2:46 CH
Thứ Bảy
27
Tháng Tư
2024

Phụ Nữ Việt Trong Dòng Sinh Mệnh Dân Tộc Việt Nam - Hoàng Dược Thảo

21 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 16942)

Phụ Nữ Việt Trong Dòng Sinh Mệnh Dân Tộc Việt Nam

blankTrong 37 năm qua, không một gia đình nào ở Việt Nam không bị đau đớn vì tai biến xảy ra cho người thân phái yếu của mình: không mẹ thì chị, không chị thì con, cháu, bằng hữu. Không bị làm nhục bởi hải tặc, không bị mất tích trên biển Đông trên đường vượt biên thì đời sống dưới chế độ cộng sản cũng không phải là một đời sống điạ ngục, không an lành được một ngày. Những chiến dịch như cưỡng bách đi vùng Kinh Tế Mới bứng những gia đình của quân, dân, cán, chính VNCH ra khỏi cội rễ, khỏi địa phương cư ngụ để chiếm nhà, chiếm đất hoặc tàn độc hơn như chiến dịch Hoa Nở Về Đêm mà mục đích là làm nhục vợ con người tù cải tạo khi tạo ra những hoàn cảnh mư sinh khắc nghiệt, chế độ thăm nuôi không hợp lý để lợi dụng thân xác của những người vợ tù giữa rừng sâu, nước độc.

Tháng 9, 1975 chỉ vài tháng sau khi miền Nam mất vào tay cộng sản, những người vợ miền Nam mất chồng không còn giữ được sự bình tĩnh hay lo sợ sự hiện diện của công an, dù bò vàng (cán bộ 30) hay bò xanh (bộ đội) trước số phận đã rơi xuống tận cùng đáy vực của họ. Trên một chuyến xe lam đi từ Saigon về vùng Gò vấp, lần đầu tiên tôi chứng kiến một người đàn bà rất trẻ kêu gào, khóc nức nỡ khi lặn lội tìm tin chồng và do sự liên hệ với “cách mạng” đã được chứng kiến một phần những gì xảy ra cho chồng chị, cho những người mà đảng cộng sản Việt Nam đã lường gạt rằng đi “chỉ đi hoc tập một tháng” mà thành ở tù thiên thu này. Tôi còn nhớ người phụ nữ trẻ bảo chị chứng kiến cành hàng trăm người tù cải tạo bị cột dính vào nhau bằng dây chuối, lội giữa sông, bằng sức người di chuyển những khối bê tông vì cầu bị sập do mìn của ”giải phóng” trước đây. Mìn nổ và máu của họ đỏ cả một khúc sông. May mắn thay chồng chị không ở trong số người bị thiệt mạng hay bị thương … Lúc đó trên xe có một người bộï đội cũng rất trẻ. Anh ta ngó lơ làm như không nghe, không thấy. Nhưng khi xe đến bến, mọi người trên xe khuyên chị nên bình tĩnh vì theo chị cho biết chị còn hai con nhỏ phải trông coi, nếu không thì tôi chỉ muốn chết theo chồng.

 Khi phong trào vượt biên lên cao trong thập niên 80, một đứa cháu trong gia đình mất tích trên đường vượt biên. Trường hợp của cháu thì rất rõ ràng vụ cháu bị hải tặc Thái lan bắt đi vì hai đứa con của cháu đến được Mã lai và được ông bà ngoại bão lãnh sang Hoa Kỳ. Cháu tôi rất xinh đẹp nên con gái nó cũng thế, càng lớn, cháu càng giống mẹ khiến anh tôi không thể quên được đứa con mà định mệnh khắc nghiêt đã cướp đi mất tích này. Anh tôi đã dành dụm tiền đi về Thái lan nhiều lần, về cả những vùng biên giới mà người ta đồn rằng có nhiều người đàn bà Việt Nam sống lẫn lộn trong làng người Thái và hành nghề mãi dâm. Nhưng cho đến ngày anh tôi mất đi cách đây vài năm, cháu tôi vẫn bặt tin. Có lẽ cháu đã không còn sống trên cõi đời này.
Thập niên 80, có lần tôi đăng báo cần một cô thư ký.

 Một cô nhỏ xanh mướt, còn rất trẻ, 19 tuổi như cô cho biết nhưng trông vẻ ngoài thì còi cọc như một đứa trẻ 13, mới vừa được anh bảo lãnh sang Hoa Kỳ nhưng cô chỉ muốn đi làm thay vì đi học vì… con học dở lắm, cô cho con làm gì cũng được. Cuộc phỏng vấn kéo dài chưa được 10 phút thì cô bé đã lăm le trong tay điếu thuốc. Tôi hỏi còn nhỏ sao lại hút thuốc là làm gì, độc lắm. Cô cho biết, giọng bình thản đến rợn người: con vượt biên từ năm 12 tuổi. Khi đến Mã Lai thì con bị ông đại úy Mã Lai trưởng trại đem về là người ở trong nhà cho vợ và giữ 4 đứa con của ổng nhưng ban đêm thì làm vợ bé cho ổng. Vì ổng hút thuốc phiện, con phải tiêm thuốc cho ổng, có khi ổng bắt con hút cùng nên lâu dần thành nghiện luôn. Sau đó, anh con sang Hoa Kỳ liên lạc được, ổng mới cho con về trại. Mọi người bảo con đi thưa Ủy hội Quốc Tế nhưng con nghĩ thôi mình đi được là tốt rồi, thưa gửi làm gì. Người Mỹ bắt con cai thuốc phiện nhưng mà không cấm hút thuốc nên con hút.

 Tôi khuyên cô nhỏ nên bỏ thuốc thì dễ tìm việc hơn. Bao nhiêu năm qua nhưng nét mặt xanh xao, giọng nói yếu ớt kể về thảm kịch của đời mình một cách bình thản cứ theo tôi hoài. Ôi! Thân phận mong manh của những đứa trẻ gái của Việt Nam thời loạn lạc.

 Những thập niên 70, 80 đã qua đi trong vượt biên, trong cải tạo với những chính sách vô cùng dã man mà bọn Việt gian cộng sản nghĩ ra để hủy diệt nền tảng gia đình của người miền Nam qua việc hủy diệt đời sống của người phụ nữ của miền Nam nhưng đồng thời họ cũng không đem lại được ấm no, thanh bình cho người phụ nữ ở Bắc. Những danh từ chị nuôi, em nuôi cách mạng, phụ nữ tiền phong, đấu tranh giai cấp, đấu tranh cách mạng chỉ như một lớp sáp bọc ngoài sự dã man của chiến tranh, của lòng tham không đáy của bọn cầm quyền gian ác.

 Rồi tiếp đến thập niên 90 mà Việt Nam với sự trợ giúp của Hoa Kỳ bước chân vào cộng đồng chung của thế giới về mậu dịch. Những tưởng điều này sẽ mở mắt được bọn Việt gian cộng sản cầm quyền. Nhưng không từ 20 năm nay, kể từ khi người Mỹ mở cửa bang giáo, mòn hàng “vĩ đại” nhất mà bọn Việt gian cộng sản đem trao đổi với nước ngoài chính là mạng sống của người dân Việt: trong 8 tháng đầu của năm 2009, trong khi Trung cộng mang hàng trăm ngàn công nhân sang Việt Nam cho những dự án mà họ “thầu’ được từ bọn Việt gian cộng sản thì bọn này lại gửi ra nước ngoài 45634 lao nô. Đó là chưa kể trong vòng 10 năm qua, con số gái Việt phải lấy chồng Đại hàn, chồng Đài Loan như giải pháp duy nhất cho sinh kế gia đình lên đến hàng triệu người. Qua hình thức “hôn nhân” bọn Việt gian cộng sản đã xuất khẩu nô lệ tình dục vì khắp các thành phố ở Á Châu hiện nay có những khu mãi dâm toàn gái Việt. Riêng tại vùng biên giới Việt-Miên, bé gái 6,7 tuổi đã bị ép làm ấu dâm cho bọn đàn ông bệnh hoạn Tây Phương được thu hình thành những phóng sự ăn khách trên các đài truyền hình thế giới.

 Trong nước cũng không hơn gì. Các động mãi dâm không còn giới hạn ở nơi gọi là động mà tất cả nước biến thành động: tiệm hớt tóc, tiệm ăn, bờ biển, quán nhậu… Những hình ảnh hàng trăm gái Việt lõa lồ “ra mắt” vài anh Đại Hàn, Tàu quê muà, tật nguyền khiến chúng ta muốn rơi nước mắt khi trông thấy. Trong lúc đó thì bọn Việt gian cộng sản làm gì? Chúng bận lo vơ vét tài nguyên quốc gia, ‘thoã mãn” những đòi hỏi của bọn Tàu cộng để được tiếp tục cầm quyền.

 Không phải là không có lý do khi Chiến Sĩ Cộng Hoà chọn chủ đề vai trò của người phụ nữ Việt trong dòng sinh mệnh nước Việt cho số báo này. Khi đất nước điêu linh thì người dân ai cũng khổ. Nhưng khi tất cả mọi truyền thống đạo đức, văn hoá bị hủy diệt, khi người phụ nữ Việt Nam không còn giữ được vai trò khiêm cung, cao quí của họ trong gia đình, khi hình ảnh của người mẹ hiền không còn trong trái tim của những đứa con thì thảm họa của dân tộc không còn mức để đo lường. Đó là chưa kể những chính sách thâm độc của bọn Việt gian cộng sản khi muốn trả thù người khác chính kiến. Đối tượng họ phải triệt hạ không chỉ là cá nhân người đã cầm súng đối đầu với họ mà là nền tảng gia đình của người không còn vũ khí chống lại họ. Mà muốn làm được điều này thì không gì bằng nhắm vào vợ con của người.

 Như thế, người phụ nữ Việt Nam không chỉ bị bất bình đẳng trong xã hội mà còn “được” bất bình đẳng khii nhận sự trả thù từ bọn Việt gian cộng sản. Trong khi người đàn ông ở tù thì sự phấn đấu để tồn tại chỉ là bản thân của họ thì người đàn bà ở ngoài nhà tù, trách nhiệm lớn hơn gấp bội khi phải tự lực mưu sinh giữa đất nước ngã nghiêng một mình để nuôiø bầy con dại, nuôi chồng bị bỏ đói trong tù. Do đó, nếu không ngẫng đầu nhìn về tương lai, nếu cứ tự đặt mình vào vị trí thấp kém trong gia đình cũng như ngoài xã hội như thân phận người phụ nữ “đương nhiên phải là như thế” điển hình như trong bài thơ sau của ông thi sĩ Xuân Quỳnh thì khi đi qua đoạn đường khổ ãi này, người phụ nữ Việt Nam sẽ còn lại gì?

Những người đàn ông các anh có bao nhiêu điều to lớn
Vượt qua ô cửa cỏn con, văn phòng hẹp hàng ngày
Các anh nghĩ ra tàu ngầm, tên lửa, máy bay
Tới thăm dò những hành tinh mới lạ
Tài sản của các anh là những tinh cầu, là vũ trụ
Các anh biết mỏ dầu, mỏ bạc ở nơi đâu
Chính phục đại dương bằng các con tàu
Đi tới tương lai trên con đường ngắn nhất
Mỗi các anh là một nhà chính khách
Các anh quan tâm đến chuyện mất còn của các quốc gia.
Biết bao điều quan trọng được đề ra
Những hiệp ước xoay vần thế giới

Chúng tôi chỉ là những người đàn bà bình thường không tên tuổi
Quen việc nhỏ nhoi bếp núc hàng ngày
Cuộc sống ngặt nghèo phải tính sao đây
Gạo, bánh, củi dầu chia thế nào cho đủ
Đầu óc linh tinh toàn nghĩ về chợ búa
Những quả cà, mớ tép, rau dưa

Chúng tôi là những người đàn bà bình thường trên trái đất.
Quen với việc nhỏ nhoi bếp núc hàng ngày
Chúng tôi chẳng có tàu ngầm, tên lửa, máy bay
Càng không có hạt nhân nguyên tử
Chúng tôi chỉ có chậu có nồi có lửa
Có tình yêu và có lời ru
Những con cò con vạc từ xưa
Vẫn lặn lội bờ sông bắt tép
Cuộc sống vẫn ngàn đời nối tiếp
Như trăng lên, như hoa nở mỗi ngày

Anh là mặt trời, em chỉ là hạt muối
Một chút mặn giữa đại dương vời vợi,
Loài rong rêu ai biết đến bao giờ
Em chỉ là ngọn cỏ dưới chân qua
Là hạt bụi vô tình trên áo 

 Qua bài thơ này cũng như qua hàng nghìn áng văn thơ từ trước đến nay, chúng ta thấy thận phận của người phụ nữ Việt Nam hình như không thay đổi. Cái trách nhiệm nặng nề cho gia đình, cho xã hội của người phụ nữ Việt Nam lúc nào cũng được nhìn xuống với một chút mũi lòng, một thân phận yếu đuối, không thể quyết định gì được cho đời mình, nói chi đến đời của tha nhân hay vận mệnh của đất nước? Quan niệm đó đã đến lúc phải thay đổi. Người phụ nữ Việt Nam đã đến lúc phải được bình đẳng. 

 Bình đẳng không phải chì vì quyền lợi mà để nhận trách nhiệm xây nước và dựng nước. Đó không phải chỉ là trách nhiệm của nam giới. Không có việc gì lớn, việc gì nhỏ trong việc khôi phục đất nước khi đất nước là của chung. Để nước mất vào tay cộng sản thì chúng ta ai cũng mất tất cả nhưng sự mất mát này không đồng đều với người phụ nữ vì cũng với đất nước mất, bản thân người phụ nữ Việt Nam phải chịu đựng nhục nhã nhiều hơn nam giới.

 Qua bài thơ này cũng như qua hàng nghìn áng văn thơ từ trước đến nay, chúng ta thấy thận phận của người phụ nữ Việt Nam hình như không thay đổi. cái trách nhiệm nặng nề cho gia đình, cho xã hội của người phụ nữ Việt Nam lúc nào cũng được nhìn xuống với một chút mũi lòng, một thân phận yếu đuối, không thể quyết định gì được cho đời mình, nói chi đến đời của tha nhân hay vận mệnh của đất nước? Có chắc gì “Mỗi các anh là một nhà chính khách, các anh quan tâm đến chuyện mất còn của các quốc gia. Biết bao điều quan trọng được đề ra, Những hiệp ước xoay vần thế giới” được không? Quá khứ đã chứng minh rằng không?

 Do đó, quan niệm đó đã đến lúc phải thay đổi. Người phụ nữ Việt Nam đã đến lúc phải được bình đẳng. Bình đẳng không phải vì quyền lợi mà để nhận trách nhiệm xây nước và dựng nước. Đó không phải chỉ là trách nhiệm riêng của nam giới. Không có việc gì lớn, việc gì nhỏ trong việc khôi phục đất nước khi đất nước là cuả chung, nhất là khi đất nước đã lọt vào tay bầy quỹ đỏ đội lốt người. Để nước mất vào tay cộng sản thì mọi người ai cũng mất tất cả nhưng sự mất mát này không đồng đều với mọi người. Người phụ nữ khi đất nước mất, bản thân họ phải chịu đựng nhục nhã nhiều hơn, nhiều khổ ải nhiều hơn nam giới, vì cái khổ đã đi vào tận đáy của thân phận con người, không phải chỉ có ở bên ngoài như nam giới.

Trong dòng sinh mệnh của dân tộc, có hai sự kiện chúng ta được nghe nhiều lần mà đã đến lúc chúng ta cần phải xét lại:

- Nạn thiếu lãnh tụ: Để tránh nhận trách nhiệm về sự để nước mất vào tay cộng sản, về việc khoanh tay để mặc cho bọn Việt gian cộng sản tàn phá đất nước, hủy diệt tinh thần đạo đức luân lý của dân tộc, người ta thường bảo nhau vì chúng ta thiếu lãnh tụ. Tại sao mỗi người dân Việt không thể là “lãnh tụ’ của chính mình trong việc đấu tranh dành độc lập, tự do, nhân quyền cho chính bản thân mình, gia đình mình, thân nhân của mình.

- Việc nước là việc “lớn”, việc của nam giới: trong khi người phụ nữ chính là nền tảng của gia đình, của tinh thần văn hóa dân tộc. Vì thường nghĩ rằng việc nước, việc chính trị không phải là phạm trù của mình, người phụ nữ Việt Nam hiện nay chỉ còn là những con “vật” người được bọn Việt gian cộng sản xử dụng như một công cụ để thoã mãn dục vọng, dùng để trao đổi như những món hàng khi giao dịch trên thương thường hay chính trường. Tình trạng này nếu còn kéo dài thì đứng nói gì đến tự do, nhân quyền hay dân chủ khi chúng ta không còn danh dự làm người của dân tộc Việt. Môt đứa trẻ không thể trưởng thành trong tinh thần tự trọng khi nó biết rằng mẹ nó chỉ là một cô gái mãi dâm đang tha phương cầu thực đâu đó dù là trong hay ngoài quê hương. Một đất nước băng hoại về luân lý và đạo đức đến độ những bậc cha mẹ hãnh diện dù biết rõ về xuất xứ của những đồng tiền nhận được từ đứá con gái nhỏ bé của trong chợ đời như những bản tin báo trong nước nói về làng Đại hàn, làng Đài loan ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hơn thế nữa, chính cha mẹï lại là đầu mối của tham lam khi đẩy con vào đường giang hồ như hiện nay.

 Trong những tuần lễ sắp tới, sẽ có những vận động để biểu tình tập thể của Người Việt hải ngoại chống lại sự thành lập Toà lãnh sự của bọn Việt gian cộng sản tại Houston. Trước đây, trong quyển Người Trung Quốc Xấu Xí, tác giả Bá Dương đã đặt vấn đề về việc tại sao người dân Hồng Kông lại lo sợ khi được trả về cho Trung cộng. “Điều gì đã xảy ra khiến người dân lại cầu mong được người ngoại quốc tiếp tục “chiếm đóng’ đất nước mình như vậy? Câu trả lời mà ông Bá Dương không ‘dám’ nêu ra trong sách của ông: đó là sự vô nhân của người cộng sản. Nhưng câu hỏi của ông Bá Dương ngày nay lại được đặt lại cho cộng đồng Người Việt hải ngoại: tại sao một dân tộc lại thù ghét chính phủ của mình như thế? Câu trả lời: bọn Việt gian cộng sản đã gieo nhân, bây giờ là lúc chúng phải gặt quả đó thôi.

blank

 Trong số báo này, quí độc giả sẽ đọc được nhiều bài viết về phụ nữ Việt Nam trong dòng sinh mệnh của dân tộc bởi nhiều tác giả khác nhau. Tôi hy vọng người phụ nữ Việt Nam sẽ nhìn ra vai trò quan trọng của mình mà tích cực hơn trong vấn đề đấu tranh chính trị chống lại sự hiện diện của bọn Việt gian cộng sản ở quê hương vì tiếng nói của chúng ta là tiếng nói trung thực từ đáy lòng của những đứa con thương cha, thương mẹ, của người vợ hiền đi bên cạnh chia sẽ nỗi khổ của chồng suốt nhiều thế kỷ qua mà vẫn giữ được truyền thống dân tộc, dạy cho những đứa con yêu quê hương, đất nước và dân tộc của mình. Chúng ta cần phải tích cực hơn, chủ động hơn để tiếp tục giữ được truyền thống này cho những thế hệ mai sau. Mong thay!

Hoàng Dược Thảo

bài được chuyển từ vietthuc.org
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Năm 2011(Xem: 18546)
Rải tro theo gió... trên đỉnh đèo Hải Vân... ý nguyện của người đã khuất gợi lên trong tôi hình ảnh vừa bi hùng lại vừa lãng mạn, như là sự kết hợp tuyệt vời giữa mối tình của viên dũng tướng với cô con gái đầu lòng của nhà văn Tự Lực Văn Đoàn.
27 Tháng Tư 2011(Xem: 19682)
Tôi không nói được gì hết, chỉ gục đầu vào vai vợ tôi rồi bật khóc . Vợ tôi chưa biết những gì đã xãy ra nhưng chắc nàng đoán được rằng tôi phải đau khổ lắm mới phát khóc như vậy. Cho nên nàng vừa đưa tay vuốt vuốt lưng tôi vừa nói, giọng đầy cảm xúc :« Ờ…Khóc đi anh ! Khóc đi ! »
23 Tháng Tư 2011(Xem: 18155)
Tôi ngồi đó để tưởng nhớ nước Việt Nam Cộng Hòa thân yêu của tôi. Tôi để hình tôi trên bàn thờ là coi như mình đã chết theo với nước Việt Nam Cộng Hòa của tôi. Tôi chỉ sống lây lất, lo nhang khói cho đồng đội, cho cha mẹ, vợ con
03 Tháng Tư 2011(Xem: 19808)
Trong niềm bồi hồi xúc động đến rưng rưng lệ khi đọc, chắc chắn quý độc giả không thể không biết ơn những người lính VNCH, Mỹ, Úc... đã đổ máu bảo vệ Miền Nam trước làn sóng xâm lăng của cộng sản trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam.... *
23 Tháng Ba 2011(Xem: 20260)
tưởng đã được giải quyết, phân tán người Việt Nam tỵ nạn trên nước Mỹ, nhưng không ngờ Xe đò Hoàng đơn thân độc mã mỗi ngày một chuyến kéo hai thành phố đông dân cư Việt Nam lại càng gần với nhau hơn nữa.
21 Tháng Hai 2011(Xem: 19948)
Già thì già, họ vẫn cảm thấy hạnh phúc – hạnh phúc hơn một tỷ người khác – cho dù hạnh phúc đó vẫn được họ đếm từng ngày sau mỗi buổi sớm mai thức dậy…
10 Tháng Hai 2011(Xem: 18614)
Tôi nhớ ơn anh chị, và cả vợ chồng anh Hy, chịu đựng được chúng tôi, mà không đấm cho vỡ mồm, hộc máu mũi. Càng lâu, tôi càng thấm thía cái câu ' Bầu bí một giàn'
04 Tháng Hai 2011(Xem: 19553)
Thế đó, họ bán, họ mua vừa như thật, vừa như “chơi” nhưng ai cũng hăm hở, náo nức. Dường như mỗi người đi chợ đang “bán”, đang “mua” cho mình một nỗi nhớ quê nhà vời vợi.
02 Tháng Hai 2011(Xem: 21483)
Hương thơm của gạo, vị ngọt của cơm lẩn với cát sạn tựa như cuộc đời của những quân nhân QLVNCH nói chung, SVSQTĐ nói riêng đã tự hào vào ngày mãn khóa sau mấy tháng quân trường mồ hôi thử thách đó là hương thơm của gạo. Để rồi chuẩn bị dấn thân vào cuộc đời đầy gian khổ hiểm nguy sống chết khó lường
28 Tháng Giêng 2011(Xem: 21101)
Họ gặp nhau và nhận ra nhau. Mới đầu, Hà Giang ôm chầm lấy Đôn mà khóc nức nở. Cô quên mất anh đang là một vị thầy tu. Xúc động nhất là khi Hà Giang cho anh biết Lam Khê chính là con của anh. Hai cha con họ ôm lấy nhau thật lâu và cả hai đầm đìa nước mắt.
21 Tháng Giêng 2011(Xem: 19876)
Hiện tại chúng tôi đang sống tràn trề hạnh phúc. Mùa xuân của cuộc đời tuy đến muộn nhưng chúng tôi bằng lòng lắm với những gì mình đang có, đang sống. Thiên đường có thật anh Hoàng ạ! Và chúng tôi đang tắm trong suối nguồn tươi mát của Thiên Đường.
16 Tháng Giêng 2011(Xem: 20298)
Thành phố lên đèn, tôi vật vờ vô định thoáng nghe bên tai tiếng dương cầm giai điệu bản "Giao hưởng số chin, cung rê thứ" của L.V. Beethoven mà tôi học ngày nào. Hiện tại, tôi chơi nhạc đám ma. Cái chết - quy luật tất yếu giúp tôi sinh tồn, các giá trị nghệ thuật cao quý chỉ còn là hoài niệm!
02 Tháng Giêng 2011(Xem: 22005)
Mũi súng AK thúc vào cạnh sườn, người vệ binh chắc cũng ngạc nhiên không hiểu sao bỗng dưng tôi đứng như trời trồng giữa lộ. Anh quắc mắt nhìn tôi dò hỏi, tôi không nói gì, im lặng nhập vào dòng tù. Nước mắt chảy dài trên hai má hóp, tôi bước đi như kẻ mộng du ...
07 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 20795)
Trong cuộc chiến Việt Nam, những chàng pilot nổi tiếng hào hoa ở thành phố. Là thần tượng của các cô con gái đẹp. Nhưng có lẽ ít ai biết rằng, những chàng trai trẻ ấy lại là những chiến sĩ rất hào hùng trên khắp các chiến trường. Bao phen xem cái chết tựa lông hồng.
05 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 21818)
Lâu nay, khá đông người cho rằng thi sĩ Hàn Mạc Tử và nhà giáo kiêm cư sĩ Hoàng Thị Kim Cúc từng có một tình yêu đôi lứa. Lắm sách báo ghi nhận như vậy. Ngay cả lối sống khá đặc biệt của Kim Cúc – suốt đời độc thân, làm thơ tặng Hàn, chẳng chuyện trò điều này với người trong nhà… – càng khiến dư luận nghĩ vậy.
02 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 20261)
Hầu hết bạn bè tôi, nếu còn sống sót sau cuộc chiến tang thương đó, kẻ đã phải ra đi trong loạn lạc, ly tan, người thì được ông bạn đồng minh phản bội năm xưa, can thiệp với kẻ cựu thù cho "ra đi trong vòng trật tự" sau nhiều năm bị đày đọa ngục tù, vợ con nheo nhóc, để giờ này mỗi người trôi dạt một phương, mang theo những vết thương không lành được ở trong lòng. Biết đến khi nào chúng tôi mới đuợc như những con chim trane đang tụ tập ca hót líu lo ngoài kia, trươc giờ bay xuống phương nam?
17 Tháng Mười Một 2010(Xem: 21061)
Một câu chuyện thật dí dỏm. Câu chuyện phần nào đã gợi nhớ đến một quảng đời thơ ấu thật êm đềm, hoa bướm ở vùng quê . Phải chi không có biến cố tháng tư 75, cuộc sống của những người dân miền nam hiền hòa chắc chắn là mãi mãi thanh bình, thịnh vượng, và an lành như tác giả "Lấy vợ miền quê" đã mô tả rất chân thật trong câu chuyện
11 Tháng Mười 2010(Xem: 19401)
Bây giờ, nhìn chú Ba nằm đó, tôi lại nhớ câu nói cuối cùng của chú: “Cứ để lá cờ ở đó, trong đầu óc của chú sẽ nhớ mãi hình ảnh lá cờ VNCH tung bay trong gió. Sau này, lá cờ sẽ ra sao? Để tương lai trả lời.”
08 Tháng Mười 2010(Xem: 20250)
Tôi rời khỏi Cheo Reo, chạy ngược về cầu sông Ba theo Tỉnh lộ 7 ngày xưa, mang theo trong lòng nỗi đau đứt ruột. Đang giữa mùa xuân nhưng cả bầu trời nhuộm màu ảm đạm. Nhìn núi rừng hai bên đường, trong ràn rụa nước mắt, tôi mơ hồ như cây lá không còn nữa...
08 Tháng Mười 2010(Xem: 22000)
Mọi người đều đến cõi đời nầy với hai bàn tay trắng, thì lúc ra đi cũng chỉ với hai bàn tay trắng mà thôi. Ai ai cũng đều biết như vậy, nhưng hễ sao mỗi khi nghĩ đến chết thì thấy rờn rợn và hơi lo một chút... Sống sao cho đáng sống mới là việc khó. Đời là vô thường!
07 Tháng Mười 2010(Xem: 27979)
Kính nguyện cầu Đấng Thiên Thựợng Đế tối cao và Hồn thiêng sông núi phù hộ cho toàn dân Việt sớm có ngày "đắc lộ thanh vân", đưa nước Việt lên đỉnh đài vinh quang thịnh trị ngàn đời.
06 Tháng Mười 2010(Xem: 22686)
Chúng ta thường đi tìm một cái gì bên ngoài để mang lại cho mình hạnh phúc như vật chất, nhà cửa, xe hơi, máy móc, tiện nghi, … hoặc tình cảm gia đình, thân quyến, bạn bè, người yêu, … hoặc danh vọng, địa vị, lý tưởng. Ta khát khao tìm kiếm vì tưởng mình nghèo nàn, thiếu thốn, tâm luôn phóng ra ngoài chạy theo trần cảnh. Trong kinh Pháp Hoa kể thí dụ đứa cùng tử suốt đời đi ăn xin vì không biết trong túi mình có viên ngọc quý, đến khi được người bạn nhắc tỉnh ngộ lấy ngọc ra xài liền hết đói khổ.
06 Tháng Mười 2010(Xem: 18880)
Tháng 8-1999, tôi dọn nhà đến một căn phòng mới mướn. Trên ngăn kệ cao của closet, người mướn trước để sót lại một xấp “hồi ký” dầy 27 trang viết tay. Đêm đầu tiên ở phòng trọ mới, tôi đọc đoạn “hồi ký” bi hùng đó với nỗi niềm thương cảm không tả xiết: Thương cảm cho một danh tướng trong bước đường cùng của vận nước đen tối; thương cảm cho phu nhân và 2 người con của Tướng tuẫn tiết và thương cảm vị sĩ quan trẻ, có lẽ là Chánh Văn Phòng của vị tướng anh hùng, tức tác giả của đoạn “hồi ký” nầy.
06 Tháng Mười 2010(Xem: 19715)
Lần nầy, bà Hoa quyết định tự tay đem hộp tro xương ông chồng về tận Việt Nam. Bà sợ thất lạc thêm lần nữa, thì tấm lòng hoài.
06 Tháng Mười 2010(Xem: 23265)
Người chết lâu rồi , người còn ở lại Từ cuối chân mây đêm bấc lạnh lùng Ngày hiển thánh cả giống nòi mong mỏi Của những linh hồn hữu thủy hữu chung
06 Tháng Mười 2010(Xem: 19797)
Tôi chắc chồng tôi cũng nuối tiếc như tôi và đang chờ tôi đi với anh. Chúng tôi phải nối tiếp lại những ngày hạnh phúc ngắn ngủi xa xưa. Tôi không thể sống mãi trong cô đơn để run sợ trước những ám ảnh của dĩ vãng và những nhung nhớ khôn nguôi người chồng mà tôi mãi mãi yêu thương như buổi đầu gặp gỡ!!
06 Tháng Mười 2010(Xem: 21677)
Cổ nhân cũng đã có câu “ngu si hưởng thái bình”, hay là ta cứ an phận thủ thường, con gái thì mong trời sinh ra đừng quá đẹp, con trai thì đừng có quá tài ba. Còn giàu có bạc muôn không ham, chỉ mong đừng chạy gạo từng ngày. Cứ làng nhàng là xong, không ai thèm muốn, đố kỵ, ganh ghét, nghĩ chuyện đời: “Giàu như người ta cơm ngày ba bữa, đói như mình đây cũng đỏ lửa ba lần.”
05 Tháng Mười 2010(Xem: 19576)
hôm nay ngồi viết lại những hàng chữ này như được thắp nén hương trang trọng cho chị, thưa chị Nở.