1:31 CH
Thứ Tư
24
Tháng Tư
2024

NGHỀ GỐM BIÊN HÒA

20 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 19080)
Họ khác nhau về tuổi tác, tập quán sinh sống và chưa từng biết nhau, song những con người ấy lại có cùng một ước mơ, một mong muốn cháy bỏng là lưu giữ nghề truyền thống của quê hương. Không ít người đã chấp nhận cuộc sống bần hàn để vui buồn cùng nghề.
 
* HƠN 60 NĂM GẮN BÓ VỚI NGHỀ GỐM
Đã 78 tuổi nhưng nghệ nhân Trần Văn Là ở Biên Hòa vẫn còn khá minh mẫn khi hồi tưởng lại quá khứ, từ những ngày tóc còn để chỏm đã mê nghề làm gốm. Theo lời ông Là, thì 16 tuổi ông đã tập tành theo nghề gốm tại các cơ sở gốm ở Tân Vạn. Lúc đó trong ông luôn ấp ủ một mơ ước sau này sẽ trở thành thợ gốm chuyên nghiệp có thể tạo ra các mẫu gốm đặc sắc mang sắc thái riêng của Biên Hòa - Đồng Nai. Để thực hiện ước mơ, năm 1948 ông Là đã theo học Trường mỹ nghệ thực hành Biên Hòa (nay là Trường cao đẳng mỹ thuật trang trí Đồng Nai). Sau 4 năm tốt nghiệp ra trường, ông Là trở thành thợ thiết kế mẫu cho nhiều cơ sở gốm nổi tiếng ở Biên Hòa.
blank
Ông Trần Văn Là thiết kế mẫu rồng.
Với tài hoa vốn có và lại được đào tạo bài bản nên ông Là đã sớm nổi danh trong làng gốm vì đã thiết kế ra nhiều mẫu mã, hoa văn đặc sắc trên bình hoa, chậu hoa được khách hàng trong và ngoài nước rất ưa thích. Gốm Biên Hòa trước năm 1975 rất thịnh, lúc đó các lò gốm đa số tập trung ở phường Tân Vạn, xã Hóa An (TP.Biên Hòa). Gốm xuất xưởng bao nhiêu đều hết và được xuất khẩu sang nhiều nước như: Pháp, Mỹ, Nhật... Nét đặc trưng riêng của gốm Biên Hòa là dùng tro rơm, tro than củi làm nguyên liệu pha chế và đốt bằng củi để tạo màu sắc riêng biệt. Khoảng thời gian sau năm 1980, nhiều xưởng gốm bắt đầu nhập các nguồn nguyên liệu mới về và đổi mới một số quy trình công nghệ, khiến gốm Biên Hòa mất dần nét đẹp truyền thống. Ông Là cho hay: “Hiện nay chỉ còn lò gốm Kim Long, Phong Sơn ở TP. Biên Hòa là giữ được nhiều nét gốm xưa, các lò gốm khác phần lớn đã thay đổi, các mặt hàng tuy phong phú, nhiều màu sắc nhưng không còn nét đẹp bí ẩn riêng biệt nên giảm dần sự thu hút khách hàng sành chơi gốm”. Do đó, đầu ra của gốm hiện rất hạn chế và gốm Biên Hòa xưa đang dần bị mai một.
Sau hơn 60 năm gắn bó với nghề, ông Là đã thiết kế ra hàng ngàn mẫu gốm và ông là một trong số ít người gắn bó lâu năm nhất với nghề gốm.
blank
Gốm Biên Hòa.
 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Sáu 2014(Xem: 14208)
Bài viết này là một cố gắng tìm hiểu thêm với hy vọng làm sáng tỏ một số vấn đề lịch sử trên.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 14363)
Vài con chim sẻ ríu rít trên cây gõ lâu đời. Chiếc ảnh lớn bằng sứ của người mà đời sống đã dính liền với đời của Dưỡng trí viện như sáng lên,
07 Tháng Năm 2013(Xem: 16105)
Buổi sáng tinh sương ở Biên Hòa vào khoảng tháng Tám bao giờ cũng lạnh so với các tỉnh miền đồng bằng sông Cửu Long. Đây là nơi chẳng những ở về phương Bắc lại còn là chốn khởi đầu của núi rừng miền Nam.
08 Tháng Tám 2012(Xem: 19977)
Di tích lịch sử Thành Kèn được xây dựng từ thời chúa Nguyễn (thế kỷ XIX). Đây là công trình kiến trúc quân sự đặc sắc có niên đại sớm ở Đồng Nai và vùng phụ cận.
23 Tháng Năm 2012(Xem: 17003)
Tôi cảm thấy ấm lòng vì trong buổi hoàng hôn của cuộc đời, tôi tìm lại được sự nồng ấm của tình thầy trò. Trong một xã hội băng hoại về mọi mặt hiện nay, những người học trò cũ của tôi vẫn còn giữ được tinh thần tôn sư trọng đạo. Điều này khiến tôi nghĩ rằng mình đã không sai lầm khi chọn nghề dạy học.