp định quốc tế.

 

Chương Ba - Thủ tục Lập pháp

 

Điều 56

Dân biểu có thể đưa ra Quốc hội xét các dự án luật, Tổng thống có thể đưa ra Quốc hội xét các dự thảo luật.

Điều 57

Các dự án và dự thảo luật được Quốc hội chấp thuận sẽ chuyển đến Tổng thống trong thời hạn bảy ngày tròn.

Tổng thống phải ban hành các đạo luật trong thời hạn ba mươi ngày tròn kể từ ngày tiếp nhận. Trong trường hợp khẩn cấp do Quốc hội tuyên bố, thời hạn ban hành sẽ rút ngắn còn bảy ngày tròn.

Điều 58

Trong thời hạn ban hành, Tổng thống có thể gởi thông điệp viện dẫn lý do yêu cầu Quốc hội phúc nghị một hay nhiều điều khoản đã được chấp thuận.

Khi phúc nghị, nếu Quốc hội không đồng ý sửa đổi theo thông điệp Tổng thống thì Quốc hội sẽ chung quyết bằng một cuộc minh danh đầu phiếu với đa số ba phần tư tổng số Dân biểu Quốc hội.

Điều 59

Trong thời hạn ấn định ở Điều 57, nếu Tổng thống không ban hành hoặc không chuyển hoàn bản văn mà Quốc hội đã thông qua, bản văn ấy sẽ đương nhiên thành luật.

Điều 60

Dự thảo ngân sách phải gởi tới Văn phòng Quốc hội trước ngày ba mươi tháng Chín. Ngân sách phải được chung quyết trước ngày ba mươi mốt tháng Chạp.

Điều 61

Dân biểu có quyền đề khởi các khoản chi mới, nhưng đồng thời phải đề nghị các khoản thu tương đương.

 

Chương Tư - Điều hành Quốc hội.

 

Điều 62

Quốc hội nhóm họp những khóa thường lệ hoặc bất thường.

Điều 63

Hằng năm có hai khóa họp thường lệ: một khóa đương nhiên bắt đầu ngày thứ hai đầu tiên trong tháng tư dương lịch, và một khóa đương nhiên bắt đầu ngày thứ Hai đầu tiên trong tháng Mười dương lịch. Mỗi khóa họp thường lệ không lâu quá ba tháng.

Điều 64

Quốc hội phải được triệu tập nhóm họp các khóa bất thường nếu có sự yêu cầu của Tổng thống hoặc quá nửa tổng số Dân biểu Quốc hội.

Trong trường hợp Tổng thống yêu cầu triệu tập, nghị trình khóa họp bất thường do Tổng thống ấn định.

Trong trường hợp Dân biểu yêu cầu triệu tập, nghị trình khóa họp bất thường do Văn phòng Quốc hội ấn định.

Thời gian mỗi khóa họp bất thường của Quốc hội không được quá ba mươi ngày.

Điều 65

Quốc hội nhóm họp công khai. Tuy nhiên, Quốc hội họp kín nếu quá nửa số Dân biểu hiện diện hoặc Tổng thống yêu cầu.

Các bản tường thuật y nguyên cuộc thảo luận và các tài liệu xuất trình tại Quốc hội sẽ được đăng trong Công báo, ngoại trừ trường hợp Quốc hội họp kín.

Điều 66

Để kiểm soát tánh cách hợp thức cuộc bầu cử các Dân biểu, Quốc hội sẽ chỉ định một Ủy ban kiểm soát để phụ trách việc phúc trình về vấn đề này.

Quốc hội có trọn quyền định đoạt.

Điều 67

Quốc hội bầu Văn phòng gồm có Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch, 1 Tổng Thơ ký, 3 Phó Tổng Thơ ký, và một số nhân viên cần thiết.

Quốc hội chỉ định các Ủy ban.

Điều 68

Quốc hội ấn định nội quy, nhất là các vấn đề sau:

Tổ chức nội bộ Quốc hội và Văn phòng;

Thủ tục Quốc hội và quyền hạn Văn phòng;

Kỷ luật trong Quốc hội và các sự chế tài về kỷ luật;

Thành phần và quyền hạn các Ủy ban.

Điều 69

Một dự án hoặc dự thảo luật được Quốc hội chấp thuận chỉ có giá trị nếu hội đủ đa số một phần ba tổng số Dân biểu.

 

THIÊN THỨ NĂM: Thẩm phán

 

Điều 70

Để thi hành nhiệm vụ ấn định ở Điều 4, Tư pháp được tổ chức theo nguyên tắc bình đẳng của mọi người trước pháp luật và nguyên tắc độc lập của Thẩm phán xử án.

Điều 71

Thẩm phán xử án quyết định theo lương tâm mình, trong sự tôn trọng luật pháp và quyền lợi Quốc gia.

Điều 72

Dưới sự kiểm soát của Bộ Tư pháp, Thẩm phán công tố, trông coi, và theo dõi sự áp dụng luật pháp, sự tôn trọng đạo lý và trật tự công cộng.

Điều 73

Sẽ thiết lập một Thượng Hội đồng Thẩm phán có nhiệm vụ góp phần trông coi sự áp dụng quy chế Thẩm phán xử án. Tổ chức, điều hành, và quyền hạn của Thượng Hội đồng sẽ do luật định.

 

THIÊN THỨ SÁU: Đặc biệt Pháp viện

 

Điều 74

Đặc biệt Pháp viện là một tòa án đặc biệt có thẩm quyền xét xử Tổng thống, Phó Tổng thống, Chánh án Tòa Phá án, và Chủ tịch Viện Bảo hiến, trong trường hợp can tội phản quốc và các trọng tội.

Điều 75

Đặc biệt Pháp viện gồm có:

Chánh án Tòa Phá án, Chánh án;

Mười lăm Dân biểu do Quốc hội bầu ra mỗi nhiệm kỳ, Hội thẩm.

Khi Chánh án Tòa Phá án là bị can, Chủ tịch Viện Bảo hiến sẽ ngồi ghế Chánh án.

Điều 76

Ban Điều tra của Đặc biệt Pháp viện gồm năm Dân biểu do Quốc hội bầu ra mỗi nhiệm kỳ.

Điều 77

Sự khởi tố theo các điều kiện sau:

a/ Phải có một bản đề nghị viện dẫn lý do, được ba phần năm tổng số Dân biểu Quốc hội ký tên, nạp tại Văn phòng Quốc hội mười lăm ngày trước khi thảo luận;

b/ Đề nghị đó phải được hai phần ba tổng số Dân biểu Quốc hội chấp thuận.

c/ Các Dân biểu trong Đặc biệt Pháp viện và trong Ban Điều tra không được quyền đề nghị khởi tố và biểu quyết về đề nghị này.

Điều 78

Nhiệm vụ của đương sự bị đình chỉ từ khi Quốc hội biểu quyết truy tổ đến khi Đặc biệt Pháp viện phán quyết. Trong thời gian này sự quyền nhiếp sẽ theo thể thức định ở Điều 34, đoạn 2 và 3.

Điều 79

Ban Điều tra có quyền đòi hỏi nhân chứng và đòi các cơ quan liên hệ xuất trình các hồ sơ và tài liệu mật. Ban Điều tra sẽ làm tờ trình trong thời hạn hai tháng trước khi được Đặc biệt Pháp viện triển hạn một tháng nữa.

Điều 80

Đặc biệt Pháp viện họp để nghe Ban Điều tra và đương sự trình bày và phán quyết theo đa số ba phần tư tổng số nhân viên.

Điều 81

Nếu xét đương sự phạm tội, Đặc biệt Pháp viện sẽ tuyên bố truất quyền. Phán quyết này có hiệu lực ngay.

 

THIÊN THỨ BẢY: Hội đồng Kinh tế Quốc gia

 

Điều 82

Hội đồng Kinh tế Quốc gia có nhiệm vụ trình bày sáng kiến và phát biểu ý kiến về các dự thảo, dự án kinh tế.

Hội viên Hội đồng Kinh tế Quốc gia lựa trong các nghiệp đoàn và các ngành hoạt động kinh tế, các tổ chức hoạt động xã hội liên hệ với kinh tế và các nhà kinh tế học.

Chức vụ hội viên Hội đồng Kinh tế Quốc gia không thể kiêm nhiệm với nhiệm vụ Dân biểu Quốc hội.

Điều 83

Phó Tổng thống là Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Quốc gia.

Điều 84

Một đạo luật sẽ ấn định cách tổ chức và điều hành của Hội đồng Kinh tế Quốc gia.

 

THIÊN THỨ TÁM: Viện Bảo hiến

 

Điều 85

Viện Bảo hiến phán quyết về tánh cách hợp hiến của các đạo luật, sắc luật, và quy tắc hành chánh.

Điều 86

Viện Bảo hiến, về mỗi nhiệm kỳ Quốc hội, gồm có:

Một Chủ tịch cho Tổng thống cử với thỏa hiệp của Quốc hội.

4 Thẩm phán cao cấp hay luật gia do Tổng thống cử;

4 Dân biểu do Quốc hội cử.

Điều 87

Viện Bảo hiến thụ lý các đơn xin phán quyết về tánh cách hợp hiến của các đạo luật, sắc luật, và quy tắc hành chánh do các Tòa án nạp trình.

Phán quyết của Viện Bảo hiến có hiệu lực đình chỉ sự thi hành các điều khoản bất hợp hiến kể từ ngày phán quyết ấy được đăng trong Công báo.

Điều 88

Một đạo luật sẽ quy định cách tổ chức và điều hành của Viện Bảo hiến cùng thủ tục áp dụng trước cơ quan ấy.

 

THIÊN THỨ CHÍN: Sửa đổi Hiến pháp

 

Điều 89

Không thể sửa đổi hoặc hủy bỏ các Điều 1, 2, 3, 4, và điều này của Hiến pháp.

Điều 90

Tổng thống hay hai phần ba tổng số Dân biểu có thể đề nghị sửa Hiến pháp.

Đề nghị sửa Hiến pháp có viện dẫn lý do phải đủ chữ ký và nạp tại Văn phòng Quốc hội.

Điều 91

Sau khi nhận được đề nghị hợp lệ sửa đổi Hiến pháp, Văn phòng Quốc hội sẽ triệu tập một phiên họp đặc biệt của Quốc hội để cử một Ủy ban gồm ít nhứt mười lăm người có nhiệm vụ nghiên cứu đề nghị này, tham khảo ý kiến của Viện Bảo hiến và của Tổng thống.

Trong thời hạn tối đa sáu mươi ngày, Ủy ban sẽ thuyết trình trước Quốc hội trong phiên họp đặc biệt.

Điều 92

Đề nghị sửa đổi Hiến pháp chỉ được chấp thuận nếu ba phần tư tổng số Dân biểu tán thành trong một cuộc minh danh và đích thân đầu phiếu.

Điều 93

Đề nghị được chấp thuận sẽ ban hành theo thủ tục ghi ở các Điều 57, 58, 59.

Nếu có phúc nghị, Quốc hội sẽ chung quyết bằng một cuộc minh danh và đích thân đầu phiếu với đa số ba phần tư tổng số Dân biểu.

 

THIÊN THỨ MƯỜI: Các Điều khoản Chung

Điều 94

Hiến pháp sẽ ban hành ngày hai mươi sáu tháng Mười năm một nghìn chín trăm năm mươi sáu.

Điều 95

Quốc hội dân cử ngày mồng bốn tháng Ba dương lịch năm một nghìn chín trăn năm mươi sáu sẽ là Quốc hội Lập pháp đầu tiên theo Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa.

Nhiệm kỳ Quốc hội Lập pháp bắt đầu từ ngày ban hành Hiến pháp và chấm dứt ngày ba mươi tháng Chín năm một nghìn chín trăm năm mươi chín.

Điều 96

Đương kim Tổng thống được nhân dân ủy nhiệm thiết lập nền Dân chủ do cuộc trưng cầu dân ý ngày hai mươi ba tháng Mười dương lịch năm một nghìn chín trăm năm mươi lăm, sẽ là Tổng thống đầu tiên theo Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa.

Nhiệm kỳ Tổng thống bắt đầu từ ngày ban hành hiến pháp và chấm dứt ngày ba mươi tháng Tư năm một nghìn chín trăm sáu mươi mốt.

Điều 97

Trong khóa họp thứ nhứt của Quốc hội Lập pháp đầu tiên, đương kim Tổng thống sẽ chỉ định Phó Tổng thống đầu tiên. Sự chỉ định này sẽ thành nhứt định nếu được Quốc hội chấp thuận.

Nếu có sự thay thế, sự chỉ định Phó Tổng thống mới cũng theo theo thủ tục đó trong suốt nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên.

Điều 98

Trong nhiệm kỳ Lập pháp đầu tiên, Tổng thống có thể tạm đình chỉ sự sử dụng những quyền tự do đi lại và cư ngụ, tự do ngôn luận và báo chí, tự do hội họp và lập hội, tự do nghiệp đoàn và đình công để thỏa mãn những đòi hỏi đích đáng của an toàn chung, trật tự công cộng và quốc phòng.

 

Ghi chú của nguoiviettudo:

Vài nét về Đặng Chí Hùng
Đặng Chí Hùng sinh trưởng trong một gia đình cộng sản tại Hà Nội Việt Nam, đã chấp nhận từ bỏ công danh để tự mình tìm hiểu sự thật, chinh nghĩa. Anh đã bỏ ra 10 năm để tìm hiểu sách vở do đảng cộng sản VN, các đảng cộng sản khác và các tư liệu từ nhiều nguồn quốc tế. Anh đã nhận ra bộ mặt thật của đảng cộng sản Việt Nam và người đứng đầu nó. Anh còn rất trẻ, năm nay trên 30 tuổi và vừa hoàn thành xong 15 tập "Những Sự Thật Không Thể Chối Bỏ" viết về tội ác HCM. Anh đang hoàn thành tiếp 30 phần "Những sự thật cần phải biết" nói về các vấn đề lịch sử mà đảng cộng sản giấu giếm, hoặc nói sai sự thật.
Hiện giờ Đặng Chí Hùng đã được định cư tại Canada.

http://www.nguoiviettudo.ca/article1.php?&QRY=S&M=1&LEVEL=66&tid=3902

 
Ý kiến bạn đọc
25 Tháng Mười 20172:45 CH
Khách
Một nền dân chủ mới hình thành 1955 thế nhưng rất tuyệt, Rất tiếc 2 nền đệ nhất và đệ nhị VNCH chỉ tồn tại 20 năm ( 1975) đã cáo chung. Ngon lành từ tư pháp, hành pháp, lập pháp, giáo dục, y tế, nông nghiệp, công nghiệp ... Lúc bấy giờ các quốc gia như Thái, Hàn, Singapore... thấy VNCH mà thèm thuồng. Cho mãi đến bây giờ sau 42 năm thống nhất về giáo dục, y tế, tam quyền ấy chẳng thể bằng VNCH. Thế hệ chúng tôi may mắn được học trong môi trường tốt nên thành người cũng ngon lành.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Tám 2012(Xem: 13456)
Diễn tả một người lính trẻ trong lúc vượt qua ngọn đồi, phút chốc dừng lại quì cúi đầu cầu nguyện cho những vong hồn của đồng đội đã bỏ mình đêm qua.
09 Tháng Tám 2012(Xem: 9641)
Nhân bản là tình thương Không đương cự được súng đạn Nhưng súng đạn rồi sẽ hết Tình người còn dài lâu
08 Tháng Tám 2012(Xem: 8721)
Xin cùng nhau mở Hội nghị Diên Hồng, thực thi truyền thống Quyết chiến – Hy sinh, trước đánh đuổi bọn thái thú Tô Định, sau đánh tan xâm lược Tàu.
05 Tháng Tám 2012(Xem: 17058)
Bốn tuần huấn nhục mới thật gay go. Mở mắt ra là chạy! Ôm cây Garant M1 nặng 4 kí rưởi chạy đông, chạy tây từ phòng học nầy qua phòng học khác cả ngày mới thật là khổ.
01 Tháng Tám 2012(Xem: 9600)
không bằng kinh nghiệm chiến trường mà bằng tấm lòng ngạo nghễ của tuổi trẻ Việt Nam Chiến đấu và chết nhẹ tựa lông hồng HỒN TỬ SĨ, GIÓ Ù Ù THỔI
31 Tháng Bảy 2012(Xem: 9920)
Chúng tôi cũng tin chắc rằng những kẻ ác độc, gian tham, thích làm cho người khác đau đớn, lo sợ, khổ nhục, chúng sẽ không biết đến Thiên-Đàng là gì và cũng không tìm được Thiên-Đàng trong đời này hay trong những kiếp sau./.
31 Tháng Bảy 2012(Xem: 70962)
Mẹ Nghĩa từ trăm năm trước liều thân chống thực dân Tây Mẹ Liêng ngày nay lấy thân làm đuốc thiệu rụi tà quyền cọng sản bất nhân
29 Tháng Bảy 2012(Xem: 10715)
Những mẫu tiền cũ được sưu tầm. Một tư liệu quý giá. Chân thành đồng hương đã đóng góp cho trang nhà
29 Tháng Bảy 2012(Xem: 9378)
Năm vòng tròn với năm mầu sắc khác nhau cũng nói lên những đặc tính của Olympia: Hoà bình, Vui tươi, Khoẻ mạnh, Chân thành và Tình bằng hữu.
28 Tháng Bảy 2012(Xem: 8748)
Trước thái độ “ Hèn với giặc, Ác với dân “ ngày càng ù lì, ngoan cố của tà quyền cs, gần đây dấy lên dư luận: Ngày nào giặc Tàu ra mặt xâm lăng mà ngụy quyền cs cúi đầu hàng phục thì chính quân đội nỗi loạn, lật đổ bạo quyền cs chớ không phải ai khác!
26 Tháng Bảy 2012(Xem: 9651)
Nếu như nữ nhân viên biên phòng Irak cương quyết không cho phép cô hành khách trẻ đẹp mang hộ chiếu Nhật đem chiếc radio bỏ túi Panasonic RF 082 vào máy bay thì đã chẳng xảy ra tai họa.
20 Tháng Bảy 2012(Xem: 9268)
Dân tộc Việt KHÔNG CẦN một khẩu hiệu nào khác ngoài danh tự: VIỆT NAM. Ngày hôm qua, tên độc tài Ác Sát xứ Lybia đã mang đầu máu trốn chạy khỏi quê hương và đồng bào của y!
17 Tháng Bảy 2012(Xem: 15800)
Những năm về trước, người ta thờ ơ việc làm đẹp đôi bàn tay, nên ngành Nail ở Pháp không thịnh hành. Mấy năm trở lại đây, ngành Nail tại Paris mỗi ngày một phát triển.
16 Tháng Bảy 2012(Xem: 10827)
UAV MQ-9 "Tử thần" là một loại máy bay không người lái vừa có khả năng sát thương, vừa có khả năng tình báo, giám sát và trinh sát. Ngay sau khi vừa kiểm tra hoạt động của MQ-9, không quân Mỹ đã quyết định đưa máy này vào chiến đấu, đồng thời thành lập phi đội tấn công UAV "Tử thần"
11 Tháng Bảy 2012(Xem: 8755)
Nhân bạn Thiên Đức Tự đề cập về giác quan thứ sáu hay linh tính Tui xin kể chuyện tánh linh pha thêm chút đỉnh bùa phép
10 Tháng Bảy 2012(Xem: 8918)
Việt Nam, Quê hương ta Sống nô lệ bảy mươi năm qua Nào vùng lên, Thanh niên ơi! Đất nước gọi vang nơi nơi
03 Tháng Bảy 2012(Xem: 8890)
Hy vọng đây là màn mở đầu khởi phát cuộc nổi dậy toàn dân trước khi bọn hoạt đầu trong nước và hải ngoại lập lại tai họa “ Chánh phủ Liên hiệp cò cưa” năm 1945 di họa cho Đất nước và Dân tộc đến ngày nay.
01 Tháng Bảy 2012(Xem: 10244)
Một vài dữ kiện khá lý thú về đoạn xa lộ được xem là tối tân nhất của Hoa Kỳ này: Xa lộ 105, còn được gọi là Century Freeway hay Glenn Anderson Freeway, được đề án vào năm 1958, và được thêm vào dự án Interstate Highways cuối thập niên 1960s.
26 Tháng Sáu 2012(Xem: 9226)
Bài được ĐH chuyển ̣đến, nếu cần thiết quý đồng hương và thân hữu đọc cho biết
23 Tháng Sáu 2012(Xem: 9940)
Sống ở xứ người, phải học tập ngôn ngữ và văn hóa xứ người là chuyện bình thường. Nhưng sống ở xứ người mà tập cho người bản xứ học tập ngôn ngữ và văn hóa xứ mình là một chuyện lạ và ngược đời.
22 Tháng Sáu 2012(Xem: 10061)
Nhớ những cái cần nhớ, quên những cái nên quên, sống cuộc sống cởi mở, trong lòng không vướng mắc thì cuộc sống này sẽ thật tươi đẹp
22 Tháng Sáu 2012(Xem: 9836)
Điều dễ làm nhất chính là BỚI MÓC LỖI LẦM CỦA NGƯỜI KHÁC Sai lầm lớn nhất chính là TỪ BỎ MỤC ĐÍCH CAO ĐẸP CỦA MÌNH
21 Tháng Sáu 2012(Xem: 9928)
Con đường dân tộc hiện đang bị tảng đá cọng sản chặn đường Hãy vùng lên lật đổ nó đi dể lấy lối đi CON ĐƯỜNG VIỆT NAM, DÂN TỘC VIỆT NAM ĐI
16 Tháng Sáu 2012(Xem: 9444)
Thanh niên là NGƯỜI CHỦ TƯƠNG LAI của Đất nước Vận mệnh Đất Nước là ở trong tay các Bạn Hãy hành xử đúng tư cách là NGƯỜI CHỦ Với Tâm Niệm theo Truyền thống DIÊN HỒNG
09 Tháng Sáu 2012(Xem: 11082)
“Chỉ có cầm thú mới quay lưng lại trước nỗi bất hạnh của đồng loại và lo chăm chút cho bộ lông của chúng”.Đảng Cộng Sản Việt Nam không những quay lưng trước nỗi bất hạnh của đồng loại, mà chính họ là gieo rắc sự bất hạnh cho đồng loại, đồng bào
08 Tháng Sáu 2012(Xem: 10484)
Nếu ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày đánh dấu sự “cuốn cờ” tháo chạy nhục nhã của cường quốc Hoa Kỳ tại NỬA NƯỚC VIỆT NAM thì, 37 năm sau, ngày 4 tháng 6 năm 2012 lại là ngày lịch-sử đánh dấu sự trở lại đầy vinh quang của đại cường quốc Hoa Kỳ trên TOÀN THỂ NƯỚC VIỆT NAM.
08 Tháng Sáu 2012(Xem: 9455)
Quan trọng nhất, hãy chú ý đến các cựu chiến binh và những người sống sót trong cộng đồng, hãy ghi lại lời kể của họ khi mình còn cơ hội. Nếu mình làm được như vậy thì may ra những hy sinh lớn lao của thảm kịch bi đát này sẽ không bị uổng phí.
07 Tháng Sáu 2012(Xem: 8937)
Thời kỳ hiện đại, với truyền thông điện tữ, mỗi người vừa là chiến sỉ cách mạng, vừa là lãnh đạo chính mình, căn cứ vào thông tin trên trang mạng, tự mình quyết định hành động cho kịp thời và ăn khớp với hành động của đám đông
06 Tháng Sáu 2012(Xem: 9201)
ở thời điểm đó, tác giả người nước ngoài hiểu biết giới hạn về cách viết tên và địa danh tiếng Việt; người viết tin rằng tên viết trong các phụ chú cạnh hình chụp và những tên tiếng Việt ở đây cũng chỉ là phỏng đoán từ tên không có dấu, ắt có một số sai lầm.
06 Tháng Sáu 2012(Xem: 10172)
Sự ra đi của một chế độ kéo theo nhiều thứ: con người, tài sản, nhà cửa, vườn tược, lịch sử… nhưng có cái bị lôi theo mà người ta không ngờ nhất lại là "cái chết của một ngôn ngữ". Đau lòng lắm thay!
06 Tháng Sáu 2012(Xem: 95004)
Chỉ còn hy vọng ngày mai Khi mọi lòng thức tỉnh Muốn sống còn phải vùng lên tự cứu Lang sói phải tiêu diệt Đừng quỵ lụy, van cầu!
06 Tháng Sáu 2012(Xem: 9427)
Đây là lúc từng đảng viên đảng Cộng Sản Việt Nam nên sám hối, trở về với dân tộc. Bài học của đảng Cộng Sản Liên Sô được “hạ cánh an toàn” nhờ không đàn áp nhân dân khốc liệt như đảng Cộng Sản Romania đáng để cho người Cộng Sản Việt Nam suy ngẫm.
04 Tháng Sáu 2012(Xem: 9527)
Xét cho cùng : chính sự thất bại và sự hy sinh cao cả tại Thiên An Môn đã khiến Đế Quốc Cộng sản không còn là hiểm họa khiến nhân loại có thể bị tận diệt với hiểm họa chiến tranh nguyên tử toàn diện.
04 Tháng Sáu 2012(Xem: 9155)
Rốt cuộc rồi thì: Saigon-Huế-Hà Nội cùng nắm tay nhau bước lên điểm hẹn: Niềm Ước Mơ Tripoli Bản Trường ca Cách mạng Dân tộc rồi cũng khảy lên nốt nhạc cuối cùng: Tripoli
02 Tháng Sáu 2012(Xem: 9203)
Hiện nay, bọn csvn đang tứ đầu thọ địch: Bên ngoài chúng bị cả Mỹ, Trung Cộng thúc ép như gọng kềm siết chặc. Bên trong, vấn đề cưởng chế đất đai bùng nỗ, kinh tế đang trên bờ vực thẩm, giống như cuồng phong, vũ bảo chực chờ càn quét hàng triệu gia đình vào cơn tuyệt vọng
31 Tháng Năm 2012(Xem: 12845)
Có một nơi, rất độc đáo, đã góp phần làm nên bản sắc Sài Gòn: đó là Phố cổ Chợ Lớn. Nghĩa là, chưa tới nơi này, chưa gọi được là biết tới Sài Gòn, mặc dù Phố cổ Chợ Lớn nằm tận quận 5, quận 10, nghĩa là ở một không gian địa lý xa trung tâm Sài Gòn.
31 Tháng Năm 2012(Xem: 9176)
Chúng tôi lúc nào cũng muốn đội các ngài lên đầu, xưng tụng các ngài là sư, là sĩ, để nghe lời chỉ giáo; nhưng xin tha mạng, đừng mang ảo tưởng dụ chúng tôi quên tội ác của Cộng!
30 Tháng Năm 2012(Xem: 9396)
Thơ là máu đào hòa nước mắt Khóc thương Đất nước, họa diệt vong Thơ là trái tim rướm máu Thổn thức vì đồng bào khốn khó lầm than
29 Tháng Năm 2012(Xem: 10381)
Vào ngày cuối cùng của cuộc chiến, khi mà mọi giới đều hiểu rằng không còn gì có thể cứu vãn được nữa thì người chiến sĩ VNCH vẫn chiến đấu dũng cảm
29 Tháng Năm 2012(Xem: 9761)
Hiện tại đảng CSVN vẫn là một trở ngại cho sự đoàn kết dân tộc vì chủ trương độc tài và thù hận. Với xu thế và những chuyễn biến về hướng dân chủ hóa toàn cầu, đảng CSVN sẽ đi về đâu trong tiến trình này?
29 Tháng Năm 2012(Xem: 10203)
Dân Nam bộ vốn hiền hòa, nhẫn nhục, nhưng có mức độ, nhất là dân miệt thứ từng lấy mác đâm lủng bụng cò Tây. Đến một lúc, tức nước, vỡ bờ là...chém! Rồi đây, cục bướu “ Đất đai” sẽ tới ngày bừng vỡ. Cường quyền chết chôn thây vì đất có ngày!
28 Tháng Năm 2012(Xem: 10332)
Người ta cũng thấy trên các báo chí ở trong nước, những trang được gọi là “pháp luật” nói là đã “phá những tổ chức buôn người”; nhưng lại không dám nói đến những tên đứng đầu của tổ chức buôn người này, là những tên cán bộ cao cấp của đảng Cộng sản Việt Nam.
26 Tháng Năm 2012(Xem: 10336)
Chữ “nhân” tuy chỉ có hai nét, một nét phẩy một nét mác, nhưng lại không dễ viết. Hai nét này hàm nghĩa phong phú, triết lý sâu xa, không viết đúng được một nét thì không thể gọi là một đời người hoàn chỉnh đúng với ý nghĩa chân thực.
25 Tháng Năm 2012(Xem: 9272)
Miền Nam, quê tôi thuở ấy Dù chiến tranh đổ máu lẽ nào Quân dân sát cánh nhau chung chịu Quyết gìn làng, giữ xóm bình yên
24 Tháng Năm 2012(Xem: 14607)
Cho dù núp dưới cái hào quang chiến thắng “đánh Tây, đuổi Mỹ” - cho dù che giấu, lấp liếm, giải thích thế nào chăng nữa - thì dân miền Nam (gồm cả Nam lẫn Bắc theo chế độ Tự Do) vẫn thấy một sự thật.
23 Tháng Năm 2012(Xem: 14815)
Giây phút tưởng nhớ Việt-Nam Cộng-Hòa. Có tiền cũng không mua được tài liệu quý giá này
23 Tháng Năm 2012(Xem: 11088)
Trong cái xao lãng bỗng có ý nghĩ muốn tìm lại, noái lại tiếng noái của thời cũ rích cũ rang nhưng đằm thắm đó . Cho nên chỉ xin được ghi lại đây những gì còn nhớ mài mại, để gọi là khơi lại chút âm thanh của những ngày xưa cũ.
22 Tháng Năm 2012(Xem: 9818)
Nếu quí vị thật lòng vì dân, vì nước, hãy dũng mãnh đứng lên, làm ngọn đuốc soi đường để đồng bào các giới nương theo, vùng lên tự cứu mình, cứu nước. Đó mới thật là ăn năn, sám hối chớ không phải là những lời đãi bôi, sáo rỗng.
20 Tháng Năm 2012(Xem: 10077)
Một khi mà giới trẻ nhận thức được sụ cách biệt giữa thể chế “nhân bản” truyền thống dân tộc và chế độ độc tài, toàn trị bạc ác, bất nhân thì cuộc chiến giũa “thiện”, 'ác” sẽ đi vào kết cuộc dù là bao nhiêu lâu chăng nữa.