2:42 CH
Thứ Sáu
26
Tháng Tư
2024

Bố Và Con * Nguyên Nhung

15 Tháng Sáu 201112:00 SA(Xem: 20038)

cha_con-large-contentNhà tôi “dương thịnh âm suy”, một ông bố với ba thằng con trai mà tôi hay gọi đùa là “bố già, bố trẻ”. Đàn ông lo việc ngoài, đàn bà lo việc trong, người lo việc ngoài ăn xong bày bừa ra cho nên việc trong dù không ít hơn việc ngoài, nhưng vẫn mang tiếng là “ngồi chơi xơi nước”. Ngày được định cư tại Hoa Kỳ, vừa đặt chân đến phi trường Quốc Tế, người bảo trợ có mời thêm vài người quen cùng đón cho xôm tụ, một bà nhìn gia đình mới đến phán một câu xanh rờn: “ Nhà này kém phúc đức nên đẻ toàn con trai”. Cả nhà ngớ ra không hiểu, sau mới biết gía chi có một cô con gái xinh xinh tuổi cập kê, nhà sẽ tấp nập vài chàng trẻ tuổi đang kiếm vợ chở đi làm giấy tờ, khám sức khoẻ hay chợ búa, không vắng như “chùa Bà Đanh”.

Tôi không thích khoe khoang về ông “Bố” của nhà đâu, vì chả lẽ lại “mèo khen mèo dài đuôi”, những điều tầm thường trong cuộc sống gia đình chắc nhà nào cũng giống nhau. Ngày lễ Cha ai cũng nhắc đến công ơn sinh thành dưỡng dục của Bố, nhưng cha tôi mất sớm lúc tôi mới năm, sáu tuổi, nặn óc để tìm lại hình ảnh người đã tạo ra mình tôi vẫn không nhớ được bao nhiêu. Vì vậy, người gần gũi nhất trong cuộc đời tôi là bố của lũ con, nếu ví von như cái nóc nhà che mưa che nắng thì cũng không sai chút nào. 

Khi hai đưá con tuổi còn thơ ấu bố đã không có nhà, đây là sự thiệt thòi của tuổi thơ mặc dù có mẹ nuôi dưỡng. Thời gian ấy mọi sự bế tắc đè nặng lên gia đình tôi, trong cũng như ngoài, tôi ôm hết cả hai. Nỗi đoạn trường này là của chung nhiều nhà chứ chẳng phải riêng nhà tôi, lưới giăng lồng lộng chẳng chim nào bay thoát nên tôi đành chấp nhận, vừa chạy chợ kiếm ăn vưà dạy con. 

Con vừa lớn là bố về kịp lúc, cả nhà mừng húm dù thêm một miệng ăn. Sau một ngày vất vả, lúc về tôi thường tạt qua chợ chiều tìm mua thực phẩm ế ẩm cuả bạn hàng trong chợ, cuối ngày bán tống bán tháo để về nhà. Bữa cơm nhà nghèo thường chẳng có cao lương mỹ vị, tôi tìm cách chia sao cho bố con cùng vui cùng no. Ít trái cây, vài cái bánh, tôi chia phần: 

“Ai nhiều tuổi thì được ăn nhiều, ai ít tuổi ăn ít. Bố hai cái, mẹ và các con mỗi người một cái đồng đều.”

 

Thằng bé con ngồi đếm xong con toán nhỏ phụng phịu hỏi:

“Sao mẹ lớn mà cũng chỉ có một? Con cũng muốn hai như bố.”

Trẻ con chưa hiểu nổi cảnh nhịn cơm xẻ canh trong thời buổi khó khăn, người lớn chỉ biết cười mà ngậm ngùi trong dạ. Trong trại ngày hai bữa cơm tù, ăn thế nào cũng xong. Trở về với gia đình chưa vui hết niềm xum họp, lắm nhà đã vỡ tan vì cơm áo gạo tiền. Tôi nhìn quanh cuộc sống, nhiều gia đình như vậy nên biết phải tế nhị hơn để cuộc sống tuy thiếu thốn một chút, nhưng chẳng có lúc nào chữ tình chữ nghĩa quý bằng lúc này, chỉ cần gắt gỏng nói một câu thiếu suy nghĩ là hết cả cái tình mình hằng nâng niu gìn giữ. 

Thằng bé chào đời sau ngày bố đi xa, mãi đến 7 tuổi mới thấy bố xuất hiện nên cũng hay “ghen” với bố, tự nhiên trong nhà có một “ông” lạ hoắc đi ra đi vào, lại có vẻ được săn sóc, chia phần nhiều hơn thì khó chịu lắm. Nhưng dần dần cu cậu lại thích vì từ nay đã có bố đón đưa khi đến trường hay tan học, đối mấy thằng nhóc to con ăn hiếp thì cu cậu đã vênh mặt lên ra điều “Bố tao đấy!”. Oai thật, bài vở khó đã có bố giảng giải cặn kẽ đến khi nào hiểu mới thôi. Tuy bố chưa kiếm được việc làm để có tiền mua đồ chơi cho con, nhưng mùa trung thu Bố làm cho cái đèn lon sữa bò đục lỗ, trong để cây đèn cầy kéo leng keng trên con hẻm nhỏ, nghe cũng vui tai mà không bị cháy như đèn con gà, con thỏ. Bố về, thêm những món đồ chơi thủ công đẹp khéo tuyệt vời, máy bay, xe tăng, chim chóc xếp bằng giấy, cu cậu tha hồ chơi suốt ngày không chán. 

Có bố ở nhà con học hành khá hơn, đứa lớn đã bước vào Trung Học, bỏ đi những môn vớ vẩn nhồi nhét chính trị, bóp méo lịch sử thì mấy môn chính như sinh ngữ, toán bao giờ cũng được kèm cặp đâu vào đấy. Dù sao vốn chữ nghĩa của bố không đến nỗi tệ, tôi yên tâm chạy chợ kiếm ngày hai bữa cơm, việc dạy dỗ học hành cuả con giao toàn quyền cho bố đảm trách. Thỉnh thoảng bố chở con ra bờ sông câu cá, vào công viên chơi đá banh, hôm nào có tiền mua cho con diã bò khô, cây “cà rem”, mấy bố con chơi với nhau , nhìn bên ngoài tưởng an nhàn, thảnh thơi nhưng thực ra cuộc sống đang tắc nghẽn trong vòng rào kẽm gai. 

Khổ thay! Từ ngày Bố về từ cái nhà tù nhỏ là bước luôn vào cái nhà tù lớn, màng nhện giăng tứ phía như “thiên la địa võng” nên đi đâu cũng có người “quản ný” chặt chẽ. Bực lắm nhưng biết làm sao, ngay cả cái hộ khẩu cũng không có nên hễ đêm nào nghe tiếng chó suả, tiếng bước chân đi rầm rập trên con hẻm tối thui, thêm một hồi chuông cửa lảnh lót giữa đêm khuya là biết nhà được “hỏi thăm”.

 

Cửa vừa mở, bốn năm cái bóng ùa vào nhảy thoắt lên cầu thang, chỉa đèn pin sáng loè ra tứ phía, vào tận mấy cái giường còn buông mùng sùm sụp. Đang ngủ ngon bị ánh đèn pin chiả ngay vào mặt, thằng bé con ngái ngủ càu nhàu: 

“Thằng nào chơi kỳ dzậy?” 

Đèn tắt ngúm, các chú “công an” đi xét nhà kiểm soát người cư trú bất hợp pháp đấy chứ có “thằng” nào đâu, nhưng trong mùng chỉ là thằng con nít đang say ngủ, lục khắp nhà cũng không kiếm ra người ở lậu không khai báo. Sống không hộ khẩu là bất hợp pháp rồi, lại đuổi, đêm nào nghe tiếng chó sủa ồn lên từ ngõ ngoài vào ngõ trong là biết những nhà nào trong xóm được hỏi thăm. Nhà bác Mười “Biệt Kích Dù” bán cá kiểng cá đá, nhà bác Ngôn cựu giám đốc huấn luyện trường Phi Hành ở Nha Trang ngày xưa, toàn những người vừa từ trại cải tạo về. Sáng hôm sau lại vắt giò lên cổ trình quan Quận, thiếu thủ tục “đầu tiên” nên khi ra về ai cũng nhận tờ trát phải đày đi vùng kinh tế mới. Vẫn lì ra không đi, viễn ảnh một vùng đất khô cằn trơ trụi, không trường học chợ búa, lấy chi mà sống, bao người từ những nơi ấy đã liều lĩnh trở về, không nhà, không hộ khẩu ngủ đầy dưới mái hiên hè phố, đã sao đâu, cùi đâu còn sợ lở. 

Muốn lì lợm sống còn trong thời buổi đó cần phải có việc làm, kẻo mang tiếng ăn bám xã hội, lười lao động. Bố đi tìm việc làm, chỗ nào cũng lắc đầu quầy quậy vì cái lý lịch tối thui, may quá nhờ người quen dẫn vào làm một chân “cu ly” đẩy xe ba gác cho hợp tác xã Cơ Khí. Sài Gòn nắng nung người, nắng như thiêu như đốt nên Bố đen thủi đen thùi như con cháu nhà Sihanúc, nhìn thoáng là biết Bố thuộc tầng lớp nào trong xã hội. Dù lương ít nhưng vẫn có lý do “lao động là vinh quang” để bám trụ thành phố. Mặc kệ, sóng đánh tới đâu thuyền neo tới đó, cạn ao thì bèo xuống đất, vẫn hiên ngang ngẩng mặt nhìn đời vì miếng cơm manh áo mình làm ra từ giọt mồ hôi lẫn trong nước mắt. 

Chịu đựng mãi rồi cái gì cũng qua, cho đến một ngày thấy thiên hạ ùn ùn đăng ký đi Mỹ theo diện H.O thì cả nhà vừa mừng vừa không tin nổi, cứ như truyện huyền thoại cây đèn thần xứ Ba Tư. Thời bấy giờ người ta gọi là “những người ho hen” vì ở tù về có hằng trăm thứ bệnh, nhưng cũng nhờ cam khổ khi thất thế mà sau này cái gì cũng chịu đựng được. Ánh sáng le lói cuối đường hầm, hình như mãi đến lúc này những người như Bố mới có cơ hội ngẩng mặt lên nhìn ánh mặt trời. Người có tiền rỉ tai nhau ùn ùn ra Hà Nội chạy chọt để được đi trước, ai cũng bảo nhau “sang sau, trâu chậm uống nước đục”, Bố vẫn bình chân như vại vì nghĩ chương trình “Ra Đi Có Trật Tự” thế nào cũng tới lượt, với lại con người còn có số mạng. Ở đó mà chờ tới lượt, không có thủ tục “đầu tiên” thì đừng nói chuyện ra đi. Sốt ruột quá, mẹ lại vét hết trong nhà cho đủ tiền lên danh sách mới chóng được rời khỏi đời sống tối tăm này, thôi đành “qua sông thì phải luỵ đò” vậy.

 

Ngồi trên máy bay rồi cả nhà mới thở phào, dù rằng trước giờ ly biệt với người thân, những giọt nước mắt ngắn dài thi nhau tràn ướt má. Người ở lại vẫn vất vả với cuộc sống vá víu hằng ngày, người đi mơ ước một tương lai xán lạn cuối chân trời, nhưng vẫn lo lắng chẳng biết sẽ làm gì nơi xứ lạ. Mãi tới khi đặt chân đến phi trường đầu tiên ở San Francisco chờ máy bay chuyển tiếp sang Houston, thấy người lao công quét dọn rất nhàn tản trong nhà vệ sinh mát rượi , Bố cứ thắc thỏm mơ ước sao qua Mỹ kiếm được một cái “job” thơm như vậy. 

Mùa Đông đầu tỉên ở nước Mỹ mưa gió lạnh lùng, buồn bã làm sao, nhưng đó là cảnh ngoài trời còn trong nhà thì đang chứa chan niềm hy vọng. Khổ nhiều rồi, chả lẽ không chịu nổi khi xứ sở này cơ hội có bỏ ai bao giờ, nếu không lười biếng mà chấp nhận ngay một công việc tầm thường, đời vẫn còn ngon chán. Ở quê nhà, ai cũng tưởng hễ sang Mỹ là lũ nhỏ nhảy tót vào trường học, chỉ một thời gian là tốt nghiệp bằng này cấp kia. Thực ra con ngu ngơ chưa biết gì, tiếng Anh còn ngọng ngịu nói mãi chưa được một câu, Bố vẫn hiên ngang làm cái “đầu tàu” kéo nguyên một toa tầu nặng nề vượt qua những chặng đường ray dài dằng dặc. 

Vừa qua Mỹ người tỵ nạn nào cũng cuống quýt lên đi tìm việc làm, trước hết trả tiền nhà cửa , “bill” bọt hằng tháng, sau là gửi về VN cho người thân để khoe cái may của mình khi ở “xứ sở của mật ong và sữa”, mấy ai đã có lúc hiểu nổi cái khổ của con bò và con ong. Chân ướt chân ráo vừa đến được hơn tuần, một bà cùng quê đã ưu ái quan tâm gọi tới, giọng “bề trên” chắc nịch: 

“Nếu cô chú muốn mau ổn định như người ta, phải nghe tôi. Tôi có cái tiệm “Grocery” khu da màu đắt hàng lắm, thấy chú nhanh nhẹn tôi dành cho một chân bán hàng từ 5 giờ chiều đến 11 giờ đêm, (giờ của bóng đêm và tội ác), buổi sáng vẫn đi học được như thường. Cô sạch sẽ khoẻ mạnh, đến nhà giữ cháu nội cho tôi và làm việc nhà, mỗi tuần hai trăm, người khác chỉ trả trăm rưởi.” 

Cả nhà ngồi tính toán, lại mừng húm, trước mắt có công ăn việc làm rồi nhà cửa, xe cộ mấy hồi, đời cứ đẹp như mơ. Nhưng khi hai vợ chồng dẫn nhau đến “tham quan” tiệm tạp hoá trong khu nhà thấy mấy ông da màu đang xúm quanh đống củi sưởi ngoài sân , giương mắt chò hỏ nhìn chằm chằm mấy người Á Châu thì hãi quá. Vợ phát rét bảo chồng: 

“Thôi anh ạ, khổ thì khổ nhiều rồi. Chính phủ cho mình 8 tháng trợ cấp là để đi học tìm một việc làm hợp khả năng,thế nào họ cũng giới thiệu công việc cho mình, đi làm hãng xưởng vẫn yên tâm hơn. Tại sao không hưởng những ngày học hành thư thả cho người nó khoẻ ra rồi hãy đi làm? Em cũng không thể bỏ chồng bỏ con ở nhà để làm “ô sin”, tiền thì lúc nào chả cần nhưng so với cái “đoạn trường” sau năm 75 chả thấm gì.”

Hai vợ chồng dắt nhau về, còn nghe thêm một bài “gia huấn ca” của người đồng hương là cái thứ mới qua “bày đặt học với hành”. Mãi sau này mới nghe bà ta tự thú rằng đã từng bị kê súng vào màng tang mấy lần mà may quá nó không “ bóp cò”, chứ không cũng đã “tiêu diêu miền cực lạc”. Sau này nghe nhiều người đi trước cũng bảo, chẳng thời gian nào khoẻ bằng lúc mới đến hưởng trợ cấp đi học, khi đi làm rồi mới thấy cái khổ cuả những sáng mùa đông rét thấu xương, những trưa mùa hè nắng cháy, những chiều mệt nhọc khi tan ca mặt trời đi ngủ sớm . 

Cuối cùng Bố cũng tìm được việc làm do Y.M.C.A giới thiệu, lương bổng chẳng bao nhiêu nhưng cứ hai tuần lại có cái “check” mang về khoe vợ con. Công việc không nhọc nhằn lắm so với những ngày lao động ở quê nhà, nhưng gò bó thời gian như một cái máy chạy đúng giờ giấc. Sáng mù sương rét buốt đã phải lóc dậy lái xe đi làm, hai cha con chung nhau một xe, chiều về đi xe bus vì con đã lái xe đi làm đi học. Nhờ cái xe tàng mua rẻ được của một ông Mỹ gìa, trong thời gian này hễ có ngày nghỉ là cả nhà kéo nhau đi chơi. Hết câu cá câu cua lại ra biển tắm tát, điếc không sợ súng nên chỗ nào cũng mò tới mà không sợ xe bị “banh ta lông” dọc đường.Nhà ba thằng con trai là ba thế hệ khác nhau, tuổi tác chênh nhau nên mỗi đứa Bố lại phải hướng dẫn một kiểu. Đứa lớn nhất đã trưởng thành ở VN, không sợ con hư hỏng nhưng đường đời con còn non nớt quá, chưa hòa nhập được với xã hội mới vì bất đồng ngôn ngữ cũng có, sự học dở dang từ VN nay bắt lại từ đầu khó nhọc biết mấy, cũng vẫn bố khuyến khích dìu dắt để vào đời. Lo nhất là thằng tuổi “teen” mà cha mẹ nào ở Mỹ cũng phát sốt lên vì những phức tạp tâm lý trong những con người trẻ đang tuổi dở dở ương, nhưng cũng nhờ phước đức ông bà để lại, sóng trước đánh sao sóng sau vỗ đó nên thằng anh lại hướng dẫn thằng em, 5 ngày trong tuần đi học còn cuối tuần đi bưng phở kiếm tiền xài thêm. 

Mới đút đầu ra đời cu cậu đã choáng váng với cách “vắt chanh phải vắt cho kiệt, xứng với đồng tiền bát gạo” cuả bà chủ tiệm, suốt hai ngày cuối tuần làm việc cật lực nên không có giờ đàn đúm với bạn bè. Khi đổ rác, lúc bưng tô, vài đứa trẻ tuổi mới từ VN sang đã có lúc bị bà chủ mắng té tát khi đứng nói chuyện với nhau ngoài thùng rác. Một anh có tuổi hơn thở dài khuyên thằng đàn em cùng ngành bưng bê: 

“Ráng học em ơi! Sau này anh em mình phải ráng thành tài để khỏi bị người ta mắng mỏ như vậy, nhục lắm!” 

Nhờ ý chí vươn lên mà sau này cả hai đều đậu bằng Cao học, một kỹ sư điện toán và một kỹ sư xây dựng. Khi dẫn bạn đến ăn ở tiệm phở ngày xưa, bà chủ đã đon đả chào và khoe với khách hàng: "Tiệm của tôi toàn đào tạo kỹ sư, bác sĩ”. Thật vậy, nếu không nhờ những lời mắng mỏ như té nước của bà thì xã hội đâu có nhân tài. 

Thằng bé nhất còn nhỏ quá khi đến Mỹ, đây là sản phẩm “Made in Vietnam” mà Thượng Đế tặng cho cặp vợ chồng gìa, nhưng hoàn toàn hấp thụ văn hoá Mỹ, nếu như bố mẹ không khéo gần sẽ thấy cách con hằng vạn dặm. Cha con bàn với nhau, nhà cần có người cơm nước, em cần có mẹ đưa đón khi đi học, và sau giờ học điều cần nhất là không để thằng lỏi lang thang không ai kèm cặp. Giữ thêm vài đứa trẻ nữa để mẹ ở nhà chỉ lo việc trong mà khỏi lo việc ngoài, khỏi thức khuya dậy sớm dầm sương dãi nắng. Kể cũng là nghề tự do, nghe thì nhàn thật đấy nhưng nghề giữ trẻ cực nhọc chứ không nhàn hạ như người ta nghĩ. 

Ba đưá con lớn lên trong sự đùm bọc cuả cha mẹ, nhưng lại gần gũi bố nhiều hơn vì khi bước ra đời, có bao nhiêu điều mà người đàn bà ở nhà không làm sao hiểu hết được. Cách ứng xử trong cuộc đời đầy lừa lọc nơi nào cũng thiên hình vạn trạng, với thời gian các con đã tiến lên nhưng vẫn là con nai tơ đối với cuộc đời muôn mặt. Bố tuy đã lùi bước ra sau nhưng vẫn là điểm tựa tinh thần để con hỏi ý kiến, rút kinh nghiệm khi gặp khó khăn trên đường đời. Bản tính bố cần cù, trầm tĩnh, thận trọng và biết lắng nghe, những điều này cần thiết cho con nhìn rõ những phức tạp trong dòng đời, giải quyết nhiều vấn đề khi con gặp trở ngại, khác với mẹ lúc nào cũng cuống quýt lên như gà mắc đẻ. 

Bố còn là chuyên viên kỹ thuật và sửa chữa các thứ hằm bà lằng trong nhà, chiếc lò nướng cũ mẹ vứt vào thùng rác, hôm sau ra “garage” đã thấy nó chễm chệ trở lại nằm cạnh cái bếp điện. Cái xích đu hỏng biến ngay thành cái giàn cho hai nàng tóc tiên và tigôn nở hoa. Cả nhà hay gọi bố là người làm cho nền kinh tế Hoa Kỳ không phát triển, vì chả chịu mua sắm gì cho bản thân, nhưng lại rộng rãi với vợ con trong nhà , vậy mới kỳ cục! 

Bây giờ đầu bố đã bạc, mắt đã mờ chân đã mỏi, bố nói năng không hoạt bát, chẳng biết thơ phú văn chương nhưng biết sửa cái nhà cái cửa, biết đóng cái giàn cho bầu bí, hoa kiểng trèo leo. Những công việc tầm thường nhưng thật là cần thiết, nhiều khi hạnh phúc gia đình chỉ cần có thế, các con cần một người hướng dẫn chỉ bảo trong nhiều tình huống xảy đến trong cuộc đời.Bố là chiếc bóng thầm lặng nhưng là bóng mát chở che để gia đình luôn là một mái ấm. Các con lớn dần lên đã có cuộc đời riêng, bên ông bố gìa lại thêm mấy ông bố trẻ, mấy nàng dâu thì thầm với mẹ chồng:
 Con cũng chỉ mong nhà con được như bố !”

 

Nguyên Nhung

( Father’s Day 2011)

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Chín 2012(Xem: 30814)
Mà tại sao phải mặc cảm chứ, khi anh Nguyễn Ngọc Ánh đã bền bĩ vượt qua khốn khó, và tự mưu sinh bằng sức lực chân chính của mình?...
14 Tháng Chín 2012(Xem: 19650)
Thành và Huệ Nhi nở nụ cười trọn vẹn khi đôi bàn tay yêu thương đã tìm đến nhau…trút cạn hơi thở cuối cùng trong...Chuyện Tình Buồn
13 Tháng Chín 2012(Xem: 28815)
Tôi đọc trang Hội ái hữu Biên Hòa không phải ở Việt Nam, mà là ở một đất nước xa xôi cách VN nửa vòng trái đất. Tôi đã tìm thấy lại cái tình người ấm áp mà chỉ thật sự cảm nhận có ở quê hương.
10 Tháng Chín 2012(Xem: 19928)
Tôi, cái thằng con trai ngã ngựa vô tích sự trên đời chẳng làm điều gì để mẹ vui, mẹ hạnh phúc. Tôi là thằng con bất hiếu, một thằng con có vô số lỗi lầm nhưng chưa một lần xin lỗi mẹ.
09 Tháng Chín 2012(Xem: 23621)
Cho đến lúc tàn hơi, má vẫn nghĩ tới tương lai hạnh phúc của con. Vậy mà con nông nỗi, nỡ xua tan hạnh phúc riêng tư cuối đời của má. Trong cơn đau xé lòng, Mén nghe vẳng đâu đây lời ru buồn mênh mang của má:
09 Tháng Chín 2012(Xem: 18448)
Như lây từ nỗi nhớ của Trâm, Trang và Uyên cũng khóc. Lạ một điều, em không nhớ mẹ mà lại nhớ cô. Đã có hai đóa hoàng lan thơm ngọt ngào trong túi áo như một lời vỗ về nên em không khóc
06 Tháng Chín 2012(Xem: 39119)
Vậy đó, ông nội và cháu có nhiều điểm giống nhau. Cháu sẽ lớn, sẽ trưởng thành. Ông một ngày nào đó sẽ ra đi. Bà nội nhìn ông mà nhớ cháu. Hạnh phúc của ông bây giờ là sống vô tư như trẻ con. Hạnh phúc của bà bây giờ là không còn giận hờn mà con tim đầy ắp những yêu thương và bổn phận.
03 Tháng Chín 2012(Xem: 22508)
thầy Phan Thanh Hoài ngồi bên cạnh tôi luôn tỏ sự lo lắng vì sự vắng mặt của thầy Hoàng Phùng Võ, cũng như những tin tức không tốt về sức khỏe của thầy Phan Thông Hảo ở Philiadelphia và thầy Trần Minh Đức ở Virginia, cửa xe đóng kín hình như có một chút bụi cay vương khóe mắt...
02 Tháng Chín 2012(Xem: 21822)
Tôi thấy lại mình, với mái tóc ngang bum bê ngơ ngác, buổi trưa nắng oi người cùng với nhỏ bạn, hai đứa chở nhau trên chiếc xe đạp, lăn từng vòng bánh xe buồn đi thăm mộ má của bạn vừa mới mất. Hai đứa chở nhau đi, nhưng chẳng huyên thuyên ríu rít như mọi lần…
01 Tháng Chín 2012(Xem: 24024)
con được mẹ gọi 2 tiếng thân thương “ BÉ TƯ” ngày nào. Con muốn có đòn roi mẹ, mỗi khi con phá phách. Con muốn có Mẹ, để được mẹ trả tiền con ăn thiếu, ăn chịu mẹ ơi...
01 Tháng Chín 2012(Xem: 22476)
Con đã nhận ra:Lời dạy của ba,lời nào sao cũng đúng! Ba mãi mãi là thần tượng của con mà! Càng thương nhớ ba con càng thương nhớ mẹ vô cùng!
28 Tháng Tám 2012(Xem: 19957)
Hai em qua phà Cổ Chiên, gió từ sông thổi lên làm ấm những tâm hồn già cổi trong trái tim còn rung động nhịp yêu thương.
26 Tháng Tám 2012(Xem: 19923)
tôi không dám chào Thu, đúng hơn là tôi không đủ can đảm để nhìn thật sâu vào ánh mắt người chồng đã bị vợ hơn một lần phản bội
23 Tháng Tám 2012(Xem: 22053)
tôi đồng ý với Tướng Nguyễn Ngọc Loan xử bắn ngay tại chỗ tên cộng sản nằm vùng Bảy Lốp tại Chợ Lớn trong đợt tổng tấn công Tết Mậu Thân, tình huynh đệ chi binh thể hiện một cách rõ rệt và mãnh liệt giữa bạn và thù trong phút chóc.
22 Tháng Tám 2012(Xem: 21781)
Nguyện ánh sáng Từ Bi của đấng Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni đem lại nguồn an lạc cho cô Huỳnh Thị Ba được mọi phước lành. Nguyện cầu tất cả các bà mẹ hiền tiền cũng như quá vãng được sống trong niềm hạnh phúc an lạc của tỉnh thức và bình an.
20 Tháng Tám 2012(Xem: 21751)
Và như vậy xin tạ tội với tổ tiên vì tôi gắn bó với Santa Clara, nơi tôi sống lâu hơn quê nhà; xin tạ tội với ông bà, tôi chưa một lần về thắp một nén hương tưởng nhớ trước bia mộ tiền nhân. Giống như loài chim thiên di, tôi luôn nhớ cội nguồn và có một quê hương thân yêu trong tâm tưởng.
17 Tháng Tám 2012(Xem: 27265)
cuộc sống luôn có những bất trắc với nỗi đau và hạnh phúc, nhưng niềm vui có được là biết mang đến cho nhau những nụ cười và cùng cầu nguyện may mắn, an lành cho nhau.
17 Tháng Tám 2012(Xem: 20744)
Ngày nay, nơi xứ người, gã cựu tù vẫn mơ màng. Một mai khi nghiệp "Ác Cộng" đã được giải trừ, gã sẽ về thăm lại chốn tù đày thuở nọ. Để có dịp ngắm nhìn Bến Ngọc dưới trăng thanh, lấp lánh khoe ánh ngọc. Để buổi chiều tà trên đỉnh Dốc Phục Linh
16 Tháng Tám 2012(Xem: 24463)
Xa quê lang bạt lâu ngày óc tim vật vờ, vụn vỡ. Những tưởng tâm tư lãng mạng của một thuở học trò thơ dại, đã chìm sâu trong vực tối cuộc đời, nhưng tấm hình dưới đây đã giúp cho tui thấy lại vạt nắng trên sông Đồng.
16 Tháng Tám 2012(Xem: 22133)
Là các đơn vị an ninh lãnh thổ hay diện địa, Nghĩa quân, Địa phương quân tuy không lập được chiến công hiển hách nhưng công lao bảo vệ cho làng xóm, dân tình được an cư, lạc nghiệp, tuy âm thầm nhưng đáng quý trọng và xứng đáng là thành phần của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Cũng từng phen máu đào nhuộm thấm đất quê hương!
12 Tháng Tám 2012(Xem: 24251)
Chính tấm chân tình của gã kiếm khách vốn vô tình này đã khiến “ Ánh mắt của nàng lạnh như giá tuyết băng… gặp một sức nóng đã tan ra từng giọt, từng giọt chớp ngời.”
11 Tháng Tám 2012(Xem: 21571)
Tôi nhìn qua gương chiếu hậu, tôi vẫn còn có thể quay lại trường của con gái, tôi sẽ trao cho con tôi quyển sách mà ông nội nó đã gởi trọn cả niềm tin yêu và hy vọng. Tôi cũng sẽ nói: “Cuốn sách nầy sẽ rất bổ ích, nếu con để NÓ giúp con”.
10 Tháng Tám 2012(Xem: 23459)
Từ đâu em có được tấm lòng cao thượng biết san sẻ cho kẻ khốn cùng. Phải chi kẻ chiến thắng họ được như vậy, đất nước Việt Nam sẽ không giống như ngày hôm nay.
17 Tháng Bảy 2012(Xem: 31093)
Chúng tôi chia tay nhau khi mặt trời mon men nóc chợ, mỗi đứa một phương tiếp tục quảng đời riêng nhưng bao giờ cũng chung một ngã trong cùng tận đáy lòng
16 Tháng Bảy 2012(Xem: 22297)
em sẽ dành cả đời này cho con như tình yêu của em đã dành trọn vẹn cho anh. Chút Kỷ Niệm Buồn,mình mãi mãi mất nhau hay là có nhau hỡi anh
15 Tháng Bảy 2012(Xem: 28380)
Vậy là chết tui rồi! Cái"anh Hạnh" này chơi tui tới bến. Mấy cô em đó ngồi chung trên xe cã ngày mà bây giờ mới báo động làm sao tui trốn kịp đây?
15 Tháng Bảy 2012(Xem: 28981)
Từ một chàng trai tuổi đôi mươi tràn đầy nhựa sống , khao khát ước mơ và hy vọng – Thoắt cái người ta thấy mình trở thành một phế nhân , chôn vùi tất cả ước mơ sau những cơn đau triền miên , vật vã…
13 Tháng Bảy 2012(Xem: 23044)
Xa quá rồi phải không bạn, những ngày tháng cũ . Ngày hội ngộ năm nay lại thiếu những khuôn mặt của 1A2 năm xưa. Tôi nhớ các bạn vô ngần , Thông, Sang , Liên , Kim Hoàng , Nho, Kim Ngân , Phố , Mẫn, Nuôi , Nhỏ , Lan Phương .
06 Tháng Bảy 2012(Xem: 23276)
Cuộc đời đáng yêu lắm, Em không thể bỏ ngay lúc này dù căn bệnh cứ đeo theo dai dẳng, làm ngán ngẩm lòng người, lòng mình, nhưng biết làm sao đây?
05 Tháng Bảy 2012(Xem: 28492)
Dù chỉ còn là dư âm nhưng truyền thống NGÔ QUYỀN vẫn được sống lại hàng năm qua những cuộc Hội Ngộ của Cựu Học Sinh Ngô Quyền còn vương lại trên Đất Biên Hòa hoặc trên nửa vòng trái đất xa xôi và sẽ sống... sống mãi với thời gian…
03 Tháng Bảy 2012(Xem: 22724)
Quãng đời của mỗi người đều trải qua những thăng trầm và cơ hội gặp gỡ nhau là để chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống vốn dĩ vô cùng bận rộn và đầy những nỗi lo toan…
29 Tháng Sáu 2012(Xem: 29122)
Cái chú Chín này ngày thường khi đánh trống thì gọn gàng hùng dũng mà sao hôm nay cái tay cứ run run, cây kềm lành lạnh cứ đụng ra đụng vô làm tui càng đau càng dẩy dụa la khóc rùm lên
29 Tháng Sáu 2012(Xem: 20938)
“Vé số đây…” tiếng rao của chú Dế , cũng âm thanh quen thuộc đó, cũng con người đó qua bao năm mò mẩm với tấm thân mù lòa, cũng ra Chợ Đồn qua Hóa An, đến Tân Hạnh. “Vé số đây…
26 Tháng Sáu 2012(Xem: 28632)
Cuộc đời bắt đầu bằng tuổi trẻ, các em sẽ lớn lên sẽ choàng khăn với những huy hiệu. Các em sẽ học được gì ở nhà trường XHCN để được nhìn thực tế của cuộc sống
25 Tháng Sáu 2012(Xem: 22017)
Nắm một cục đất tôi quăng xuống suối, muốn nghe lại tiếng “tõm” ngày xưa. Nhưng không, chỉ một tiếng “Bịch” khô khan như một cái đấm vô tình đập vào lồng ngực. Tôi nghe nhói nơi đó. Ôi! Mãnh vườn và thời thơ dại của tôi đã bị sói mòn như con suối nhỏ.
21 Tháng Sáu 2012(Xem: 22406)
Tình yêu là xuất phát từ trái tim, từ cảm xúc trong tâm hồn. Thuyền hoa đã chẳng tấp được vào bến yêu nào, khi những nụ hoa còn thiếu bàn tay vun bón nên nó cứ trôi, trôi mãi, và rồi Quỳnh thiếp đi trong cảm giác trôi mơ bên tiếng sáo…
20 Tháng Sáu 2012(Xem: 30235)
Bạn Trần văn Vỏ, 1949, CHS K.08 NQ, lớp thất 4 Anh Văn, đã mãn phần trưa ngày 13/6/2012 tại Vũng Tàu, sau một thời gian lâm bệnh. Sau đó gia đình đưa bạn về tổ chức tang lễ ở Biên Hòa, ngã ba Thành
17 Tháng Sáu 2012(Xem: 27849)
Tôi nghĩ rằng, bài viết nầy là món quà quý giá gửi đến thầy cô, bè bạn nhân ngày hội tương phùng sắp đến. Đây cũng là tình cảm của học trò, đồng môn từ nửa vòng trái đất xa xôi chia sẽ ước mơ. Xin hãy sống vì kỷ niệm và bè bạn, khi nào ta hãy còn hiện hữu trên cỏi đời
16 Tháng Sáu 2012(Xem: 22853)
Một phim hoạt hình hay nhất tôi từng xem. Mạch phim nhẹ nhàng như hơi thở. Như làn gió thoảng qua. Một người con luôn nhớ về cha. Một người cha đã mất, một người con đã già Đây là cái phim câm hay nhứt và cảm động nhứt trong đời tui. Biết bao cô gái VN đã như nhân vật trong phim. Coi đừng có khóc nha !
16 Tháng Sáu 2012(Xem: 21792)
Đêm xuống dần bất chợt Phụng đến bên nàng lúc nào không hay.Phụng đã ôm vai nàng, đặt lên môi nàng một cái hôn nồng nàn. Hai người cùng vào phòng, họ ngủ một giấc ngủ an lành trong vòng tay yêu thương nhau.
14 Tháng Sáu 2012(Xem: 24077)
Đêm qua là đêm Hạnh Phúc nhất của tôi từ ngày tôi xa Phúc-Cũng là lần đầu tiên tôi mơ thấy anh về…Giấc mơ tuy chưa trọn vẹn vì tôi chưa được nghe những lời yêu thương từ anh, tôi chưa được ôm anh để nghe những lời an ủi.
10 Tháng Sáu 2012(Xem: 20917)
Người con gái Việt Nam bất hạnh với thế cuộc, bất hạnh với những nỗi oan khiên trên biển cả, bất hạnh với những lời miệt khi của những người không hiểu cho nỗi đau riêng của họ...
09 Tháng Sáu 2012(Xem: 32129)
Nhìn các con cháu vui vầy quanh quẩn, tôi đã không kìm được hai hàng nước mắt... Mượn tên một bài hát của nhạc sĩ Đức Huy để nói lên tâm trạng của mình, của một con tim vốn bị nhiều thương tổn.
07 Tháng Sáu 2012(Xem: 31198)
dù cách nhau nửa vòng trái đất hay cùng sống chung ở quê nhà, những người thân quen cũng như những bạn bè năm xưa “tình cờ” gặp lại nhau và có được những giây phút tương phùng, gắn liền quá khứ với hiện tại mà tưởng chừng như chỉ xảy ra trong giấc mơ...
04 Tháng Sáu 2012(Xem: 22722)
Cha kính yêu của con, chỉ còn hơn bốn tháng nữa, chị em chúng con sẽ tổ chức lễ cúng một năm ngày mất của cha. Có lẽ cha mẹ cũng vui cười nơi chín suối khi chị em chúng con hòa thuận, có cuộc sống sung túc, ấm êm nơi cái làng Chợ Đồn giờ đã lên phố thị.
03 Tháng Sáu 2012(Xem: 22503)
Có tiếng xe ngoài cổng và tiếng cười ríu rít. Bầy cháu tôi đã tới nhà. Tôi lại phải chạy ra mở cửa và như đàn chim chúng sẽ tíu tít chào. Chúng sẽ ôm hôn tôi với mùi thơm thật tuyệt diệu. Mùi thơm của trẻ con, của vô tư và thánh thiện.
28 Tháng Năm 2012(Xem: 22850)
“Mưa Trên Sông Đồng Nai” cũng diễn tả rất thực tình trạng xã hội miền Nam mà tác giả đã sống từ lúc sinh ra cho đến khi bỏ nước ra đi, gần 50 năm trời. Ba lãnh vực mà Kha đã “may mắn” hay “rủi ro” sinh hoạt là giới báo chí miền Nam, Quân Lực VNCH và tù đày sau năm 1975,
28 Tháng Năm 2012(Xem: 22300)
Xin gửi đến mọi người bài thơ “Ta đã thấy, đã nghe và đã nói” của NICK MỚI - XCAFE VN trên điện báo Dân Làm Báo. Những lời thơ vang vang như TIẾNG RÉO GỌI CỦA QUÊ HƯƠNG!
28 Tháng Năm 2012(Xem: 23647)
Từ đó về sau mỗi khi đến ngày này tôi thường hay suy nghĩ vẩn vơ. Chúng mình mang hoa tưởng nhớ người đã khuất đã bao lần trong đời nhưng có bao giờ nghĩ đến việc thay mặt người lính năm xưa tặng cho người ở lại một cành hoa nhỏ, thật nhỏ đủ để vắt lên vành tai đang ửng đỏ nỗi sầu chia ly muôn thuở.
27 Tháng Năm 2012(Xem: 33710)
Bình Nguyên Lộc viết: “Tôi đau cho cái nghĩa đời con người liền sau khi chết. Phút trước đây, mạng anh quý biết là bao nhiêu, mà phút sau này, xác anh là đồ bỏ. Ra cái quý chính là sự sống chứ không phải là thân thể nữa. Có đau hay không cho thân thể của con người?”