11:23 SA
Thứ Ba
30
Tháng Tư
2024

Tri ân Ngô Đình Nhu: Châu bản triều Nguyễn được UNESCO vinh danh

17 Tháng Tám 201412:50 SA(Xem: 9645)
Cán bộ VC viêt bài vinh danh ôngNgô Đình Nhu

Châu bản triều Nguyễn được UNESCO vinh danh. Xin được tri ân Ngô Đình Nhu Nhà lưu trữ Việt Nam thời kỳ 1938-1946.

ngodinhnhu
Nhân dịp Châu bản triều Nguyễn được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, xin được tri ân Ông Ngô Đình Nhu (1910 – 1963), một trong những nhà lưu trữ hàng đầu của Đông Dương, đối với việc gìn giữ di sản vô giá này.
Tác giả bài báo, TS. Đào Thị Diến, cán bộ nghiên cứu của Viện Sử học, là người có nhiều nghiên cứu giá trị về Châu bản triều Nguyễn.
Sự thật lịch sử có sức sống rất mãnh liệt và mạnh mẽ hơn bất kỳ định kiến mang đầy tính thiển cận chính trị nào.
FB Nguyễn Trung Kiên
vankho
Từ trước tới nay, chúng ta chỉ biết tới nhân vật Ngô Đình Nhu (1910-1963) với những hoạt động của ông trong lĩnh vực chính trị. Cuộc đảo chính cuối năm 1963 ở miền Nam Việt Nam đã chấm dứt chế độ “gia đình trị” của anh em nhà họ Ngô. Đã có nhiều bài phóng sự, nghiên cứu, sách, phim truyền hình của một số tác giả Việt Nam và nước ngoài lột tả nhân vật này dưới vai trò của một “cố vấn chính trị”. Nhưng ngoài vai trò đó, rất ít người biết rằng Ngô Đình Nhu là một trong số rất ít người Việt Nam tốt nghiệp tại một trường danh tiếng của Pháp chuyên đào tạo các Lưu trữ viên – Cổ tự; đó chính là trường Cổ tự học Quốc gia (Ecole Nationale des Chartes). Cái tên Ngô Đình Nhu vẫn còn gắn với lịch sử Lưu trữ Việt Nam đến tận hôm nay. Trong khuôn viên đẹp đẽ, sang trọng của Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV tại thành phố Đà Lạt có một biệt thự sang trọng hiện đang dùng làm nhà kho lưu trữ trung chuyển, đó chính là ngôi biệt thự nghỉ cuối tuần của hai vợ chồng Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân thuở nào. Lịch sử sẽ đánh giá đầy đủ hơn về Ngô Đình Nhu với tư cách là nhà hoạt động chính trị, còn bài viết này chỉ xin được cung cấp một số thông tin về Ngô Đình Nhu qua những hoạt động của ông trong lĩnh vưc Lưu trữ của Việt Nam thời kỳ 1938-1946.
Ngô Đình Nhu sinh ngày 7-10-1910 tại xã Phước Quả, tổng Cự Chánh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế trong một gia đình quan lại theo đạo Thiên Chúa. Là con trai của Ngô Đình Khả, Thượng thư Bộ Lễ dưới triều vua Thành Thái, sau những năm tháng học tập dưới sự dạy dỗ của cha và giáo hội ở Huế, Ngô Đình Nhu sang Paris theo học tại các trường Đại học Văn khoa và Ngôn ngữ phương Đông. Ông thi đỗ vào trường Cổ tự học Quốc gia vào năm 1935 và tốt nghiệp năm 1938 với luận văn về lịch sử Việt Nam lần đầu tiên được bảo vệ tại Pháp có nhan đề “Phong tục và tập quán của người Bắc Kỳ từ thế kỉ thứ 17 đến thế kỉ thứ 18 theo các du khách và các nhà truyền giáo” (Moeurs et coutumes des Tonkinois aux XVIIè et XVIIIè sècles d’après les voyageurs et missionairies). Luận án (thèse) của Ngô Đình Nhu đã gây được sự chú ý của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Quốc gia Pháp và vì thế, ông đã được nhận giải thưởng xuất sắc.
Trở về Việt Nam với hai bằng Lưu trữ – Cổ tự và Cử nhân khoa học, Ngô Đình Nhu được bổ nhiệm Lưu trữ viên – Cổ tự tại Sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương ở Hà Nội. Ngay trong năm làm việc đầu tiên với chức danh Quản thủ viên phó (tháng 12-1938), Ngô Đình Nhu đã được Giám đốc Paul Boudet đánh giá là một “Lưu trữ viên – Cổ tự trẻ đầy triển vọng”.
Chỉ trong một thời gian ngắn làm việc ở Hà Nội (từ tháng 2-1938 đến giữa năm 1942), Ngô Đình Nhu đã chứng tỏ năng lực của mình trong việc cộng tác với Paul Boudet và Rémi Bourgeois (Phó Giám đốc) biên soạn và xuất bản các tập 2, 3 và 4 của bộ Đông dương pháp chế toàn tập (Recueil général de la Législation et de la Règlementation de l’Indochine). Ngoài ra, Ngô Đình Nhu còn được Paul Boudet giao trách nhiệm chính trong việc chuẩn bị tài liệu để tham gia các cuộc tổ chức được triển lãm tại Hà Nội và tại Huế.
Không chỉ được nhận xét là “một công chức trẻ có giá trị nhất, hội tụ những đức tính kiên quyết và thẳng thắn, có văn hóa rộng và một khả năng nghề nghiệp hoàn hảo”, Ngô Đình Nhu còn được đánh giá là “bằng chứng của một học thuyết uyên bác, một sự hoạt động không mệt mỏi” và ông đã trở thành “một cộng sự quý báu” của Paul Boudet.
Niềm đam mê trong công tác chuyên môn, năng lực làm việc và sự cộng tác có hiệu quả của Ngô Đình Nhu đã làm sống lại trong Paul Boudet niềm tin vào kế hoạch sắp xếp lại tài liệu các vương triều phong kiến Việt Nam mà Paul Boudet đã theo đuổi ngay từ những ngày đầu tiên khi đặt chân đến Đông Dương.
Cũng là một Lưu trữ viên – Cổ tự tốt nghiệp tại trường Cổ tự học Quốc gia Paris như Ngô Đình Nhu, Paul Boudet rất coi trọng các nguồn sử liệu và biện pháp bảo quản chúng. Năm 1906, lần đầu tiên tận mắt nhìn thấy Tổng đốc và các viên chức bản xứ ở các tỉnh miền Trung “đem tài liệu lưu trữ, trong đó có cả tài liệu của những năm Minh Mệnh thứ nhất ra phơi dưới nắng to để chống ẩm và đuổi côn trùng”, Paul Boudet đã đặc biệt vô cùng quan tâm đến nguồn tư liệu vô cùng quý giá đang ở trong tình trạng không được bảo quản theo đúng phương pháp khoa học. Ngay từ thời gian đó, Paul Boudet đã muốn tiếp cận và áp dụng phương pháp phân loại của phương Tây với nguồn tài liệu này, nhằm làm cho chúng được khai thác, nghiên cứu và được sử dụng một cách có ích nhất.
Sau nhiều năm cố gắng mà không có kết quả, mãi cho đến năm 1942, trải qua gần 5 năm cộng tác và chứng kiến khả năng đích thực của Ngô Dình Nhu, Paul Boudet một lần nữa lại quyết tâm thực hiện mục đích của mình. Tháng 9-1942, mặc dù “đầy nuối tiếc”nhưng Paul Boudet vẫn phải gửi Ngô Đình Nhu vào Huế để thành lập một tổ chức Lưu trữ và thư viện ở Huế và tổ chức lại tài liệu của chính phủ Nam triều vì Paul Boudet cho rằng đây là ‘một sự nghiệp cần thiết và đầy hiển hách”.
Tuy chính thức trở về Huế vào tháng 9-1942 nhưng trên thực tế, ngay từ tháng 2-1942, Ngô Đình Nhu đã thống nhất với ông Trần Văn Lý, Đổng lý Ngự tiền văn phòng của triều đình một kế hoạch nhằm cứu châu bản đang được cất giữ ở Nội các ra khỏi tình trạng bị hư hỏng nặng do không có người chăm sóc. Bản tấu của ông Trần Văn Lý xin đưa tất cả tài liệu trong Nội các ra Viện Văn hóa để có nhân viên chuyên trách trông nom, và xin đề nghị tổ chức một Hội đồng để chỉnh đốn đã được vua Bảo Đại chuẩn y. Hội đồng này do Ngô Đình Nhu làm chủ tịch, làm việc theo một phương pháp thống nhất: kiểm tra châu bản, chia ra từng loại, sắp xếp theo thứ tự thời gian rồi đóng thành từng tập có tiêu đề rõ ràng.
Trở thành Quản thủ viên của cơ quan Lưu trữ và Thư viện Trung Kỳ ở Huế từ ngày 1-1-1943, Ngô Đình Nhu bắt đầu sự nghiệp mới của mình với không ít khó khăn. Chính trong thời gian thử thách với hai nhiệm vụ nặng nề này, Ngô Đình Nhu lại một lần nữa chứng tỏ bản lĩnh của “một người có học thức, một công chức đặc biệt” với phong cách làm việc “đầy nghị lực, đầy năng động”.
Ngày 29-3-1943, Nghị định tổ chức lại cơ quan Lưu trữ và Thư viện của chính phủ Bảo hộ và chính phủ Nam triều do Paul Boudet chuẩn bị đã được Toàn quyền Đông Dương ký ban hành. Nghị định quy định: Lưu trữ và Thư viện của chính phủ An Nam được đặt dưới sự chỉ đaọ trực tiếp về mặt hành chính của Bộ Quốc gia Giáo dục và dưới sự kiểm soát về mặt kĩ thuật của Quản thủ viên Lưu trữ và Thư viện, người được giao nhiệm vụ ‘làm cố vấn cho chính phủ nhà vua trong mọi lĩnh vực có liên quan đến tài liệu và lưu trữ thư viện”. Nhiệm vụ của Cố vấn – Quản thủ viên này được giao cho Ngô Đình Nhu, theo các điều 3 và 4 của dụ số 61 ngày 11-7 năm Bảo Đại thứ 18 (tức ngày 11-8-1943) do vua Bảo Đại ký về thành lập tổ chức Lưu trữ và Thư viện của chính phủ An Nam. Và ngày 29-4-1943, sau hôn lễ với Trần Lệ Xuân, Ngô Đình Nhu bắt đầu cuộc sống mới tại nhà số 19 đường Alexandres des Rhodes (Huế).
Trong thời gian 3 năm, từ 1942 đến 1944, với vai trò Chủ tịch hội đồng cứu nguy châu bản và Cố vấn kĩ thuật, Ngô Đình Nhu đã đóng góp một phần quan trọng vào việc tập trung tài liệu của 5 nguồn (Quốc Sử quán, Tàng Thơ lâu, Nội các, Viện Cơ mật trước đấy và Thư viện Bảo Đại) vào cơ quan Lưu trữ và Thư viện của chính phủ Nam triều.
Riêng đối với số châu bản ở Nội các, sau gần 2 năm làm việc dưới sự chỉ đạo của Ngô Đình Nhu, Hội đồng đã làm ra được 3 bản thống kê bằng chữ Hán và Việt: một bản dâng ngự lãm, một bản lưu hồ sơ và một bản gửi cho Viện Văn hóa. Tiếp đó, Hội đồng đã xin Khâm Thiên giám chọn ngày tốt để cung nghênh châu bản ra Viện Văn hóa. Tất cả châu bản sau khi thống kê đều được lưu giữ trên những kệ sách mới đóng và sắp đặt rất có thứ tự.
Vô cùng hài lòng về những kết quả to lớn đó, Paul Boudet đã đánh giá Ngô Đình Nhu là “một cộng sự hạng nhất” vì theo Paul Boudet, Ngô Đình Nhu đã “hội tụ được cùng một lúc văn hóa truyền thống không thể thiếu trong vai trò của một Quản thủ viên Lưu trữ Hoàng triều và một khả năng hoàn hảo về nghề nghiệp nhờ có học thức uyên bác và vững chắc cho tổ chức Lưu trữ và Thư viện An Nam và Lưu trữ của Hoàng triều”.
Thật đáng tiếc là công việc đang tiến hành với kết quả ban đầu khả quan như thế thì xảy ra cuộc đảo chính Nhật- Pháp ngày 9-3-1945, rồi chiến tranh kéo dài… Bao nhiêu tài liệu lưu trữ của Hoàng triều đã bị mất, hỏng do thiếu người chăm sóc. Theo tục truyền, có rất nhiều châu bản được bày bán công khai tại các chợ Đông Ba, Bao Vinh, Nam Phổ, Sam… Vì vậy, một phân lớn châu bản đã bị mất hẳn, không thể nào tìm lại được.
Sau khi Nhật đảo chính Pháp, Sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương đã có một sự thay đổi lớn về tổ chức, bắt đầu từ ngày 18-4-1945 bằng việc thải hồi các nhân viên người Pháp. Theo đề nghị của giáo sư S. Kudo (Giám đốc mới của Sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương), Toàn quyền Đông Dương là Yuichi Tsuchihashi đã bổ nhiệm ông Ngô Đình Nhu làm Phó Giám đốc của Sở. Sau đó, Ngô Đình Nhu đã tới Hà Nội và đã có 3 tuần gặp gỡ với Giáo sư S. Kudo trong cương vị mới. Ngày 31-7-1945, được sự đồng ý của Kudo, Ngô Đình Nhu đã quay lại Huế để tiếp tục công việc ở Viện Văn hóa.
Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền cách mạng đã được thành lập. Ngay từ những ngày đầu tiên, Lưu trữ và Thư viện đã được chính quyền cách mạng quan tâm đến. Ngày 8-9-1945, tức là chỉ 6 ngày sau khi Việt nam tổ chức tuyên bố độc lập ở Quảng trường Ba Đình lịch sử, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp đã thay mặt Chủ tịch chính phủ lâm thời ký 2 sắc lệnh có liên quan đến Thư viện và Lưu trữ. Sắc lệnh thứ nhất sáp nhập các thư viện công (trong đó có thư viện Pierre Pasquier trực thuộc sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương) và một số cơ quan văn hóa khác vào Bộ Quốc gia Giáo dục. Sắc lệnh tiếp theo cử ông Ngô Đình Nhu làm Giám đốc Nha Lưu trữ công văn và Thư viện toàn quốc. Sắc lệnh này thể hiện chính sách trọng dụng nhân tài của chính quyền cách mạng Việt Nam.
Sau chuyến đi công cán ở Thuận Hóa để tổ chức việc phân tán tài liệu của Viện Văn hóa theo sự vụ lệnh số 125-ND ngày 4-3-1946, Ngô Đình Nhu đã trở lại Hà Nội ngày 20-5-1946, tiếp tục chỉ đạo công việc chuyên môn ở Sở. Tờ trình số 365 ngày 16-11-1946, về công việc của Phòng Thư mục và Pháp chế của Giám đốc Sở Lưu trữ công văn và Thư viên toàn quốc gửi Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục với chữ kí tay của Ngô Đình Nhu là bằng chứng cuối cùng về hoạt động của ông trong lĩnh vực Lưu trữ – Thư viện. Có một điều đáng tiếc là vì thiếu tài liệu, chúng ta đã không thể biết rõ quá trình chuyển đổi của Ngô Đình Nhu từ vai trò “cố vấn kĩ thuật về Lưu trữ – Thư viện” sang vai trò “cố vấn chính trị” như thế nào. Nhưng rõ ràng là, bằng những công việc cụ thể được đề cập tới trong bài viết này, Ngô Đình Nhu đã để lại một dấu ấn không nhỏ trong lịch sử Lưu trữ Việt Nam thời kì 1938-1946, đặc biệt đối với sự sống còn của tài liệu châu bản triều Nguyễn vô giá của chúng ta.
**************
Tóm tắt Luận văn về lịch sử Việt Nam của Ngô Đình Nhu
PHẦN MỞ ĐẦU
Không có bất cứ tài liệu nguồn gốc châu Á nào, do đó các tài liệu châu Âu có vai trò đặc biệt quan trọng.
Các thầy tu dòng Tên (Jésuites): Baldinotti, Alexandre de Rhodes, Marini, Tissanier. Các thầy dòng của Hội thừa sai: Deydier, Jacques de Bourges, Belot, Guisain. Các nhà buôn: Baron, Dampier.
Văn khố của Hội thừa sai ; tổng hợp và miêu tả.
—————
Phần Một – XÃ HỘI
Chương Một. Các nhóm dân cư
1. Làng xã. – bao gồm hai mươi đến bốn mươi ngôi nhà lợp mái rơm rạ, dựng nên từ tre và đất sét. Không có công trình kiến trúc lớn. Nước lấy từ ao.
Trưởng làng có nhiệm vụ thu thuế và chủ trì việc phân chia phần đất chung theo kì hạn.
2. Chợ giữa các làng. – Chợ họp hàng tuần và thường là giữa bốn đến năm làng, các làng thay phiên nhau làm chủ chợ. Việc họp chợ giữa các làng là tế bào kinh tế của cả vùng. Các đô thị quan trọng nhất là Domea (200 nóc nhà) và Hien (2000 nóc nhà) thường xuyên có sự hiện diên của các nhà buôn nước ngoài và Kien-lao (7000 giáo dân) trở thành lợi thế của vùng để được hưởng các ưu tiên của triều đình
3. Ke-cho (Hanoi) – Kinh đô, nơi có các công ty xuất nhập khẩu châu Âu. Sự phồn thịnh, 36 phố phường, bảy mươi hai khu chợ, mỗi phố chỉ chuyên một ngành hàng, 20 000 nóc nhà.
Chương Hai. Nông nghiệp
1. Lúa gạo
a) Vị trí bậc nhất của cây lúa. Lí do.
b) Chế độ sở hữu: hợp đồng cầm cố (vente à réméré) chỉ được chấp nhận đối với người ngoại quốc, ruộng đất manh mún. Chiếm dụng đất theo dòng họ (groups de famille), sự nhũng lạm của giới quý tộc.
c) Nông cụ: sử dụng cày. Tự điển của linh mục de Rhodes cần được sử dụng cẩn trọng, có liên hệ tới cả Đàng Trong cũng như Đàng Ngoài.
d) Canh tác: hai vụ lúa mỗi năm và tô (prix de revient) tăng cao.
e) Nạn đói: mười hai nạn đói từ năm 1681 đến 1721: tính chất.
2. Trồng trọt thứ yếu. – Trồng cau, dâu tằm.
Chương Ba. Chăn nuôi, Đánh cá, Công nghiệp
1. Chăn nuôi. – Gia cầm và lợn thịt. Ít bò và trâu. Thiếu đồng cỏ.
2. Đánh cá. – Tầm quan trọng đối với người Đàng Ngoài
a) Nước ngọt: Vợt và vó.
b) Trên biển: kém phát triển do giá tàu biển cao.
3. Làng nghề. – Có rất ít tài liệu liên quan đến chủ đề này: văn khố của Hội thừa sai cung cấp một văn bản quý giá cho phép định vị nghề dệt chiếu ở tỉnh Nam-dinh. Nghề sơn và gốm sứ.
Kéo sợi và dệt lụa là nguồn cung xuất khẩu duy nhất: các nhà buôn nước ngoài đến vào tháng bảy, đặt mối với các thợ thủ công – luôn phải qua khâu trung gian – và chờ đợi ít nhất sáu tháng để đơn hàng được hoàn thiện.
Chương Bốn. Tiền tệ
1. Các loại tiền tệ. – Duy nhất một loại tiền được lưu hành: tiền đúc từ đồng. Tiền 10 đồng và 6 đồng được nhập từ Trung Quốc và Nhật Bản, chỉ được dùng ở Ke-cho và bốn tỉnh xung quanh.
2. Tỷ giá quy đổi. – Sự ổn định của đồng so với vàng, sự bất ổn của tiền đồng trong đó có yếu tố trượt giá: 1 quan đổi ra 600 đồng năm 1666 và 1200 đồng năm 1715.
3. Cho vay nặng lãi. – Lãi suất hợp pháp từ 25% đến 30% thường xuyên bị vượt qua, người ta cho vay lấy lãi 100% đến 240% rồi 3600%. Tình trạng khốn cùng cuối thế kỷ XVII và đời sống đắt đỏ.
Chương Năm. Thương nghiệp
1. Nội thương
a) Các con đường giao thương: sông và kênh
b) Các phương tiện giao thông: không có máy móc vận tải, chuyển chở trên ván thăng bằng, thuyền ba ván.
2. Ngoại thương. – Những con đường đến Đàng Ngoài: mọi hoạt động ngoại thương đều qua đường biển. Thương nhân Trung Quốc ngược lên Cua Luc-bô (Rokbo theo Dampier) chính là sông Đáy; người châu Âu qua Cua Lâ (Thai-Binh) dẫn đến Domea; ngôi làng này chắc chắn không phải là Dôn-Minh, mà là Dông-xuyên-ngoai : những tàu buôn châu Âu không đi xa thêm trong khi thuyền mành (jonque) Trung Quốc ngược lên đến Hien.
Người ta không bao giờ chỉ ra rằng, bên ngoài Đàng Ngoài, không có bóng dáng một con thuyền cũng như không có một nhà buôn Đàng Ngoài nào, và những người châu Á khác cùng với người châu Âu đã độc chiếm hoàn toàn ngoại thương của vùng.
Thường xuyên thiếu lương thực, bị bỏ đói định kỳ, người Đàng Ngoài nhận lấy một sự tồn tại khốn khó, bất bênh và không thể nghĩ đến điều gì ngoài miếng cơm hàng ngày.
————
Phần Hai- CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH
————
Chương Một. Tổ chức gia đình
1. Nền tảng của quan hệ họ hàng. – Quan hệ huyết thống, địa vị vượt trội của họ hàng bên nội thể hiện qua những cách gọi tên đặc biệt.
2. Cấu trúc gia đình. – Không có thị tộc (clan); bố mẹ và con cái.
3. Tổ chức gia đình. – Người mẹ phụ thuộc vào quyền quyết định của người cha, con cái bình đẳng.
Chương Hai. Hôn nhân
Nguồn bằng chứng châu Âu dồi dào trở nên đặc biệt quý giá khi không có bất cứ tài liệu nào có xuất xứ An Nam.
1. Vai trò của đôi vợ chồng tương lai. – Không có quyền được chọn người hôn phối; bố mẹ cưới gả con từ khi còn nhỏ tuổi.
2. Ăn hỏi. – Người mối lái, sính lễ, thách cưới chàng rể tương lai.
3. Đám cưới. – Trình của hồi môn, luôn là ruộng vườn và được tặng bởi chú rể; nộp khoản phí bắt buộc cho các chức sắc trong cộng đồng; cỗ cưới do chú rể chi trả; cô dâu trình diện trước các ông thần bếp (ông Táo) và tổ tiên của chồng
Chương Ba. Chấm dứt hôn nhân
1. Ly hôn. – Người phụ nữ hiếm khi có thể ly hôn và trong trường hợp có thể thì phải bồi thường cho người chồng.
2. Bỏ vợ. – Người chồng luôn có rất nhiều cơ hội để ruồng rẫy vợ.
3. Cách thức ly hôn và bỏ vợ. – Sự phá bỏ quan hệ hôn phối được thể hiện công khai: “đồng tiền hay chiếc đũa bẻ đôi”
4. Bât-dông hay dô-dông. – Các quý tộc có quyền lấy làm lẽ những người phụ nữ góa chồng, bị chồng bỏ, ly hôn hay những cô gái chửa hoang trong làng; những người này chỉ có thể khước từ bằng cách nộp 1 quan tiền cho quý tộc và từ đó không được phép lấy bất cứ ai. Tục lệ này chỉ còn được lưu giữ trong văn khố của Hội thừa sai.
Chương Bốn. Sinh và Tử
1. Sinh
a) Ngày sinh: đặc biệt quan trọng
b) Tên riêng: không được là tên một đứa trẻ khác đã chết; đặt tên xấu cho con để tránh bị ma quỷ quấy nhiễu. Khi đứa con đầu tiên ra đời, cách gọi tên ông bà nội và ông cậu họ nội sẽ được thay đổi, cách gọi tên người con cả thay đổi khi người con thứ ra đời. Khi thôi nôi, đa phần tên gọi cũ sẽ được thay thế bằng một cái tên đẹp.
Sự tôn kính một bậc bề trên thể hiện qua việc không bao giờ gọi tên của người này cũng như tên của cha mẹ ông ta, và người ta phải nói chệch đi bằng các từ đồng âm với tên gọi; cũng từ đó mà một số gia đình có vốn từ đặc biệt.
c) Tuổi trưởng thành : mười tám tuổi. Thông thường, trẻ em được tính một năm tuổi khi vừa chào đời và được hai tuổi vào Têt (đầu năm) sau.
d) Con nuôi : phổ biến, nhưng không được chứng thực bằng giấy tờ và không công khai. Baron được một hoàng tử ở Đàng Ngoài nhận nuôi để không phải chịu phiền toái và những Thừa sai người Pháp nhận làm con trai danh dự của một ái phi của Trinh Can để tự bảo vệ trong một phiên xử khó. Nhận nuôi thường không chỉ là một sự tiến cử đơn thuần, chỉ ra rằng ở Đàng Ngoài vào thế kỉ XVII không có tổ chức xã hội nào khác ngoài gia đình và rằng người ta không thể có người bảo hộ nào khác ngoài cha và mẹ.
2. Tử.
– Người Đàng Ngoài sợ cái chết, nhưng có thái độ chấp thuận, và sợ nhất là không có được một cỗ áo quan đẹp. Thi hài được quàn trong mười đến mười lăm ngày trước khi được an tang ở bản quán. Thời gian chịu tang : ba năm cho con, hai năm, ba tháng và mười ngày cho góa phụ ; phải sống khắc khổ trong thời gian chịu tang. Thờ cúng tổ tiên, trong đó gia đình là đơn vị, tạo nên sự gắn kết và sức mạnh.
Phần Ba. ĐỜI SỐNG CÁ NHÂN
——–
Chương Một. Trang phục
Tóc thả dài, biểu tượng của tự do ; việc cắt tóc là một nhục hình hoặc là dấu hiệu của tang gia. Trán rộng được cạo nhẵn, răng được nhuộm lúc mười sáu hay mười bảy tuổi. Mũ, quần áo. Dân cư chủ yếu ở trần.
Chương Hai. Thức ăn
Gạo là thức ăn chính ; thịt, nhất là thịt chó ; các loại cá và nuoc-mam. Chỗ ở và đất đai. Một chế độ ăn thiếu thốn giải thích cho việc các tín đồ Cơ Đốc ở Đàng Ngoài đều không ăn chay.
Chương Ba. Tính cách
Có sự tương thích giữa các lời chứng. Người Đàng Ngoài cởi mở, nhạy cảm với tình bạn, ý tứ, ít gây gổ, ngăn nắp nhưng cũng tham ăn (có lẽ đơn giản là do bị bỏ đói), lười nhác và trộm cắp. Mại dâm thế kỷ XVII.
——–
KẾT LUẬN
Nhìn chung, các tập quán ở Đàng Ngoài không có nhiều thay đổi từ thế kỷ XVII và không có gián đoạn nào trong sự tiếp nối tâm lý. Tuy nhiên, ta nhận thấy ở người Đàng Ngoài một sự thích nghi đáng lưu ý: những phong tục khắc nghiệt biến mất không để lại dấu vết và nhận định này khiến chúng ta cần thật sự cẩn trọng trong những giả thuyết về các nguồn gốc của văn minh Đàng Ngoài.
Chú thích:
1. Những thông tin này được khai thác từ tài liệu của phông Directon des Archives et des Bibliothèques de l’Indochine (Sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương – DABI) của trung tâm Lưu trữ quốc gia I và từ phần Giới thiệu về châu bản triều Nguyễn của Trần Kinh Hòa trong Mục lục châu bản triều Nguyễn (tập thứ I, triều Gia Long), Ủy ban phiên dịch sử liệu Việt Nam, viện đại học Huế, tháng 4-1960.
2. DABI, hs:156
3. Việt Nam dân quốc công báo, số 1, tr8.
4. Từ tháng 11-1946, tên giao dịch chính thức của cơ quan Lưu trữ và Thư viện Việt Nam là Sở Lưu trữ công văn và Thư viện toàn quốc.
Nguồn: Tạp chí Xưa và Nay, số 444 tháng 2 năm 2014
Đào Thị Diến / Tạp chí Xưa và Nay
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Tám 2012(Xem: 13465)
Diễn tả một người lính trẻ trong lúc vượt qua ngọn đồi, phút chốc dừng lại quì cúi đầu cầu nguyện cho những vong hồn của đồng đội đã bỏ mình đêm qua.
09 Tháng Tám 2012(Xem: 9649)
Nhân bản là tình thương Không đương cự được súng đạn Nhưng súng đạn rồi sẽ hết Tình người còn dài lâu
08 Tháng Tám 2012(Xem: 8763)
Xin cùng nhau mở Hội nghị Diên Hồng, thực thi truyền thống Quyết chiến – Hy sinh, trước đánh đuổi bọn thái thú Tô Định, sau đánh tan xâm lược Tàu.
05 Tháng Tám 2012(Xem: 17070)
Bốn tuần huấn nhục mới thật gay go. Mở mắt ra là chạy! Ôm cây Garant M1 nặng 4 kí rưởi chạy đông, chạy tây từ phòng học nầy qua phòng học khác cả ngày mới thật là khổ.
01 Tháng Tám 2012(Xem: 9611)
không bằng kinh nghiệm chiến trường mà bằng tấm lòng ngạo nghễ của tuổi trẻ Việt Nam Chiến đấu và chết nhẹ tựa lông hồng HỒN TỬ SĨ, GIÓ Ù Ù THỔI
31 Tháng Bảy 2012(Xem: 9940)
Chúng tôi cũng tin chắc rằng những kẻ ác độc, gian tham, thích làm cho người khác đau đớn, lo sợ, khổ nhục, chúng sẽ không biết đến Thiên-Đàng là gì và cũng không tìm được Thiên-Đàng trong đời này hay trong những kiếp sau./.
31 Tháng Bảy 2012(Xem: 70981)
Mẹ Nghĩa từ trăm năm trước liều thân chống thực dân Tây Mẹ Liêng ngày nay lấy thân làm đuốc thiệu rụi tà quyền cọng sản bất nhân
29 Tháng Bảy 2012(Xem: 10737)
Những mẫu tiền cũ được sưu tầm. Một tư liệu quý giá. Chân thành đồng hương đã đóng góp cho trang nhà
29 Tháng Bảy 2012(Xem: 9410)
Năm vòng tròn với năm mầu sắc khác nhau cũng nói lên những đặc tính của Olympia: Hoà bình, Vui tươi, Khoẻ mạnh, Chân thành và Tình bằng hữu.
28 Tháng Bảy 2012(Xem: 8776)
Trước thái độ “ Hèn với giặc, Ác với dân “ ngày càng ù lì, ngoan cố của tà quyền cs, gần đây dấy lên dư luận: Ngày nào giặc Tàu ra mặt xâm lăng mà ngụy quyền cs cúi đầu hàng phục thì chính quân đội nỗi loạn, lật đổ bạo quyền cs chớ không phải ai khác!
26 Tháng Bảy 2012(Xem: 9656)
Nếu như nữ nhân viên biên phòng Irak cương quyết không cho phép cô hành khách trẻ đẹp mang hộ chiếu Nhật đem chiếc radio bỏ túi Panasonic RF 082 vào máy bay thì đã chẳng xảy ra tai họa.
20 Tháng Bảy 2012(Xem: 9279)
Dân tộc Việt KHÔNG CẦN một khẩu hiệu nào khác ngoài danh tự: VIỆT NAM. Ngày hôm qua, tên độc tài Ác Sát xứ Lybia đã mang đầu máu trốn chạy khỏi quê hương và đồng bào của y!
17 Tháng Bảy 2012(Xem: 15826)
Những năm về trước, người ta thờ ơ việc làm đẹp đôi bàn tay, nên ngành Nail ở Pháp không thịnh hành. Mấy năm trở lại đây, ngành Nail tại Paris mỗi ngày một phát triển.
16 Tháng Bảy 2012(Xem: 10852)
UAV MQ-9 "Tử thần" là một loại máy bay không người lái vừa có khả năng sát thương, vừa có khả năng tình báo, giám sát và trinh sát. Ngay sau khi vừa kiểm tra hoạt động của MQ-9, không quân Mỹ đã quyết định đưa máy này vào chiến đấu, đồng thời thành lập phi đội tấn công UAV "Tử thần"
11 Tháng Bảy 2012(Xem: 8761)
Nhân bạn Thiên Đức Tự đề cập về giác quan thứ sáu hay linh tính Tui xin kể chuyện tánh linh pha thêm chút đỉnh bùa phép
10 Tháng Bảy 2012(Xem: 8951)
Việt Nam, Quê hương ta Sống nô lệ bảy mươi năm qua Nào vùng lên, Thanh niên ơi! Đất nước gọi vang nơi nơi
03 Tháng Bảy 2012(Xem: 8902)
Hy vọng đây là màn mở đầu khởi phát cuộc nổi dậy toàn dân trước khi bọn hoạt đầu trong nước và hải ngoại lập lại tai họa “ Chánh phủ Liên hiệp cò cưa” năm 1945 di họa cho Đất nước và Dân tộc đến ngày nay.
01 Tháng Bảy 2012(Xem: 10255)
Một vài dữ kiện khá lý thú về đoạn xa lộ được xem là tối tân nhất của Hoa Kỳ này: Xa lộ 105, còn được gọi là Century Freeway hay Glenn Anderson Freeway, được đề án vào năm 1958, và được thêm vào dự án Interstate Highways cuối thập niên 1960s.
26 Tháng Sáu 2012(Xem: 9243)
Bài được ĐH chuyển ̣đến, nếu cần thiết quý đồng hương và thân hữu đọc cho biết
23 Tháng Sáu 2012(Xem: 9944)
Sống ở xứ người, phải học tập ngôn ngữ và văn hóa xứ người là chuyện bình thường. Nhưng sống ở xứ người mà tập cho người bản xứ học tập ngôn ngữ và văn hóa xứ mình là một chuyện lạ và ngược đời.
22 Tháng Sáu 2012(Xem: 10069)
Nhớ những cái cần nhớ, quên những cái nên quên, sống cuộc sống cởi mở, trong lòng không vướng mắc thì cuộc sống này sẽ thật tươi đẹp
22 Tháng Sáu 2012(Xem: 9845)
Điều dễ làm nhất chính là BỚI MÓC LỖI LẦM CỦA NGƯỜI KHÁC Sai lầm lớn nhất chính là TỪ BỎ MỤC ĐÍCH CAO ĐẸP CỦA MÌNH
21 Tháng Sáu 2012(Xem: 9950)
Con đường dân tộc hiện đang bị tảng đá cọng sản chặn đường Hãy vùng lên lật đổ nó đi dể lấy lối đi CON ĐƯỜNG VIỆT NAM, DÂN TỘC VIỆT NAM ĐI
16 Tháng Sáu 2012(Xem: 9478)
Thanh niên là NGƯỜI CHỦ TƯƠNG LAI của Đất nước Vận mệnh Đất Nước là ở trong tay các Bạn Hãy hành xử đúng tư cách là NGƯỜI CHỦ Với Tâm Niệm theo Truyền thống DIÊN HỒNG
09 Tháng Sáu 2012(Xem: 11088)
“Chỉ có cầm thú mới quay lưng lại trước nỗi bất hạnh của đồng loại và lo chăm chút cho bộ lông của chúng”.Đảng Cộng Sản Việt Nam không những quay lưng trước nỗi bất hạnh của đồng loại, mà chính họ là gieo rắc sự bất hạnh cho đồng loại, đồng bào
08 Tháng Sáu 2012(Xem: 10486)
Nếu ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày đánh dấu sự “cuốn cờ” tháo chạy nhục nhã của cường quốc Hoa Kỳ tại NỬA NƯỚC VIỆT NAM thì, 37 năm sau, ngày 4 tháng 6 năm 2012 lại là ngày lịch-sử đánh dấu sự trở lại đầy vinh quang của đại cường quốc Hoa Kỳ trên TOÀN THỂ NƯỚC VIỆT NAM.
08 Tháng Sáu 2012(Xem: 9477)
Quan trọng nhất, hãy chú ý đến các cựu chiến binh và những người sống sót trong cộng đồng, hãy ghi lại lời kể của họ khi mình còn cơ hội. Nếu mình làm được như vậy thì may ra những hy sinh lớn lao của thảm kịch bi đát này sẽ không bị uổng phí.
07 Tháng Sáu 2012(Xem: 8967)
Thời kỳ hiện đại, với truyền thông điện tữ, mỗi người vừa là chiến sỉ cách mạng, vừa là lãnh đạo chính mình, căn cứ vào thông tin trên trang mạng, tự mình quyết định hành động cho kịp thời và ăn khớp với hành động của đám đông
06 Tháng Sáu 2012(Xem: 9224)
ở thời điểm đó, tác giả người nước ngoài hiểu biết giới hạn về cách viết tên và địa danh tiếng Việt; người viết tin rằng tên viết trong các phụ chú cạnh hình chụp và những tên tiếng Việt ở đây cũng chỉ là phỏng đoán từ tên không có dấu, ắt có một số sai lầm.
06 Tháng Sáu 2012(Xem: 10175)
Sự ra đi của một chế độ kéo theo nhiều thứ: con người, tài sản, nhà cửa, vườn tược, lịch sử… nhưng có cái bị lôi theo mà người ta không ngờ nhất lại là "cái chết của một ngôn ngữ". Đau lòng lắm thay!
06 Tháng Sáu 2012(Xem: 95106)
Chỉ còn hy vọng ngày mai Khi mọi lòng thức tỉnh Muốn sống còn phải vùng lên tự cứu Lang sói phải tiêu diệt Đừng quỵ lụy, van cầu!
06 Tháng Sáu 2012(Xem: 9438)
Đây là lúc từng đảng viên đảng Cộng Sản Việt Nam nên sám hối, trở về với dân tộc. Bài học của đảng Cộng Sản Liên Sô được “hạ cánh an toàn” nhờ không đàn áp nhân dân khốc liệt như đảng Cộng Sản Romania đáng để cho người Cộng Sản Việt Nam suy ngẫm.
04 Tháng Sáu 2012(Xem: 9539)
Xét cho cùng : chính sự thất bại và sự hy sinh cao cả tại Thiên An Môn đã khiến Đế Quốc Cộng sản không còn là hiểm họa khiến nhân loại có thể bị tận diệt với hiểm họa chiến tranh nguyên tử toàn diện.
04 Tháng Sáu 2012(Xem: 9176)
Rốt cuộc rồi thì: Saigon-Huế-Hà Nội cùng nắm tay nhau bước lên điểm hẹn: Niềm Ước Mơ Tripoli Bản Trường ca Cách mạng Dân tộc rồi cũng khảy lên nốt nhạc cuối cùng: Tripoli
02 Tháng Sáu 2012(Xem: 9218)
Hiện nay, bọn csvn đang tứ đầu thọ địch: Bên ngoài chúng bị cả Mỹ, Trung Cộng thúc ép như gọng kềm siết chặc. Bên trong, vấn đề cưởng chế đất đai bùng nỗ, kinh tế đang trên bờ vực thẩm, giống như cuồng phong, vũ bảo chực chờ càn quét hàng triệu gia đình vào cơn tuyệt vọng
31 Tháng Năm 2012(Xem: 12850)
Có một nơi, rất độc đáo, đã góp phần làm nên bản sắc Sài Gòn: đó là Phố cổ Chợ Lớn. Nghĩa là, chưa tới nơi này, chưa gọi được là biết tới Sài Gòn, mặc dù Phố cổ Chợ Lớn nằm tận quận 5, quận 10, nghĩa là ở một không gian địa lý xa trung tâm Sài Gòn.
31 Tháng Năm 2012(Xem: 9187)
Chúng tôi lúc nào cũng muốn đội các ngài lên đầu, xưng tụng các ngài là sư, là sĩ, để nghe lời chỉ giáo; nhưng xin tha mạng, đừng mang ảo tưởng dụ chúng tôi quên tội ác của Cộng!
30 Tháng Năm 2012(Xem: 9412)
Thơ là máu đào hòa nước mắt Khóc thương Đất nước, họa diệt vong Thơ là trái tim rướm máu Thổn thức vì đồng bào khốn khó lầm than
29 Tháng Năm 2012(Xem: 10396)
Vào ngày cuối cùng của cuộc chiến, khi mà mọi giới đều hiểu rằng không còn gì có thể cứu vãn được nữa thì người chiến sĩ VNCH vẫn chiến đấu dũng cảm
29 Tháng Năm 2012(Xem: 9788)
Hiện tại đảng CSVN vẫn là một trở ngại cho sự đoàn kết dân tộc vì chủ trương độc tài và thù hận. Với xu thế và những chuyễn biến về hướng dân chủ hóa toàn cầu, đảng CSVN sẽ đi về đâu trong tiến trình này?
29 Tháng Năm 2012(Xem: 10224)
Dân Nam bộ vốn hiền hòa, nhẫn nhục, nhưng có mức độ, nhất là dân miệt thứ từng lấy mác đâm lủng bụng cò Tây. Đến một lúc, tức nước, vỡ bờ là...chém! Rồi đây, cục bướu “ Đất đai” sẽ tới ngày bừng vỡ. Cường quyền chết chôn thây vì đất có ngày!
28 Tháng Năm 2012(Xem: 10345)
Người ta cũng thấy trên các báo chí ở trong nước, những trang được gọi là “pháp luật” nói là đã “phá những tổ chức buôn người”; nhưng lại không dám nói đến những tên đứng đầu của tổ chức buôn người này, là những tên cán bộ cao cấp của đảng Cộng sản Việt Nam.
26 Tháng Năm 2012(Xem: 10357)
Chữ “nhân” tuy chỉ có hai nét, một nét phẩy một nét mác, nhưng lại không dễ viết. Hai nét này hàm nghĩa phong phú, triết lý sâu xa, không viết đúng được một nét thì không thể gọi là một đời người hoàn chỉnh đúng với ý nghĩa chân thực.
25 Tháng Năm 2012(Xem: 9310)
Miền Nam, quê tôi thuở ấy Dù chiến tranh đổ máu lẽ nào Quân dân sát cánh nhau chung chịu Quyết gìn làng, giữ xóm bình yên
24 Tháng Năm 2012(Xem: 14621)
Cho dù núp dưới cái hào quang chiến thắng “đánh Tây, đuổi Mỹ” - cho dù che giấu, lấp liếm, giải thích thế nào chăng nữa - thì dân miền Nam (gồm cả Nam lẫn Bắc theo chế độ Tự Do) vẫn thấy một sự thật.
23 Tháng Năm 2012(Xem: 14845)
Giây phút tưởng nhớ Việt-Nam Cộng-Hòa. Có tiền cũng không mua được tài liệu quý giá này
23 Tháng Năm 2012(Xem: 11110)
Trong cái xao lãng bỗng có ý nghĩ muốn tìm lại, noái lại tiếng noái của thời cũ rích cũ rang nhưng đằm thắm đó . Cho nên chỉ xin được ghi lại đây những gì còn nhớ mài mại, để gọi là khơi lại chút âm thanh của những ngày xưa cũ.
22 Tháng Năm 2012(Xem: 9834)
Nếu quí vị thật lòng vì dân, vì nước, hãy dũng mãnh đứng lên, làm ngọn đuốc soi đường để đồng bào các giới nương theo, vùng lên tự cứu mình, cứu nước. Đó mới thật là ăn năn, sám hối chớ không phải là những lời đãi bôi, sáo rỗng.
20 Tháng Năm 2012(Xem: 10081)
Một khi mà giới trẻ nhận thức được sụ cách biệt giữa thể chế “nhân bản” truyền thống dân tộc và chế độ độc tài, toàn trị bạc ác, bất nhân thì cuộc chiến giũa “thiện”, 'ác” sẽ đi vào kết cuộc dù là bao nhiêu lâu chăng nữa.