11:24 CH
Thứ Tư
1
Tháng Năm
2024

Từ Chuyện Tấm Màn Sáo, Nhớ Cha - Nguyễn Thị Minh Thủy

09 Tháng Sáu 201411:23 CH(Xem: 9496)

Từ Chuyện Tấm Màn Sáo, Nhớ Cha


bo-dan-con-trai-5-large-content

Có lẽ vì các ông không thích bày tỏ tình cảm, nhất là với con cái, nên dù thương con rất mực, thương đến mức có thể hy sinh tất cả cho con, trong thơ văn cũng như ngoài đời thường, tình phụ tử thường không được nhắc nhiều bằng tình mẫu tử. Thế nên một bài thơ hay truyện ngắn nói về tình cha con phải kể là… “hiếm quý.” Tuy nhiên tôi chú ý tới truyện “Cha Con” trong tuyển tập truyện ngắn Ông H.O. của nhà văn Hà Thúc Sinh không chỉ vì tính chất “hiếm quý” này.

Đó là một truyện ngắn rất hay và thật cảm động được viết bởi một cây bút nhà nghề. Nhân Ngày Lễ Cha, tôi xin giới thiệu với các bạn như một món quà dâng lên các đấng làm cha trong đó có cả hương hồn ba tôi.

Tâm lý của người đọc là lấy làm thích thú khi tác giả nhắc đến một địa danh, một bối cảnh, một cảnh huống nào đó có liên hệ đến mình. Tôi cũng không ra ngoài thói thường đó. Bởi vậy câu chuyện “Cha Con” hấp dẫn tôi ở chỗ nó có nhắc đến một cái tấm màn, mà người Bắc như ông Hà Thúc Sinh gọi là tấm sáo. Đặc biệt tấm sáo này làm bằng giấy. Chao ôi, nghe ông tả lại cảnh ngồi quấn những tờ vé số để làm màn là cả một ký ức tuổi thơ xa tít mù tắp của tôi bỗng quay về.

Vâng, có lẽ chỉ ở thế hệ của tôi trở về trước mới biết tới cái màn cửa bằng giấy như thế, tấm màn mà tác giả đã mô tả vừa chính xác vừa tài tình như sau, “Thỉnh thoảng những cơn gió nhẹ thổi vào nhà làm tấm sáo đong đưa, tuy không kêu dòn như sáo trúc, nhưng nó lại mang được vẻ tân kỳ, lạ mắt như một bức tranh nhuyễn thể thay đổi màu sắc từng hồi.” Còn nhớ, vào những năm của đầu thập niên 60 thuở tôi còn bé tí teo, hình như cuộc sống mới giản đơn và êm đềm làm sao. Trong bối cảnh đó, chị em nhà tôi thì hì hục cắt giấy từ những cuốn tạp chí “Thế Giới Tự Do” do ba tôi đem về để cuộn lại làm màn, còn anh em của tác giả thì… sang hơn, dùng những tấm vé số Kiến Thiết Quốc Gia phế thải (cũng do ông bố xoay ở đâu đó) để “chế tạo,” vừa chuẩn xác về kích thước lại vừa đỡ công đo cắt.

Hãy nghe tác giả tả lại thật tỉ mỉ như sau: “Công việc này đòi hỏi sự chăm chú, tẩn mẩn. Nó không bắt chúng tôi vận sức, nhưng cuộn được dăm cái mấy ngón tay tưởng như không còn dính vào hai bàn tay nữa. Ghét hơn khi quẹt hồ. Vụng một chút là dính nhèm nhẹp. Đã vậy, ngồi se sáo không cho chúng tôi ngả nghến. Không thể vừa nằm võng ăn kem vừa cuộn sáo mành mà được, cũng không thể vừa cắn hạt dưa vừa quẹt hồ. Công việc buộc chúng tôi phải ngồi ngay ngắn, vấn cho khéo tấm vé số đầu tiên quanh một lõi dây kẽm dài chừng mươi phân đã bẻ quăn hai đầu.

Đã có lúc tôi vừa làm vừa thả hồn theo tiếng mấy chú dế than dế lửa trong hộp gáy vang, hoặc nhớ đến những thắng bại trên “võ đài cuộc đời” tôi đã nếm mùi. Lại có lúc hồn tôi bay bổng theo cánh sáo diều chiều nao thằng Hạ điên thả bên sân nhà thờ cha Hoan” để rồi sau đó “Tiếng gọi như gắt của bố cất lên sau lưng làm tôi lo lắng. Tôi dạ lớn một tiếng như bao giờ trước khi lấm lét quay lại. Bố tôi đã ngồi xuống cạnh tôi, và cùng lúc ấy, tôi nhận ra những tiếng cười khúc khích của lũ em tôi. Chưa hiểu ra chuyện gì, bố đã nhặt cái ống giấy nơi tay tôi, cốc nhẹ tôi một cái, mắng:

- Hồn để chỗ nào? Cậu đã dặn mỗi ống quấn đúng năm tấm, con quấn bao nhiêu tấm rồi?

Tôi giật mình ngó lại công việc tôi làm. Chiếc ống bố đang cầm dễ đã to hơn ngón chân cái.

Bố liếc nhanh tôi một cái, rồi khi biết tôi đãng trí thật nên không mắng nữa. Trước khi bỏ đi, bố nhìn anh em tôi, giọng thương hại:

- Mệt rồi phải không? Cậu có gói kẹo chanh để trong ngăn dưới tủ áo. Mỗi đứa quấn thêm vài cái rồi lấy ra chia nhau.”

Chuyện không ngừng ở chỗ đó, và chính cái “gói kẹo chanh để trong ngăn dưới tủ áo” này đã gây ra oan nghiệt các bạn ạ. Số là tác giả, sau khi được mấy anh em phân công đi lấy kẹo, đã hân hoan lãnh nhiệm vụ mở tủ áo của bố, nơi mà “gần như anh em tôi chẳng đứa nào dám mở tủ bố trừ khi được phép. Họa hoằn như hôm nay tôi mới lại được đứng trước bộ tủ mở rộng với cái cảm giác y như trở lại một kho tàng ẩn mật chưa từng khám phá hết.”

Ở đoạn này, qua ngòi bút của Hà Thúc Sinh, tôi lại bắt gặp tôi, bạn ạ. Tôi của mấy chục năm về trước, lúc hồi hộp vặn những vòng khóa cuối cùng để mở cái tủ thơm nồng mùi long não của ba tôi. Và tác giả cũng thế, tác giả chỉ cẩn thận nhấc lấy gói kẹo chanh được bọc trong giấy bóng kính khá dầy cất trong một ô ngăn kéo sau khi đã ngắm nghía thỏa thuê tất cả mọi thứ. Chưa hết, trước khi đóng ngăn kéo nhân vật “tôi” còn nhìn qua mọi vật lần nữa. Trông thấy cái kìm cắt dây thép bé tí của bố mà hôm qua bố tìm hoài không thấy, tác giả bèn cầm cái kìm “với ý nghĩ sẽ đưa cho bố như một thành tích mới lập được.” Rồi còn “một xấp vé số khoảng mươi mười lăm tấm có lẽ bố xin đâu về mà đãng trí cũng bỏ quên trong này,” tác giả cũng cầm theo luôn.

Tới đây thì có lẽ các bạn cũng đoán được chuyện gì sẽ xảy ra. Những tấm vé số đó không phải là những vé phế thải bạn ạ, mà là vé số ông cụ mới mua, và oái oăm thay, trong đó có vé trúng. Mười lăm tấm vé số quý giá ấy đã bị se lại thành ống để làm màn, điều đó đồng nghĩa với niềm hy vọng vượt qua cảnh khó khăn túng thiếu của một đại gia đình vì họa Cộng Sản đã phải bỏ xứ di cư vào Nam với hai bàn tay trắng cũng tan theo mây khói. Bởi vậy, sau khi nghe tác giả thú nhận với bố, “Cậu ơi, con lại tưởng…” và xác nhận với người chú, “Cháu lấy ra làm mành mành rồi!” Thế là, “Bao nhiêu con mắt đồng loạt đổ dồn vào tấm mành mành. Một lúc lại dồn vào tôi. Tôi đọc được nhiều sự trách móc và giận dữ. Tôi rúm người lại như muốn càng nhỏ càng tốt.” Và ông bố, người đã được nhà văn kể là rất dữ đòn, hầu như ngày nào cũng cho tác giả ăn roi vì đủ thứ tội mà nhất là tội vật lộn choảng nhau ngoài đường, đã phản ứng ra sao trước lỗi lầm quá ư to lớn này? Đây, ta hãy nghe tác giả kể tiếp, “Lạ thay, qua cơn hoảng hốt ban đầu, lúc này bố lấy lại bình tĩnh hết sức. Trên mặt bố, trong mắt bố tôi không còn thấy sót lại nét hấp tấp, lo âu, buồn bực nào trước đó. Nghe tôi thú thật, bố khép khít đôi mắt như một người lấy gan nhổ khỏi chân một cái gai; xong bố mở mắt nhìn mọi người, rồi nhìn tôi, thản nhiên:

- Thôi được rồi, con ra tắm rửa rồi ăn cơm!”

Bi kịch của quá khứ đã kết thúc ở đó, nhưng như người ta hay bảo, lịch sử đôi khi cũng tái diễn. Mấy chục năm sau, tác giả cũng trải qua một phen mừng vui rồi hụt hẫng vì phát giác ra vé số trúng 5000 đô của mình đã bị mất hiệu lực bởi một “ông nhóc tì” đã cạo trụi lủi cả hàng số code dưới cùng, nơi mà theo lời chỉ dẫn dặn kỹ tuyệt đối không được đụng vào. Trong cơn buồn bực, tác giả chợt thấy đôi mắt của ông bố trong khung ảnh trên tường, để rồi, “một cách bất chợt tôi như bị thôi miên. Rồi một lát nước mắt tôi ứa ra. Không, bạn đừng vội tưởng tôi khóc vì tiếc tấm vé số. Hơn bốn mươi tuổi đầu với bao khổ đau vinh nhục trên đời, làm sao tôi còn khóc được vì một tấm vé số!? Tôi khóc vì tự dưng tôi nhớ đến bố tôi vô cùng cực. Tôi nhớ tấm vé số trúng của bố ba mươi năm về trước. […] Rồi tôi khép mắt lại. Tiếng cọ quẹt rì rào của tấm sáo năm xưa như còn rõ mồn một bên tai, nhưng nổi giữa tiếng rì rào ấy giọng bố tôi còn rõ hơn nữa. […] giọng bố vẫn nho nhỏ, đều đều nói với kế mẫu tôi vào rất khuya đêm đó: Lỗi phải gì, của đi thay người mợ ạ. Với lại số nhà mình của cải đều do hai bàn tay làm ra…”

Xin cầu chúc các bạn có được một Ngày Lễ Cha đầy ý nghĩa.

Nguyễn Thị Minh Thủy

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Ba 2013(Xem: 13583)
Xin chào Pleiku, Kontum và Buôn Mê Thuột thân quen! Cho dù mai sau không có dịp về thăm Đất Cao nguyên nữa, tôi vẫn canh cánh bên lòng Món Nợ Cao Nguyên
24 Tháng Ba 2013(Xem: 13828)
Thời con gái bao giờ cũng đẹp, nhưng tuổi già của mình bây giờ cũng đẹp, cũng hạnh phúc vì cả hai đứa vẫn còn hai cái đuôi. Dù bao gian khổ vẫn hảnh diện và sung sướng bị mình kềm kẹp cho tới bây giờ.
23 Tháng Ba 2013(Xem: 14598)
Tay ôm poster ghi tên của Bảo, Bác Nhơn nở nụ cười tươi tựa trẻ thơ, nồng nhiệt cổ vũ cho đoàn diễn hành Hướng Đạo có đứa cháu Ngoại yêu dấu của mình.
22 Tháng Ba 2013(Xem: 13686)
dáng điệu dịu dàng của cô gái Pleiku đang loay hoay chuẩn bị cho một ngày mới, “ Giã Từ Pleiku ” của “ còn chút gì để nhớ, để quên …”
22 Tháng Ba 2013(Xem: 13971)
Một giấc mơ làm tôi không ngủ lại được, tôi lại thức và suy nghĩ viễn vông. Cái gì đến sẽ đến, ai cũng có một lần đến bên bờ sinh tử. Hãy sống cho vui mỗi ngày
18 Tháng Ba 2013(Xem: 15147)
Tất cả những bài thơ trong ba thi tập là những bức tranh sống động có màu sắc lẫn âm thanh, giúp cho người đọc thưởng ngoạn được tất cả những vẻ đẹp, những lời thơ hồn hậu của tác giả
15 Tháng Ba 2013(Xem: 13278)
Thời Thơ Dại! Ôi! Thời của vô tư, của hành động mà không cần so đo tính toán! Ai cũng đều qua Thời Thơ Dại của riêng mình mà mỗi khi có dịp nhớ lại đều thấy vui buồn lẫn lộn.
15 Tháng Ba 2013(Xem: 13014)
trái tim anh và đầu óc anh đầy ắp tình đồng đội và quê hương. Và tôi dù gì và cho thế nào đi chăng nữa tôi vẫn mãi mãi là người vợ lính không bao giờ thay đổi.
10 Tháng Ba 2013(Xem: 14682)
Hội ái hữu Biên Hòa California được chấn chỉnh và thành lập với bao tâm huyết của đồng hương nặng tình xứ Bưởi đã bước qua nhiệm kỳ thứ hai.
08 Tháng Ba 2013(Xem: 13384)
Hôm qua tôi đã nhận rất nhiều lời chúc của bạn bè, con, cháu, học trò ,thân hữu. Tôi hạnh phúc vô cùng vì mình vẫn có được nhiều người quan tâm và thương mến.
07 Tháng Ba 2013(Xem: 14014)
trân trọng cãm tạ hai anh Thiếu Tá Hoàng Ngọc Liên và Hoàng Thọ(mà tôi chưa bao giờ gặp). lời cãm tạ chân thành trong tình nghĩa của một thời chiến đấu bảo vệ HÒA BÌNH và TỰ DO cho quê hương.
07 Tháng Ba 2013(Xem: 14638)
nhiều người đã bỏ xứ ra đi như tôi, lấy xứ người làm quê hương thứ hai của mình. Có lẻ cuối đời, tro bụi của tôi sẽ bay trong trong gió nơi xứ người.
03 Tháng Ba 2013(Xem: 11899)
Cho đến giờ này họ vẫn đang ở nơi rừng sâu núi thẩm hay tại vùng biển khơi dậy sóng! Không có đền đài lăng tẩm nào cao quý, giá trị và vĩnh cửu hơn lòng dân đâu.
03 Tháng Ba 2013(Xem: 17720)
ường như đến tuổi xế chiều, nôm na là gần xuống lỗ, người ta dường như nuối tiếc kỷ niệm của ngày xưa.
03 Tháng Ba 2013(Xem: 13891)
Xin được một lời cám ơn trường lớp, cám ơn Thầy Cô đã hun đúc và dạy dổ chúng tôi nên người, biết sống với tha nhân, biết quý vốn quý nhất trên đời ... TÌNH BẠN
01 Tháng Ba 2013(Xem: 13015)
Chút tình trong thơ văn Trần Kiêu Bạc không những chỉ được gói ghém qua tình mẹ, làng quê trong thơ anh vẫn canh cánh bên lòng về nơi có một thời gian anh đã sống
01 Tháng Ba 2013(Xem: 12829)
Nhà tôi bước đi; tôi nhìn kỹ hai gót chân. Cũng có những vết nứt vì bùn phèn như hai gót chân của chị Lý.
22 Tháng Hai 2013(Xem: 12621)
anh là một người lính đã hiên ngang bảo vệ quê nhà. Tạ ơn đất nước, tri ân những người lính là săn sóc cho anh thật chu đáo, cho anh có chỗ dựa tinh thần để anh đi hết đoạn đường đời.
20 Tháng Hai 2013(Xem: 14495)
Từ hôm đó, mỗi lần có những điều không như ý, tôi vẫn nhớ lại lời Cô Hiệu trưởng thời Tiểu học : "Sao lại buồn, phải vui mới đúng..." vì có như vậy tôi mới trân quý thời thơ dại
20 Tháng Hai 2013(Xem: 14175)
Lại thêm một bạn bè khóa 8 NQ đi xa, xa thật xa. Sau Nguyễn Văn Hiền, Đinh Đoài Chính. Lại thêm một chiếc ghế trống vắng nữa
17 Tháng Hai 2013(Xem: 13639)
Tình anh em, tình đồng môn luôn được gìn giữ và bồi đắp “Thật Lòng Với Trường Xưa”. Cũng cần có những tấm lòng để giữ mãi nụ cười đầu xuân.
16 Tháng Hai 2013(Xem: 19402)
Cái phận đi cày thì giờ không có nhiều tui đành âm thầm leo lên xe mà lạng qua lạng lại cho tới phi trường để kịp chuyến bay về nhà. Trong xe buồn lặng câm
13 Tháng Hai 2013(Xem: 13835)
ta sẽ gặp những bạn đồng hành để chia sẻ khó khăn của tâm hồn hay khó khăn của ngoại cảnh. Để cùng nhau thấy cái sinh thành của cuộc đời. Để có lúc chia tay ở ngả ba đường.
09 Tháng Hai 2013(Xem: 18291)
ôi nhìn thấy hai Nàng trần truồng năm tôi 10 tuổi, năm tôi 17 tuổi. Hôm này - một chiều đầu năm 2013 - tuổi Đời Tôi Tám Bó, khi viết những dòng chữ này..
07 Tháng Hai 2013(Xem: 14117)
Cái mùi Tết đã mang đến cho anh chị em tôi được hưởng đủ đầy tròn vẹn bao nhiêu mùa Tết chúng tôi có được trong đời… mãi cho đến bây giờ, ba má tôi đã thật sự đi xa…
04 Tháng Hai 2013(Xem: 13507)
Kính chúc quý đồng hương và thân hữu, toàn thể gia đình một năm Qúy Tỵ 2013 An vui + Mạnh khỏe + Hạnh phúc.
04 Tháng Hai 2013(Xem: 14618)
Biết đến bao giờ, quê hương kia sẽ có được những ngày vui thật sự? Biết đến bao giờ người người sẽ cùng chia sẻ, thương xót và giúp đỡ lẫn nhau?
02 Tháng Hai 2013(Xem: 16143)
Mùa Xuân về tôi xin được thả bay tới tất cả mọi người chùm bóng xanh lơ màu hy vọng, cầu chúc cho tất cả được nhiều sức khỏe, may mắn và an vui.
01 Tháng Hai 2013(Xem: 14946)
kính chúc Quý Bạn Hữu, Quý Đồng Hương và Gia Quyến những ngày Xuân Hạnh Phúc và Một Năm Mới An Lành, Thịnh Vượng
01 Tháng Hai 2013(Xem: 13490)
Nhìn bóng dáng sau lưng 2 đứa con, đứa 14 đứa 12 đang từng bước nặng nề ra đường phố khi bóng đêm vừa buông xuống, lòng người mẹ quặn đau, từng cơn thắt chặt lại
30 Tháng Giêng 2013(Xem: 36308)
xin kính dâng hồn thiêng Nguyễn Hoàng Hải, nhà thơ nổi tiếng xứ Bưởi với bút hiệu Nguyễn Tất Nhiên và Tôn Thất Tiến, một nghệ sĩ tài hoa, một thời nổi tiếng về ngón đàn và tiếng hát
25 Tháng Giêng 2013(Xem: 15846)
Là đồng hương và thân hữu Biên Hòa chúng ta không thể thờ ơ, hãy cùng nhau góp bàn tay yểm trợ: ủng hộ Đặc san Xuân và ghi danh tham dự TẤT NIÊN BIÊN HÒA
23 Tháng Giêng 2013(Xem: 15002)
Nhìn gương mặt hớn hở của Chi giữa rừng hoa bạt ngàn, anh có cảm tưởng như mùa Xuân đã tới.
19 Tháng Giêng 2013(Xem: 14000)
Bài học vỡ lòng sao cao đẹp quá, cho cô giáo và những đứa trẻ ngây thơ. Từ đó tôi tin rằng tiếng Việt tiếng mẹ đẻ của tôi sẽ không bao giờ mất.
19 Tháng Giêng 2013(Xem: 15382)
Cả một thời trai trẻ lại về. Ông ngã người xuống giường, nhắm mắt lại, nhớ muà xuân quân trường . Em đến thăm anh vào một ngày đẹp nắng
18 Tháng Giêng 2013(Xem: 18127)
Hy vọng ai đó sẽ có đủ tiền mà làm một cái cửa sổ nhỏ đón chút nắng mùa Xuân cuối đời. Một đời đã có bao lần hiên ngang với nắng trong tim.
18 Tháng Giêng 2013(Xem: 13357)
Tôi nhắm mắt lại, hít một hơi dài và như đang ngửi thấy mùi vị của mâm cơm tất niên dâng cúng gia tiên, má tôi đứng chắp tay lâm râm khấn vái cầu phúc với đất trời.
18 Tháng Giêng 2013(Xem: 19898)
chữ Bé ơi là tín hiệu duy nhất tôi nhận được từ anh ta.Cũng từ dạo đó tôi đã bắt đầu mơ mộng và không còn chăm chỉ học hành như trước nữa...
16 Tháng Giêng 2013(Xem: 15692)
Rồi tin yêu thắp sáng những vì sao" . . . và vẫn ca tụng tình yêu một cách tuyệt đối " Yêu đương chỉ có một lần, Một lần cũng đáng đem dâng cả đời
14 Tháng Giêng 2013(Xem: 23830)
Nỗi bất hạnh của các anh em thương phế binh sau biến cố 75 không biết cuộc đời mình sẽ về đâu? Cuộc sống thế nào khi thân thể không còn nguyên vẹn
12 Tháng Giêng 2013(Xem: 17445)
Nhưng mà tui đâu có ngán, dân chơi Biên Hùng mà! Tui ngó quanh cái tủ một hồi chẳng có ra được một câu nào nghe cho đặng bèn ngước lên trên đầu tủ nhìn bà Nội
10 Tháng Giêng 2013(Xem: 14191)
Tẩt niên, đồng hương Biên Hòa tưởng nhớ đến một người dân Biên Hòa, nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên, quả cũng là điều chúng ta nên đến tham dự hỗ trợ.
10 Tháng Giêng 2013(Xem: 14145)
Vậy mời bạn hãy làm quen với nhà thơ Thái Thụy Vy qua CD “Hoa Tím Niềm Riêng” để xem mình có “niềm chung” với nhà thơ không nhé!
07 Tháng Giêng 2013(Xem: 15035)
Người Việt Nam, dù ở trong nước hay sống xứ ngoài, hằng ngày đều nói tiếng Việt, viết chữ quốc ngữ, dạy con cháu luân thường đạo lý, chớ nên quên ơn người đã có công giúp mình, chấn hưng nền văn hóa nước nhà, mà hiện nay vẫn còn thọ hưởng
07 Tháng Giêng 2013(Xem: 18985)
Tôi yêu ngôi trường Trung học đầu đời, yêu cái giếng quận và yêu cây me đứng quạnh hiu cuối trường. Cây me đó đã chứng kiến biết bao thế hệ học trò
06 Tháng Giêng 2013(Xem: 18625)
bến xưa hạt cát vẫn chờ Gầy xương khóc nắng bên bờ đơn côi Sóng nào trả bạn cho tôi Chiều xa biển lạ hẳn ngồi nhớ mưa
04 Tháng Giêng 2013(Xem: 17610)
ở độ tuổi 37 mẹ đã quấn khăn tang góa phụ, anh em chúng tôi trở thành trẻ mồ côi. Cuộc sống bên ngoài vẫn tiếp diễn, nhưng cuộc đời mẹ con chúng tôi bắt đầu chuyển qua một giai đoạn mới...
03 Tháng Giêng 2013(Xem: 12818)
Qua lăng kính trên, người ta thấy nhà thơ Thái Thụy Vy - bút hiệu của Đỗ Khoa Luật - đã thành công trong cả ba tác phẩm của mình, đã đưa người đọc hòa theo nhịp tim của tác giả
31 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 14130)
Mất mẹ Mõi mòn nhớ mẹ đau suốt đời Ai còn mẹ Xin đừng làm mẹ khóc
28 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 13537)
Một năm đã qua, chúng ta đã sống với nhau thật lòng trong một đại gia đình. Chúng ta đã chia sẻ với nhau những tâm tình rất thật. Chúng ta mặc dù xa quê hương nhưng chưa lúc nào quên đất nước.