9:33 CH
Thứ Bảy
27
Tháng Tư
2024

THƠ BỐN CÂU- TRẦN KIÊU BẠC

19 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 51670)

 THƠ BỐN CÂU TRẦN KIÊU BẠC

 Giai thoại Thơ Đường Trung Quốc có kể chuyện “ Bốn Câu Là Đủ Ý” :

 Có một chàng thư sinh trẻ tên Tố Vịnh quê ở Lạc Dương đến Tràng An dự kỳ thi Hội.Đề thi được ra là “Chung Nam vọng dư tuyết” (dịch nghĩa: Núi Chung Nam ngắm tuyết còn sót lại) . Thí sinh phải làm bài thơ năm chữ tả cảnh gồm sáu vần trong mươì hai câu.Tố Vịnh suy nghĩ và trầm ngâm, sau cùng chỉ viết ra bốn câu như sau:

(phiên âm Hán Việt)

Chung Nam âm lĩnh tú

Tích tuyết phù vân đoan

Lâm biểu minh tễ sắc

Thành trung tăng mộ hàn

(dịch nghĩa)

 Đĩnh phía Bắc núi Chung trơ trụi

Mây và tuyết thường đọng lại

Phía ngoài rừng ngày sáng rỡ

Trong thành thì giá buốt hơn

 Viết xong, Tố Vịnh đứng lên nộp bài. Quan chủ khảo xem, ngạc nhiên hỏi: Sao không làm trọn trọn mười hai câu? Tố Vịnh cười nói: “ Khi làm thơ viết văn, đáng đi thì đi, đáng dừng thì dừng. Ý tôi đã hết, há có thể lải nhải viết bừa cho đủ số câu?”

 Theo trường qui, với bài thơ thiếu tám câu, Tố Vịnh sẽ bị đánh rớt. Nhưng quan chủ khảo sau khi thấy lạ, đọc kỹ bài thơ thì thấy dù chỉ bốn câu, thí sinh đã tả cảnh rất hay, từ ngọn núi đến rừng cây, từ ngày sáng đến chiều tà qua cái lạnh khi tuyết xuống. Ý thơ toàn vẹn, quả là thơ hay!

 Ông cảm kích bèn tâu Vua, đề nghị phá lệ, cho Tố Vịnh đỗ Tiến Sĩ. Việc đó thành một giai thoại trong thi cử ở Trung Hoa. Sau nầy bài thơ của Tố Vịnh được tuyển vào Đường Thi Tam Bách Thủ, thành một kiệc tác được lưu truyền dài lâu. 

“Bốn Câu Là Đủ Ý”, tôi suy nghĩ hoài! Vâng, thì không cần nhiều, chỉ cần bốn câu thôi!

 Tôi sẽ đưa ra vài bài bốn câu, không dám bảo là Tứ Tuyệt vì dù muốn tạo ngạc nhiên hay gây ra cái mới ở câu cuối vẫn thấy đâu đó ý thơ còn vụng về, luật thơ chưa thể chỉnh như thơ cổ, và việc gây thỏa mãn cho người đọc chắc không thể chu toàn, nên chỉ dám mạo muội gởi đi như sau:

NHÌN LẠI

 Cuối mùa còn một chút mưa rơi

Hạt nhớ, hạt thương, hạt ngậm ngùi

Mai sau có trầm mình trong nắng

Vẫn nhớ mưa buồn rớt lẻ loi! 

TẠ

 Tạ ơn đời rót máu về tim

Tạ tình em khóc ướt vai mềm

Tạ từ đêm thức cho trời sáng

Tạ lòng nguyệt quế tỏa hương quen! 

KHÔNG ĐỀ

 Không giờ, không thấy số không

Đồng hồ đã vẽ hai vòng mười hai

Đêm không em để đêm dài

Không giờ, không cả lòng ai đợi chờ!

 

GỞI VỀ SÀIGÒN

 Mừng nghe nguyệt quế trổ hoa

Chắc là rụng trắng hiên nhà, ngoài sân

Gởi Sàigòn chút bâng khuâng

Người chăm nguyệt quế còn không nụ cười?

 

XA MẸ

Cầm theo ve Nhị Thiên Đường

Dầu còn phân nửa, tình thương Mẹ đầy

Xa quê đếm chuổi ngày dài

Ve dầu nhỏ xíu giữ hoài bên lưng!

 

CÚC NỞ HOA

 Trồng ở đầu hiên đơn độc Cúc

Mơ hoài Cúc chẳng nở cho ta

Bụt bảo: Con làm thơ Tứ Tuyệt

Cúc Vàng cảm động sẽ ra hoa!

 

TÓC PHAI MÀU

 Chắc buồn nên tóc đẩy xô nhau

Đường rẽ chia hai nửa mái đầu

Một bên quê cũ bên quê mới

Tóc cũng vì quê sớm bạc màu!

 

LÃNG MẠN ƠI, CON MUỖI

Nằm nghiêng em dáng nhỏ vai mềm

Muỗi đến vo ve trắng cả đêm

Một chút ngực phơi ngoài áo mỏng

Nhìn hoài muỗi chẳng muốn bay lên!

 

NƯỚC MẮT TRONG CƠM

 Bưng chén cơm chiên nhìn thấy Mẹ

Dỗ dành từng muỗng đút cho con

Sao thấy trong cơm dòng nước mắt

Con không ăn được để Mẹ buồn!

 

TRÊN VẠT ÁO DÀI

 Ước chi trên vạt áo dài

Có ghi tất cả những bài thơ tôi

Để khi vén áo em ngồi

Thơ rung từng chữ từng lời mộng du!

 

THEO CÙNG NGUYỄN BÍNH

 Cầm câu sáu tám ngại ngần

Hình như Nguyễn Bính đứng gần đâu đây

Thôi thì mạnh dạn buông tay

Cho thơ lục bát bay đầy vườn thơ!

 

MỘT GIÂY XAO ĐỘNG

 

Đìu hiu gió đìu hiu mây

Đìu hiu đến cả bàn tay người tình

Một giây suy nghĩ quẩn quanh

Thì ra mới biết một mình đìu hiu! 

THƯƠNG TÓC NGẮN 

Lỡ thương tóc ngắn ai rồi

Dẫu trăm mái tóc dài thôi cũng đành

Ngắn vừa đủ động lòng anh

Ngắn vừa đủ buộc mình thành nợ duyên.

SÔNG NƯỚC ĐỒNG NAI 

Vẫn là sông nước còn đầy

Mà khô khát cả hàng cây hai bờ

Bên nầy tả ngạn tương tư

Bên kia hữu ngạn dật dờ hồn quê! 

NGÃ BA SÔNG 

Thuyền xuôi về ngã ba sông

Ai theo nhánh rẽ cho lòng xa nhau

Mình còn hai nhánh sông sâu

Băn khoăn không biết ngã nào mà bơi. 

HỌC TOÁN

(kính tặng quý Thầy Trần Phiên và Hà Tường Cát trường TH Ngô Quyền, Biên Hoà) 

Thầy ra đề Toán khó trần ai

Tìm hoài lời giải mãi loay hoay

Thật tình em ráng vào trong lớp

Bởi không mê Toán chỉ mê Thầy! 

TẶNG CÔ HÀNG MỸ PHẨM 

Dọn hàng về sớm chi em

Người ta còn đợi mua thêm chút quà

Trăm con mắt ngó từ xa

Chắc chờ mua cái thật thà của em! 

NGƯỢC DÒNG 

Đêm vừa hết, giọt cà phê còn nặng

Đời đã vơi nhưng đáy cốc chưa vơi

Nước mắt cạn mà khổ đau chưa cạn

Tình còn đây sao người vội xa người? 

NGÃ BA ĐƯỜNG 

Thôi rồi người đã xa xôi

Sao nghe lòng đắng như đời khổ qua

Đời chia chi những ngã ba

Không chừa một lối cho ta chung đường? 

THƠ NGÂY 

Đi hoài chưa hết

Một tấc thơ ngây

Đời còn trăm thước

Nên vẫn ngu hoài! 

 

SINH NHẬT

Dù cho sinh nhật đến mấy mươi

Cũng là con trẻ của Mẹ thôi

Mấy mươi cũng vẫn là con trẻ

Cần Mẹ hoài như thuở nằm nôi. 

ĐÓN TẾT 

Đêm xa quê đón Tết

Một lời ước đơn sơ

Phải chi lòng bánh tét

Nhuộm xanh đêm giao thừa! 

PHÚT ĐẦU TIÊN 

Sinh con Mẹ đã mừng vui

Cả nhà vang những tiếng cười thân quen

Mình con khóc phút đầu tiên

Phải chăng biết nỗi truân chuyên cuộc đời? 

LƯỢM GẠO 

Lời Mẹ dặn con hồi thơ trẻ

Hạt gạo như vàng quý biết bao

Lượm hạt gạo rơi lòng nhớ Mẹ

Lời dạy còn ghi, Mẹ chốn nào? 

TƯƠNG TƯ 

Tôi lại nhìn tôi trong bóng đêm

Tắt đèn nên thấy bóng lạ thêm

Hình như ai núp đàng sau bóng

Là bóng tôi buồn hay bóng em? 

TRONG MƠ THẤY MẸ 

Nằm mơ thấy Mẹ dắt con đi

Sau trống trường tan dẫn con về

Sương sớm phủ vây màu nắng đục

Tỉnh ra mới biết nắng Cali. 

 

LÒNG CA KỶ 

Màn khép rồi, anh có trọn vui?

Chờ cho khán giả bỏ đi rồi

Em lau son phấn ngoài sân khấu

Vãn tuồng, em chỉ có anh thôi! 

CƠM TRẮNG 

Chiều xuống Mẹ đem nồi vo gạo

Xả hết cám đen, gạo sạch trơn

Quê người cơm tối ngồi thương Mẹ

Nhìn cơm trắng muốt nhớ Mẹ buồn! 

CHỈ MỘT NGƯỜI 

Những dòng thơ tôi viết

Tưởng gởi cho nhiều người

Nhưng chắc không ai biết

Dành riêng một người thôi! 

 

THĂM MỒ MẸ

 

Về thăm mồ Mẹ gió đong đưa

Mưa rớt lâm râm khoảng cuối mùa

Áo mỏng đơn sơ còn chưa ướt

Mà sao hai mắt dột đầy mưa? 

GIAO THỪA NHỚ QUÊ XA 

Giao thừa đón Tết xa quê

Tết quê xa, nhớ Tết quê nắng đầy

Nắng đầy, hồn lại mưa bay

Ước chi mọc cánh mà bay về nhà! 

TỈNH TỌA 

Âm u bóng tối

Đơn độc cuộc đời

Sát na tỉnh tọa

Thấy đời lên ngôi 

ƠN THẦY CÔ 

Qua bờ xa, thấy đò còn đưa khách

Tim học trò đập vội tiếng ngân rung

Công người đưa đò dày hơn trái đất

Nhớ ơn hoài NGƯỜI đã chở qua sông!

 

 

TRẦN KIÊU BẠC

 

(Tham khảo từ Internet và Giai Thoại THƠ ĐƯỜNG & TÁC GIẢ của Hà Anh, Nhà Xuất Bản Văn Nghệ 2002)

" Cám ơn Nhạc đã vì thơ" Thơ Trần Kiêu Bạc. Hồng Vân diễn ngâm

 

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Mười Một 2010(Xem: 45226)
Mẹ ngồi ru ai...? Tiếng ru sóng vỗ Ru buồn đôi tay Con ơi! à... ơi..!
26 Tháng Mười Một 2010(Xem: 43315)
Sông Đồng bến hẹn còn đâu Hàng cây nghiêng ngả cánh sầu chia phôi Mất anh mất nửa cuộc đời Đêm về lạc lõng phương trời mình em
22 Tháng Mười Một 2010(Xem: 45718)
THI NHẠC GIAO DUYÊN GIỌNG HÒ HỒNG VÂN NHẠC NGUYỄN HỮU TÂN
22 Tháng Mười Một 2010(Xem: 50445)
Tiếng than hỡi Bậu mình ơi Bứt chi sợi tóc cuộn đời thủy chung ? Sông quê trăng nước chung dòng Mình Qua thui thủi vàm sông một mình
20 Tháng Mười Một 2010(Xem: 47878)
Gọi tên bọn mầy chao ôi là nhớ Mỗi một địa danh…ấp lẫm ngậm ngùi.
19 Tháng Mười Một 2010(Xem: 47420)
Chờ hòai Bậu vẫn biệt tăm Qua còn đợi riết dẫu năm tháng dài Vàm sông xưa nước vẫn đầy Lòng Qua thiếu Bậu còn ai trong đời?
18 Tháng Mười Một 2010(Xem: 48416)
Quê hương - nhớ đứng, nhớ ngồi Nhớ con đò nhỏ, nhớ người sang sông Đồng Nai nước chảy xuôi dòng Qua đành mãn kiếp lưu vong xứ người
18 Tháng Mười Một 2010(Xem: 49208)
Ai về phố nhỏ Biên Hòa Thăm dùm người cũ em xa bao ngày Tha hương bao tháng năm dài Em chưa về được cách hai phương trời
19 Tháng Mười 2010(Xem: 43062)
Cứ hẹn mãi mà chưa về thăm được Biên Hòa ơi! Xin tạ lỗi cùng người
12 Tháng Mười 2010(Xem: 42035)
Mùa Thu về hương bưởi thơm trên tóc Tóc thề bay gió lộng giữa trời mơ
12 Tháng Mười 2010(Xem: 42735)
Bước chân chim đưa ta về thơ dại, Em có mơ những ngày tháng Ngô Quyền?
12 Tháng Mười 2010(Xem: 42725)
tôi thấy nhớ chiếc cầu đưa qua Phố, dòng sông êm lờ lững nước triều lên
10 Tháng Mười 2010(Xem: 41951)
Em ra đi trời như thương khóc Nghĩa trang càng buồn thiếu nắng vàng
09 Tháng Mười 2010(Xem: 39070)
Nếu vắng em! Anh mất người tri kỷ Đôi mắt buồn như mặt nước hồ thu Sống cô liêu nhìn cảnh vật âm u
06 Tháng Mười 2010(Xem: 38386)
Không hiểu yêu em tự lúc nào Đêm về vương vấn dạ nao nao Hơn chục cánh thư chưa dám gởi Làm sao em hiểu được, làm sao?
06 Tháng Mười 2010(Xem: 38511)
Thương nhớ gởi về quê Mỹ-Hội Dòng đời thắm thoát bấy nhiêu năm Bao mùa mưa nắng bao thay đổi Mà bóng người xưa vẫn bặt tăm.
06 Tháng Mười 2010(Xem: 38738)
Phượng hồng vẫn nở khi hè tới Cho hồn lãng đãng nhớ em tôi
06 Tháng Mười 2010(Xem: 39837)
Những góc phố vàng Thu, sao mà thương quá! Nơi có một người đang lặng lẽ chờ Thu…
06 Tháng Mười 2010(Xem: 39548)
Ngắm nhìn mây trắng lang thang Thấp thưa cánh bướm dịu dàng cánh hoa
05 Tháng Mười 2010(Xem: 38481)
Người thăm Biên Hòa cho ta thăm với Người nhớ bao nhiêu, ta nhớ bấy nhiêu Người thăm ước mơ Ngô Quyền nắng gọi Ta hôn dấu giày chinh chiến quạnh hiu
05 Tháng Mười 2010(Xem: 37883)
Ai gây nên cảnh sông Tương Đầu sông cuối sóng đôi đường cách xa Phong sương dấn bước xa nhà Bao giờ trở lại Biên Hòa quê xưa
05 Tháng Mười 2010(Xem: 41135)
Mẹ ơi! Con còn giữ mùi Mẹ y nguyên Mùi sữa tinh khôi, bồ kết thơm trên tóc Chiếc áo mới đầu năm con mặc Lãng đãng một mùi tay Mẹ đơm khuy
05 Tháng Mười 2010(Xem: 38980)
Lâu lắm rồi không về lại Biên Hòa Nghe hương bưởi ngạt ngào trong nắng sớm Có dễ hơn ba mươi năm biền biệt Kẻ ở người đi rồi chẳng khác không quen.
04 Tháng Mười 2010(Xem: 43632)
Rồi đời anh lại long đong Bỏ đi có nhớ dòng sông Biên Hòa? Đường Nguyễn Hữu Cảnh giờ xa, Chừng như kỷ niệm tình ta nhạt nhòa.
04 Tháng Mười 2010(Xem: 37524)
Chuyện tháng hạ ngày xưa ta đã kể Bài học này, em có nhớ hay không?
04 Tháng Mười 2010(Xem: 37311)
HỒN CHƠI VƠI NGHE TỪNG BƯỚC THU SANG
04 Tháng Mười 2010(Xem: 35502)
Về bên dòng Đồng Nai Thăm người em xứ Bưởi