4:24 CH
Thứ Bảy
27
Tháng Tư
2024

THƯ GỞI BẠN NHÂN 30 THÁNG TƯ - NGUYỄN TRẦN DIỆU HƯƠNG

15 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 13913)


THƯ GỞI BẠN NHÂN 30 THÁNG TƯ


blank

Tháng 4 năm nay, tôi nhận được E mail của người bạn học thời thơ dại từ Montreal, Canada. Mới nói chuyện với bạn vài ngày trước qua đường dây điện thoại miễn phí vùng Bắc Mỹ từ Google trên computer. Hôm nay nhận được thư bạn với subject line bằng tiếng Việt "Hết rồi H. ơi!". Thư bạn chỉ có hai dòng báo tin Mẹ của bạn qua đời ở tuổi 78. Nước mắt tôi chảy ra vì hai lý do. Thương bạn từ nay không còn Mẹ để được an ủi, được thương yêu vô điều kiện. Mà cũng khóc vì đó cũng là câu nói Ba của bạn đã nói với Ba tôi ngày 30 tháng tư năm 1975. Bây giờ cả hai ông bố đã về với hạc nội mây ngàn để lại nỗi ngậm ngùi cho thế hệ thứ hai.

Bạn sinh đúng ngày 30 tháng 4, là con nhà khá giả, nên có tiệc mừng sinh nhật mỗi năm.

Tháng 4 năm 75, người ngoài Bắc vô Nam tay không, chuyến về tay xách nách mang, lưng đeo, bao nhiêu là đồ đạc.

Như nguyên tắc bình thông nhau, nhà cửa ngưòi trong Nam ngày càng trống vì đồ đạc trong nhà lần lượt nối đuôi nhau ra chợ trời, rồi… Bắc tiến. Từ đó tiệc sinh nhật dù chỉ có cái bánh bông lan có hàng chữ sinh nhật… trở thành mơ ước viễn vông. Những cô cậu bé mắt nai vào tháng tư năm 1975 vẫn còn cái bề ngoài ngây thơ, non trẻ nhưng tâm hồn đã trưởng thành, cằn cỗi từ lúc nào không biết. Thương nhất là các em bé còn nằm trong bụng mẹ, đã ra đời trong chia lìa mất mát như câu hát "Ngày con ra đời núi rừng cha sống lưu đày".

Học xong Trung học, đường tương lai bị bít lối vì quan niệm "hồng thắm chuyên sâu", vì chủ nghĩa lý lịch, là con trai ở "tui 17 bẻ gãy sừng trâu", bạn bị lùa đi thanh niên xung phong, sống chơ vơ giữa rừng già đào kênh, đốn rẫy mặc dù không mang lại một ích lợi cụ thể hay một hiệu quả kinh tế nào. Mỗi lần bạn về , khuôn mặt đen sạm, già cỗi dù bạn chưa đến hai mươi.

Về nhà thấy Mẹ vất vả, một nắng hai sương, các em ngơ ngác tự lo cho nhau, lôi thôi lếch thếch như một đàn gà con lạc cả cha lẫn mẹ. Ra đường, thành phố vắng hơn vì dạo đó "trại học tập cải tạo" mọc lên như nấm từ Bắc vào Nam. Người ta kiếm sống bằng một cái nghề khác xa chuyên môn của mình Ở một góc phố, ông Thầy dạy Toán ngày xưa ngồi bên lề đường vá xe đạp. Ghé thăm Thầy, Thầy trò ngồi trên lề đường, dưới bóng cây, không phải trong khung cửa lớp nhưng tình nghĩa Thầy trò vẫn như xưa. Thầy kể cho bạn nghe một đồng nghiệp của Thầy - dạy Triết ngày xưa - đang xuôi ngược đường Nha Trang-Saigon làm nghề lơ xe. Nhìn quẫn nhìn quanh, cuộc sống từ lúc nào đang trở thành một dấu “^” trên môi, trên mắt mọi người .

Bị đẩy đến ngõ cụt của đời sống, bạn ra đi, không phải trở lại rừng già với cái "mũ tai bèo che kín tương lai" mà bạn băng qua đại dương trên một chiếc ghe mong manh để hy vọng được học hành đàng hoàng, được thay Ba Mẹ nuôi em.

Từ đó mình lạc nhau vì "đời cua cua máy, đời cáy cáy mò".

Từ một gia đình đông anh chị em ở quê mình, bạn bắt đầu lưu lạc quê người tui mười tám một thân một mình, học bốn lớp, làm hai job part time trong nhiều năm dài, vững vàng thành công nhờ bài học "anh phải sống" của nhà văn Khái Hưng mình học từ thủa nào xa lắc xa lơ. Hình như mùa đông ở Michigan chưa đủ đông đá cả trời và đất, bạn qua Montreal, gặp được "cái xương sườn đánh mất từ thời ông Adam", và từ người Mỹ gốc Việt, bạn thành Canadian gốc Việt.

Rồi có một dạo, bạn được gởi qua làm việc ở "thung lũng điện tử", California, vẫn hay vô tiệm bán bánh mì ở downtown San Jose, gần trường tôi theo học lúc đó. Tụi mình lại "đuổi bắt nhau" như trò chơi trốn tìm hồi nhỏ, vì cà hai đứa cùng thích ăn bánh mì Việt Nam kẹp chả lụa, rắc muối tiêu, không có mayonnaise như bánh mì Mỹ, không có fromage "con bò cười” như bánh mì Tây. Cùng ờ một thành phố, cùng mua bánh mì ở một tiệm fast food nhỏ của người Việt Nam nhưng chưa có cơ duyên hạnh ngộ, mình vẫn chưa gặp nhau.

Gần 20 năm sau, nhờ internet, nhờ các đàn anh, đàn chị trong ngôi trường Trung học ngày xưa, mình tìm lại được nhau, mói biết mình đã cùng dừng chân ờ trại tỵ nạn Pulau Bidong , (và cả ở tiệm bán bánh mì) ở hai thời điểm khác nhau.

Nhiều người không tin là có một tình bạn trong sáng chân thành giữa hai người khác phái. Nhưng hơn ai hết, mình hiểu tình bạn đó tồn tại, ít nhất là đối với những người đã cùng trải qua một cơn "shock thời cuộc" như tụi mình, phải không bạn?

Vài ba năm, bạn vẫn v thăm quê hương một lần. Mỗi lần về, lại buồn thêm vì con nít bây giờ không được học Công dân giáo dục, không biết gì về lễ nghĩa đạo đức. Vì vậy mà T. ở Mỹ , rồi A. ở Pháp đã có “lời nguyền” không về lại quê nhà khi nào vẫn còn nhiều nghịch lý ở nơi mình mở mắt chào đời.

Bây giờ đang là những ngày cuối tháng 4, tôi biết ở Pháp, A. đang nuốt nước mắt vào lòng, ở Mỹ T. nước mắt lưng tròng, và ở Canada, bạn đang khóc cả tang chung lẫn tang riêng. Hèn chi ở nơi tôi ở, mấy hôm nay bầu trời vần vũ mây đen dù đang là giữa mùa Xuân vùng Bắc Mỹ. "Người buồn thì cảnh có vui đâu bao giờ" phải không bạn?

Tờ lịch tháng tư của bạn, cũng đầy dẫy bills của nợ áo cơm như của tôi và cùa bạn bè ở Mỹ, nhưng ngày 23 tháng 4 , bạn sẽ chú thích "ngày mất cả bầu trời" . Còn nhớ hồi nhỏ mình đã đọc ở đâu đó "mất mẹ là tai nạn lớn nhất trong đời". Cùng tất cả bạn bè ở khắp nơi trên thế giới, xin chân thành chia buồn với bạn v "tai nạn lớn nhất trong đời". Cứ khóc như ngày xưa bạn khóc giữa rừng già Xuyên Mộc, khóc như ngày xưa mình bỏ xứ lưu vong một mình. Và cứ khóc như tụi mình cùng nhỏ lệ vào ngày cuối tháng tư mỗi năm.

Tôi tin bạn, tin thế hệ của mình đủ sức làm được một điều gì đó cho đất nước mình. Để thế hệ đàn em không phải tô đen ô cuối cùng của tờ lịch tháng 4, đề thế hệ con cháu được học Công dân giáo dục, biết kính già yêu trẻ, biết ơn cha mẹ và thầy cô, biết ngã mũ chào khi một đám tang đi qua, biết đặt quyền lợi của Tổ quốc lên trên quyền lợi của cá nhân, biết thương yêu người khốn khó, bất hạnh… Và biết có nhiều hạnh phúc tinh thần khác lớn hơn ăn ngon mặc đẹp , lớn hơn những lạc thú vật chất khác của đời thường...

Bạn bè vẫn nhắc nhau một ngày nào đó, tờ lịch 30 tháng 4 không còn bị tô đen, ngày đó bạn sẽ được "tổ chức sinh nhật bù trừ" cho từ 37 năm qua, đã không có một ngọn nến nào thắp sáng ngày 30 tháng 4 của bạn, của đất nước…

 

Nguyễn Trần Diệu Hương

(Gởi đến L. , T. và A.- cuối tháng 4/ 2012)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tám 2014(Xem: 9915)
Nếu có người nào đáng để yêu thương nhất trên đời, thì đó chính là cha mẹ!
07 Tháng Tám 2014(Xem: 15675)
hơn bao giờ hết ban chấp hành hội ái hữu Biên Hòa California cũng mong đón nhận những tấm lòng… để chúng tôi vững lòng tiếp bước “đường còn dài nhưng chân cứng đá mềm”
06 Tháng Tám 2014(Xem: 10683)
Nguyện cho tất cả các anh thương phế binh được giảm mọi sự đau đớn, bệnh tật và có một cuộc sống an vui, hạnh phúc.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 10194)
Ai trên đời này mà không cần có một bà mẹ. Những người không còn mẹ nữa lại càng cần hơn ai hết, phải không?
05 Tháng Tám 2014(Xem: 10703)
Con nhớ mùi thơm của má. Mùi mồ hôi muối mặn nồng và nụ cười móm xọm của má.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 18508)
Chúc mừng gia đình quân lực VHCH có một hậu duệ tài ba. Chúc Việt luôn thăng tiến trên con đường binh nghiệp và xin chia vui cùng gia đình.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 12351)
Tiếng hát đã bay cao, người hát đã về cát bụi để lại bao ngậm ngùi tiếc thương cho người ở lại.
20 Tháng Bảy 2014(Xem: 11906)
Thế mà ta vẫn vượt qua, anh và em và tình yêu của chúng mình.
20 Tháng Bảy 2014(Xem: 10728)
Bây giờ nhớ đến anh, đến 3 Đạo, đến Tống Ngọc Yến, đến Bùi thị Tròn và cả những người bạn đã nằm xuống, Ốc vẫn nghĩ: Cám ơn đời ...
18 Tháng Bảy 2014(Xem: 10888)
"Phải chi, phải chi nước mình bây giờ có một người lãnh tụ tài ba dám đối mặt với sự bất công phi lý của chế độ Cộng Sản như vậy thì đở biết bao.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 12267)
Thế nhưng, có đi chuyến hội ngộ này tôi mới biết Ngô Quyền là một gia đình thật sự. Không có gì phải e dè.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 10679)
Những bâng khuâng nầy khắc khoải không như những bâng khuâng nhẹ nhàng khi tôi đọc lại "Nửa Chừng Xuân"
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 10296)
Cám ơn Ngô Quyền, tình nghĩa thật đầy. Hẹn lần khác có duyên gặp lại.
21 Tháng Sáu 2014(Xem: 10798)
nhớ nao lòng cái im lặng đến lạ lùng của cánh cổng trường khép lại khi mùa hạ về, mặc cho lũ ve kia vẫn vui chơi rền vang hát gọi...
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 12993)
Ba ngày sau, con gái sinh em bé, con trai cũng báo tin đã có việc làm. Niềm vui của mẹ nhân đôi.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 10919)
Xin gửi đến các bạn là những người lính VNCH. Các bạn cũng là những người tù Cộng Sản đã trở về sau bao nhiêu năm gian khổ nhục nhằn
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 9848)
Với tôi, Nguyễn Xuân Hoàng tượng trưng cho sự hiền hòa, thân thiện và can đảm
17 Tháng Sáu 2014(Xem: 9628)
Thực ra không ai có thể chọn lựa một căn bệnh để được chết theo ý mình
16 Tháng Sáu 2014(Xem: 10003)
Cho ba bớt hai ngàn, để lát về xe lỡ có hư như lần truớc ba có tiền sửa
15 Tháng Sáu 2014(Xem: 9985)
Tôi nhớ và thương ông nhiều lắm. Ngược lại tôi cũng là đứa con gái ông cưng nhứt nhà.
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 9491)
Nghe tôi thú thật, bố khép khít đôi mắt như một người lấy gan nhổ khỏi chân một cái gai; xong bố mở mắt nhìn mọi người, rồi nhìn tôi
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 10201)
cứ như những phiến đá muộn phiền nặng oằn trên đôi vai của thầy hiệu trưởng.
07 Tháng Sáu 2014(Xem: 10724)
Hãy ngủ yên đi cháu! Hãy sống vui vẽ, bình an trong vòng tay yêu thương của ba mẹ và gia đình
03 Tháng Sáu 2014(Xem: 10585)
"Cái con khỉ gió. Cho ăn học để giờ này mày đem má ra viết chọc quê hả?
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 10060)
Vậy mà cha nỡ đành đem bán vợ đợ con để kết bạn với chúng.
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 10713)
Có thật là giữa ông ta và tôi có một mối liên hệ nào đó và ông đang rất muốn gặp tôi
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 16425)
Thầy ơi, bởi vì trái đất tròn. Thương sao trái đất vẫn tròn.
31 Tháng Năm 2014(Xem: 10049)
Hình như tháng Sáu đang gỏ cửa . Còn 2 ngày nữa mới tới. Tháng Sáu ơi.
28 Tháng Năm 2014(Xem: 10426)
con như mất cả một gia tài quý giá mà cả đời con không còn hy vọng gì tìm lại .
28 Tháng Năm 2014(Xem: 9305)
Mẹ tôi không có ý kiến. Bà nói chuyện hôn nhân là của tôi, tôi phải tự định đoạt.
24 Tháng Năm 2014(Xem: 9989)
Tui cầm mấy món quà của ba trên tay mà xúc động. Tui muốn ôm ông như ngày còn bé
22 Tháng Năm 2014(Xem: 10610)
Hãy hạ lá cờ đó xuống và cùng chúng tôi chống giặc ngoại xâm bằng trái tim thật sự hướng về tổ quốc.
17 Tháng Năm 2014(Xem: 8722)
Ông thấy mình như trở lại thời trai trẻ trong một giấc ngủ thật dài của kiếp người tha hương
17 Tháng Năm 2014(Xem: 9968)
Thực ra nếu có Uyên ở đây cũng chưa chắc tôi nói được gì. Chẳng lẽ tôi đến thăm cô như một chuyện tình cờ? Chẳng lẽ tôi hỏi bà Phan là tôi muốn gặp Uyên?
11 Tháng Năm 2014(Xem: 9933)
Anh thở dài, vội vàng đứng lên đi lang thang trên đường phố đông người trong khung cảnh nhộn nhịp của thành phố New York mong tìm sự lãng quên trong tâm hồn
11 Tháng Năm 2014(Xem: 10724)
Ai cũng viết về mẹ. Tui cũng viết một chút về má tui. Bả thiệt là nhà quê và có nhiều chiêu rất lạ.
10 Tháng Năm 2014(Xem: 11521)
Ngày nào còn con người với những buồn vui mất mát, đau khổ lẫn ước mơ, ngày đó tiếng thơ Trần Kiêu Bạc còn mãi ngân vang.
10 Tháng Năm 2014(Xem: 10679)
Nghĩa trang hôm nay không lạnh lùng phải chăng có được từ tình đồng hương Biên Hòa ấm áp?
05 Tháng Năm 2014(Xem: 8753)
rong khi đó thì tâm hồn bạn cũng “thăng hoa” đem muôn vẻ hạnh phước lại cho thế gian.
03 Tháng Năm 2014(Xem: 11025)
Nợ non sông ơn đồng đội, bằng cả sự trân trọng và cảm thông; xin được nói với nhau một lời “Chúng tôi là người lính”
30 Tháng Tư 2014(Xem: 10691)
Qua ánh đèn của bệnh viện, tôi thấy Tư lệnh đưa tay nâng sửa cặp mắt kính đen và hai giọt nước mắt từ từ chảy lăn dài trên khuôn mặt đau thương
29 Tháng Tư 2014(Xem: 11058)
Bây giờ tôi chỉ là một người lính già lưu vong nơi đất khách quê người, nhưng tinh thần chiến đấu và ước mơ cho một ngày đất nước thật sự thanh bình không cộng sản sẽ không bao giờ già trong tôi.
28 Tháng Tư 2014(Xem: 10921)
không như một số ít người không làm việc thiện mà hay đem tiền dành dụm đi đóng tiền điện tiền nước cho các sòng bài, đôi khi không có tiền đóng tiền nhà đầu tháng cũng vì cờ bạc.
24 Tháng Tư 2014(Xem: 22370)
Nhưng anh vẫn tin, lòng tin ấy không đặt vào bất cứ một giá trị vật chất nào, mà vào tình yêu của trái tim
24 Tháng Tư 2014(Xem: 16744)
Nếu phải làm lại từ đầu, thì tôi cũng vẫn làm như thế. Tôi biết rằng làm như thế là tôi mất tất cả, mất tất cả trừ DANH DỰ.
23 Tháng Tư 2014(Xem: 10315)
Thế mới biết, cách xưng hô thực vô cùng quan trọng. Nó cho thấy rất rõ tình cảm , tư cách , đạo đức, giáo dục… của người nói vậy
22 Tháng Tư 2014(Xem: 9093)
Cho nên, có thể nói rằng các cụ chẳng khác gì những cổ thụ bị bứng lên đem trồng một vùng đất lạ.
22 Tháng Tư 2014(Xem: 10558)
xin cho tôi được sinh ra nơi Cù Lao Phố một lần nữa. Chẳng là gì cả. Chỉ đó là quê hương tôi mang trong tim.
22 Tháng Tư 2014(Xem: 10204)
chú Bảy tôi cưới người con gái ấy, sau nầy sinh được một trai, một gái cho chú, rồi thiếm Bảy ra đi vì đau bệnh nặng
18 Tháng Tư 2014(Xem: 10990)
Và cô nhẹ nhàng hôn lên trán tôi, rồi quày quả bước ra cửa. Tôi nghe tiếng giày khua rất chậm ở dốc cầu thang. Và tiếng động cơ xe nổ giòn, lăn bánh.