4:50 SA
Thứ Sáu
26
Tháng Tư
2024

HAPPY THANKSGIVING DAY!

21 Tháng Mười Một 201212:00 SA(Xem: 13621)
  HAPPY THANKSGIVING DAY!

 
 Thứ Năm này sẽ là Lễ Tạ Ơn tại Mỹ. Trân trọng mời quý đồng hương và thân hữu đọc lại bài viết đặc biệt cho mùa lễ tạ ơn của tác giả Hoàng Thanh. Cô tên thật Võ Ngọc Thanh, một dược sĩ thuộc lớp tuổi 30’, hiện là cư dân Westminster, Orange County. Bài viết về Lễ Tạ Ơn của cô mang tựa đề "Xin Cám Ơn Cuộc Đời" kể lại câu chuyện xúc động, giản dị mà khác thường, bắt đầu từ cái bình thường nhất: "Chỉ với một nụ cười..." Tựa đề mới đuợc đặt lại theo tinh thần bài viết.

Xin Cám Ơn Cuộc Đời

 Thế là một mùa Lễ Tạ Ơn nữa lại đến. Tôi vẫn còn nhớ, lần đầu tiên khi nghe nói về Lễ Tạ Ơn, tôi thầm nghĩ, "Dân ngoại quốc sao mà... "quởn" quá, cứ bày đặt lễ này lễ nọ, màu mè, chắc cũng chỉ để có dịp bán thiệp, bán hàng để nguời ta mua tặng nhau thôi, cũng là một cách làm business đó mà..."

 Năm đầu tiên đặt chân dến Mỹ, Lễ Tạ Ơn hoàn toàn không có một chút ý nghĩa gì với tôi cả, tôi chỉ vui vì ngày hôm đó đuợc nghỉ làm, và có một buổi tối quây quần ăn uống với gia đình.
Mãi ba năm sau thì tôi mới thật sự hiểu đuợc ý nghĩa của ngày Lễ Tạ Ơn.
 Thời gian này tôi đang thực tập ở một Pharmacy để lấy bằng Dược Sĩ. Tiệm thuốc này rất đông khách, cả ngày mọi nguời làm không nghỉ tay, điện thoại lúc nào cũng reng liên tục, nên ai nấy cũng đều căng thẳng, mệt mỏi, dễ đâm ra quạu quọ, và hầu như không ai có nổi một nụ cuời trên môi.
 Tiệm thuốc có một bà khách quen, tên bà là Josephine Smiley. Tôi còn nhớ rất rõ nét mặt rất phúc hậu của bà. Năm dó bà đã gần 80 tuổi, bà bị tật ở tay và chân nên phải ngồi xe lăn, lại bị bệnh thấp khớp nên các ngón tay bà co quắp, và bà lại đang điều trị ung thư ở giai đoạn cuối. Cứ mỗi lần bà đến lấy thuốc (bà uống hơn muời mấy món mỗi tháng, cho đủ loại bệnh), tôi đều nhìn bà ái ngại. Vì thấy rất tội nghiệp cho bà, nên tôi thường ráng cười vui với bà, thăm hỏi bà vài ba câu, hay phụ đẩy chiếc xe lăn cho bà. Nghe đâu chồng bà và đứa con duy nhất bị chết trong một tai nạn xe hơi, còn bà tuy thoát chết nhưng lại bị tật nguyền, rồi từ đó bà bị bệnh trầm cảm (depressed), không đi làm được nữa, và từ 5 năm nay thì lại phát hiện ung thư. Mấy người làm chung trong tiệm cho biết là bà hiện sống một mình ở nhà dưỡng lão.
 Tôi vẫn còn nhớ rất rõ vào chiều hôm trước ngày lễ Thanksgiving năm 1993, khi bà đến lấy thuốc. Bỗng dưng bà cười với tôi và đưa tặng tôi tấm thiệp cùng một ổ bánh ngọt bà mua cho tôi. Tôi cám ơn thì bà bảo tôi hãy mở tấm thiệp ra đọc liền đi.
Tôi mở tấm thiệp và xúc động nhìn những nét chữ run rẩy, xiêu vẹo:

Dear Thanh,
My name is Josephine Smiley, but life does not "smile" to me at all. Many times I wanted to kill myself, until the day I met you in this pharmacy. You are the ONLY person who always smiles to me, after the death of my husband and my son. You made me feel happy and help me keep on living. I profit this Thanksgiving holiday to say "Thank you", Thanh.
Thank you, very much, for your smile...


 Rồi bà ôm tôi và bà chảy nước mắt. Tôi cũng vậy, tôi đứng mà nghe mắt mình ướt, nghe cổ họng mình nghẹn... Tôi thật hoàn toàn không ngờ được rằng, chỉ với một nụ cuời, mà tôi đã có thể giúp cho một con nguời có thêm nghị lực để sống còn.
Đó là lần đầu tiên, tôi cảm nhận được cái ý nghĩa cao quý của ngày lễ Thanksgiving.
 Ngày Lễ Tạ Ơn năm sau, tôi cũng có ý ngóng trông bà đến lấy thuốc truớc khi đóng cửa tiệm. Thì bỗng dưng một cô gái trẻ đến tìm gặp tôi. Cô đưa cho tôi một tấm thiệp và báo tin là bà Josephine Smiley vừa mới qua đời 3 hôm truớc. Cô nói là lúc hấp hối, bà đã đưa cô y tá này tấm thiệp và nhờ cô đến đưa tận tay tôi vào đúng ngày Thanksgiving. Và cô ta đã có hứa là sẽ làm tròn uớc nguyện sau cùng của bà. Tôi bật khóc, và nuớc mắt ràn rụa của tôi đã làm nhòe hẳn đi những dòng chữ xiêu vẹo, ngoằn nghèo trên trang giấy:
My dear Thanh,
I am thinking of you until the last minute of my life.
I miss you, and I miss your smile...
I love you, my "daughter"...

 Tôi còn nhớ tôi đã khóc sưng cả mắt ngày hôm dó, không sao tiếp tục làm việc nổi, và khóc suốt trong buổi tang lễ của bà, người "Mẹ American" đã gọi tôi bằng tiếng "my daughter"...

Truớc mùa Lễ Tạ Ơn năm sau đó, tôi xin chuyển qua làm ở một pharmacy khác, bởi vì tôi biết, trái tim tôi quá yếu đuối, tôi sẽ không chịu nổi niềm nhớ thương quá lớn, dành cho bà, vào mỗi ngày lễ đặc biệt này, nếu tôi vẫn tiếp tục làm ở pharmacy đó.

 Mãi cho đến giờ, tôi vẫn còn giữ hai tấm thiệp ngày nào của nguời bệnh nhân này. Và cũng từ đó, không hiểu sao, tôi yêu lắm ngày Lễ Thanksgiving, có lẽ bởi vì tôi đã "cảm" được ý nghĩa thật sự của ngày lễ đặc biệt này.
 Thông thường thì ở Mỹ, Lễ Tạ Ơn là một dịp để gia đình họp mặt. Mọi nguời đều mua một tấm thiệp, hay một món quà nào đó, đem tặng cho nguời mình thích, mình thương, hay mình từng chịu ơn. Theo phong tục bao đời nay, thì trong buổi họp mặt gia đình vào dịp lễ này, món ăn chính luôn là món gà tây (turkey).
 Từ mấy tuần truớc ngày Lễ TẠ ƠN, hầu như chợ nào cũng bày bán đầy những con gà tây, gà ta, còn sống có, thịt làm sẵn cũng có... Cứ mỗi mùa Lễ Tạ Ơn, có cả trăm triệu con gà bị giết chết, làm thịt cho mọi người ăn nhậu.
 Người Việt mình thì hay chê thịt gà tây ăn lạt lẽo, nên thuờng làm món gà ta, "Gà đi bộ". Ngày xưa tôi cũng hay ăn gà vào dịp lễ này với gia đình, nhưng từ ngày biết Đạo, tôi không còn ăn thịt gà nữa. Từ vài tuần truớc ngày lễ, hễ tôi làm được việc gì tốt, dù rất nhỏ, là tôi lại hồi hướng công đức cho tất cả những con gà, tây hay ta, cùng tất cả những con vật nào đã, đang và sẽ bị giết trong dịp lễ này, cầu mong cho chúng thoát khỏi kiếp súc sanh và được đầu thai vào một kiếp sống mới, tốt đẹp và an lành hơn.
 Từ hơn 10 năm nay, cứ mỗi năm đến Lễ Tạ Ơn, tôi đều ráng sắp xếp công việc để có thể tham gia vào những buổi "Free meals" tổ chức bởi các Hội Từ Thiện, nhằm giúp bữa ăn cho những người không nhà. Có đến với những bữa cơm như thế này, tôi mới thấy thương cho những người dân Mỹ nghèo đói, Mỹ trắng có, Mỹ đen có, người da vàng cũng có, và có cả nguời Việt Nam mình nữa. Họ đứng xếp hàng cả tiếng đồng hồ, rất trật tự, trong gió lạnh mùa thu, nhiều người không có cả một chiếc áo ấm, răng đánh bò cạp...để chờ đến phiên mình được lãnh một phần cơm và một chiếc mền, một cái túi ngủ qua đêm.
 Ở nơi đâu trên trái đất này, cũng luôn vẫn còn rất rất nhiều người đang cần những tấm lòng nhân ái của chúng ta...
 Nếu nói về hai chữ "TẠ ƠN" với những người mà ta từng chịu ơn, thì có lẽ cái list của chúng ta sẽ dài lắm, bởi vì không một ai tồn tại trên cõi đời này mà không từng mang ơn một hay nhiều nguời khác. Chúng ta được sinh ra làm người, đã là một ơn sủng của Thuợng Đế. Như tôi đây, có đuợc ngày hôm nay, ngồi viết những dòng này, cũng lại là ơn Cha, ơn Mẹ, ơn Thầy...
 Cám ơn quê hương tôi - Việt Nam, với 2 mùa mưa nắng, với những người dân bần cùng chịu khó. Quê hương tôi - nơi đã đón nhận tôi từ lúc sinh ra, để lại trong tim tôi biết bao nhiêu là kỷ niệm cả một thời thơ ấu. Quê huong tôi, là nỗi nhớ, niềm thương của tôi, ngày lại ngày qua ở xứ lạ quê nguời...
 Cám ơn Mẹ, đã sinh ra con và nuôi dưỡng con cho đến ngày truởng thành. Cám ơn Mẹ, về những tháng ngày nhọc nhằn đã làm lưng Mẹ còng xuống, vai Mẹ oằn di, về những nỗi buồn lo mà Mẹ đã từng âm thầm chịu dựng suốt gần nửa thế kỷ qua...
 Cám ơn Ba, đã nuôi nấng, dạy dỗ con nên nguời. Cám ơn Ba, về những năm tháng cực nhọc, những chuỗi ngày dài đằng đẵng chạy lo cho con từng miếng cơm manh áo, về những giọt mồ hôi nhễ nhại trên lưng áo Ba, để kiếm từng đồng tiền nuôi con ăn học...
 Cám ơn các Thầy Cô, đã dạy dỗ con nên người, đã truyền cho con biết bao kiến thức để con trở thành một nguời hữu dụng cho vất nuớc, xã hội...
 Cám ơn các chị, các em tôi, đã sẻ chia với tôi những tháng ngày cơ cực nhất, những buổi đầu đặt chân trên xứ lạ quê nguời, đã chia vui, động viên những lúc tôi thành công, đã nâng đỡ, vực tôi dậy những khi tôi vấp ngã hay thất bại...
 Cám ơn tất cả bạn bè tôi, đã tặng cho tôi biết bao nhiêu kỷ niệm - buồn vui - những món quà vô giá mà không sao tôi có thể mua đuợc. Nếu không có các bạn, thì có lẽ cả một thời áo trắng của tôi không có chút gì để mà luu luyến cả...
 Cám ơn nhỏ bạn thân ngày xưa, đã "nuôi" tôi cả mấy năm trời Đại học, bằng những lon "guigoz" cơm, bữa rau, bữa trứng, bằng những chén chè nho nhỏ hay những ly trà đá ở căn-tin ngày nào.
 Cám ơn các bệnh nhân của tôi, đã ban tặng cho tôi những niềm vui trong công việc. Cả những bệnh nhân khó tính nhất, đã giúp tôi hiểu thế nào là cái khổ, cái đau của bệnh tật...

 Cám ơn các ông chủ, bà chủ của tôi, đã cho tôi biết giá trị của đồng tiền, để tôi hiểu mình không nên phung phí, vì đồng tiền lương thiện bao giờ cũng phải đánh đổi bằng công lao khó nhọc...
 Cám ơn những người tình, cả những người từng bỏ ra đi, đã giúp tôi biết đuợc cảm nhận được thế nào là Tình yêu, là Hạnh phúc, và cả thế nào là đau khổ, chia ly.
 Cám ơn những dòng thơ, dòng nhạc, đã giúp tôi tìm vui trong những phút giây thơ thẩn nhất, để quên đi chút sầu muộn âu lo, để thấy cuộc đời này vẫn còn có chút gì đó để nhớ, để thương...
 Cám ơn những thăng trầm của cuộc sống, đã cho tôi nếm đủ mọi mùi vị ngọt bùi, cay đắng của cuộc đời, để nhận ra cuộc sống này là vô thường... để từ đó bớt dần "cái tôi" - cái ngạo mạn của ngày nào...
Xin cám ơn tất cả... những ai đã đến trong cuộc đời tôi, và cả những ai tôi chưa từng quen biết. Bởi vì:

" Trăm năm trước thì ta chưa gặp,
Trăm năm sau biết gặp lại không?
Cuộc đời sắc sắc không không,
Thôi thì hãy sống hết lòng với nhau..."

 Và cứ thế mỗi năm, khi mùa Lễ Tạ Ơn đến, tôi lại đi mua những tấm thiệp, hay một chút quà để tặng Mẹ, tặng Chị, tặng những người thân thương, và những người đã từng giúp đỡ tôi. Cuộc sống này, đôi lúc chúng ta cũng cần nên biểu lộ tình thương yêu của mình, bằng một hành động gì đó cụ thể, dù chỉ là một lời nói "Con thương Mẹ", hay một tấm thiệp, một cành hồng. Tình thương, là phải được cho đi, và phải được đón nhận, bởi lỡ mai này, những nguời thương của chúng ta không còn nữa, thì ngày Lễ Tạ Ơn sẽ có còn ý nghĩa gì không?
Xin cho tôi được một lần, nói lời Tạ Ơn: Cám ơn lắm, cuộc đời này...

Hoàng Thanh

Vô ơn bạc nghĩa”Tạp ghi Huy Phương 

 Mùa Tạ Ơn, nhà nhà, người người nói chuyện báo ân đáp nghĩa, chúc tụng nhau những lời chúc tốt đẹp, mà mình đi nói chuyện ngược đời, không biết bạn đọc có mở lòng tha thứ không?
 Năm 1621, bữa tiệc tạ ơn đầu tiên được những người sống sót trên tàu May Flower tổ chức để cám ơn những người thổ dân da đỏ đã cưu mang và nuôi sống họ qua những ngày giá buốt, khó khăn đã trở thành một ngày lễ truyền thống của nước Mỹ về ý nghĩa của sự tạ ơn. Nhưng những điều ấy có nghĩa gì khi ngày nay chúng ta nhìn lại cộng đồng người da đỏ trên đất Bắc Mỹ đã bị diệt chủng như thế nào trong lịch sử!
 Dưới ngọn đuốc “mọi người đều bình đẳng” chính phủ Mỹ đã không tôn trọng nguyên tắc này, sự xóa môi trường và chính sách tàn độc nhằm tiêu diệt, đồng hóa và tước đoạt quyền sở hữu đất đai của các bộ lạc người Da Đỏ có thể bị xem là tội ác lớn nhất của những con người “chịu ơn” trả cho những người mà họ “mang ơn”.
 Vào đầu thế kỷ XIX người Da Đỏ bị tập trung vào những khu dành riêng cho họ gọi là “reservation”, chẳng qua là những trại tập trung. Trong đó người Da Đỏ buộc phải bỏ y phục dân tộc, cắt tóc ngắn, tập ăn muỗng nĩa, đặt tên lại theo cách của người da trắng, phải học tiếng Anh và Kinh Thánh. Những thói quen như dùng tên ná, đan lát đều được cấm tiệt. Chính phủ Mỹ cưỡng ép một nền giáo dục, gọi là “văn minh hóa” bằng cách dùng võ lực cưỡng ép trẻ da đỏ vào các trường nội trú.
 Năm 1832 sau khi thành lập các trại tập trung để cầm giữ người da đỏ, chính phủ Mỹ thành lập “Văn Phòng Đặc Trách về người da đỏ” thi hành các luật lệ và phân phối thực phẩm cùng các nhu yếu phẩm khác cho các bộ lạc (có khác chi thời bao cấp, tem phiếu của VC). Chính quyền thi hành chính sách truyền đạo cưỡng bức để bắt người da đỏ sang đạo Cơ Đốc. Không thành công thì chính phủ lại quay sang cấm tất cả việc cử hành các nghi thức tôn giáo cổ truyền và đưa ra tòa “tòa án xử tội phạm da đỏ” thành lập năm 1883, để xét xử bất cứ người da đỏ nào không tuân lệnh, cắt bỏ khẩu phần (kiểu 13 cân của VC trong các trại tập trung) và bị bỏ vào nhà giam (thời đó chắc chưa có “conex”!).
 Vào ngày 29 tháng 12 năm 1890, khi các chiến sĩ của bộ lạc Sioux và gia đình khoảng ba trăm năm chục người đóng trại ở Wounded Knee Creek, ở South Dakota ngày nay, bị Trung đoàn Kỵ Binh số 7 bao vây ra lệnh phải giao nạp vũ khí. Trong không khí căng thẳng ấy, người ta nghe tiếng súng nổ và bắt đầu một cuộc thảm sát đẫm máu xẩy ra, kỵ binh Mỹ bắn xối xả vào các chiến binh Sioux và gia đình gồm vợ con, cha mẹ của họ, làm cho 300 người da đỏ bị thương vong.
 Đến cuối những năm 1800 thì phần lớn đất đai của người da đỏ đã bị chiếm đoạt, vì chính phủ muốn chiếm đất của người da đỏ chia cho dân da trắng đến định cư. Một đạo luật mang tên: “General Allotment Act” năm 1887 cắt các khu đất đai mênh mông thành lô chia cho những người da đỏ, nhưng chính phủ Mỹ làm chủ nắm bằng khoán đất trong thời gian hai mươi lăm năm, sau đó cho phép chính phủ “mua lại” để phân phối cho dân da trắng đến định cư. Con cháu của những người trên con tàu May Flower ngày xưa đã chiếm đoạt đất đai và bóc lột đẩy người da đỏ bảo bọc cha ông họ ngày trước vào chỗ nghèo đói, văn hóa bị suy tàn và dần dà bị diệt chủng.
 Sau người Mỹ hơn 100 năm, con cháu những người Anh đi trên 11 chiếc thuyền buồm mang theo 950 tù nhân nam nữ Anh quốc, đặt chân tại vùng đất phía Nam của nước Úc ngày nay đã đối xử với thổ dân Úc là những người chủ nhà, không khác người Mỹ đã đối với dân da đỏ. Một chính sách đồng hóa và tiêu diệt thổ dân khốc liệt đã được thi hành. Từ năm 1930 đến 1970, 500 nghìn trẻ em thổ dân đã bị tách khỏi gia đình khi còn rất nhỏ từ tay cha mẹ, có người chỉ mới mười tháng tuổi, và đem nuôi tại khoảng 500 cô nhi viện, nhà thờ hay các gia đình trên khắp nước Úc để xóa bỏ tên tuổi, văn hóa, cội nguồn của chúng. Hầu hết các em phải chịu đau đớn về tinh thần, bị đánh đập, đôi khi bị xâm phạm tình dục, lao động vất vả hay bị bỏ đói...
 Ngày 16 tháng 11 năm 2008, Thủ Tướng Australia Kevin Rudd đã thay mặt chính phủ liên bang đọc lời xin lỗi gửi tới “Thế hệ những người Úc bị đánh cắp” (Australia's Stolen Generation) về những “đau khổ, mất mát và dằn vặt” mà họ phải gánh chịu trong lịch sử, thừa nhận sự ngược đãi đối với khoảng người từng sống trong các trại trẻ mồ côi trên khắp nước này trong suốt nửa thế kỷ qua.
 Không phải ai cũng dốc lòng nghĩ đến ân huệ cho những người đã ra ơn, giúp đỡ, mà trong nhiều hoàn cảnh người mang ơn đã có thái độ phản trắc nhắm ngay những ân nhân của mình. Trong phong trào cải cách ruộng đất năm 1949 tại Bắc Việt, biết bao nhiêu những đứa con nuôi, kẻ ăn người ở, khi đói rét, thiếu ăn được những người phú nông cưu mang trở lại đấu tố, lên án đem lại cái chết cho hơn 15,000 người. Điển hình cho sự “vô ơn bạc nghĩa” của những người Cộng Sản là bản án tử hình dành cho bà Nguyễn Thị Năm, chủ hiệu Cát Thanh Long ở Hà Nội, mẹ nuôi của Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng và Trường Chinh, có con trai một là trung đoàn trưởng một trung đoàn của quân đội CS Bắc Việt. Trong Tuần Lễ Vàng, gia đình bà cũng đã hiến 100 lượng vàng cho chính quyền mới thành lập.
 Chịu sự vô ơn, ai cho bằng những bà mẹ đào hầm nuôi quân, che chở, nuôi ăn, liên lạc cho những cán bộ nằm vùng xưa kia, ngày nay đã trở thành những bà mẹ “dân oan” nghèo đói, bị cướp đất, cơm đùm gạo bới đi hằng trăm cây số gặp những đứa “mẹ mẹ, con con” ngày xưa, để khiếu kiện, kêu oan. Năm trước đây trong một vụ án “vu khống, mạ lỵ” xẩy ra trong cộng đồng người Việt tại Austin Texas, thiên hạ rất đỗi ngạc nhiên khi biết nạn nhân bị vu khống mạ lỵ lại là người đã kiếm việc làm, cho mượn tiền “down” và đứng “co-sign” mua nhà cho kẻ chịu ơn, và con người phản phúc, vô ơn này đã trở lại vu khống, mạ lỵ ngay ân nhân của mình.
 Thế giới này biết bao nhiêu kẻ đã chịu ơn người, bao nhiêu người đã ra ơn cho kẻ khác. Người ban ơn đôi khi đã quên, người chịu ơn ít người còn nhớ đến ai đã giúp đỡ mình.

 Nhưng ít ra đã làm người, không trả ơn thì cũng đừng như quân vô ơn phản trắc, bội bạc!

 HUY PHƯƠNG
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 19775)
"Và từ đó chúng tui đi nhà thờ mỗi Chủ Nhật. Cám ơn Chúa . Cầu nguyện cho Má mau hết bệnh. Cầu nguyện cho mấy chị em có công ăn việc làm. Các cô chú trong nhà thờ đối xử rất tốt với tui ,không ai nhìn màu da tui mà khinh khi hết.Tui vui lắm khi mọi người cứ kêu "Amy, đến phụ cô làm cái này đi ! Amy, ăn chút gì cho có sức rồi hẵn làm chứ cháu
18 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 19443)
Vợ tôi thường tuyên bố chắc nịch, "không con mèo nào lại chê mỡ". Tôi cũng là một con mèo háu đói, nhưng những miếng mỡ chung quanh đều do vợ dăng bẩy. Ngu gì mà mắc bẫy. Cái tiền lệ của ngày hẹn hò đầu tiên tôi đã vượt qua dễ dàng, nhưng lúc đó khác, bây giờ khác. Đã biết mỡ heo ngon tự nhiên cũng tò mò muốn nếm mỡ gà, mỡ bò... Tò mò chút thôi, chớ ngu gì mà bỏ nhà đi làm mèo hoang! Thỉnh thoảng tôi làm mèo hoang trong mơ mà thôi.
17 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 22316)
Mỗi khi gặp gỡ một ánh mắt nhìn thân thiện, tôi luôn cảm thấy như được sưởi ấm. Và tôi tin rằng ai cũng có cùng một cảm nhận tương tự từ những cử chỉ thân ái nhỏ nhặt từ người khác. Thực tình mà nói, ngọn nến không khó để thắp lên, vấn đề là tôi có đủ can đảm bỏ bớt thì giờ dành riêng cho mình để bước ra hòa mình và chia sẻ với người khác hay không. Một Lễ Giáng Sinh trọn vẹn không thể không có thật nhiều những ngọn nến yêu thương như thế.
15 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 26031)
Xanh luôn luôn là một con người đáng ngưỡng phục. Và giờ đây anh còn là một công dân Mỹ đáng quý. Tôi cám ơn trời đã cho tôi gặp được một người bạn như Xanh
14 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 20222)
Đêm đã sâu hơn, ngồi chong mắt lên màn hình vi tính, quê hương thu về một cõi lòng đau đáu, kịp nhận ra còn có những anh em đang “lẻ loi như cây rừng đông, từng phen chết trong bão bùng,” mà vẫn dìu nhau qua hết những con đường đi tìm lại chút hơi người.
12 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 23604)
Làm người lương thiện ở Việt Nam khó hơn làm tiến sĩ cả vạn lần. 100 người bảo vệ luận án tiến sĩ hầu như đạt cả 100. Nhưng 100 thằng tù mà trở về xã hội, may lắm chỉ có 1 hay 2 thằng trở thành người tử tế, nghĩa là tìm công việc tử tế sống cuộc đời lương thiện đến cuối đời.
07 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 23845)
Người miền Nam có câu nói ám chỉ một sự việc xa vời, vô định, vô vọng và chìm sâu vào tuyệt vọng: “Mút chỉ cà tha”. Những tưởng học tập cải tạo 10 ngày để rồi trở về với cuộc sống bình thường hàng ngày, ai ngờ đã qua 10 ngày mà vẫn thấy chưa học tập được một chữ nào! Thế cho nên chúng tôi bảo nhau: “Kiểu này học tập... mút chỉ cà tha!”
06 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 20168)
Tao phải đề nghị cái thằng viết bức thông cáo kêu gọi quân nhân “ngụy” đi trình diện học tập cải tạo sau ngày 30/4/75 được lãnh giải Nobel về văn chương láu cá
06 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 21732)
thực trạng xã hội diễn ra hằng ngày và cũng là cách để anh sống với chính mình.Bùi Trung Việt nói: “Tự do, đó là thứ tôi đang có được, bởi tôi đi bán khoai lang chứ không phải đang ngồi trong Luật Sư Đoàn!”
30 Tháng Mười Một 2011(Xem: 19363)
tôi cũng sẽ đặt một cái cân và cây thước trước cửa nhà.Tôi sẽ tiếp nối công việc của cha,tôi cũng sẽ là người cân đo tội ác và thời gian của cộng sản Việt Nam./.
30 Tháng Mười Một 2011(Xem: 20942)
Tất cả là duyên, là nghiệp hay nói nôm na là cái số. Phật ở trong tâm của ta. Phật ở trong tất cả hành động sinh hoạt hàng ngày. Phật ở tất cả mọi nơi. Điều quan trọng nhất là tâm hồn phải vị tha, luôn thành tâm hướng thiện. Mọi việc đã có tạo hóa an bài…
26 Tháng Mười Một 2011(Xem: 18894)
Đối với người tị nạn Việt Nam, có lẽ chưa có câu chuyện nào cảm động bằng cuộc hội ngộ của hai cha con ông Trương Văn Hào, sau 34 năm xa cách. Khi biết tin, phóng viên nhật báo Người Việt đã liên lạc được với ông Hào và được ông kể lại câu chuyện sau đây. Nhân ngày Lễ Tạ Ơn năm nay, nhật báo Người Việt đăng câu chuyện này để độc giả cùng suy ngẫm.
24 Tháng Mười Một 2011(Xem: 18728)
bởi lỡ mai này, những người thương của chúng ta không còn nữa, thì ngày Lễ Tạ Ơn sẽ có còn ý nghĩa gì không? Xin cho tôi được một lần, nói lời Tạ Ơn: Cám ơn lắm, cuộc đời này.
21 Tháng Mười Một 2011(Xem: 20344)
Một câu chuyện thật xót xa ... Cô gái lái xe đã hành động đúng : Trả cho mọi người trong xe cái mà họ đáng được : Đến chỗ...Không có loài người , nơi chỉ tồn tại những linh hồn "không có trái tim" !!
20 Tháng Mười Một 2011(Xem: 20372)
người nghệ sĩ mà chúng tôi muốn nói đến trong bài viết này là một thiếu nữ Việt Nam trẻ đẹp, sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ sau 1975 trong một gia đình tỵ nạn, từng làm nghề đánh cá ở một làng chài lưới tại Quảng Ngãi trước tháng Tư 1975
17 Tháng Mười Một 2011(Xem: 20333)
Không còn lầm được. Không còn ảo tưởng:"Đã trốn trại, còn đang ẩn trốn tại một nơi nào." Tôi mất anh thật rồi! Thế là hết. Tôi khóc nức lên. Trời như nổi gió. Cỏ cây chao đảo. Đồi núi quay cuồng. Quanh tôi cảnh vật mờ đi...
11 Tháng Mười Một 2011(Xem: 18640)
Chuyện cây cầu treo năm ấy là bài học quí giá dạy cho con người đức tính khiêm cung, biết được thân phận nhỏ nhoi của mình có nghĩa lý gì đâu, so cái lớn lao vô cùng trời đất.
28 Tháng Mười 2011(Xem: 19161)
Người lính Trạch Gầm cũng có vài ba mối tình, cũng có lúc “khi lính đã yêu rừng tàn núi lở”. Nhưng , từ cổ chí kim ,tôi chưa thấy ai “mày tao” với người tình như ông thi sĩ lính này.
28 Tháng Mười 2011(Xem: 17857)
Vẫn tấm bảng đó,nhưng hàng chữ đã đổi khác “Ủy Ban Nhân Dân Huyện Giáo Đức”. Cột cờ giữa sân vẫn còn đó, nhưng lá cờ vàng ba sọc đỏ bay phất phới ngày nào không còn nữa mà đã bị thay thế bằng một lá cờ khác
26 Tháng Mười 2011(Xem: 19707)
Hỡi ơi ! Người đàn bà tài hoa ấy có lẽ cũng đã nhận ra rằng : Tài và sắc vốn là một mối lụy của kiếp nhân sinh. Cho nên mới không làm thơ nữa. Để làm vợ -một người vợ bình thường như mọi người vợ khác.
18 Tháng Mười 2011(Xem: 19478)
Thời gian trôi theo sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật . Nguời ta đã chế tạo ra nhiều thứ. . . . kể cả nguời máy , nhưng có một thứ họ không chế tạo được là trái tim người mẹ
17 Tháng Mười 2011(Xem: 21276)
Nhưng hôm nay , ở cái tuổi không còn trẻ nữa , khi mái tóc không còn xanh nữa , sau những vật chất phù hoa tôi đã nếm biết bao vị đắng , trải qua bao phũ phàng của tình nghĩa vợ chồng .
08 Tháng Mười 2011(Xem: 23812)
Hôm nay, hít thở không khí tự do nơi đất nước tạm dung, hồi tưởng lại quá khứ, chiến trường Phước Long, kiếp lưu đầy tù tội nơi lam sơn chướng khí Việt Bắc, những ngày đói khát không có lấy một chén cơm cho đủ no để chống với cái lạnh cắt da, cô đơn không người thăm hỏi, và biết bao muôn vàn những cay đắng tủi hờn trút đổ thù hận trên người chiến sĩ Quốc Gia sa cơ thất thế.
05 Tháng Mười 2011(Xem: 20776)
Và còn nữa, ngồi để nhìn cho rõ cái cô đơn trống vắng của tuổi hoàng hôn trong bước lưu đày. Mầy biết không, có ông tráng sĩ nào đó ngửa mặt lên trời than “ Ôi thời oanh liệt nay còn đâu “ thì được đấng phu quân an ủi ngay “ Oanh không có, nhưng có liệt !”
25 Tháng Chín 2011(Xem: 20358)
Chinh chiến đã tàn, Việt kiều vượt biển vượt sông. Việt cộng thắng Tây thắng Mỹ. Liệu chữ “Việt” chung nhau ấy có đủ lấp nổi giòng Bến Hải li ti ở trong tâm mỗi người tự nhận là người Việt?
15 Tháng Chín 2011(Xem: 18838)
Tháng chín gió Thu bắt đầu thổi lạnh. Buổi sáng ra sau vườn, vợ tôi nhắc tôi phải khoát thêm chiếc áo ấm để phòng cái thân đang... về già. Sau hè nhà tôi có trồng một hàng phong rậm lá. Sáng nay, nhìn những chiếc lá thu mới úa, chưa vàng run rẫy trong gió sớm làm tôi nhớ những mùa thu đã đi qua ở bên nhà.
12 Tháng Chín 2011(Xem: 21078)
Tôi yêu đất nước này nhưng ở trong một sự so sánh tôi vẫn chưa hiểu biết hết tận tường ân sủng này như thế nào. Cảm xúc, tạ ơn, tình yêu của gia đình người tị nạn này
10 Tháng Chín 2011(Xem: 20694)
Ông nội hy vọng rằng, môt ngày nào đó sẽ được gặp cháu. Nếu mẹ cháu nghĩ lại và muốn tiếp xúc với ông nội, hãy gọi điện thọai nhắn tin với Tòa báo Việt Luận, rất gần nơi cháu đang ở. Ông nội đang mong tin cháu.
06 Tháng Chín 2011(Xem: 19637)
Nhưng dầu là cách nào, tôi thực sự cũng cám ơn cơ duyên này. Vì nhờ đó mà tôi có được một tri âm trong phần đời còn lại của mình, trên thế gian này, giữa dòng đời xa lạ hôm nay.
04 Tháng Chín 2011(Xem: 23594)
Cuối cùng rồi thì người tốt kẻ xấu, người ngay kẻ gian cũng phải ra đi, nhưng không phải cái chết nào cũng giống cái chết nào, thiên đàng, địa ngục không ở cùng một nơi.
17 Tháng Tám 2011(Xem: 21379)
Sáng mai tôi lại lên lớp giảng về truyện Kiều. Kìa tại sao những dòng chữ trên giáo án mờ dần, mờ dần... Một giọt nước mắt nóng hổi không cầm được của tôi đã rơi xuống, đọng lại và thấm sâu vào trang giấy trắng.
14 Tháng Tám 2011(Xem: 18585)
Nhân dịp lễ Vu Lan, xin mời các bạn nghe nỗi lòng của một người con khi phải đưa mẹ vào Viện dưỡng lão. Trong tương lai một ngày gần đây, rồi cũng sẽ đến lượt chúng ta phải vô viện dưỡng lão, xin đừng trách con cái nếu là trường hợp vạn bất đắc dĩ , bởi vì chúng nó cũng đau lòng lắm nhưng không thể làm khác hơn được, nhưng miễn là đứa con không quên bổn phận thăm nuôi những ngày sau đó..
03 Tháng Tám 2011(Xem: 19718)
để ông được làm: MỘT MỘ PHẦN BÊN NGÀN CHIẾN HỮU CỦA TÔI. NGƯỜI VIỆT CỦA TÔI, NGƯỜI TƯỚNG LÃNH CỦA QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA CỦA TÔI LÀ THẾ ĐẤY.
02 Tháng Tám 2011(Xem: 20699)
Biết lấy gì để đền đáp công ơn anh đây? - Người anh em của tôi ơi, tôi mới phải là người cảm ơn anh. Chính anh đã cho tôi hạnh phúc lớn lao. Chính anh đã giúp tôi thoát khỏi cái con vợ yêu tinh của tôi đấy!
28 Tháng Bảy 2011(Xem: 19392)
“Học vấn không phải là vấn đề không quan trọng trong cuộc sống vợ chồng, nhưng điều quan trọng nhất đối với Hòa, đó là tình yêu thương lẫn nhau; vì nếu không thật sự yêu thương, thì không thể vượt qua được những chướng ngại của cuộc sống
26 Tháng Bảy 2011(Xem: 18800)
Vậy mà hôm tao phải liệng súng đầu hàng vào cuối tháng tư 75, tao nghe đau điếng như vừa lãnh một viên đạn. Lần đó, tao không đánh giặc vậy mà tao lại bị thương, bị thương ở trong lòng.
17 Tháng Bảy 2011(Xem: 17289)
Anh đã trả gía cho cơn sốt tình ấy 10 ngàn đô la, qúa đắt so với “gía cả” bình thường của cô Nâu “đi” với những người đàn ông khác, và suýt nữa bằng cả sinh mạng của anh và vợ anh, cũng như tương lai của hai con sẽ ảnh hưởng không biết tai hại đến chừng nào.
03 Tháng Bảy 2011(Xem: 20941)
Ngoài song thân ra, người tôi biết ơn nhiều nhất là vợ tôi. Đời sống tôi có ý nghĩa hơn, sung sướng hơn, hạnh phúc hơn nhờ vợ khôn ngoan dịu dàng .Nhiều đêm thức giấc tôi nhẹ hôn lên mắt vợ,
29 Tháng Sáu 2011(Xem: 18662)
Anh thầm thì: xin hãy chôn chặt hộ tôi cái quá khứ đau thương và lầm lỡ đó lại. Chính nó đã gây biết bao chia lìa, tang tóc, và sự thù hận giữa những người anh em cùng một mẹ, không biết sẽ kéo dài cho đến bao giờ?
19 Tháng Sáu 2011(Xem: 19078)
Tôi buông ống nghe, thẫn thờ nhìn ra ngoài cửa sổ như muốn tìm kiếm một điều gì. Trời mùa đông Bắc Âu phủ đầy tuyết trắng, nhưng sao trước mắt tôi đang lung linh bầu trời xanh bao la của cả một thời tuổi thơ. Cái thuở ba thằng chúng tôi vui đùa nghịch ngợm, trong lòng chưa hề vướng bận chuyện chiến tranh kéo theo bao cay đắng cuộc đời.
19 Tháng Sáu 2011(Xem: 17551)
Trước 1975, tác giả từng viết nhiều truyện ngắn trên bán nguyệt san Tuổi Hoa, và các truyện dài xuất bản bởi Tủ Sách Tuổi Hoa. Sau 30/4/1975, Cam Li không viết nữa, chỉ chuyên làm công việc nghiên cứu khoa học. Định cư tại San Jose từ 2003, sáu năm sau cô góp nhiều bài viết giá trị . Bài mới nhất của tác giả dành cho mùa lễ Father’s Day 2011.
09 Tháng Sáu 2011(Xem: 19236)
Và trong khi cô tìm kiếm ý nghĩa của cuộc đời qua ánh sáng chiếc màn ảnh điện thoại, bà cụ ngồi ở băng sau đã trở nên vô hình, và cô đã không thể trông thấy những giọt nước mắt của bà.
30 Tháng Năm 2011(Xem: 19411)
trên vách tường cũ vẫn treo tấm giấy khen “Anh hùng diệt Mỹ” đóng khung, lồng kính và đã bạc màu hoen ố theo thời gian của anh Siêu không còn nữa, mà thay thế vào là khung hình mới tinh, trên bức tường cũng mới tinh, hình gia đình cô Lạc, cô với người chồng Mỹ
28 Tháng Năm 2011(Xem: 21409)
Bởi vì chúng ta có mắt, cho nên khi chúng ta nhìn người, chỉ dựa vào cảm giác của mắt, mà quên dùng trái tim. Đúng như người vợ mù đã nói, "Con mắt của trái tim mới sáng nhất, thật nhất!"
24 Tháng Năm 2011(Xem: 18372)
nghiệp do chính con người tạo ra, bất định tính nên nghiệp có thể chuyển hóa được. Do đó, con người có thể thay đổi, chuyển hóa nghiệp báo của mình từ xấu thành tốt, từ ác thành thiện hoặc ngược lại
23 Tháng Năm 2011(Xem: 20259)
ôi nhớ mỗi năm khi ngày "Mother's Day" đến, các ông thường kiếm cớ “em là vợ anh chứ có phải là má anh đâu mà anh phải mua quà."(Câu này tôi nghe quen quen quí vị ạ )
21 Tháng Năm 2011(Xem: 17994)
Làm sao mẹ tôi có thể sống thiếu tôi! Tôi là nguồn sống của bà mà! Tất cả sinh lực, ý chí phấn đấu trước kia là vì tương lai của tôi, là vì tôi! Không có tôi bên cạnh, không có đứa con trai thương yêu của bà bên cạnh
18 Tháng Năm 2011(Xem: 20380)
Mỗi ngày, trong nắng ấm, nhìn biển trời, nghe sóng biển rì rào, Lang da diết nhớ về Nha Trang, về những ngày tuổi thơ cùng với gia đình, thầy bạn, và hồi tưởng về một quá khứ với biết bao thăng trầm biến đổi của quê hương, của gia đình và của cả một đời người.
06 Tháng Năm 2011(Xem: 19818)
đằng sau sự tỏa sáng của một người đàn ông Việt Nam thường là cái bóng thầm lặng của một người phụ nữ.Mời quí độc giả nghe con gái của nhà văn Doãn Quốc Sỹ kể lại cuộc đời thầm lặng của mẹ mình nhân ngày Mother Day…
04 Tháng Năm 2011(Xem: 19863)
Hôm nay là ngày giỗ mẹ, tôi viết những dòng này là tâm sự của một người con suốt đời không có mẹ ở bên và thành kính dâng lên hương hồn mẹ như một nén nhang thắp muộn.