3:19 CH
Thứ Sáu
26
Tháng Tư
2024

NGHỀ GỐM BIÊN HÒA

20 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 19093)
Họ khác nhau về tuổi tác, tập quán sinh sống và chưa từng biết nhau, song những con người ấy lại có cùng một ước mơ, một mong muốn cháy bỏng là lưu giữ nghề truyền thống của quê hương. Không ít người đã chấp nhận cuộc sống bần hàn để vui buồn cùng nghề.
 
* HƠN 60 NĂM GẮN BÓ VỚI NGHỀ GỐM
Đã 78 tuổi nhưng nghệ nhân Trần Văn Là ở Biên Hòa vẫn còn khá minh mẫn khi hồi tưởng lại quá khứ, từ những ngày tóc còn để chỏm đã mê nghề làm gốm. Theo lời ông Là, thì 16 tuổi ông đã tập tành theo nghề gốm tại các cơ sở gốm ở Tân Vạn. Lúc đó trong ông luôn ấp ủ một mơ ước sau này sẽ trở thành thợ gốm chuyên nghiệp có thể tạo ra các mẫu gốm đặc sắc mang sắc thái riêng của Biên Hòa - Đồng Nai. Để thực hiện ước mơ, năm 1948 ông Là đã theo học Trường mỹ nghệ thực hành Biên Hòa (nay là Trường cao đẳng mỹ thuật trang trí Đồng Nai). Sau 4 năm tốt nghiệp ra trường, ông Là trở thành thợ thiết kế mẫu cho nhiều cơ sở gốm nổi tiếng ở Biên Hòa.
blank
Ông Trần Văn Là thiết kế mẫu rồng.
Với tài hoa vốn có và lại được đào tạo bài bản nên ông Là đã sớm nổi danh trong làng gốm vì đã thiết kế ra nhiều mẫu mã, hoa văn đặc sắc trên bình hoa, chậu hoa được khách hàng trong và ngoài nước rất ưa thích. Gốm Biên Hòa trước năm 1975 rất thịnh, lúc đó các lò gốm đa số tập trung ở phường Tân Vạn, xã Hóa An (TP.Biên Hòa). Gốm xuất xưởng bao nhiêu đều hết và được xuất khẩu sang nhiều nước như: Pháp, Mỹ, Nhật... Nét đặc trưng riêng của gốm Biên Hòa là dùng tro rơm, tro than củi làm nguyên liệu pha chế và đốt bằng củi để tạo màu sắc riêng biệt. Khoảng thời gian sau năm 1980, nhiều xưởng gốm bắt đầu nhập các nguồn nguyên liệu mới về và đổi mới một số quy trình công nghệ, khiến gốm Biên Hòa mất dần nét đẹp truyền thống. Ông Là cho hay: “Hiện nay chỉ còn lò gốm Kim Long, Phong Sơn ở TP. Biên Hòa là giữ được nhiều nét gốm xưa, các lò gốm khác phần lớn đã thay đổi, các mặt hàng tuy phong phú, nhiều màu sắc nhưng không còn nét đẹp bí ẩn riêng biệt nên giảm dần sự thu hút khách hàng sành chơi gốm”. Do đó, đầu ra của gốm hiện rất hạn chế và gốm Biên Hòa xưa đang dần bị mai một.
Sau hơn 60 năm gắn bó với nghề, ông Là đã thiết kế ra hàng ngàn mẫu gốm và ông là một trong số ít người gắn bó lâu năm nhất với nghề gốm.
blank
Gốm Biên Hòa.
 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Tư 2011(Xem: 16896)
Địa danh Cầu Gành có từ rất lâu, nhưng nhiều năm gần đây bị viết là Cầu Ghềnh. Thực ra "Gành" hay "Ghềnh" thì cũng cùng một nghĩa, chỉ khác nhau do cách gọi của vùng miền. Dù sao, tôi vẫn thích gọi bằng cái tên cũ, Cầu Gành nghe hay hơn, Biên Hòa hơn!
12 Tháng Tư 2011(Xem: 13431)
Chung chung các đợt chuyển cư từ miền ngoài, chủ yếu là dân vùng Ngũ Quảng vào đất Đồng Nai – Gia Định trong thế kỷ 18 và nửa đầu thế kỷ 19, diễn ra không ào ạt, nhưng tương đối đều đặn và liên tục. Số lưu dân đến định cư ở đây gồm có hai luồng chính: luồng đi thuyền vào Đồng Nai, Bến Nghé, Tân Bình
18 Tháng Hai 2011(Xem: 19655)
Bộ sưu tập quý giá này thể hiện sức sống văn hóa, sáng tạo và sự tài hoa của những nghệ nhân Biên Hòa, đặc biệt là những nghệ nhân xuất thân từ trường Mỹ nghệ thực hành Biên Hòa - ngôi trường vừa tròn 105 tuổi; nơi đào tạo nhiều thế hệ tài năng cho nghề gốm truyền thống của Biên Hòa - Đồng Nai.
09 Tháng Hai 2011(Xem: 18976)
Nếu có người nước ngoài hỏi tôi đến từ đâu, tôi sẽ trả lời là người Việt Nam ở thành phố Sài Gòn. Nhưng nếu người hỏi tôi lại là người Việt Nam thì tôi chẳng ngần ngại mà trả lời rằng: Tôi là người Biên Hòa, ở Cù Lao Phố.
02 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 22567)
Kính chuyển đến quý đồng hương và Thân Hữu bài viết " Trường Tiểu Học Nguyễn Du Biên Hòa" của tác giả Trần văn Trung đã được đăng trên Bản Tin Biên Hòa Houston năm 2006. Đây là bài viết giá trị đáng được lưu giữ và truyền đạt cho thế hệ mai sau. Chân thành cảm ơn sự hiệu đính và cho phép của tác giả; để đồng hương và thân hữu khắp nơi đóng góp sự thiếu sót và gìn giữ tài sản hiếm quý nầy.