7:27 SA
Thứ Năm
2
Tháng Năm
2024

ĐỊA NGỤC ĐÁNG YÊU - HOA HOÀNG LAN

27 Tháng Tám 201212:00 SA(Xem: 19198)

 Dung nâng nhẹ cánh tay người chồng xấu số. Nàng lau chùi sạch sẽ những ngón tay chai sần và thô cứng. Mùi rượu hăng hắc xông lên mũi, khiến nhiều lúc nàng muốn bật hắt hơi. Nắm bông gòn trong tay Dung luôn luôn chuyển động trên thân thể đã bắt đầu lạnh của Sơn. Dung nhanh tay lau nhẹ cơ thể Sơn, nhìn kỹ từng dấu vết, trước khi xa rời vĩnh viễn. Đôi tay Dung lướt nhanh trên khắp phần ngực Sơn, phiến ngực thân yêu nàng đã ôm ấp trong bao năm dài của thời hai người còn chung sống với nhau.
 Dung mặc áo cho Sơn, tiếp tục lau chùi phần dưới thân thể của Sơn. Dung tần ngần mở lưng chiếc quần đã bạc mầu và cả phần thân thể kín đáo nhất của Sơn đang phơi ra trước mắt Dung. Dung nhìn sững như không tin những gì đang hiện ra trước mắt. Đã lâu lắm rồi, có đến gần tám năm, Dung mới thấy lại hình ảnh này. Nước mắt chợt trào ra khi Dung nâng nhẹ để lau chùi. Nắm bông gòn như chợt dừng lại. Có cái gì nghèn nghẹn như một tiếng nấc muốn thoát ra khỏi cổ. Nâng niu trong lòng bàn tay, Dung thì thầm với bộ phận thân thương bây giờ đã trở nên vô giác:
 “Vĩnh biệt nghe Sơn! Không bao giờ thấy nữa!”
 Dung biết nàng còn thương yêu Sơn vô cùng, như chưa hề có một sự chia cắt nào giữa Dung với người chồng bạc phận đang nằm đây, dù rằng khi còn sống, Sơn đã hất hủi, xô đuổi Dung một cách vô cớ. Dung vẫn còn bàng hoàng để rồi sau đó, kẻ Đông người Tây suốt tám năm dài, bây giờ gặp lại, thì kẻ Âm người Dương. Dung cố ngăn không cho dòng nước mắt trào ra, nàng thấm nước mắt bằng cánh tay áo và tiếp tục lau những ngón chân thô nhám trên bàn chân còn lại của Sơn.
 Sáng nay, Dung đã phải giải thích rất nhiều với những người lo việc tẩm liệm, để dành được làm công việc vệ sinh và thay quần áo cho Sơn. Dung đã mặc cho Sơn bộ quần áo mà Sơn hằng yêu thích: bộ quân phục Thủy Quân Lục Chiến mà Sơn cất giấu từ lâu trong tủ quần áo. Qua bao cuộc thăng trầm mà bộ quân phục rằn ri còn như mới. Chắc hẳn ở nơi nào đó trong cõi vĩnh hằng, Sơn sẽ thích thú với bộ binh phục của ngày nào chàng phục vụ dưới cờ của binh chủng Thủy Quân Lục Chiến.
 Và cũng chính dưới mầu cờ sắc áo này, Sơn đã bỏ lại chiến trường một phần thân thể của chàng, nửa cái chân bên trái của chàng. Đau thương bắt đầu từ đây
 Xong công việc, Dung giao Sơn lại cho những người có nhiệm vụ tẩm liệm. Mọi người lăng xăng lui tới. Dung không thấy có ai quen, ngoài Vinh, một người em họ của Sơn. Vinh là người mà bấy lâu nay, Dung vẫn giữ liên lạc, và cũng chính là người đã cho Dung biết tin về tình trạng sức khỏe suy yếu của Sơn. Nhưng cũng chính vì những liên lạc chặt chẽ với Dung, nên Vinh đã bị Sơn đoạn giao, vì cho Vinh là một tay “nội tuyến” nguy hiểm. Khi biết tin bệnh tình của Sơn trầm trọng, Dung đã từ Pháp bay về trong một chuyến bay gần nhất, nhưng cũng không kịp để gặp Sơn, vì khi ấy Sơn đã hôn mê, không biết gì nữa. Dung chỉ kịp vuốt mắt Sơn, và theo Sơn về căn nhà cũ để những kỷ niệm ngày xưa theo nhau tiếp nối hiện ra như mới hôm qua... 
 
* * * * *
 Ngày Sơn bị cụt một chân, chàng đã biết bao đau đớn về tinh thần cũng như thân thể trong Tổng Y Viện Cộng Hòa. Khi vết thương trên đầu gối đã lành, Sơn âm thầm câm nín với đôi nạng gỗ trên tay. Dung biết chồng buồn lắm. Những đứa con nhỏ ngơ ngác nhìn bố trong một hình dạng mới mẻ này. Suốt ngày, Sơn lầm lì không nói với ai một tiếng nào và gần như cách biệt với mọi người, mặc cho những lời ân cần cùng những cử chỉ săn sóc của Dung. Dung thương Sơn vô cùng, hình ảnh người lính chiến kiêu hùng không bao giờ phai nhòa trong tâm trí của Dung.
 Vốn là người vợ tốt, nên Dung đã đối xử trọn tình với Sơn. Kịp đến ngày đất nước đổi dời, mọi người thi nhau tháo chạy, tìm đường di tản. Với gánh nặng chồng què cụt và con thơ dại, Dung không thể nào đưa gia đình vượt thoát được. Kẹt lại trong gông cùm Cộng-Sản, cuộc sống gia đình của Dung và Sơn lâm vào cảnh vô cùng bế tắc. Những đồng tiền trợ cấp lính đã không còn nữa. Mặc cho Dung bươi chải, cuộc sống đã như một vòng tròn khép kín, không lối thoát. 
 Sơn thì càng ngày càng trở nên lầm lì, ít nói. Tính tình Sơn càng trở nên hung dữ, và thậm chí tàn bạo từ khi Dung có tin của người mẹ nuôi bên Pháp có ý bảo lãnh cả gia đình nàng sang Pháp. Dung và các con phấn khởi bao nhiêu, thì Sơn lộ vẻ tuyệt vọng bấy nhiêu. Sơn có những cơn phẫn nộ bất chợt, khiến cho cảnh gia đình càng ngày càng trở nên như một địa ngục. 
 Đã có lần Sơn hất cả mâm cơm vào người Dung, và đã có lần Sơn vung cây nạng gỗ để đánh Dung. Những lần Sơn đánh vợ, đập con trở thành thường xuyên. Hàng xóm đã phải đến can ngăn không cho Sơn hành hung Dung. Nhiều người đã thương cảm và phẫn nộ mà bảo Dung:
 “Sao bà không bỏ đi. Kệ ổng. Làm gì được nữa mà um sùm?”
 Dung không nghĩ như thế. Nàng đã tránh né, không để Sơn có dịp nổi cơn thịnh-nộ. Nhưng vô phương, vì Dung càng tránh né, thì cơn giận trong người Sơn càng phừng phừng bốc lên như lửa gặp gió. Đã có lần Dung khiếp đảm khi chợt nhìn thấy đôi mắt lộ hung quang của Sơn và chàng đã trút hận thù lên đôi tay, để đập phá chút tài sản nghèo nàn còn sót lại trong căn nhà nhỏ. Dung khóc thầm và mong cho thủ tục xuất cảnh tiến hành mau chóng để gia đình sớm thoát khỏi cảnh chín tầng địa ngục này.
 Dung buồn khổ lắm, nhưng nàng nghĩ rằng Sơn còn khổ hơn nàng khi chàng đã mất hết mọi thứ: Tổ-Quốc, Quân-Đội, Danh-Dự, những thứ mà chàng thường viết hoa mỗi khi có dịp nhắc đến. Và Sơn còn mất nhiều thứ nữa như Binh-Nghiệp - là hơi thở của chàng - những đồng đội, những huynh đệ chi binh, những chiến thắng, những say mê của đời quân ngũ và gia đình, bè bạn, tương lai.
 Dung đã ứa nước mắt khi bắt gặp gương mặt hiền dịu của Sơn, khi chàng say mê vuốt thẳng bộ quân phục rằn ri Thủy Quân Lục Chiến để cất giấu dưới đáy tủ. Chỉ khi ấy, Dung mới thoáng bắt gặp lại khuôn mặt yêu dấu ngày xưa của Sơn. Và Dung thoáng nghe Sơn thở dài. Dung vội quay đi. Cũng có lúc, Sơn ân cần bảo đứa con:
 “Muốn đi Pháp, mà sao không tìm lớp dạy chữ Pháp mà học? Học đi, để mẹ con lo cho nhau chứ! Sang Pháp, ai lo cho?”
 Nhưng lần đánh Dung sau này, gây thương tích cho nàng, nên Sơn đã bị công an địa phương mời đến nói chuyện.
 Họ đã hỏi Sơn:
 “Với cái chân còn lại, anh còn muốn gì nữa mà không giúp chị ấy an tâm, vui vẻ kiếm sống nuôi gia-đình?”
 Câu trả lời của Sơn đã khiến mấy tên công an sững sờ và Dung kinh ngạc, không thốt nên lời:
 “Tôi muốn ly dị với vợ tôi.”
 Tên công an gay gắt hỏi:
 “Rồi anh làm gì để sống?” Sơn thản nhiên trả lời:
 “Tôi đi ăn xin!”
 Rồi Sơn thất thểu chống nạng ra về, không cần đến sự giúp đỡ của mọi người, kể cả Dung. Từ đó, cảnh gia đình đã triền miên là một địa ngục không lối thoát. Sơn thường say túy lúy, môi và lưỡi líu lại, những người bạn thân hết lời khuyên chàng nên chấp nhận cuộc sống và trở về với vợ con, chờ ngày đi Pháp. Nhưng khi nhắc đến hai chữ “đi Pháp” thì con người hung dữ của Sơn lại hiện nguyên hình, chàng đánh cả bạn bè với chiếc nạng gỗ. Sơn đã từng lăn lộn dưới đất để hành hung mọi người, không ai dám đánh lại Sơn, nên chàng lại càng hung dữ thêm. Khi giấy tờ đi Pháp đã hoàn tất, Sơn nhất định ra Quận đòi ly dị với Dung. Dung kinh ngạc và vô cùng sửng sốt, vì nàng không hề có lỗi với Sơn. Dung thấy như trời đất đã sụp đổ trước mắt nàng. Tưởng chồng chỉ nói trong cơn nóng giận, nhưng bây giờ thì Dung biết Sơn làm thật. Và Sơn đã nộp đơn ly dị vợ thật sự. Dung đau đớn tưởng có thể chết được. Nhưng luật là luật.
 Trước Tòa, sự cương quyết của Sơn đã khiến mọi người từ thương cảm chuyển sang ngạc-nhiên, và mọi lỗi lầm đều trút hết lên đầu Dung. Dung không có cách nào khác là vâng theo số mệnh. Từ đó, Sơn thường vắng nhà, lang thang đâu đó bên những chiến hữu đồng cảnh ngộ, kẻ cụt tay, người mù mắt. Sơn đã từ chối thủ tục phỏng vấn và khám sức khỏe để hoàn tất việc đi Pháp. Ngày lên phi cơ rời nước, chỉ có Dung và ba đứa con. Dung hoàn toàn tuyệt vọng, nhưng vẫn phải đi để cứu lấy tương lai của các con và để thoát ách Cộng sản. Dung tự nhủ:
 “Đành phải đi đã. Mọi chuyện tính sau.”
 Nhưng Dung không tính được gì cả, khi những thư từ của nàng gửi, vượt qua đại dương mênh mông, đã bị trả lại người nhận với hàng chữ “Không có người nhận” do chính nét chữ của Sơn viết.
 Oái oăm thật! Không muốn mình bị lây căn bệnh “điên” của người chồng xa cách nửa quả đất, nên Dung đã tạm quên Sơn, để lo hội nhập cuộc sống mới với muôn vàn khó khăn trên xứ người. Qua Vinh - người em họ của Sơn – Dung biết được cuộc sống của Sơn đã trở nên bình thường, và những cơn điên loạn đã lắng dịu, không còn những trận cuồng nộ xẩy ra nữa. Dung ngạc nhiên, nhưng nàng đã lý giải đơn giản rằng: còn có ai nữa, để Sơn trút những cơn điên? Vinh cho biết, Sơn đã chí thú kiếm sống bằng nghề bán vé số ở đầu ngõ. Với cái bàn vé số đông khách, lợi tức cũng đủ nuôi Sơn sống, mà không cần đến sự trợ giúp của người khác. Khi biết những khoản tiền của Vinh đưa phụ thêm là do Dung gửi về, thì Sơn từ chối thẳng tay. Dung không hiểu tại sao Sơn lại “thù hận” nàng đến như thế?
 Mới đây, thư Vinh báo sang cho Dung biết Sơn bị bệnh ung thư gan nặng, chắc khó qua khỏi được. Vì bệnh tiềm ẩn từ lâu, nay mới phát giác thì quá trễ. “Nghĩa tử là nghĩa tận”. Dung phải về thăm Sơn, cho dù có thể về để chuốc lấy chua cay và tủi nhục, do thái độ “thù hận” của Sơn. Dung cũng chuẩn bị tinh thần cho một mất mát lớn lao và những vành khăn tang trên đầu nàng cùng ba đứa con.
 Ngồi trên phi cơ từ Pháp về Việt Nam, Dung nghĩ rằng vẫn còn kịp để nàng hỏi han Sơn mọi chuyện cho vỡ lẽ trước khi có thể chia tay mãi mãi. Tám năm qua, đã nhiều lần Dung muốn về, nhưng nàng lại ngại ngùng khi phải khơi lại vết thương đã thành sẹo. Nếu Dung có lỗi, Dung thành tâm mong ở Sơn một sự tha thứ. Nhưng Dung đã không biết mình có tội gì. Tám năm sống cô đơn trên đất Pháp, cuộc sống sung-túc, đầy đủ trên thủ đô Paris hoa lệ, đã không làm Dung quên được những năm tháng sống hạnh-phúc bên Sơn, khi Sơn còn là một quân nhân oai hùng và lành lặn của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
 Khi mọi người ném những nắm đất cuối cùng xuống huyệt mộ cho Sơn, Dung kinh ngạc, không ngờ Sơn lại có nhiều bằng hữu đến thế. Lành lặn cũng nhiều, tàn phế cũng không ít. Cũng có những người đàn bà mắt ngấn lệ, ngập ngừng buông những nắm đất phủ trên quan tài của Sơn. Dung lùi ra xa và thấy hết mọi việc diễn ra quanh huyệt của Sơn. Dung ngậm ngùi và ân hận đã không gặp Sơn trước giờ tử biệt sinh ly để nói lên những u uẩn trong tám năm qua. Bao nhiêu nước mắt đã rơi trên trên gối? Bao nhiêu câu hỏi mong được trả lời. Bao nhiêu trách móc chờ được giải thích. Nhưng, tất cả đã muộn rồi. Tuyệt nhiên không một lời, không một cái hé môi. Khi Dung đến nơi thì Sơn đã không còn nữa. Anh nằm đó bất động, nhưng lại đem theo tất cả những gì mà Dung muốn biết. Dung tiến lên, ném thêm một nắm đất mà nãy giờ, nàng đã nắm sẵn trong tay, như gửi theo một chút hơi ấm của nàng xuống huyết lạnh cho Sơn. Dung thì thầm:
 “Vui nghe anh. Đừng giận em nữa nghe anh! Em đã làm hết sức mình. Kiếp sau sẽ gặp!”
 Mắt Dung mờ lệ. Nàng lảo đảo trước khi thấy những hình ảnh chao qua chao lại trước mắt. Vợ Vinh tiến đến bên, khẽ nói với Dung:
 “Thôi, chị Dung. Chị lại khóc nữa. Để cho anh Sơn thanh-thản ra đi. Bao nhiêu năm nay, anh Sơn đã không có chị...”
 Câu nói của người em bạn dâu như một lời trách móc. Dung bật khóc. Dung có lỗi gì không? Hay lỗi ở chỗ Dung đã có một người chồng quả cảm, nhưng lại không chịu khuất phục số mệnh, để phải tự dầy vò mình và những người thân yêu.
 Cơn mưa đầu mùa bắt đầu rớt hạt, sau khi nấm mộ đã đắp xong. Những người phu vội vã thu dọn xẻng cuốc, khi thấy những tia chớp ngoằn ngoèo ở cuối trời. Mưa mỗi lúc một lớn. Những giọt nước thi nhau đổ xuống, mọi người chạy vào núp vội dưới mái che của Niệm Phật đường, trước tượng Địa Tạng Vương của khu nghĩa trang. Từ trong nhìn ra, qua màn nước mưa, và qua làn nước mắt đang tuôn chẩy trên khuôn mặt, Dung nhớ lại những lần nàng cùng Sơn đi dưới mưa, khi hai người chưa lấy nhau. Dung và Sơn có rất nhiều kỷ niệm về mưa. Những ngày chở nhau trên chiếc xe Honda cũ trên đường phố Saigon và những ngày núp mưa trong sân trường Văn Khoa như hiện ra trước mắt Dung. Để bây giờ, Dung đã tiễn đưa Sơn về nơi an nghỉ cuối cùng, trong một cơn mưa tầm tã. Và Dung đau xót với ý nghĩ Sơn đang nằm ngoài kia, ngửa mặt lên trời nhìn... mưa rơi! Mưa rơi ngoài trời và mưa rơi trong lòng Dung.
 Ngớt cơn mưa, Dung theo mọi người ra về. Những bước chân của mọi người lấm đất nghĩa trang, như trong lòng Dung đang bê-bết những mảng kỷ niệm êm đềm với Sơn không dứt được. Dung nhớ cả những cơn điên loạn của Sơn. Và Dung đã nức nở nói với mình như đang nói với Sơn:
 “Em tha thứ hết cho anh. Không bao giờ em giận anh, anh Sơn ạ! Em không thù ghét, oán giận gì anh. Cuộc sống chung với anh là một địa ngục, nhưng là một địa ngục... đáng yêu. Bây giờ em thèm được sống trong địa ngục đó, để còn có anh trên cuộc đời này!”
  * * * * *
 Trước khi chuẩn bị trở lại Pháp, trong khi cho thêm cát vào bát nhang trên bàn thờ Phật, Dung thấy một cuốn sổ bìa cứng đã cũ, lót dưới bát nhang. Dung tò mò mở và thấy những dòng chữ của Sơn ghi vội trên nền giấy đã ố vàng mầu thời gian. Dung bật khóc nức nở khi đọc được những hàng chữ chi chít, chen lẫn những con số ghi những khoản chi tiêu của Sơn:

Ngày... tháng... năm..
  Để cho Dung đưa các con đi Pháp. Mình còn gì nữa để trốn chạy, ngoài một tình yêu thủy chung của Dung? Tội nghiệp Dung quá! Nếu phải sống mãi với mình - một người chồng tàn phế - thì cuộc đời của Dung còn gì nữa? Giải thoát cho Dung và cũng giải thoát luôn cho mình khỏi mặc cảm tội lỗi, thì chỉ có một cách duy nhất: hy sinh tình mình với Dung. Dung sẽ không bao giờ hiểu. Suốt đời Dung sẽ không bao giờ hiểu tại sao mình có những cơn vũ phu, đánh đập Dung không tiếc thương. Dung không thể biết rằng muốn tạo cảnh địa ngục tàn bạo với Dung, mình đã phải tưởng tượng Dung là quân thù, là kẻ đã khiến mình trở nên què cụt, đáng thương. Hãy để cho Dung cùng các con đi Pháp, mình ở lại, là xong. Nếu có mình, Dung sẽ mất hết tất cả. Mình không có gì để mất nữa. Dung ơi! Hãy tìm cách hàn gắn thương đau. Anh biết Dung vô cùng đau khổ khi ngước đôi mắt thất thần nhìn anh. Đôi mắt Dung vỏn vẹn có hai chữ “Tại sao” với một dấu hỏi to lớn. Hãy dựng lại một cuộc đời mới không có anh, nghe Dung! Anh sẽ không làm gì cho Dung được, nếu lại tham lam, ích kỷ khi cùng em sang Pháp. Dung ơi, những trận “phá cho tan tành” và “đánh cho mỏi mệt” cùng bản án ly dị chỉ là tấm giấy thông hành giúp em xa anh dễ dàng thôi. Sẽ chẳng bao giờ Dung biết được, nếu em không có dịp về thăm lại quê hương. Anh vẫn mong chờ, nhưng lại van vái đừng bao giờ Dung trở về, để anh không phải thổ lộ nỗi đau lòng...”
 Dung tê lặng đi khi thấy, cùng kẹp trong cuốn sổ ố vàng đó là bẩy tờ lịch ngày cưới của Sơn và Dung, mà Sơn đã cẩn thận bóc trong bẩy cuốn lịch của bẩy năm đã qua. Năm nay, ngày cưới đó chưa tới, thì Sơn đã vội vã ra đi trước khi bóc thêm tờ lịch thứ tám. Dung chợt hiểu. Và Dung úp cuốn sổ vào mặt, khóc không thành tiếng.
Ngày rời Việt Nam đi Pháp, ngoài băng tang đen mang trên ngực áo, Dung còn đem theo bên mình cuốn sổ đã úa vàng, và bẩy tờ lịch cỡ lớn nhỏ khác nhau, cùng ghi một dấu tích thời-gian: ngày 22 tháng 9, ngày cưới của Sơn và Dung.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Năm 2011(Xem: 18572)
Rải tro theo gió... trên đỉnh đèo Hải Vân... ý nguyện của người đã khuất gợi lên trong tôi hình ảnh vừa bi hùng lại vừa lãng mạn, như là sự kết hợp tuyệt vời giữa mối tình của viên dũng tướng với cô con gái đầu lòng của nhà văn Tự Lực Văn Đoàn.
27 Tháng Tư 2011(Xem: 19706)
Tôi không nói được gì hết, chỉ gục đầu vào vai vợ tôi rồi bật khóc . Vợ tôi chưa biết những gì đã xãy ra nhưng chắc nàng đoán được rằng tôi phải đau khổ lắm mới phát khóc như vậy. Cho nên nàng vừa đưa tay vuốt vuốt lưng tôi vừa nói, giọng đầy cảm xúc :« Ờ…Khóc đi anh ! Khóc đi ! »
23 Tháng Tư 2011(Xem: 18159)
Tôi ngồi đó để tưởng nhớ nước Việt Nam Cộng Hòa thân yêu của tôi. Tôi để hình tôi trên bàn thờ là coi như mình đã chết theo với nước Việt Nam Cộng Hòa của tôi. Tôi chỉ sống lây lất, lo nhang khói cho đồng đội, cho cha mẹ, vợ con
03 Tháng Tư 2011(Xem: 19833)
Trong niềm bồi hồi xúc động đến rưng rưng lệ khi đọc, chắc chắn quý độc giả không thể không biết ơn những người lính VNCH, Mỹ, Úc... đã đổ máu bảo vệ Miền Nam trước làn sóng xâm lăng của cộng sản trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam.... *
23 Tháng Ba 2011(Xem: 20280)
tưởng đã được giải quyết, phân tán người Việt Nam tỵ nạn trên nước Mỹ, nhưng không ngờ Xe đò Hoàng đơn thân độc mã mỗi ngày một chuyến kéo hai thành phố đông dân cư Việt Nam lại càng gần với nhau hơn nữa.
21 Tháng Hai 2011(Xem: 19970)
Già thì già, họ vẫn cảm thấy hạnh phúc – hạnh phúc hơn một tỷ người khác – cho dù hạnh phúc đó vẫn được họ đếm từng ngày sau mỗi buổi sớm mai thức dậy…
10 Tháng Hai 2011(Xem: 18618)
Tôi nhớ ơn anh chị, và cả vợ chồng anh Hy, chịu đựng được chúng tôi, mà không đấm cho vỡ mồm, hộc máu mũi. Càng lâu, tôi càng thấm thía cái câu ' Bầu bí một giàn'
04 Tháng Hai 2011(Xem: 19565)
Thế đó, họ bán, họ mua vừa như thật, vừa như “chơi” nhưng ai cũng hăm hở, náo nức. Dường như mỗi người đi chợ đang “bán”, đang “mua” cho mình một nỗi nhớ quê nhà vời vợi.
02 Tháng Hai 2011(Xem: 21491)
Hương thơm của gạo, vị ngọt của cơm lẩn với cát sạn tựa như cuộc đời của những quân nhân QLVNCH nói chung, SVSQTĐ nói riêng đã tự hào vào ngày mãn khóa sau mấy tháng quân trường mồ hôi thử thách đó là hương thơm của gạo. Để rồi chuẩn bị dấn thân vào cuộc đời đầy gian khổ hiểm nguy sống chết khó lường
28 Tháng Giêng 2011(Xem: 21114)
Họ gặp nhau và nhận ra nhau. Mới đầu, Hà Giang ôm chầm lấy Đôn mà khóc nức nở. Cô quên mất anh đang là một vị thầy tu. Xúc động nhất là khi Hà Giang cho anh biết Lam Khê chính là con của anh. Hai cha con họ ôm lấy nhau thật lâu và cả hai đầm đìa nước mắt.
21 Tháng Giêng 2011(Xem: 19903)
Hiện tại chúng tôi đang sống tràn trề hạnh phúc. Mùa xuân của cuộc đời tuy đến muộn nhưng chúng tôi bằng lòng lắm với những gì mình đang có, đang sống. Thiên đường có thật anh Hoàng ạ! Và chúng tôi đang tắm trong suối nguồn tươi mát của Thiên Đường.
16 Tháng Giêng 2011(Xem: 20319)
Thành phố lên đèn, tôi vật vờ vô định thoáng nghe bên tai tiếng dương cầm giai điệu bản "Giao hưởng số chin, cung rê thứ" của L.V. Beethoven mà tôi học ngày nào. Hiện tại, tôi chơi nhạc đám ma. Cái chết - quy luật tất yếu giúp tôi sinh tồn, các giá trị nghệ thuật cao quý chỉ còn là hoài niệm!
02 Tháng Giêng 2011(Xem: 22015)
Mũi súng AK thúc vào cạnh sườn, người vệ binh chắc cũng ngạc nhiên không hiểu sao bỗng dưng tôi đứng như trời trồng giữa lộ. Anh quắc mắt nhìn tôi dò hỏi, tôi không nói gì, im lặng nhập vào dòng tù. Nước mắt chảy dài trên hai má hóp, tôi bước đi như kẻ mộng du ...
07 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 20804)
Trong cuộc chiến Việt Nam, những chàng pilot nổi tiếng hào hoa ở thành phố. Là thần tượng của các cô con gái đẹp. Nhưng có lẽ ít ai biết rằng, những chàng trai trẻ ấy lại là những chiến sĩ rất hào hùng trên khắp các chiến trường. Bao phen xem cái chết tựa lông hồng.
05 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 21828)
Lâu nay, khá đông người cho rằng thi sĩ Hàn Mạc Tử và nhà giáo kiêm cư sĩ Hoàng Thị Kim Cúc từng có một tình yêu đôi lứa. Lắm sách báo ghi nhận như vậy. Ngay cả lối sống khá đặc biệt của Kim Cúc – suốt đời độc thân, làm thơ tặng Hàn, chẳng chuyện trò điều này với người trong nhà… – càng khiến dư luận nghĩ vậy.
02 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 20272)
Hầu hết bạn bè tôi, nếu còn sống sót sau cuộc chiến tang thương đó, kẻ đã phải ra đi trong loạn lạc, ly tan, người thì được ông bạn đồng minh phản bội năm xưa, can thiệp với kẻ cựu thù cho "ra đi trong vòng trật tự" sau nhiều năm bị đày đọa ngục tù, vợ con nheo nhóc, để giờ này mỗi người trôi dạt một phương, mang theo những vết thương không lành được ở trong lòng. Biết đến khi nào chúng tôi mới đuợc như những con chim trane đang tụ tập ca hót líu lo ngoài kia, trươc giờ bay xuống phương nam?
17 Tháng Mười Một 2010(Xem: 21069)
Một câu chuyện thật dí dỏm. Câu chuyện phần nào đã gợi nhớ đến một quảng đời thơ ấu thật êm đềm, hoa bướm ở vùng quê . Phải chi không có biến cố tháng tư 75, cuộc sống của những người dân miền nam hiền hòa chắc chắn là mãi mãi thanh bình, thịnh vượng, và an lành như tác giả "Lấy vợ miền quê" đã mô tả rất chân thật trong câu chuyện
11 Tháng Mười 2010(Xem: 19411)
Bây giờ, nhìn chú Ba nằm đó, tôi lại nhớ câu nói cuối cùng của chú: “Cứ để lá cờ ở đó, trong đầu óc của chú sẽ nhớ mãi hình ảnh lá cờ VNCH tung bay trong gió. Sau này, lá cờ sẽ ra sao? Để tương lai trả lời.”
08 Tháng Mười 2010(Xem: 20256)
Tôi rời khỏi Cheo Reo, chạy ngược về cầu sông Ba theo Tỉnh lộ 7 ngày xưa, mang theo trong lòng nỗi đau đứt ruột. Đang giữa mùa xuân nhưng cả bầu trời nhuộm màu ảm đạm. Nhìn núi rừng hai bên đường, trong ràn rụa nước mắt, tôi mơ hồ như cây lá không còn nữa...
08 Tháng Mười 2010(Xem: 22009)
Mọi người đều đến cõi đời nầy với hai bàn tay trắng, thì lúc ra đi cũng chỉ với hai bàn tay trắng mà thôi. Ai ai cũng đều biết như vậy, nhưng hễ sao mỗi khi nghĩ đến chết thì thấy rờn rợn và hơi lo một chút... Sống sao cho đáng sống mới là việc khó. Đời là vô thường!
07 Tháng Mười 2010(Xem: 28009)
Kính nguyện cầu Đấng Thiên Thựợng Đế tối cao và Hồn thiêng sông núi phù hộ cho toàn dân Việt sớm có ngày "đắc lộ thanh vân", đưa nước Việt lên đỉnh đài vinh quang thịnh trị ngàn đời.
06 Tháng Mười 2010(Xem: 22703)
Chúng ta thường đi tìm một cái gì bên ngoài để mang lại cho mình hạnh phúc như vật chất, nhà cửa, xe hơi, máy móc, tiện nghi, … hoặc tình cảm gia đình, thân quyến, bạn bè, người yêu, … hoặc danh vọng, địa vị, lý tưởng. Ta khát khao tìm kiếm vì tưởng mình nghèo nàn, thiếu thốn, tâm luôn phóng ra ngoài chạy theo trần cảnh. Trong kinh Pháp Hoa kể thí dụ đứa cùng tử suốt đời đi ăn xin vì không biết trong túi mình có viên ngọc quý, đến khi được người bạn nhắc tỉnh ngộ lấy ngọc ra xài liền hết đói khổ.
06 Tháng Mười 2010(Xem: 18888)
Tháng 8-1999, tôi dọn nhà đến một căn phòng mới mướn. Trên ngăn kệ cao của closet, người mướn trước để sót lại một xấp “hồi ký” dầy 27 trang viết tay. Đêm đầu tiên ở phòng trọ mới, tôi đọc đoạn “hồi ký” bi hùng đó với nỗi niềm thương cảm không tả xiết: Thương cảm cho một danh tướng trong bước đường cùng của vận nước đen tối; thương cảm cho phu nhân và 2 người con của Tướng tuẫn tiết và thương cảm vị sĩ quan trẻ, có lẽ là Chánh Văn Phòng của vị tướng anh hùng, tức tác giả của đoạn “hồi ký” nầy.
06 Tháng Mười 2010(Xem: 19724)
Lần nầy, bà Hoa quyết định tự tay đem hộp tro xương ông chồng về tận Việt Nam. Bà sợ thất lạc thêm lần nữa, thì tấm lòng hoài.
06 Tháng Mười 2010(Xem: 23274)
Người chết lâu rồi , người còn ở lại Từ cuối chân mây đêm bấc lạnh lùng Ngày hiển thánh cả giống nòi mong mỏi Của những linh hồn hữu thủy hữu chung
06 Tháng Mười 2010(Xem: 19813)
Tôi chắc chồng tôi cũng nuối tiếc như tôi và đang chờ tôi đi với anh. Chúng tôi phải nối tiếp lại những ngày hạnh phúc ngắn ngủi xa xưa. Tôi không thể sống mãi trong cô đơn để run sợ trước những ám ảnh của dĩ vãng và những nhung nhớ khôn nguôi người chồng mà tôi mãi mãi yêu thương như buổi đầu gặp gỡ!!
06 Tháng Mười 2010(Xem: 21687)
Cổ nhân cũng đã có câu “ngu si hưởng thái bình”, hay là ta cứ an phận thủ thường, con gái thì mong trời sinh ra đừng quá đẹp, con trai thì đừng có quá tài ba. Còn giàu có bạc muôn không ham, chỉ mong đừng chạy gạo từng ngày. Cứ làng nhàng là xong, không ai thèm muốn, đố kỵ, ganh ghét, nghĩ chuyện đời: “Giàu như người ta cơm ngày ba bữa, đói như mình đây cũng đỏ lửa ba lần.”
05 Tháng Mười 2010(Xem: 19586)
hôm nay ngồi viết lại những hàng chữ này như được thắp nén hương trang trọng cho chị, thưa chị Nở.