12:54 CH
Chủ Nhật
5
Tháng Năm
2024

KIÊM ÁI ĐỌC: “MƯA TRÊN SÔNG ĐỒNG NAI” - TỰ TRUYỆN CỦA NGUYỄN THIẾU NHẪN

28 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 22885)

KIÊM ÁI ĐỌC: “MƯA TRÊN SÔNG ĐỒNG NAI” - TỰ TRUYỆN CỦA NGUYỄN THIẾU NHẪN

 

*KIÊM ÁI

 

Bất tri tam bách dư niên hậu,

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như,

 Tố Như

 

Đọc truyện Kiều, có nhiều người cho rằng cụ Nguyễn Du, một trung thần của nhà Lê phải ra làm quan với nhà Nguyễn là một việc làm vạn bất đắc dĩ, do đó Tố Như tiên sinh đã nhân đọc cuốn “Thanh Tâm Tài Nhân” thấy thích hợp với tâm sự của mình mà viết cuốn Đoạn Trường Tân Thanh để gởi gấm tâm sự của mình. Và Truyện Kiều đã trở nên một tuyệt tác phẩm của văn chương Việt Nam. Theo ngu ý của kẻ viết bài này thì sở dĩ Tố Như Tiên Sinh đã tạo nên một thiên tuyệt phẩm này là vì Tố Như đã trãi hết tâm sự của mình, sống thực với tác phẩm của mình.

Thời phong kiến, cha ông chúng ta phải dùng “ý tại ngôn ngoại” để nói điều muốn nói, để tránh cho mình tai vạ. Nhưng đời nay lại khác, khác mà không khác. Đời nay, nhiều người cũng muốn ghi lại tâm sự của mình, cuộc đời của mình. Và cách thông thường là dùng thể loại “Hồi Ký” để ghi lại những gì mình đã trải qua, những việc mình đã làm, những người mình đã gặp gỡ, cộng tác hay phục vụ. Nhưng thể loại Hồi Ký đã bị một số người lợi dụng để bào chữa cho mình, bào chữa cho phe nhóm mình hay để lên án kẻ khác. Những năm gần đây, viết hồi ký đã trở thành một cái mốt để người ta đổ lỗi cho nhau, khiến người đọc thấy hai chữ Hồi Ký thì đã có ác cảm với tác giả, với tác phẩm.

Bên cạnh đó, bên cạnh những người dùng hồi ký để đổ lên đầu người khác những thất bại, những tội lỗi, cũng có người muốn ghi chép lại một cách trung thực những gì xảy ra cho mình, cho người nghĩa là họ muốn viết một cuốn hồi ký đúng nghĩa với hai chữ hồi ký thì lại gặp một trở ngại khác, đó là những người liên quan đến đời mình đang sống. Viết thật thì mất lòng mà viết dối thì lại không còn là hồi ký nữa, không đạt cái tiêu chuẩn của mình, cái ước vọng của mình. Ở trường hợp này, người ta lại theo cách người xưa: viết tiểu thuyết, viết truyện. Tiểu thuyết là thể loại hư cấu, là những chuyện tuy có thể xảy ra nhưng lại không phải là đã xảy ra, vì vậy dùng thể loại này vừa nói lên được sự thật về mình, về người một cách trung thực mà lại không đụng chạm đến người. Nguyễn Thiếu Nhẫn đã chọn cách sau cùng: viết tiểu thuyết. Vì vậy “Mưa Trên Sông Đồng Nai” tuy là tiểu thuyết mà không phải tiểu thuyết hay đúng hơn là một tự truyện.

Như tác giả đã giới thiệu, nhân vật chính của Mưa Trên Sông Đồng Nai là Kha, tuổi Kha bằng với tuổi của chiến tranh Việt Nam, từ 1945 đến … nay. Bối cảnh là Biên Hòa, quê hương của Kha cũng là của tác giả, Saigon và rồi miền Bắc Việt Nam.

Điều mà độc giả ghi nhận đầu tiên khi mới đọc trang đầu là tác giả viết rất thật, có lẽ tác giả chủ trương không viết thì thôi, đã viết thì viết thật. Vì vậy mà có nhiều chỗ trẻ nít không nên đọc hay là như “rate” của các phim tại Mỹ, cần ghi chú hai chữ PG..

Như trên đã nói hoàn cảnh đất nước từ 1945 cho đến khi Kha vượt biên qua tới Mỹ là một giai đoạn chiến tranh của Việt Nam. Kha sống trong bối cảnh đó lại “may mắn” cho Kha là một đứa con nhà nghèo. Thực tình thì không phải gia đình Kha nghèo mà thời cuộc đã đốt của gia đình này một ngôi nhà “ngói đỏ âm dương có những cây cột to đến nỗi một người lớn không ôm hết một vòng tay, có thềm nhà ba bậc cao khỏi ngực” và một vườn bưởi rất lớn - bưởi Biên Hòa, nhưng tiêu thổ kháng chiến đã cướp đi ngôi nhà đó và một ngôi nhà thứ hai cũng bị thiêu rụi, rốt cuộc, dù Kha là một đứa cháu đích tôn, con độc nhất nhưng đi học đôi khi phải thiếu tiền trường.

Điều ghi nhận thứ hai là tuy Kha lớn lên, làm báo, viết lách, phục vụ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, phải đi tù Việt Cộng rồi vượt biên qua định cư tại Hoa Kỳ, nhưng Kha vẫn giữ một thái độ ung dung, chỉ nói lên sự thật. Và chính vì nói lên sự thật và vì là sự thật nên đã lột tả được tất cả những gì mà người Cộng Sản đã làm trên đất nước Việt Nam suốt chiều dài nửa thế kỷ và cũng suốt cuộc đời của Kha. Và cũng chính vì nói lên sự thật mà độc giả khi đọc “Mưa Trên Sông Đồng Nai” đã thấy rõ đâu chánh, đâu tà. Chỉ có miền Nam mới dung chứa một đứa con trai của một tên Việt Minh trong Quân Đội, lại giữ phần hành về tình báo. Gia đình của Kha là một thảm cảnh của người dân phải sống và chiến đấu để bảo vệ tổ quốc và đã vấp lầm quỉ kế của những kẻ phản bội.

“Mưa Trên Sông Đồng Nai” cũng diễn tả rất thực tình trạng xã hội miền Nam mà tác giả đã sống từ lúc sinh ra cho đến khi bỏ nước ra đi, gần 50 năm trời. Ba lãnh vực mà Kha đã “may mắn” hay “rủi ro” sinh hoạt là giới báo chí miền Nam, Quân Lực VNCH và tù đày sau năm 1975, nhờ đó, đọc “Mưa Trên Sông Đồng Nai” chúng ta biết thế nào là cuộc chiến Việt Nam, thế nào là tù đày Cộng Sản, thế nào là lòng yêu nước của người Việt Nam, và cách đối xử của “người bạn” Đồng Minh

 “Mưa Trên Sông Đồng Nai” tuy là tự truyện nhưng không có một lời nào bào chữa cho chính mình, mặc dù có những sự việc “lỗi lầm”, có những chuyện Kha phải “cuốn theo chiều gió”, Kha vẫn trình bày rất thật, rất thực tế, có sao nói vậy người ơi và để cho người đọc nhận xét và phê phán, có chăng thì cũng “người ta thường tình” thôi. Ví dụ khi nói về cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Kha nhận xét: “Sau 9 năm cai trị miền Nam, ông Ngô Đình Diệm, một người yêu nước nhưng không nắm vững thời thế, muốn loại bỏ ảnh hưởng Hoa Kỳ trên chính trường Việt Nam, đã cùng với người em là ông Ngô Đình Nhu gánh lấy cái chết thảm khốc trong một cuộc chính biến mà sau này ai cũng biết là do sự chỉ đạo của Hoa Kỳ với sự hợp tác của bọn tướng lãnh phản phúc của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa” (trang 155).

Ở một đoạn khác, Kha thuật lại tâm trạng của dân miền Nam khi tiếp xúc với “Xã Hội Chủ Nghĩa của Bác Hồ”: “Có người đập lên vai: “Gặp vợ mà sao mặt mày bí xị vậy?”. Kha quay lại trả lời Tường, vốn là một đại úy lái F.5, ở chung tổ với Kha: “Bà vợ đưa tiền nói cơm tù ăn không nổi thì đi ăn… câu lạc bộ”. Tường cười hích lên: “Ông già tôi còn đã nữa. Ổng mang cho tôi cái áo măng tô tôi mua ở bên Mỹ lúc đi học lái mày bay Con Ma, nói mang vào mặc cho nó ấm. Phải nói mãi là không có chỗ cất, ổng mới chịu mang về.” Nói chung, gia đình ai cũng biết đi cải tạo là khổ sở, nhưng chẳng ai hình dung được cái khổ nó đến mức nào” (Trang 182). Đề cập đến một số người đón gió trở cờ, tác giả viết: “Chế độ Cộng Sản là một chế độ vắt chanh bỏ vỏ. Những Ngô Công Đức, Lý Quý Chung, Nguyễn Ngọc Lan, Lý Chánh Trung, Chân Tín… đã chỉ được dùng trong buổi giao thời. Tờ nhật báo Tin Sáng sau đó đã phải đình bản sau khi làm tròn nhiệm vụ đánh bóng cho chế độ mới.” (Trang 114).

Đọc “Mưa Trên Sông Đồng Nai” người ta cũng khám phá được một vài điều lý thú. Một người dân thường như ông nội Kha, tuy không dài dòng văn tự mà chỉ nói vài hàng đã diễn tả hết tâm trạng của người Việt Nam đối với Việt Minh Cộng Sản: “…ông nội Kha nhận được tin báo từ “những người phía bên kia” thông báo Kha có tên trong đoàn thiếu nhi được ra miền Bắc học tập vì người cha là liệt sĩ. Ông nội vò nát tờ giấy báo tin trong tay, nói: “Thằng con tao nó hy sanh như vậy là đủ rồi, tao không muốn cháu nội tao phải chết bờ, chết buội như thằng cha nó.” (Trang 63). Có con đi theo Việt Minh chết, Việt Minh “ưu đãi” cho cháu nội ra Bắc học tập mà ông già lại có một quyết định dứt khoát, vì ông ta đã biết Việt Minh là ai sau khi đã là chứng nhân của 9 năm kháng chiến. Trong khi đó thì: “Phải hàng chục năm sau, những Lý Chánh Trung, Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín mới sáng mắt ra để viết nhật ký Sống Thẳng, Nói Thực, để đọc kinh Sám Hối vì đã tiếp tay rước kẻ cướp vào nhà.” (Trang 115).

Tác giả cũng rất vô tư khi viết về sinh hoạt xã hội miền Bắc: “Quán phở quốc doanh có cô bán hàng mặt khó đăm đăm. Gọi hai tô phở. Cô bán quán múc nước lèo đổ vào hai tộ phở đã bày sẵn thịt, mang ra. Hóa hỏi xin rau, giá. Cô bán quán bèn bưng hai tô phở vào, vừa hất thịt qua một bên, bánh phở một bên, đổ nước lèo vào nồi vừa nói: “Chả có rau, giá gì cả. Ăn thì ăn, không ăn thì thôi”. Sau này Kha có hỏi những người sinh trưởng ở miền Bắc, được biết ở miền Bắc ăn phở không có rau, giá. Nếu có chỉ là vài cọng húng quế. Có điều cái thái độ đối xử với khách hàng của cô bán quán phở quốc doanh ở Hà Nội năm 1980 quả có điều khó hiểu” (Trang 252)

Một đứa bé mới 5 tuổi đã thấy máu lửa, từ thuở ra đời cho đến khi được tin cha chết chưa bao giờ thấy mặt người cha, 12 tuổi mẹ từ giã đi lấy chồng khác, chỉ nương nhờ tình thương của ông nội. Thế mà Kha vẫn sống như những đứa trẻ khác trong xóm Kỷ Niệm, vẫn học hành có thể nói đến nơi đến chốn, bởi vì “Định mệnh là những điều đã sắp đặt sẵn mà con người không thể cưỡng chống lại được”. (Trang 241). Nhưng không biết giữa định mệnh và hoàn cảnh xã hội, nơi con người sinh ra và lớn lên, cái nào ảnh hưởng lên cái nào? Tình cảm, tình dục, tình yêu, sự nghiệp con người bị ảnh hưởng của định mệnh hay hoàn cảnh? Cuộc đời tình dục cũng như tình ái của Kha làm cho người đọc khó phân biệt được. Những điều mắt thấy tai nghe từ tấm bé về tình dục ảnh hưởng tới con người ra sao, tình cảm được un đúc ở xã hội miền Nam đã ảnh hưởng thế nào với đứa con trai sinh ra và lớn lên theo chiều dài của cuộc chiến?

Đọc hết cuốn “Mưa Trên Sông Đồng Nai”, độc giả có dịp nhìn lại bản thân mình, so sánh với cuộc đời của Kha, với hoàn cảnh đất nước Việt Nam, hiểu được Việt Nam về người, về hoàn cảnh và định mệnh… của một con người Việt Nam để rồi tự hỏi cuộc đời vui hay buồn, hạnh phúc hay chỉ là bể khổ và nơi mình sinh ra, lớn lên, chứng kiến những gì đã xảy ra để rồi nhận chân được một điều Quê Hương không phải giàu, đẹp mà được người đời mến mộ, thương nhớ, mà người ta yêu mến Quê Hương mình vì… đó là Quê Hương, đó là nơi đã cưu mang mình, đã cho mình tất cả, kể cả định mệnh.

 

 KIÊM ÁI

 

Mỗi quyển giá 18$US. Muốn mua sách xin gửi chi phiếu đề trả Tiếng Dân về: P.O.Box 2123 – Santa Clara, CA 95055-2123. Nhà xuất bản chịu cước phí.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Tám 2013(Xem: 17900)
Cám ơn các anh các chị người của Biên Hoà, Long Thành, Phú Hội, Phú Mỹ, Phước Thiền, Phước Kiểng… của Ngô Quyền, Tam C… cám ơn Cù Lao Phố, Cầu Mát, Đồng Nai, Tân Vạn, Bửu Long, Châu Thới...
17 Tháng Tám 2013(Xem: 13165)
Thầy của chúng tôi, một bệnh nhân hạnh phúc , nỗi đau của thể xác sẽ vơi đi nhờ những viên thuốc nhỏ xíu , và nhờ chân tình của đồng nghiệp và học trò…
14 Tháng Tám 2013(Xem: 12086)
Tôi vẫn nghĩ, ai mà chẳng có một bà mẹ. Tuy vậy mãi về sau tôi mới hiểu vì sao cha tôi lúc nào cũng nhắc tới câu nói trên
13 Tháng Tám 2013(Xem: 14246)
Những chiếc ghế còn bỏ trống không chỉ là một tiếng nói, mà còn là một thông điệp cho những người sống. Bài thơ không chỉ viết cho một người mà cho nhiều người…
13 Tháng Tám 2013(Xem: 14342)
Vậy là chai dầu không cùng tôi trở lại quê Mẹ. Nhưng hơn bao giờ, tôi thấy chai dầu xanh đang ở trong tim mình.
12 Tháng Tám 2013(Xem: 13879)
Hãy bắt chước đúng y việc nào ông dạy, nhưng cố tránh những việc ông mày làm… khi ông bắt buộc chúng con đi vào khuôn phép!
11 Tháng Tám 2013(Xem: 12142)
Đám sinh viên Nam Kỳ Quốc mượn tạm gia đình các thầy để giải sầu xa xứ. Các thầy đã dang tay đón lấy những đứa con sớm rời tổ ấm này.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 12050)
có ý thức cảnh giác với” bọn con trai” nên tôi cố tìm cách “thoát” khỏi anh trong lúc này, may thay, vừa đến ngả tư, một chiếc xe bus trờ tới rồi tấp vào trạm
01 Tháng Tám 2013(Xem: 13218)
Hãy chăm chút những đóa hồng nhung thơm phứt và xin đừng, xin đừng đạp lên chúng tôi: Những đóa hoa dại nhỏ nhoi bên đường.
30 Tháng Bảy 2013(Xem: 13525)
Chút tình cảm quê hương còn sót lại trong Má tôi chắc đã chôn vùi với Ba tôi rồi. Nói vậy mà sao mắt bà vẫn ướt. Xúc động vẫn còn trào ra từng kẽ mắt, vành môi run... Làm sao quên được ký ức tươi đẹp đó phải không Má?.
30 Tháng Bảy 2013(Xem: 10325)
Những người bạn quê nghèo thời thơ ấu bây giờ đã trôi dạt mỗi người mỗi nơi. Một số đã nằm xuống thảm thương trong cuộc chiến ý thức hệ giữa Tự Do và Cộng Sản
27 Tháng Bảy 2013(Xem: 13130)
Nhìn lại “ Một Thời Thơ Dại” thấy thương và nhớ nhiều lắm. Nhớ chợ Biên Hòa, con đường Công Lý, cây cầu Rạch Cát để về Cù Lao. Nhớ hết tật xấu một thời để thương lấy tha nhân.
22 Tháng Bảy 2013(Xem: 12409)
Những cựu chiến binh Hoa kỳ, cựu Quân Nhân VNCH con không được dịp biết tên. Nhưng với cái nhìn của kẻ hậu sinh các chú, các bác đã đến đây bằng tấm lòng với bao ý nguyện dở dang. Xin cho con một sự kính trọng và quý mến.
20 Tháng Bảy 2013(Xem: 11915)
Biên Hòa thuở thanh bình, dẫn ta đi thăm lại các cảnh cũ, từ Cù Lao Phố đến núi Bửu Long và làng bưởi Tân Triều, từ quán Mì Chú Mừng trong hẻm nhỏ cạnh tiệm ảnh Phạm Lung cho tới Dưỡng Trí Viện v.v…
20 Tháng Bảy 2013(Xem: 12733)
có một nơi bây giờ là ban đêm, một người Thầy, một người Cô hay đồng môn, một mình trước màn ành nhỏ cũng cũng chung vui với nụ cười trong ngấn lệ.
17 Tháng Bảy 2013(Xem: 11041)
Tôi xin mượn lời cuối để cám ơn ban tổ chức đã không ngại khó khăn đã thường xuyên tạo cơ hội cho Thầy Cô, học trò cùng vui chơi với nhau
02 Tháng Bảy 2013(Xem: 12427)
Cô trong tâm tưởng của em lúc nào cũng là một vị thầy đáng kính, và tình cảm cô dành cho em quá ấm cúng, bao la, tình cảm của một người chị cả luôn luôn che chở các em.
02 Tháng Bảy 2013(Xem: 11436)
Tôi chắc rằng lứa học trò cách đây hơn 50 năm vẫn giữ hình ảnh thanh cao của những cô giáo ở trường Nữ Tiểu Học Biên Hoà trong trái tim mình.
30 Tháng Sáu 2013(Xem: 18315)
Tân Uyên là nơi ghi dấu nhiều kỷ niệm khó quên trong những năm đầu bậc trung học của tôi. Nó cũng là nơi mang lại bao nhiêu nỗi cảm hoài.
28 Tháng Sáu 2013(Xem: 12412)
Mùa hè ngày xưa là mùa chia tay, mùa hè bây giờ là mùa đoàn tụ. Hãy cho nhau nụ cười và vòng tay ấm thân thương. Ngô Quyền mãi là ngôi trường yêu dấu của những người con xứ Bưởi.
23 Tháng Sáu 2013(Xem: 13053)
Ai cũng chỉ mong được như vậy thôi. Vợ chồng thuận hòa và con cái ngoan ngoản, hậu vận gia đình sẽ được ấm no thịnh vượng. Nhưng mong mỏi là một chuyện, mà thực tế không được như vậy
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 11729)
Phận người, sương khói, phận nổi trôi Có ai biết được tương lai ta phiêu dạt đến nơi nào ? Thuyền tình tha phương đến khi nào cập bến hay mỏi mắt ngóng trông, không bến đậu ?
08 Tháng Sáu 2013(Xem: 12595)
Anh ta vui trong cái vui đoàn tụ của gia đình. Cả nhà cám ơn rối rít người Mễ tốt bụng. Không có gì mừng rở hơn tìm được người bị bệnh Alzheimers đi lạc về nhà.
05 Tháng Sáu 2013(Xem: 14494)
Đình ơi hãy tỉnh dậy và đứng lên. Ngày về Đà Nẳng vẫn còn chờ, bạn bè Ngô Quyền vẫn hằng mong. Và CD với mười một ca khúc vẫn còn dở dang... Đình ơi hãy tỉnh dậy...
31 Tháng Năm 2013(Xem: 13075)
hãy chấp nhận và bao dung cho nhau, còn hơn là sống đạo đức giả che mắt thế gian trong khi trong lòng thì khinh thường và xem nhau như bèo rác.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 13559)
Thầy Cô Kính mến, bạn bè đồng môn thân thương chờ gì? Không khép lại từ đây, Không ghi danh về tham dự, để được tay nắm chặt bàn tay, cười cho long trời lỡ đất, cùng chúng tôi chung lời ca “Ngô Quyền vang tiếng gọi”
19 Tháng Năm 2013(Xem: 20233)
Thời tiết Biên Hòa, cũng như Miền Nam những ngày qua là như vậy. Sáng nắng, chiều mưa. Mưa kèm lốc xoáy và có mưa đá như chiều qua ở Lâm Đồng, Đà Lạt
14 Tháng Năm 2013(Xem: 12114)
Biên Hòa chỉ cách Sài Gòn độ ba mươi cây số, nhưng đây là lần đầu tiên, Triệu phải xa em gái để tiếp tục việc học. Hai anh em đã luôn luôn sống cạnh nhau từ lúc còn bé
11 Tháng Năm 2013(Xem: 14563)
Cô đã có tất cả "1 người phụ nữ thành đạt, giàu có, danh vọng, chồng đẹp, con ngoan" Nhưng cô đã mất đi 1 điều vô cùng thiêng liêng: Mẹ!
11 Tháng Năm 2013(Xem: 15022)
Tôi thầm cám ơn cuộc đời. Cám ơn ba mẹ đã cho tôi hiện diện trên thế gian này. Cám ơn những lời giáo huấn của người, đó là hành trang quý báu, tôi mang theo suốt cuộc đời.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 13911)
Vì cuốn Gió Mùa Đông Bắc chấm dứt ở thời điểm miền Nam sụp đổ năm 1975 nên chương cuối này chứa đựng nhiều chi tiết về tình hình và tâm trạng của nhân vật trong sách giữa thời khắc hấp hối của Sài Gòn
04 Tháng Năm 2013(Xem: 13432)
Rồi hôm nay sau bao ngày xa cách Đám con xa tưởng nhớ quay về đây Tình thương yêu tràn đầy trong ánh mắt Hướng tương lai ta quyết không hề quên
03 Tháng Năm 2013(Xem: 13301)
Bây giờ bỗng nhiên Mẹ đi đâu xa rồi, không tìm được nữa, con như mất cả một gia tài quý giá mà cả đời con không còn hy vọng gì tìm lại .
02 Tháng Năm 2013(Xem: 12449)
Hơn 40 năm đã qua đi như một giấc mộng. Có những lúc quay về với ký ức tuổi thơ, tôi vẫn nghĩ đó là quãng đời đẹp nhất ta đã đi qua ...
02 Tháng Năm 2013(Xem: 14082)
Tôi thật sự bước vào đời với hành trang là những điều dạy dỗ của Cha Mẹ và những kiến thức Thầy Cô đã truyền đạt. Tôi mở cánh cửa tương lai, mang hành trang bước vào đời
02 Tháng Năm 2013(Xem: 13241)
Nhìn thấy mẹ, tự dưng con nghe cay cay nơi sống mũi. Gần 1 giờ sáng rồi mà mẹ vẫn chưa được nghỉ ngơi. Con ngồi sau xe, úp mặt vào lưng mẹ.
01 Tháng Năm 2013(Xem: 13844)
Từ khi anh bước vào thang máy là chúng tôi biết phải xa nhau!...xa biền biệt! Biết đến bao giờ chúng tôi được gặp lại nhau?..Biết đến bao giờ? ...Biết đến bao giờ?
30 Tháng Tư 2013(Xem: 14577)
thế hệ trẻ xin cuối đầu và gởi lời thành kính cám ơn đến tất cả những người Lính Việt Nam Cộng Hòa đã quên bản thân của chính mình, đóng góp và hy sinh cuộc đời mình cho đất nước, cho Tự Do cho mọi người có dòng máu Việt
24 Tháng Tư 2013(Xem: 18496)
Lúc chia tay chị cũng không vào nhà. Thật bất ngờ khi chị hôn nhẹ lên má tôi phơn phớt. Trời ơi! Sao nụ hôn đó đã không đến với tôi cách đây bốn mươi năm, bà tiên của tôi ơi!?
23 Tháng Tư 2013(Xem: 15150)
Ngày 4 tháng 7 năm 2013 đang mời gọi. Về cùng nhau khơi lại bầu kỷ niệm, tay xiết chặt niềm vui, để nhớ rằng chúng ta bốn bể anh em một nhà và luôn giữ mãi tình nầy trong câu ca
21 Tháng Tư 2013(Xem: 13679)
Đã quá nửa đêm trong khi bà con đang say giấc nồng, còn tui thì phải cố căng mắt ra mà cho bánh xe cán lên mấy cục sắt giữa đường kêu lụp cụp cho đở sợ ma xa lộ
20 Tháng Tư 2013(Xem: 12461)
Giá trị con người dù có cao xa, vẫn không bằng tấm lòng bao la của người mẹ .“ Sinh ký Từ qui” kính mong hương hồn bà yên nghỉ chốn vĩnh hằng
19 Tháng Tư 2013(Xem: 18016)
Có lẽ nào lời cuối cùng anh nói với tôi một lần về phép là đúng? Mối tình đầu của tôi thật sự đã chết! Chấm dứt một chuyện tình, chỉ còn lại trong tôi hồi ức đẹp và buồn.
18 Tháng Tư 2013(Xem: 12541)
Đôi mắt đó, chúng con không tìm thấy khi những người vợ lẽ đã bỏ ba ra đi trước má. Có lẽ ba đã hiểu được giá trị đích thật của hai chữ yêu thương và hy sinh mà má đã trao ra.
18 Tháng Tư 2013(Xem: 13290)
Sau chuyện rượu mật nhân này cả hai người càng hiểu lòng nhau, tình yêu giữa họ càng...thắm thiết hơn xưa. Trước kia không ít lần họ muốn tự nguyện chia tay nhau nhưng nào có được đâu
17 Tháng Tư 2013(Xem: 13554)
Cái điểm chính là lấy lòng bao dung mà đối xử với mọi người, biết người biết ta, dùng tâm tư, lời lẽ ôn hòa chính đáng mà giải quyết vấn nạn, chứ không phải lúc nào cũng đánh nhau.
15 Tháng Tư 2013(Xem: 13932)
Bạn bè vẫn nhắc nhau một ngày nào đó, tờ lịch 30 tháng 4 không còn bị tô đen, ngày đó bạn sẽ được "tổ chức sinh nhật bù trừ" cho từ 37 năm qua, đã không có một ngọn nến nào thắp sáng ngày 30 tháng 4 của bạn, của đất nước…
10 Tháng Tư 2013(Xem: 18239)
Tình bạn là động cơ khiến chúng tôi gặp nhau trong lòng quê hương Biên Hòa thân thuộc. Tôi hy vọng không những với Sương Trầm và Sương B, tôi còn có dịp gặp nhiều bạn thân quen khác của Tứ1 và Tứ4 ngày xưa nữa
08 Tháng Tư 2013(Xem: 18843)
Tui học ở nó nhiều điều. Một tay triết lý. Nó tuyên bố " Ở đời chỉ có hên xui mà thôi. Không thằng nào hơn thằng nào. Anh hùng khi khó cũng khoanh tay.
06 Tháng Tư 2013(Xem: 14371)
Ngày nay, tôi có một ước mơ. Trước khi rời bỏ trần thế nầy, được thấy. Ngày tàn của cộng sản hung tàn. Giải đất hình chữ S, quê tôi bên kia bờ Đại Dương. Chấm dứt đêm trường cộng sản