10:49 CH
Thứ Bảy
27
Tháng Tư
2024

Câu chuyện tình Mỹ-Việt: David Brown - Tuyết Lê-Brown - Hà Giang /Người Việt

01 Tháng Ba 20159:19 CH(Xem: 10177)

Hà Giang/Người Việt


WESTMINSTER, CA (NV) Chiều 29 Tết, trong khi trong bếp còn ngổn ngang với đám bánh Tét đang gói dở, nhà ngoại giao kỳ cựu, chuyên gia quốc tế về Đông Á, cây bút phân tích tình hình biển Đông nổi tiếng, David Brown, được cử đi chợ mua... nước mắm.

Lý do là vì, vợ ông, bà Tuyết Lê-Brown (tên Việt là Bạch Tuyết) chợt nhận ra rằng có lẽ chai nước mắm ở nhà không đủ để nấu món thịt kho trứng, món ăn Tết truyền thống của người miền Nam Việt Nam.



Bà Tuyết Lê-Brown gói bánh Tét chuẩn bị mừng Tết Ất Mùi tại nhà riêng ở Fresno, California. (Hình: Gia đình David Brown cung cấp)


Việc phải đi mua nước mắm vào giờ chót, theo bà Bạch Tuyết, cũng phần lớn là “lỗi tại ông,” vì “ông ấy rất mê nước mắm, cho nước mắm vào hầu hết mọi món ăn.”

“Tôi mà không cản thì chắc ông ấy uống cả nước mắm nữa!” Bà Bạch Tuyết “than phiền” bằng cái giọng không giấu được hạnh phúc và niềm hãnh diện: “Ông ấy yêu Việt Nam còn hơn cả tôi yêu Việt Nam nữa!”


Tổ ấm ở Fresno


Chốc nữa đây, khi mua xong và mang được chai nước mắm về nhà, phân tích gia David Brown sẽ được vợ “điều động” lau bát đĩa, hút bụi, dọn bàn thờ, và lo mọi chi tiết cho việc trang hoàng nhà cửa đón Tết. Thỉnh thoảng ông cũng sẽ được vợ vời vào bếp, nhờ nếm xem món thịt kho đã đủ nhừ, nêm nếm có vừa miệng chưa, một công tác ông... rất thích.

Tổ chức ăn một cái Tết hàng năm theo đúng truyền thống Việt Nam là một trong những điều, mà dù bất cứ trong hoàn cảnh khó khăn nào, bà Bạch Tuyết cũng cố gắng thực hiện, để nhắc các con bà là “chúng có dòng máu Việt Nam” trong huyết quản.

Trong khi đó, nói về hôn nhân của mình, ông David Brown, trong một lần trả lời phỏng vấn nhật báo Người Việt, tỏ bày: “Tôi rất hạnh phúc khi kết hôn với nhà tôi. Hai chúng tôi đều rất quan tâm đến Việt Nam. Tôi thấy mình gắn bó với Việt Nam như đã gắn bó với gia đình vợ, cả hai cùng mong mỏi những điều tốt nhất cho đất nước này...”

Ai bảo rằng những cuộc hôn nhân dị chủng thường gặp nhiều sóng gió?



Ông David Brown giúp vợ nêm cho vừa miệng món thịt kho trứng, món ăn Tết truyền thống của người miền Nam. (Hình: Gia đình David Brown cung cấp)


Thiên duyên tiền định


Cặp đôi Tuyết Lê-Brown và David Brown là hai khuôn mặt quen thuộc trong giới “mê” mạng xã hội Facebook, cả ở Mỹ lẫn ở Việt Nam. Những hình ảnh và “status” thường xuyên xuất hiện trên Facebook cho thấy sinh hoạt đầm ấm của hai người chia sẻ một mục đích chung.

Nhưng phải có cơ duyên đến thăm, sinh hoạt với họ vài hôm tại tư gia, mới thấy rõ hơn cuộc sống hàng ngày của cặp “chồng Mỹ vợ Việt” khá đặc biệt này.

Điểm đặc biệt đầu tiên là bà Bạch Tuyết “rất Mỹ!” Mỹ trong phong thái, trong cách phục sức, trong cách phát âm tiếng Anh không chỗ nào chê. Ngược lại, ông David Brown rất Việt Nam. Việt Nam trong lối nói tiếng Việt gần như hoàn chỉnh, với số ngữ vựng, sự am hiểu về tình hình chính trị Việt Nam có lẽ còn nhiều hơn một người Việt Nam quan tâm chuyện Việt Nam, và nhất là cách hoàn toàn lệ thuộc vào vợ trong sinh hoạt gia đình, để cho nội tướng của mình sắp đặt, điều khiển mọi việc, kể cả việc... sai đi chợ.

Ngày tôi đến Fresno thăm hai ông bà, xe vừa trườn tới trước nhà, hai người đã ra đón chào tận cửa. Trong khi ông nhanh nhẹn mở cốp xe giúp khiêng vali, máy ảnh, bà lách tách bấm máy chụp hình chồng với khách, rồi lại trao máy cho chồng chụp khách với mình. Ân cần, trang trọng, tạo cho khách cảm giác họ là người khách quý. Phong thái của giới ngoại giao!

Buổi tối hôm ấy, sau bữa cơm, trong phòng khách đầy dấu tích nhiều của nước Á Đông mà ông David Brown từng đến để đại diện Hoa Kỳ, như Việt Nam, Japan, Malaysia... tôi được dịp ngồi nghe hai vợ chồng ông thay phiên nhau kể về mối tình dài gần 50 năm của mình. Không khí trong phòng thêm đầm ấm hơn mỗi khi có những chi tiết người này không nhớ phải quay qua hỏi người kia. Cả những thoáng mắt nhìn nhau.

Tất cả bắt đầu khi chàng thanh niên David Brown, 22 tuổi, nhân viên ngành phục vụ nước ngoài (foreign service) của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, được cử đến phục vụ tại Việt Nam năm 1965, thời điểm chiến tranh Việt Nam bắt đầu leo thang.



Lê Thị Bạch Tuyết và David Brown thuở còn hẹn hò. (Hình: Gia đình David Brown cung cấp)


Phi cơ vừa đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất, khi hơi nóng của bầu không khí ẩm ướt phả thẳng vào mặt, ông Brown kể, ông đã nhận thức ngay là ông còn rất nhiều điều phải học, và thứ tiếng Việt Nam mà ông được dạy cả hàng năm trước đó, chẳng là gì cả. Cách phát âm các dấu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, của ông còn rất khác so với người bản xứ.

Với ông, khả năng nói tiếng địa phương vô cùng quan trọng. Công việc của một nhân viên ngành “foreign services” của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ là phải dùng tài ngoại giao, sự duyên dáng của mình để kết bạn với người bản xứ. Phải tìm ra ai là ai, mình có thể nói chuyện với người nào, ai là người có thể giúp mình tìm hiểu vùng đất xa lạ, nhưng phải nhanh chóng am tường. Hơn thế nữa, ông lại là một nhân viên thuộc Phòng Chính Trị.

Khoảng năm 1967, số nhân sự thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phục vụ tại Việt Nam lên đến trên dưới 30 người. David Brown và khoảng 6, 7 nhân viên trẻ, độc thân khác được biệt phái đi đến các tỉnh để mở rộng tầm hoạt động.

Nhớ lại thời gian này, ông Brown nói với nụ cười, “lúc đó ai cũng tưởng tôi là CIA, vì biết nói, biết viết tiếng Việt thì chắc chắn phải là 'xịa' rồi.” Thật ra ông được giao cho chức vụ “District Senior Advisor,” của trong “Chương Trình Điều Nghiên, Toán Lưu Động,” địa bàn hoạt động là Biên Hòa, Hố Nai, Tam Hiệp, Long Bình, làm việc tại trụ sở của USAID, Biên Hòa.

Và Biên Hòa chính là nơi ông gặp cô gái miền Nam Việt Nam tên Tuyết, người sau này cùng ông chia sẻ cuộc đời.

Bà Tuyết Lê-Brown cho biết lúc đó mới 17 tuổi, bà đã phải “nói dối” là mình 18, để được USAID nhận vào làm nhân viên trả lời điện thoại.

“Hồi ấy còn nhỏ lắm, nhưng tôi đã để ý đến David vì đôi mắt xanh, dáng người cao lớn, và vì lối phát âm tiếng Việt rất chuẩn.” Bà nhớ lại.

Một buổi chiều, khi cả hai cùng phải làm việc trễ, chàng trẻ tuổi David đánh bạo ngỏ ý muốn đưa cô Bạch Tuyết về nhà trên chiếc xe gắn máy của mình. Ngẫm nghĩ giây lát, Bạch Tuyết gật đầu bằng lòng, một quyết định trói chặt cuộc đời hai người với nhau từ đó.



Cô dâu Lê Thị Bạch Tuyết và chú rể David Brown bước ra khỏi nhà thờ sau lễ cưới. (Hình: Gia đình David Brown cung cấp)


Vượt khác biệt văn hóa


Trả lời câu hỏi về những khó khăn phải đối diện vì hai nền văn hóa khác nhau, bà Tuyết Lê-Brown kể về vụ “chạm trán” ngay từ hôm đầu tiên của họ.

“Hôm ấy, trên đường về, David đưa tay chạm vào đùi tôi. Tôi sợ quá, vừa giận, vừa sợ, hất ngay tay anh ta ra.” Tuyết Lê-Brown kể.

Thế là suốt con đường về, cô Bạch Tuyết im lặng không nói chuyện với David nữa, mặc cho chàng trai Mỹ hết lời xin lỗi.

Phản ứng bất ngờ của người con gái Việt Nam khiến David ngỡ ngàng. Cố gắng phân tích, ông chợt vỡ lẽ ra rằng trong thời gian dài được huấn luyện về ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã thiếu sót không giải thích cho ông (và các đồng nghiệp) biết tí gì về cách đối xử với phái nữ của đất nước này.

Ngỡ ngàng thứ hai là gia đình Tuyết, nhất là người cha, hoàn toàn phản đối việc con gái mình có một người bạn trai ngoại quốc. Ông Brown cho biết điều này làm ông hết sức ngạc nhiên, ông cứ tưởng mình đẹp trai, là nhân viên Bộ Ngoại Giao Mỹ, vừa oai, vừa nhiều tiền, thì cha mẹ Tuyết chắc chắn sẽ sẵn sàng đón nhận. Ông lầm. Dù nghèo, dù tài chánh gia đình khó khăn, bằng lòng cho con gái lấy một người Mỹ, theo văn hóa Việt Nam thời đó, là một quyết định mà cả hai người trẻ thật lòng yêu nhau này, phải mất một thời gian lâu mới thuyết phục được cha mẹ Tuyết chấp nhận.

Ông Brown cho biết trong nhiều tháng trời, cứ cuối tuần là đến nhà hầu chuyện với thân phụ của Tuyết vài tiếng đồng hồ, đa số là chuyện chính trị Việt Nam, chỉ để mong được thấy Tuyết thấp thoáng xuất hiện lúc mang nước ra mời.

Cuối cùng, ông cảm thấy mình “chiến thắng vinh quang” khi được phép đưa Tuyết đi chơi riêng. Tuy gọi là riêng, lúc nào thân phụ Tuyết cũng phái đứa em trai, làm “escort,” đi cùng. Tuyết và David phải dần dà tìm cách hối lộ cậu em để hai người có được những giây phút riêng tư.

Khi biết không thể ngăn cản được mối tình thắm thiết của hai người, người cha đưa ra ba điều kiện: Thứ nhất, chàng trai David phải có người sang cưới hỏi con gái ông theo đúng phong tục Việt Nam; thứ hai, phải theo đạo Công Giáo của vợ; và các con sau này cũng phải theo đạo Công Giáo.



Ông David Brown (trái) và hai con gái cùng vợ là bà Tuyết Lê-Brown (phải). (Hình: Gia đình David Brown cung cấp)


Tình yêu như sức mạnh phi thường khiến David vượt qua tất cả. Hôn lễ của hai người được cử hành vào Tháng Sáu, 1969, một thời gian ngắn trước khi David Brown được chuyển về lại Hoa Kỳ.

Lấy được nhau rồi, họ phải đối diện nhiều khác biệt văn hóa khác, chẳng hạn việc giúp đỡ gia đình.

Ông Brown kể: “Chúng tôi thường xuyên phải gửi tiền về Việt Nam. Chúng tôi cãi cọ hoài về việc đó. Tôi thấy nó chẳng hợp lý gì cả. Chúng tôi cũng đang phải cố gắng gầy dựng cho cuộc sống của chính mình. Mãi sau này tôi mới hiểu tâm trạng của Tuyết, hiểu rằng, nàng cũng như bao nhiêu người khác đều cảm thấy mình, vì may mắn hơn, có trách nhiệm phải lo lắng cho người thân còn ở lại.”

“Lúc đó bà Tuyết đã thuyết phục ông bằng cách nào?” Tôi hỏi.

“Ồ, bằng cách khi con chúng tôi còn nhỏ, mà bà tự đi tìm việc làm. Tuyết làm người bán hàng ở một tiệm quần áo đàn ông, rồi sau đó làm ở một tiệm bán vải. Chỉ một thời gian ngắn, Tuyết nhận được một cái “pin” khen thưởng của cửa tiệm, là người tiếp khách tốt nhất.” Ông Brown kể, rồi kết luận: “Có lẽ hành động của vợ đã làm tôi xấu hổ, khiến tôi bằng lòng giúp đỡ gia đình nàng. Tôi nghĩ vậy.”

Rồi trước đôi mắt ngạc nhiên của vợ, ông chia sẻ nhận định của mình, có thể là lần đầu tiên: “Tuyết có lẽ là người đàn bà Việt Nam tuyệt vời nhất mà tôi gặp, thông minh, tràn đầy sức sống, bướng bỉnh, không cho phép cuộc đời đánh bại mình. Với tôi, Tuyết không là một người đàn bà chỉ hấp dẫn về thể chất. Nàng có một sức mạnh ý chí. Lấy chồng rồi, vừa lo cho con, vừa lo trách nhiệm của một người vợ nhân viên ngoại giao, nàng còn học thêm để lấy cho xong bằng cao học trong ngành y tế tâm thần.”

“Và giờ đây, khi nhìn vợ, thỉnh thoảng tôi lại tự nhủ mình là người đàn ông may mắn, vì Tuyết đến với tôi, thực sự hoàn toàn không phải là việc đến với một người đàn ông Mỹ nhiều tiền.” Ông thú nhận.

Ông bà David Brown có hai con gái, một người tốt nghiệp Đại Học Harvard, người kia tốt nghiệp Brown University, một cháu trai hơn ba tuổi. Họ định cư ở thành phố Fresno, California. Bà Tuyết Lê-Brown là một Tham Vấn Tâm Lý Lâm Sàng (Board licensed Clinical Psychotherapist).

Khi không đọc sách, trả lời phỏng vấn, hay viết những bài phân tích cho các tờ Asia Times, Asia Sentinel, East Asia Forum... David Brown giúp vợ nấu ăn, làm vườn, và nhất là đi chợ, mua những thứ để nấu món ăn thuần túy Việt Nam, chẳng hạn như... nước mắm.

Về thức ăn ngày Tết, ông thích thịt kho, dưa món, và mê bánh Tét hơn bánh Chưng. “Đương nhiên, vì ông ấy có vợ là người miền Nam!” Bà Tuyết dí dỏm khẳng định.
Hà Giang

Ý kiến bạn đọc
12 Tháng Mười Một 20188:08 SA
Khách
Qua hay va that xuch dong khi doc duoc bai nay. Doi khi toi tu hoi 2 vo chong hoan toan khac nhau ve the xac va van hoa ma song hanh phuc hon vo chong cung dan toc va van hoa. Co the noi day tam guong lon ma rat nhieu nguoi muon noi theo va trong do co toi. Cam on tac gia.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười Một 2012(Xem: 15495)
Bố lên ở trên Thiên Đường rồi, mẹ yên tâm. Con đã xin vào nội trú ở trường dưới Hamburg, ngày mai con sẽ về dưới đó, con không ở lại đây lâu để làm phiền mẹ và em đâu, con về ở tạm đây là vì bố muốn thế
18 Tháng Mười Một 2012(Xem: 13778)
Đừng hối tiếc những sai lầm đã phạm. Có rất nhiều việc buộc chúng ta phải lầm lạc. Chúng ta là con người, cho nên chúng ta lầm lạc
18 Tháng Mười Một 2012(Xem: 14072)
Đời là một chuyến đi không biết điểm đến. Rất ít ai đến được điểm mình dự định. Thông thường ta bắt đầu cuộc hành trình với một ý niệm đích điểm trong đầu
18 Tháng Mười Một 2012(Xem: 14790)
Người ta bảo rồi thời gian sẽ xóa nhòa hết nhưng cho mãi nhiều năm sau này, tôi không bao giờ quên được hình ảnh Mai nằm trên chiếc bàn ở bệnh viện
16 Tháng Mười Một 2012(Xem: 17893)
Nhưng dù có đi đâu, ở đâu, mỗi khi bắt gặp cơn mưa đầu mùa, lòng ta lại nhớ về cái âm thanh lộp độp của những tàu chuối sau hè…
15 Tháng Mười Một 2012(Xem: 13410)
Ước mong Thái Thụy Vy, nhà-thơ-yêu-màu-tím, sáng tác nhiều hơn để cho vườn hoa văn học Việt Nam hải ngoại nói riêng mang nhiều sắc thái độc đáo, và để cho nền văn học Hoa Kỳ nói chung, vốn đã đa dạng lại càng thêm phong phú.
11 Tháng Mười Một 2012(Xem: 14019)
"Hai bờ Bến Hải" vẫn còn khi đảng Cộng Sản Việt Nam càng ngày càng trân tráo, ngang ngược, dựa vào thế và lực của Tầu và súng đạn chúng đang có trong tay, nên cứ chà đạp dân quyền và nhân quyền toàn thể dân tộc Việt
05 Tháng Mười Một 2012(Xem: 13557)
Còn tôi, tôi không thể nhìn cảnh trí nơi đây một cách bàng quan như thế. Tôi không thể nhìn nó mà không kèm theo những xúc động vui buồn hết sức riêng tư.
02 Tháng Mười Một 2012(Xem: 13906)
Qua câu chuyện của hai người già, bộ phim có lẽ đang nhắn nhủ một điều rất trẻ: lắng nghe, yêu thương và để những người thân của chúng ta được sống với đam mê của họ. Vì cuộc đời rất ngắn.
29 Tháng Mười 2012(Xem: 16476)
Ngay lúc đó, nó đã mong sẽ thôi không lớn nữa, cứ sống mãi với ruộng vườn cùng với ông bà ngoại trong căn nhà gỗ, với ánh đèn dầu và lũ bạn rách rưới tinh ranh vẫn hằng đêm cùng nó đọc làu làu những con chữ đầu đời.
26 Tháng Mười 2012(Xem: 16140)
Hơn ba mươi năm lìa bỏ quê ra đi, tôi đã trở lại ba lần. Cả ba lần, không lần nào tôi tìm được quê hương ngày xưa. Tất nhiên tôi không buồn vì những thay đổi ngoại cảnh
22 Tháng Mười 2012(Xem: 18646)
Đúng như vậy, vào khoảng hơn mười giờ sáng, tôi thấy anh tới phòng, chào và nói một câu tôi nghe quá quen thuộc. Dịch ra tiếng Việt thì anh đã nói: “Tôi là Frostic đây, thầy còn nhớ tôi không?”
21 Tháng Mười 2012(Xem: 15779)
Từ chuyến đi đó đến nay, tôi đã nguyện với lòng mình rằng tôi sẽ không bao giờ trở về cho đến khi nào quê hương Việt Nam không còn bóng ma cộng sản đã gây ra bao nhiêu cảnh tang tóc đau thương cho quê hương, cho đồng bào của tôi.
21 Tháng Mười 2012(Xem: 18337)
Cười ha hả Hiệu và Bảng đi ra sau lái tàu để một mình Đạt đứng tần ngần nhìn dòng kinh nước trong một màu vàng của phèn. Người lính trẻ mới đổi về đơn vị tác chiến của hải quân chợt thở dài.
18 Tháng Mười 2012(Xem: 17805)
Chính nụ cười của bạn mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh, và tất nhiên nó cũng mang lại hạnh phúc cho chính bản thân bạn nữa. Điều ngọt ngào nhất bao giờ cũng đến phía sau những nỗi cô đơn dù không thể diễn tả thành lời.
16 Tháng Mười 2012(Xem: 26128)
Bộ môn nghệ thuật của miền Nam trước 1975 biểu tượng sự tự do và phóng khoáng với những khuôn mặt vang bóng một thời
13 Tháng Mười 2012(Xem: 16491)
Mẹ có thể dạy con cách chia sẻ, nhưng không thể bắt con sống quảng đại Mẹ có thể dạy con niềm kính trọng, nhưng không thể ép con tôn trọng người
08 Tháng Mười 2012(Xem: 21049)
Lòng tôi chợt nhói lên một niềm đau khi nghĩ tới số phận của những cựu quân nhân và công chức của Miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Ai còn? Ai mất?
02 Tháng Mười 2012(Xem: 16686)
Tôi làm thơ không phải để in và bán. Tôi làm thơ cho những trăn trở và mất mát của riêng tôi và dường như có sự thôi thúc của người chồng quá cố của tôi như là anh đã chọn cho tôi
01 Tháng Mười 2012(Xem: 17018)
Chiến tranh đã cướp mất tuổi thanh xuân của bao nhiêu người vợ trẻ. Chỉ còn lại Việt Nam, một quê hương điêu linh, một dân tộc bất hạnh triền miên trong chiến tranh và nghèo khó.
30 Tháng Chín 2012(Xem: 20949)
Bạn bè đồng lứa có đứa đã biết e ấp làm điệu với những bạn trai, với những người tình, nhưng tôi chưa một lần xao xuyến với những cái lẻ tẻ này.
29 Tháng Chín 2012(Xem: 17511)
Cuộc chiến tranh ý thức hệ kéo dài 30 năm đã để lại cho thành phố Sài Gòn, đồng thời cũng là thủ đô của Nam Việt Nam những hệ lụy thuộc về lịch sử. Đấy là thành phố “được" giải phóng và trước khi “được giải phóng” ngay trong lòng của nó đã có những cuộc tương tàn
28 Tháng Chín 2012(Xem: 18066)
Bác sĩ Nguyễn văn Phúc (Medical Doctor), là một thuyền nhân (boat people) Việt Nam, theo gia đình qua Tây Đức lúc 18 tháng. Bác sĩ đã tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa tại đại học Giessen, Cộng Hoà Liên Bang Đức năm 2005 lúc 26 tuổi
27 Tháng Chín 2012(Xem: 18950)
Tình yêu và sự quan tâm lo lắng của cha mẹ là món quà quý giá nhất mà chúng ta được tặng từ khi mới chào đời.
26 Tháng Chín 2012(Xem: 17426)
“Về hưu làm chi? Phải làm việc cho đến khi chết. Một đời đẹp nhất, có ý nghĩa nhất, đáng sống và ích lợi nhất là làm việc cho đến chết. Có việc làm đều đều, hàng ngày bận rộn, sẽ kéo dài tuổi thọ
24 Tháng Chín 2012(Xem: 17892)
Khá lắm! Khá Lắm! Dám làm dám chịu, thật là anh hùng! Dĩ nhiên là chú biết… Nhưng đó là một kỷ niệm thời thơ ấu mà! Ngày xưa chú còn nghịch ngợm hơn cháu nữa đấy! Cảm ơn cháu có lời chúc!
23 Tháng Chín 2012(Xem: 20631)
Chẳng qua là họ muốn tạo thời cơ để kiếm cho cái … đít của họ một cái… ghế! Đến đây thì vở tuồng trên sân khấu đang chuyển sang lớp “gà nhà bôi mặt đá nhau” … Cái mặt đã trở thành “một vấn đề”!
21 Tháng Chín 2012(Xem: 16943)
Do đó, quan niệm đó đã đến lúc phải thay đổi. Người phụ nữ Việt Nam đã đến lúc phải được bình đẳng. Bình đẳng không phải vì quyền lợi mà để nhận trách nhiệm xây nước và dựng nước.
17 Tháng Chín 2012(Xem: 18687)
Trong giấc ngủ tôi thường gặp cha mẹ, gặp ngay trong những ngôi nhà cũ ở Việt Nam, gặp bạn bè cũng gặp trên đường phố Việt Nam từ ngày rất xa xưa, và bao giờ trong mơ cũng đối thoại bằng tiếng Việt
11 Tháng Chín 2012(Xem: 19945)
Tôi đốt thêm một điếu thuốc rồi đặt lên cuộn dây dừa, vái lâm râm: " Cương ơi ! Mầy có linh thiêng thì về đây hút với tao một điếu ! ". Tự nhiên, tôi ứa nước mắt!
09 Tháng Chín 2012(Xem: 19492)
Tôi yên tâm và tiếp tục chăm chú học nhưng… chỉ hơn một tuần sau, vào một ngày cách đây hơn bốn chục năm. Tôi được tin Mẹ tôi bị đứt mạch máu và qua đời! Vâng, Mẹ lại nói dối tôi và đây cũng là lần nói dối cuối cùng của Mẹ !!!
07 Tháng Chín 2012(Xem: 21225)
nỗi cô đơn buồn bã hay hoài niệm về một quãng đời đã mất! Tôi thương ông cụ, và nghĩ đến tuổi già mai sau của tất cả chúng ta. Cụ ơi, bài hát đó là bài gì vậy cụ ???
06 Tháng Chín 2012(Xem: 39131)
Vậy đó, ông nội và cháu có nhiều điểm giống nhau. Cháu sẽ lớn, sẽ trưởng thành. Ông một ngày nào đó sẽ ra đi. Bà nội nhìn ông mà nhớ cháu. Hạnh phúc của ông bây giờ là sống vô tư như trẻ con. Hạnh phúc của bà bây giờ là không còn giận hờn mà con tim đầy ắp những yêu thương và bổn phận.
03 Tháng Chín 2012(Xem: 18919)
Duy có điều đáng lưu ý là phần kết luận của cuốn phim. Phần thông điệp chính của cuốn phim có thể làm cho chúng ta bất bình và đau đớn. Phải chăng đây là cuộc sống thực sự của các gia đình Việt Nam tan tác trong chiến tranh và đoàn tụ trong hòa bình.
02 Tháng Chín 2012(Xem: 19892)
Một món quà từ cô bé mắt màu xanh biển và tóc màu cát đã dạy tôi biết coi trọng thời gian của cuộc sống và biết nhận thấy sự yêu thương.
01 Tháng Chín 2012(Xem: 21283)
Không trách, mà còn khen. Áo quần chỉ là ngoại vật. Chúng vô tri vô giác, không tội tình gì. Chúng là vật ngoại thân, không là một bộ phận của thân thể con người…
31 Tháng Tám 2012(Xem: 19335)
Nhân chuyến thăm Việt Nam mới đây của đại diện Bắc Hàn với những lời tuyên truyền ca tụng tốt đẹp về nước này, xin giới thiệu đến quý độc giả bài viết sau đây để biết thêm phần nào sự thật về Bắc Hàn.
29 Tháng Tám 2012(Xem: 20647)
Kiếp phù sinh như hình như ảnh; Có chữ rằng vạn cảnh giai không. Ai ơi lấy Phật làm lòng, Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi.
28 Tháng Tám 2012(Xem: 19895)
Tôi tự hỏi, đối với bà, đâu là nỗi đau lớn nhất trong 13 năm này: những đau khổ về thân xác trong trại cải tạo, hay nỗi đau tình cảm phải chia lìa với gia đình và con dại? Thời gian có xoa dịu được những nỗi đau này không? Hay mất mát sẽ vĩnh viễn là mất mát?
27 Tháng Tám 2012(Xem: 19183)
Dung kinh ngạc, không ngờ Sơn lại có nhiều bằng hữu đến thế. Lành lặn cũng nhiều, tàn phế cũng không ít. Cũng có những người đàn bà mắt ngấn lệ, ngập ngừng buông những nắm đất phủ trên quan tài của Sơn
26 Tháng Tám 2012(Xem: 18144)
Ý nghĩ và hành động xấu xa, tàn ác hung dữ thì nên diệt ngay trong ý nghĩ, không cho phát sinh. Nếu lỡ đã tiến hành thì nên ngừng lại và dứt bỏ không làm nữa.
24 Tháng Tám 2012(Xem: 19391)
bà không nỡ quay mặt với họ, dù rằng bà đau đớn vì mất đi hình ảnh người em ruột thân thương gần gũi ngày xưa, dù rằng bà xấu hổ giùm người em ruột tham lam, tính toán và ích kỷ bây giờ. Và nỗi đau đớn ấy, sự xấu hổ ấy sẽ theo bà về Mỹ, và theo bà cho đến hết cuộc đời.
23 Tháng Tám 2012(Xem: 28116)
để tưởng nhớ người bạn gẫy cánh trên chiến-trường các bay trên nơi bạn mình rớt mở canopy ném xuống cho bạn một bao thuốc lá Lucky-strike. Hôm nay nhớ anh viết về anh, tôi đốt một điếu thuốc để đay cho anh, mong anh thích Marlboro lights .
23 Tháng Tám 2012(Xem: 20393)
ng ngày 1-5, tôi bước ra khỏi Bệnh xá, đứng trên Quốc lộ 4, tôi nhìn về hướng Cần Thơ, thấy mặt trời lên đỏ rực, báo hiệu một ngày mới. Lúc đó tôi không hề biết rằng, đó là cái ngày đầu tiên của một hành trình bi thảm khác, có tên gọi là “Mạt Lộ”.
21 Tháng Tám 2012(Xem: 20890)
Mấy đứa nhỏ ở nhà ráng lo cho chúng đi du học hết đi. Ngày xưa thì hết tị nạn chính trị đến tị nạn kinh tế, còn bây giờ thì phải kể thêm tị nạn giáo dục nữa. Mà thật ra thì thời buổi này, ở cái đất nước này, mọi chuyện đều phải tính hết, không thể ù lì chờ nước tới chân mới nhảy.
15 Tháng Tám 2012(Xem: 21456)
tất cả gặp nhau một chút rồi chia tay. Từng ngày hãy gieo vào tâm thức những hạt giống thiện lành, thay vì phá hoại cuộc sống mình và người bằng những tâm hành tiêu cực!
14 Tháng Tám 2012(Xem: 18117)
Và vì vậy mà tôi biết, sẽ có một ngày, tôi bỏ lại tất cả nơi đây để về với mẹ. tôi chỉ xin lạy Phật ngàn lạy, vạn lạy mà cầu cho ngày đó đến trước khi quá muộn
13 Tháng Tám 2012(Xem: 19305)
Đứa con út ốm đau Vẫn hằng đêm đòi sữa Chẳng còn gì bán nữa Ngoài giọt máu mẹ cha
11 Tháng Tám 2012(Xem: 21837)
Giọt nước mắt của người chồng Mỹ với người vợ Việt, của người cha Mỹ khóc thương cho đứa con trai vắn số cũng mặn như giọt nuớc mắt của bất cứ người chồng người cha nào khác . Có khác gì đâu. Vô thường!
08 Tháng Tám 2012(Xem: 21042)
Lòng từ thiện, nỗi thương tâm về một hoàn cảnh, về một người nào đó...sẽ không bao giờ có biên giới, có lằn ranh, có sự phân biệt xã hội, chủng tộc.