3:40 SA
Thứ Năm
2
Tháng Năm
2024

NGƯỜI ĐI TRÊN MẦY KỲ 26&27&28

17 Tháng Năm 20141:16 CH(Xem: 9984)

Kỳ 26

Tôi ngồi xuống ghế không biết mình sẽ nói gì. Thực ra nếu có Uyên ở đây cũng chưa chắc tôi nói được gì. Chẳng lẽ tôi đến thăm cô như một chuyện tình cờ? Chẳng lẽ tôi hỏi bà Phan là tôi muốn gặp Uyên?

-Bị cúm à? Hồi này trời độc lắm. Ông nhà tôi mấy hôm nay cũng sụt sịt hoài. Thế cậu đã uống thuốc gì chưa?

-Thưa bác. Tôi đã uống đủ thứ. Congex. Ngậm Maxicaine. Và cũng đã chích một mũi Arcopulmin nữa.

-Nhưng bây giờ thì cậu đã nhẹ rồi chứ?

-Cám ơn bác. Hết hẳn thì không hẳn là hết, nhưng nhẹ thì đã thấy nhẹ lắm.

-Thảo nào trông cậu vẫn còn xanh. Tám đâu? Bà vừa nói chuyện vừa gọi người làm.

-Lấy giùm tôi hai ly sữa đậu nành nhé!

Người nhà mang nước lên. Bà Phan nói:

-Cậu dùng thử nước này xem sao?

Tôi nâng ly mời bà. Tôi đang khát nước. Trong phòng trọ tôi thiếu cái tủ lạnh. Nước máy lấy ở Lavabo thì nồng nàn mùi eau-de-javel, bình thủy có bỏ trà thì vì lười nên ít khi nấu.

-Cậu thấy thế nào?

-Thưa bác cám ơn bác. Ngon lắm!

-Đấy, con Uyên nhà tôi làm đấy!

Nghe bà Phan đã nhắc Uyên, tôi thấy mình làm màu thế là quá đủ, tôi muốn hỏi thăm Uyên, nhưng bà Phan đã đứng dậy sửa lại cành hoa trong độc bình:

-Xin lỗi cậu Thăng nhé! Tôi có chút việc. Để tôi gọi Uyên lên cho anh em nói chuyện nhé!

Đến cửa hông, bà Phan dừng lại, quay mặt nhìn tôi.

-À, trưa nay cậu Thăng ở lại dùng cơm với nhà tôi nhé! Cơm thường thôi. Đừng từ chối, bác giận!

Tôi đứng dậy, hai tay thừa thãi:

-Thưa bác, cám ơn bác, nhưng xin phép bác cho một dịp khác.

-Không được! Đừng làm khách. Nhà tôi và tôi cũng muốn hỏi thăm cậu mấy chuyện!

Và bà Phan bỏ đi vào trong.

Ngồi lại một mình trong phòng khách, tôi châm một điếu thuốc và thấy mình sao trơ trẽn. Tôi đến đây với mục đích gì?

Động cơ nào xô đẩy tôi? Nếu là Uyên, tôi muốn gì ở cô? Giữa hai chúng tôi mới chỉ là một cái hôn. Tuy môi tôi đã ngậm môi cô và tuy cô không phản đối nhưng rõ ràng cô không hôn tôi.

Uyên. Tôi thì thầm tên cô. Tôi bỗng cảm thấy mình trở nên lãng mạn một cách kỳ quái. Tuổi trẻ thực sự tôi ở đâu để bây giờ đã quá cái tuổi ba mươi còn bị rung động vì một cái hôn?

Tôi châm thêm một điếu thuốc. Cái gạt tàn đã đầy lên vì mấy điếu thuốc hút dở chừng của tôi. Bỗng nhiên tôi thấy ngứa ở cổ. Và cơn ho khan làm gập đôi người tôi. Điếu thuốc trên tay rơi xuống làm cháy khét một lỗ. Tôi lọng cọng mãi mới nhặt được điếu thuốc lên, dí đầu lửa vào cái gạt tàn.

Bà Phan trở lại phòng khách.

-Cậu Thăng ạ! Tôi quên mất, nó xin phép tôi đi từ sáng. Có lẽ cũng sắp về.

-Cám ơn bác.

Tôi chỉ vết cháy trên thảm.

-Nhưng tôi làm cháy mất tấm thảm quý của bác rồi!

-Không sao! Bà Phan nhìn theo ngón tay trỏ của tôi.

-Cậu vẫn còn ốm đấy. Để tôi lấy thuốc cho. Đừng có tưởng khỏe mà dể ngươi.

Bà trở vào trong mang ra một ly trà nóng và mấy viên thuốc.

-Aspirine. Cậu nghe tôi uống một viên. Aspirine mà trị cúm là nhất nhé!

Bất ngờ chuông điện thoại reo, bà Phan đứng dậy nhấc máy. Tiếng trả lời của bà khá nhỏ. Lúc trở lại chỗ ngồi, bà nói:

-Ông nhà tôi gọi cho hay trưa nay không về được. Tình hình chính trị gay go lắm! Nhưng không sao, cậu ở lại dùng cơm với mẹ con tôi nhé?

Tôi đứng dậy. Tôi đã chuẩn bị trước một lời cáo từ. Nhưng kìa, Uyên đã hiện ra ở khung cửa. Áo chẽn ngắn tay màu kim nhũ, quần ống rộng màu vàng, thắt lưng to bản.

-Thưa mẹ, con mới về! Và quay sang tôi.

-Chào anh Thăng, anh mới đến chơi?

-Chào, cô Uyên. Tôi đến thăm cô! Tôi ngượng ngùng thú thật.

-Anh Thăng ở lại dùng cơm nhé!

Kỳ 27

Bà Phan ngước mắt nhìn đồng hồ treo tường rồi nói với con gái:

-Quá bữa rồi đó! Con xuống xem chú Ba đặt bàn chưa? Anh Thăng đương nhiên là phải ở lại dùng cơm với mẹ con mình rồi!

-Còn bố? Bố không về sao mẹ?

-Không! Bố bận họp! Phố xá có gì lạ không con?

-Thưa mẹ, lộn xộn lắm. Anh Minh bị bắt hồi sáng nay, một người bạn của anh Minh trong Ban Đại Diện Sinh Viên bị một người lạ mặt bắn chết tại góc đường Hiền Vương-Duy Tân.

-Anh Minh nào vậy? Bà Phan có vẻ chú ý.

-Thưa mẹ, anh Minh bạn con, cái anh chàng tóc cắt cao, quần áo gọn gàng như một sĩ quan không quân mà mẹ vẫn thường nhắc đó!

-Mẹ nhớ ra rồi! Mà sao anh ấy bị bắt mới được chứ?

-Con không biết. Chỉ nghe nói anh ấy cầm đầu bên trường Luật xuống đường xuống phố gì đó!

-Ai bắt? Bà Phan có vẻ chú ý.

-Bên chú Trương. Phòng Cảnh Sát Đặc Biệt!

Ngừng một chút, Uyên tiếp:

-Mà mẹ có định can thiệp cho anh ấy không đấy?

-Con muốn mẹ can thiệp sao? Bà Phan hỏi ngược lại.

-Con không biết. Anh ấy là người đàng hoàng và học giỏi. Anh ấy là bạn tốt của con. Anh Minh có nhiều tham vọng.

-Thôi! Bà Phan gạt ngang.

-Chuyện này để mẹ bàn với bố xem sao. Bây giờ mình ăn cơm đi. Mẹ đói quá rồi!

Bàn ăn hình bầu dục. Lưng ghế cao thoải mái. Thức ăn vừa miệng. Canh chua cá bông lau. Thịt kho tộ. Rau và cải chua.

Một bữa cơm thanh bạch như thế này trong một gia đình thuộc loại số một quốc gia, tôi cho là “trong sạch.” Phần tôi cả tuần nay không có lấy một hột cơm trong bụng. Mì gói, bánh mì, xôi. Nói chung, tôi: Mì gói muôn năm. Vì vậy bữa cơm ngon miệng không thể tả.

Bà Phan ngồi ở đầu bàn. Uyên và tôi ngồi đối diện nhau. Nhiều lần bà Phan gắp thức ăn bỏ vào chén tôi. Uyên cũng vậy.

Thỉnh thoảng giục tôi ăn. Thật tình lúc đầu tôi cũng có hơi làm khách, nhưng sau chén thứ nhất tôi đã thấy tự nhiên. Rõ ràng là tôi ăn có nhiều hơn thường lệ.

Khi người nhà mang trái cây tráng miệng lên, Uyên bẻ nửa trái chuối đưa tôi:

-Anh chia hộ Uyên nhé!

-Tôi là chúa ghét chuối! Tôi buột miệng trả lời không kịp nghĩ.

Uyên vẫn đưa thẳng tay nửa trái chuối về phía tôi.

-Thì anh ăn hộ Uyên mà!

Bà Phan ngó tôi:

-Chưa bao giờ tôi thấy con Uyên nó ăn hết một trái chuối. Cậu Thăng ăn hộ em nhé!

Tôi cầm phần chuối Uyên chia và tôi thấy Uyên cầm tay tôi.

-Cám ơn anh. Uyên làm cà phê cho anh nhé?

-Rất cám ơn!

-Đúng tần số của anh rồi phải không? Uyên nhẹ nhàng đẩy ghế ra, đứng dậy nhìn mẹ:

-Mẹ có muốn uống sữa đậu nành không?

-Cám ơn con. Mẹ đã uống lúc nãy với anh Thăng!

-Vậy, mẹ uống trà nhé?

-Ừ! Con cho mẹ nước trà, nhưng vừa thôi đừng đậm quá!

Uyên xuống bếp.

Bà Phan mở chiếc khăn ăn ra, thấm thấm ở môi:

-Cậu Thăng, tôi hỏi thế này khi không phải, xin cậu bỏ qua cho nhé! Tại sao cậu không sống trong gia đình bình thường như mọi người?

-A! Câu chuyện sắp khởi sự rồi đây. Tôi nghĩ vậy.

-Thưa bác, tôi không được rõ ý bác?

Bà Phan có vẻ không vừa ý. Bà giải thích.

-Tôi muốn nói bình thường như mọi người: Làm việc, nuôi vợ con, săn sóc nhà cửa. Bình thường như tất cà những người bình thường!

Thế nghĩa là cái gì? Tại làm sao lại có cái chuyện bình thường với bất thường như thế này?

-Thưa bác, tôi vẫn lo cho gia đình và con cái.

Tôi nhìn thẳng vào mặt bà Phan và tôi nghe tiếng bà cười. Giọng cười nhỏ nhẹ nhưng không thiếu phần mỉa mai.

-Cậu Thăng vẫn lo cho gia đình con cái đều đặn. Khá nhỉ?
Kỳ 28

Tôi thực sự ngạc nhiên về thái độ của bà Phan. Rõ ràng là bà đang đứng ở phía Lan. Bà không phê phán. Bà lên án. Bà tấn công tôi không phải bằng súng trường mà bằng đại bác. Nhưng không. Tôi không ngạc nhiên nữa. Tôi cáu. Tôi cáu thực. Bà nhân danh cái gì lên án tôi? Bà biết gì về những lục đục chính trong gia đình tôi dẫn tới tình trạng kia?

Ai đã cung cấp cho bà những tin tức sai lạc dường ấy? Còn nhớ một lần trong phòng họp giáo sư một bạn đồng nghiệp nói với tôi một điều gì tương tự như thế và tôi đã kể cho anh ta nghe một câu chuyện chiếc vớ bị thủng lỗ trong một đôi giầy cao cổ.

Tôi hỏi anh ta nếu tôi mang chiếc vớ như thế thì anh có biết nó có lủng lỗ hay chỉ nhìn từ bên ngoài? Anh ta trả lời làm sao mà biết được. Tôi nói cũng có thể biết “nếu mình dám làm cái công việc dí mũi vào bên trong đôi giầy ấy, nhưng người lịch sự, có học và ghê gớm sự hôi thối không ai làm thế!” Tất nhiên sau đó anh ta chường mặt tôi, và lỡ khi phải đụng mặt nhau ở hành lang giữa tiếng chuông đổi lớp, chúng tôi vẫn không buồn chào nhau.

Nhưng với bà Phan tôi phải phản ứng làm sao đây? Hay là không cần phản ứng gì cả? Mà im lặng như vậy thì khác nào xác nhận lời nói của bà?

“Thưa bác, gia đình nào cũng có những điều riêng tư mà không phải ai đứng bên ngoài cũng đều có thể nhìn thấy được.”

Bà Phan nhìn vào mắt tôi, giọng đã dịu dàng:

“Cậu Thăng. Xin lỗi đã có nhận xét về cậu. Tôi muốn nói chuyện với cậu như nói với một người thân trong gia đình. Một đứa em, một người con. Chắc cậu hiểu tôi chứ?”

“Thưa bác, tôi hết sức cám ơn bác. Xin bác cứ nói những gì bác nghĩ và những gì bác đã được nghe người ta nói về tôi. Có những điều người ta thấy đúng nhưng nghĩ sai, và cũng có những sự việc tưởng là thế mà lại không phải thế!”

“Người ta nói cuộc sống của cậu phóng túng quá!”

Thế nào là một cuộc sống phóng túng? Lang bạt kỳ hồ? Phiêu lưu tình cảm? Bừa bãi trong mọi giao du liên hệ? Trai gái, cờ bạc, rượu chè, hút xách? Tôi không phải là tay đổ bác. Tôi cũng có đánh bạc đấy nhưng thường là chỉ chơi vào dịp Tết, và chỉ chơi trong giới hạn gia đình. Tôi không phải là bợm nhậu. Bạn tôi ở Chợ Đủi gọi tôi là tên phá mồi. Bia chỉ làm chai thứ hai đã ríu mắt. Sao làm Hồng Thất Công được! Tôi không phải là ống khói nhà máy chuyên thở khói thuốc lá. Tôi càng không phải là tay chích choác. Còn nhớ lần theo Đình, một trong những nhà văn có ảnh hưởng khá lớn trong giới sinh viên học sinh, đi thăm một tiệm “vàng đen” trên lầu một ngôi nhà ở góc đường Nancy và Trần Hưng Đạo. Đình nói với tôi mày thử một lần xem sao.
Tuyệt lắm! Tôi thấy cái cảnh nằm la liệt trên những chiếc chiếu bẩn, uống chung cái cốc nước trà bằng sành nhỏ vàng vàng gớm ghiếc, tôi đã buồn mửa, làm sao ngậm cho được vào mồm cái tẩu đã chuyền qua hàng ngàn cái mồm bẩn kia! Tôi quyết liệt dứt khoát từ chối. Sau lần ấy, Đình không bao giờ còn rủ tôi theo anh trong những chuyến đi loại đó nữa. Cái còn lại của tôi, nếu gọi được nó phóng túng, có lẽ là đàn bà. Tôi lập gia đình năm hai mươi tuổi với một người bạn gái học cùng lớp. Thuở đó tôi quá mơ mộng và lý tưởng. Còn cô ta thực tế đến tận đất đen. Đà lạt là đất của những cặp tình nhân. Nếu ở đây một người con trai và một người con gái chưa quen nhau mà hơi gần hoặc hạp nhãn nhau thì trước sau tất sẽ quen nhau. Nếu quen nhau rồi trước sau sẽ yêu nhau. Nếu yêu nhau thì không thể tránh đi lại với nhau, gần gũi nhau. Đã gần gũi nhau mà đứa con trai có chút trách nhiệm thì không chóng thì chầy sẽ lấy nhau làm vợ chồng. Hôn nhân ở cuối đường của cô gái là cái gì mơ hồ nhưng tình dục rõ ràng là đã xâm chiếm lấn át hết mọi sinh hoạt của họ.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Tám 2013(Xem: 13153)
Thầy của chúng tôi, một bệnh nhân hạnh phúc , nỗi đau của thể xác sẽ vơi đi nhờ những viên thuốc nhỏ xíu , và nhờ chân tình của đồng nghiệp và học trò…
14 Tháng Tám 2013(Xem: 12053)
Tôi vẫn nghĩ, ai mà chẳng có một bà mẹ. Tuy vậy mãi về sau tôi mới hiểu vì sao cha tôi lúc nào cũng nhắc tới câu nói trên
13 Tháng Tám 2013(Xem: 14228)
Những chiếc ghế còn bỏ trống không chỉ là một tiếng nói, mà còn là một thông điệp cho những người sống. Bài thơ không chỉ viết cho một người mà cho nhiều người…
13 Tháng Tám 2013(Xem: 14327)
Vậy là chai dầu không cùng tôi trở lại quê Mẹ. Nhưng hơn bao giờ, tôi thấy chai dầu xanh đang ở trong tim mình.
12 Tháng Tám 2013(Xem: 13870)
Hãy bắt chước đúng y việc nào ông dạy, nhưng cố tránh những việc ông mày làm… khi ông bắt buộc chúng con đi vào khuôn phép!
11 Tháng Tám 2013(Xem: 12136)
Đám sinh viên Nam Kỳ Quốc mượn tạm gia đình các thầy để giải sầu xa xứ. Các thầy đã dang tay đón lấy những đứa con sớm rời tổ ấm này.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 12044)
có ý thức cảnh giác với” bọn con trai” nên tôi cố tìm cách “thoát” khỏi anh trong lúc này, may thay, vừa đến ngả tư, một chiếc xe bus trờ tới rồi tấp vào trạm
01 Tháng Tám 2013(Xem: 13210)
Hãy chăm chút những đóa hồng nhung thơm phứt và xin đừng, xin đừng đạp lên chúng tôi: Những đóa hoa dại nhỏ nhoi bên đường.
30 Tháng Bảy 2013(Xem: 13517)
Chút tình cảm quê hương còn sót lại trong Má tôi chắc đã chôn vùi với Ba tôi rồi. Nói vậy mà sao mắt bà vẫn ướt. Xúc động vẫn còn trào ra từng kẽ mắt, vành môi run... Làm sao quên được ký ức tươi đẹp đó phải không Má?.
30 Tháng Bảy 2013(Xem: 10317)
Những người bạn quê nghèo thời thơ ấu bây giờ đã trôi dạt mỗi người mỗi nơi. Một số đã nằm xuống thảm thương trong cuộc chiến ý thức hệ giữa Tự Do và Cộng Sản
27 Tháng Bảy 2013(Xem: 13115)
Nhìn lại “ Một Thời Thơ Dại” thấy thương và nhớ nhiều lắm. Nhớ chợ Biên Hòa, con đường Công Lý, cây cầu Rạch Cát để về Cù Lao. Nhớ hết tật xấu một thời để thương lấy tha nhân.
22 Tháng Bảy 2013(Xem: 12399)
Những cựu chiến binh Hoa kỳ, cựu Quân Nhân VNCH con không được dịp biết tên. Nhưng với cái nhìn của kẻ hậu sinh các chú, các bác đã đến đây bằng tấm lòng với bao ý nguyện dở dang. Xin cho con một sự kính trọng và quý mến.
20 Tháng Bảy 2013(Xem: 11905)
Biên Hòa thuở thanh bình, dẫn ta đi thăm lại các cảnh cũ, từ Cù Lao Phố đến núi Bửu Long và làng bưởi Tân Triều, từ quán Mì Chú Mừng trong hẻm nhỏ cạnh tiệm ảnh Phạm Lung cho tới Dưỡng Trí Viện v.v…
20 Tháng Bảy 2013(Xem: 12704)
có một nơi bây giờ là ban đêm, một người Thầy, một người Cô hay đồng môn, một mình trước màn ành nhỏ cũng cũng chung vui với nụ cười trong ngấn lệ.
17 Tháng Bảy 2013(Xem: 11022)
Tôi xin mượn lời cuối để cám ơn ban tổ chức đã không ngại khó khăn đã thường xuyên tạo cơ hội cho Thầy Cô, học trò cùng vui chơi với nhau
02 Tháng Bảy 2013(Xem: 12418)
Cô trong tâm tưởng của em lúc nào cũng là một vị thầy đáng kính, và tình cảm cô dành cho em quá ấm cúng, bao la, tình cảm của một người chị cả luôn luôn che chở các em.
02 Tháng Bảy 2013(Xem: 11427)
Tôi chắc rằng lứa học trò cách đây hơn 50 năm vẫn giữ hình ảnh thanh cao của những cô giáo ở trường Nữ Tiểu Học Biên Hoà trong trái tim mình.
30 Tháng Sáu 2013(Xem: 18303)
Tân Uyên là nơi ghi dấu nhiều kỷ niệm khó quên trong những năm đầu bậc trung học của tôi. Nó cũng là nơi mang lại bao nhiêu nỗi cảm hoài.
28 Tháng Sáu 2013(Xem: 12402)
Mùa hè ngày xưa là mùa chia tay, mùa hè bây giờ là mùa đoàn tụ. Hãy cho nhau nụ cười và vòng tay ấm thân thương. Ngô Quyền mãi là ngôi trường yêu dấu của những người con xứ Bưởi.
23 Tháng Sáu 2013(Xem: 13046)
Ai cũng chỉ mong được như vậy thôi. Vợ chồng thuận hòa và con cái ngoan ngoản, hậu vận gia đình sẽ được ấm no thịnh vượng. Nhưng mong mỏi là một chuyện, mà thực tế không được như vậy
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 11724)
Phận người, sương khói, phận nổi trôi Có ai biết được tương lai ta phiêu dạt đến nơi nào ? Thuyền tình tha phương đến khi nào cập bến hay mỏi mắt ngóng trông, không bến đậu ?
08 Tháng Sáu 2013(Xem: 12584)
Anh ta vui trong cái vui đoàn tụ của gia đình. Cả nhà cám ơn rối rít người Mễ tốt bụng. Không có gì mừng rở hơn tìm được người bị bệnh Alzheimers đi lạc về nhà.
05 Tháng Sáu 2013(Xem: 14489)
Đình ơi hãy tỉnh dậy và đứng lên. Ngày về Đà Nẳng vẫn còn chờ, bạn bè Ngô Quyền vẫn hằng mong. Và CD với mười một ca khúc vẫn còn dở dang... Đình ơi hãy tỉnh dậy...
31 Tháng Năm 2013(Xem: 13067)
hãy chấp nhận và bao dung cho nhau, còn hơn là sống đạo đức giả che mắt thế gian trong khi trong lòng thì khinh thường và xem nhau như bèo rác.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 13549)
Thầy Cô Kính mến, bạn bè đồng môn thân thương chờ gì? Không khép lại từ đây, Không ghi danh về tham dự, để được tay nắm chặt bàn tay, cười cho long trời lỡ đất, cùng chúng tôi chung lời ca “Ngô Quyền vang tiếng gọi”
19 Tháng Năm 2013(Xem: 20216)
Thời tiết Biên Hòa, cũng như Miền Nam những ngày qua là như vậy. Sáng nắng, chiều mưa. Mưa kèm lốc xoáy và có mưa đá như chiều qua ở Lâm Đồng, Đà Lạt
14 Tháng Năm 2013(Xem: 12110)
Biên Hòa chỉ cách Sài Gòn độ ba mươi cây số, nhưng đây là lần đầu tiên, Triệu phải xa em gái để tiếp tục việc học. Hai anh em đã luôn luôn sống cạnh nhau từ lúc còn bé
11 Tháng Năm 2013(Xem: 14551)
Cô đã có tất cả "1 người phụ nữ thành đạt, giàu có, danh vọng, chồng đẹp, con ngoan" Nhưng cô đã mất đi 1 điều vô cùng thiêng liêng: Mẹ!
11 Tháng Năm 2013(Xem: 15011)
Tôi thầm cám ơn cuộc đời. Cám ơn ba mẹ đã cho tôi hiện diện trên thế gian này. Cám ơn những lời giáo huấn của người, đó là hành trang quý báu, tôi mang theo suốt cuộc đời.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 13897)
Vì cuốn Gió Mùa Đông Bắc chấm dứt ở thời điểm miền Nam sụp đổ năm 1975 nên chương cuối này chứa đựng nhiều chi tiết về tình hình và tâm trạng của nhân vật trong sách giữa thời khắc hấp hối của Sài Gòn
04 Tháng Năm 2013(Xem: 13426)
Rồi hôm nay sau bao ngày xa cách Đám con xa tưởng nhớ quay về đây Tình thương yêu tràn đầy trong ánh mắt Hướng tương lai ta quyết không hề quên
03 Tháng Năm 2013(Xem: 13294)
Bây giờ bỗng nhiên Mẹ đi đâu xa rồi, không tìm được nữa, con như mất cả một gia tài quý giá mà cả đời con không còn hy vọng gì tìm lại .
02 Tháng Năm 2013(Xem: 12439)
Hơn 40 năm đã qua đi như một giấc mộng. Có những lúc quay về với ký ức tuổi thơ, tôi vẫn nghĩ đó là quãng đời đẹp nhất ta đã đi qua ...
02 Tháng Năm 2013(Xem: 14072)
Tôi thật sự bước vào đời với hành trang là những điều dạy dỗ của Cha Mẹ và những kiến thức Thầy Cô đã truyền đạt. Tôi mở cánh cửa tương lai, mang hành trang bước vào đời
02 Tháng Năm 2013(Xem: 13231)
Nhìn thấy mẹ, tự dưng con nghe cay cay nơi sống mũi. Gần 1 giờ sáng rồi mà mẹ vẫn chưa được nghỉ ngơi. Con ngồi sau xe, úp mặt vào lưng mẹ.
01 Tháng Năm 2013(Xem: 13836)
Từ khi anh bước vào thang máy là chúng tôi biết phải xa nhau!...xa biền biệt! Biết đến bao giờ chúng tôi được gặp lại nhau?..Biết đến bao giờ? ...Biết đến bao giờ?
30 Tháng Tư 2013(Xem: 14570)
thế hệ trẻ xin cuối đầu và gởi lời thành kính cám ơn đến tất cả những người Lính Việt Nam Cộng Hòa đã quên bản thân của chính mình, đóng góp và hy sinh cuộc đời mình cho đất nước, cho Tự Do cho mọi người có dòng máu Việt
24 Tháng Tư 2013(Xem: 18481)
Lúc chia tay chị cũng không vào nhà. Thật bất ngờ khi chị hôn nhẹ lên má tôi phơn phớt. Trời ơi! Sao nụ hôn đó đã không đến với tôi cách đây bốn mươi năm, bà tiên của tôi ơi!?
23 Tháng Tư 2013(Xem: 15141)
Ngày 4 tháng 7 năm 2013 đang mời gọi. Về cùng nhau khơi lại bầu kỷ niệm, tay xiết chặt niềm vui, để nhớ rằng chúng ta bốn bể anh em một nhà và luôn giữ mãi tình nầy trong câu ca
21 Tháng Tư 2013(Xem: 13657)
Đã quá nửa đêm trong khi bà con đang say giấc nồng, còn tui thì phải cố căng mắt ra mà cho bánh xe cán lên mấy cục sắt giữa đường kêu lụp cụp cho đở sợ ma xa lộ
20 Tháng Tư 2013(Xem: 12440)
Giá trị con người dù có cao xa, vẫn không bằng tấm lòng bao la của người mẹ .“ Sinh ký Từ qui” kính mong hương hồn bà yên nghỉ chốn vĩnh hằng
19 Tháng Tư 2013(Xem: 18001)
Có lẽ nào lời cuối cùng anh nói với tôi một lần về phép là đúng? Mối tình đầu của tôi thật sự đã chết! Chấm dứt một chuyện tình, chỉ còn lại trong tôi hồi ức đẹp và buồn.
18 Tháng Tư 2013(Xem: 12533)
Đôi mắt đó, chúng con không tìm thấy khi những người vợ lẽ đã bỏ ba ra đi trước má. Có lẽ ba đã hiểu được giá trị đích thật của hai chữ yêu thương và hy sinh mà má đã trao ra.
18 Tháng Tư 2013(Xem: 13279)
Sau chuyện rượu mật nhân này cả hai người càng hiểu lòng nhau, tình yêu giữa họ càng...thắm thiết hơn xưa. Trước kia không ít lần họ muốn tự nguyện chia tay nhau nhưng nào có được đâu
17 Tháng Tư 2013(Xem: 13545)
Cái điểm chính là lấy lòng bao dung mà đối xử với mọi người, biết người biết ta, dùng tâm tư, lời lẽ ôn hòa chính đáng mà giải quyết vấn nạn, chứ không phải lúc nào cũng đánh nhau.
15 Tháng Tư 2013(Xem: 13922)
Bạn bè vẫn nhắc nhau một ngày nào đó, tờ lịch 30 tháng 4 không còn bị tô đen, ngày đó bạn sẽ được "tổ chức sinh nhật bù trừ" cho từ 37 năm qua, đã không có một ngọn nến nào thắp sáng ngày 30 tháng 4 của bạn, của đất nước…
10 Tháng Tư 2013(Xem: 18219)
Tình bạn là động cơ khiến chúng tôi gặp nhau trong lòng quê hương Biên Hòa thân thuộc. Tôi hy vọng không những với Sương Trầm và Sương B, tôi còn có dịp gặp nhiều bạn thân quen khác của Tứ1 và Tứ4 ngày xưa nữa
08 Tháng Tư 2013(Xem: 18826)
Tui học ở nó nhiều điều. Một tay triết lý. Nó tuyên bố " Ở đời chỉ có hên xui mà thôi. Không thằng nào hơn thằng nào. Anh hùng khi khó cũng khoanh tay.
06 Tháng Tư 2013(Xem: 14366)
Ngày nay, tôi có một ước mơ. Trước khi rời bỏ trần thế nầy, được thấy. Ngày tàn của cộng sản hung tàn. Giải đất hình chữ S, quê tôi bên kia bờ Đại Dương. Chấm dứt đêm trường cộng sản
02 Tháng Tư 2013(Xem: 14565)
Tôi không quên và chắc không bao giờ quên, nhưng tôi không còn nặng lòng với mùi hoa cũ, cả khi hay tin cô bạn hàng xóm lúc theo chồng cứ đòi cho được một chùm hoa Dạ Lý trong lẵng hoa cô dâu