7:06 SA
Thứ Bảy
4
Tháng Năm
2024

GIÁ CỦA TỰ DO - HUỲNH MINH

25 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 11061)

 caitao-large-content

 GIÁ CỦA TỰ DO

 Huỳnh Minh- -Cựu tù tập trung Z30 C&D .

 

 30 tháng 4 năm 1975, sau lịnh đầu hàng của Tổng Thống Dương Văn Minh lòng tôi tan nát. Chúng tôi vừa làm lễ mãn khóa ngày 21/4, tôi chọn về binh chủng Biệt Động Quân, sau khi trình diện Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai tại trại Đào Bá Phước, tôi được đưa về Liên Đoàn 33, Liên Đoàn Trưởng Trung Tá Bùi Văn Sâm (Ông đã chết ở trại tù Hàm Tân Z30C cùng trại với tôi khoảng năm 1982 ). Chúng tôi đã trui rèn gan 4 năm tại Dalat Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, với bầu nhiệt huyết tràn đầy của 1 thanh niên tình nguyện để trở thành sĩ quân hiện dịch, mộng phục vụ đất nước tan thành mây khói.

 Cảm giác đau lòng khi nhìn thấy những tên bộ đội ngơ ngác đi giữa lòng thành phố như những thằng cả đẫn, vậy mà 1 quân lực hùng mạnh phải thất bại, những tên bộ đội quân phục nhàu nát, nói năng ngọng nghệu, đi đâu cũng mang cái sắc cốp, tỏ ra ta đây thành thạo, nhưng không thể che đậy được sự ngu dốt khi tiếp xúc với người dân.

 Biến cố đau lòng của mất nước chưa bao lâu, gia đình tôi lại trải qua cảnh tang tóc: mất Mẹ. Nguyên Mẹ tôi có khấn nguyện trong những ngày bảo lửa của cuộc chiến, nếu hết chiến tranh các con trở về lành lặn bà sẽ xuống tóc làm lễ tạ ơn. Gia đình chúng tôi có 8 amh chị em, gồm 6 trai, 2 gái, 2 anh tôi đã mất trong chiến tranh, còn lại anh Hai là con lớn trong nhà, anh làm việc cho cơ quan Juspao Mỹ, chuyên dịch những lời khai của Việt Cộng hồi chánh, tôi vào Võ Bị, 2 em tôi ,1 ở Biệt Động Quân, 1 ở Sư Đoàn 18, cả 2 là Hạ Sĩ Quan, chồng của chị 3 tôi tử trận ở Dakto vào năm 1967, khi là trưởng trại Lực Lượng Đặc Biệt, riêng chị 4 tôi khoảng tháng 3/75 VC pháo kích trúng ngay lò bánh mì của nhà chị, chị mất cánh tay phải, bao nhiêu cảnh tang thương đau lòng không còn biết phải diễn tả như thế nào !!!

 Sáng trước ngày Phật Đản năm đó rằm tháng tư âm lịch (nhằm ngày 26/5/75 ) bà ra chợ mua nhang đèn để làm lễ xuống tóc, bà đã ra đi vĩnh viễn, khi 2 tên bộ đội vc chạy xe gắn máy (lấy của người dân chạy loạn) chưa từng biết chạy xe trong thành phố, lạng tránh như thế nào, từ bên nầy đường, đã tông phải bà khi đang ở bên kia lề đường(theo lời người dân gần đó kể lại ), Bà té ngã ngửa, khi đưa vào nhà thương Biên Hòa bác sĩ cho biết là chấn thương sọ não, phải giải phẫu, lúc bây giờ tình trạng nhà thương rất hỗn loạn, các Bác Sĩ bịnh viện phần lớn đã về nhà hay phải trình diện ban Quân Quản, sau khi B/S trực mổ xong bà nằm mê man với đầu đã cạo trọc để giải phẫu lời khấn của bà đã làm tròn nhưng bà đã ra đi vĩnh viễn…

 Chắc khó tưởng rằng mình có thể vượt qua, bao nhiêu biến cố dồn dập, theo niềm tin Phật Giáo gia đình chúng tôi làm 7 tuần thất, nhưng tuần thất thứ 3 ban quân quản Việt Cộng gọi tập trung nói là "cải tạo" (những năm tháng sau khi ở trong tù VC tôi chẳng bao giờ gọi mình là "cải tạo "khi đã thực sự tiếp xúc và hiểu được trình độ của họ), nhớ lại những ngày khi mới tiếp quản chúng tôi phải đi trình điện tại Ủy ban quân quản thành phố Biên Hòa, có những cảnh làm chúng tôi thấy đau lòng, số là người ngồi trên bàn tiếp nhận tên là T, hắn là cựu học sinh Ngô Quyền, từng can án và đang chờ xử án, không biết bằng cách nào hắn đã trốn thoát (khoảng năm 72-73 ), sau ngày 30/4/75 , hắn đã ngồi trên bàn tiếp nhận cựu Sĩ Quan và Công Chức chế độ cũ, thì ra hắn đã trốn vào mật khu VC, trong số giáo sư vào trình diện có thầy Bảo là hiệu trưởng trường Ngô Quyền, bị hắn lôi ra sỉ mắng thậm tệ trước mặt mọi người, buồn thay vì học sinh Ngô Quyền đều quý mến Thầy Bão, biết thấy là người rất nghiêm, luôn muốn cho học sinh biết giữ kỷ luật của trường.

 Đó là những ngày đầu để biết được tư cách của những tên mệnh danh là cách mạng 30 tháng 4, lúc bây giờ hầu như ai cũng nghĩ là chỉ đi gọi là "học tập cải tạo "10 ngày với 2 ngày ăn,1 cho ngày đi,1 cho ngày về, rất ít ai nghĩ là những ngày tù tội sẽ kéo dài, với những lao động khổ nhục về thân xác và tinh thần .

 Nhóm sĩ quan cấp từ thiếu úy, trung úy, gom lại đưa lên Phú Lợi khu gia binh của các Trung Đoàn 7,8,9, thuộc sư đoàn 5 Bộ binh nằm ở Tỉnh Bình Dương sau VC đổi thành Sông Bé.

 Trong những ngày ấy, mọi người đều đinh ninh là sau 10 ngày chúng tôi sẽ được học những gì mà VC gọi là "học tập", những danh từ nghe xa lạ, kỳ cục, chẳng hạn như trong 1 buổi tập hợp để giới thiệu với trại thành phần "cán bộ cách mạng " của tên trưởng trại mà chúng tôi chỉ biết là Tư Sơn,(vì những tên VC thường chỉ dùng bí danh nên không ai biết được tên thật của họ), đứng kế bên hẳn là 1 lão già trong đã ngoài 60 với hàm răng bịt vàng, được gọi là cán bộ Tám với khẩu k54 đeo bên hông lão mặc đồ pajama ( loại đồ ngủ ) chúng tôi nghĩ lão chắc là người chỉ huy, " cán bộ quản giáo"đội 3, kế bên lão, là 1 tên tóc quắn tên Hai "cán bộ quản giáo" đội 1, tôi thuộc đội 2 "cán bộ quản giáo " tên Lợi dân Nghệ Tĩnh tiếng nói nặng xì không biết hắn muốn nói gì, Ba Vàng của đội 4 (tên nầy mê cải lương, về sau được 1 tay làm anthene giới thiệu cô bồ mình lấy điểm để mong được về sớm). Vậy là trại 8 chúng tôi chia thành 4 đội, về sau chúng tôi được biết tên Tám trong già nhất chỉ mang cấp bậc chuẩn úy là dân nằm vùng làm nghề đánh xe ngựa, tên Hai tóc quắn làm lơ xe đò.

 Trưởng trại Tư Sơn sau khi giới thiệu thành phần gọi là cán bộ quản giáo,hỏi:

- Ai ở đây biết ca, hát gì không ? đứng ra "cầm càng" cho anh em hát 1 bản để lấy khí thế coi.(cái từ cầm càng , lấy khí thế v.v.v lạ lẩm nghe vừa quê mùa vừa chẳng có ý nghĩa, về sau càng có nhiều từ ngữ bọn cán bộ VC dùng nghe rất ngây ngô) Đợi 1 hồi chẳng có ai lên tiếng,Tư Sơn nói:

-các anh là những sĩ quan "ngụy" nghe nói rất giỏi ca hát, sao không có ai làm quản ca được à?

Trong hàng có anh bạn cũng tên Sơn đội 1 bước ra nhận 1 số tờ giấy in trên có những dòng nhạc, nói:

-dạ, cán bộ để tôi thử,

Sau khi xem qua những bài hát anh lẩm nhẩm xướng giọng:

 -cán bộ muốn hát bài nào?

-Hát bài nào cũng được, thôi hát bài "bão nổi lên rồi "đi.

(về sau, tôi chế lại là ghẻ nổi lên rồi, bị tên anthene Nguyễn Hoàng M. báo cáo) Riêng tên M, nghe nói vào năm 1979 khi trại tù Suối Máu Biên Hòa nổi dậy đánh bọn làm anthene, anh em trong trại tìm mãi không ra, đêm đó hắn phải trốn trong chuồng gà, sáng ra hắn tung cửa chạy thẳng ra cổng trại mình mày dính đầy cả cứt gà hôi thối.

 Trong thời gian đó, hầu như ai ai trong chúng tôi cũng nghĩ là sau 10 bài học chính trị (Tư Sơn nói chúng tôi sẽ được cho về, chúng tôi quá ngây thơ)

 Dĩ nhiên, hầu như trong tất cả những sĩ quan của VNCH đều bị mắc cú lừa này, thậm chí có người cho là cứ học tập những bài chính trị của VC, có thái độ cầu thân sẽ được cho về sớm, đội tôi có tên T/U Lê Tấn K không quân đã đi Mỹ 2 lần tu nghiệp, hắn nói là đã từng biểu tình chống lại Mỹ lúc du học,tên nầy nói là bị đi Mỹ chứ thật tình không muốn đi, ngay những ngày đầu khi mới vào trại K đã mặc đồ ba ba đen mang dép râu, tên này sau làm anthene nhưng rốt cục cũng chỉ được thả về sau gần 5 năm, riêng tên Nguyễn Hoàng M được thả về sau 7 năm, Đinh Công N sau gần 9 năm, đó là những tên lập công làm khuyển mã cho bọn cán bộ rình rập báo cáo anh em để mong được về sớm .

 Trong nhưng tuần lễ đầu tiên lác đác có những toán trình diện trễ, 1 hôm những người vào sau đang tập trung ở cổng để dẫn vào trại, mọi người đều đổ ra từ các láng trại để nhìn xem có ai quen không, trong số những người đứng xem có 1 anh đeo kính cận rất nặng, khi những tên VC dẫn toàn đi ngang qua ,anh nói:

- Kẽ chiến thắng vui trong lòng người chiến bại!!!

 Đứng gần đó, chúng tôi buồn lắm khi nghe anh nói. Anh tên là Phạm Xuân Đ, Anh trong có vẻ không bình thường, khoảng thời gian sau, không biết anh đi bằng lối nào ra khỏi trại, trại báo động có người trốn trại ,những trưa hôm sau người ta thấy 1 bà cụ dẫn anh vào trại lại, thì ra gia đình anh không muốn anh trốn trại, nghĩ rằng chỉ "học tập " 1 thời gian ngắn rồi về.

 Hết 1 năm đầu chúng tôi vẫn còn ngây thơ , sau khi "lên lớp"( từ ngữ nầy bọn VC dùng để cho những buổi tập hợp lên hội trường, những cán bộ VC đứng trên sân khấu gọi là những giảng viên chính trị , đàng sau lưng của những GVCT là những cán bộ quản giáo các đội mặt hướng về phía chúng tôi, tất cả mọi người đều ngồi bẹp dưới đất) với bài học chính trị, cứ mỗi bài học chúng tôi phải về tổ (1đội chia làm nhiều tổ, khoảng 10,tới 12 người /1 tổ ) để thảo luận, sau đó làm bản" thu hoạch", rồi tự kiểm, tự khai, rồi lý lịch trích ngang. Tất cả các trò bịp bợm này chẳng qua chúng muốn nằm rõ hơn về mỗi cá nhân, câu mà những tên quản giáo thường được hỏi là:

-sau 10 bài chúng tôi có được cho về không? và câu trả lời luôn luôn:

-việc về hay ở là tuy ở chính sự thành thật khai báo của các anh (sau hơn 1 năm trò bịp bợm này không còn hiệu quả , tuy nhiên vẫn còn có những người ngây thơ, đó là những tên làm anthene tin là thật)

 Năm 1976 khoảng tháng 5, chúng tôi bị đưa về thành Ông Năm tức Liên Đoàn 5 công binh VNCH, sau này mới biết trại chia làm 6 T, mỗi T cấp tiểu đoàn, giữ khoảng 500 người, riêng T nữ quân nhân ở cuối trại, chúng tôi không biết thuộc T nào, trong thời gian ở đây chẳng có lao động gì bọn quản giáo vẫn nói là cho học tập thêm những bài học chính trị, chúng bắt tù phá những bãi quân xa cũ để trồng rau, chúng tôi lấy làm tiếc là cả 1 khu vực có thể dùng vào việc tu bổ, bảo trì, bị phá tan hoang, sự ngu dốt của những tên được mệnh danh là cách mạng không dừng lại ở đó, những trụ anthena bằng ống nhôm, cán bộ cho hạ xuống xã ra và đem đến cho những anh em tù khéo tay để làm lược ,kẹp.Trong thời gian 1976 ở thành Ông Năm chẳng có biến cố nào ngoài việc kho đạn trại Long Giao tỉnh Long Khánh bị nổ, anh em tù kháo nhau về tin Mỹ đã dùng vệ tinh phá nổ kho đạn sau đó 1 số tù đã được về trại chúng tôi, sự kiện thứ nhì là việc Đại Úy Q nhà trưởng nhà 1, anh em đặt tên là Q heo ho (có lần hắn mài nhôm để làm lược kẹp trong chuồng nuôi heo, cán bộ vc bắt tù nuôi heo cho chúng, bị tên trại trưởng bắt gặp khi đó có lịnh cấm làm lược, kẹp vì thấy những trụ nhôm làm cột truyền tin bị tù phanh thây qua mau sợ là chẳng để lại gì cho chúng, tên trại trưởng hỏi:

 -anh Q, đang làm gì đó? Q giật mình lúng túng trả lời:

 - dạ, báo cáo cán bộ con heo nó ho !!!!...từ đó về sau có biệt danh là Q heo ho.

 Nhà 1 có anh chàng gốc là hạ sĩ quan thiết giáp, vì muốn lấy được vợ là có nàng hàng xóm, nên mỗi khi về phép thường mang lon trung úy, anh tên B, lúc cộng sản chiếm được miền Nam kêu tất cả SQ tập trung " cải tạo", B cũng đi trình diện vì tin như mọi người chỉ đi cải tạo 10 ngày, sau hơn 2 năm chưa thấy về, lúc này tù đã bị đói lắm rồi nên hầu như mọi người đều bị nổi ghẻ và đủ thứ bịnh tật xuất hiện, B đã nhiều lần xin được thả vì chỉ là HSQ, có lần lên cơn sốt, trong cơn mê sảng anh chui xuống gầm giường (là những tấm ván thô ghép lại với nhau nằm san sát, có thể danh từ "láng" từ đó mà ra) bắt đầu la hét, chửi mắng

_ DM, Hồ Chí Minh Trường Chính, Lê Duẩn ...tụi mày là đó sát nhân, là bọn lưu manh chó đẻ ....

Anh em tù sợ nguy cho anh có khuyên anh đừng la chửi, B mê sốt không còn biết gì. Q heo ho nói:

 - để ra báo cáo cán bộ. anh em cản, nhưng anh vẫn chạy ra cổng báo với bọn vệ binh, trưởng toán vệ binh và tên quản giáo chạy vào, sau 1 hồi dằn co đã lôi được B ra khỏi gầm, B vẫn tiếp tục chửi rủa HCM, LD, TC ..vệ binh trói anh lại, nhét giẻ vào miệng, vừa đánh đập vừa lôi kéo B, đem nhốt vào conex ở gần cổng ra vào, đội tôi ở sát nhà vệ binh, đêm đó chúng tôi nghe tiếng quần quật như là đá banh, vang dội từ thùng conex, sáng hôm sau tên quản giáo gọi 4 người của nhà 1 ra chổ thùng conex để gói ghém cái xác của B, mình mẩy bầm dập, tai, mũi, miệng ứa máu...

 Sự kiện thứ 3 là, có 1 buổi chiều, chúng tôi nhìn thấy ở cổng vệ binh có 1 toán độ 4,5 người quần áo tả tơi dáng tiều tụy không biết từ đâu tới đang đứng ở cổng vào trại, sau đó tất cả đều bị giam vào những conex trống đặt trước cổng trại, qua lời của những tù mang cơm cho những người bị giam trong đó mới biết đó là những bạn tù vượt trại ở Đồng Ban Tây Ninh (hay còn gọi là trại cây cầy) bị bắt lại họ đã bị đánh đập tàn nhẫn và thiếu ăn nhiều ngày thân thể như là những bộ xương biết đi, đúng lúc ấy tôi cũng có ý định vượt trại bằng cách băng ngang cái hào sâu chổ làm hầm vệ sinh và hàng rào ngăn cách, vì chúng tôi thấy người dân vẫn dẫn trâu ăn cỏ ở bên ngoài .

 Tình cờ, tù bị nhốt trong conex được dẫn ra làm cỏ chung quanh khu ăn ở của vệ binh, tôi tò mò ngồi gần hàng rào nơi tù đang làm, bỗng nghe tiếng gọi ngay tên tôi của anh bạn tù làm gần đó, tôi ngạc nhiên vì không nhận ra là ai, anh lên tiếng:

 - Trần Ngọc T đây, nhớ không?

 Tôi nhận ra ngay tiếng nói mặc dù hình hài không còn như xưa, T bạn cùng khóa ra trường về TQLC, không còn mang kính cận như ở trường, mặt mày méo mó, T nói bị đánh bể xương gò má, gẫy xương sườn, không biết tại sao vẫn còn sống? thân hình chỉ còn là bộ xương, nhìn thấy bạn mình, lòng không ngăn được nỗi xót xa đau đớn !!! tôi chạy vội vào phòng giam nói nhỏ với 1 vài bạn thân quen xin 1 ít chuối, đường, thuốc lá,...gói gọn lại, đi ra chỗ hàng rào, khi tên vệ binh canh tù không để ý, tôi liệng túm đồ cho T . T vội nhét vào trong quần lót, tù lao động làm cỏ chỉ mặc quần lót và cái áo rách tả tơi !!

 Tôi gặp T chỉ hơn 2 tuần (khoảng tháng 5/1977 ) sau đó cả đội tôi được tập hợp vào buổi chiều với tất cả đồ đạc, bọn tù chúng tôi đi đâu cũng chỉ vài thứ chẳng có gì nhiều , chỉ cần cái lon guigo (lon bằng nhôm đựng sữa trước năm 75 của Hòa Lan ) là chúng tôi sống sót, vì có thể vừa đựng nước uống,vừa để nấu nướng ...nhóm tù chúng tôi khoảng hơn 100 người, trước khi lên đường, tên trưởng trại lại nói " phét láo ": 

- các anh là thành phần tương đối tiến bộ, nên được chuyến đi trại khác để có điều kiện học tập tốt hơn,vấn để được về sớm hay muộn là tùy ở các anh ...

 Cái luận điệu cũ rích nầy chúng tôi quá quen, với tôi giờ chỉ còn cách vượt trốn, tôi chẳng còn tin tưởng gì vào sự dối láo của cộng sản...

 Xe chạy suốt đêm chiếc molotova chỉ chở khoảng 30 người giờ đây nhồi nhét 50 người phủ bạt kín mít, nóng bức chật chội như xe chở súc vật, gần sáng xe ngừng lại, đi bộ khoảng hơn 3 cây số xuyên qua những con đường rừng đã khai phá thô sơ ,khi vào tôi những khu nhà lá có vẽ khang trang, chúng tôi được biết đây là trại Katum thuộc Tỉnh Tây Ninh.

 Trong thời gian từ tháng 5 tới tháng 7, tôi cùng Mộng T P, thêm Bùi T B nhảy dù, Phạm N H cũng ở dù, 4 người chúng tôi quyết định trốn trại, sau gần 2 tháng thám sát địa hình, chúng tôi quyết định băng ngang Campuchia để tới Thai Lan, cuối tháng 7 chúng tôi quyết định vượt trại, tôi rủ thêm Nguyễn H H, người cùng đội với tôi từ khi còn ở Phú Lợi T8, 4 người chúng tôi thêm H nữa là 5, hẹn nhau nơi bìa rừng. P và tôi gặp nhau trước ở điểm hẹn đợi hơn 20 phút sau B và H cùng tới, riêng tôi hẹn H đợi mãi không thấy H đến , trước đó khoảng 1 tháng người bạn cùng khóa Đinh X T, có chôn 1 số lương khô trong rừng nơi đã đánh dấu, toán của T cũng định vượt trại nhưng giờ phút cuối hủy bỏ ý định nên đã bàn giao hết những thứ chôn trong rừng, gồm 4 thùng đạn đại liên cũ đựng đầy gạo phơi khô trong đó có 1 thùng có 2 quả lựu đạn (lựu đạn là do toán T khi đi rừng chặt cây lượm được chắc của các đơn vị trước đây hành quân bỏ lại vì đây thuộc về mật khu Dương Minh Châu)

 Đợi gần 1 tiếng không thấy H ra điểm hẹn, chúng tôi quyết định lên đường về sau tôi được biết H định ra nhưng không biết vì lý đó gì đã quay trở lại , nói là bị phát giác bỏ rơi lại cái ba lô ở hàng rào, anthene báo cáo là H cũng có ý định trốn H và tôi chơi thân nên ai cũng biết về sau khi bị bắt lại tôi đã bị đánh thừa sống thiếu chết vì việc này , riêng những thùng đạn mà T cho tôi khi đến điểm đánh dấu thì không còn thùng nào ở đó nữa (có thể toán của T lại đổi ý lần nữa nên đã đổi tất cả những thứ định cho chúng tôi), sau khi vào rừng lại có thêm toán của đội khác vượt trại gồm Nguyễn T T, Lê V P , Nguyễn D H , Bùi Đ . cả thảy 4 người thì ra Bùi T B đã cho họ biết nên họ cũng vượt trại theo, nguyên 1 tháng trước, tôi được gia đình vào thăm nuôi đã lén đưa được 1 la bàn bộ binh và 1 bản đồ nhỏ loại tỉ lệ 1/2. 000.000 chỉ để biết tổng quát về địa hình mà tôi đã nhờ Vũ V N nhắn về nhà tôi, người bạn này đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian tôi bị bắt lại. Lấy hướng tây bắc cứ như thế vượt qua khu vực chúng tôi thường đi chặt cây và lấy mây rừng vị trí cách trại khoảng 7,8 cây số , chúng tôi có đi thật nhanh vì biết khi phát giác chúng tôi trốn bọn vệ binh sẽ dẫn chó săn đi cùng để săn lùng chúng tôi, nhưng may mắn là có nhiều trảng tranh, mùa nầy trảng đều ngập nước có nơi sâu khởi đầu chúng tôi biết chỉ cần qua 1 ngày thì có thể mất dấu, bọn vệ binh sẽ không theo kịp chúng tôi, càng đi càng sâu vào rừng, những cánh rừng ở đây vẫn còn dầy đặc, trong tuần đầu chúng tôi đi hầu như không thấy bóng mặt trời, có những thân cây to lớn, vẫn chưa có dấu chân người, khi đi mọi người chúng tôi đều có 1 lon guigo đựng đầy bột bich chi nén chặt, 1 ít đường tán, riêng P còn mang theo 1 số lưỡi câu cá, chúng tôi dự định sẽ mưu sinh bằng cách kiếm những thức ăn trên đường đi ..có những khi đi vào những cánh rừng le, 1 loại tre nhỏ nhưng đang dính chằng chịt, 1 bụi tre tạo thành như táng dù ụp phủ xà xuống đất, tất cả chúng liên tục trùng trùng, táng này kế táng kia, nếu không có la bàn 1 khi đã lạc vào đó chắc là khó tìm đựoc lối ra. Ngày thứ 9 buổi chiều đang đi trên cánh rừng tương đối thưa, chúng tôi nghe tiếng súng nổ rền ở hướng trước mặt, sau đó là tiếng la hét xung phong như là đang có đụng trận ở phía trước, tất cả chúng tôi đều dừng lại và ẩn núp, trong tiếng la đó có cả thứ tiếng lạ không phải tiếng VN (về sau mới biết là Campuchia và VN đánh nhau ở vùng biên giới) xem lại bản đồ và ước lượng khoảng cách chúng tôi biết là đã đi vào đất Campuchia như thường lệ ban đêm chúng tôi dừng lại tìm chỗ nghĩ ngơi, chúng tôi nhìn thấy những vết sáng lóe trên bầu trời và tiếng động có xe, đo trên bản đồ nếu đó là con đường xe chạy và hơn 9 ngày có lẽ chúng tôi sắp gặp quốc lộ 9 và 7, 2 QL này gặp nhau tạo thành tam giác của đồn điền cao su Mimot trên bản đồ mà chúng tôi có.

 Chúng tôi đổi hướng đi vòng qua vị trí có chạm súng vào chiều hôm trước, đi suốt ngày tới trưa hôm sau đang đi trên con đường mòn vượt qua cánh rừng, tất cả chúng tôi đều lọt vào vị trí đóng quân của đơn vị không biết là của phe nào( những toán quân này không mặc quân phục như bộ đội vc hoặc bắc Việt) tất cả chúng tôi đều bị bắt, trong khi vẫn đinh ninh những toán quán này là quân Kampuchea và hy vọng chúng tôi sẽ được dung chứa hoặc cho chúng tôi vượt thoát, ý nghĩ ngây thơ và quá non nớt. Về sau chúng tôi biết rất nhiều toán cũng đã vượt trại và chẳng còn tăm tích gì!!!chắc số phận họ đã bất hạnh hơn chúng tôi và bị giết chết bởi bọn Pol Pot (trong những toán vượt trại về sau này tôi được biết đã mất tăm tích gồm toán 7 người của D/U T từng là sĩ quan cán bộ trường Võ Bị, toán của T/U C là khóa đàn anh tôi đi cùng với 2 khóa đàn em là H và T k/29 VB ...còn rất nhiều những bạn cùng khóa ở trại khác như trại Đồng Ban, trại Phước Long tất cả những người này sau mấy chục năm khi tôi viết lại những dòng này đều đã không có một tin tức nào về họ...

 Sau đó là những ngày đen tối bọn vc ngày nào cũng thay nhau để đánh đập chúng tôi, những tưởng là chúng tôi sẽ không qua khỏi và cái chết gần như trước mặt, bỗng nhiên sáng ngày thứ 7 bọn chúng tôi bị gom lại, chúng dùng dậy điện trói tất cả chúng tôi lại đưa ra tập trung nơi trung đoàn, chúng tôi nghĩ là chúng đưa chúng tôi đi bắn, nhưng khi đó lại nhìn thấy những bạn cùng trại đang gồng gánh đi bộ ra khỏi khu vực trung đoàn, riêng chúng tôi được đưa lên chiếc molotova nơi đây cũng đã có 1 số anh em tù như chúng tôi, nhưng ở các T khác cũng đã vượt trại nhưng bị bắt lại hầu như T nào cũng có, T 1 gồm 3 người (về sau này tôi được biết): là cựu D/U Ngô G T k16 VB là khóa đàn anh tôi, Diệp L P, Ngũ H H, trong toán này có 1 người đã bị bọn vệ binh đánh chết khi bị bắt lại, T 2 là nhóm chúng tôi, T 3 có Dương T S TQLC cựu K4 CTCT, T4 có Nguyễn T không quân, và Nguyễn C N cựu sd18, T4 có 2 người của toán trốn trại khác bị vệ binh giết chết khi bị bắt lại( không nhớ tên ), tất cả 13 người... Chúng tôi bị còng thành cặp 2 người, xe chạy vượt qua những người tù khác đang gồng gánh đi khỏi trại, về sau chúng tôi được biết họ phải đi bộ mãi tôi gần núi Bà Đen để có xe chở đi; lúc bấy giờ quân của Pol Pot đã đánh tràn qua Bổ Túc phía nam của trại Katum chỉ cách trại hơn chục Km, riêng nhóm chúng tôi bị chở về trại Suối Máu Biên Hòa, tại đây cứ 2 người bị nhốt vào thùng conex (thùng bằng sắt dài khoảng 2m,rộng 1.5m ,cao khoảng 1.8m ) rải dài từ trại K 1 tới K5 những conex này làm bằng sắt để phơi ngoài trời ngay cổng ra vào của các K, chúng tôi bị nhốt trong thùng conex tới khoảng tháng hai thì chuyển qua K2, trong thời gian ở conex K4 tôi bị kiết lị nằm liệt trong hơn 9 ngày tưởng không qua nổi, lúc bây giờ chỉ có ăn bo bo 1 loại thức ăn dành cho ngựa khi nấu hạt bo bo rắn lại, rất khó tiêu và tiết ra 1 chất nhựa rất độc, những người tù chúng tôi không biết thường vớt lấy lớp nhựa ăn, nhưng may mắn nhờ anh Oanh không biết họ, nhà ở Lò Bò gần nhà N; cũng người Biên Hòa khi đưa cơm vào cho tù conex được N cho biết tình trạng của tôi đã lén dấu được 2 viên thuốc kiết trong đáy của thau bo bo, 2 viên thuốc này đã cứu mạng tôi; có lẽ vì quá kiệt lực, chỉ cần 2 viên thuốc mà tôi sau 9, 10 ngày nằm mê man chỉ tiêu ra đờm và máu; đã hồi phục lại. .

 Điều kiện sống trong conex thì khỏi nói ban ngày nóng như lửa, đêm lạnh rút ruột gan, N và Tôi chỉ có mỗi bộ đồ mặc tả tơi không có vải đắp; chúng tôi thường cuộn mình trong chiếu rách về đêm, ban ngày chỉ mặc có mỗi quần lót mồ hôi ra như tắm.

 Từ tháng 7 đến khoảng tháng 2, buổi trưa mồng 1 tết năm 1978, cửa conex được mở và vệ binh gọi chúng tôi ra ngoài bên conex kế bên cũng vậy, chúng dẫn N và tôi, cùng với Nguyễn D H, Diệp L P đi về hướng bộ chỉ huy sau đó rẽ vào trại K2, tôi cho là chúng thả chúng tôi trở về cùng anh em trong trại, chúng bàn giao cho bọn vệ binh K2 và chúng tôi được dẫn vào K 2 nhưng ngay cửa trại có 1 căn nhà trông kỳ quái, không có cửa sổ bít bùng được làm bằng tôn khi vào trong đã có khoảng chục người trong đó.

 Về sau này chúng tôi gọi đó là nhà thiếc, nhà thiếc dài độ 10 m , ngang khoảng 4 m, trên nóc và vách đều bao bởi tôn không có cửa sổ chỉ có 1 cửa chính; chung quanh được rào lại bằng concertina, nền đất phía dưới cũng chôn dây kẽm gai để không thể đào đất trốn .

 Chục người đó gồm toán trốn trại của anh Nguyễn V H, Nguyên V T cả 2 đều cấp Đại Úy, H là sĩ quan Biệt động quân; sau cũng là sq địa phương quân, T là sĩ quan pháo binh dù, cùng với Đại Úy Nguyễn V Th trốn trại tù ở giáo xứ Thanh Hóa ( không phải Thanh Hóa ngoài bắc, đây là trại Biệt Động Quân Phan Hạnh ở giáo xứ Thanh Hóa Biên Hòa) . , kế đến là Nguyễn V Q sq không quân pilot trực thăng và Phạm H H sq địa phương quân bị nhốt vì viết nhật ký chửi bới việt cộng, cùng với tất cả các toán được đưa từ trại tù Katum như tôi đã nói ở trên. 

 Nhà thiếc cũng nóng và lạnh chỉ kém conex 1chút, cũng vì nhà đông chật bít bùng không có cửa sổ chúng tôi bị nhốt ở đây mãi tới khoảng tháng 8 năm 1978 thì bị tập hợp lại và còng tay đi cùng với khoảng 30 người ở các K khác giải lên trại tù Hàm Tân Z 30C.

 Trại tù Hàm Tân Z30 C là trại do bọn công an coi, khi vừa tới trại có 1 đám tù khoảng chục tên trên áo tù có đóng dấu Z30C, bọn công an trại bắt chúng tôi xếp hàng theo danh sách chúng đọc, trong khi đám tù áo có đóng dấu bắt chúng tôi bày đồ đạc cá nhân để chúng khám xét; về sau chúng tôi được biết bọn này là ưng khuyển của bọn công an gọi là bọn " trật tự thi đua "; bọn này cũng là tù nhưng đặc biệt không có đi lao động, chuyên môn rình rập báo cáo để lập công với cai tù, bọn chúng tinh ranh ma mãnh biết hết tất cả những phương cách dấu diếm đồ bị cấm như nhạc, sách , vở ..v.v.v. và đánh đập tù khác mà bọn công an cho phép. Nhưng sau này 1 số trong bọn chúng cũng đi theo diện HỌ qua Mỹ, cuộc đời ô nhục của bọn này khi trong tù sẽ đi cùng với chúng xuống mồ trong hối hận, vì đã nhục nhã làm chó săn cho cho cai tù để được chút ân huệ, đánh đập, chỉ điểm, tôi đã gặp 1 tên trong bọn chúng tại bải cỏ nhà thơ Đức Bà nơi anh em HO thường tụ tập sau khi ra khỏi sở ngoại vụ vc, hắn đã bị điểm mặt giữa đám anh em cựu tù và nhục nhã gục đầu khi anh em sỉ mắng hắn.

 Chúng tôi được phân ra nhiều đội, riêng toán nhà thiếc sau đó được đi vào 1 nhà biệt lập để làm bản tự khai, chúng tôi đã quá quen thuộc với lối làm việc này của vc nên cũng chẳng phải khó khăn gì, viết đại khái qua loa vả lại chúng tôi là thành phần vượt trại hoặc phạm kỷ luật của vc nên cũng chẳng có gì để mất ... Đội 45 là đội chúng tôi gồm toàn những thành phần chúng là cho cần phải cải tạo nhiều hơn như tên cán bộ trực trại nói; hắn tên là Tống Văn Cứ cấp bậc chuẩn úy công an răng hô, mặt mày vênh váo nói năng rất xỏ lá. Trại có 14 dãy nhà , mỗi nhà có số từ 1 đến 14, một nhà gồm 3 đội chứa 140 tù, mỗi đội khoảng 35 tới 40 người, trong nhà có 1 nhà cầu có 3 thùng đựng phân đưa vào từ phía sau nhà với cái lổ nhỏ không thể nào chui lọt để tránh trốn trại bằng ngỏ đó, nhà tù làm bằng vách ván, mái tôn chiều dài khoảng 20 m ngang khoảng 5 m, có 2 tầng chỗ nằm lót bằng ván; Có 1 điều đáng nói là đội 45 là đội tập hợp đa số là những người đã từng trốn trại, hoặc chống đối bọn anthene chỉ điểm nên bị nhốt conex, nên lúc lập đội bọn công an cùng cài anthene nhưng sau khi thấy sinh hoạt của chúng tôi nên bọn anthene cũng đành im hơi lặng tiếng, đội trưởng là cựu cảnh sát đặc biệt tên là Nguyễn N H mới đầu chúng tôi tưởng ông sẽ như các đội trưởng khác thường lập công báo cáo với cán bộ, nhưng ông khi biết rõ thành phần chúng tôi ông đã không làm như vậy, mặc dù chúng tôi biết nhiệm vụ của ông là theo dõi đám tù chúng tôi, đội phó là Ngô G T người đã trốn trại cũng ở katum, thư ký đội là Nguyễn T cũng là người trốn trại ở katum với Nguyễn C N người bị nhốt cùng conex với tôi ở trại Suối Máu, như vậy đội 45 gồm toàn những người bị coi là chống đối, cán bộ quản giáo công an tên là Bảy ( quên họ) người Nghệ Tĩnh giọng nói vừa nặng vừa quê mùa, hắn rất tức chúng tôi vì bị chế nhạo nhưng không làm gì được riêng đội tôi bọn anthene không dám làm ăn gì vì bọn tôi rất đoàn kết; đội được đưa đi đào ao nuôi cá cho trại , chúng tôi làm rất tà tà nghĩa là hầu như mọi ngày chẳng bao giờ làm đạt được " chỉ tiêu " mà tên Bảy giao, vì thư ký và đội phó là người báo cáo công tác luôn báo cáo là chúng tôi làm " đạt yêu cầu " ( những chữ trong ngoặc kép là từ vc ) _ Chỉ tiêu mà tên Bảy giao là mỗi người đào 8 tấc đất nghĩa là đào tới 1 m sâu 8 tấc , sáng đào 4 tấc, chiều 3 tấc, 3 người là 2m 4 lúc dùng thước đo nhận đất xong, cứ 1 tổ 3 người thay nhau đào 2 người dùng"ki " khiêng đất đi đổ chúng tôi làm giật lùi lại khoảng cách đã đào, H đội trưởng biết nhưng không dám báo cáo, đất đào ao thì rất cứng cuốc chim bổ xuống chỉ bể được cục đất nhỏ chung quanh lại không có bóng cây không gần rừng, sông, vì đội có thành tích trốn trại nên chổ đào ở giữa đồng trống rất khó trốn bìa rừng cách nói đào ao cũng hơn 30 m .

 Mỗi khi ra chổ " lao động " tên Bảy và 2 tên vệ binh ngồi trong " nhà lô " (nơi để dụng cụ đào đất như cuốc xẻn và ki ) để trốn nắng, tên Bảy thường hay dẫn theo " anh nuôi " chuyên nấu nước cho anh em tù uống lúc giải lao là Phạm H H đi kiếm củi, tiện thể hắn sẽ ăn trộm rau, đậu của đội khác trồng để "cải thiện " cuộc sống của những tên cai tù này cũng không khá gì hơn chúng tôi, anh nuôi nấu những thứ mà hắn lấy được và vào " nhà lô " đóng cửa lại để ăn vụn, nhờ vậy mà anh em tù càng tà tà hơn nữa, ao nuôi cá đào hơn năm từ tháng 8/ 78 đến tháng 11/79 nhưng khoảng đất đào chỉ ngập khỏi đầu, diện tích chỉ bằng cái sân chơi basket ball, tên Bảy tức lắm thường xuyên nói H đội trưởng họp " kiểm điểm " nhưng lần nào cũng vậy đều nhận được báo cáo là " đạt chỉ tiêu " của thư ký đội là Nguyễn T, khoảng cuối tháng 11/79 Dương T S rủ tôi vượt trại, nhưng tôi không đi vì mùa đó là mùa khô, nên S cùng với Mai B T cựu đại úy LLDB, và Nguyễn T T cựu trung úy trình sát SD 25, trốn trại .

 Ngày S cùng với T và TT trốn là buổi chiều lúc tên Bảy dẫn H đào trộm được 2 thùng khoai lang của đội khác, H nấu và đưa vào nhà lô cho chúng đóng cửa lại ăn lén, chúng tôi rủ H đội trưởng hút thuốc lào. Trong đội chỉ có Ngô G T vừa thăm nuôi là có thuốc lào rất phê, ngay khi đội trưởng H vừa phê thuốc lào; S , Tr , T , vượt băng khỏi khoảng trống 30 m đâm vào bụi rậm và biến mất, khi cán bộ Bảy và 2 tên vệ binh ăn xong thùng khoai thì cũng hết giờ lao động, như thường lệ đội tập hợp điểm danh trước khi ra suối tắm để về trại, đội trưởng H đếm quân số bỗng nhiên hốt hoảng sao thiếu mất 1 người, đếm lại lần nữa lại thiếu mất 1 người nữa, khi đem lại lần thứ 3 thiếu thêm người nữa; vậy là tổng cộng 3 người từ khi toán S lũi vào bụi đã hơn nửa tiếng, cán bộ Bảy mặt mày không còn hột máu rút súng k54 bắn chỉ thiên báo động .

 Sau đó tên Bảy hỏi xem ai thấy S và toán đã vượt ở hướng nào, nhưng không 1 ai trả lời, đội trưởng H lại càng không dám nói là vì hút thuốc lào đã chểnh mảng việc theo dõi anh em, chỉ nói là đang chuẩn bị tập hợp đội nên không để ý ...khi đó trại nghe báo động đã đưa khoảng hơn trăm tên công an lùng sụt khoảng rừng dọc theo sau bụi rậm, sau đó chúng tôi phải ngồi họp kiểm điểm hằng đêm sau khi lao động về đến 11, 12 giờ đêm, để hy vọng vì quá mệt mỏi trong đội sẽ người báo cáo nhưng bọn cán bộ chẳng thu lượm được gì !!

 Trong khoảng thời gian từ ngày chúng tôi đến trại Z30 C có thêm 2 biến cố nữa, đó là việc Sơn thuộc đội 34 ?? ( họ gì tôi không còn nhớ ) đã trốn khỏi trại đầu năm 79 đến khoảng giữa năm 80 đã trở về trại nằm phục kích trong nhà lô, lúc đội đang tập hợp điểm danh buổi sáng trước giờ lao động, nổ súng bắn chết tên quản giáo, ngay dưới chân vọng gác trại, tên vệ binh ngồi gác trên chòi, nhảy xuống đất vừa bò, vừa chạy ; bắn chỉ thiên để báo động , bọn vệ binh ùa ra khoảng trăm tên hùng hổ chạy ra khi có súng báo động trốn trại; khi tên vệ binh hớt hơ hớt hải chạy văng cả nón cối la - " nó có súng , nó có súng .." đám vệ binh chùng lại, rút đầu, rụt cổ không còn xông xáo.... anh em trong trại ai cũng mừng thầm, nhưng nỗi mừng chưa được 3 ngày, trại kêu anh em đội 34 lấy xác của Sơn về chôn, tất cả chúng tôi lòng buồn khôn tả ... nghe nói bọn công an đã phục kích và giết được Sơn, sự kiện thứ 3 là cuộc trốn trại của R' Maclen ( đại úy QLVNCH ) người Thượng cũng Ylong cũng người Thượng, vào buổi sáng sớm ngay tại trại khoảng tháng 8 năm 80 bằng cách xé hàng rào tre, vì khoảng tháng này mỗi lần sau cơn mưa sương buổi sáng dày đặc, ngồi trên chòi canh không quan sát được phía dưới, sau khi tập hợp điểm danh đi làm mới phát giác. 

 Riêng tôi khoảng tháng 11 bị chuyển từ đội 45 về đội 24 lâm sản; khi đi rừng lấy củi tôi đã trốn về Saigon tá túc trong nhà 1 người quen cũng là người tổ chức vượt biên , nhưng vụ việc đổ bể, tôi bị bắt lại sau khi thở được không khí tự do đúng được 1 tháng 13 ngày, bị giam tại nhà tù Phan Đăng Lưu, mồng 8 tết năm 81...

HUỲNH MINH

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Chín 2012(Xem: 19675)
Thành và Huệ Nhi nở nụ cười trọn vẹn khi đôi bàn tay yêu thương đã tìm đến nhau…trút cạn hơi thở cuối cùng trong...Chuyện Tình Buồn
13 Tháng Chín 2012(Xem: 28849)
Tôi đọc trang Hội ái hữu Biên Hòa không phải ở Việt Nam, mà là ở một đất nước xa xôi cách VN nửa vòng trái đất. Tôi đã tìm thấy lại cái tình người ấm áp mà chỉ thật sự cảm nhận có ở quê hương.
10 Tháng Chín 2012(Xem: 19951)
Tôi, cái thằng con trai ngã ngựa vô tích sự trên đời chẳng làm điều gì để mẹ vui, mẹ hạnh phúc. Tôi là thằng con bất hiếu, một thằng con có vô số lỗi lầm nhưng chưa một lần xin lỗi mẹ.
09 Tháng Chín 2012(Xem: 23658)
Cho đến lúc tàn hơi, má vẫn nghĩ tới tương lai hạnh phúc của con. Vậy mà con nông nỗi, nỡ xua tan hạnh phúc riêng tư cuối đời của má. Trong cơn đau xé lòng, Mén nghe vẳng đâu đây lời ru buồn mênh mang của má:
09 Tháng Chín 2012(Xem: 18474)
Như lây từ nỗi nhớ của Trâm, Trang và Uyên cũng khóc. Lạ một điều, em không nhớ mẹ mà lại nhớ cô. Đã có hai đóa hoàng lan thơm ngọt ngào trong túi áo như một lời vỗ về nên em không khóc
06 Tháng Chín 2012(Xem: 39166)
Vậy đó, ông nội và cháu có nhiều điểm giống nhau. Cháu sẽ lớn, sẽ trưởng thành. Ông một ngày nào đó sẽ ra đi. Bà nội nhìn ông mà nhớ cháu. Hạnh phúc của ông bây giờ là sống vô tư như trẻ con. Hạnh phúc của bà bây giờ là không còn giận hờn mà con tim đầy ắp những yêu thương và bổn phận.
03 Tháng Chín 2012(Xem: 22534)
thầy Phan Thanh Hoài ngồi bên cạnh tôi luôn tỏ sự lo lắng vì sự vắng mặt của thầy Hoàng Phùng Võ, cũng như những tin tức không tốt về sức khỏe của thầy Phan Thông Hảo ở Philiadelphia và thầy Trần Minh Đức ở Virginia, cửa xe đóng kín hình như có một chút bụi cay vương khóe mắt...
02 Tháng Chín 2012(Xem: 21846)
Tôi thấy lại mình, với mái tóc ngang bum bê ngơ ngác, buổi trưa nắng oi người cùng với nhỏ bạn, hai đứa chở nhau trên chiếc xe đạp, lăn từng vòng bánh xe buồn đi thăm mộ má của bạn vừa mới mất. Hai đứa chở nhau đi, nhưng chẳng huyên thuyên ríu rít như mọi lần…
01 Tháng Chín 2012(Xem: 24058)
con được mẹ gọi 2 tiếng thân thương “ BÉ TƯ” ngày nào. Con muốn có đòn roi mẹ, mỗi khi con phá phách. Con muốn có Mẹ, để được mẹ trả tiền con ăn thiếu, ăn chịu mẹ ơi...
01 Tháng Chín 2012(Xem: 22510)
Con đã nhận ra:Lời dạy của ba,lời nào sao cũng đúng! Ba mãi mãi là thần tượng của con mà! Càng thương nhớ ba con càng thương nhớ mẹ vô cùng!
28 Tháng Tám 2012(Xem: 19993)
Hai em qua phà Cổ Chiên, gió từ sông thổi lên làm ấm những tâm hồn già cổi trong trái tim còn rung động nhịp yêu thương.
26 Tháng Tám 2012(Xem: 19962)
tôi không dám chào Thu, đúng hơn là tôi không đủ can đảm để nhìn thật sâu vào ánh mắt người chồng đã bị vợ hơn một lần phản bội
23 Tháng Tám 2012(Xem: 22084)
tôi đồng ý với Tướng Nguyễn Ngọc Loan xử bắn ngay tại chỗ tên cộng sản nằm vùng Bảy Lốp tại Chợ Lớn trong đợt tổng tấn công Tết Mậu Thân, tình huynh đệ chi binh thể hiện một cách rõ rệt và mãnh liệt giữa bạn và thù trong phút chóc.
22 Tháng Tám 2012(Xem: 21805)
Nguyện ánh sáng Từ Bi của đấng Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni đem lại nguồn an lạc cho cô Huỳnh Thị Ba được mọi phước lành. Nguyện cầu tất cả các bà mẹ hiền tiền cũng như quá vãng được sống trong niềm hạnh phúc an lạc của tỉnh thức và bình an.
20 Tháng Tám 2012(Xem: 21796)
Và như vậy xin tạ tội với tổ tiên vì tôi gắn bó với Santa Clara, nơi tôi sống lâu hơn quê nhà; xin tạ tội với ông bà, tôi chưa một lần về thắp một nén hương tưởng nhớ trước bia mộ tiền nhân. Giống như loài chim thiên di, tôi luôn nhớ cội nguồn và có một quê hương thân yêu trong tâm tưởng.
17 Tháng Tám 2012(Xem: 27328)
cuộc sống luôn có những bất trắc với nỗi đau và hạnh phúc, nhưng niềm vui có được là biết mang đến cho nhau những nụ cười và cùng cầu nguyện may mắn, an lành cho nhau.
17 Tháng Tám 2012(Xem: 20771)
Ngày nay, nơi xứ người, gã cựu tù vẫn mơ màng. Một mai khi nghiệp "Ác Cộng" đã được giải trừ, gã sẽ về thăm lại chốn tù đày thuở nọ. Để có dịp ngắm nhìn Bến Ngọc dưới trăng thanh, lấp lánh khoe ánh ngọc. Để buổi chiều tà trên đỉnh Dốc Phục Linh
16 Tháng Tám 2012(Xem: 24529)
Xa quê lang bạt lâu ngày óc tim vật vờ, vụn vỡ. Những tưởng tâm tư lãng mạng của một thuở học trò thơ dại, đã chìm sâu trong vực tối cuộc đời, nhưng tấm hình dưới đây đã giúp cho tui thấy lại vạt nắng trên sông Đồng.
16 Tháng Tám 2012(Xem: 22163)
Là các đơn vị an ninh lãnh thổ hay diện địa, Nghĩa quân, Địa phương quân tuy không lập được chiến công hiển hách nhưng công lao bảo vệ cho làng xóm, dân tình được an cư, lạc nghiệp, tuy âm thầm nhưng đáng quý trọng và xứng đáng là thành phần của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Cũng từng phen máu đào nhuộm thấm đất quê hương!
12 Tháng Tám 2012(Xem: 24280)
Chính tấm chân tình của gã kiếm khách vốn vô tình này đã khiến “ Ánh mắt của nàng lạnh như giá tuyết băng… gặp một sức nóng đã tan ra từng giọt, từng giọt chớp ngời.”
11 Tháng Tám 2012(Xem: 21610)
Tôi nhìn qua gương chiếu hậu, tôi vẫn còn có thể quay lại trường của con gái, tôi sẽ trao cho con tôi quyển sách mà ông nội nó đã gởi trọn cả niềm tin yêu và hy vọng. Tôi cũng sẽ nói: “Cuốn sách nầy sẽ rất bổ ích, nếu con để NÓ giúp con”.
10 Tháng Tám 2012(Xem: 23488)
Từ đâu em có được tấm lòng cao thượng biết san sẻ cho kẻ khốn cùng. Phải chi kẻ chiến thắng họ được như vậy, đất nước Việt Nam sẽ không giống như ngày hôm nay.
17 Tháng Bảy 2012(Xem: 31132)
Chúng tôi chia tay nhau khi mặt trời mon men nóc chợ, mỗi đứa một phương tiếp tục quảng đời riêng nhưng bao giờ cũng chung một ngã trong cùng tận đáy lòng
16 Tháng Bảy 2012(Xem: 22328)
em sẽ dành cả đời này cho con như tình yêu của em đã dành trọn vẹn cho anh. Chút Kỷ Niệm Buồn,mình mãi mãi mất nhau hay là có nhau hỡi anh
15 Tháng Bảy 2012(Xem: 28439)
Vậy là chết tui rồi! Cái"anh Hạnh" này chơi tui tới bến. Mấy cô em đó ngồi chung trên xe cã ngày mà bây giờ mới báo động làm sao tui trốn kịp đây?
15 Tháng Bảy 2012(Xem: 29029)
Từ một chàng trai tuổi đôi mươi tràn đầy nhựa sống , khao khát ước mơ và hy vọng – Thoắt cái người ta thấy mình trở thành một phế nhân , chôn vùi tất cả ước mơ sau những cơn đau triền miên , vật vã…
13 Tháng Bảy 2012(Xem: 23073)
Xa quá rồi phải không bạn, những ngày tháng cũ . Ngày hội ngộ năm nay lại thiếu những khuôn mặt của 1A2 năm xưa. Tôi nhớ các bạn vô ngần , Thông, Sang , Liên , Kim Hoàng , Nho, Kim Ngân , Phố , Mẫn, Nuôi , Nhỏ , Lan Phương .
06 Tháng Bảy 2012(Xem: 23301)
Cuộc đời đáng yêu lắm, Em không thể bỏ ngay lúc này dù căn bệnh cứ đeo theo dai dẳng, làm ngán ngẩm lòng người, lòng mình, nhưng biết làm sao đây?
05 Tháng Bảy 2012(Xem: 28569)
Dù chỉ còn là dư âm nhưng truyền thống NGÔ QUYỀN vẫn được sống lại hàng năm qua những cuộc Hội Ngộ của Cựu Học Sinh Ngô Quyền còn vương lại trên Đất Biên Hòa hoặc trên nửa vòng trái đất xa xôi và sẽ sống... sống mãi với thời gian…
03 Tháng Bảy 2012(Xem: 22745)
Quãng đời của mỗi người đều trải qua những thăng trầm và cơ hội gặp gỡ nhau là để chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống vốn dĩ vô cùng bận rộn và đầy những nỗi lo toan…
29 Tháng Sáu 2012(Xem: 29148)
Cái chú Chín này ngày thường khi đánh trống thì gọn gàng hùng dũng mà sao hôm nay cái tay cứ run run, cây kềm lành lạnh cứ đụng ra đụng vô làm tui càng đau càng dẩy dụa la khóc rùm lên
29 Tháng Sáu 2012(Xem: 20955)
“Vé số đây…” tiếng rao của chú Dế , cũng âm thanh quen thuộc đó, cũng con người đó qua bao năm mò mẩm với tấm thân mù lòa, cũng ra Chợ Đồn qua Hóa An, đến Tân Hạnh. “Vé số đây…
26 Tháng Sáu 2012(Xem: 28662)
Cuộc đời bắt đầu bằng tuổi trẻ, các em sẽ lớn lên sẽ choàng khăn với những huy hiệu. Các em sẽ học được gì ở nhà trường XHCN để được nhìn thực tế của cuộc sống
25 Tháng Sáu 2012(Xem: 22071)
Nắm một cục đất tôi quăng xuống suối, muốn nghe lại tiếng “tõm” ngày xưa. Nhưng không, chỉ một tiếng “Bịch” khô khan như một cái đấm vô tình đập vào lồng ngực. Tôi nghe nhói nơi đó. Ôi! Mãnh vườn và thời thơ dại của tôi đã bị sói mòn như con suối nhỏ.
21 Tháng Sáu 2012(Xem: 22458)
Tình yêu là xuất phát từ trái tim, từ cảm xúc trong tâm hồn. Thuyền hoa đã chẳng tấp được vào bến yêu nào, khi những nụ hoa còn thiếu bàn tay vun bón nên nó cứ trôi, trôi mãi, và rồi Quỳnh thiếp đi trong cảm giác trôi mơ bên tiếng sáo…
20 Tháng Sáu 2012(Xem: 30285)
Bạn Trần văn Vỏ, 1949, CHS K.08 NQ, lớp thất 4 Anh Văn, đã mãn phần trưa ngày 13/6/2012 tại Vũng Tàu, sau một thời gian lâm bệnh. Sau đó gia đình đưa bạn về tổ chức tang lễ ở Biên Hòa, ngã ba Thành
17 Tháng Sáu 2012(Xem: 27916)
Tôi nghĩ rằng, bài viết nầy là món quà quý giá gửi đến thầy cô, bè bạn nhân ngày hội tương phùng sắp đến. Đây cũng là tình cảm của học trò, đồng môn từ nửa vòng trái đất xa xôi chia sẽ ước mơ. Xin hãy sống vì kỷ niệm và bè bạn, khi nào ta hãy còn hiện hữu trên cỏi đời
16 Tháng Sáu 2012(Xem: 22916)
Một phim hoạt hình hay nhất tôi từng xem. Mạch phim nhẹ nhàng như hơi thở. Như làn gió thoảng qua. Một người con luôn nhớ về cha. Một người cha đã mất, một người con đã già Đây là cái phim câm hay nhứt và cảm động nhứt trong đời tui. Biết bao cô gái VN đã như nhân vật trong phim. Coi đừng có khóc nha !
16 Tháng Sáu 2012(Xem: 21812)
Đêm xuống dần bất chợt Phụng đến bên nàng lúc nào không hay.Phụng đã ôm vai nàng, đặt lên môi nàng một cái hôn nồng nàn. Hai người cùng vào phòng, họ ngủ một giấc ngủ an lành trong vòng tay yêu thương nhau.
14 Tháng Sáu 2012(Xem: 24137)
Đêm qua là đêm Hạnh Phúc nhất của tôi từ ngày tôi xa Phúc-Cũng là lần đầu tiên tôi mơ thấy anh về…Giấc mơ tuy chưa trọn vẹn vì tôi chưa được nghe những lời yêu thương từ anh, tôi chưa được ôm anh để nghe những lời an ủi.
10 Tháng Sáu 2012(Xem: 20949)
Người con gái Việt Nam bất hạnh với thế cuộc, bất hạnh với những nỗi oan khiên trên biển cả, bất hạnh với những lời miệt khi của những người không hiểu cho nỗi đau riêng của họ...
09 Tháng Sáu 2012(Xem: 32188)
Nhìn các con cháu vui vầy quanh quẩn, tôi đã không kìm được hai hàng nước mắt... Mượn tên một bài hát của nhạc sĩ Đức Huy để nói lên tâm trạng của mình, của một con tim vốn bị nhiều thương tổn.
07 Tháng Sáu 2012(Xem: 31259)
dù cách nhau nửa vòng trái đất hay cùng sống chung ở quê nhà, những người thân quen cũng như những bạn bè năm xưa “tình cờ” gặp lại nhau và có được những giây phút tương phùng, gắn liền quá khứ với hiện tại mà tưởng chừng như chỉ xảy ra trong giấc mơ...
04 Tháng Sáu 2012(Xem: 22748)
Cha kính yêu của con, chỉ còn hơn bốn tháng nữa, chị em chúng con sẽ tổ chức lễ cúng một năm ngày mất của cha. Có lẽ cha mẹ cũng vui cười nơi chín suối khi chị em chúng con hòa thuận, có cuộc sống sung túc, ấm êm nơi cái làng Chợ Đồn giờ đã lên phố thị.
03 Tháng Sáu 2012(Xem: 22527)
Có tiếng xe ngoài cổng và tiếng cười ríu rít. Bầy cháu tôi đã tới nhà. Tôi lại phải chạy ra mở cửa và như đàn chim chúng sẽ tíu tít chào. Chúng sẽ ôm hôn tôi với mùi thơm thật tuyệt diệu. Mùi thơm của trẻ con, của vô tư và thánh thiện.
28 Tháng Năm 2012(Xem: 22881)
“Mưa Trên Sông Đồng Nai” cũng diễn tả rất thực tình trạng xã hội miền Nam mà tác giả đã sống từ lúc sinh ra cho đến khi bỏ nước ra đi, gần 50 năm trời. Ba lãnh vực mà Kha đã “may mắn” hay “rủi ro” sinh hoạt là giới báo chí miền Nam, Quân Lực VNCH và tù đày sau năm 1975,
28 Tháng Năm 2012(Xem: 22324)
Xin gửi đến mọi người bài thơ “Ta đã thấy, đã nghe và đã nói” của NICK MỚI - XCAFE VN trên điện báo Dân Làm Báo. Những lời thơ vang vang như TIẾNG RÉO GỌI CỦA QUÊ HƯƠNG!
28 Tháng Năm 2012(Xem: 23667)
Từ đó về sau mỗi khi đến ngày này tôi thường hay suy nghĩ vẩn vơ. Chúng mình mang hoa tưởng nhớ người đã khuất đã bao lần trong đời nhưng có bao giờ nghĩ đến việc thay mặt người lính năm xưa tặng cho người ở lại một cành hoa nhỏ, thật nhỏ đủ để vắt lên vành tai đang ửng đỏ nỗi sầu chia ly muôn thuở.
27 Tháng Năm 2012(Xem: 33739)
Bình Nguyên Lộc viết: “Tôi đau cho cái nghĩa đời con người liền sau khi chết. Phút trước đây, mạng anh quý biết là bao nhiêu, mà phút sau này, xác anh là đồ bỏ. Ra cái quý chính là sự sống chứ không phải là thân thể nữa. Có đau hay không cho thân thể của con người?”
24 Tháng Năm 2012(Xem: 22474)
Nói chung, chuyện của xóm Bắc dốc Tòa không sao kể hết, chỉ kể lại phần đời của tôi lồng trong xóm này khi tuổi đã xế chiều. Mong con cháu ở xóm biết qua phần nào cái hồn của xóm ngày xưa