9:52 SA
Thứ Tư
1
Tháng Năm
2024

THÁNG 11 TRONG TÔI - Nguyễn Thị Thêm

11 Tháng Mười Hai 20161:48 CH(Xem: 7693)


thang11Hôm nay ngày thứ năm 30 tháng 11 vẫn còn chưa muộn để tôi viết bài này trong tháng Tạ Ơn.

Từ hôm theo thằng con út, hai vợ chồng già đi San Diego, tôi đã không viết được gì. Bởi cái Laptop củ xì đem theo quá yếu lại nhảy chữ tùm lum. Tôi đã dự kiến và ước ao làm một video về thầy cô nhân dịp lễ Tạ Ơn. Tôi đi tìm và xin từ các anh chị em cưu học sinh NQ về những câu nói để đời của thầy cô. Hy vọng sẽ góp mặt trong "Một góc thầy trò " lòng biết ơn các thầy cô trường Ngô Quyền. Nhưng sự hồi đáp chờ hoài không thấy. Chỉ có Diệu Hương và Hát Bình Phương gửi được một vài câu thật hay nhưng quá ít ỏi để làm một video. Cận ngày rồi, muốn đổi đề tài thì thằng Út chạy về sớm mời ba mẹ lên nhà ăn lễ Thanksgiving. Đó là ngày họp mặt thiêng liêng  đầu tiên trong căn nhà nhỏ ấm cúng nó mới mua.

Đành thôi, trước khi tắt máy, giả từ con chuột thân quen, tôi Email cho Ngọc Dung và Diệu Hương thành thật xin lỗi và tạm biệt. Hy vọng sang năm được sự giúp đở của các bạn, tôi hoàn thành được tâm nguyện của mình.

Thú thật ở San Diego hơn hai tuần, trong lòng tôi rất muốn đến thăm cô Minh Nguyệt. Lam & Mai và một số bạn ở đó. Nhưng ông chồng lạ nhà và đi đường xa nên người không được khỏe. Tôi không thể bỏ ông lại nhà cho con dâu để đi chơi. Tôi bận bịu chăm sóc chồng. Rất lâu mới về thăm cháu, nên bà nội mê cháu quá  quấn quít cả ngày. Thật rất lấy làm tiếc.

Tàu thằng Út  được về bến đại trùng tu nên cháu được làm việc gần nhà vài tháng. Để mẹ được nhìn rõ con tàu  mình chết sống với nó, cháu chở tôi lên thăm con tàu USS Boxer đang thả neo tại căn cứ ở San Diego. Ông chồng già của tôi phải ngồi chờ ngoài xe với con dâu.

Qua nhiều lần trình thẻ ID, chụp hình và nhận cái tag Visiter . Tôi leo lên 4 tầng cầu thang để bước lên con tàu vĩ đại cao như một nhà lầu 12 tầng. Lần đầu tiên đặt chân lên chiến hạm, tôi mới cảm nhận được sự gian khổ của con. Sự to lớn, vĩ đại của con tàu là phục vụ cho chiến tranh, bảo vệ lãnh hải. Còn người lính phải nép mình trong những lối đi chật hẹp, những cầu thang bằng sắt lạnh lùng thẳng đứng, chênh vênh như đi xiếc. Những cánh cửa sắt thật dày đáng sợ. Mỗi tầng tàu như những địa đạo lạc vào không biết lối ra.

Nhìn con thoăn thoắt leo cầu thang ,( Rất nhiều cầu thang mà tôi phải hai tay vịn hai bên để ì ạch leo lên) trái tim người mẹ như tôi thắt lại. Các bạn đã từng đóng thuế, tiền thuế đó một phần lớn trả cho quốc phòng. Và con tôi đã hưởng từ đồng lương các bạn. Các bạn yên tâm. Người lính không hề lãng phí sức lao động  quý báu đó. Cháu đã ngủ trong những chiếc giường như một áo quan, Nằm không thể thẳng chân, ngồi có thể đụng đầu. Mấy ngàn người lính vừa thủy quân lục chiến, vừa hải quân sống chen chúc trong không gian nhỏ bé, kỹ luật nghiêm minh, làm việc tối đa và sẳn sàng tác chiến Cái lớn nhất, rộng nhất là bãi đáp lên xuống dành cho máy bay chiến đấu, xe tăng, thiết giáp và súng đạn. ..

Con tàu mỗi lần ra khơi là từ 6 tháng đến cả năm. Mọi tin tức trên tàu hoàn toàn bí mật. Gia đình không thể biết tàu và người thân đang ở nơi nào và hành trình ra sao. Thỉnh thoảng nhận tin nhắn bình an để an lòng. Đó là người lính của thời bình  còn thời chiến tôi không biết sẽ khắc nghiệt thế nào?Tất cả điều đó gợi trong đầu tôi bốn chữ "Chiến đấu và hy sinh". Người lính thiệt thòi, nhỏ nhoi và tội nghiệp biết chừng nào.

Trong tôi lại hiện lên căn hầm ngày xưa của chồng tôi trên đỉnh đồi hành quân. Rừng núi bạt ngàn, núi liền núi, đồi liền đồi, nhà dân thấp thoáng . Những căn hầm nhỏ ẩm thấp đầy súng đạn và dụng cụ truyền tin. Lô cốt trên cao, những ụ súng  lẻ loi những người lính gát âm thầm. Đêm tiền đồn đèo heo gió núi lạnh thấu xương. Một chút lơ đểnh, sơ hở là mất mạng. Chiến tranh tàn nhẩn như vậy đó.

Tôi đi một vòng ngắn trên tàu mà quá mệt. Đứng trên boong nhìn xuống tôi như chạm mặt với hiểm nguy đang chờ đón con mình . Tôi thật sự sợ chiến tranh. Tôi đã không còn bình an trong quan niệm "Không sao! nước Mỹ vốn yên bình, con mình sẽ không như cha chúng đối diện với cái chết cận kề"

Nhưng thôi! Tôi phải thực tế  chấp nhận "Con người đều có số. Giày dép, quấn áo còn có số thì con tôi với số quân, loại máu ghi trên thẻ bài là định mệnh của nó. "

Chúng tôi đã nợ của nước Mỹ một món nợ ân tình, bây giờ các con tôi  đáp trả. Chúng đã chọn con đường binh nghiệp để dấn thân , chúng đã nối tiếp con đường đi dang dỡ của cha chúng. Làm mẹ tôi sẽ đồng hành và khuyến khích con. Hãy  vững mạnh tinh thần để làm đúng tác phong và nhiệm vụ người lính.- "Người bạn của dân"-

Cám ơn nước Mỹ và người dân Mỹ đã cho tôi có một cuộc sống an bình. Cho tôi có cơ hội cầm lá phiếu để đi bầu. Cám ơn công sức bao người đã cho tôi được sống trong một đất nước giàu mạnh và tự do. Cám ơn những khối óc tuyệt vời đã phát minh ra biết bao công trình vĩ đại mà tôi đang thụ hưởng.

Tôi nhiều lúc lẩm cẩm nghĩ  rằng" Sao mà con người đáng yêu và đáng kính phục quá" Từ một cái khui đồ hộp, một bóng đèn, một chiếc xe đạp, xe máy, xe hơi, xe lửa, máy bay. Từ một tờ giấy, một máy đánh chữ lọc cọc, computer, Ipad, Iphone. Từ những cái thô sơ mà với trí tuệ tuyệt vời. Con người đã lên mặt trăng, lên sao hỏa. Không cần có phép thần thông như Tôn Ngộ Không vẫn có thể bay lên trời, xuống lòng biển chu du khắp chốn.

Sự phát triển đó đi lên đều bắt đầu bằng việc học. Học, học và học. Học để hiểu biết. Sự hiểu biết kích thích trí tưởng tượng, óc tìm tòi và sáng tạo. Mở đầu cho biết bao công trình, sáng kiến vĩ đại. Những khởi đầu đều bất ngờ, gian nan và dường như không tưởng. Nhưng kết quả thật giá trị khôn lường, đem lại lợi ích cho cuộc sống bao người.

Tôi cám ơn quê hương, đất nước tôi với một nền giáo dục đẹp đẻ để tôi nhìn lại quá khứ mà vui. Bởi vì sự giáo dục ưu việt mới tạo ra xã hội tốt đẹp có trật tự và nhân bản. Những ông thầy, cô giáo của tôi là những tấm gương sáng trong không tì vết trong lòng tôi. Là những gì tôi nhìn vào đó tự hào.

Một ông Hiệu Trưởng nghiêm khắc không gặp mặt đã 48 năm. Bây giờ nằm xuống  ở quê nhà mà hàng vạn học trò vẫn  yêu kính và rơi lệ nhớ  thương. Thầy không phải là một người nổi tiếng đình đám, thầy cũng không chức vụ tiếng tăm. Thầy chỉ là một ông Hiệu Trưởng hết lòng vì trường vì học sinh. Thầy không trực tiếp dạy. Nhưng dưới sự điều hành của một người Hiệu Trưởng, Thầy đã đem tiếng vang lớn cho trường NQ. Đào tạo bao thế hệ học trò tung cánh đi khắp bốn phương. Phụ huynh học sinh hết lòng kính trọng thầy . Những giáo chức, nhân viên khâm phục  cách làm việc của thầy.Cái đẹp trong tư cách và con người của thầy làm học trò nhớ mãi. Dù ở nửa vòng trái đất, học trò vẫn tổ chức lễ thất tuần trang trọng, Cùng  cầu nguyện và lạy hương linh thầy trong nước mắt. Người đó là thầy Hiệu trưởng Phạm Đức Bảo của trường Trung Học Ngô Quyền của chúng tôi.

Tôi thật sung sướng và tư hào về những người thầy, người cô của mình. Dù bây giờ tôi đã gần thất tuần, nhưng đứng trước thầy cô tôi vẫn vô cùng kính mến và biết ơn. Bởi vì nghề giáo là một nghề thanh bạch, lương tiền nhận về thì ít mà lương tâm bỏ ra rất nhiều. Nghề dạy học còn gọi nôm na là nghề "Bán cháo phổi" vì nói nhiều, hít nhiều bụi phấn, thức đêm để chấm bài , soạn bài, lập giáo án.

Người thầy của chúng tôi ngoài dạy chữ nghĩa, còn dạy chúng tôi về đạo đức, cách sống và biết nghĩ đến tha nhân. Biết kính trên nhường dưới, biết dắt một cụ già hay một em bé qua đường. Cúi đầu khi đám tang ngang qua, Nhường chỗ cho người lớn tuổi, phụ nữ có mang, người tàn tật, trẻ em . Phải biết yêu tổ quốc đồng bào, hiếu thuận cha mẹ, nhường nhịn anh em. Phải đoàn kết nội bộ, biết chia sẻ, lắng nghe và biết lập luận để bảo vệ ý kiến chính đáng của mình.

Thầy không dạy chúng tôi tin mù quáng, ngu dân mà phải biết suy nghĩ cân nhắc. Điều hay nên học, điều  sai hủ lậu nên tránh và bài trừ. Con người là phải có lý trí để suy đoán đúng sai. Phải vì lẽ phải, đấu tranh với sự bất công, đàn áp.

Nền giáo dục mà chúng tôi tiếp nhận là yêu thương và nhân bản. Chúng tôi không học hận thù và vũ lực dù hàng hàng tin tức từ chiến trường đưa về đầy chết chóc. Dù phải chui hầm hàng đêm do pháo kích hay phải đi học trễ giờ vì bị phá cầu cưa cây cản trở lưu thông. Dù thế hệ tôi vẫn còn chế độ đa thê nhưng danh tiết người phụ nữ vẫn được tôn trọng. Nhất là những cô giáo là mẫu mực đoan trinh, đức hạnh, cái đẹp mà các nữ sinh luôn ao ước khi đã trưởng thành.

Tôi đã đọc trên báo mấy ngày nay và thật sự bất mãn về hành động khinh thường nhân phẩm phụ nữ, mà phụ nữ đó chính là những cô giáo ở Hà Tỉnh VN.

"Trọng thầy mới được làm thầy" Người khai tâm cho thế hệ tương lai đất nước là những người dạy học. Thầy cô giáo không chỉ là người có trình độ, có văn bằng tương xứng còn phải là người có tư cách đạo đức. Đứng trước bao nhiêu học sinh, người thầy phải là tấm gương cho các em noi theo. Một xã hội có một nền giáo dục tốt thì xã hội sẽ tiến bộ, văn minh.

Sự khinh thường, coi rẻ phẩm giá nhà giáo là một việc trái với đạo lý làm người. Mặc dù dạy học cũng là một nghề, nhưng hủy hoại sự tốt đẹp của nghề giáo là hũy hoại cả một thế hệ tuổi trẻ, hủy hoại đạo đức dân tộc. Nước Mỹ là nước văn minh đôi khi tự do phóng túng, nhưng thầy cô giáo vẫn được tôn trọng đặc biệt.

Thế mà ngay ở nước ta, một nước lấy đạo đức đi đầu lại bắt các cô giáo đi hầu rượu, tiếp khách chẳng khác nào các cô gái phục vụ thì đạo đức xã hội suy đồi là phải. Học trò đánh nhau như  kẻ thù. Nữ sinh hùa nhau đánh hội đồng bạn học là những hành động mà ngày xưa thế hệ tôi không bao giờ có. Cho nên làm băng hoại  thế hệ tuổi trẻ, trách nhiệm thuộc về thầy cô và những người điều hành ngành giáo dục.

Trong khi cả nước VN rộn ràng tổ chức ngày nhà giáo 20/11, thì ở Hà Tỉnh  giới chức có thẩm quyền lại điều những cô giáo đi hầu rượu cho khách quả thật mâu thuẩn và mỉa mai vô cùng. Điều vô lý là những cơ quan có trách nhiệm không coi điều đó là sai trái, vẫn có lập luận tán đồng thì không biết xã hội VN sẽ đi về đâu.

Có những người khi sống được mọi người yêu thương. Khi chết được mọi người kính trọng, luyến tiếc. Họ đã làm gì cho cá nhân và những người xung quanh họ. Chắc chắn họ làm điều tốt, họ trãi lòng ra với mọi người.Họ sống đúng đạo làm người hay ít nhất họ cũng để lại cho thế gian những kỷ niệm đẹp.

 Cuộc sống con người chỉ vỏn vẹn bấy nhiêu, ăn cũng chỉ một cái miệng, mặc cũng chỉ hai lớp quần áo là đã nặng lắm rồi. Tại sao lại vì ham muốn nhục dục, vì lợi ích cá nhân mà bán rẻ lương tâm làm những điều nghịch với đạo lý. Thử hỏi những người đó họ có muốn đem vợ và con gái của họ để mua vui cho khách, như họ đã từng làm với các cô giáo dạy học dưới quyền họ hay không? 

Tháng 11 chúng ta có một vị Tổng Thống mới đắc cử. Một vị Tổng Thống đặc biệt nhất không những trong lịch sử Hoa Kỳ mà còn trên thế giới. Một vị Tổng Thống gây nhiều tranh cãi và nhiều cuộc xuống đường phản đối. Tuy nhiên xét một cách công bình ông ta là một người tài. Vừa giàu có, quyền lực, kinh doanh giỏi, con cái thông minh, tài ba. Những điều ông ta nói, những việc ông ta làm và sự tin tưởng của người dân đã nói lên một nét đặc thù, dân chủ thật sự  của nước Mỹ. Sau kết quả bầu cử, cả thế giới rúng động theo, phỏng đoán, đặt vấn đề và chờ đợi .Hy vọng Tổng Thống  Donald Trump sẽ lèo lái nước Mỹ đi đúng quỷ đạo và làm nước Mỹ phồn vinh và vững mạnh hơn. 

Tháng 11 tôi ứa lệ tiễn người em gái chung trường ra đi. Em cũng là một cô giáo. Em hiền hòa dễ thương. Nụ cười luôn trên môi . Em là màu sắc của hạnh phúc bên chồng, đứa con trai trong quân đội mỗi lần về phép, đàn cháu xinh xắn tíu tít bên bà.Tháng 8 vừa rồi em đoạt giải Á Hậu áo dài của trường Trung Học Long Thành. Em rạng rỡ bên chồng và bạn bè thật lâu mới về họp mặt . Vậy mà em bỏ tất cả để ra đi. Vĩnh biệt Lộc, cô em gái xứ Quận Long Thành dễ mến.

Tháng 11 chúng ta cũng có một người nổi tiếng trên thế giới lìa đời. Ông Fidel Castro một người lãnh đạo CS kỳ cựu còn sót lại. Cái chết của ông ta làm người dân tị nạn Cuba reo vang đốt pháo ăn mừng . Họ hy vọng sau cái chết của ông, nước Cuba hồi sinh và có được nền dân chủ thực sự. Họ cho rằng ông ta là một tên khát máu, độc tài đáng khinh bỉ.

Trái lại nhà nước ta lại vô cùng tiếc thương và coi đó là quốc tang. Không thể bình luận, không thể có ý kiến gì hơn . Chỉ biết lắc đầu "bó tay.com"

Kể từ đây VN phải thức trắng để canh gác cho hòa bình thế giới cả ngày lẫn đêm. Vì lão Fidel Castro của Cu Ba đã ngủ thẳng cẳng không bao giờ thức dậy.

 

Nguyễn thị Thêm.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Tám 2013(Xem: 13152)
Thầy của chúng tôi, một bệnh nhân hạnh phúc , nỗi đau của thể xác sẽ vơi đi nhờ những viên thuốc nhỏ xíu , và nhờ chân tình của đồng nghiệp và học trò…
14 Tháng Tám 2013(Xem: 12050)
Tôi vẫn nghĩ, ai mà chẳng có một bà mẹ. Tuy vậy mãi về sau tôi mới hiểu vì sao cha tôi lúc nào cũng nhắc tới câu nói trên
13 Tháng Tám 2013(Xem: 14227)
Những chiếc ghế còn bỏ trống không chỉ là một tiếng nói, mà còn là một thông điệp cho những người sống. Bài thơ không chỉ viết cho một người mà cho nhiều người…
13 Tháng Tám 2013(Xem: 14326)
Vậy là chai dầu không cùng tôi trở lại quê Mẹ. Nhưng hơn bao giờ, tôi thấy chai dầu xanh đang ở trong tim mình.
12 Tháng Tám 2013(Xem: 13870)
Hãy bắt chước đúng y việc nào ông dạy, nhưng cố tránh những việc ông mày làm… khi ông bắt buộc chúng con đi vào khuôn phép!
11 Tháng Tám 2013(Xem: 12133)
Đám sinh viên Nam Kỳ Quốc mượn tạm gia đình các thầy để giải sầu xa xứ. Các thầy đã dang tay đón lấy những đứa con sớm rời tổ ấm này.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 12044)
có ý thức cảnh giác với” bọn con trai” nên tôi cố tìm cách “thoát” khỏi anh trong lúc này, may thay, vừa đến ngả tư, một chiếc xe bus trờ tới rồi tấp vào trạm
01 Tháng Tám 2013(Xem: 13207)
Hãy chăm chút những đóa hồng nhung thơm phứt và xin đừng, xin đừng đạp lên chúng tôi: Những đóa hoa dại nhỏ nhoi bên đường.
30 Tháng Bảy 2013(Xem: 13515)
Chút tình cảm quê hương còn sót lại trong Má tôi chắc đã chôn vùi với Ba tôi rồi. Nói vậy mà sao mắt bà vẫn ướt. Xúc động vẫn còn trào ra từng kẽ mắt, vành môi run... Làm sao quên được ký ức tươi đẹp đó phải không Má?.
30 Tháng Bảy 2013(Xem: 10317)
Những người bạn quê nghèo thời thơ ấu bây giờ đã trôi dạt mỗi người mỗi nơi. Một số đã nằm xuống thảm thương trong cuộc chiến ý thức hệ giữa Tự Do và Cộng Sản
27 Tháng Bảy 2013(Xem: 13114)
Nhìn lại “ Một Thời Thơ Dại” thấy thương và nhớ nhiều lắm. Nhớ chợ Biên Hòa, con đường Công Lý, cây cầu Rạch Cát để về Cù Lao. Nhớ hết tật xấu một thời để thương lấy tha nhân.
22 Tháng Bảy 2013(Xem: 12399)
Những cựu chiến binh Hoa kỳ, cựu Quân Nhân VNCH con không được dịp biết tên. Nhưng với cái nhìn của kẻ hậu sinh các chú, các bác đã đến đây bằng tấm lòng với bao ý nguyện dở dang. Xin cho con một sự kính trọng và quý mến.
20 Tháng Bảy 2013(Xem: 11903)
Biên Hòa thuở thanh bình, dẫn ta đi thăm lại các cảnh cũ, từ Cù Lao Phố đến núi Bửu Long và làng bưởi Tân Triều, từ quán Mì Chú Mừng trong hẻm nhỏ cạnh tiệm ảnh Phạm Lung cho tới Dưỡng Trí Viện v.v…
20 Tháng Bảy 2013(Xem: 12704)
có một nơi bây giờ là ban đêm, một người Thầy, một người Cô hay đồng môn, một mình trước màn ành nhỏ cũng cũng chung vui với nụ cười trong ngấn lệ.
17 Tháng Bảy 2013(Xem: 11022)
Tôi xin mượn lời cuối để cám ơn ban tổ chức đã không ngại khó khăn đã thường xuyên tạo cơ hội cho Thầy Cô, học trò cùng vui chơi với nhau
02 Tháng Bảy 2013(Xem: 12414)
Cô trong tâm tưởng của em lúc nào cũng là một vị thầy đáng kính, và tình cảm cô dành cho em quá ấm cúng, bao la, tình cảm của một người chị cả luôn luôn che chở các em.
02 Tháng Bảy 2013(Xem: 11427)
Tôi chắc rằng lứa học trò cách đây hơn 50 năm vẫn giữ hình ảnh thanh cao của những cô giáo ở trường Nữ Tiểu Học Biên Hoà trong trái tim mình.
30 Tháng Sáu 2013(Xem: 18295)
Tân Uyên là nơi ghi dấu nhiều kỷ niệm khó quên trong những năm đầu bậc trung học của tôi. Nó cũng là nơi mang lại bao nhiêu nỗi cảm hoài.
28 Tháng Sáu 2013(Xem: 12401)
Mùa hè ngày xưa là mùa chia tay, mùa hè bây giờ là mùa đoàn tụ. Hãy cho nhau nụ cười và vòng tay ấm thân thương. Ngô Quyền mãi là ngôi trường yêu dấu của những người con xứ Bưởi.
23 Tháng Sáu 2013(Xem: 13045)
Ai cũng chỉ mong được như vậy thôi. Vợ chồng thuận hòa và con cái ngoan ngoản, hậu vận gia đình sẽ được ấm no thịnh vượng. Nhưng mong mỏi là một chuyện, mà thực tế không được như vậy
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 11706)
Phận người, sương khói, phận nổi trôi Có ai biết được tương lai ta phiêu dạt đến nơi nào ? Thuyền tình tha phương đến khi nào cập bến hay mỏi mắt ngóng trông, không bến đậu ?
08 Tháng Sáu 2013(Xem: 12575)
Anh ta vui trong cái vui đoàn tụ của gia đình. Cả nhà cám ơn rối rít người Mễ tốt bụng. Không có gì mừng rở hơn tìm được người bị bệnh Alzheimers đi lạc về nhà.
05 Tháng Sáu 2013(Xem: 14479)
Đình ơi hãy tỉnh dậy và đứng lên. Ngày về Đà Nẳng vẫn còn chờ, bạn bè Ngô Quyền vẫn hằng mong. Và CD với mười một ca khúc vẫn còn dở dang... Đình ơi hãy tỉnh dậy...
31 Tháng Năm 2013(Xem: 13048)
hãy chấp nhận và bao dung cho nhau, còn hơn là sống đạo đức giả che mắt thế gian trong khi trong lòng thì khinh thường và xem nhau như bèo rác.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 13546)
Thầy Cô Kính mến, bạn bè đồng môn thân thương chờ gì? Không khép lại từ đây, Không ghi danh về tham dự, để được tay nắm chặt bàn tay, cười cho long trời lỡ đất, cùng chúng tôi chung lời ca “Ngô Quyền vang tiếng gọi”
19 Tháng Năm 2013(Xem: 20212)
Thời tiết Biên Hòa, cũng như Miền Nam những ngày qua là như vậy. Sáng nắng, chiều mưa. Mưa kèm lốc xoáy và có mưa đá như chiều qua ở Lâm Đồng, Đà Lạt
14 Tháng Năm 2013(Xem: 12105)
Biên Hòa chỉ cách Sài Gòn độ ba mươi cây số, nhưng đây là lần đầu tiên, Triệu phải xa em gái để tiếp tục việc học. Hai anh em đã luôn luôn sống cạnh nhau từ lúc còn bé
11 Tháng Năm 2013(Xem: 14550)
Cô đã có tất cả "1 người phụ nữ thành đạt, giàu có, danh vọng, chồng đẹp, con ngoan" Nhưng cô đã mất đi 1 điều vô cùng thiêng liêng: Mẹ!
11 Tháng Năm 2013(Xem: 15010)
Tôi thầm cám ơn cuộc đời. Cám ơn ba mẹ đã cho tôi hiện diện trên thế gian này. Cám ơn những lời giáo huấn của người, đó là hành trang quý báu, tôi mang theo suốt cuộc đời.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 13894)
Vì cuốn Gió Mùa Đông Bắc chấm dứt ở thời điểm miền Nam sụp đổ năm 1975 nên chương cuối này chứa đựng nhiều chi tiết về tình hình và tâm trạng của nhân vật trong sách giữa thời khắc hấp hối của Sài Gòn
04 Tháng Năm 2013(Xem: 13423)
Rồi hôm nay sau bao ngày xa cách Đám con xa tưởng nhớ quay về đây Tình thương yêu tràn đầy trong ánh mắt Hướng tương lai ta quyết không hề quên
03 Tháng Năm 2013(Xem: 13292)
Bây giờ bỗng nhiên Mẹ đi đâu xa rồi, không tìm được nữa, con như mất cả một gia tài quý giá mà cả đời con không còn hy vọng gì tìm lại .
02 Tháng Năm 2013(Xem: 12439)
Hơn 40 năm đã qua đi như một giấc mộng. Có những lúc quay về với ký ức tuổi thơ, tôi vẫn nghĩ đó là quãng đời đẹp nhất ta đã đi qua ...
02 Tháng Năm 2013(Xem: 14065)
Tôi thật sự bước vào đời với hành trang là những điều dạy dỗ của Cha Mẹ và những kiến thức Thầy Cô đã truyền đạt. Tôi mở cánh cửa tương lai, mang hành trang bước vào đời
02 Tháng Năm 2013(Xem: 13228)
Nhìn thấy mẹ, tự dưng con nghe cay cay nơi sống mũi. Gần 1 giờ sáng rồi mà mẹ vẫn chưa được nghỉ ngơi. Con ngồi sau xe, úp mặt vào lưng mẹ.
01 Tháng Năm 2013(Xem: 13828)
Từ khi anh bước vào thang máy là chúng tôi biết phải xa nhau!...xa biền biệt! Biết đến bao giờ chúng tôi được gặp lại nhau?..Biết đến bao giờ? ...Biết đến bao giờ?
30 Tháng Tư 2013(Xem: 14569)
thế hệ trẻ xin cuối đầu và gởi lời thành kính cám ơn đến tất cả những người Lính Việt Nam Cộng Hòa đã quên bản thân của chính mình, đóng góp và hy sinh cuộc đời mình cho đất nước, cho Tự Do cho mọi người có dòng máu Việt
24 Tháng Tư 2013(Xem: 18481)
Lúc chia tay chị cũng không vào nhà. Thật bất ngờ khi chị hôn nhẹ lên má tôi phơn phớt. Trời ơi! Sao nụ hôn đó đã không đến với tôi cách đây bốn mươi năm, bà tiên của tôi ơi!?
23 Tháng Tư 2013(Xem: 15139)
Ngày 4 tháng 7 năm 2013 đang mời gọi. Về cùng nhau khơi lại bầu kỷ niệm, tay xiết chặt niềm vui, để nhớ rằng chúng ta bốn bể anh em một nhà và luôn giữ mãi tình nầy trong câu ca
21 Tháng Tư 2013(Xem: 13655)
Đã quá nửa đêm trong khi bà con đang say giấc nồng, còn tui thì phải cố căng mắt ra mà cho bánh xe cán lên mấy cục sắt giữa đường kêu lụp cụp cho đở sợ ma xa lộ
20 Tháng Tư 2013(Xem: 12439)
Giá trị con người dù có cao xa, vẫn không bằng tấm lòng bao la của người mẹ .“ Sinh ký Từ qui” kính mong hương hồn bà yên nghỉ chốn vĩnh hằng
19 Tháng Tư 2013(Xem: 17998)
Có lẽ nào lời cuối cùng anh nói với tôi một lần về phép là đúng? Mối tình đầu của tôi thật sự đã chết! Chấm dứt một chuyện tình, chỉ còn lại trong tôi hồi ức đẹp và buồn.
18 Tháng Tư 2013(Xem: 12531)
Đôi mắt đó, chúng con không tìm thấy khi những người vợ lẽ đã bỏ ba ra đi trước má. Có lẽ ba đã hiểu được giá trị đích thật của hai chữ yêu thương và hy sinh mà má đã trao ra.
18 Tháng Tư 2013(Xem: 13275)
Sau chuyện rượu mật nhân này cả hai người càng hiểu lòng nhau, tình yêu giữa họ càng...thắm thiết hơn xưa. Trước kia không ít lần họ muốn tự nguyện chia tay nhau nhưng nào có được đâu
17 Tháng Tư 2013(Xem: 13541)
Cái điểm chính là lấy lòng bao dung mà đối xử với mọi người, biết người biết ta, dùng tâm tư, lời lẽ ôn hòa chính đáng mà giải quyết vấn nạn, chứ không phải lúc nào cũng đánh nhau.
15 Tháng Tư 2013(Xem: 13921)
Bạn bè vẫn nhắc nhau một ngày nào đó, tờ lịch 30 tháng 4 không còn bị tô đen, ngày đó bạn sẽ được "tổ chức sinh nhật bù trừ" cho từ 37 năm qua, đã không có một ngọn nến nào thắp sáng ngày 30 tháng 4 của bạn, của đất nước…
10 Tháng Tư 2013(Xem: 18217)
Tình bạn là động cơ khiến chúng tôi gặp nhau trong lòng quê hương Biên Hòa thân thuộc. Tôi hy vọng không những với Sương Trầm và Sương B, tôi còn có dịp gặp nhiều bạn thân quen khác của Tứ1 và Tứ4 ngày xưa nữa
08 Tháng Tư 2013(Xem: 18825)
Tui học ở nó nhiều điều. Một tay triết lý. Nó tuyên bố " Ở đời chỉ có hên xui mà thôi. Không thằng nào hơn thằng nào. Anh hùng khi khó cũng khoanh tay.
06 Tháng Tư 2013(Xem: 14361)
Ngày nay, tôi có một ước mơ. Trước khi rời bỏ trần thế nầy, được thấy. Ngày tàn của cộng sản hung tàn. Giải đất hình chữ S, quê tôi bên kia bờ Đại Dương. Chấm dứt đêm trường cộng sản
02 Tháng Tư 2013(Xem: 14564)
Tôi không quên và chắc không bao giờ quên, nhưng tôi không còn nặng lòng với mùi hoa cũ, cả khi hay tin cô bạn hàng xóm lúc theo chồng cứ đòi cho được một chùm hoa Dạ Lý trong lẵng hoa cô dâu