Vi Trùng Helicobacteria Pylori và Các Chứng Bệnh Loét , Viêm và Ung Thư Bao Tử
Cách đây 3 năm số người bệnh nhân gốc Á Châu đến khám bệnh "đau bụng" ở clinic của tôi rất đông. Phần lớn là những người di dân gốc Burma hay Miến Điện, Napal và Việt Nam. Ai cũng than là đau bụng, mõi mệt, ăn khó tiêu, sụt cân, nhợn bụng muốn ói ... Khám tổng quát và định bệnh thì tìm được những bệnh như loét dạ dày, viêm bao tử và viêm đầu ruột non. Có một số người tìm ra được bệnh ung thư bao tử nhưng lại vào thời kỳ thứ 4 nên việc chữa trị cũng không được khả quan cho lắm. Khi thử vi trùng Helicobacteria Pylori (H. Pylori) thì phần đông ai cũng có dương tính của vi trùng này hết. Phần lớn dân số bị nhiễm vi trùng H. Pylori ít hơn ở Mỹ nhưng lại gia tăng nhiều hơn ở những nước khác, nhất là ở những nước đang phát triển như Việt Nam, Miến Điện, Thái Lan, hay Phi Châu.
Vi trùng H. Pylori được tìm ra bởi hai khoa học gia Bary Marshall và Robin Warren vào năm 1982. Họ thấy những bệnh nhân có bệnh ung thư bao tử, loét bao tử hay viêm đầu ruột non (duedonum) hay viêm bao tử đều có sự hiện diện của vi trùng H. Pylori này. Để tồn tại trong môi trường có tính axit của dạ dày, H. pylori tiết ra một loại enzyme được gọi là urease, mà chuyển hóa chất urê thành amonia. Chất amonia ở xung quanh H. pylori làm trung hòa tính axit của dạ dày, làm cho H. Pylori ở được lâu hơn trong dạ dày. Ngoài ra, hình dạng xoắn ốc của H. pylori làm cho các vi khuấn này dể đính kèm vào các bề mặt bên trong của dạ dày. Những tế bào miễn dịch khó nhận ra và tấn công các vi trùng H. Pylori này.
Loét Dạ Dày
Ung Thư Dạ Dày
H. pylori lan truyền từ người này qua người kia qua nước bọt. Vi khuấn này cũng có thể truyền theo qua nước hay thức ăn bị nhiễm chung với phân hay những chất cặn bã. Ở những nước đang phát triển, thì sự hổn hợp của nước uống hay thức ăn không tinh khiết, với nơi ở bị chật chội đông người và thiếu vệ sinh làm cho H. Pylori dễ lan truyền cho nhiều người. Nhiều người bị bệnh này khi còn trẻ nhỏ.
H. Pylori có thể được tìm ra một cách dễ dàng bằng cách thử máu, thử phân, thử hơi thở carbon dioxide hay thử nghiệm một ít tế bào trong bao tử để tìm ra vi trùng này.
Nếu các bạn có những triệu chứng như:
-Ăn khó tiêu
-Đau ở bao tử (phía trái, dưới tim, dưới xương sườn) hay đầu bao tử (khoảng giữa hai phần xương sườn ở phía trước ) sau khi ăn
-Đau bao tử khi bụng đói
-Ói mữa hay ói mữa ra máu
-Sụt cân
-Bị dồn nén hay bị stress nhiều
-Có hút thuốc hay uống rượu
thì nên đi gặp BS gia đình để định bệnh và chữa trị .
Nếu những con vi khuẩn này được tiêu diệt sớm thì chúng ta có thể ngăn ngừa những chứng bệnh hiễm nghèo khác như viêm loét hay ung thư bao tử và đầu ruột non.
Cũng có một tin vui là những con vi trùng này lại rất "sợ" thuốc trụ sinh nên việc bài trừ cũng không khó lắm. Chỉ cần bệnh nhân cố gắng uống thuốc theo toa bác sĩ và làm theo lời khuyên thì sẽ chữa hết bệnh liền.
Thuốc chữa thông thường có hai hay ba loại trụ sinh và một loại thuốc nữa làm cho bao tử dịu lại để bớt chất acid. Thuốc trụ sinh thì ngày uống hai lần trong vòng 10-14 ngày, còn thuốc làm dịu bao tử lại thì có thể uống thêm mỗi ngày vào một thời gian nữa.
Ăn uống thì cũng nên bớt đi những chất nóng, cay, chua. Bớt ăn ớt lại. Nên ăn hay uống nhiều chất vitamin C, những loại dâu hay berry, và sữa.
Và nếu có hút thuốc uống rượu thì cũng nên bớt dần và bỏ luôn sau một thời gian .
Những người nấu thức ăn thì nên rữa tay sạch thường xuyên để bớt đi cơ hội lan truyền của những con vi khuẫn này. Nếu trong gia đình có người thân bị ung thư bao tử thì cũng nên đi khám coi mình có bị H. Pylo ri nhiễm trùng hay không vì tỷ lệ bị nhiễm vi trùng này rất cao cho những người có thân nhân bị ung thư bao tử.
Đây chỉ là một phần tóm lược đơn giản về H. Pylo ri và những nguy hiểm cho sức khoẻ mà vi trùng này có thể gây ra. Chúng tôi xin chia sẻ cùng các bạn. Các bạn có những câu hỏi gì thêm thì xin liên lạc với chúng tôi nhé .
Chúc các bạn sức khoẻ,
Tường Vi & Hồng Đức