BẮT ĐẦU NGÀY TÀN CỦA BẠO CHÚA?
Mất đất mà được lòng người là thắng
Chiếm được đất mà mất lòng người là thua
ĐỐN CÂY XANH GIỮA THĂNG LONG CỔ KÍNH
UBND thành phố Hà Nội đã phải ngưng kế hoạch chặt 6700 cây xanh trước áp lực mạnh mẽ của dư luận. Quyết định trên được chủ tịch Nguyễn Thế Thảo thông báo vào sáng 18/3/2015 giữa lúc xảy ra các cuộc biểu tình tại Hà Nội phản đối việc chặt phá cây xanh.
Sáng chủ nhật 29/3/2015, hàng trăm người dân tiếp tục xuống đường biểu tình phản đối kế hoạch chặt hạ 6700 cây xanh của UBND TP. Hà Nội.
Chia sẻ cảm nhận về cuộc tuần hành diễn ra sáng nay tại Hà Nội, chị Lê Thu Hà viết trên facebook:
''Hà Nội mùa xuân 2015 - những tháng ngày đẹp nhất
Lần đầu tiên không còn cảm giác bất lực khi phải ngồi trong nhà và ngoài kia là hàng lớp an ninh mật vụ bao vây, bởi ngay tại thời điểm này, ở bờ hồ Hoàn Kiếm, người Hà Nội vẫn xuống đường đông nghịt.
Các bạn an ninh hãy nhìn đây, chính quyền hãy nhìn đây, mở to mắt và nhìn xem thế giới đang chuyển động, để hiểu rằng, nước chở thuyền nhưng cũng chính nước sẽ lật thuyền. Khi dân phòng, tổ trưởng tổ dân phố và các hội đoàn cùng nhau kéo đến từng hộ gia đình vận động người dân không tham gia chiến dịch tuần hành bảo vệ cây xanh, yêu cầu bạch hóa vụ chặt cây; khi loa phường ra rả yêu cầu không tổ chức và tham gia các hoạt động tụ tập đông người qua lại... khi uy lực của chính quyền đã không còn đủ sức làm người dân sợ hãi, thì điều gì đến tất yếu sẽ xảy đến.
Hà Nội sẽ được cứu sống, dân tộc tôi sẽ được cứu sống! Và chúng ta có quyền mơ về một cuộc cách mạng, một cuộc cách mạng xanh bắt đầu từ thủ đô - trái tim của cả nước.
Hà Nội ơi, một trái tim hồng.''
LẤP SÔNG ĐỒNG BIÊN TRẤN NGÀY XƯA
Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN) bày tỏ sự lo ngại sâu sắc về dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai, quy mô 8,4 ha tại phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai”sẽ có những tác động xấu ảnh hưởng đến môi trường kinh tế và xã hội lưu vực sông Đồng Nai và sẽ đặt tiền lệ xấu cho việc vi phạm và lấn chiếm hành lang thoát lũ và dòng chảy của các con sông của Việt Nam.
Chúng tôi, các thành viên thuộc Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN), quan tâm sâu sắc và bày tỏ sự lo ngại về việc Cty CP Đầu tư - Kiến trúc - Xây dựng Toàn Thịnh Phát đã và đang triển khai ồ ạt việc thi công dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai quy mô 8,4 ha, tại Phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai”.
Dự án thực chất là một công trình lấn sông, lấn chiếm bờ sông khi tổng diện tích của dự án là 8,4 ha trong đó đã chiếm 7,72 ha vùng đất ngập nước ven sông và mặt nước sông. Chính vì vậy chính quyền các cấp cần xem xét lại vấn đề tuân thủ Luật Tài nguyên Nước, Luật Bảo vệ Môi trường và nhiều quy định khác liên quan đến quản lý đất ngập nước.
Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam chúng tôi đánh giá rằng chỉnh trang cảnh quan đô thị là việc phải làm, và rất cần làm, tuy nhiên những quy hoạch phát triển có liên quan đến sử dụng tài nguyên đất đai, tài nguyên nước ven sông và nước mặt không chỉ nhằm mục đích khai thác sử dụng, kinh doanh để đáp ứng các nhu cầu trước mắt mà còn phải nhằm bảo đảm môi trường trong sạch, giữ gìn được tài nguyên nước của con sông ổn định cho phát triển trong tương lai là một trong những vấn đề hết sức cần thiết, và rất cấp bách cho khu vực.”
Dự án lấp sông Đồng nầy còn tác tệ nhiều lần hơn vụ đốn cây ở Hà Nội bởi vì nó can hệ đến cả hệ thống sông ngòi của Miền Đông Nam Phần và hệ quả ảnh hưởng tới môi trường và đời sống của dân chúng trong 11 tỉnh theo như nhận định của Mạng Lưới Sông Ngòi VN kể trên:
“ Sông Đồng Nai là hệ thống sông lớn thứ hai ở phía Nam và đứng thứ ba toàn quốc, lưu vực rộng lớn của nó gần như nằm trọn trong địa phận nước ta, chỉ có một bộ phận nhỏ nằm ở nước ngoài (Campuchia). Đồng Nai là con sông chính của hệ thống sông Đồng Nai, một số phụ lưu lớn của nó như: Đa Hoai, La Ngà (ở tả ngạn), sông Bé, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ (ở hữu ngạn). Sông chảy qua địa phận các tỉnh Lâm Đồng, Đắc Nông, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tầu và Thành phố Hồ Chí Minh. Sông Đồng Nai bắt nguồn từ phía Bắc cao nguyên Lâm Viên (Lang Biang), phía Nam dãy Trường Sơn, nơi có đỉnh Bi Doup tỉnh Lâm Đồng cao nhất (2287 m), sông chảy qua những vùng sinh thái cảnh quan đặc trưng, và là một phần quan trọng của đồng bằng Nam Bộ. Diện tích lưu vực của hệ thống sông Đồng Nai là 42.600 km2 (tính đến Tp Biên Hòa là: 23.500 km2). Lưu vực đang có mức độ phát triển phát triển mạnh đặc biệt về công nghiệp và đô thị, có nhu cầu sử dụng nước cao nhất trong khu vực, nhưng lại chưa kiểm soát xử lý được về việc xả thải các chất thải công nghiệp, thiếu kiểm soát về môi trường đã làm cho môi trường khu vực, đặc biệt là môi trường nước đang ở trong tình trạng báo động.
Sông Đồng Nai là một lưu vực sông có tầm quan trọng vô cùng lớn đến việc phát triển kinh tế xã hội và dân sinh của 11 tỉnh nhưng lại là lưu vực có bình quân lượng nước hàng năm trên đầu người thấp nhất trong các lưu vực của Việt Nam. Hệ thống sông Đồng Nai là nơi hội tụ đa ngành, nhiều lĩnh vực, tập trung đông các hộ dùng nước, đặc biệt là khu vực hạ lưu. Vấn đề sử dụng nguồn nước đã và đang khó khăn, luôn dẫn đến sự mâu thuẫn trong sử dụng nước và mâu thuẫn này ngày càng trở nên khốc liệt hơn khi nguồn nước trong lưu vực đang trở nên hạn chế do các tác động của tự nhiên cũng như các hoạt động của con người.”
RA LUẬT BINH VỰC TƯ BẢN ĐỎ ỨC HIẾP CÔNG NHÂN
CTV Danlambao - 90.000 công nhân Việt Nam của Cty PouYuen Việt Nam tại Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, Sài Gòn đã đồng loạt đình công để phản đối các quy định của Điều 60 - Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH). Điều luật này đã vừa được đảng hội cộng sản thông qua vào ngày 20 tháng 11, 2014 - qua đó công nhân nghỉ việc sẽ không được nhận BHXH một lần như trước mà phải đợi đến tuổi hưu 60 tuổi (nam) và 55 tuổi (nữ).
Cuộc đình công đã bắt đầu vào ngày 26.03.2015 và kéo dài nhiều ngày ngay sau khi cán bộ cao cấp của công ty thông báo đến công nhân về việc quy định BHXH mới sẽ được áp dụng. Theo Điều 60, cho dù công nhân đã đóng BHXH nhiều năm nhưng nếu nghỉ việc thì sẽ không được hưởng BHXH như trước đây mà phải đợi đến tuổi hưu.
Là một công ty có số lượng công nhân đông nhất tại Sài Gòn, Cty Pou Yuen cũng được xem là một công ty có lực lượng công đoàn, Đảng bộ hùng hậu nhất với mối liên hệ chặt chẽ với các cấp chính quyền. Hầu hết các cuộc đình công tại Pou Yuen đều mau chóng bị dập tắt trước sự chia rẽ & can thiệp của cán bộ công đoàn. Các cán bộ công đoàn của Pou Yuen đều được biệt đãi đặc biệt, hàng ngày chỉ việc đến cty ngồi chơi xơi nước, để hàng tháng được nhận những khoản lương, tiền thưởng hậu hĩnh, cùng với những chuyến du lịch đắt tiền... Không rõ cán bộ công đoàn có hiểu được rằng, những ưu đãi mà họ đang nhận được đều lấy từ mồ hôi, nước mắt của những công nhân ngày đêm làm việc trong điều kiện kham khổ.
CHỈ DẤU NGÀY TÀN CỦA BẠO CHÚA
Ngày xưa, các triều đại vua chúa trông thiên tượng mà tu đức sửa mình, hoàn thiện thuật trị nước.
Ngày nay, dưới thời việt cộng xã nghĩa duy vật, nhìn vào các sự kiện xã hội mà đoán định cuộc hưng vong.
Nếu tin vào câu, “ Lòng dân là ý Trời “ thì việc việc suy vong của triều đại bạo chúa việt cộng thấy rõ ràng trước mắt.
Sách có chữ: “ Vương đạo trường tồn. Bá đạo bạo phát, bạo tàn “
Xưa bạo Tần san bằng gò đống u linh lấy đất canh tác, tuy thực dụng nhưng trái đạo tự nhiên, xâm phạm tập tục truyền thống nên chỉ trải hai đời là tuyệt diệt.
Ngày nay bọn việt cộng vô tri mở cuộc ngang tàng bá đạo chặt cây xanh cổ thụ phá cảnh quan, môi sinh, lấp sông ngăn dòng chảy có nguy cơ tàn phá sinh thái xây xúc động lòng người.
Khắp nơi lòng dân phẫn nộ và phản kháng, Đó là chỉ dấu ngày tàn của chế độ toàn trị, thúi nát, bất công, phản nước, hại dân việt cộng.”
Nguyễn Nhơn