12:04 SA
Thứ Bảy
27
Tháng Tư
2024

NHỚ CÔNG TRẠNG NGƯỜI ƠN - TRẦN VĂN TRUNG

07 Tháng Giêng 201312:00 SA(Xem: 15008)

 NHỚ CÔNG TRẠNG NGƯỜI ƠN

truongvky-large-content

 Tục ngữ VN thường hay nhắc «Ăn trái nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ người đào giếng».

 Người Việt Nam, dù ở trong nước hay sống xứ ngoài, hằng ngày đều nói tiếng Việt, viết chữ quốc ngữ, dạy con cháu luân thường đạo lý, chớ nên quên ơn người đã có công giúp mình, chấn hưng nền văn hóa nước nhà, mà hiện nay vẫn còn thọ hưởng: nhà bác học Petrus Trương vĩnh Ký, người đầu tiên phát huy nền văn học, hoàn mỹ chữ quốc ngữ Việt Nam.

I. THÂN THẾ, SỰ NGHIỆP

1. TIỂU SỬ : Ô. Jean Baptiste Trương vĩnh Ký, thường được gọi là Petrus Ký

tự Sĩ Tải, sanh ngày 6-12-1837, mất ngày 1-9-1898, tính đến đầu năm 2013, được gần 115 năm.

 Thân thế, công trình văn hoá, sự nghiệp xã hội chánh trị của Trương tiên sinh từ hơn một thế kỷ nay, đã được các vị giáo sư trí thức, học giả, giới báo chí trong nước và xứ ngoài đề cao, tôn vinh tài đức của nhà thông thái. (Các Giáo Sư Tiến sĩ Nguyễn thanh Liêm, GS Nguyễn vĩnh Thuợng, GS Vũ Ký, GS Dương ngọc Sum, Tiến sĩ Trần văn Đạt v.v...)

 Trong hơn thập niên gần đây, những đặc san của Liên Hội Ái Hữu Petrus Ký Nam Bắc Cali, các hội ái hữu cựu học sinh Liên Trường,Trung học Petrus Ký tại Pháp, và các nước khác trên thế giới đều ca ngợi biên soạn tài liệu sách vở của nhà Bác Học lưu lại.Tuyển Tập «Hiện tượng Trương vĩnh Ký» là quyển sách rất phong phú, súc tích, giá trị, được thực hiện bởi Tiến sĩ Trần văn Đạt và các Ông Lê thành Lân và Phạm hồng Đảnh tại Cali năm 2005, tập trung những bài viết của các vị văn hữu.

 Bài lược khảo này chỉ nhằm thuât lại các sự kiện liên hệ với Trương tiên sinh sau 100 năm quá cố.

 2. GIA ĐÌNH : Gia phả của Trương tiên sinh gồm có :

 Ô.Trương vĩnh Ký Jean Baptiste (6/12/1837 – 01/9/1898)

 Bà Vương thị Thơ (08/6/1841 – 17/7/1907)

 Ông bà sinh được 9 người con : 7 trai, 2 gái. Người con út thứ 9 là Ô. Trương vĩnh Tống Nicolas (11/3/1884 – 21/8/1974) kết hôn với bà Trần thị Lộ Elisa (28/3/1890 –20/4/1967).

 Bà phu nhân Trương vĩnh Tống là ái nữ cựu Đốc phủ Sứ Trần bá Thọ, cháu Tổng Đốc Trần bá Lộc. Khi xưa là Hội Trưởng «Hội Bạn Trẻ Con » Nam VN và hội viên hội Tương Trợ Cựu Chiến binh Pháp-Việt, được cựu Toàn quyền Nam kỳ Decoux ân thưởng bà huy chương «Kim Bôi ».

 Hai ông bà Trương vĩnh Tống Nicolas sanh được 14 người con chánh (11 trai, 3 gái)

Hiện nay, chỉ còn 3 người sanh tiền : bà Suzanne DAVANT (con thứ 13), bà Yvonne VINCENT (con thứ 14) và ông Charles Trương vĩnh Tống (con thứ 15).

 Ngoài 3 người trên, Ô.TVT Nicolas còn có 2 người con khác còn sống là bà Marguerite TVT và Vincent TVT.

 Một đặc điểm đáng lưu ý là trước khi lìa đời, cụ Trương vĩnh Ký đã chọn con trai út là ông Trương vĩnh Tống Nicolas để uỷ quyền thừa kế. Đến 50 tuổi, với đức tính ông Trương vĩnh Ký được vua Đồng Khánh tri ngộ, triệu vô kinh lãnh chức Ngự Điện giảng quan và dạy tiếng Pháp. Nhưng tuổi già sức yếu, lại lâm bịnh nặng, nên mấy tháng sau, ông phải cáo từ vua trở về Nam, vua hết sức mến tiếc, ngự tứ một bài thơ bằng chữ Hán, để khen ngợi đức tính của người quân tử (niên hiệu Đồng Khánh thứ 2).

 Ông Trương vĩnh Tống dịch thành thơ vần quốc ngữ, gồm 234 câu, và được trích như sau : …….

 Đương nay vận nước nhiều nàn

 Vì ta giúp đỡ, lo toan những điều

 Việc kia mối nọ cũng nhiều

 Vừa trong sáu tháng thảy đều đặng an.

 ……

 Sau khi Trương tiên sinh từ trần (01/9/1898), vua Đồng Khánh ban cho ông biệt hiệu «Nam Trung Ẩn Sĩ ». Thương tiếc ông Trương vĩnh Ký, nhà Học giả truyền bá tư tưởng cương thường Khổng Mạnh và khoa học Tây Âu, triều đình trọng dụng, đã phong chức hàm Cơ Mật Viện Tham Tá sung Hàm lâm viện Thị Giảng học sĩ.

 Một giai thoại mà tôi có dịp may được mạn đàm với người con thứ 12 Ô.Trương vĩnh Tống Nicolas là Ô. TVT Henri (24/4/1923 -12/3/2009), Ô. được nghe cha kể lại, là khi còn sanh tiền, cụ Trương vĩnh Ký, ngoài việc sáng tác các tác phẩm dạy ngữ học văn phạm, ngôn ngữ, tự vựng…, còn có biệt tài tính toán để chọn lựa ngày sanh con trai hay gái trước khi bà vợ mang thai. Ông đã tiên đoán với các Thống Đốc, Tỉnh Trưởng Pháp là phu nhơn ông sẽ nhiều trai như ông muốn. Kết quả đúng theo lời đoán và ông luôn thắng cuộc thách đố. Việc này, khi còn trẻ, tôi đã được nghe ông nội tôi dạy là áp dụng quẻ bát quái âm dương hỏi tuổi chồng, tuổi vợ, tháng thọ thai để biết số chẵn (âm) hay lẻ (dương). Xong xếp 3 số theo «quẻ» của bát quái (8 quẻ) là biết ngay trong một phút, có thai trai hay gái, hoặc dự định sanh gái hay trai. Sác xuất cách tính cổ truyền VN này, đa số có phần đúng.

3. CÔNG TRÌNH VĂN HOÁ

 Về việc bảo tồn luân thường đạo lý đông phương, đã được nhiếu nhà văn, sách báo tường thuật.lý tưởng của Trương tiên sinh được minh chứng qua :

a) Câu đối của giáo sư Ưng Thiều viết, để khắc trên hai cột cổng trường Petrus Ký trước năm 1953:

 Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt
Tây, Âu khoa học yếu minh tâm

(Tạm dịch : Tam cương, ngũ thường của đạo Khổng Mạnh nên khắc vào xương cốt, khoa học Âu Tây cần phải ghi tạc vào lòng).

 Thầy Ưng Thiều (1893 -1975 ) là cháu đích tôn của Thi bá Tuy-Lý vương Miên Trinh, con thứ 11 vua Minh Mạng. Ông là thầy học của Vua Duy Tân và là Giáo Sư Hán văn đại học Văn khoa Sàigòn.

b) Sách «Sơ học vấn tân Quốc ngữ Diễn ca» (Répertoire pour les nouveaux étudiants), chép ra quốc ngữ dẫn giải, của cụ P.J.B.Trương vĩnh Ký viết, do ấn quán Saigòn «C. GUILLAND et MARTINON» in, xuất bản năm 1884.

 Sách được trình bày qua ba loại chữ : Hán, Nôm, Pháp, in trên 36 trang. Mỗi trang kết luận bằng bài thơ lục bát văn nôm và dẫn giải.

 Theo lời dẫn của tác giả, dụng ý được tóm tắt như sau : sách «Sơ học vấn tân» nghĩa là « kẻ mới học hỏi bến», là sách An nam làm cho con nít học cũng như bên Tàu Tam-tự-kinh vậy. Sách này tóm cả truyện bên Trung quốc, cả truyện bên nước Nam ta nữa, lại có kể ra phép học, bài thi, khuyên gắng công học cho chuyên.

 «….Học thì chẳng phải là học cho biết viết chữ cho thuộc tiếng nói mà thôi,mà lại phải học nghĩa-lý phép tắc, lễ nghi cang-thường luân lý, là giềng mối mà xử trí trong việc ăn ở trong đời với thiên hạ. Ấy là lịch, ấy là thanh. Nên phải do cựu tùng tân mới là phải : chẳng nên mới chuộng cũ vong mà mang lấy tiếng «yểm cựu nghinh tân». Vì vật hữu bốn mặt, sự hữu thỉ chung, tri sử liên hậu, tắc cận đạo hỉ ». P.J.B. TRƯƠNG VĨNH KÝ

 Theo các tài liệu lược khảo của nhà văn Nguiễn-ngu-Í (di cư vào Bến Gỗ Biên Hoà Nam VN trước 1945) của GS Nguyễn vĩnh Thượng (2002) thì từ tháng 7 năm 1958, Ô.Trương vĩnh Tống Nicolas đã đem tặng viện Khảo Cổ Sàìgòn tất cả những tài liệu và sách vở trong thư viện gia đình của thân phụ ông mà ông còn giữ lại. Rất nhiều bản thảo do chính ông Trương vĩnh Ký chưa in, hiện còn tàng trử tại các thư viện khoa học xã hội Trung ương ở Hà Nội và thư viện KHXH tại Sàigòn (1958), và tại nhà thờ Chợ quán ở Sàìgòn.

 Sau biến cố 1975, theo báo chí Sàigòn kể lại, một số giấy tờ tài liệu của nhà bác học được tìm thấy nơi chợ trời, do nhà buôn bán lẻ, dùng gói hàng cho người mua lặt vặt. Một phần tài liệu khác may mắn được hậu duệ của nhà bác học, là Ô.Trương vĩnh Tống Charles, cháu thứ 15, mang theo sang Pháp và hiện còn lưu giữ riêng.

 Điều may mắn khác là tại thư viện «Maison de l‘Asie» 22 Av Pdt Wilson Paris 16, và Học Viện Cổ Viễn Đông rue de la Pérouse Paris 16, còn lưu giữ sách báo xưa liên hệ đến nhà bác học TVK mà các nhà biên khảo có thể đến tra cứu tại chổ. Tóm lại các sách di cảo đã hoàn thành hay còn dang dở của Trương Tiên sinh sẽ mai một với thời gian vì thời cuộc.

 II. SỰ KIỆN HIỆN TÌNH

 Gần 114 năm sau ngày vị bác học TVK tạ thế (1898 – 2012), mà mộ phần ông được xây lập tại chợ Quán Sàigòn, nóc nhà mồ bị hư hỏng, và cần được tu sửa. Từ 2008, ngôi mộ này vắng lạnh, điêu tàn và lặng lẽ trên mảnh đất ở góc đường Trần hưng Đạo và Trần bình Trọng (quận 5 TPHCM), vẫn được cháu cố vị bác học, hậu duệ của Ô.Trương vĩnh Thạnh Pierre (con thứ 7 của Ô.Trương vĩnh Tống) trông nom canh giữ, sống qua ngày trong căn lều bán bia và «ốc núi luộc» trong khuôn viên phần mộ.

 Những cháu khác của nhà bác học, may mắn được xuất ngoại, hiện sống tại Pháp, và Âu châu. Nhằm mục đích bảo tồn ngôi mộ bậc tiền bối, tác phẩm, di sản của ông nội, ông cố nội và cố ngoại, đã lập tại Paris (Pháp) một hội đoàn trong phạm vi gia đình : hội « Descendants de Petrus Ký».

  1. HỘI DÒNG DÕI PETRUS KÝ.

 Từ 2008, Hội Dòng Dõi Petrus Ký ‘’ DDPK ‘’ ( Association «Descendants de Petrus Ký» là hội duy nhứt được thành lập tại Pháp ngày 20/5/2008, gồm thân quyến hậu duệ Ô. Petrus TVK, quy định bỡi đạo luật Pháp ngày 01-7-1901 và sắc lịnh 06-8-2001 ( công báo Pháp số 2105 -14-6-2008 ).

 Hội được lập nhằm mục đích:
- Tập trung những tác phẩm của nhà bác học VN đa ngữ TK XIX :
- Phổ biến văn chương giúp các giới sinh viên, nhà sưu tầm, giáo sư, sử gia, nhà

 ngữ học v. v..., có ý định khảo cứu hoàn hảo nhà bác học này.
- Bảo tồn quý kính ngôi mộ bậc tiền bối.
- Tiếp nhận các hội đoàn khác cộng tác với hội này.
Thành phần ban quản trị hội DDPK gồm có ;
- Hội trưởng : Ô. Trương vĩnh Tống Gilbert (cháu cố nội)
- Phó hội trưởng : Ô. TRẦN Vincent (cháu nội)

 Ô. DAVANT Clément (cháu cố ngoại)

 - Thủ quỹ : Bà Nguyễn văn Nguyện Agnès (cháu cố)
- Tổng thơ ký : Bà Trương vĩnh Tống Marie Christine (cháu cố nội). 

 

 2. SINH HOẠT HỘI DDPK.

 Mùa hè năm 2010, hội DDPK đã mời các hội ái hữu khác tại Paris và cựu học sinh P.KÝ để hội ngộ lần đầu tiên, trình bày các ngôi mộ vị Bác học tại Chợ Quán và nơi sinh quán tại Cái Mơn. Đầu năm 2012, tình trạng nóc nhà mồ bị hư dột, khuôn viên mộ phần thiếu trùng tu chăm sóc, vì thiếu tài trợ của gia đình, lẫn chánh quyền. Vị trí cuộc đất ngôi mộ nhà bác học duy nhứt từ xưa nay, lại nằm nơi trung tâm khu chỉnh trang đô thành, chung quanh toàn dãy lầu cao, nhà sang trọng. Để tránh dự định cuộc truất hữu mảnh đất, sau sự cảnh cáo, nếu tình trạng hoang tàn mãi mãi duy trì, và bảo tồn ngôi mộ bậc tiền bối một thiểu số hậu duệ ông Petrus Ký thuộc DDPK đã nhờ một công ty Mỹ A-Moc tại Sàigòn, và một kiến trúc sư VN, cựu học sinh Petrus Ký, vẽ họa đồ, thực hiện dự án với phí khoản gần 3.000 euros.

 Ngày 25/2/2012, trong dịp tiệc tân niên Nhâm Thìn do hội ái hữu P.Ký Paris tổ chức, một cựu học sinh P.Ký quen với gia đình nhà bác học, đã giới thiệu hội DDPK với LS Nguyễn văn Hoàng, hội trưởng hội trên, ngỏ ý quyên tiền cứu trợ tu sửa nóc ngôi mộ. Hai mươi chín thực khách, nguyên cựu học sinh P.Ký hay không tại Paris, đã góp tại chỗ ngân khoản 726 euros và giao lại tại chỗ cho hội DDPK. Với sự đóng góp của gia đình hội này, và tồn quỹ của hội, chỉ còn thiếu lối 800 euros để hoàn tất công tác tu sửa trước mùa mưa đầu tháng 3 dương lịch 2012.

 Một chiến dịch khác đã được phát động từ Paris qua liên lạc viên của hội DDPK từ đầu tháng 7/2012, đến 2 hội ái hữu P.Ký Nam, Bắc Cali và quý vị cựu học sinh LPK, để kêu gọi lòng hảo tâm quyên góp khoản 800 euros còn thiếu hụt.

 Nhận được tin cứu trợ qua «mạng», ban chấp hành hội AHBH Cali, hai hội AHPK Nam, Bắc Cali vội phổ biến rộng đến hội viên và các cựu học sinh LPK.

 Kết quả sau một tháng vận động (đầu tháng 8/ 2012) qua các vị đại diện các hội trên, các nhà mạnh thường quân đã quyên góp được 1.100 US (lối 800 Euros) vừa đúng số tiền còn thiếu, để đủ 3.000 Euros. Danh sách các ân nhân được kể như sau, do đại diện báo : hội AHPK/ BC= 200$, hội AHPK/NC = 250$.

Các ông : Paul Van, Bs Trần văn Thuần, Nguyễn qui Định, Tôn Trường Vũ, GS Nguyễn thanh Liêm, GS Nguyễn văn Sâm, GS Đào kim Phụng, TS Mai thanh Truyết, Vechai van Nguyen.

 Đại diện quyên góp cứu trợ tại Mỹ là Ô. Lâm Mỹ Hoàng Anh, hội trưởng hội AHPK /NC đã chuyển số tiền trên cho thủ quỹ hội DDPK Paris, ngày 25-7-12. Hội này đã nhận tiền, và chuyển về Sàigòn (VN), cùng với sự ủng hộ cựu học sinh PK tại Pháp, Ô. Trương thế Hảo. Việc tu sửa mộ phần đã hoàn tất.

 

 Sau khi cảm tạ các ân nhơn tại Pháp (25/2/12) trên mạng, hội DDPK đã tỏ lời cám ơn quý hội ái hữu PK tại Mỹ, các vị mạnh thường quân với sự vận động nhiệt tình của quý ông : Lâm Mỹ Hoàng Anh (Nam Cali), Trần văn Nam (Bắc Cali) TS Nguyễn thanh Liêm, Trần việt Hải và tất cả quý vị khác, để nhờ các đại diện chuyển lại lời cảm tạ.

 Kết luận, nhờ tinh thần nhớ cội nguồn, và người ơn bác học Trương vĩnh Ký đã quá cố gần 114 năm, quý vị cựu học sinh Petrus Ký và thân hữu đã bảo tồn quý kính ngôi mộ bậc tiền bối, Trương tiên sinh, để tránh truất hữu, cải táng.

 Xưa, Nguyễn Du, tác giả truyện Kiều văn nôm, đã tỏ bày cảm tưởng :
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố-Như

 Tạm dịch : Ba trăm năm nữa trong thiên hạ
Chẳng biết còn ai khóc Tố-Như

 Nay đối với Trương vĩnh Ký Tiên sinh, xin thay hai câu thơ khác :
Hơn trăm năm cũ, sau tạ thế
Vẫn còn người tưởng nhớ ngài Trương

 Cảm tưởng về lòng hảo tâm và sự kiện hiếm có này, được gói ghém qua các vần thơ mộc mạc sau : 
TRƯƠNG TIÊN SINH
Văn hóa cương thường, trọng suốt đời
Văn hào thế giới, danh rạng ngời
Trăm năm tạ thế, người còn nhớ
Tài đức vẹn toàn, bậc tuyệt vời,
Hồn người chín suối được thảnh thơi,
Bình sanh lo lắng đã trút vơi,
Mặc lời phê phán công với tội
Đừng quên ơn nghĩa hỡi ai ơi !

 PARIS 20 -12- 2012
TRẦN VĂN TRUNG
Cựu học sinh Petrus Ký

 

 






 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Tám 2013(Xem: 17833)
Cám ơn các anh các chị người của Biên Hoà, Long Thành, Phú Hội, Phú Mỹ, Phước Thiền, Phước Kiểng… của Ngô Quyền, Tam C… cám ơn Cù Lao Phố, Cầu Mát, Đồng Nai, Tân Vạn, Bửu Long, Châu Thới...
17 Tháng Tám 2013(Xem: 13132)
Thầy của chúng tôi, một bệnh nhân hạnh phúc , nỗi đau của thể xác sẽ vơi đi nhờ những viên thuốc nhỏ xíu , và nhờ chân tình của đồng nghiệp và học trò…
14 Tháng Tám 2013(Xem: 12029)
Tôi vẫn nghĩ, ai mà chẳng có một bà mẹ. Tuy vậy mãi về sau tôi mới hiểu vì sao cha tôi lúc nào cũng nhắc tới câu nói trên
13 Tháng Tám 2013(Xem: 14204)
Những chiếc ghế còn bỏ trống không chỉ là một tiếng nói, mà còn là một thông điệp cho những người sống. Bài thơ không chỉ viết cho một người mà cho nhiều người…
13 Tháng Tám 2013(Xem: 14313)
Vậy là chai dầu không cùng tôi trở lại quê Mẹ. Nhưng hơn bao giờ, tôi thấy chai dầu xanh đang ở trong tim mình.
12 Tháng Tám 2013(Xem: 13856)
Hãy bắt chước đúng y việc nào ông dạy, nhưng cố tránh những việc ông mày làm… khi ông bắt buộc chúng con đi vào khuôn phép!
11 Tháng Tám 2013(Xem: 12123)
Đám sinh viên Nam Kỳ Quốc mượn tạm gia đình các thầy để giải sầu xa xứ. Các thầy đã dang tay đón lấy những đứa con sớm rời tổ ấm này.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 12023)
có ý thức cảnh giác với” bọn con trai” nên tôi cố tìm cách “thoát” khỏi anh trong lúc này, may thay, vừa đến ngả tư, một chiếc xe bus trờ tới rồi tấp vào trạm
01 Tháng Tám 2013(Xem: 13175)
Hãy chăm chút những đóa hồng nhung thơm phứt và xin đừng, xin đừng đạp lên chúng tôi: Những đóa hoa dại nhỏ nhoi bên đường.
30 Tháng Bảy 2013(Xem: 13488)
Chút tình cảm quê hương còn sót lại trong Má tôi chắc đã chôn vùi với Ba tôi rồi. Nói vậy mà sao mắt bà vẫn ướt. Xúc động vẫn còn trào ra từng kẽ mắt, vành môi run... Làm sao quên được ký ức tươi đẹp đó phải không Má?.
30 Tháng Bảy 2013(Xem: 10310)
Những người bạn quê nghèo thời thơ ấu bây giờ đã trôi dạt mỗi người mỗi nơi. Một số đã nằm xuống thảm thương trong cuộc chiến ý thức hệ giữa Tự Do và Cộng Sản
27 Tháng Bảy 2013(Xem: 13099)
Nhìn lại “ Một Thời Thơ Dại” thấy thương và nhớ nhiều lắm. Nhớ chợ Biên Hòa, con đường Công Lý, cây cầu Rạch Cát để về Cù Lao. Nhớ hết tật xấu một thời để thương lấy tha nhân.
22 Tháng Bảy 2013(Xem: 12354)
Những cựu chiến binh Hoa kỳ, cựu Quân Nhân VNCH con không được dịp biết tên. Nhưng với cái nhìn của kẻ hậu sinh các chú, các bác đã đến đây bằng tấm lòng với bao ý nguyện dở dang. Xin cho con một sự kính trọng và quý mến.
20 Tháng Bảy 2013(Xem: 11884)
Biên Hòa thuở thanh bình, dẫn ta đi thăm lại các cảnh cũ, từ Cù Lao Phố đến núi Bửu Long và làng bưởi Tân Triều, từ quán Mì Chú Mừng trong hẻm nhỏ cạnh tiệm ảnh Phạm Lung cho tới Dưỡng Trí Viện v.v…
20 Tháng Bảy 2013(Xem: 12689)
có một nơi bây giờ là ban đêm, một người Thầy, một người Cô hay đồng môn, một mình trước màn ành nhỏ cũng cũng chung vui với nụ cười trong ngấn lệ.
17 Tháng Bảy 2013(Xem: 11011)
Tôi xin mượn lời cuối để cám ơn ban tổ chức đã không ngại khó khăn đã thường xuyên tạo cơ hội cho Thầy Cô, học trò cùng vui chơi với nhau
02 Tháng Bảy 2013(Xem: 12405)
Cô trong tâm tưởng của em lúc nào cũng là một vị thầy đáng kính, và tình cảm cô dành cho em quá ấm cúng, bao la, tình cảm của một người chị cả luôn luôn che chở các em.
02 Tháng Bảy 2013(Xem: 11399)
Tôi chắc rằng lứa học trò cách đây hơn 50 năm vẫn giữ hình ảnh thanh cao của những cô giáo ở trường Nữ Tiểu Học Biên Hoà trong trái tim mình.
30 Tháng Sáu 2013(Xem: 18254)
Tân Uyên là nơi ghi dấu nhiều kỷ niệm khó quên trong những năm đầu bậc trung học của tôi. Nó cũng là nơi mang lại bao nhiêu nỗi cảm hoài.
28 Tháng Sáu 2013(Xem: 12365)
Mùa hè ngày xưa là mùa chia tay, mùa hè bây giờ là mùa đoàn tụ. Hãy cho nhau nụ cười và vòng tay ấm thân thương. Ngô Quyền mãi là ngôi trường yêu dấu của những người con xứ Bưởi.
23 Tháng Sáu 2013(Xem: 13026)
Ai cũng chỉ mong được như vậy thôi. Vợ chồng thuận hòa và con cái ngoan ngoản, hậu vận gia đình sẽ được ấm no thịnh vượng. Nhưng mong mỏi là một chuyện, mà thực tế không được như vậy
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 11694)
Phận người, sương khói, phận nổi trôi Có ai biết được tương lai ta phiêu dạt đến nơi nào ? Thuyền tình tha phương đến khi nào cập bến hay mỏi mắt ngóng trông, không bến đậu ?
08 Tháng Sáu 2013(Xem: 12568)
Anh ta vui trong cái vui đoàn tụ của gia đình. Cả nhà cám ơn rối rít người Mễ tốt bụng. Không có gì mừng rở hơn tìm được người bị bệnh Alzheimers đi lạc về nhà.
05 Tháng Sáu 2013(Xem: 14468)
Đình ơi hãy tỉnh dậy và đứng lên. Ngày về Đà Nẳng vẫn còn chờ, bạn bè Ngô Quyền vẫn hằng mong. Và CD với mười một ca khúc vẫn còn dở dang... Đình ơi hãy tỉnh dậy...
31 Tháng Năm 2013(Xem: 13022)
hãy chấp nhận và bao dung cho nhau, còn hơn là sống đạo đức giả che mắt thế gian trong khi trong lòng thì khinh thường và xem nhau như bèo rác.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 13538)
Thầy Cô Kính mến, bạn bè đồng môn thân thương chờ gì? Không khép lại từ đây, Không ghi danh về tham dự, để được tay nắm chặt bàn tay, cười cho long trời lỡ đất, cùng chúng tôi chung lời ca “Ngô Quyền vang tiếng gọi”
19 Tháng Năm 2013(Xem: 20173)
Thời tiết Biên Hòa, cũng như Miền Nam những ngày qua là như vậy. Sáng nắng, chiều mưa. Mưa kèm lốc xoáy và có mưa đá như chiều qua ở Lâm Đồng, Đà Lạt
14 Tháng Năm 2013(Xem: 12095)
Biên Hòa chỉ cách Sài Gòn độ ba mươi cây số, nhưng đây là lần đầu tiên, Triệu phải xa em gái để tiếp tục việc học. Hai anh em đã luôn luôn sống cạnh nhau từ lúc còn bé
11 Tháng Năm 2013(Xem: 14538)
Cô đã có tất cả "1 người phụ nữ thành đạt, giàu có, danh vọng, chồng đẹp, con ngoan" Nhưng cô đã mất đi 1 điều vô cùng thiêng liêng: Mẹ!
11 Tháng Năm 2013(Xem: 14983)
Tôi thầm cám ơn cuộc đời. Cám ơn ba mẹ đã cho tôi hiện diện trên thế gian này. Cám ơn những lời giáo huấn của người, đó là hành trang quý báu, tôi mang theo suốt cuộc đời.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 13867)
Vì cuốn Gió Mùa Đông Bắc chấm dứt ở thời điểm miền Nam sụp đổ năm 1975 nên chương cuối này chứa đựng nhiều chi tiết về tình hình và tâm trạng của nhân vật trong sách giữa thời khắc hấp hối của Sài Gòn
04 Tháng Năm 2013(Xem: 13419)
Rồi hôm nay sau bao ngày xa cách Đám con xa tưởng nhớ quay về đây Tình thương yêu tràn đầy trong ánh mắt Hướng tương lai ta quyết không hề quên
03 Tháng Năm 2013(Xem: 13249)
Bây giờ bỗng nhiên Mẹ đi đâu xa rồi, không tìm được nữa, con như mất cả một gia tài quý giá mà cả đời con không còn hy vọng gì tìm lại .
02 Tháng Năm 2013(Xem: 12400)
Hơn 40 năm đã qua đi như một giấc mộng. Có những lúc quay về với ký ức tuổi thơ, tôi vẫn nghĩ đó là quãng đời đẹp nhất ta đã đi qua ...
02 Tháng Năm 2013(Xem: 14048)
Tôi thật sự bước vào đời với hành trang là những điều dạy dỗ của Cha Mẹ và những kiến thức Thầy Cô đã truyền đạt. Tôi mở cánh cửa tương lai, mang hành trang bước vào đời
02 Tháng Năm 2013(Xem: 13208)
Nhìn thấy mẹ, tự dưng con nghe cay cay nơi sống mũi. Gần 1 giờ sáng rồi mà mẹ vẫn chưa được nghỉ ngơi. Con ngồi sau xe, úp mặt vào lưng mẹ.
01 Tháng Năm 2013(Xem: 13803)
Từ khi anh bước vào thang máy là chúng tôi biết phải xa nhau!...xa biền biệt! Biết đến bao giờ chúng tôi được gặp lại nhau?..Biết đến bao giờ? ...Biết đến bao giờ?
30 Tháng Tư 2013(Xem: 14561)
thế hệ trẻ xin cuối đầu và gởi lời thành kính cám ơn đến tất cả những người Lính Việt Nam Cộng Hòa đã quên bản thân của chính mình, đóng góp và hy sinh cuộc đời mình cho đất nước, cho Tự Do cho mọi người có dòng máu Việt
24 Tháng Tư 2013(Xem: 18433)
Lúc chia tay chị cũng không vào nhà. Thật bất ngờ khi chị hôn nhẹ lên má tôi phơn phớt. Trời ơi! Sao nụ hôn đó đã không đến với tôi cách đây bốn mươi năm, bà tiên của tôi ơi!?
23 Tháng Tư 2013(Xem: 15130)
Ngày 4 tháng 7 năm 2013 đang mời gọi. Về cùng nhau khơi lại bầu kỷ niệm, tay xiết chặt niềm vui, để nhớ rằng chúng ta bốn bể anh em một nhà và luôn giữ mãi tình nầy trong câu ca
21 Tháng Tư 2013(Xem: 13649)
Đã quá nửa đêm trong khi bà con đang say giấc nồng, còn tui thì phải cố căng mắt ra mà cho bánh xe cán lên mấy cục sắt giữa đường kêu lụp cụp cho đở sợ ma xa lộ
20 Tháng Tư 2013(Xem: 12431)
Giá trị con người dù có cao xa, vẫn không bằng tấm lòng bao la của người mẹ .“ Sinh ký Từ qui” kính mong hương hồn bà yên nghỉ chốn vĩnh hằng
19 Tháng Tư 2013(Xem: 17975)
Có lẽ nào lời cuối cùng anh nói với tôi một lần về phép là đúng? Mối tình đầu của tôi thật sự đã chết! Chấm dứt một chuyện tình, chỉ còn lại trong tôi hồi ức đẹp và buồn.
18 Tháng Tư 2013(Xem: 12519)
Đôi mắt đó, chúng con không tìm thấy khi những người vợ lẽ đã bỏ ba ra đi trước má. Có lẽ ba đã hiểu được giá trị đích thật của hai chữ yêu thương và hy sinh mà má đã trao ra.
18 Tháng Tư 2013(Xem: 13228)
Sau chuyện rượu mật nhân này cả hai người càng hiểu lòng nhau, tình yêu giữa họ càng...thắm thiết hơn xưa. Trước kia không ít lần họ muốn tự nguyện chia tay nhau nhưng nào có được đâu
17 Tháng Tư 2013(Xem: 13526)
Cái điểm chính là lấy lòng bao dung mà đối xử với mọi người, biết người biết ta, dùng tâm tư, lời lẽ ôn hòa chính đáng mà giải quyết vấn nạn, chứ không phải lúc nào cũng đánh nhau.
15 Tháng Tư 2013(Xem: 13911)
Bạn bè vẫn nhắc nhau một ngày nào đó, tờ lịch 30 tháng 4 không còn bị tô đen, ngày đó bạn sẽ được "tổ chức sinh nhật bù trừ" cho từ 37 năm qua, đã không có một ngọn nến nào thắp sáng ngày 30 tháng 4 của bạn, của đất nước…
10 Tháng Tư 2013(Xem: 18149)
Tình bạn là động cơ khiến chúng tôi gặp nhau trong lòng quê hương Biên Hòa thân thuộc. Tôi hy vọng không những với Sương Trầm và Sương B, tôi còn có dịp gặp nhiều bạn thân quen khác của Tứ1 và Tứ4 ngày xưa nữa
08 Tháng Tư 2013(Xem: 18800)
Tui học ở nó nhiều điều. Một tay triết lý. Nó tuyên bố " Ở đời chỉ có hên xui mà thôi. Không thằng nào hơn thằng nào. Anh hùng khi khó cũng khoanh tay.
06 Tháng Tư 2013(Xem: 14309)
Ngày nay, tôi có một ước mơ. Trước khi rời bỏ trần thế nầy, được thấy. Ngày tàn của cộng sản hung tàn. Giải đất hình chữ S, quê tôi bên kia bờ Đại Dương. Chấm dứt đêm trường cộng sản