8:35 CH
Thứ Tư
8
Tháng Năm
2024

30/4/1975 Biên Hòa Đã Không Thất Thủ - Trần Quang Khôi

24 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 16820)

30/4/1975 Biên Hòa Đã Không Thất Thủ


Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi

blank

Tình hình vào hạ tuần tháng 4/75 biến chuyển dồn dập. Áp lực địch ở mặt trận phía Đông ngày càng nặng, tôi được Quân Đoàn tăng cường Trung Đoàn 8/SĐ5BB do Trung Tá Nguyễn Bá Mạnh Hùng chỉ huy. Lực lượng địch và Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III giằng co dữ dội trên tuyến Hưng Lộc, Ngã Ba Dầu Giây. Tôi buộc phải sử dụng hai quả bom CBU 55 của Không Quân Biên Hòa để chận đứng địch và giải cứu Chiến Đoàn 52/SĐ18-BB của Đại Tá Dũng khỏi bị tiêu diệt. Ở Sài Gòn có âm mưu lật đổ Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, tôi được móc nối đảo chánh nhưng cương quyết từ chối và tuyên bố chống lại. phi trường Biên Hòa đóng cửa

Ngày 20/4-75 SĐ18BB của Tướng Lê Minh Đảo rút bỏ Xuân Lộc về Long Bình. Ngày 21/4/1975, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức. Ngay ngày hôm sau, tại mặt trận, tôi viết thư cho Trung Tướng Charles Timmes, phụ tá Đại Sứ Martin ở Sài Gòn, đại ý nói: “Thưa Trung tướng, trong khi tôi đang ngăn chận các sư đoàn Cộng Sản ở đây thì cũng là lúc quốc hội Hoa Kỳ đang thảo luận có nên tiếp tục viện trợ thêm 300 triệu Mỹ kim cho Quân Lực VNCH không? Tình hình gần như tuyệt vọng. Tôi nghĩ rằng cho dù ngay bây giờ quốc hội Hoa Kỳ có chấp thuận viện trợ cho quân lực chúng tôi đi nữa thì cũng đã quá muộn rồi. Tuy nhiên tôi và toàn thể quân nhân các cấp thuộc quyền tôi nguyện sẽ chiến đấu đến phút cuối cùng. Tôi chỉ xin Trung Tướng giúp cho gia đình tôi được di tản đến một nơi an toàn…”

Sau khi SĐ18BB được nghỉ 5 ngày bổ sung quân số và dưỡng quân, ngày 25/4/1975 Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III điều động đơn vị này lên mặt trận Trảng Bom, Hưng Lộc, Ngã Ba Dầu Giây để thay thế Lực Lượng Xung Kích Quân đoàn III được rút về Biên Hòa dưỡng quân. Trung Đoàn 9/SĐ5BB được hoàn trả về hậu cứ ở Lai Khê. Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III trở thành lực lượng trừ bị Quân Đoàn.

Về tới Biên Hòa chưa kịp nghỉ ngơi, ngay chiều ngày 25/4/1975, có tin lực lượng địch chiến trường ???) Thiết Giáp và tiến ra hướng Quốc Lộ 15. Có lệnh Quân Đoàn, tôi liền phái Chiến đoàn 322 tăng cường 1 Tiểu đoàn TQLC do Trung Tá Nguyễn Văn Liên chỉ huy tấn công theo hướng Ngã Ba Long Thành và trường Thiết Giáp. Chiến đoàn vừa rời Quốc Lộ 15 tiến về hướng trường Thiết Giáp, thì chạm địch nặng và giao tranh dữ dội với chúng đến khuya, bắn cháy 12 chiến xa T-54 buộc chúng phải rút vào bên trong. Chiến thắng này làm nức lòng toàn dân ở Biên Hòa. Sau khi kiểm soát kết quả trận đánh, Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư Lệnh Quân đoàn III hứa sẽ thưởng 1,200,000 đồng cho các chiến sĩ có công diệt chiến xa địch, mỗi chiếc hạ được 100,000 đồng.

Ngày 29/4/1975 có lệnh mới của Quân Đoàn. Lực Lượng Xung Kích Quân đoàn III ngoài Liên đoàn 33 BĐQ, được tăng phái thêm: Lữ đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến, Lữ đoàn 4 Nhảy Dù (1 Tiểu đoàn) và Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù, yểm trợ hỏa lực trực tiếp có: Tiểu đoàn 46 PB-155ly và Tiểu đoàn 61 PB-106 ly Quân Đoàn.

12 giờ trưa ngày 29/4/1975, Trung Tướng Toàn triệu tập một phiên họp khẩn cấp tại Bộ Tư Lệnh SĐ18BB ở Long Bình. Chỉ có Toàn, Đảo và tôi. Anh chỉ tay lên bản đồ ra lệnh cho SĐ18BB của Đảo phòng thủ khu vực Long Bình và kiểm soát xa lộ Biên Hòa, kế đó ra lệnh Lực Lượng Xung Kích Quân đoàn III của tôi phòng thủ bảo vệ thành phố Biên Hòa và đặt lực lượng Địa Phương Quân (ĐPQ) và Nghĩa Quân (NQ) của Tiểu Khu Biên Hòa dưới quyền kiểm soát của tôi. Sau này đi tù, tôi mới biết ngay lúc này phía bên khu vực SĐ25BB ở Củ Chi đã bị địch chiếm, SĐ25BB đã bị đánh tan và Tướng Lý Tòng Bá đã bị địch bắt. Nguyễn Văn Toàn giấu tôi và Lê Minh Đảo tin xấu này. Anh chuẩn bị sắp xếp để bỏ trốn.

Vừa nhận nhiệm vụ xong, tôi chợt thấy xuất hiện Đại Tá Hiếu, Trung đoàn Trưởng Trung đoàn 43/SĐ18BB với giọng run run xúc động, Hiếu báo cáo: quân địch đang tấn công Trảng Bom và Trung đoàn 43BB đang rút quân về hướng Long Bình, mặt Đảo cau lại, Toàn nổi giận la hét Hiếu bắt Hiếu phải đem quân trở lại vị trí cũ, Hiếu làm như tuân lệnh, chào và lui ra. Trong thâm tâm tôi, tôi biết là mặt trận phía Đông Biên Hòa ở Trảng Bom của SĐ18BB khó có thể cầm cự nổi vì SĐ18BB đã bị kiệt sức sau trận đánh lớn ở Xuân Lộc không được bổ sung. Sự sụp đổ chỉ là vấn đề thời gian. Giao nhiệm vụ cho tôi và Đảo xong, Toàn đứng dậy bắt tay hai chúng tôi và nói: “Hai anh cố gắng, tôi sẽ bay về Bộ Tổng Tham Mưu xin yểm trợ cho hai anh.” Xoay qua tôi, anh nói tiếp: Còn số tiền thưởng 1,200,000, tôi sẽ cho người mang đến Lữ đoàn.” Đấy là những lời nói cuối cùng của Tư Lệnh Quân Đoàn III.

Về đến Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Xung Kích Quân đoàn III, tôi liền họp các Lữ đoàn Trưởng, Liên đoàn Trưởng, Chiến đoàn Trưởng, và các Đơn Vị Yểm Trợ. Tiểu Khu Trưởng và Tiểu Khu Phó Biên Hòa đã bỏ trốn từ mấy ngày trước. Trước hết, tôi ban hành lệnh thiết quân luật ở Biên Hòa kể từ 15 giờ 00 ngày 29/4/1975, chỉ thị cho các đơn vị ĐPQ và NQ chung quanh thị xã Biên Hòa bố trí tại chỗ, ở đâu ở đó, không được rời vị trí, không được di chuyển. Cảnh sát Biên Hòa chịu trách nhiệm an ninh bên trong thành phố. Triệt để thi hành nguyên tắc nội bất xuất, ngoại bất nhập. Để phòng thủ bảo vệ thành phố Biên Hòa, tôi phối trí Lực Lượng Xung Kích Quân đoàn III như sau:

- Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù: Bố trí trong khu phi trường Biên Hòa, giữ mặt Bắc BTL/Quân đoàn III.
- Lữ đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến (TQLC): 1Tiểu đoàn bảo vệ BTL/Quân đoàn III, 1Tiểu đoàn bố trí phòng thủ mặt Nam BTL/Quân đoàn III.
- Lữ đoàn 4 Nhảy Dù (1Tiểu đoàn): Tổ chức phân tán thành nhiều tiểu đội chiến đấu nhỏ, giữ Cầu Mới và Cầu Sắt Biên Hòa, và đặt các nút chận trên đường xâm nhập vào thành phố Biên Hòa.
- Chiến đoàn 315: Bố trí án ngữ từ ngã Tý Lò Than đến ngã Tư Lò Than (gần trại Ngô Văn Sáng).
- Chiến đoàn 322: Bố trí án ngữ từ ngã tư Lò Than đến cổng phi trường Biên Hòa (trừ bị 1).
- Chiến đoàn 318: Bố trí án ngữ từ cổng phi trường Biên Hòa đến Cầu Mới Biên Hòa (trừ bị 2).
- Pháo Binh: Kế hoạch yểm trợ hỏa lực.
- BTLLĐ3KB/Lực Lượng Xung Kích Quân đoàn III: Đặt tại tư dinh Tư Lệnh Quân Đoàn III.

Vào khoảng 15 giờ 00 ngày 29/4/1975, tôi đang ăn cơm trưa với Bộ Tham Mưu trong tư dinh Tư Lệnh Quân Đoàn, thì thình lình chiếc trực thăng chỉ huy của Tướng Toàn đáp xuống bãi đáp trong vườn hoa tư dinh bên cạnh chiếc trực thăng chỉ huy của tôi. ThiếuTá Cửu (phi công) vào chào tôi và báo cáo cho tôi biết. Sau khi rời Long Bình, Cửu đưa Tướng Toàn và bộ hạ ra Vũng Tàu, nơi đó anh thấy có các Tướng Lãm và Hiệp chờ Tướng Toàn, rồi cả 3 người cùng đi bằng tàu đánh cá ra Hạm Đội Mỹ ở ngoài khơi. Tin Toàn bỏ trốn không làm tôi ngạc nhiên. Anh Cửu xin được ở lại làm việc với tôi. Tôi đồng ý vì đơn vị trực thăng của anh giờ này không còn ở Biên Hòa nữa.

Lúc 17 giờ 00 ngày 29/4/1975, tôi dùng xe Jeep có hộ tống đi một vòng quan sát tình hình trong và chung quanh thành phố Biên Hòa. Tình hình chung có vẻ yên tĩnh, dân chúng không ra đường, phố xá đóng cửa. Vào khoảng 18 giờ 00, quân cộng sản bắt đầu xâm nhập vào mặt Bắc và Đông Bắc thành phố từ hướng phi trường đụng với quân Biệt Cách Dù và TQLC. Giao tranh bắt đầu, 1 cánh quân BĐQ của Chiến đoàn 315 cũng đụng địch ở gần trại Ngô Văn Sang. Địch bám sát vào tuyến phòng thủ mặt Bắc và Đông Bắc của quân ta. Hai bên bám trận địa nằm cách nhau 10-15 mét. Cho đến giờ phút này, quân ta chiến đấu vững vàng tự tin. Không có tình trạng bỏ ngũ. Dưới sự yểm trợ mạnh mẽ của hỏa lực Thiết Giáp, quân ta đẩy địch ra xa tuyến phòng thủ.

Lúc 20 giờ 00 tôi gọi trại Phù Đổng ở Sài Gòn. Nơi đây là Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp và là nơi Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III vừa đặt bản doanh. Có trả lời nhưng không một ai có thẩm quyền để nhận báo cáo của tôi hoặc liên lạc với tôi. Tôi gọi Trung Tâm Hành Quân Bộ Tổng Tham Mưu, không có cách gì liên lạc được. Tôi nóng lòng chờ lệnh của Sài Gòn. Tôi tự hỏi Đại Tướng Dương Văn Minh, tân Tổng Thống, Tổng Tư Lệnh Quân Đội có giải pháp gì không? Có lệnh gì mới cho chúng tôi không?
Đến 22 giờ 10 có chuông điện thoại reo, Trung Tướng Nguyễn Hữu Có gọi tôi ở đầu giây: “Tôi là Trung Tướng Có đây, tôi đang ở bên cạnh Đại Tướng, anh cho chúng tôi biết tình hình ở Biên Hòa như thế nào?” Thưa Trung Tướng, tôi giữ thị xã Biên Hòa, Lê Minh Đảo giữ Long Bình, Toàn đã bỏ chạy, phi trường Biên Hòa địch chiếm, áp lực địch rất nặng ở hướng Bắc và Đông Biên Hòa.” 1, 2, 3 phút trôi qua, ở đầu giây, Tướng Có nói tiếp ” “Đại tướng hỏi anh có thể giữ vững Biên Hòa đến 08 giờ 00 sáng mai, để Đại tướng nói chuyện với bên kia được không?” Tôi trả lời không do dự ” Được, tôi có thể giữ vững Biên Hòa đến 08 giờ 00 sáng mai.” Trong máy điện thoại, tôi nghe văng vẳng tiếng nói của Tướng Có báo cáo lại với Đại tướng Minh. Cuối cùng Tướng Có nói: “Lệnh của Đại tướng cho anh: Chỉ huy phòng thủ bảo vệ Biên Hòa đến 08 giờ 00 sáng ngày 30/4/1975. Chúc anh thành công.” Tôi đáp nhận.

Vào khoảng 23 giờ 45 khuya, địch bắt đầu pháo dữ dội vào thị xã Biên Hòa, chúng tập trung một lực lượng hỗn hợp bộ binh chiến xa cấp Trung đoàn từ Ngã Ba Hố Nai – Xa Lộ tấn công về hướng Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III. Chiến đoàn 315 của Trung Tá Đỗ Đức Thảo xông ra chận địch. Hỏa lực chiến xa M-48 của ta áp đảo địch. Giao tranh quyết liệt. Một số chiến xa địch bị bắn cháy. Địch rút lui.

Lúc 02 giờ 00 sáng ngày 30/4/1975, Tướng Lê Minh Đảo gọi tôi ở đầu máy PC-25: “Báo anh hay tôi bị quân địch tràn ngập, Long Bình đã bị chúng chiếm.” Tôi liền hỏi: “Anh hiện giờ ở đâu? Có cần gì tôi không?” Đảo đáp: “Tôi hiện ở gần Nghĩa trang Quân Đội, đang rút đi về hướng Thủ Đức.” Tôi cảm thấy đau buồn và tội nghiệp Lê Minh Đảo vô hạn. Những năm cuối cùng của cuộc chiến, tôi và Đảo rất vất vả. Hai chúng tôi có mặt ở khắp các mặt trận, vì Lực Lượng Xung Kích Quân đoàn III của tôi là lực lượng cơ động số 1, và SĐ18BB của Đảo là lực lượng cơ động số 2 của Quân Đoàn. Trong tù, bọn cán bộ cộng sản rất để ý đến hai chúng tôi vì đã gây cho chúng rất nhiều tổn thất nghiêm trọng và chúng coi hai chúng tôi là hai tên chống cộng “điên cuồng” nhất.

Vào khoảng 03 giờ 30 sáng, địch lại pháo vào Biên Hòa, lần này chúng pháo rất mạnh và chính xác. Tôi đoán chúng định tấn công dứt điểm Biên Hoà sau khi đã chiếm được Long Bình. Tôi chuẩn bị sẽ tung cả 3 Chiến đoàn Thiết Giáp vào trận đánh quyết định, nhưng thật bất ngờ, chúng vừa xuất hiện 1 đoàn chiến xa dẫn đầu, bộ binh theo sau, liền bị Chiến đoàn 315 đánh chận đầu và bọc sườn, chúng bèn rút chạy ngược ra xa lộ. Kể từ đó, thị xã Biên Hòa trở nên yên tĩnh.

Đúng 08 giờ 00 sáng ngày 30/4/1975, tôi cố gắng gọi về Bộ Tổng Tham Mưu để liên lạc với Trung Tướng Nguyễn Hữu Có nhưng không được. Tôi liền họp các Lữ đoàn Trưởng, Liên đoàn Trưởng, Chiến đoàn Trưởng, và các Đơn vị trưởng Yểm Trợ.

Chúng tôi trao đổi tin tức và thảo luận tình hình ở mặt trận, tình hình trong thành phố Biên Hòa. Áp lực địch bên ngoài không còn nữa. Chung quanh bên ngoài thị xã, chỉ có hoạt động lẻ tẻ của du kích, bên trong thành phố vắng vẻ. Đặc biệt đêm qua, tôi có cho tăng cường canh giữ nhà giam Biên Hòa. Không có tình trạng dân chúng xuống đường hô hào ủng hộ cộng sản. Tôi sung sướng nhất là thấy tinh thần của chiến sĩ ta rất tốt, không có tình trạng đào ngũ. Tuyệt nhiên cũng không có tình trạng hãm hiếp cướp bóc trong thành phố, các sĩ quan thi hành quân lệnh nghiêm chỉnh. Trong đêm qua có nhiều tốp lính bạn thuộc SĐ18BB rã ngũ định chạy qua thành phố, tôi ra lệnh chận lại, đuổi họ trở ra, cương quyết không cho vào thành phố đang giới nghiêm vì sợ có tình trạng gây mất tinh thần rã ngũ giây chuyền như đã xảy ra ở miền Trung trước đây.

Bây giờ là 08 giờ 30 ngày 30/4/1975, tôi kết luận buổi họp: “Biên Hòa không còn là mục tiêu tấn công của địch nữa. Tôi nghĩ rằng giờ này các lực lượng chủ lực cộng sản BV đang tập trung tấn công Sài Gòn. Rõ ràng chúng bỏ Biên Hòa, dồn lực lượng đánh vào Thủ Đô. Chúng ta mất liên lạc với Bộ Tổng Tham Mưu. Bây giờ tôi quyết định kéo toàn bộ Lực Lượng Xung Kích Quân đoàn III về tiếp cứu Sài Gòn.” Tất cả các Đơn vị trưởng ủng hộ quyết định này của tôi.

Tôi liền ban hành Lệnh Hành Quân và điều động Lực Lượng Xung Kích Quân đoàn III tiến về Sài Gòn theo kế hoạch sau đây: Lấy đường xe lửa Biên Hòa-Sài Gòn và xa lộ Đại Hàn làm hai trục tiến quân chính.

a) Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù + Lữ đoàn 4 Nhảy Dù (1 Tiểu đoàn) do Đại Tá Phan Văn Huấn chỉ huy: Tiến bên phải đường sắt hướng Sài Gòn. Đến ngoại ô Bắc Sài Gòn, co cụm lại, bố trí bên phải đường sắt, chờ lệnh.
b) Lữ đoàn 2 TQLC do Trung Tá Liên (TQLC) chỉ huy: Tiến bên trái đường sắt hướng Sài Gòn. Đến ngoại ô Bắc Sài Gòn, co cụm lại, bố trí bên trái đường sắt, chờ lệnh.
c) Lữ đoàn 3 Kỵ Binh + Liên đoàn 33 BĐQ: Bố trí yểm trợ quân BCD, ND, và TQLC rời vị trí phòng thủ, rút an toàn qua Cầu Mới Biên Hòa trước. Sau đó, lấy xa lộ Đại Hàn làm trục chính, tiến về Sài Gòn theo thứ tự như sau:
- Chiến đoàn 315 do Trung Tá Đỗ Đức Thảo chỉ huy: Đi trước, đến ngoại ô Bắc Sài Gòn, bố trí bên này cầu Bình Triệu, chờ lệnh.
- Chiến đoàn 322 do Trung Tá Nguyễn Văn Liên (TG) chỉ huy: Đi sau CĐ 315, đến ngoại ô Bắc Sài Gòn, bố trí sau CĐ 315, chờ lệnh.
- Chiến đoàn 318 do Trung Tá Nguyễn Đức Dưỡng chỉ huy: Đi sau cùng, đến Sài Gòn, bố trí sau BTL và Đơn vị Yểm Trợ, chờ lệnh.

Trước khi lên trực thăng Chỉ Huy, tôi duyệt đoàn quân lần cuối. Quân ta từ từ rời thành phố Biên Hòa trong vòng trật tự, quân phục chỉnh tề, tác phong nghiêm chỉnh, không hề nao núng, giống y như những lần hành quân trước đây khi còn Đại Tướng Đỗ Cao Trí chỉ huy xông trận trên chiến trường Campuchia. Lúc này là 09 giờ 00 ngày 30/4/1975.

Tôi lên trực thăng Chỉ Huy của Tướng Toàn do Thiếu Tá Cửu lái, chiếc trực thăng Chỉ Huy thứ hai bay theo sau. Tôi cho trực thăng bay lượn trên thành phố Biên Hòa, quan sát thấy tình hình bên dưới vẫn yên tĩnh. Các cánh quân ta vẫn tiến đều đặn về hướng Sài Gòn. Những ổ kháng cự, những chốt của địch dọc trên trục tiến quân của ta bị đè bẹp hoặc bị nhổ nhanh chóng. Tôi đang suy nghĩ và lo lắng. Tôi lo vì không liên lạc được với SàiGòn, khi quân ta về đến nơi, sợ quân bạn ở Biệt Khu Thủ Đô bắn lầm. Tôi đang miên man suy nghĩ cách đối phó thì đột nhiên Thiếu Tá Cửu hỏi tôi: “Thiếu Tướng có muốn ra đi không? Tôi sẽ đưa Thiếu Tướng đi.” Tôi liền hỏi lại: “Còn anh thì sao?” “Khi đưa Thiếu Tướng đi xong, tôi sẽ trở về, tôi sẽ ở lại với vợ con còn ở Biên Hòa.” “Cám ơn anh, tôi cũng ở lại với anh em. Tôi đã quyết định việc này từ lâu rồi.”

Chúng tôi bay về hướng Gò Vấp, tôi biểu Cơ lấy cao độ. Xa xa phía dưới, tôi thấy những đoàn quân xa chở đầy quân, những chiến xa, những pháo kéo của quân CSBV như những con rắn dài trên xa lộ Biên Hòa và trên Quốc Lộ 13 bò vô Sài Gòn. Hai trực thăng của chúng tôi đáp xuống trại Phù Đổng nơi đặt BCH TGB và BTL/Quân đoàn III. Tôi vội đi vào văn phòng tìm sĩ quan trực. Tôi thấy các nhân viên văn phòng chạy qua lại nhớn nhác. Tôi không gặp một ai có thẩm quyền, chỉ có 1 Trung úy mang huy hiệu Quân đoàn III, tôi nói tôi muốn sử dụng điện thoại để liên lạc với BTL Biệt Khu Thủ Đô (BKTĐ) báo cho họ biết gấp các cánh quân của tôi sắp về tới cửa ngõ Bắc Sài Gòn để tránh bắn lầm nhau. Tôi gọi nhiều lần, gọi một cách tuyệt vọng, không có ai ở đầu máy trả lời. Rồi tôi gọi Trung Tâm Hành Quân Bộ Tổng Tham Mưu, cũng không liên lạc được. Lúc bấy giờ tôi nghe nhiều loạt đạn pháo binh địch nổ ở hướng sân bay TSN. Giờ này, các cánh quân Thiết Giáp của tôi cũng vừa đến Bình Triệu gần khu nhà thờ Fatima.

Trong khi tôi đang lúng túng trong việc liên lạc với BKTĐ và Bộ Tổng Tham Mưu, thì thình lình tôi nghe lời kêu gọi ngưng chiến đấu của Tổng Thống Dương Văn Minh phát ra từ một máy thu thanh đâu đấy. Tôi nhìn đồng hồ tay: 10 giờ 25 phút.
Thế là hết. Kể từ giờ phút này, tôi tự chấm dứt quyền chỉ huy của mình và xem nhiệm vụ của LĐ3KB và Luc Luợng Xung Kích Quân Đoàn III đến đây là kết thúc. Tôi để cho các đơn vị tự động buông vũ khí đầu hàng theo lệnh của Tổng Thống. Tôi không có gì để nói thêm, chỉ thầm cám ơn tất cả các chiến hữu đã cùng tôi chiến đấu đến phút cuối cùng của cuộc chiến và cùng tôi giữ tròn khí tiết của người chiến sĩ đối với Quân Đội và Tổ Quốc.

Quan Điểm và Kết Luận

Sau khi ngưng chiến theo lệnh của Tổng Thống Dương Văn Minh, tôi bị địch bắt, truy vấn, tù đầy 17 năm và sang Mỹ năm 1993 theo diện tỵ nạn chính trị. Mỗi năm cứ đến ngày 30/4, tôi đọc đi đọc lại nhiều bài viết của bên cộng sản cũng như của bên ta về cuộc chiến Việt Nam. Có không ít bài viết lờ mờ hoặc viết sai về một số sự kiện trong cuộc chiến. Đặc biệt khi viết về Biên Hòa thì không có bên nào nói đúng. Ai cũng biết Biên Hòa là vị trí chiến lược số 1 của miền Nam, Việt Nam, phi trường Biên Hòa còn là nơi đặt bản doanh BTL/Quân đoàn III và Vùng III Chiến Thuật, đầu não của bộ máy quân sự miền Đông. Biên Hòa là cửa ngõ quan trọng bậc nhất ở phía Bắc thủ đô Sài Gòn. Để mất Biên Hòa là mất Sài Gòn, mất miền Nam Việt Nam.

Nhưng cho đến bây giờ, tôi chưa thấy một tài liệu nào nói rõ về Biên Hòa trong những ngày cuối cùng của chiến tranh VN. Thế mà tôi vẫn giữ im lặng cho đến ngày hôm nay, vì nghĩ rằng cuối cùng rồi sự thật lịch sử cũng được phơi bày. Vả lại khi viết về cuộc chiến tranh mà mình là nhân chứng trực tiếp, không khỏi phải nói nhiều rất nhiều về mình, cái mà tôi không hề thích vì như Pascal nói: “Cái tôi là đáng ghét” (Le moi est haissable). Nhưng anh Nguyễn Minh Tánh đã viết sai sự thật về Lữ Đoàn 3-Kỵ Binh (LĐ3KB) do tôi chỉ huy, đã xúc phạm đến DANH DỰ của chúng tôi nên tôi có bổn phận với những người đã hy sinh và những người còn sống, phải cải chính và nói lại cho rõ để không phụ lòng những chiến sĩ anh hùng đã cùng tôi chấp nhận ở lại chiến đấu đến cùng.

Những năm đầu trong ngục tù, cán bộ cộng sản luôn truy vấn tôi kịch liệt. Chúng làm tổng kết chiến tranh để rút kinh nghiệm chiến trường, chúng ngạc nhiên trước sức chiến đấu của LĐ3KB và Lực Lượng Xung Kích Quân đoàn III, đặc biệt chúng bắt tôi viết đề tài Những nguyên nhân nào mà LĐ3KB và Lực Lượng Xung Kích Quân đoàn III do tôi chỉ huy không bị tan rã trước sức tấn công của quân đội cách mạng.

Chính miệng chúng nói với tôi: “Lực Lượng Xung Kích Quân đoàn III là đại đơn vị duy nhất của Quân Đội SàiGòn chiến đấu tới cùng cho đến khi có lệnh ngưng bắn.” Chúng kể ra những thành tích chiến đấu của Chiến đoàn 318 trên chiến trường Campuchia thời Tướng Đỗ Cao Trí của LĐ3KB và Lực Lượng Xung Kích Quân đoàn III mà chúng gọi là những tội ác “Trời không dung Đất không tha” và kết tội tôi đã kéo dài chiến tranh nhiều năm.

Chúng đã chọn và định đưa một số chúng tôi ra Tòa Án Chiến Tranh của chúng để xét xử như những tội phạm chiến tranh nếu không có áp lực mạnh mẽ của Hoa Kỳ và Cộng Đồng thế giới tự do cũng như của dư luận Quốc Tế lúc bấy giờ.
Tôi không hề ân hận việc mình đã làm, không hề hối tiếc hay than van về những hậu quả mà mình phải gánh chịu sau khi bị bắt. Nếu phải làm lại từ đầu, thì tôi cũng vẫn làm như thế. Tôi biết rằng làm như thế là tôi mất tất cả, mất tất cả trừ DANH DỰ.

Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi
(Đặc san Biên Hòa California 2010)
Ý kiến bạn đọc
04 Tháng Mười 20141:36 CH
Khách
Kính gởi Chuẩn Tướng Trần quang Khôi,
Tôi là một sĩ quan tham mưu cấp úy, ban CTCT chi khu Long Thành, Tiểu khu Biên Hòa,
Sau khi đọc bài của Chuẩn Tướng tôi rất cảm kích và ngưởng mộ tinh thần và trách nhiệm của Chuẩn Tướng trong công cuộc bảo vệ Tổ Quốc cũng như tinh thần chiến đấu dũng cảm của các chiến sĩ dưới quyền đến giờ phút cuối cùng của cuộc chiến.
Chuẩn Tướng và các đơn vị thuộc quyền không chiến đấ đơn độc mà có rất nhiều đơn vị cũng như nhóm chiến sĩ DPQ va NQ đã cầm súng cho đến giờ phút chót. Tôi cũng đã viết bài nói về những giờ phút cuối cùng của Chi khu Long Thành nói riêng và của Quận Long Thành nói chung để tô điểm thêm Chiến Sữ của QLVNCH trong chiều dài lịch sữ đấu tranh giành độc lập và hạnh phúc cho dân chúng miền Nam. Kính xin Chuẩn Tướng vào website "hung-viet.org" rồi click vào "tac giả và tác phẩm' xong kéo xuống đến tên là Huỳnh văn Thôi.
Kính chúc sức khỏe Chuẩn Tướng và gia đình.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Hai 2012(Xem: 12328)
Nhắc đến HKMH thì người ta hay nghĩ tới sức mạnh khủng khiếp của nó. Vậy sức mạnh của HKMH nằm ở đâu? Bao gồm những loại vũ khí gì? Trước đây đa số đều nghĩ HKMH có rất nhiều súng ống, đại bác và tên lửa, phi đạn trên boong, là một pháo đài nổi trên biển
21 Tháng Hai 2012(Xem: 13629)
Đây là một cuộc hành quân có giới hạn trong thời gian lẫn không gian, với mục tiêu duy nhất và rõ rệt là phá vỡ hệ thống tiếp vận và xâm nhập của Cộng Sản Bắc Việt trên phần đất Lào mà chúng đã chiếm đóng và xử dụng từ nhiều năm nay để tấn công vào Việt Nam Cộng Hòa của chúng ta.
20 Tháng Hai 2012(Xem: 11207)
Ghi lại những sự kiện các vì vua Việt Nam
19 Tháng Hai 2012(Xem: 10061)
Đất đai là miếng mồi ngon nhất, lớn nhất. Trong một cơ chế độc quyền lãnh đạo, kẻ nào nắm độc quyền lãnh đạo ắt thèm rỏ dãi, ắt dùng tổ chức công khai, dùng con dấu để “cướp ngày, cướp cạn”
19 Tháng Hai 2012(Xem: 10768)
Năm 2009, có khoảng 3,3 triệu thùng/ngày được vận chuyển từ các cảng Baltic về hướng tây vào thị trường châu Âu, so với 2,4 triệu thùng/ngày năm 2005. Ngoài ra, ước tính mỗi ngày có khoảng 0,3 triệu thùng dầu thô, từ Na Uy, được vận chuyển về hướng đông cung cấp cho thị trường Scandinavia./.
19 Tháng Hai 2012(Xem: 26592)
Xã hội Việt Nam ngày nay oan trái chập chùng, tang thương như thế! Nếu không biết cùng nhau toan liệu, ngày một ngày hai càng đổ nát, vô phương xoay trở! Hãy cùng nhau vùng lên tự cứu!
17 Tháng Hai 2012(Xem: 9230)
Cuộc lưu vong thế hệ thứ ba của con gái tôi với con con trai “những cựu kẻ thù” của cha tôi là để hàn gắn sai lầm và hậu quả của cuộc lưu vong “đỏ” thứ nhất. Đó có thể gọi là cuộc lưu vong màu xanh
14 Tháng Hai 2012(Xem: 10097)
Xưa cũng thế mà nay cũng thế, mỗi người một vị thế bất kể trong, ngoài nước, mỗi người một bàn tay góp phần xóa tan độc tài, bán nước, hại dân, nói làm gì chuyện trí thức cùng không trí thức!
12 Tháng Hai 2012(Xem: 10090)
Xem chừng như các hoạt động chống lại bạo quyền ngày càng lan rộng, vượt quá tầm tay của bộ máy an ninh ngụy quyền. Phải chăng đây là dấu hiệu khởi dầu của hồi kết cuộc: Sự sụp đổ của “đảng cướp sạch VN”?!
08 Tháng Hai 2012(Xem: 11458)
Xin đừng trông chờ cs theo gương Miến Điện, cũng đừng trông đợi nơi sự giúp đở của nước ngoài. Vì lòng tự trọng dân tộc, hãy cũng nhau liệu toan, tự giúp mình trước rồi trời mới giúp. Lại cũng có câu, “Ai không dám tranh đấu cho Tự do – Dân chủ thì không xứng đáng được hưởng hai thứ ấy.”
03 Tháng Hai 2012(Xem: 9974)
Tâm của con người được hỷ lạc nhất là khi con người sống đời tri túc, biết đủ, tri nhàn, biết thư giản, không còn tâm tham lam, sân hận và si mê.
31 Tháng Giêng 2012(Xem: 9973)
“Thân này là vô thường, là khổ, là vô ngã, thấy thân này là bất tịnh uế nhiễm, hôi thúi (đàm, nước tiểu, phân,máu,mủ,..), bệnh tật, khổ đau, thấy những người thân quyến thuộc là nhân quả, là những người vay nợ với nhau, không có chi là thường còn, vĩnh viễn
30 Tháng Giêng 2012(Xem: 10331)
Tiếng bom Đoàn Văn Vươn, dư âm còn chưa tan dứt! Cái chết tức tửi, câm lặng cùa cô Thôn nữ vô danh thôn La Dương, Hà Đông còn chưa được giải oan! Cái chết của nông dân Nguyễn Văn Hùng, thôn Quyết Tiến, Bắc Giang vì bị công an đánh đập khi đi biểu tình chống cường quyền “cưởng chế” cướp đất còn đang sôi động.
26 Tháng Giêng 2012(Xem: 11340)
Khi toàn bộ Bách Việt ở vùng Hoa Nam bị tiêu diệt và đồng hóa, sử sách của họ cũng cùng chung số phận. Tuy Lạc Việt (Việt Nam) tránh được nạn diệt vong và mất nước nhưng sử sách cũng bị Hán tộc thiêu hủy. Quyển quốc sử cổ xưa nhất của Lạc Việt còn lưu lại là quyển Đại Việt Sử Ký (大越史記) của sử gia Lê Văn Hưu thời nhà Trần, quyển này cũng chỉ mới được biên soạn vào năm1272.
25 Tháng Giêng 2012(Xem: 12195)
Coronado đã được cải tiến lớn về độ an toàn và khả năng hoạt động hiệu quả, việc triển khai phương pháp hạ thủy mới đã làm đơn giản hơn trong quá trình hạ thủy tàu, cũng như Austal đã nỗ lực lớn để giảm chi phí và thời gian hoàn thành con tàu để cung cấp cho Hải quân trong tương lai gần.
25 Tháng Giêng 2012(Xem: 11532)
Như vậy, câu hỏi “làm sao để làm động/ biến hết tất cả các hào trong quẻ thành THUẦN KHÔN?” được giải đáp: Bằng cách huy động toàn lực quần chúng để biến Thuần càn cs thành Thuần Khôn Dân tộc. Cầu mong trong năm Nhâm Thìn, phước đáo Tâm linh, lời giải đoán thô thiển kể trên được ứng nghiệm.
25 Tháng Giêng 2012(Xem: 11556)
Bài gõ nầy đúc kết lại cái nhìn của một số nhà khoa học phương Tây về những thủ đoạn của một số người chuyên bán ảo tưởng, để mong gạt gẫm bệnh nhân hầu trục lợi. Người ta gọi đó là những lang băm! NTC
22 Tháng Giêng 2012(Xem: 10421)
Ngày 30 mươi Tết còn là ngày đoàn tụ gia đình, anh em, cha mẹ, con cái quây quần quanh mâm cơm cúng gia tiên vừa dọn xuống, trong làn hương trầm tỏa thơm ngát từ các bàn thờ trang trọng, ấm cúng . Mọi người vừa ăn uống kể chuyện, ôn cũ, bàn mới trong không khí hòa thuận của gia đình .
22 Tháng Giêng 2012(Xem: 9874)
Năm Nhâm Thìn, Năm giống Rồng Tiên bừng lên sức sống, tái hiện Mùa Xuân Kỷ Dậu, Đại Đế Quang Trung hành quân thần tốc nhập Thăng Long, cờ vàng truyền thống Dân tộc Việt tung bay phất phới nơi Cố Đô, xua tan loài quỷ Đỏ tham tàn. Toàn dân Việt cất tiếng hoan ca:
22 Tháng Giêng 2012(Xem: 9935)
Viết tới đây, chợt nhận được bản trích doạn 23 điều tiên đoán của chiêm tinh gia Canada Nikki Perazo, thật là kinh khiếp. Trong 23 điều, csvn chiếm 4 điều. Ba điều nói, toàn bộ đảng csvn bị thảm sát, còn một điều nói, con em bọn chúng đi du học nước ngoài cũng bị oan hồn theo đòi nợ!
18 Tháng Giêng 2012(Xem: 26086)
Đau quá nên đâu biết đã chín giờ tối, có lệnh lên tàu hỏa. Tay kéo lê chiếc sac marin, bước thấp, bước cao lê lết lên tàu. Điều kỳ lạ là mới vừa ngồi xuống, thở phào, chợt nghe cơn đau dịu xuống, rồi vong bặt
17 Tháng Giêng 2012(Xem: 11795)
Xin phép forward vài điều nên để ý vào chiều 30 Tết Cổ Truỳền theo phong tục của Việt Nam ta ,bài cũa Nhà Văn Song Thuận.Nhà Văn Song Thuận đã trình bày trực tiếp vời Hương Án và Lễ Nghi cụ thễ ngày ra mắt Xuân Thời Luận 2012 theo yêu cầu cũa Nhà Văn Đỗ tíến Đức.
17 Tháng Giêng 2012(Xem: 9216)
Rồi những ngày chinh chiến, những năm tháng dài sống lưu vong, năm nào cũng như năm nào đều hy vọng là năm cuối cùng trong cuộc đời xa xứ, sẽ được trở lại quê nhà để cùng mẹ già ăn một cái tết rực rỡ
16 Tháng Giêng 2012(Xem: 26564)
Hồi đó, tôi chưa đọc Kinh Phật nên không lý giải được hiện tượng kể trên. Về sau, trong những năm cày cuốc trên Khu Kinh Tế Mới Bảo Lộc, tôi lần mò đọc Kinh Luận mới vỡ lẽ. Nếu hồi đó tôi hiểu được lẽ "Tùy Thuận Duyên Giác",
16 Tháng Giêng 2012(Xem: 9541)
Tóm lại, ác giả, ác báo. Kẻ cầm quyền chỉ biết dùng bạo lực cai trị, gây oán thù chồng chất, đến một lúc người dân không còn chịu đựng được nữa thì phải vùng lên tự cứu. Đó là lẽ thường ở đời.
12 Tháng Giêng 2012(Xem: 10696)
Hiện tượng này đã lan nhanh khắp Bắc Phi và Trung Đông trong năm nay, cho ta thấy rằng tự thân bản chất của thay đổi chính trị trên khắp thế giới đang biến chuyển, gây mất ổn định ngay cả những chính quyền độc tài có vẻ vững chắc nhất.
12 Tháng Giêng 2012(Xem: 10930)
Tóm lại, trong khi ở miền Bắc hay Trung, các địa danh thường có những tên văn hoa thì ở miền Nam các địa danh lại có đặc tánh bình dân, mộc mạc. Chỉ trừ các nơi khi bắt đầu khai phá được các quan chức thời xưa đặt cho các tên văn chương Hán Việt như Biên Trấn, Gia Định, Tân An, Long Hồ...
11 Tháng Giêng 2012(Xem: 12599)
Bò Kobe được nuôi ở Nhật Bản từ thế kỉ thứ II là động vật làm việc nặng nhọc, được sử dụng trong cày ruộng trồng lúa,kéo xe , thồ hàng. Khi thịt bò trở nên nổi bật hơn trong xã hội, người ta bắt đầu thuê công nhân mát-xa cho những con bò để cải thiện phẩm chất thịt.
09 Tháng Giêng 2012(Xem: 9860)
Trước đây, từng có bao nhiêu người Việt Nam yêu nước đã nói tới chánh sách đoàn kết của Cộng sản Hà Nội? Họ nói bằng tiếng nói của thể nghiệm cay đắng, uất hờn, bằng nước mắt của tủi nhục và uất hận
09 Tháng Giêng 2012(Xem: 10676)
Có thể không cố tình chạy đua với tổng thống George W. Bush, nhưng tổng thống Barack Obama cũng vừa đoạt được thành tích treo cổ một tổng thống Ả Rập: ông Mahmoud Ahmadinejad, tổng thống Iran.
08 Tháng Giêng 2012(Xem: 10057)
Thay cho lời viếng, đây là những lời tâm huyết của một người đã được „ơn“ của nhân dân Séc, đã được sống, học tập tại đây, đã được hưởng nhiều điều tốt đẹp của chế độ dân chủ!
08 Tháng Giêng 2012(Xem: 9533)
súng nổ ở cống Rộc, Tiên Lãng, Hải Phòng. Làm sao xã hội giữa thời bình lại có mìn nổ, súng nổ ở đây? Thưa rằng là công an, dân quân hành quân cưởng chế thu hồi ao đầm chạm súng với dân
07 Tháng Giêng 2012(Xem: 11072)
Miệng ngọt ngào thêm một chút nữa. 2. Đầu óc hoạt động thêm một chút nữa. 3. Nóng giận ít thêm một chút nữa. 4. Độ lượng nhiều hơn một chút nữa.
07 Tháng Giêng 2012(Xem: 11792)
Gì thì gì Kính mời quý đồng hương Biên Hòa và thân hữu ghi danh về tham dự tất niên Biên Hòa rồi tính sau
07 Tháng Giêng 2012(Xem: 10537)
Họ là những nhà hoạt động nhân quyền, tướng lĩnh quân đội, hoàng đế, nguyên thủ quốc gia bị ám sát bởi thù hận, ghen tức, bất đồng hay chỉ vì kẻ giết người muốn nổi tiếng. Không ít người trong số họ là phụ nữ
05 Tháng Giêng 2012(Xem: 10487)
Phải cảm ơn những công việc Bill Gates đang làm với quỹ từ thiện Bill và Melinda Gates, khi ông cho đi hàng tỷ USD của mình để chống lại sự lây lan của dịch bệnh và phát triển nguồn lương thực cho những người cần thiết nhất trên thế giới
05 Tháng Giêng 2012(Xem: 9982)
Câu chuyện không ngừng ở đó. McRaven chữa lành vết thương, và một thời gian sau được thăng cấp. Trong lúc đó, tên Osama bin Laden vẫn còn sống, hắn trốn trong rừng sâu, hay núi đồi hiểm trở
05 Tháng Giêng 2012(Xem: 15222)
Chiêm ngưởng vẽ đẹp của thiên nhiên
03 Tháng Giêng 2012(Xem: 11418)
“ Độc ác thay! Trúc rừng không ghi hết tội Dơ bẩn thay! Nước bể không rửa sạch mùi Lẽ nào trời đất tha cho? Ai bảo thần dân nhịn được?” Muốn tự cứu phải cùng nhau hành động thôi!!!
02 Tháng Giêng 2012(Xem: 10525)
"Khi anh vui, phải nghĩ rằng niềm vui này không phải là vĩnh hằng. Khi anh đau khổ, anh hãy nghĩ rằng nỗi đau này cũng không trường tồn."
30 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 9384)
Nhiều tổ chức không biết điều này, và “sở thuế IRS cho mọi người 3 năm để làm quen với luật mới, sau 3 năm thì ai vẫn chưa nộp tờ khai Form 990 họ bắt đầu tự động cắt quy chế bất vụ lợi.”
30 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10306)
Iran tiếp tục đối đầu với Mỹ và phương Tây xung quanh chương trình hạt nhân của nước này. Bất chấp sức ép dồn dập mà phương Tây nhằm vào Iran bằng những biện pháp trừng phạt liên tiếp với mức độ ngày càng mạnh mẽ, Tehran vẫn kiên quyết không chịu lùi bước.
30 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10514)
Cách đây hơn 24 năm, ngày 5/10/1986, tờ The Sunday Times, một tờ báo hằng tuần uy tín của Anh xuất bản tại Luân Đôn đăng một tin làm chấn động thế giới: Do Thái làm bom nguyên tử từ năm 1966, và hiện có một kho bom nguyên tử ngang hàng với 5 nước Hoa Kỳ, Nga Xô, Trung quốc, Anh và Pháp.
28 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 11656)
Một nước Cộng Sản khép kín với thế giới bên ngoài. Từ đó đã đặt đất nước nghèo đói qua sự cai trị độc tài của đảng cộng sản. Ghê sợ hơn nền thống trị nầy lại cha truyền con nối
28 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10875)
Ngày nay, các bạn trẻ ở vào vị thế thuận lợi hơn, giương cao ngọn cờ CHÁNH NGHĨA DÂN TỘC, sát cánh cùng đồng bào các giới, đánh đuổi bọn Việt gian Lê Chiêu Thống, cả và bọn thái thú Tô Định chạy về Tàu. Cho dù có phải ngả gục cũng thanh thản ra đi trong vòng tay thân thương của đồng bào kề cận!
27 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10740)
Ngày 25/12/1991 đánh dấu sự kiện lớn lao của lịch sử, khi Mikhail Gorbachev, Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên bang Xô Viết từ chức. Một ngày sau đó, Liên bang Xô Viết lẫy lừng suốt một thế kỉ tan rã, đánh dấu chấm hết của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. Đây cũng chính là người kí lệnh giải tán Đảng cộng sản với 20 triệu đảng viên.
27 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10918)
Theo dự kiến, K-MAX sẽ phục vụ tại Afghanistan trong 6 tháng, để quân đội Mỹ có thể đưa ra được những đánh giá toàn diện về loại khí tài mới này. Tuy nhiên, nhiều khả năng nó sẽ nhanh chóng được phê duyệt và được đưa vào biên chế hoạt động của quân đội Mỹ.
26 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10997)
Sau trận tổng công kích Tết Mậu Thân Tổng thống Johnson quá mệt mỏi vì cuộc chiến tranh Việt Nam, ngày 31-3-68, ông tuyên bố không tái tranh cử và tạm thời cho ngưng oanh tạc một phần lớn lãnh thổ Bắc Việt từ vĩ tuyến thứ 20 trở lên, ông kêu gọi Hà Nội hãy tỏ thiện chí hòa đàm nếu không sẽ cho nếm mùi sức mạnh. Một tháng sau Cộng Sản Bắc Việt nhận lời đàm phán.