11:49 CH
Thứ Năm
25
Tháng Tư
2024

AI THẮNG AI? NGUYỄN HƯNG QUỐC

21 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 11210)
blank

Bài đọc suy gẫm:  Ai Thắng Ai hay 1975: Việt Nam có thắng Mỹ? bài phân tách sâu sắc của tác giả Nguyễn Hưng Quốc. Hình ảnh chỉ có tính minh họa.

blank

Sau 20 năm lạnh nhạt, người Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam, 1995. HìnhTổng Thống Hoa Kỳ Bill Clinton, năm 2000, thăm và đọc diễn văn tại trường đại học quốc gia, Hà Nội, Việt Nam

blank

Trong bài “Thắng và bại”, từ kinh nghiệm chiến tranh ở Iraq, tôi nêu lên nhận định: Thắng và bại là một vấn đề phức tạp, gắn liền với một chu cảnh (context) nhất định. Có khi người ta thắng một trận đánh nhưng lại thua một cuộc chiến tranh; có khi thắng một cuộc chiến tranh nhỏ nhưng lại thua một cuộc chiến tranh lớn. Hoặc ngược lại. Cũng có khi người ta thua hẳn một cuộc chiến tranh nhưng lại thắng trong hòa bình, sau đó.

Từ chuyện thắng và bại, nhân tháng Tư, thử nhìn lại chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1954-75.

Liên quan đến cuộc chiến tranh ấy, cho đến nay, hầu như mọi người đều khẳng định: Việt Nam (hiểu theo nghĩa là miền Bắc Việt Nam) đã thắng Mỹ. Bộ máy tuyên truyền Việt Nam lúc nào cũng ra rả điều đó. Ngay người Mỹ cũng tự nhận là họ thua: Đó là cuộc chiến tranh đầu tiên mà họ thua trận! Điều đó đã trở thành một chấn thương dữ dội đối với một siêu cường quốc số một thế giới như Mỹ khiến nhiều người trong họ không ngừng trăn trở. Chiến tranh Việt Nam, do đó, với họ, trở thành một cuộc-chiến-chưa-kết-thúc (unfinished war) hoặc một chiến tranh vô tận (endless war) theo cách gọi của các học giả.

Dĩ nhiên, nhiều người nghĩ khác. Họ không chấp nhận họ thua trận với một trong ba lý do chính.

Một, một số người cho, về phương diện quân sự, quân đội Mỹ hầu như luôn luôn chiến thắng, hơn nữa, tính trên tổng số thương vong, họ bị thiệt hại ít hơn hẳn đối phương: trong khi Mỹ chỉ có 50.000 người chết, phía miền Bắc, có khoảng từ một triệu đến một triệu rưỡi người bị giết (từ phía người Việt Nam, chúng ta biết rõ điều này: Trong đó có rất nhiều dân sự ở cả hai miền!) Những người này cho họ chỉ thua trên mặt trận chính trị; và trong chính trị, họ không thua Bắc Việt, họ chỉ thua… những màn ảnh tivi hằng ngày chiếu những cảnh chết chóc ghê rợn ở Việt Nam trước mắt hàng trăm triệu người Mỹ, từ đó, làm dấy lên phong trào phản chiến ở khắp nơi. Nói cách khác, Mỹ không thua Bắc Việt: Họ chỉ thua chính họ, nghĩa là họ không thể tiếp tục kéo dài chiến tranh trước sự thiếu kiên nhẫn của quần chúng, trước quyền tự do ngôn luận và phát biểu của quần chúng, trước nhu cầu phát triển kinh tế trong nước.

Hai, một số người khác lại lý luận: Mặc dù Mỹ thua trận năm 1975, nhưng nhìn toàn cục, họ lại là người chiến thắng. Một người Mỹ gốc Việt, Viet D. Dinh, giáo sư Luật tại Đại học Georgetown University, trên tạp chí Policy Review số tháng 12/2000 và 1/2001, quan niệm như vậy, trong một bài viết có nhan đề “How We Won in Vietnam” (tr. 51-61): “Chúng ta thắng như thế nào tại Việt Nam.” Ông lý luận: Mỹ và lực lượng đồng minh có thể thua trận tại Việt Nam nhưng họ lại thắng trên một mặt trận khác lớn hơn và cũng quan trọng hơn: Cuộc chiến tranh lạnh chống lại chủ nghĩa Cộng sản trên toàn thế giới (tr. 53). Hơn nữa, cùng với phong trào đổi mới tại Việt Nam cũng như việc Việt Nam tha thiết muốn bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ, Mỹ cũng đã thắng trên mặt trận lý tưởng và thiết chế: Cuối cùng thì Việt Nam cũng đã theo Mỹ ít nhất một nửa: tự do hóa thị trường (Còn nửa kia, dân chủ hóa thì chưa!) (tr. 61).

Một số người khác lại cho, sau khi rút quân khỏi Việt Nam, nhìn lại, người Mỹ thấy Việt Nam đang lủi thủi chạy theo sau mình trên con đường tư bản hóa. Họ khẳng định: “Chúng ta đã chiến thắng cuộc chiến tại Việt Nambằng cách rút quân ra khỏi nơi đó.”

Ba, một số người khẳng định dứt khoát: Mỹ không hề thua Bắc Việt. Chiến thắng của miền Bắc vào tháng Tư 1975 là chiến thắng đối với miền Nam chứ không phải đối với Mỹ. Lý do đơn giản: Lúc ấy, hầu hết lính Mỹ đã rút khỏi Việt Nam. Trước, ở đỉnh cao của cuộc chiến, Mỹ có khoảng nửa triệu lính ở Việt Nam. Sau Tết Mậu Thân, thực hiện chính sách Việt Nam hóa chiến tranh, lính Mỹ dần dần rút khỏi Việt Nam: Tháng 8/1969, rút 25.000 lính; cuối năm, rút thêm 45.000 người nữa. Đến giữa năm 1972, lính Mỹ ở Việt Nam chỉ còn 27.000. Tháng 3/1973, 2.500 người lính cuối cùng rời khỏi Việt Nam. Từ đó, ở Việt Nam, Mỹ chỉ còn khoảng 800 lính trong lực lượng giám sát đình chiến và khoảng gần 200 lính Thủy quân lục chiến bảo vệ Tòa Đại sứ ở Sài Gòn. Trong trận chiến cuối cùng vào đầu năm 1975, lúc Bắc Việt tiến vào Sài Gòn, không có cuộc giao tranh nào giữa Việt Nam và Mỹ cả. Chính vì vậy, một số người Mỹ đặt câu hỏi: Tại sao có thể nói là chúng ta thua trận khi chúng ta đã thực sự chấm dứt cuộc chiến đấu cả hơn hai năm trước đó?

Có thể tóm tắt lập luận thứ ba ở trên như sau: Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ chỉ bỏ cuộc chứ không thua cuộc.

Một số người phản bác lập luận ấy. Họ cho: bỏ cuộc tức là không hoàn thành được mục tiêu mình đặt ra lúc khai chiến; không hoàn thành mục tiêu ấy cũng có nghĩa là thua cuộc. Không có gì khác nhau cả.

Nhưng ở đây lại nảy ra một vấn đề: Mục tiêu Mỹ đặt ra lúc tham gia vào chiến tranh Việt Nam là gì?

Có hai mục tiêu chính:

Một, giúp đỡ chính quyền Việt Nam Cộng Hòa tại miền Nam trong cuộc đối đầu với chế độ Cộng sản ở miền Bắc.

Hai, ngăn chận làn sóng Cộng sản từ Trung Quốc đổ xuống Việt Nam, và từ đó, toàn bộ vùng Đông Nam Á.

Tập trung vào mục tiêu thứ nhất, nhiều người cho Mỹ thua trận ở Việt Nam. Đó là điều không thể chối cãi được: cuối cùng, vào ngày 30/4/1975, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã sụp đổ.

Tuy nhiên, xin lưu ý: trong hai mục tiêu trên, mục tiêu thứ hai mới là quan trọng nhất. Khi lính Mỹ mới được điều sang Việt Nam, họ luôn luôn được nhắc nhở đến mục tiêu thứ hai: “Nếu chúng ta không đến đây để ngăn chận sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản, chúng ta có thể sẽ phải chiến đấu chống lại nó ở San Francisco sau này.” Mục tiêu đầu, nhằm xây dựng một chế độ dân chủ không Cộng sản ở miền Nam, chỉ thỉnh thoảng mới được nhắc đến.

Có thể nói mục tiêu thứ nhất được đặt ra để cụ thể hóa mục tiêu thứ hai. Nói cách khác, chính vì muốn ngăn chận sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản, Mỹ mới nhảy vào giúp chính quyền miền Nam. Mục tiêu thứ nhất, như vậy, chỉ là hệ luận của mục tiêu thứ hai. Nó chỉ là mục tiêu phụ.

blank

Kissinger sang Bắc Kinh trước mở đường cho Tổng Thống Nixon sang thăm Trung Cộng sau đó.Hình trên: Kissinger và Chu Ân Lai. Dưới: Mao trạch Đông và Richard Nixon.

blank

Liên quan đến mục tiêu thứ hai, nên nhớ đến thuyết Domino vốn xuất hiện từ năm 1951, thời kỳ đầu của chiến tranh lạnh, và được xem là nền tảng lý thuyết cho các chính sách đối ngoại của Mỹ kể từ đầu thập niên 1960 trở đi. Dựa trên thuyết Domino, chính phủ Mỹ tin là: Nếu Đông Dương rơi vào tay Cộng sản, Miến Điện và Thái Lan sẽ bị Cộng sản chiếm gần như ngay tức khắc. Sau đó, sẽ rất khó khăn, nếu không muốn nói là bất khả, để cho Indonesia, Ấn Độ và các nước khác tiếp tục nằm ngoài quỹ đạo thống trị của Cộng sản Xô Viết.” Nghĩ như thế, chính phủ Mỹ đã xem Miền Nam như một tiền đồn để ngăn chận hiểm họa cộng sản.

Nếu chỉ nhìn vào mục tiêu thứ hai này – mục tiêu ngăn chận làn sóng Cộng sản ở Đông Nam Á – không thể nói là chính phủ Mỹ thất bại. Ngược lại. Năm 1972, sau chuyến viếng thăm Trung Quốc của Tổng thống Nixon, Mỹ đã thành công ở ba điểm: Một, bước đầu bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước để, tuy chưa hẳn là bạn, họ cũng không còn thù nghịch với nhau như trước nữa; hai, khoét sâu mối mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Liên Xô để hai nước đứng đầu khối Cộng sản này không còn thống nhất với nhau; và ba, làm giảm bớt sự ủng hộ và trợ giúp của Trung Quốc đối với Bắc Việt.

Với ba sự thành công ấy, Mỹ an tâm được ba điều: Một, khi Trung Quốc và Liên Xô đã bị phân hóa, khối Cộng sản không còn mạnh và do đó, cũng không còn quá nguy hiểm như trước. Hai, khi khối Cộng sản không còn mạnh, đặc biệt khi Trung Quốc đang rất cần duy trì quan hệ hòa bình với Mỹ để phát triển kinh tế và tranh giành ảnh hưởng với Liên Xô, Trung Quốc sẽ không còn tích cực “xuất cảng cách mạng” ở các nước khác trong vùng Đông Nam Á. Và ba, như là hệ quả của hai điều trên, Mỹ tin chắc: ngay cả khi miền Bắc chiếm được miền Nam và ngay cả khi cả Campuchia và Lào đều rơi vào tay Cộng sản thì chủ nghĩa Cộng sản cũng không thể phát triển sang các nước khác như điều họ từng lo sợ trước đó.

Với ba sự an tâm trên, Mỹ quyết định rút quân ra khỏi Việt Nam. Với họ, mục tiêu thứ hai, tức mục tiêu quan trọng nhất, đã hoàn tất thì mục tiêu thứ nhất trở thành vô nghĩa. Miền Nam chỉ còn là một nước cờ chứ không phải là một ván cờ. Họ thua một nước cờ nhưng lại thắng cả một ván cờ.

Thắng ở ba điểm:

Một, sau năm 1975, chủ nghĩa Cộng sản không hề phát triển ra khỏi biên giới Lào và Campuchia. Các nước láng giềng của Đông Dương vẫn hoàn toàn bình an trước hiểm họa Cộng sản.

Hai, sau khi chiếm miền Nam, chủ nghĩa Cộng sản ở Á châu không những không mạnh hơn, mà ngược lại, còn yếu hơn hẳn. Yếu ở rất nhiều phương diện. Về kinh tế, họ hoàn toàn kiệt quệ. Về quân sự, họ liên tục đánh nhau. Về đối nội, họ hoàn toàn đánh mất niềm tin của dân chúng, từ đó, dẫn đến phong trào vượt biên và vượt biển rầm rộ làm chấn động cả thế giới. Về đối ngoại, họ hoàn toàn bị cô lập trước thế giới với những hình ảnh rất xấu: Ở Khmer Đỏ là hình ảnh của sự diệt chủng; ở Việt Nam là hình ảnh của sự độc tài và tàn bạo; ở Trung Quốc, sự chuyên chế và lạc hậu. Cuối cùng, về ý thức hệ, ở khắp nơi, từ trí thức đến dân chúng, người ta bắt đầu hoang mang hoài nghi những giá trị và những tín lý của chủ nghĩa xã hội: Tầng lớp trí thức khuynh tả Tây phương, trước, một mực khăng khăng bênh vực chủ nghĩa xã hội; sau, bắt đầu lên tiếng phê phán sự độc tài và tàn bạo của nó. Một số trí thức hàng đầu, như Jean-Paul Sartre, trở thành những người nhiệt tình giúp đỡ những người Việt Nam vượt biên.

blank

blank

Hình Jean Paul Sartre và tác phẩm: Buồn Nôn”(1938), nhà văn, nhà triết học hiện sinh Pháp được trao giải Nobel Văn học năm 1964, cũng lầm lẫn to về cộng sản, sau hối hận.

Ba, vào năm 1990, với sự sụp đổ của Liên Xô, của bức tường Berlin và của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, Mỹ toàn thắng trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa Cộng sản. Ván cờ kéo dài nửa thế kỷ giữa chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa tư bản đã kết thúc.

Nhìn vào ba sự thành công ấy, khó có thể nói Mỹ đã thua trận ở Việt Nam. Lại càng không thể nói là miền Bắc Việt Nam đã thắng Mỹ.

Cũng cần lưu ý đến những sự thay đổi trong bản chất của chiến tranh. Từ giữa thế kỷ 20 trở về trước, hầu hết các chiến lược gia, khi nghĩ về chiến tranh, đều cho cái đích cuối cùng là phải chiến thắng một cách tuyệt đối. Tiêu biểu nhất cho kiểu chiến thắng tuyệt đối ấy là cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai. Ở cả hai lần, những kẻ thù của phe Đồng minh đều tuyên bố đầu hàng. Ranh giới giữa thắng và bại rất rõ. Rõ nhất là ở Nhật Bản. Sức tàn phá kinh hồn của hai trái bom nguyên tử do Mỹ thả xuống Hiroshima và Nagasaki đã chứng tỏ sức mạnh vô địch không thể chối cãi được của người chiến thắng.

kennedy_berlin.jpg picture by nhacyeuem

Tổng thống Kenedy đọc diễn văn tại Tây Berlin năm 1963.

29738.jpg picture by nhacyeuem

Bức tường đổ từ phía Đông hay Tây?  Hình dưới: Hoạt cảnh phá đổ bức tường Bá Linh- Kỷ niệm 20 năm, cũng là của nhân loại thế kỷ với người dân Đức thông minh, anh dũng dắt díu nhau vượt thoát nan đề cộng sản.

GERMANYWALL7.jpg picture by nhacyeuem

GERMANYWALL1.jpg picture by nhacyeuem

Tuy nhiên, sau hai quả bom ấy, bản chất chiến tranh và cùng với nó, ý nghĩa của chiến thắng, hoàn toàn thay đổi. Trong chiến tranh lạnh, cả Mỹ lẫn Liên Xô đều có bom nguyên tử. Lúc nào cũng muốn tiêu diệt nhau nhưng cả hai đều biết rất rõ cái điều Albert Einstein từng cảnh cáo: “Tôi không biết trong chiến tranh thế giới lần thứ ba người ta đánh bằng gì, nhưng trong chiến tranh thế giới lần thư tư, người ta sẽ chỉ có thể đánh nhau bằng gậy và đá.” Thành ra, người ta vừa chạy đua chế tạo thật nhiều, thật nhiều vũ khi nguyên tử vừa biết trước là chúng sẽ không được sử dụng. Không nên được sử dụng. Không thể được sử dụng. Để tránh điều đó, chiến tranh toàn diện (total war) biến thành chiến tranh giới hạn (limited war); chiến tranh thế giới biến thành chiến tranh khu vực, ở một số điểm nóng nào đó. Ý nghĩa của cái gọi là chiến thắng, do đó, cũng đổi khác: bên cạnh cái thắng/bại về quân sự có cái thắng/bại về chính trị và bên cạnh cái thắng/bại có tính chiến thuật có cái thắng/bại có tính chiến lược.

Với những thay đổi ấy, chuyện thắng hay bại lại càng trở thành phức tạp hơn.

Phần kết luận, có hai điểm tôi xin nói cho rõ:

Thứ nhất, tôi chỉ muốn tìm hiểu một sự thật lịch sử chứ không hề muốn bênh vực cho Mỹ.

Thứ hai, dù Mỹ thắng hay bại, sau biến cố tháng 4/1975, miền Nam vẫn là nạn nhân. Trên phạm vi quốc tế, ngoài miền Nam Việt Nam, Đài Loan là một nạn nhân khác, tuy không đến nỗi bất hạnh như chúng ta.

Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

 

The

Links:

Blog Mười Sáu

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Tám 2013(Xem: 11153)
Cầu chúc cho chúng ta được sống yên bình và thành công trong việc tạo ra những thế hệ tương lai tài giỏi cho nhân loại dù bạn thuộc bất kỳ chủng tộc nào.
09 Tháng Tám 2013(Xem: 10014)
Như thế không phải là chống đối nhà cầm quyền, mà là thức tỉnh họ phải trở lại con đường đồng hành cùng nhân dân xây dựng một nền dân chủ, tự do, đất nước toàn vẹn lãnh thổ và giàu mạnh.
06 Tháng Tám 2013(Xem: 10379)
Phải đợi đến khi tự thân sống trong cảnh áp bức, bất công, nghèo đói mới biết thương nhau. Cho nên nhân sĩ mà thiếu lòng nhân hậu thì chỉ có địa vị xã hội mà thiếu tình người.
06 Tháng Tám 2013(Xem: 11044)
Đây là một bài báo cũ trích từ tuần báo Le Monde Illustré [số 1665 ra ngày 23 tháng 2 năm 1889 tại Paris] nhan đề “Le Roi d’Annam” từ trang 118-120 do ký giả Jean Locquart tường thuật
05 Tháng Tám 2013(Xem: 9250)
Cọng sản đổi màu vẫn là cọng sản, nghĩa là “ cọng sản huờn cọng sản “. Người quốc gia không ai đi “ hợp tác “ với quỉ ma cọng sản.
30 Tháng Bảy 2013(Xem: 10091)
" Điều thiện nguyện vâng làm Điều ác nguyện dứt trừ Tự thanh lọc thân tâm Đó là lời Phật dạy
29 Tháng Bảy 2013(Xem: 10320)
Phước đức dù cực khổ gieo tạo nhiều đời, nhưng do cái miệng tạo nghiệp, phê bình, chỉ trích, nói lời ác... thì trong giây phút cũng có thể tiêu tan.
26 Tháng Bảy 2013(Xem: 10107)
Trong khi người nước ngoài có chí cao dám chết vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước, thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống nhục nhã đọa đầy.
24 Tháng Bảy 2013(Xem: 14723)
Dẫu sao nó cũng là một kinh nghiệm đáng ghi, đáng nhớ trong lịch sử, một bài học tốt cho tương lại tại một nơi nào đó trên mặt địa cầu nếu như lịch sử tái diễn.
23 Tháng Bảy 2013(Xem: 10387)
Chúng ta dường như cấm kỵ không hề nhắc đến cái thất bại có thể tránh được đó chỉ vì hội chứng say sưa với chiến thắng. Thắng đế quốc Mỹ ta có thể lướt thắng được mọi thứ khác.
20 Tháng Bảy 2013(Xem: 16334)
Tình yêu nước, yêu đồng bào đâu phải tự nhiên mà có được. Phải chắt chiu, vun bồi từ thuở bé thơ. Giáo dục và nung đúc, rèn luyện cần mẫn mới có được
16 Tháng Bảy 2013(Xem: 10673)
mọi nỗ lực trong cơn khủng hoảng lại do những bộ mặt diễn xuất cũ xì, không còn gạt gẩm ai được nữa. Nước lũ dơ dáy nầy rồi sẽ trôi tuột vào ống cống mất tăm mất tích chẳng vấy bẩn được ai.
15 Tháng Bảy 2013(Xem: 10188)
thì lẽ nào không xảy ra cho Tàu Cộng và CS Việt Nam. Khi đó người ngồi xử tội bán nước của quí vị sẽ là những người hiện đang ngồi bên cạnh quí vị.
27 Tháng Sáu 2013(Xem: 10768)
Chúng tôi cương quyết thực thi điều 4 Hiến Pháp ở hải ngoại cho tới khi giới trẻ và đồng bào trong nước vùng lên đánh đổ xong ách nạn toàn trị cộng sản.
19 Tháng Sáu 2013(Xem: 17123)
Rồi sẽ có một ngày đánh tan loài sói lang cộng sản, xóa tan mây mờ bao phủ non sông, nước Viêt Nam lại rạng rở dưới trời Đông.
18 Tháng Sáu 2013(Xem: 14163)
khi không còn nhìn thấy nhà nguyện Đức Mẹ Hiển Linh nữa thì người ta lại trở lại với cái “thật” con người, bao nhiêu nụ cười mất đi cả, bao nhiêu nhân nhượng thân thiện yêu thương trả lại cõi trên.
13 Tháng Sáu 2013(Xem: 13636)
viết bài này trong mục đích làm sống lại sự phong phú của nền văn chương, văn hóa Việt Nam chúng ta, nhất là đối với những thế hệ trẻ hiện đang lưu lạc trên xứ người.
13 Tháng Sáu 2013(Xem: 10745)
Như trên đã nói, nếu như tầng lớp trí thức trưởng giả, công thần cách mạng, vì ươn hèn bạc nhược chỉ dám kiến nghị cải lương thì giới trẻ hãy tự mình đứng lên hành động, đừng trông chờ nơi họ nữa.
06 Tháng Sáu 2013(Xem: 11702)
Do sự phổ biến của YouTube ngày càng tăng cao, NBC bắt đầu nhận ra khả năng của trang web, và tuyên bố, vào tháng 6 năm 2006, một sự hợp tác chiến lược với YouTube.
05 Tháng Sáu 2013(Xem: 14335)
Dĩ nhiên tôi rất ý thức là gia đình tôi đến Hoa Kỳ vì sự lựa chọn chính trị, với tư cách là Người Tỵ Nạn, nạn nhân của chế độ Cộng Sản Việt Nam, chứ không phải vì lý do kinh tế vật chất.
03 Tháng Sáu 2013(Xem: 14510)
ĐÁNH ĐỔ CỘNG SẢN BÁN NƯỚC TRƯỚC ĐÁNH ĐUỔI TÀU KHỰA CÚT KHỎI BIỂN ĐÔNG SAU Như lời nguyền của tuổi trẻ Phương Uyên
30 Tháng Năm 2013(Xem: 10444)
chợt thấy cố đô Thăng Long treo rặt cờ tàu 6 ngôi sao. Cháu chắt chúng ta rồi đây không còn cắp cặp đệm học trường làng, ê a đọc Quốc văn Giáo khoa thư mà sẽ sắm bút lông cặm cụi vẽ chữ tàu!
23 Tháng Năm 2013(Xem: 9890)
Giải trừ hoạn họa cs cho Đất nước và Dân tộc Thực hiện lời nguyền Long An - Đồng Tháp Hoàn thành trách nhiệm cha ông di huấn
21 Tháng Năm 2013(Xem: 9707)
dõng dạc tố cáo bạo quyền, không hề khiếp nhược. Gương chiến đấu chống bạo quyền cộng sản của tuổi trẻ Việt Nam mai nầy lịch sử khắc ghi.
20 Tháng Năm 2013(Xem: 10461)
Đến bao giờ Việt Nam mới có dân chủ? Câu trả lời đơn giản: Nhìn vào người bán vé số và lao động nghèo, chưa cần nói đến chuyện gì lớn hơn.
20 Tháng Năm 2013(Xem: 10246)
Quyết nối chí tiền nhân: “ Lấy “ Đại Nghĩa “ để thắng hung tàn Đem “ Chí Nhân “ mà thay cường bạo “
05 Tháng Năm 2013(Xem: 9982)
Tôi lại viết về ngày Quốc Hận 30 tháng 4 - như một nén hương lòng kính dâng lên anh linh các chiến sỹ, quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa đã vị quốc vong thân.
04 Tháng Năm 2013(Xem: 10240)
Bây giờ những người suốt đời tận tụy cho “lý tưởng cộng sản” nhìn nhận rằng Ngày 30 Tháng Tư là ngày Miền Nam giải phóng Miền Bắc ra khỏi sự u tối, tôi nhận thấy mình đồng ý với lời tiên tri của Tướng Moshe Dayan trước 1975 là đúng
02 Tháng Năm 2013(Xem: 10372)
Cho nên họ chủ trương Hoa Kỳ phải giải kết bỏ rơi miền Nam để trở về chuyên tâm lo cho Do Thái. Để thực hiện mục tiêu này họ đã có kế hoạch rõ ràng từng bước một
02 Tháng Năm 2013(Xem: 11675)
Viết đến đây để hồi tưởng lại, những người sống cũng như những người chết oan nghiệt, chiến hữu, bạn bè thân hữu đã hy sinh vì chính nghĩa Quốc Gia Dân Tộc,
26 Tháng Tư 2013(Xem: 10402)
Cho nên là con dân nước Việt, những ai còn chút huyết thống Lý, Lê, Trần, Nguyễn hãy cùng nhau sớm liệu toan, hô hào, cổ võ, nắm tay nhau siết chặc hàng ngũ vùng lên
18 Tháng Tư 2013(Xem: 10521)
cứ sống cho người khác, vì sợ người ta bị tổn thương, để rồi khi ngoảnh mặt người đáng thương nhất lại chính là mình
17 Tháng Tư 2013(Xem: 12188)
Thật là một cái nhìn khiếp đảm, cả một sự hủy diệt chỉ trong nháy mắt. Thiếu tá Luân cho trực thăng bay sà xuống đường và bắn hết tất cả rốc kết dọc theo hai bên đường. Không có một tiếng súng bắn trả
16 Tháng Tư 2013(Xem: 11976)
Xin ngả mũ tri ân những người lính VNCH - Những người anh hùng - Những người đã đặt nền móng cho ý chí không chịu khuất phục cộng sản khát máu
15 Tháng Tư 2013(Xem: 10519)
Hành động, hành động, chỉ có hành động mới xoay chuyển được tình thế! Tôi đoan chắc với quý cụ rằng nếu quý cụ nghe lời đề nghị của tôi thì toàn thể nhân dân sẽ đồng loạt đứng lên tiếp tay với quý cụ.
14 Tháng Tư 2013(Xem: 10554)
Ba mươi tháng Tư: Ngày Quốc hận! Đâu phải vì mất giàu sang, danh vọng mà hận. Chỉ vì cộng sản tàn phá Đất nước, đẩy Dân tộc vào chỗ diệt vong, truyền thống dân tộc tự ngàn xưa đành mai một cho nên mới hận!
11 Tháng Tư 2013(Xem: 11038)
Tuy nó có vẻ mộc mạc, nhưng trong đó gởi gấm chút lòng hoài bão thiết tha về một quê hương Việt Nam sạch bóng Việt Cộng, tự do dân chủ và phú cường.
09 Tháng Tư 2013(Xem: 10456)
Trước khi TT Nga Yeltsin nói câu bất hủ “ Cọng sản là bất trị. Phải loại trừ tận gốc” thì từ non nửa thế kỷ trước, Hiến pháp VNCH đã xác quyết trong điều 4 kể trên.
07 Tháng Tư 2013(Xem: 11830)
Câu hỏi là, nếu Bắc Kinh gài người dày đặc như thế, vậy thì Hà Nội đã gài người ra sao? Đây quả nhiên là một mặt trận tưởng như rất là lặng lẽ vậy.
05 Tháng Tư 2013(Xem: 10636)
Ơn chúa tối cao, hãy đừng bao giờ như vậy. Tôi không biết những người khác sẽ chọn con đường nào. Nhưng với tôi, hãy cho tôi tự do hay là chết”
01 Tháng Tư 2013(Xem: 13394)
Những cái chết của 15 vị Tướng QLVNCH từ 1955 đến trước và sau Quốc Hận: 30/4/1975. Một Nén Hương cho Những Người Nằm Xuống!
30 Tháng Ba 2013(Xem: 11017)
30 Tháng tư từ nay là ngày HỘI LỚN DÂN TỘC Ngày chấm dứt 68 năm độc tài toàn trị cs trên Đất Bắc Ngày chấm dứt 38 năm ách cs độc tài xâm chiếm Miền Nam
27 Tháng Ba 2013(Xem: 10504)
Tóm lại, các lực lượng chống “Cường hào, ác bá,” “chống Sở hữu toàn dân,” chống “Tham nhũng” hiện đang tiềm tàng, sôi sục trong lòng xã hội, chỉ chờ một thời cơ kích động là bộc phát.
21 Tháng Ba 2013(Xem: 12990)
Là người cầm bút ai cũng phải thận trọng với văn chương và ngôn ngữ vì nó là bộ phận văn hóa tiêu biểu của dân tộc. Do đó tôi mong mỏi các bạn đang phụ trách các trang Việt Ngữ của Đài VOA và BBC nếu có đọc bài này nên coi lại vốn liếng Việt Ngữ của mình
17 Tháng Ba 2013(Xem: 11210)
Trong cuộc hổn loạn những người Lính VNCH không chỉ lo cho riêng bản thân mình mà còn giúp đở bảo vệ sự sinh tồn của người dân nhất là những em bé
13 Tháng Ba 2013(Xem: 10799)
Xin dành vinh quang nầy cho những người đi tiên phong đã và đang bị trả giá trong nhà tù và cho tất cả những người bạn đồng hành của tôi đã giúp đỡ và tạo đà cho tôi.
11 Tháng Ba 2013(Xem: 10723)
Khuyến khích mọi người nhận được thông tin hãy tiếp sức lan truyền thông tin cho láng giềng của mình và khuyên mọi người hãy tiếp tục lan truyền những thông tin ấy ra cho đồng bào VN khắp nơi trên toàn quốc được biết
10 Tháng Ba 2013(Xem: 10996)
Nếu Trí thức Việt Nam còn đáng mặt sĩ phu Đất Việt sẽ liều chết tiến hành cuộc CÁCH MẠNG DÂN TỘC đánh đổ chế độ cộng sản bán nước, buôn dân, giành lại QUYỀN TỰ QUYẾT cho DÂN TỘC.
09 Tháng Ba 2013(Xem: 12439)
nhất là về chủ trương của những người tự nhận ‘bên thắng cuộc’.Để hòa giải, hòa hợp dân tộc như đã tuyên truyền, trước hết hãy biết hòa giải với những người khác chính kiến, nhất là đối với những người đã khuất.
07 Tháng Ba 2013(Xem: 24426)
Trong đêm này, không biết có bao nhiêu gia đình tan hoang, bao nhiều người bị chết oan, đánh đập, hoặc bị đấu tố mang thương tích hay tàn khuyết, mà vợ con, thân nhân, bạn bè chỉ đứng nhìn mà không dám kêu van.