10:18 CH
Thứ Năm
25
Tháng Tư
2024

KHI TÓC KHÔNG CÒN XANH - NGUYỄN THỊ THANH DƯƠNG

17 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 21273)


blank



 Ngày mái tóc không còn xanh được nữa,
 Ngày đôi tay thôi dệt mộng phù hoa,
 Thì em sẽ vì anh mà mở cửa,
 Trông lên trời đếm hàng vạn sao sa.  ( Thơ: Nguyên Sa).
 
 Tôi thu xếp ít quần áo và vài thứ lặt vặt cần thiết vào trong chiếc va ly nhỏ , sửa soạn cho một chuyến đi vài ngày . Bác ruột tôi vừa qua đời tại thành phố Wichita , tiểu bang Kansas . Gia đình bác mới từ tiểu bang Washington D.C. dọn về đây được mấy tháng nay .
Lòng tôi buồn vời vợi đang nghĩ nên nói cách nào cho đám anh chị em họ của tôi về chuyện hạnh phúc của gia đình mình đang đến hồi sụp đổ ?
Chồng tôi về tới nhà , thấy tôi bên chiếc va ly anh chỉ hỏi một cách bình thường :
- Em sắp đi đâu ?
- Bác Lân em vừa qua đời , em phải về tham dự tang lễ .
Anh lạnh lùng , ngắn gọn :
- Cho anh gởi lời chia buồn đến họ .
Chúng tôi đang làm đơn ly hôn . Anh , người đàn ông thành đạt của tôi cũng là một người bay bướm trăng hoa . Suốt thời gian hơn 10 năm chung sống tôi đã cố gắng chịu đựng vì các con , vì muốn gìn giữ tài sản của gia đình không thể để mất vào tay người đàn bà khác .
Nhưng cho tới hôm nay thì sức chịu đựng của tôi đã cạn kiệt , như giòng nước lũ làm vỡ bờ chảy xối xả những giận hờn và tủi nhục . Anh đã về Việt Nam du lịch nhiều lần và gian díu với một cô gái trẻ đẹp , chính anh thẳng thắn đề nghị ly hôn với tôi , để cưới cô gái đó làm vợ .
 * * *
 Sau những ngày tang lễ bác , và những lần tâm sự với các anh chị họ về tình trạng gia đình của tôi hiện nay . Các anh chị đều nói hạnh phúc của tôi không thể cứu vãn được nữa , chia tay là giải thoát cho cả hai .
 Wichita thành phố không qúa lớn cũng không qúa nhỏ , và cũng chẳng có gì hấp dẫn tôi vào lúc này , mà còn hai ngày nữa tôi mới phải trở về nhà , dù là ngôi nhà bất hạnh , có người đàn ông tôi từng yêu thương , qúy trọng , nay đã quay mặt phản bội hất hủi tôi .
  Đến tiểu bang Kansas , thành phố Wichita lại không xa mấy thành phố Liberal , chỉ 4 tiếng lái xe , làm tôi bỗng dưng tha thiết nhớ đến thành phố Liberal , nơi mà ngày đầu tiên đến Mỹ gia đình chúng tôi đã ở đây , và trong ký ức tôi mơ hồ nhớ đến John , người bạn thân thuở đó . Thuở tôi mới 15 tuổi .
 Gia đình chúng tôi đi vượt biển , đến trại tị nạn Bidong , Mã Lai . Sau 9 tháng gia đình chúng tôi đến Mỹ nhờ sự bảo trợ của một gia đình người Mỹ . Đó là ông bà Smith , nhà truyền giáo , họ chỉ có 1 người con trai , anh tên John , lớn hơn tôi 1 tuổi .
 Nhà chúng tôi ở không xa căn nhà của ông bà Smith , nơi hứơng Nam của thành phố Liberal nhỏ bé . Nhà ông bà Smith đúng là một căn nhà nông thôn , mảnh sân rất to rộng phía trưóc khi mùa Xuân đến là trồng trọt dưa hấu , xung quanh nhà những cây lê , cây táo và cây đào lần lượt thi nhau nở hoa .
  Tôi không có ai để chơi ngoài John hay sang nhà trò chuyện , mấy đứa em tôi cũng thích xúm vào hóng chuyện , và thỉnh thoảng tôi cũng chạy sang nhà John vào những lúc cây có trái chín trên cành . Ôi , tôi mê cây táo chẳng biết loại táo gì mà cành cây khi chĩu trái thì xà xuống thấp đến nỗi tôi chỉ việc ngồi xổm mà tha hồ hái trái . Lại còn vườn dưa hấu trước sân , tôi hay cùng John háo hức vạch tìm trong đám lá những trái dưa hấu nhỏ vừa hiện ra và thích thú theo dõi chúng cho đến khi lớn lên , to tròn vươn lên khỏi đám lá . Không gì ngon ngọt bằng trái dưa hấu vừa cắt cuống trong vườn , bổ ra ăn ngay tại chỗ trong một buổi trưa hè mà John thường làm cho hai đứa cùng ăn .
  John nói chuyện với tôi đủ thứ , từ những chuyện hàng ngày của anh cho đến những ước mơ mai sau , anh lấy vợ thì sẽ về sống ở một nông trại . Anh say sưa tả cái nông trại của gia đình anh trước kia ở tiểu bang Texas , có một căn nhà gỗ dài , bên cạnh là chuồng bò bằng hàng rào gỗ sơ sài , anh khoe biết cách vắt sữa bò.
Anh đã chạy rong trên cánh đồng có khô hay đi trên con đường đất , mà mỗi khi gío mùa hè lồng lộng thổi làm tung bụi mịt mù.
  Đất Texas khô cằn gần như sa mạc , cả mấy chục acre đất nhà anh chỉ toàn là những bãi cây lúp xúp thấp lè tè chưa vượt qua đầu thàng bé lên 10 như anh thuở đó , và những bụi xương rồng rải rác . Nhưng anh vẫn yêu thích ở nông trại , một trời một cõi như của riêng mình .
 Tôi cũng say sưa nghe John kể , như đi lạc vào một cảnh trong phim ảnh , vì nó xa lạ với tôi , chứ tôi chẳng đời nào thích sống ở những nơi khỉ ho cò gáy như thế .
  Tôi luôn mơ nước Mỹ với những thành phố nhộn nhịp phồn hoa như New York , tôi sẽ dạo bước trên những vỉa hè có những cửa hàng sang trọng . Cuộc sống sẽ là một chuỗi ngày vui ..
 Hai năm sống ở Liberal thì cha mẹ tôi quyết định sẽ dọn đi tiểu bang khác , vì tương lai của mấy chị em tôi , để chúng tôi được sống ở thành phố lớn , học ngôi trường lớn và có cộng đồng người Việt Nam đông hơn . Tôi qúa chán thành phố Liberal nhỏ bé này rồi , và đã đợi chờ quyết định này của cha mẹ từ lâu.
  Ngay chiều hôm đó , tôi hí hửng chạy sang nhà John để báo tin vui này . Đó là một buổi chiều mùa hè đầy nắng . Tôi quen thuộc thò tay mở chốt cánh cổng bằng rào gỗ ngoài sân , và đi bộ trên con đường dài mà hai bên là vườn dưa hấu đang độ chín . May qúa John có nhà , mà mấy khi John đi vắng đâu , anh thích ở nhà giúp cha mẹ làm vườn , ngoài những khi thỉnh thoảng theo cha mẹ đi truyền đạo trong thành phố vào dịp cuối tuần .
  Trời nắng nên tôi và John không hẹn mà cùng bước về phía những cây táo trồng quanh mảnh sân trước,như chúng tôi thường đến đó ngồi hái trái ăn và tán chuyện gẫu . 
 Tới một cây táo to lớn , cành rậm rạp mang nhiều trái , John ngồi xuống trước rồi đến tôi . Hôm nay tôi chẳng cần hái những trái táo mà lên tiếng khoe ngay :
- Anh John , gia đình tôi sắp rời khỏi thành phố này rồi .
Mặt Johm hoảng hốt như vừa nghe một tin kinh khủng lắm :
- Sao? Em sẽ đi…có thật không ?
- Thật đấy , bố tôi nói cuối tuần này sẽ dọn đi . Ngày mai cha mẹ tôi sẽ sang từ giã cha mẹ anh . Bây giờ tôi cũng sang để chào tạm biệt anh .
Giọng John vẫn bàng hoàng :
- Có bao giờ em trở lại đây không ?
Thấy gương mặt buồn lo của John , tôi tội nghiệp hứa liều :
- Chắc chắn tôi sẽ trở lại thăm John và cha mẹ của John chứ .
John bỗng vụt đứng dậy :
- Hãy dợi anh ở đây , anh sẽ trở lại ngay .
John chạy bay vào nhà và lại chạy bay ra chỗ cây táo , không để tôi phải đợi lâu , anh đưa cho tôi một mảnh giấy nhỏ có ghi sẵn tên John và số điện thoại nhà anh , mà chắc là anh vừa ghi vội , giọng anh tha thiết như năn nỉ :
- Em hãy giữ lấy số điện thoại này , khi nào đến nơi ở mới thì liên lạc với anh . Em hứa đi !
Tôi cảm động , một lần nữa tôi hứa liều :
- Vâng , khi có nơi ở mới tôi sẽ gọi cho anh .
- Đừng thất lạc nhau nhé . Em hứa đi !
- Vâng , không bao giờ !
  * * *
  Nhưng khi đến California thì tôi bận rộn với cuộc sống mới , và những lời hứa vội vàng với John bỗng chỉ là một trò đùa , tôi vứt đi mảnh giấy mà anh đã kỳ vọng trao vào tay tôi , đã dặn dò tôi và chắc là đã chờ đợi mỏi mòn kể từ ngày tôi rời thành phố nhỏ !
 Nối lại nhịp cầu liên lạc với John làm gì trong khi ở cái tuổi 17 tôi mơ hồ hiểu John đã yêu thích tôi , mà tôi dù có cảm tình với anh thì tôi cũng không thể nào lấy anh , vì mộng ước của anh và tôi hoàn toàn trái ngược . Đành rằng gia đình anh là người ơn của gia đình tôi , họ hiền lành đạo đức , John sẽ là người chồng , người cha tốt như tấm gương của cha mẹ anh , nhưng tôi không thể lấy người chồng ít học , làm nông trại và tôi chỉ quanh quẩn sống với chồng trong mấy chục acre đất hoang vu , chốn đồng khô cỏ cháy với mấy con gà , con bò như anh đã vẽ ra ..
  Tôi đã từng nghe chuyện nhà nông khốn khổ, trồng 1 acre bắp chỉ bán được khỏang 80 đồng theo gía sỉ , hay những vụ cam trúng mùa ở Florida , gía cam bán ra mà như cho không , chỉ 50 cent cho một thùng cam to , và những vụ khoai tây trúng mùa ở Idaho cũng xuống gía rẻ bèo như thế .
 Giấc mơ tuổi mới lớn của tôi là giàu sang phú qúy , lấy người chồng có địa vị , học cao hiểu rộng .
Ở thành phố mới tôi đã miệt mài học hành , chính bản thân tôi cũng sẽ vươn cao . Sau khi tốt nghiệp đại học , tôi đi làm và kén chọn người chồng tương lai . Tôi đã bỏ qua nhiều cơ hội lập gia đình vì chê họ không xứng đáng với tôi , cho đến khi gặp người chồng hiện tại . Năm ấy tôi đã 30 tuổi , chồng tôi là một người thành đạt trong học vấn và trong kinh doanh . Tôi đã đạt được ước mơ và vui hưởng trong hạnh phúc trong vài năm đầu .
  * * * *
 Tôi quyết định thuê xe để lái từ thành phố Wichita đến thăm thành phố Liberal , nói cho đúng hơn để thăm lại gia đình ông bà Smith và John của ngày xưa xem họ thế nào ?
Sau 4 giờ lái xe , tôi đã trở về nơi chốn cũ .
 Thành phố nhỏ , đường kính lớn khỏang hai miles thì có gì là khó mà không tìm ra ngôi nhà của ông bà Smith nơi cuối phố , dù tôi đã xa cách hơn 20 năm rồi . Tôi hỏi thăm người ta nói nhà ông bà truyền giáo Smith vẫn ở chỗ cũ .
blank
 Khi tôi xuống xe , đứng ngẩn ngơ nơi cánh cổng rào gỗ năm xưa , bỗng thấy ngậm ngùi , có thể cánh cổng gỗ đã từng hư cũ , từng thay đổi , làm lại cái khác , và cái chỗ mở chốt cửa không phải là miếng gỗ mà tay tôi đã từng chạm vào năm xưa , nhưng vẫn giống thế , và như thể vẫn chờ đợi tôi chạm tay vào .
Tôi run run thò tay vào mở chốt cửa , lại ngậm ngùi hơn vì ngẫu nhiên bây giờ đang là mùa hè , hai bên lối đi của mảnh sân vẫn trồng dưa hấu , lá xanh rậm rạp , và xung quanh vẫn là những cây đào , cây lê , cây táo … Thế giới đổi thay bao nhiêu thứ mà nhà ông bà Smith dường như không hề thay đổi .
Tôi đi vội trên con đường dài , hồi hộp nhìn chăm chăm vào ngôi nhà trước mặt đang đóng cửa , không còn tâm trí nào nhìn ngắm vườn dưa hấu xem có nhiều trái hay không . Rồi tôi gõ cửa và chờ đợi .
Mãi sau mới có tiếng mở cửa , hiện ra trước mặt tôi là bà Smith , bà đã gìa đi -dĩ nhiên- Sau vài phút ngỡ ngàng nghe tôi tự giới thiệu thì bà đã nhận ra tôi , bà mời tôi vào nhà , rưng rưng nước mắt bà trách móc :
- Thì ra là cô , tại sao mãi hôm nay cô mới trở lại đây ? John đã chờ đợi cô mấy năm trời .
Tôi xúc động và nước mắt cũng rưng rưng như bà Smith :
- Tôi xin lỗi , tôi vô cùng xin lỗi vì đã không thực hiện điều đã hứa với John .
- Cô đâu có biết , ngay khi gia đình cô đi được một tuần là John đã chờ đợi cô gọi phone về từng ngày . Nó luôn tin tưởng cô sẽ gọi phone cho nó và một ngày nào cô sẽ trở về Liberal .
Bà Smith gục đầu xuống và khóc nấc lên , kể tiếp :
- Nó đau khổ và héo hon cho đến khi hoàn toàn tuyệt vọng …
Tôi vuốt ve cánh tay bà an ủi như an ủi cho chính mình , tôi cao giọng hỏi thăm :
- Số phận tôi và John không thể gần nhau thôi mà . Bây giờ anh ấy ra sao ?
- Sau đó John lấy vợ , Christine là con gái một nhà truyền giáo bạn thân của vợ chồng tôi , cô gái hiền lành ngoan ngoãn và rất yêu John , đã làm lành vết thương lòng của John . Nhà vợ chồng nó cũng ở gần đây .
- Thế anh ấy không muốn sống ở nông trại như anh ước mơ sao ?
Bà Smith lau nước mắt , thoáng một niềm vui :
- Đó chỉ là ước mơ của một thằng bé tuổi vị thành niên , một thằng bé nhà quê , mà suốt thời thơ ấu sống nơi trang trại . Khi John và Christine yêu nhau , cả hai cùng vào đại học . Họ đã tốt nghiệp y khoa và đang hành nghề bác sĩ ngay tại thành phố Liberal này .
Tôi ngạc nhiên và vui mừng reo lên :
- Không ngờ John học gỉoi và có chí đến thế !
- Tôi tin là nhờ có tình yêu của Christine .
- Với nghề nghiệp bác sĩ cả hai vợ chồng John có thể đi đến những thành phố lớn lập nghiệp dễ dàng , nhưng sao họ vẫn ở lại nơi đây ?
- Chúng tôi đã quen sống ở thành phố nhỏ , từ ngày ông Smith mất đi , John càng không muốn xa mẹ . Nhưng nó dù bận hành nghề , vẫn không quên phụ giúp tôi gieo trồng và làm vườn mỗi khi mùa Xuân về . Đó là niềm yêu thích của John .
Tôi đứng dậy chào tạm biệt bà Smith . Bà bỗng nắm cánh tay tôi , lo lắng dặn dò :
- Phải đấy , cô nên về ngay đi , và xin cô hãy hứa với tôi một điều .
 Tôi nói với tất cả chân tình :
 - Tôi xin hưá bất cứ điều gì tôi có thể .
- Cô hãy đi và đừng bao giờ trở về đây nữa , bao nhiêu năm qua , vết thương lòng của John đã lành . Tôi tin là John đã quên cô , nó đang sống yên vui hạnh phúc bên vợ con . Nhưng nếu cô xuất hiện sẽ gợi lại nỗi đau cũ . Cô hãy hứa lại một lần nữa cho tôi yên lòng .
Tôi chậm rãi nói từng lời rõ ràng cho bà Smith nghe rõ :
- Tôi xin hứa đây là lần cuối cùng đến đây . Thôi , xin chào bà .
 Tôi đi ra cửa , buớc trên con đường thân quen của thuở tôi 17 tuổi lòng đầy tham vọng , và John 18 tuổi hãy còn ngây thơ và ngốc nghếch , muốn tán tỉnh tôi mà đưa ra một ước mơ nghèo nàn , đơn giản .
 Tình yêu chân thật của anh John nhà quê chẳng mấy khi đi đâu xa khỏi cái tiểu bang Kansas với những cánh đồng lúa mì mênh mông , chỉ là một trò cười đối với tôi .
Nhưng hôm nay , ở cái tuổi không còn trẻ nữa , khi mái tóc không còn xanh nữa , sau những vật chất phù hoa tôi đã nếm biết bao vị đắng , trải qua bao phũ phàng của tình nghĩa vợ chồng . Và sau cuộc trò chuyện với bà Smith , tôi chợt nhận ra một tình yêu hồn nhiên trong sáng của John dành cho tôi , và cái hạnh phúc mà bây giờ vợ của John đang hưởng tôi biết là vững chắc , đẹp đẽ biết bao nhiêu , điều mà tôi không hề có .
Khi ra đến ngoài cổng , tôi quay lại khép cánh cổng rào bằng gỗ . Tôi biết mình vừa khép lại một qúa khứ , một bầu trời xanh , và mất nó vĩnh viễn .

NGUYỄN THỊ THANH DƯƠNG

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 18217)
những câu chuyện xoay quanh Lễ Giáng sinh đã được tích lũy nhiều đến nỗi có thể gom thành một pho sách dày. Tuy nhiên, cái hay của những câu chuyện Giáng sinh là người ta có thể kể đi kể lại và nghe đi nghe lại hoài mà không thấy chán
18 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 19775)
"Và từ đó chúng tui đi nhà thờ mỗi Chủ Nhật. Cám ơn Chúa . Cầu nguyện cho Má mau hết bệnh. Cầu nguyện cho mấy chị em có công ăn việc làm. Các cô chú trong nhà thờ đối xử rất tốt với tui ,không ai nhìn màu da tui mà khinh khi hết.Tui vui lắm khi mọi người cứ kêu "Amy, đến phụ cô làm cái này đi ! Amy, ăn chút gì cho có sức rồi hẵn làm chứ cháu
18 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 19438)
Vợ tôi thường tuyên bố chắc nịch, "không con mèo nào lại chê mỡ". Tôi cũng là một con mèo háu đói, nhưng những miếng mỡ chung quanh đều do vợ dăng bẩy. Ngu gì mà mắc bẫy. Cái tiền lệ của ngày hẹn hò đầu tiên tôi đã vượt qua dễ dàng, nhưng lúc đó khác, bây giờ khác. Đã biết mỡ heo ngon tự nhiên cũng tò mò muốn nếm mỡ gà, mỡ bò... Tò mò chút thôi, chớ ngu gì mà bỏ nhà đi làm mèo hoang! Thỉnh thoảng tôi làm mèo hoang trong mơ mà thôi.
17 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 22305)
Mỗi khi gặp gỡ một ánh mắt nhìn thân thiện, tôi luôn cảm thấy như được sưởi ấm. Và tôi tin rằng ai cũng có cùng một cảm nhận tương tự từ những cử chỉ thân ái nhỏ nhặt từ người khác. Thực tình mà nói, ngọn nến không khó để thắp lên, vấn đề là tôi có đủ can đảm bỏ bớt thì giờ dành riêng cho mình để bước ra hòa mình và chia sẻ với người khác hay không. Một Lễ Giáng Sinh trọn vẹn không thể không có thật nhiều những ngọn nến yêu thương như thế.
15 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 26027)
Xanh luôn luôn là một con người đáng ngưỡng phục. Và giờ đây anh còn là một công dân Mỹ đáng quý. Tôi cám ơn trời đã cho tôi gặp được một người bạn như Xanh
14 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 20212)
Đêm đã sâu hơn, ngồi chong mắt lên màn hình vi tính, quê hương thu về một cõi lòng đau đáu, kịp nhận ra còn có những anh em đang “lẻ loi như cây rừng đông, từng phen chết trong bão bùng,” mà vẫn dìu nhau qua hết những con đường đi tìm lại chút hơi người.
12 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 23602)
Làm người lương thiện ở Việt Nam khó hơn làm tiến sĩ cả vạn lần. 100 người bảo vệ luận án tiến sĩ hầu như đạt cả 100. Nhưng 100 thằng tù mà trở về xã hội, may lắm chỉ có 1 hay 2 thằng trở thành người tử tế, nghĩa là tìm công việc tử tế sống cuộc đời lương thiện đến cuối đời.
07 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 23845)
Người miền Nam có câu nói ám chỉ một sự việc xa vời, vô định, vô vọng và chìm sâu vào tuyệt vọng: “Mút chỉ cà tha”. Những tưởng học tập cải tạo 10 ngày để rồi trở về với cuộc sống bình thường hàng ngày, ai ngờ đã qua 10 ngày mà vẫn thấy chưa học tập được một chữ nào! Thế cho nên chúng tôi bảo nhau: “Kiểu này học tập... mút chỉ cà tha!”
06 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 20166)
Tao phải đề nghị cái thằng viết bức thông cáo kêu gọi quân nhân “ngụy” đi trình diện học tập cải tạo sau ngày 30/4/75 được lãnh giải Nobel về văn chương láu cá
06 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 21730)
thực trạng xã hội diễn ra hằng ngày và cũng là cách để anh sống với chính mình.Bùi Trung Việt nói: “Tự do, đó là thứ tôi đang có được, bởi tôi đi bán khoai lang chứ không phải đang ngồi trong Luật Sư Đoàn!”
30 Tháng Mười Một 2011(Xem: 19362)
tôi cũng sẽ đặt một cái cân và cây thước trước cửa nhà.Tôi sẽ tiếp nối công việc của cha,tôi cũng sẽ là người cân đo tội ác và thời gian của cộng sản Việt Nam./.
30 Tháng Mười Một 2011(Xem: 20940)
Tất cả là duyên, là nghiệp hay nói nôm na là cái số. Phật ở trong tâm của ta. Phật ở trong tất cả hành động sinh hoạt hàng ngày. Phật ở tất cả mọi nơi. Điều quan trọng nhất là tâm hồn phải vị tha, luôn thành tâm hướng thiện. Mọi việc đã có tạo hóa an bài…
26 Tháng Mười Một 2011(Xem: 18893)
Đối với người tị nạn Việt Nam, có lẽ chưa có câu chuyện nào cảm động bằng cuộc hội ngộ của hai cha con ông Trương Văn Hào, sau 34 năm xa cách. Khi biết tin, phóng viên nhật báo Người Việt đã liên lạc được với ông Hào và được ông kể lại câu chuyện sau đây. Nhân ngày Lễ Tạ Ơn năm nay, nhật báo Người Việt đăng câu chuyện này để độc giả cùng suy ngẫm.
24 Tháng Mười Một 2011(Xem: 18728)
bởi lỡ mai này, những người thương của chúng ta không còn nữa, thì ngày Lễ Tạ Ơn sẽ có còn ý nghĩa gì không? Xin cho tôi được một lần, nói lời Tạ Ơn: Cám ơn lắm, cuộc đời này.
21 Tháng Mười Một 2011(Xem: 20344)
Một câu chuyện thật xót xa ... Cô gái lái xe đã hành động đúng : Trả cho mọi người trong xe cái mà họ đáng được : Đến chỗ...Không có loài người , nơi chỉ tồn tại những linh hồn "không có trái tim" !!
20 Tháng Mười Một 2011(Xem: 20370)
người nghệ sĩ mà chúng tôi muốn nói đến trong bài viết này là một thiếu nữ Việt Nam trẻ đẹp, sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ sau 1975 trong một gia đình tỵ nạn, từng làm nghề đánh cá ở một làng chài lưới tại Quảng Ngãi trước tháng Tư 1975
17 Tháng Mười Một 2011(Xem: 20332)
Không còn lầm được. Không còn ảo tưởng:"Đã trốn trại, còn đang ẩn trốn tại một nơi nào." Tôi mất anh thật rồi! Thế là hết. Tôi khóc nức lên. Trời như nổi gió. Cỏ cây chao đảo. Đồi núi quay cuồng. Quanh tôi cảnh vật mờ đi...
11 Tháng Mười Một 2011(Xem: 18639)
Chuyện cây cầu treo năm ấy là bài học quí giá dạy cho con người đức tính khiêm cung, biết được thân phận nhỏ nhoi của mình có nghĩa lý gì đâu, so cái lớn lao vô cùng trời đất.
28 Tháng Mười 2011(Xem: 19159)
Người lính Trạch Gầm cũng có vài ba mối tình, cũng có lúc “khi lính đã yêu rừng tàn núi lở”. Nhưng , từ cổ chí kim ,tôi chưa thấy ai “mày tao” với người tình như ông thi sĩ lính này.
28 Tháng Mười 2011(Xem: 17856)
Vẫn tấm bảng đó,nhưng hàng chữ đã đổi khác “Ủy Ban Nhân Dân Huyện Giáo Đức”. Cột cờ giữa sân vẫn còn đó, nhưng lá cờ vàng ba sọc đỏ bay phất phới ngày nào không còn nữa mà đã bị thay thế bằng một lá cờ khác
26 Tháng Mười 2011(Xem: 19705)
Hỡi ơi ! Người đàn bà tài hoa ấy có lẽ cũng đã nhận ra rằng : Tài và sắc vốn là một mối lụy của kiếp nhân sinh. Cho nên mới không làm thơ nữa. Để làm vợ -một người vợ bình thường như mọi người vợ khác.
18 Tháng Mười 2011(Xem: 19478)
Thời gian trôi theo sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật . Nguời ta đã chế tạo ra nhiều thứ. . . . kể cả nguời máy , nhưng có một thứ họ không chế tạo được là trái tim người mẹ
08 Tháng Mười 2011(Xem: 23810)
Hôm nay, hít thở không khí tự do nơi đất nước tạm dung, hồi tưởng lại quá khứ, chiến trường Phước Long, kiếp lưu đầy tù tội nơi lam sơn chướng khí Việt Bắc, những ngày đói khát không có lấy một chén cơm cho đủ no để chống với cái lạnh cắt da, cô đơn không người thăm hỏi, và biết bao muôn vàn những cay đắng tủi hờn trút đổ thù hận trên người chiến sĩ Quốc Gia sa cơ thất thế.
05 Tháng Mười 2011(Xem: 20773)
Và còn nữa, ngồi để nhìn cho rõ cái cô đơn trống vắng của tuổi hoàng hôn trong bước lưu đày. Mầy biết không, có ông tráng sĩ nào đó ngửa mặt lên trời than “ Ôi thời oanh liệt nay còn đâu “ thì được đấng phu quân an ủi ngay “ Oanh không có, nhưng có liệt !”
25 Tháng Chín 2011(Xem: 20356)
Chinh chiến đã tàn, Việt kiều vượt biển vượt sông. Việt cộng thắng Tây thắng Mỹ. Liệu chữ “Việt” chung nhau ấy có đủ lấp nổi giòng Bến Hải li ti ở trong tâm mỗi người tự nhận là người Việt?
15 Tháng Chín 2011(Xem: 18836)
Tháng chín gió Thu bắt đầu thổi lạnh. Buổi sáng ra sau vườn, vợ tôi nhắc tôi phải khoát thêm chiếc áo ấm để phòng cái thân đang... về già. Sau hè nhà tôi có trồng một hàng phong rậm lá. Sáng nay, nhìn những chiếc lá thu mới úa, chưa vàng run rẫy trong gió sớm làm tôi nhớ những mùa thu đã đi qua ở bên nhà.
12 Tháng Chín 2011(Xem: 21076)
Tôi yêu đất nước này nhưng ở trong một sự so sánh tôi vẫn chưa hiểu biết hết tận tường ân sủng này như thế nào. Cảm xúc, tạ ơn, tình yêu của gia đình người tị nạn này
10 Tháng Chín 2011(Xem: 20694)
Ông nội hy vọng rằng, môt ngày nào đó sẽ được gặp cháu. Nếu mẹ cháu nghĩ lại và muốn tiếp xúc với ông nội, hãy gọi điện thọai nhắn tin với Tòa báo Việt Luận, rất gần nơi cháu đang ở. Ông nội đang mong tin cháu.
06 Tháng Chín 2011(Xem: 19635)
Nhưng dầu là cách nào, tôi thực sự cũng cám ơn cơ duyên này. Vì nhờ đó mà tôi có được một tri âm trong phần đời còn lại của mình, trên thế gian này, giữa dòng đời xa lạ hôm nay.
04 Tháng Chín 2011(Xem: 23591)
Cuối cùng rồi thì người tốt kẻ xấu, người ngay kẻ gian cũng phải ra đi, nhưng không phải cái chết nào cũng giống cái chết nào, thiên đàng, địa ngục không ở cùng một nơi.
17 Tháng Tám 2011(Xem: 21379)
Sáng mai tôi lại lên lớp giảng về truyện Kiều. Kìa tại sao những dòng chữ trên giáo án mờ dần, mờ dần... Một giọt nước mắt nóng hổi không cầm được của tôi đã rơi xuống, đọng lại và thấm sâu vào trang giấy trắng.
14 Tháng Tám 2011(Xem: 18582)
Nhân dịp lễ Vu Lan, xin mời các bạn nghe nỗi lòng của một người con khi phải đưa mẹ vào Viện dưỡng lão. Trong tương lai một ngày gần đây, rồi cũng sẽ đến lượt chúng ta phải vô viện dưỡng lão, xin đừng trách con cái nếu là trường hợp vạn bất đắc dĩ , bởi vì chúng nó cũng đau lòng lắm nhưng không thể làm khác hơn được, nhưng miễn là đứa con không quên bổn phận thăm nuôi những ngày sau đó..
03 Tháng Tám 2011(Xem: 19717)
để ông được làm: MỘT MỘ PHẦN BÊN NGÀN CHIẾN HỮU CỦA TÔI. NGƯỜI VIỆT CỦA TÔI, NGƯỜI TƯỚNG LÃNH CỦA QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA CỦA TÔI LÀ THẾ ĐẤY.
02 Tháng Tám 2011(Xem: 20699)
Biết lấy gì để đền đáp công ơn anh đây? - Người anh em của tôi ơi, tôi mới phải là người cảm ơn anh. Chính anh đã cho tôi hạnh phúc lớn lao. Chính anh đã giúp tôi thoát khỏi cái con vợ yêu tinh của tôi đấy!
28 Tháng Bảy 2011(Xem: 19391)
“Học vấn không phải là vấn đề không quan trọng trong cuộc sống vợ chồng, nhưng điều quan trọng nhất đối với Hòa, đó là tình yêu thương lẫn nhau; vì nếu không thật sự yêu thương, thì không thể vượt qua được những chướng ngại của cuộc sống
26 Tháng Bảy 2011(Xem: 18799)
Vậy mà hôm tao phải liệng súng đầu hàng vào cuối tháng tư 75, tao nghe đau điếng như vừa lãnh một viên đạn. Lần đó, tao không đánh giặc vậy mà tao lại bị thương, bị thương ở trong lòng.
17 Tháng Bảy 2011(Xem: 17287)
Anh đã trả gía cho cơn sốt tình ấy 10 ngàn đô la, qúa đắt so với “gía cả” bình thường của cô Nâu “đi” với những người đàn ông khác, và suýt nữa bằng cả sinh mạng của anh và vợ anh, cũng như tương lai của hai con sẽ ảnh hưởng không biết tai hại đến chừng nào.
03 Tháng Bảy 2011(Xem: 20941)
Ngoài song thân ra, người tôi biết ơn nhiều nhất là vợ tôi. Đời sống tôi có ý nghĩa hơn, sung sướng hơn, hạnh phúc hơn nhờ vợ khôn ngoan dịu dàng .Nhiều đêm thức giấc tôi nhẹ hôn lên mắt vợ,
29 Tháng Sáu 2011(Xem: 18661)
Anh thầm thì: xin hãy chôn chặt hộ tôi cái quá khứ đau thương và lầm lỡ đó lại. Chính nó đã gây biết bao chia lìa, tang tóc, và sự thù hận giữa những người anh em cùng một mẹ, không biết sẽ kéo dài cho đến bao giờ?
19 Tháng Sáu 2011(Xem: 19077)
Tôi buông ống nghe, thẫn thờ nhìn ra ngoài cửa sổ như muốn tìm kiếm một điều gì. Trời mùa đông Bắc Âu phủ đầy tuyết trắng, nhưng sao trước mắt tôi đang lung linh bầu trời xanh bao la của cả một thời tuổi thơ. Cái thuở ba thằng chúng tôi vui đùa nghịch ngợm, trong lòng chưa hề vướng bận chuyện chiến tranh kéo theo bao cay đắng cuộc đời.
19 Tháng Sáu 2011(Xem: 17551)
Trước 1975, tác giả từng viết nhiều truyện ngắn trên bán nguyệt san Tuổi Hoa, và các truyện dài xuất bản bởi Tủ Sách Tuổi Hoa. Sau 30/4/1975, Cam Li không viết nữa, chỉ chuyên làm công việc nghiên cứu khoa học. Định cư tại San Jose từ 2003, sáu năm sau cô góp nhiều bài viết giá trị . Bài mới nhất của tác giả dành cho mùa lễ Father’s Day 2011.
09 Tháng Sáu 2011(Xem: 19234)
Và trong khi cô tìm kiếm ý nghĩa của cuộc đời qua ánh sáng chiếc màn ảnh điện thoại, bà cụ ngồi ở băng sau đã trở nên vô hình, và cô đã không thể trông thấy những giọt nước mắt của bà.
30 Tháng Năm 2011(Xem: 19407)
trên vách tường cũ vẫn treo tấm giấy khen “Anh hùng diệt Mỹ” đóng khung, lồng kính và đã bạc màu hoen ố theo thời gian của anh Siêu không còn nữa, mà thay thế vào là khung hình mới tinh, trên bức tường cũng mới tinh, hình gia đình cô Lạc, cô với người chồng Mỹ
28 Tháng Năm 2011(Xem: 21405)
Bởi vì chúng ta có mắt, cho nên khi chúng ta nhìn người, chỉ dựa vào cảm giác của mắt, mà quên dùng trái tim. Đúng như người vợ mù đã nói, "Con mắt của trái tim mới sáng nhất, thật nhất!"
24 Tháng Năm 2011(Xem: 18370)
nghiệp do chính con người tạo ra, bất định tính nên nghiệp có thể chuyển hóa được. Do đó, con người có thể thay đổi, chuyển hóa nghiệp báo của mình từ xấu thành tốt, từ ác thành thiện hoặc ngược lại
23 Tháng Năm 2011(Xem: 20259)
ôi nhớ mỗi năm khi ngày "Mother's Day" đến, các ông thường kiếm cớ “em là vợ anh chứ có phải là má anh đâu mà anh phải mua quà."(Câu này tôi nghe quen quen quí vị ạ )
21 Tháng Năm 2011(Xem: 17992)
Làm sao mẹ tôi có thể sống thiếu tôi! Tôi là nguồn sống của bà mà! Tất cả sinh lực, ý chí phấn đấu trước kia là vì tương lai của tôi, là vì tôi! Không có tôi bên cạnh, không có đứa con trai thương yêu của bà bên cạnh
18 Tháng Năm 2011(Xem: 20378)
Mỗi ngày, trong nắng ấm, nhìn biển trời, nghe sóng biển rì rào, Lang da diết nhớ về Nha Trang, về những ngày tuổi thơ cùng với gia đình, thầy bạn, và hồi tưởng về một quá khứ với biết bao thăng trầm biến đổi của quê hương, của gia đình và của cả một đời người.
06 Tháng Năm 2011(Xem: 19812)
đằng sau sự tỏa sáng của một người đàn ông Việt Nam thường là cái bóng thầm lặng của một người phụ nữ.Mời quí độc giả nghe con gái của nhà văn Doãn Quốc Sỹ kể lại cuộc đời thầm lặng của mẹ mình nhân ngày Mother Day…
04 Tháng Năm 2011(Xem: 19863)
Hôm nay là ngày giỗ mẹ, tôi viết những dòng này là tâm sự của một người con suốt đời không có mẹ ở bên và thành kính dâng lên hương hồn mẹ như một nén nhang thắp muộn.