12:49 SA
Chủ Nhật
28
Tháng Tư
2024

HỒI XƯA TUI ĐI HỌC - CHƯƠNG 4 : THẰNG ĐỊNH

11 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 20058)

  Đối diện với bịnh viện Biên Hòa là tiệm may nhà thằng Định. Ba nó , ông chủ tiệm lấy tên thằng con trai cưng đặt tên tiệm, thằng Định là bạn học cùng lớp với tui, thân hình hơi có vẻ cục mịch nhưng đổi lại nó có gương mặt mặt sáng láng, tánh nó rất hiền lành, ít nói, lúc nào cũng ngồi yên một chỗ như trời đã định chứ không có dữ dằn như tên giặc tàu Tô Định nên có lẽ vì thế mà cái tiệm may Định có ông chủ tiệm kiêm luôn thợ may chính lúc nào cũng ngồi yên một chỗ đọc báo, hỏng có chi làm trừ những lúc buồn buồn ngó qua bên kia đường chỗ có nhà thương Biên Hòa ngắm mấy cô y tá rồi có may tay hay không thì thú thiệt tui không biết. Tui rất mến thương thằng Định, đến bây giờ cũng không thể nào hiểu nổi sao mà nó lại chơi với tui mấy năm dài cho đến ngày lên trung học hai đứa học hai nơi. Bây giờ thì cả đến vợ nó cũng chẳng ghét tui.

Dọc theo bức tường quét vôi vàng của bịnh viện vào buổi sáng giờ này có cái vẻ ồn ào của một cái chợ nhỏ, lều cọc bàn ghế kẻ bán người mua đầy cả một khoảng lề đường ngăn ngắn. Hôm nào không leo lên được xe bò tui đều phải rón rén đi dưới lề trên mặt đường xe chạy vì mấy bà mấy chị đi nuôi người bịnh ngồi chòm hỏm ăn sáng hay mua sắm cái chi đó chiếm hết cả cái lề đường dành cho khách bộ hành trên đường tầm sư học đạo. Đã vậy mấy bả còn hỏng chịu ngồi yên mà ăn, cứ rề qua rề lại mấy cái mông tròn méo làm tui vấp té mấy lần.

Mà thôi, tui không trách chi mấy chị, mấy dì. Thử hỏi trên đời này có mấy gã đàn ông con trai không có đôi lần vấp ngả vì mấy cái mông trên quảng đường sương gió tìm em ?

Viết đến đây tự dưng tui tủm tỉm cười một mình, vợ tui cứ tưởng tui điên, khi nhớ đến có lần đi ngang qua đây thì có tiếng thằng Định réo gọi tên tui từ bên kia đường, nó muốn tui qua nhà nó ngồi đợi nó đi chung. Ngồi xuống chiếc ghế gỗ bé tí teo lùn xịt mà má thằng Định vừa dùng chân lê ra trước cửa tui bỗng nhận ra một cái gì ngồ ngộ chưa từng thấy bao giờ, hoặc là đã thấy như chưa bao giờ thấy.

Bên kia đường có một bà già nhách, ốm tong teo trong bộ đồ bà ba đen đã nhạt màu đang bán tỏi đổ ra từ cái giỏ cần xé mây bự tổ chảng, tức thì một đám đàn bà con gái kéo nhau ngồi xề xuống xung quanh tranh nhau mua ồn ào ỏm ...tỏi.

Nhìn họ ngồi chồm hỏm nhấp nhỏm lên xuống trong những bộ bà ba lẩn đồ bộ mỏng đầy màu sắc vòng quanh đống tỏi tui nhận ra chân lý.

“ Cái mông của mấy chị sao mà giống y hệt như củ tỏi “. ha ha.

Tui khoái chí chỉ cho thằng Định coi cái khám phá mới lạ này lúc nó đi ra thì nó nhứt định lắc đầu, gân cổ lên mà cải:

- Sao giống được, chỉ có 2 tép.

Đúng là cù lần lửa. Tép với tỏi nào có xa nhau đâu? Sao mày không thấy !

 o0o

Má tui thì cũng như tất cả những người vợ lính hay công chức thời đó ăn xài rất là tiện tặn, lúc nào cũng nghĩ đến chuyện ít tốn kém nên bị mang tiếng là chị Tư hà tiện. Bả thứ Tư nhưng cái tính hà tiện với cái miệng của bả là thứ Nhất, ba tui phán !

Tui xin đồng-ý cả hai tay.

Hôm nay nhớ lại thì thấy tội nghiệp và thương nhớ ngập tràn mấy bà vợ hà tiện đó chứ ngày ấy tui rất là bực bội với má tui về cái bộ đồng phục.

Vì là bạn thân của quý tử nên má con tui được ông chủ tiệm may tiếp đón rất là nồng hậu. Ba thằng Định vừa đo trên đo dưới đủ chỗ vừa khen cái thân hình ốm tong teo như bộ xương cách trí của tui liên miệng. Thậm chí khi đo chỗ cái đáy quần ổng còn hỏi :

- Trái hay phải?

- ...........................

Có bao nhiêu đâu mà phải với trái hở bác Hai ?

Đợi cho ba thằng Định đo đạc xong xui má tui nhỏ nhẹ cất tiếng lanh lảnh :

- Nó còn lớn, bác may dùm cho rộng rộng trừ hao....

- Thế thì rộng và dài hơn một phân nhé ? Ba thằng Định tay cuộn lại sợi dây thước đo màu vàng đã ngả nâu mớm ý.

- Ối dào ! một phân thì nhằm nhò gì, ông tướng này lớn như thổi ấy, xin bác cho thêm vài phân.

Quăng mạnh cuốn sổ nho nhỏ dùng để ghi kích-thước vào một góc bàn, ông chủ ngồi bật ngửa ra ghế ;

- Thế thì đo đạc mà làm gì cho tốn công! tui để rẻ cho bà cái bộ kia, vải thượng hạng đấy, người ta đặt mà không đến lấy, tui chỉ xin lại tiền vải thôi !

Ông chủ tiệm đưa tay chỉ lên một bộ đồng phục đang treo ngay ngắn trên tường.

Cho dù là khi mặc vô thử thấy rỏ ràng là tui đang trốn vài năm trong đó vậy mà má tui hớn hở cám ơn rối rít khi được biết đã có dư thêm được một số tiền để dành cho ba tui đi nhậu hay là có vốn gầy thêm một bầy gà .

Tội nghiệp má tui ! Cả đời nghèo khổ, phải nghèo từ lúc còn thơ cho đúng y chan với cái câu " Anh mê vợ bé bỏ bầy con thơ ". Xin lổi ông Ngoại nha !

 Rồi nghèo luôn từ năm 18 tuổi theo chồng, nghèo mải nghèo mê, nghèo rớt mồng tơi nên lúc nào cũng tưởng mình nghèo.

Ngày nào cũng phải tính toán so đo cân nhắc từ đồng bạc nhỏ từ sáng sớm từ khi ông già vừa đẩy cái xe Gobel ra cửa vừa la:

- Em đưa tiền anh đi ăn sáng.

Cho mãi đến khi tối mù tối mịt cả nhà đã ngủ say bả vẩn còn ngồi đó cộng trừ nhân chia trên cuốn sổ nhỏ. Có một đêm kia trời nóng quá không ngủ được, tui lò dò ra ngồi kế bên,má tui liền bảo :

- Con giúp má tính cái này đi.

Bả đưa cho tui một bài toán nhân để tính lại số tiền thuốc lá mua chịu ở quán con Hoa ù. Chuyện nhỏ, chưa đầy một phút sau tui đã đẩy trả lại tờ giấy rồi chui trở vô mùng. Hai bữa sau con Hoa ù kéo tui ra quán xi rô đá nhận của bà bắc kỳ mà kể lại rằng:

- Má mày với má tao tối qua cải lộn.

- Tại sao? Có đấu chưởng hong?

Trong đầu tui hiện ra cái cảnh thần sầu quỷ khóc của một trận ác chiến giữa hai nữ hiệp "Ác bà bà" bên đường rày xe lửa một tối chiều hoang. Còn chi khoái chí hơn khi nghĩ tới cái lúc má tui phóng phi tiêu bằng mấy đồng bạc cắc trong túi bay xèn xẹt vô tiệm rồi má con Hoa xuống tấn giơ cái bánh tráng nướng lên đở........ hi hi....

Nhưng mà.... chuyện đời nhiều cái éo le.........

Nhỏ Hoa im lặng móc từ lưng quần ra một tờ giấy chìa ra.

Trời ơi ! Tui đã hại bà già tui, chắc là bả quê một cục với má con Hoa, tui đã làm toán trật ! Quên cộng vô con số giữ lại bên tay phải. Xin lỗi thầy Chín ngàn lần, thầy quất em đi, mấy roi cũng được.

Má tui vẫn còn giữ lại tờ giấy đó và vợ tui đã đem lộng kiếng treo chình ình lên tường sau khi nằm trên nền gạch bông mà nắn nót viết thêm hàng chữ tiếng Việt mới vừa học được từ má tui:

- Cái ông mảnh.

Bây giờ tuổi hạc về chiều có tí tiền rủng rỉnh Má tui cũng chẳng dám xài, lúc nào củng âu lo chuyện đổi đời với lại đổi tiền, không tiền mua gạo nấu cơm cho chồng con ăn chiều nay.

Trời ơi ! Xả láng tới bến đi chị Tư ơi ! Đời còn có mấy ngày vui.

 

 o0o

Sau này khi thấy tui xém bị xe Lambretta đụng mấy lần vì cứ thơ thẩn bên đường nhớ nhung nhỏ Mai, thằng quỷ Định mới tiết-lộ một tin quan-trọng là bộ đồ đó của một thằng lớn hơn tui mấy lớp bị xe đụng chết. Chắc là nó muốn đòi lại bộ đồ. Mày phải kêu ông thầy cúng.

Ý cha ! Gì mà ghê vậy mậy? Tui cố hỏi thêm mà nó cứ nhứt định không mở miệng. Cởi lẹ cái áo cô hồn ra, quăng cho thằng Định tui hậm hực chạy về nhà mét bà già liền.

Má ơi ! .................

Thế là má tui mặt mày tái mét, bả hầm hầm bảo chị Gấm mang theo cây đòn gánh cùng bộ đồng phục lên đường trực chỉ nhà may Định, hình như còn có chị Lan ở gần nhà đi theo làm phóng viên chiến trường. Không biết bả với chị Gấm làm gì ông chủ tiệm mà hai ngày sau tui có bộ đồ mới tinh vừa vặn. 

Phải về hỏi thằng Định thôi, hình như bây giờ nó đang nối nghiệp ông già ngồi may cái gì ở đó với con vợ to như cái mền. Chắc là của ai đặt rồi không đến lấy nên nó phải lấy?

Định ơi, sao mày không kêu ông thầy cúng?

Còn tiếp

Hoàng Duy Liệu

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tám 2014(Xem: 9915)
Nếu có người nào đáng để yêu thương nhất trên đời, thì đó chính là cha mẹ!
07 Tháng Tám 2014(Xem: 15676)
hơn bao giờ hết ban chấp hành hội ái hữu Biên Hòa California cũng mong đón nhận những tấm lòng… để chúng tôi vững lòng tiếp bước “đường còn dài nhưng chân cứng đá mềm”
06 Tháng Tám 2014(Xem: 10683)
Nguyện cho tất cả các anh thương phế binh được giảm mọi sự đau đớn, bệnh tật và có một cuộc sống an vui, hạnh phúc.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 10195)
Ai trên đời này mà không cần có một bà mẹ. Những người không còn mẹ nữa lại càng cần hơn ai hết, phải không?
05 Tháng Tám 2014(Xem: 10703)
Con nhớ mùi thơm của má. Mùi mồ hôi muối mặn nồng và nụ cười móm xọm của má.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 18509)
Chúc mừng gia đình quân lực VHCH có một hậu duệ tài ba. Chúc Việt luôn thăng tiến trên con đường binh nghiệp và xin chia vui cùng gia đình.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 12351)
Tiếng hát đã bay cao, người hát đã về cát bụi để lại bao ngậm ngùi tiếc thương cho người ở lại.
20 Tháng Bảy 2014(Xem: 11906)
Thế mà ta vẫn vượt qua, anh và em và tình yêu của chúng mình.
20 Tháng Bảy 2014(Xem: 10728)
Bây giờ nhớ đến anh, đến 3 Đạo, đến Tống Ngọc Yến, đến Bùi thị Tròn và cả những người bạn đã nằm xuống, Ốc vẫn nghĩ: Cám ơn đời ...
18 Tháng Bảy 2014(Xem: 10888)
"Phải chi, phải chi nước mình bây giờ có một người lãnh tụ tài ba dám đối mặt với sự bất công phi lý của chế độ Cộng Sản như vậy thì đở biết bao.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 12270)
Thế nhưng, có đi chuyến hội ngộ này tôi mới biết Ngô Quyền là một gia đình thật sự. Không có gì phải e dè.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 10680)
Những bâng khuâng nầy khắc khoải không như những bâng khuâng nhẹ nhàng khi tôi đọc lại "Nửa Chừng Xuân"
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 10298)
Cám ơn Ngô Quyền, tình nghĩa thật đầy. Hẹn lần khác có duyên gặp lại.
21 Tháng Sáu 2014(Xem: 10799)
nhớ nao lòng cái im lặng đến lạ lùng của cánh cổng trường khép lại khi mùa hạ về, mặc cho lũ ve kia vẫn vui chơi rền vang hát gọi...
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 12993)
Ba ngày sau, con gái sinh em bé, con trai cũng báo tin đã có việc làm. Niềm vui của mẹ nhân đôi.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 10920)
Xin gửi đến các bạn là những người lính VNCH. Các bạn cũng là những người tù Cộng Sản đã trở về sau bao nhiêu năm gian khổ nhục nhằn
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 9850)
Với tôi, Nguyễn Xuân Hoàng tượng trưng cho sự hiền hòa, thân thiện và can đảm
17 Tháng Sáu 2014(Xem: 9628)
Thực ra không ai có thể chọn lựa một căn bệnh để được chết theo ý mình
16 Tháng Sáu 2014(Xem: 10003)
Cho ba bớt hai ngàn, để lát về xe lỡ có hư như lần truớc ba có tiền sửa
15 Tháng Sáu 2014(Xem: 9986)
Tôi nhớ và thương ông nhiều lắm. Ngược lại tôi cũng là đứa con gái ông cưng nhứt nhà.
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 9491)
Nghe tôi thú thật, bố khép khít đôi mắt như một người lấy gan nhổ khỏi chân một cái gai; xong bố mở mắt nhìn mọi người, rồi nhìn tôi
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 10203)
cứ như những phiến đá muộn phiền nặng oằn trên đôi vai của thầy hiệu trưởng.
07 Tháng Sáu 2014(Xem: 10725)
Hãy ngủ yên đi cháu! Hãy sống vui vẽ, bình an trong vòng tay yêu thương của ba mẹ và gia đình
03 Tháng Sáu 2014(Xem: 10586)
"Cái con khỉ gió. Cho ăn học để giờ này mày đem má ra viết chọc quê hả?
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 10060)
Vậy mà cha nỡ đành đem bán vợ đợ con để kết bạn với chúng.
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 10714)
Có thật là giữa ông ta và tôi có một mối liên hệ nào đó và ông đang rất muốn gặp tôi
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 16426)
Thầy ơi, bởi vì trái đất tròn. Thương sao trái đất vẫn tròn.
31 Tháng Năm 2014(Xem: 10051)
Hình như tháng Sáu đang gỏ cửa . Còn 2 ngày nữa mới tới. Tháng Sáu ơi.
28 Tháng Năm 2014(Xem: 10427)
con như mất cả một gia tài quý giá mà cả đời con không còn hy vọng gì tìm lại .
28 Tháng Năm 2014(Xem: 9305)
Mẹ tôi không có ý kiến. Bà nói chuyện hôn nhân là của tôi, tôi phải tự định đoạt.
24 Tháng Năm 2014(Xem: 9991)
Tui cầm mấy món quà của ba trên tay mà xúc động. Tui muốn ôm ông như ngày còn bé
22 Tháng Năm 2014(Xem: 10612)
Hãy hạ lá cờ đó xuống và cùng chúng tôi chống giặc ngoại xâm bằng trái tim thật sự hướng về tổ quốc.
17 Tháng Năm 2014(Xem: 8722)
Ông thấy mình như trở lại thời trai trẻ trong một giấc ngủ thật dài của kiếp người tha hương
17 Tháng Năm 2014(Xem: 9968)
Thực ra nếu có Uyên ở đây cũng chưa chắc tôi nói được gì. Chẳng lẽ tôi đến thăm cô như một chuyện tình cờ? Chẳng lẽ tôi hỏi bà Phan là tôi muốn gặp Uyên?
11 Tháng Năm 2014(Xem: 9934)
Anh thở dài, vội vàng đứng lên đi lang thang trên đường phố đông người trong khung cảnh nhộn nhịp của thành phố New York mong tìm sự lãng quên trong tâm hồn
11 Tháng Năm 2014(Xem: 10725)
Ai cũng viết về mẹ. Tui cũng viết một chút về má tui. Bả thiệt là nhà quê và có nhiều chiêu rất lạ.
10 Tháng Năm 2014(Xem: 11521)
Ngày nào còn con người với những buồn vui mất mát, đau khổ lẫn ước mơ, ngày đó tiếng thơ Trần Kiêu Bạc còn mãi ngân vang.
10 Tháng Năm 2014(Xem: 10680)
Nghĩa trang hôm nay không lạnh lùng phải chăng có được từ tình đồng hương Biên Hòa ấm áp?
05 Tháng Năm 2014(Xem: 8753)
rong khi đó thì tâm hồn bạn cũng “thăng hoa” đem muôn vẻ hạnh phước lại cho thế gian.
03 Tháng Năm 2014(Xem: 11025)
Nợ non sông ơn đồng đội, bằng cả sự trân trọng và cảm thông; xin được nói với nhau một lời “Chúng tôi là người lính”
30 Tháng Tư 2014(Xem: 10691)
Qua ánh đèn của bệnh viện, tôi thấy Tư lệnh đưa tay nâng sửa cặp mắt kính đen và hai giọt nước mắt từ từ chảy lăn dài trên khuôn mặt đau thương
29 Tháng Tư 2014(Xem: 11058)
Bây giờ tôi chỉ là một người lính già lưu vong nơi đất khách quê người, nhưng tinh thần chiến đấu và ước mơ cho một ngày đất nước thật sự thanh bình không cộng sản sẽ không bao giờ già trong tôi.
28 Tháng Tư 2014(Xem: 10923)
không như một số ít người không làm việc thiện mà hay đem tiền dành dụm đi đóng tiền điện tiền nước cho các sòng bài, đôi khi không có tiền đóng tiền nhà đầu tháng cũng vì cờ bạc.
24 Tháng Tư 2014(Xem: 22370)
Nhưng anh vẫn tin, lòng tin ấy không đặt vào bất cứ một giá trị vật chất nào, mà vào tình yêu của trái tim
24 Tháng Tư 2014(Xem: 16745)
Nếu phải làm lại từ đầu, thì tôi cũng vẫn làm như thế. Tôi biết rằng làm như thế là tôi mất tất cả, mất tất cả trừ DANH DỰ.
23 Tháng Tư 2014(Xem: 10315)
Thế mới biết, cách xưng hô thực vô cùng quan trọng. Nó cho thấy rất rõ tình cảm , tư cách , đạo đức, giáo dục… của người nói vậy
22 Tháng Tư 2014(Xem: 9093)
Cho nên, có thể nói rằng các cụ chẳng khác gì những cổ thụ bị bứng lên đem trồng một vùng đất lạ.
22 Tháng Tư 2014(Xem: 10559)
xin cho tôi được sinh ra nơi Cù Lao Phố một lần nữa. Chẳng là gì cả. Chỉ đó là quê hương tôi mang trong tim.
22 Tháng Tư 2014(Xem: 10204)
chú Bảy tôi cưới người con gái ấy, sau nầy sinh được một trai, một gái cho chú, rồi thiếm Bảy ra đi vì đau bệnh nặng
18 Tháng Tư 2014(Xem: 10991)
Và cô nhẹ nhàng hôn lên trán tôi, rồi quày quả bước ra cửa. Tôi nghe tiếng giày khua rất chậm ở dốc cầu thang. Và tiếng động cơ xe nổ giòn, lăn bánh.