7:10 CH
Chủ Nhật
5
Tháng Năm
2024

Một Chút Nhớ Quên - Phan Lạc Tiếp

08 Tháng Mười Một 201212:00 SA(Xem: 18406)

Một Chút Nhớ Quên

blank San Diego, thành phố này không xa lạ với tôi, vì năm 1970, tôi đã đến đây với tư cách là một Sĩ Quan Đồng Minh du học rồi lãnh tàu, mở đầu cho chương trình Việt Nam hoá chiến tranh. Tôi rời Sài Gòn lúc 12 giờ hôm 25 tháng 2 năm 1970 và đúng như lời Thiếu Tá Smith, vị sĩ quan liên lạc cho tôi biết, sau 18 giờ bay, tôi đặt chân lên lục địa này, phi trường San Francisco, cùng giờ và cùng ngày khi rời Việt Nam: 12 giờ ngày 25 tháng 2.
Sau mấy giờ làm thủ tục và chờ đợi, tôi đáp một chuyến bay khác từ San Francisco đi San Diego. Máy bay nhỏ, bay thấp, bay theo bờ biển của tiểu bang California. Từ trên máy bay nhìn xuống, nước Mỹ với tôi chỉ là những cụm đèn, chỗ nhiều, chỗ ít không dứt.

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/1/1f/San_Diego_Naval_Base.jpg/800px-San_Diego_Naval_Base.jpg
San Diego Naval Base
.


Khi đến San Diego đã 10 giờ đêm. Tạm trú tại khu BOQ, nơi cư trú của Sĩ Quan độc thân trên đường 32. Vừa để hành lý vào phòng, nhìn lên bàn viết đã thấy chương trình làm việc cho ngày hôm sau và cả tuần lễ sau đó.

- 8 giờ 30 sáng ngày 26 trình diện Đại Tá Cassini, Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân San Diego.
- Sau đó là những ngày bận rộn liên miên cuốn đi không ngưng nghỉ.
- Sửa soạn nơi cư trú cho tất cả Thuỷ thủ đoàn HQ 504 khi đến đây
- Góp ý với vị sĩ quan liên lạc Hoa Kỳ để sắp xếp cho Thuỷ Thủ đoàn thăm viếng các nơi tại địa phương và phụ cận như San Diego Zoo và Disney Land.
- Hai tuần sau Hạm Trưởng và Thủ Thủ đoàn đến
- Những ngày túi bụi đi học chuyên môn, thực tập và làm quen với chiến hạm. HQ Thiếu Tá Phan phi Phụng là Hạm Trưởng. HQ Đại Uý Đinh mạnh Hùng( Hùng mèo) làm Hạm Phó. Tôi là Sĩ Quan đệ tam.
blank
Trở ra phòng khách, ngồi nghỉ, lọt thỏm trong chiếc ghế nệm to, dày, êm ái. Trước mặt bàn là tờ nhật báo San Diego Union, nơi trang nhất có in hình chiếc hàng không mẫu hạm rẽ sóng, chui dưới dạ cầu Cororado, tượng trưng cho ngày lễ khánh thành cây cầu lịch sử này ngày hôm trước, 24 tháng 2 năm 1970. Cây cầu nối liền eo biển từ San Diego qua bán đảo Coronado.
Đang nhìn ngắm tờ báo thì có tiếng người Việt Nam léo xéo từ ngoài cửa. Nhìn ra là một số bạn bè Hải Quân đến đây trước trong chương trình thụ huấn để sau đó nhận lãnh tàu như chúng tôi. Người chạy lại ôm tôi là Lê quang Lập, cùng khoá.
Lập nói: “Nhìn tờ chương trình làm việc, biết hôm nay cụ tới, mà không rõ giờ nào. Không ngờ cụ tới trễ thế. Sẵn sàng quần áo đi, cần bàn ủi ủi lại quần áo không, qua phòng tui mà lấy, mai trình diện đại tá chỉ huy trưởng, rồi hàng ngày đèn sách như tụi này, mệt nghỉ…”
Sau mấy tháng huấn luyện về hải hành, điện tử, phòng tai, hành quân đổ bộ thực tập hải pháo rồi rời BOQ xuống sống hẳn trên chiến hạm. Hạm Trưởng Phan phi Phụng điều khiển chiến hạm, và thuỷ thủ đoàn đã rất thuần thục trong mọi trách nhiệm của mình, nhưng chúng tôi vẫn cảm thấy mình ăn nhờ ở đậu, vì chiến hạm vẫn mang quốc kỳ Hoa Kỳ khi đậu bến cũng như khi hải hành.
Chúng tôi chờ đợi ngày lễ chuyển giao chiến hạm, nghe nói chính Tư Lệnh Hải Quân Việt Nam, Phó Đề Đốc Trần văn Chơn sẽ qua Mỹ để chủ toạ và tiếp nhận chiến hạm này. Và ngày đó đã đến. Lúc ấy vị Tư Lệnh Hải Quân Việt Nam mới có một sao trên vai áo. Nhưng khi máy bay chở vị Tư Lệnh Hải Quân từ phi đạo bò vào vị trí tiếp đón, cánh cửa phi cơ mở ra, dàn quân nhạc danh dự bùng vang điệu nhạc đón chào, và lần lượt 19 phát đại bác từ một góc sân rền vang. Đô Đốc Zummwalt, 4 sao trên vai áo, đương kim Tư Lệnh Hải Quân Hoa Kỳ trong đại lễ trắng, đeo kiếm vàng bên hông ra tận chân cầu thang dơ tay chào vị khách danh dự từ Việt Nam vừa đến. Phó Đề Đốc Trần văn Chơn xuất hiện, cũng trong đại lễ trắng, và trên ngực áo chi chít những huy chương. Hai vị tướng lãnh tươi cười bắt tay nhau trong lúc ánh đèn ký giả loáng nhoáng liên hồi. Hai vị đi duyệt đoàn quân danh dự trong quân phục Hải Quân và Thuỷ Quân Lục Chiến bồng súng dàn chào. Dàn nhạc và tiếng đại bác vẫn ầm vang, rộn rã. Khi hai vị tướng lãnh trở lại khán đài thì dàn nhạc và 19 phát đại bác cũng vừa chấm dứt. Lúc ấy là tháng sáu, trời San Diego còn lạnh. Gió từng cơn thổi lật bật những lá quân kỳ. Sau hai bài diễn văn ngắn của chủ và khách, Ông Thị Trưởng San Diego trân trọng được giới thiệu, tiến lên trao chìa khoá vàng của thành phố San Diego cho vị thượng khách. Một chiếc xe đen bóng chờ tới, cắm bảng 4 sao và lệnh kỳ Tư Lệnh Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà. Một đại Uý Hải Quân Hoa Kỳ làm sĩ quan tuỳ viên, cũng trong đại lễ trắng, bao tay trắng, nhanh nhẹn mở cửa xe. Đô Đốc Zummwalt chìa tay mời Phó Đề Đốc Chơn lên xe. Cửa vừa đóng, xe chuyển bánh nhạc lại chỗi vang lừng. Đô Đốc Zummwalt và quan khách đồng loạt đứng nghiêm, dơ tay chào tiễn khách. Xe và đoàn tuỳ tùng của vị Tư Lệnh Hải Quân Việt Nam đi thẳng tới khách sạn danh dự Del Cororado bên kia bờ vịnh San Diego, nơi dành để tiếp đón những vị nguyên thủ, những thượng khách của thành phố này. ( Là một sĩ quan phụ trách một phần trong cuộc tiếp rước này, chúng tôi được biết, dù vị Tư Lệnh Hải Quân Việt Nam mới có một sao, nhưng là Tư Lệnh Hải Quân một nước, nên được vị Tư lệnh Hải Quân Hoa Kỳ kính trọng và tiếp rước với đầy đủ nghi thức như dành cho vị Tư Lệnh Hải Quân một quốc gia, ngang hàng với vị đương kim Tư Lệnh Hải Quân Hoa Kỳ).
Ngày hôm sau là ngày lễ bàn giao và tiếp nhận 2 Dương Vận Hạm: Quy Nhơn, HQ 504 và Nha Trang HQ 505, được tổ chức trên sân chánh của HQ 504 đậu bên cầu tàu trong căn cứ Hải Quân Mỹ, San Diego. Trong dịp này, ngoài những vị khách dân sự của thành phố, tôi còn thấy rất nhiều tướng lãnh Hải, Lục, Không Quân, 2 sao, 3 sao đến dự. Về phía Hoa Kỳ, Đô Đốc Zummwalt là vị tướng lãnh cao cấp nhất, ông tới sau cùng. Sau đó Tư Lệnh Hải Quân Việt Nam mới đến. Khi Phó Đề Đốc Trần văn Chơn đến tất cả quan khách trên khán đài đều đứng lên đón chào vị thượng khách Việt Nam. Phần đầu là nghi thức lễ hạ quốc kỳ Hoa Kỳ, điều khiển bằng tiếng Mỹ. Quốc ca Hoa Kỳ nổi lên. Lá quốc kỳ sao sọc được từ kéo xuống, một thuỷ thủ Hoa Kỳ gập lại và trân trọng để trên bàn, trước mặt vị Tư Lệnh Hải Quân Hoa Kỳ. Cột cờ trống vắng. Giây cờ lật bật trong gió biển thổi trùng trùng.
Thời gian như ngưng lại. Bỗng tiếng Hạm Trưởng HQ 504, HQ Thiếu Tá Phan phi Phụng vang lên: “Nghi.. ê …m. Lễ rước Quân, Quốc và Thánh Kỳ”. Điệu quân nhạc ngắn, quen thuộc nhưng nghe hơi lạ vì cách hoà âm hơi khác, do ban nhạc Hải Quân Mỹ trỗi lên. Rồi “Lễ thượng kỳ Việt Nam Cộng Hoà”. Quốc thiều Việt Nam Cộng Hoa bùng vỡ, tràn ngập cả không gian, làm rộn rã những trái tim. Mọi người hướng về cột cờ chiến hạm. Anh hạ sĩ giám lộ, quần áo thẳng cứng, trân trọng bưng trên tay lá đại kỳ. Một anh giám lộ khác kéo giây. Lá quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ tươi thắm lần lần được mở ra, được kéo lên cao, lên cao nữa rồi đậu ở đỉnh cột cờ, bay uốn éo trong nắng ấm, giữa bầu trời cao xanh của quân cảng San Diego. Những tràng pháo tay vang dội. Sĩ quan và thuỷ thủ đoàn Việt Nam trong đại lễ trắng thẳng tắp lần lượt hiện diện tại các nhiệm sở trên HQ 504 cũng như trên HQ 505. Không gian và thời gian như vừa đổi khác. Tôi bỗng thấy tôi cũng vừa đổi khác. Nhìn đâu tôi cũng bỗng thấy những thân quen, những nụ cười, những ánh mắt tưng bừng hãnh diện. Ban nhạc vẫn lần lượt cử những bản hùng ca. Quan khách lần lượt ra về. Ở hạm kiều, Trung Uý Vũ Huy, trong đại lễ trắng thẳng cứng, đeo kiếm, là vị sĩ quan trực đầu tiên, đứng bên anh hạ sĩ quan và một thủ trực nhật, cũng đại lễ trắng thẳng cứng đang lần lược cất tay chào quan khách rời chiến hạm.
Trong ngày lễ chuyển giao chiến hạm này, ngoài những vị khách chính thức tại địa phương, chúng tôi có phát giấy mời tới những bè bạn Việt Nam thân quen tại San Diego và phụ cận. Tôi nhớ rằng trong điện thoại niên giám ở San Diego năm đó, tổng cộng chỉ có 55 người Việt Nam, đa số là sinh viên du học; một vài người đàn bà là hôn phối của quân nhân Hoa Kỳ, theo chồng về Mỹ; một số ít là những người đang dạy Việt ngữ cho quân nhân Mỹ trong căn cứ ở bên kia đảo Coronado. Trong những người này có Bác Sĩ Nguyễn tôn Hoàn. (Sau ông về nước làm Phó Thủ Tướng ). Nhưng đáng chú ý nhất có lẽ là hai chị em cô H. Vì sau khi nhận lãnh chiến hạm, ngày cuối tuần hai cô thường tới thăm từ sớm, ở lại buổi trưa và hai cô đã trổ tài nấu những món ăn rất Việt Nam. Nhà bếp Sỉ Quan tưng bừng mùi nước mắm, nào bún bò Huế, phở…
Anh T., đang sửa soạn luận án tiến sĩ, có vợ Mỹ. Một hôm vợ anh, chị M. đem đến một thùng đầy bánh cuốn đã làm sẵn nóng hổi, với đầy đủ cà cuống, nước mắm dấm, tôm khô giã nhỏ. Tất cả Sĩ Quan và khách gần 20 người được một bữa ăn vô cùng ngon và bỡ ngỡ trước tài nội trợ hiếm có của người con dâu dị chủng này. Được hỏi “chị học ở đâu cách làm bánh cuốn này”, chị bảo: “Mẹ chồng tôi ở Paris, mở tiệm ăn Việt Nam. Vợ chồng tôi sang Pháp nghỉ hè, hàng ngày tôi phải dậy sớm phụ mẹ chồng làm bếp nên học được cách làm bánh cuốn, kho thịt, làm dưa, và cả nấu canh cá ám nữa…”
Trong những nơi chúng tôi đi thăm, có trường Đại Học UCSD, và Giáo Sư Nguyễn hữu Xương lúc ấy là người Việt duy nhất giảng dạy tại đây. Lúc ấy ông đã nổi tiếng vì được coi là vị giáo sư thâm niên nhất của viện đại học này, là giáo sư thực thụ cả 3 ngành Lý, Hoá và Sinh Học. Tất nhiên trong ngày lễ chuyển giao tàu, ông là một vị khách quý, được mời. Nhưng ngày ấy ông bận không đến được. Hạm Trưởng rất lấy làm tiếc, và Giáo Sư Xương cũng rất tiếc. Do đó Hạm Trưởng đã tổ chức một bữa cơm khác trên tàu để mời ông bà Giáo Sư Xương.
HQ 504 tuy là con tàu cũ dược hạ thủy từ thế chiến thứ 2, nay được tân trang để chuyển giao cho Hải Quân VNCH. Phòng ăn Sĩ Quan rất đẹp. Thảm xanh dày mầu lá mạ mới tinh, thơm phức. Dàn ghế bành da to bóng loáng lấy từ phòng ăn của một khu trục hạm cũ, bỏ hoang dành cho phòng họp cấp Đô Đốc. Quanh tường, trong lúc rảnh rỗi chính Hạm Trưởng đã vẽ những hoa văn chữ thọ bằng kim nhũ óng ánh. Và ngay mảnh tường chính của phòng ăn, gắn một cái đàn cò như một trang trí rất nghệ thuật, rất Việt Nam. Đây là những sản phẩm tiểu công nghệ được Hạm Trưởng mua sẵn từ Việt Nam đem theo làm vật lưu niệm cho quan khách. Hôm nay có khách, cũng là dịp vui của chiến hạm. Bàn ăn rộng, khăn bàn trắng tinh, thẳng cứng. Trước ghế ngồi có bảng tên viết trong khuôn giấy viền vàng có in mỏ neo ở góc mặt. (Do Tiếp Liệu Mỹ cung cấp).
Khi xe của Giáo Sư Xương đến cổng ngoài của cầu tàu, lính Mỹ đã gọi điện thoại thông báo cho chiến hạm. Sĩ quan trực, hạ sĩ quan, và một thuỷ thủ trực hạm kiều trong y phục tiểu lễ, xếp hàng đón đợi như một vị thượng khách. Vừa bước lên sàn tàu. Hạm Trưởng từ trong bước ra đón khách và hướng dẫn vào phòng ăn sĩ quan. Tất cả sĩ quan đều đứng lên chào. Hạm Trưởng giới thiệu vợ chồng vị khách quý với bộ tham mưu chiến hạm. Ghế của Hạm Trưởng không bao giờ thay đổi, ở đầu bàn. Ngay bên phải ghế của Hạm Trưởng, là 2 ghế trống, dành cho 2 vị khách. Khi Hạm trưởng và 2 vị khách đã an vị, các sĩ quan mới kéo ghế ngồi vào chỗ ngồi đã được định trước. Ai nấy đều nghiêm túc trong tiểu lễ trắng tinh, thẳng cứng, lon vàng, giây biểu chương óng ánh. Hạm Trưởng nói mấy lời chào, rồi nhường lời cho Trung Uý Sáu, sĩ quan ít thâm niên nhất, là sĩ quan ẩm thực đứng lên đọc thực đơn. Bữa ăn bắt đầu.
Hai anh hoả đầu vụ cũng quân phục trắng toát, cà-vạt đen trước ngực, bưng một khay bạc (mới mua ở PX Mỹ), lần lượt rót rượu vào ly cho mọi người một cách rất điệu nghệ. Sau mỗi ly của khách, miệng chai được xoay nhẹ và khẽ nhấc lên, rượu không rớt ra ngoài một giọt. Một vòng rượu quanh bàn, là một chai vừa hết. Hạm Trưởng mời mọi người nâng ly. Sau đó lần lượt là những món ăn được đem ra, vừa ngon và được xếp đặt rất đẹp. Bữa ăn đã diễn ra với tất cả nghi lễ rất kiểu cách như định bởi Hải Quy của các Hải Quân Aâu Mỹ. Tuy nhiên những món ăn thì pha trộn, vừa tây vừa ta, trong đó có món chả giò mà bánh tráng, nước mắm đã được đem đi từ Việt Nam. Khi món tráng miệng đã được mang ra, mọi người như đã quen thân, giáo sư Xương hỏi: “Các anh ăn uống trịnh trọng, kiểu cách như vậy, thì còn thì giờ đâu mà làm việc?” Hạm trưởng cười, nói: “Đâu có. Ở Việt Nam chúng tôi sống rất là đạm bạc. Bây giờ ở Mỹ, thực phẩm do Mỹ cung cấp rất đầy đủ, nên việc đón tiếp giáo sư hôm nay cũng là dịp để chúng tôi thực tập các nghi thức đã ghi trong hải quy mà thôi”. Mọi người cười xoà.
Những nghi thức bỗng dưng tan biến. Hạm Trưởng lấy cây đàn cò treo từ trên tường xuống, trịnh trọng tặng ông bà giáo sư Nguyễn hữu Xương. Từ cây đàn cò khiến câu chuyện nhắc đến những điệu trống quân, đến các câu ru em, cò lả. Và tôi đã được bạn cùng khoá, Đinh mạnh Hùng (Hùng mèo) nói: “Mày ngâm vài câu đi”. Mọi người ồn ào “Ngâm đi, cò lả đi” . Không thể từ chối, tôi đã đứng ở giữa phòng, sửa soạn. Mọi người im phăng phắc, như đợi tiếng đàn, nhưng rồi nhìn nhau, chẳng ai biết đàn cả, cười khì. Tôi đành cất tiếng:
Con cò (mà ) bay lả (chứ) bay la.
Bay qua (là qua) ruộng lúa (chứ) bay về (là về) đồng xanh
Tình tính tang, tang tính tình, cô nàng rằng, cô nàng ơi rằng…
Mọi người bỗng vỗ tay, hát theo và cười vui. Giáo Sư Xương cũng vỗ tay, nhưng tôi để ý thấy mắt ông rưng rưng lệ. Tan buổi tiệc, Giáo Sư Xương có hỏi tôi rằng: “Là sĩ quan, các anh có phải là những nghệ sĩ nữa không. Lâu lắm, tưởng đã quên, tôi mới được nghe lại câu hát này. Câu hát làm tôi nhớ mẹ tôi…” Tôi nói: “Không. Chỉ là sự tình cờ, chúng tôi hát hò tài tử mà thôi”, và quen biết Giáo Sư Xương từ đó.

http://farm4.static.flickr.com/3303/3554023569_34eff1182d_o.jpg


Con tàu đã trở nên thân quen với thuỷ thủ đoàn Việt Nam. Rộn rã những buổi tiếp tân, những chuyến viếng thăm đây đó trên đất nước to lớn và hùng mạnh này đã lắng lại, nhạt nhoà. Những bữa cơm trên tàu đã bắt đầu mang hương vị quê hương, nhiều rau hơn thịt. Trong những ngày nghỉ cuối tuần, nằm trong lòng tàu, nghe tiếng nước êm ả xôn sao chảy miên man ở chân cầu, tôi có cảm tưởng mở mắt nhìn qua cửa sổ tròn chiến hạm, mình sẽ thấy những hàng dừa xanh đong đưa cành lá ở bến Bạch Đằng. Trong thinh không nghe đâu đây như có tiếng xe xích lô máy nổ vang, khói phun mờ mịt chạy như đi trốn, mất hút trên đường Trần hưng Đạo, Sài Gòn. Những ngày cuối tuần nằm trong chăn mà nhớ nhà, nhớ hơi ấm của vợ, nhớ tiếng nói ngây thơ của con. Nhớ con hẻm vào khu nhà mình, nhớ cả tiếng động buổi mai nơi xóm nghèo bao quanh. Tiếng những bước chân ai nặng nề quảy đôi thùng nước từ đầu phố vào tuốt sâu trong ngõ mút xa. Nhớ những buổi dậy trưa, vợ chồng đèo nhau trên chiếc xe vespa, đi tìm bát phở ấm đầu ngày. Nhớ vị phở ngọn đậm ở thìa nước đầu nếm thử. Nhớ vị cay nhẹ của lát ớt, vị béo bùi của thớ thịt tái chạm vào đầu lưỡi… Ôi, nói thế nào cho hết. Nhớ từ mùi cống hôi hôi đầu ngõ phủ đầy rác rưởi. Nhớ đến quay quắt cả người. Nhớ nôn nao chùm phủ cả trong giấc ngủ. Tôi chỉ mong chóng đến ngày tàu khởi hành về nước mà thôi.
Rồi ngày đó cũng đến. Hôm tàu rời bến về nước, ngoài ban quân nhạc của căn cứ, trên cầu tàu có mấy người bạn mới quen đưa tiễn. Anh Trương văn Tính, một cựu sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến, cùng dạy Việt ngữ cho quân nhân Mỹ với các cô H, và Bác Sĩ Nguyễn Tôn Hoàn đưa tiễn. Chính anh Tính là người đã tháo khoen giây cuối cùng cho tàu rời bến, về nước. Nhưng đứng một mình riêng lẻ là một cô gái Mỹ, bạn gái của một anh trung sĩ của tàu tôi. Không biết từ những quen biết nào mà trong những ngày cuối tuần tại đây, những hôm không phải phiên trực, anh xin phép được ngủ ngoài như một quân nhân có gia đình. Ngày sắp về nước, mọi người đi mua sắm, đồ mới thì ít mà đi mua đồ garage sale thì nhiều. Ai cũng dành dụm cố tìm mua một cái tủ lạnh cũ đem về tặng vợ con, đa số là những tủ lạnh còn chạy tốt, nhưng cổ lỗ sĩ, cồng kềnh. Anh trung sĩ kia thì khác. Người bạn gái Mỹ của anh chở đến tặng anh một cái tủ lạnh loại vừa vừa, mới tinh, còn bọc trong hộp. Bây giờ tàu rời bến, rời hẳn để ra khơi, vượt Thái Bình Dương, về nước. Tàu tách bến, quay mũi. Tôi từ trên đài chỉ huy nhìn xuống, những người ở lại giơ tay vẫy vẫy rồi lần lượt tản mát ra về. Trên cầu tàu, cô gái Mỹ vẫn còn đứng đó. Tàu xa dần. Hình cô gái nhỏ dần, đen đậm như một cái chấm nhỏ, đơn độc, chơ vơ. Tàu đi dọc theo bờ biển chi chít những con tàu nhỏ, loại tàu thể thao. Đường Boadway chạy dài hun hút ở phía tay mặt. Tàu rẽ trái đi theo hướng chính nam, dọc theo đảo Paloma để ra cửa biển. Bên trái là bán đảo quân sự. Cầu tàu có một hàng không mẫu hạm đậu. Những ngôi nhà thấp, nơi chúng tôi thường lui tới học hành những ngày tháng qua. Gió đã nổi. Tàu sửa soạn rẽ mặt để thực sự ra khơi. Máy đã tiến qua Nhiệm sở vận chuyển và từ giã bến vừa dứt. Còi gọi phiên hải hành réo gọi. Mọi người trong quân phục xám xanh, thay vì trắng, lên đảm nhận phiên hải hành thường lệ.Tôi ngoảnh cổ nhìn về phía sau, qua những dãy nhà thấp của bán đảo Coronado, San Diego chỉ còn là mấy đỉnh nhà cao đã phủ mờ hơi sương và khói sóng. Không biết cô gái Mỹ kia có còn đứng ở cầu tàu, hay đã âm thầm lui gót.
Khi con tàu rời khỏi cửa biển Point Loma, hướng mũi ra khơi, qua cái phao- chuông chòng chành buông những tiếng kêu lanh canh ở tận cùng cửa biển, lòng tôi vừa mừng vừa bâng khuâng, lo lắng. Mừng là chúng tôi đang trên đường trở về quê hương, nơi vợ con đang nóng lòng chờ đợi. Bâng khuâng vì nhớ tiếc những nơi mình đã ở, đã đi qua với tất cả những lạ lùng, đẹp đẽ mà con cái mình, vợ con mình không có cơ may được thấy. Lo lắng vì trước mặt là biển Thái Bình Dương mông mênh, sóng gió, những trắc trở nào trên hải trình 40 ngày trước mặt. Nhưng tôi cũng như mọi người trên tàu có lẽ đều nghĩ rằng: “Thôi, xin giã từ nước Mỹ. Xin trả lại những huy hoàng, hùng mạnh của nước Mỹ cho nước Mỹ. Chúng tôi không ở đây nữa đâu.”
Con tàu lầm lũi đi. Đêm đã xuống. Hải đăng ở mũi Point Loma đã không còn ánh lên nữa. San Diego xa dần và chìm khuất dưới chân trời đêm còn hừng ánh sáng. Tiếng máy tàu chạy êm ả, đều hoà. Thái Bình Dương, một đại dương lớn nhất của địa cầu, bỗng trở nên mông mênh, đe doạ. HQ 505 óng ánh đèn hải hành xanh đỏ ở phía sau. San Diego xa hẳn. Cả vùng sáng mung lung đã không còn nữa. Thôi thế là giã từ nước Mỹ, và tôi đã nghĩ rằng, tôi không bao giờ trở lại đây nữa. Xin vẫy tay chào.
Sau 7 ngày đêm hải hành ròng rã. Những vị trí hải hành thiên văn liên tục, chồng chất trên những vị trí của máy loran vẽ trên những tờ giấy trắng không kẻ ô, không có hình núi non gì cả. Quang độ rất giới hạn vì sương. Những đám sương bay la đà khiến mũi tàu nhấp nhô, khi ẩn khi hiện. Biển đêm và chân trời thì mịt mùng, mung lung đen đặc. Tàu đi hay đứng nào có khác gì nhau. Phương hướng cũng mịt mù, tất cả chỉ trông vào cây kim của la bàn mà thôi. Đứng trên đài chỉ huy mà tôi như thấy có một sức kéo nặng nề liên tục từ lòng biển sâu miệt mài hút xuống.
Tuy biết mọi sự bình thường nhưng tôi vẫn có cảm giác như tàu đang trôi đi, không định hướng giữa cơn mơ dị kỳ, huyền hoặc. Quanh tàu, dưới ánh đèn hải hành thì trắng xoá, mờ nhoà như nỗi lo âu trong lòng tôi, sĩ quan trưởng phiên. Quanh tôi, những nhân viên im lìm thu mình trong tấm áo ấm, lặng lẽ như những bóng ma. Mình đi đúng đường không. Mình tỉnh hay thức đây. Radar mở tối đa tầm nhìn chỉ thấy những echo giả lẫn với những đám mây. Không thấy gì ở trước mặt.
Giữa lúc lo âu như thế Hạm Trưởng lên đài chỉ huy. Ông ngồi thu mình trên ghế bành da, kéo cao cổ áo, lập loè điếu thuốc trên môi. Mọi người, không ai bảo ai, cả hạm phó (Hùng Mèo) đều có mặt trên đài chỉ huy. Tôi lấy compas đo từng bước theo tốc độ. Cứ như dự trù, chiến hạm chỉ còn cách mũi Diamont của Hawaii khoảng 30 hải lý mà thôi. Hạm Trưởng nói: “Bảo nhân viên thám xuất cho chạy máy đo chiều sâu và chỉnh lại radar xem sao”. Con tàu vẫn lầm lũi tiến. Mấy nhân viên quan sát bỗng đứng không, vì ống nhòm bị các sĩ quan sử dụng hết.
Bản đồ Hawaii được mở ra. Hạm Trưởng chăm chú theo dõi từng chi tiết. Ông dùng ngọn đèn nhỏ soi vào hình vẽ hải đăng trên đỉnh núi Kim Cương. Quang độ của hải đăng toả rộng với ghi chú chi tiết về màu sắc, nhịp chớp tắt và độ xa nhìn thấy trong trường hợp bình thường. Ông quay ra, mỉm cười:” Đừng lo, độ một giờ nữa mình sẽ thấy đèn.” Vừa lúc ấy từ CIC gọi lên: “Báo cáo đài chỉ huy. Radar đã điều chỉnh xong. Đã thấy echo núi trước mặt.” Cả đài chỉ huy bỗng oà lên reo mừng. Hạm Trưởng nói: “Báo cáo khoảng cách 38 miles.” Là sĩ quan hành quân kiêm sĩ quan trưởng phiên, tôi đích thân xuống CIC để xem lại vị trí trên màn ảnh radar. Hình bờ biển phía đông Hawaii hiện ra rõ dần. Vị trí chiến hạm đã được xác định chính xác bằng hai cung của radar. Tôi báo cáo lên dài chỉ huy:” Trình Hạm Trưởng. Chiến hạm ở bên phải hải lộ 1 hải lý, cách bờ 35 hải lý.” Tôi lên lại đài chỉ huy, dù giữa đêm tối, tôi thấy như Hạm Trưởng mỉm cười. Ông nói:” Cứ giữ nguyên cap này.” Giữa đêm đen mù mịt, từ đỉnh hòn Kim Cương đèn xanh tím chớp tắt hiện lên lúc mờ, lúc tỏ ở hướng 11 giờ. Hạm Trưởng nói: “Ông ghi mọi diễn tiến vào sổ hải hành. Tôi lấy quyền chỉ huy chiến hạm.” Lúc ấy đã gần 4 giờ sáng. Còi báo đổi quart. Tôi xuống phòng, để nguyên quần áo nằm nghỉ, nhưng không sao chợp mắt được trước những lao sao, chuyển động của con tàu.
Khi còi tàu vang lên đổi quart, tiếp ngay sau là lệnh: “Nhiệm sở vận chuyển, vào bến. Quân phục tiểu lễ.” Lên lại đài chỉ huy. Trời nắng chói chang. Chiến hạm đang hải hành dọc theo bãi biển Hawaii. Buổi sáng, biển vắng. Bãi cát vàng mềm mại. Waikiki Beach. Những toà nhà cao xững vút lên giữa những hàng dừa xanh ngắt che phủ những con đường sạch, đẹp như trong những bức tranh.
Tàu giảm máy và từ từ vào bến, bỏ khối kỷ hà màu sáng trắng ở bên tả hạm, đài kỷ niệm những quân nhân Hoa Kỳ đã bỏ mình trong trận oanh tạc của Nhật vào quân cảng này mấy chục năm về trước trong thế chiến thứ 2. Tuy không cần, nhưng hai xuồng đẩy của quân cảng đã lởn vởn ở sau tàu. Hiệu kỳ chiến hạm phấp phới. Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà mới tinh ở trên đỉnh cột cờ. Hạm Trưởng đứng ở tả hạm trên đài chỉ huy, nhìn bao quát trước sau. Đứng sau ông, nhìn ra sân mũi, tôi thấy mũi tàu đã chếch 15 độ so với cầu tàu. Khi giây số một vừa được ném lên, quàng vào trụ trên bờ, một hồi còi do anh giám kộ rít lên, giây hiệu kỳ tức thì được kéo xuống. Trên bờ dàn quân nhạc, kèn đồng bóng loáng bỗng trỗi lên một bản nhạc hùng chào đón chiến hạm VNCH cặp bến.
Trong tiếng nhạc rộn rã ấy, nhân viên chiến hạm Quy Nhơn, HQ 504 lo buộc giây và thả cầu lên bến, và bắt giây cho HQ 505 cặp vào hữu hạm. Khi mọi việc đã xong, Vị Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan và nhân viên trực nhật đã nghiêm chỉnh đứng ở đầu cầu thang, thì ban quân nhạc trên bờ bỗng ngưng cử nhạc. Một chiếc xe hơi đen từ xa từ từ chạy tới, đỗ ngay dưới chân hạm kiều. Nhạc lại cử. Một vị Trung Tá Hải Quân Hoa Kỳ, đại diện cho Quân Cảng Hawaii trong quân phục đại lễ, đeo kiếm từ trên xe bước xuống.
Nhạc ngưng. Trên chiến hạm Quy Nhơn, Hải Quân Trung Tá Phan phi Phụng, (mới được thăng cấp) cũng trong y phục đại lễ, lon mới sáng trưng, kiếm vàng óng ả, đứng đón khách. Vị khách bước lên hạm kiều, từ trên tàu nhân viên gác hạm kiều thổi một hồi còi dài. Hạm Trưởng và toán dàn chào đều nghiêm chỉnh giơ tay chào cho đến khi vị sĩ quan khách bước tới sân chiến hạm. Hạm Trưởng hướng dẫn vị khách vào phòng ăn sĩ quan. Ở đó tất cả sĩ quan chiến hạm đều tề chỉnh đón khách. Bánh bày sẵn và rượu được rót ra, uống thì ít mà nghi lễ thì nhiều. Khi vị khách ra về, vẫn ngần ấy nghi lễ. Sau đó dàn quân nhạc dãn ra, nhường chỗ cho một toán độ 10 cô gái Hawaii, mặc váy bằng lá dừa, vòng hoa tươi tung tăng trên những đôi ngực trần nâu no đầy, chân đất, nhảy nhót theo dàn nhạc giây nuột nà như sóng lượn. Từ trên tàu toàn thể thuỷ thủ đoàn nhìn xuống, vỗ tay, cười nói quá xá.

blank Trong đám người lô xô trên bờ, một người đàn bà Mỹ cầm khăn tay đỏ dơ lên, khua khua. Từ phòng lái, có tiếng ai đó gọi lớn: “Này con bồ của trung sĩ nhà ta đón đợi kìa”. Theo nghi lễ của Hải Quân, khi Hạm Trưởng chưa rời tàu, không ai được phép lên bến. Do đó dù phần nghi lễ đón tiếp đã hết, ban quân nhạc đã ra về, cầu tàu đã bắc, mà không ai được phép rời tàu. Người bạn gái Hoa Kỳ có lẽ cũng biết thế, nên đi lại bên hông tàu, chỗ đài chỉ huy, nói với lên, xin phép cho anh trung sĩ, bạn của bà ấy được phép lên bờ. Bây giờ thì tôi nhìn rõ bà ta, người đã có tuổi, ít nhất là so với người bạn Việt Nam. Hạm Trưởng cũng đã được rõ ngọn nguồn câu chuyện, nên ông cười, và nói: “Thôi, cho anh ta lên bờ đi. Tội nghiệp bà ta quá, từ Mỹ bay theo ra tận đây…” Lệnh ấy vừa ban, trung sĩ (tôi không còn nhớ tên), trong tiểu lễ trắng tinh, từ trên tàu từ từ đi xuống bến. Ở cuối cầu thang, người bạn gái Mỹ đã đón đợi. Khi anh vừa bước tới, bà ấy mở rộng vòng tay ôm, nhưng anh ta thay vì vòng tay ôm, lại để hai tay khum khum trước ngực như tự vệ, như cái đệm cách ngăn giữa hai thân thể. Trong giây phút tao phùng kỳ lạ đó, trên tàu lính tráng nhìn xuống đông nghẹt. Có một người nào đó kêu lên: “Má ơi, má ơi, con dzề nè…” Trên tàu lính tráng bỗng cười bung lên như phá. Người đàn bà Mỹ có lẽ không hiểu câu nói vừa qua, chỉ thấy mọi người cười vui, nên vội buông người bạn trai ra, hướng mặt lên tàu, vẫy tay và nói: “Thank you, thank you all.” Trên tàu lại cười rộ lên một độ nữa. Trên cầu tàu, anh trung sĩ mặt đỏ bừng, vội kéo người bạn gái đi xa khỏi cầu tàu. Trên tàu lính tráng tản dần, lo sửa soạn đi bờ, thăm viếng Hawaii, vì hai xe bus của quân cảng cũng vừa mới đến.
Sau mấy ngày nghỉ bến, mua sắm thêm, lấy đầy dầu nước, thực phẩm, HQ 504 và HQ 505 rời quân cảng xinh đẹp Hawaii, lên đường về nước. Đoạn đường từ Hawaii đến Guam dài hơn nhiều, nhưng lòng chúng tôi bỗng thấy yên tâm hơn. Ít gì mình đã có kinh nghiệm hải hành từ San Diego đến Hawaii. Cứ thế mà đi. Trung Uý Sáu thường la đà say, hai mắt hơi đỏ, nhưng đôi tay rất mềm, bình minh và lúc hoàng hôn ông “bắt” những ngôi sao rất nhuyễn. Vị trí thiên văn của trung uý Sáu nằm chi chít sát bên vị trí của máy loran dọc theo hải lộ. Chiến hạm đi vững như để, cắt đường nhật đạo, hôm ấy trùng vào ngày lễ lớn của Hoa Kỳ, 4 tháng 7 lúc 3 giờ chiều. Sau phần nghi lễ “tiếp đón Thuỷ Thần”, trên nhật ký chiến hạm được tăng lên một ngày. Tới Guam, vẫn ngần ấy nghi lễ đón chào, dàn quân nhạc, nhưng không có các vũ nữ để ngực trần múa bụng, múa mông như ở Hawaii. Cảnh trí ở đây cũng khác. Không có những hàng dừa xanh, những khách sạn vút trời, mà chỉ có la liệt những căn nhà tôn mông mênh, và một vùng vịnh lô nhô, lúp súp san hô và chi chít những cột cờ chiến hạm to nhỏ đủ loại. Đặc biệt ở trên tường ngay cầu tàu, một hàng chữ trắng thật to, nhìn xa như một khẩu hiệu, chiếm cả chiều cao của bức tường: No smoking.
Rời Guam trực chỉ Phi Luật Tân, đoạn đường về nước đã gần. Qua eo biển ngoằn ngoèo của Phi, bỏ quân cảng Subic phía sau, mở radio đã bắt được đài Sài Gòn. Đã nghe được tiếng nói thân thương của đất nước. Hơn một ngày sau, trên hệ thống âm thoại đã nhận được lệnh từ Sài Gòn: “Các anh có một ngày neo tại Nhà Bè để sơn phết, sửa soạn vào bến. Các anh sẽ cặp cầu K. Bà Thượng Nghị Sĩ Phan nguyệt Minh sẽ là người đỡ đầu cho Dương Vận Hạm Quy Nhơn, HQ 504…”
Có những người đi biển suốt cả một đời, khi tuổi già đến, giã từ biển khơi, về với bờ bến, với quê nhà, nghỉ hưu bỗng tiếc: “Mình đi tàu lâu như thế mà chưa xuyên nhật đạo bao giờ.” Mà nào nhật đạo có gì đâu. Biển vẫn mênh mông, sóng vẫn trùng trùng. Trên hải đồ một đường vẽ tượng trưng phân chia Đông và Tây của quả địa cầu. Thế thôi. Nhưng lạ thay, không phải ai đi biển cũng có cơ may đi từ Đông sang Tây bán cầu, hay ngược lại.
Qua đó từ Tây sang Đông, người thuỷ thủ đương nhiên được tăng thêm một ngày hải vụ, với tất cả những quyền lợi của người đi biển. Phụ trội hải vụ được trả thêm một ngày. Mọi người được Tư Lệnh Hải Quân thừa lệnh Thuỷ Thần cấp bằng xuyên nhật đạo. Khi chiến hạm qua đó, những nghi lễ đón chào Thuỷ Thần, tuỳ sáng kiến của thuỷ thủ đoàn được khuyến khích tổ chức. Thường là rượu uống tha hồ, nhất là với Hải Quân Pháp và Âu Châu. Và tuy không nói ra nhưng ai cũng biết, trước khi uống, người thuỷ thủ đều rót một chút rượu đầu chai xuống nước, như bày tỏ sự kính trọng lẫn mừng vui cùng với Thuỷ Thần, quyền uy khuất mặt của biển khơi, cầu mong cho chuyến hải hành tiếp theo được sóng yên, biển lặng. Tôi dù chẳng ước ao, cũng đã đi qua đường nhật đạo.
Cũng vượt Thái Bình Dương, đại dương lớn nhất của địa cầu. Đã ở Mỹ, tuy không lâu, cũng từng đi đây đi đó. Coi như đủ cho chút vốn liếng giang hồ. Và tôi biết, biết một cách rất chân chất rằng, dù có đi đây đi đó, tôi vẫn chỉ là một người nhà quê, sinh ra và lớn lên ở miền trung du đất Bắc. Đi nếm cơm thiên hạ đó đây, nhưng tôi biết rằng khẩu vị tôi gần gũi với nước mắm, với cá, với rau, hơn là với thịt thà, bơ sữa. Nước Mỹ đẹp và hùng mạnh, nhưng trong tôi, sao tôi thấy lòng mình chìm ngợp nhớ thương quê nhà. Lúc ấy năm 1970, nếu có ai hỏi tôi: “Anh có muốn ở lại Mỹ không.” Chắc chắn tôi sẽ mỉm cười và thưa rằng: “Tôi kính phục nước Mỹ, nhưng tôi muốn sống ở quê nhà, nơi tôi đã được sinh ra.”
http://farm3.static.flickr.com/2469/3554023397_9192df2961_o.jpg
Vậy mà chỉ 5 năm sau, ngày 30 tháng 4 năm 1975, cũng trên hải lộ ấy, nhưng ngược chiều, tôi đã cùng trên 5000 người liều chết ra đi trên một con tàu cùng loại, Dương Vận Hạm Thị Nại, HQ 502, một con tàu hư đang sửa chữa. Tàu rời bến lúc nửa đêm ngày 29 rạng ngày 30 tháng 4 năm 1975. Khi Tướng Dương văn Minh ra lệnh đầu hàng, Việt Cộng ập vào đến Sàigon, con tàu tôi còn nằm trong sông Soi Rạp. Chuyến đi với biết bao gian lao, khốn khổ, thiếu thốn. Sống được đã là may.
Tàu lết ra được cửa biển, nhập vào đoàn tàu, và được kéo tới Subic Bay. Một cuộc lễ hạ kỳ đầy nước mắt. Và quốc kỳ Mỹ được kéo lên. Quanh tôi chi chít những người, mặt mày hốc hác, mang vác lôi thôi, vợ theo con dắt. Những người bại trận, không quốc tịch, đang tìm đất tạm dung. Tất cả mấy chục ngàn người được lùa xuống hầm mấy con tàu chở hàng, đi thẳng tới Guam. Tàu đậu ngay bến cũ có bức tường kẻ chữ No Smoking to tướng.
Và cũng thật tình cờ, gia đình tôi đã được bảo trợ để đến với thành phố này, San Diego. Tại đây trong bàng hoàng mừng tủi, gặp lại nhau những bè bạn ngày cũ. Bỗng chốc giờ đã gần 30 năm. Thời gian dài nhất của đời tôi với một địa danh mà tôi cư ngụ, vì chắc rằng tôi còn ở lại nơi này cho đến khi nhắm mắt. Phải chăng trước đây tôi đã đến đây, như một định mệnh, một an bài: Đến đây để biết, để thấy và để chọn nơi này làm nơi tạm dung cuối cuộc đời. Lúc ấy San Diego còn nhỏ, còn đang mở mang. Cầu Coronado mới xây xong được 5 năm. Xa lộ 8 coi như là ranh giới phía bắc của thành phố. Xa lộ 15 chưa chỉnh trang thẳng, và không to rộng như bây giờ. Xa lộ 52 mới chỉ có một khúc từ 805 tới La Jolla ngắn ngủn. Vì thế thành phố Santee như một nơi nào xa, khuất, cách trở. Vùng nhà đẹp Scripp Ranch, mới bị cháy đây, khi đó còn là một vùng cây rừng bạt ngàn, nhà cửa thưa thớt. Khu Mira Mesa được coi như một khu xóm khuất nẻo, vì con đường Mera Mesa chưa nối hai đầu vào 2 xa lộ 15 và 805. Và cộng đồng người Việt chúng ta, năm 1975, phần lớn sống quanh quẩn ở vùng Linda Vista, cho gần với cơ quan thiện nguyện đặt trong khu nhà thờ ở số 6970 Linda Vista Road. Chính từ địa chỉ này là nơi phát xuất những dịch vụ giúp đỡ người tỵ nạn.
Ngoài cơ quan USCC, với ông Nguyễn hữu Giá làm Giám Đốc, đến Trung Tâm Luật Pháp Hồng Đức với Luật Sư Nguyễn hữu Khang, Nghị Sĩ Phạm nam Sách. Cả ba người ấy nay đã không còn nữa. Và sau này nữa khi thảm nạn thuyền nhân trở nên khủng khiếp, nơi đây là trụ sở của Uỷ Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển, với Tiến Sĩ Nguyễn hữu Xương là chủ tịch. Ôi bao nhiêu là người, bao nhiêu công tác, cứu người như chữa cháy. Rồi làn sóng người Việt ào ạt đến, những nhu cầu mới, những dịch vụ mới, lần lượt hình thành một cộng đồng trên dưới 40 ngàn người với bao nhiêu sinh hoạt.
Nói cho đủ là cả một công trình sưu tầm, biên soạn, to lớn không thể gói gém trong một vài trang báo. Vậy mà chẳng còn bao lâu nữa là tròn 36 năm chúng ta cư ngụ tại nơi này. Mới ngày nao bỡ ngỡ đến đây, nay nhớ lại đã là câu chuyện của ngày xưa với bao nhiêu quên-nhớ, ngậm ngùi.

Phan Lạc Tiếp 

Nam Yết chuyển
Ý kiến bạn đọc
13 Tháng Tám 20188:48 CH
Khách
Thanks for recording living history. I was in SD at the time. Knew several Viet Navy men. Incl ThieuTa Ng chau Giam. Spent time w friends at NTC, and coronado.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 12860)
KHI HOA KỲ BÁN SẮT VỤN CÁC LOẠI THIẾT GIÁP HẠM THÌ CÁC LOẠI ĐẠI BÁC HẠNG NẶNG CŨNG KHÔNG CÒN ĐƯỢC TRANG BỊ CHO TÀU CHIẾN - THAY VÀO ĐÓ LÀ CÁC LOẠI HOẢ TIỂN TỐI TÂN VÀ RẤT CHÍNH XÁC
25 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10887)
Năm 327 thánh nữ Helène, mẹ của hoàng đế Constantin I cho xây cất nhà thờ Giáng Sinh. Năm 529 nhà thờ bị đốt cháy trong cuộc nỗi dậy Samaritan. Năm 565 hoàng đế Justinian I cho xây dựng lại và tồn tại đến nay.
25 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10631)
Tới nay, các vụ tin tặc Trung Quốc chính yếu là tình báo nhắm vào việc đánh cắp tài sản bí mật quân sự và trí tuệ. Tuy nhiên, Tướng Keith Alexander, chỉ huy trưởng tình báo tại Ngũ Giác Đài, không chỉ nói đến tin tặc Trung Quốc mà còn có một chút nghi ngờ về những phân tích tình báo cho rằng Bắc Kinh là thủ phạm lớn nhất của những tội phạm trên mạng.
22 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 11688)
Không phải bây giờ các chủ phương tiện lưu thông qua cầu Gành mới ngán ngẩm, mà đã từ lâu, khi phải đi ngang qua khu vực này ai nấy đều mệt mỏi vì cảnh chờ đợi những lúc tàu qua lại
21 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10645)
Được như vậy thì bạn công an vô danh sẽ không còn băn khoăn “làm sao có được cảm tình của nhau đây?” bởi vì chỉ cần bước một bước là bạn từ phía bạo quyền quay về với Đại nghĩa Dân tộc, không phải chỉ có được cảm tình của nhau mà đã thành chiền hữu, sát cánh nhau cùng xây dựng lại Đất nước.
20 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10585)
Thành ra cho đến nay, cái nhãn hiệu Nàng Hương Chợ Đào không còn là đặc quyền của loại gạo thơm nổi tiếng của đồng bằng miền Nam nữa. Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia trên thế giới có không phải chỉ một giống gạo thơm. Nhưng ngày nay gạo Tám Thơm của ngoài Bắc hầu như đã diệt chủng, trong khi gạo Nàng Hương Chợ Đào thì mất tên. Ông bạn tôi nói đúng “How sad!”
19 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 9981)
Ở lứa tuổi đôi mươi, còn cắp sách đến trường, tiền của thời không có đã đành, đầu óc lại bị nhồi sọ bởi chủ thuyết duy vật, vô thần, không ai dạy dỗ gì về truyền thống chống xâm lăng Tàu, hai Bà Trưng, Diên Hồng, Bình Ngô Đại cáo! Đích thật là nghèo đủ hai phương diện. Nhưng theo dỏi các lời bình của các cậu trên trang mạng, ngạc nhiên thấy các chàng trích dẫn “Nam quốc sơn hà, Nam đế cư” dài dài,
18 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10433)
Christmas là một đảo nhỏ của Australia ở Ấn Độ Dương, cách 2.600 km về phía tây bắc của thành phố Perth. Đó là quê hương của nhiều loài động vật và thực vật phong phú và kỳ lạ. Đặc sản của hòn đảo này là những cuộc di cư ngoạn mục của cua đỏ từ rừng rậm đến bờ biển hàng năm trong mùa sinh sản.
18 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 11099)
Trong các bữa ăn hằng ngày, các món ăn làm từ thịt heo được xem là rất thông dụng. Ông bà mình thường hay nói thịt heo ăn rất hiền, ám chỉ là nó ít khi gây 'phong, khó chịu ngứa ngáy' cho người ăn. Bởi lý do này mà ở bên nhà món thịt heo kho tiêu là món rất ư bình dân cho các chị sau khi sanh nở, ăn cho chắc bụng.
16 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 12403)
Nói quanh quẩn vậy đủ rồi Có ngon nói chuyện Quỉ Cộng thử coi Mới đánh liều tán phứa Sờ mu rùa khấn lâm râm
16 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 11759)
Những tài liệu hình ảnh được thu thập trong năm 2011. Tuy vẫn còn hạn chế nhưng phẩn nào cũng giúp tầm nhìn của quý đồng hương và thân hữu khấp nơi
15 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10564)
Bọn sát nhân nào đã sát hại khoảng 5.000 người Việt Nam vô tội bằng đủ hình thức giết người từ kẽm gai, chày vồ, cuốc, xẻng, cán rựa, mã tấu, báng súng… và vùi nông trong những nấm mồ tập thể trong biến cố Tết Mậu Thân 1968 tại Huế? Bao giờ thì Toà Án Xử Tội Diệt Chủng sẽ xét xử bọn sát nhân này?!
14 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 12245)
Lễ trao giải Nobel 2011 đã diễn ra ngày 10/12 tại hai địa điểm Oslo, Na Uy và Stockholm, Thụy Điển đúng ngày mất của Alfred Nobel, người sáng lập giải thưởng cao quý này.
13 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 11117)
Hơn nửa thế kỷ trước, hai mươi triệu nhân dân Miền Nam tiến hành Cách mạng, thiết lập Nền Cộng hòa Dân chủ – Pháp trị để làm bước khởi phát, tiến tới mục tiêu cao cả, tạo lập Xã hội Việt tộc: DÂN TỘC – NHÂN BẢN – TÂM LNH. Ước mơ xưa nửa đường đứt gánh nên còn dang dở!
13 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 14008)
Quang Trung Nguyễn Huệ đang tiến quân đánh phá giặc Thanh vào dịp tết (có cành đào đất Bắc) Bộ trống trận danh tiếng của nghĩa quân Tây Sơn. Hình ảnh Nguyễn Huệ được vẽ theo các di ảnh còn lưu lại.
12 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 12539)
12 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 12417)
OSLO, Đô thị của Na Uy có dân số 800 000 người, được vua Hárald Hardrade lập vào năm 1048 và trở thành đô thị chánh thức cuối TK XIII. Vua Hâkon V lập thành lũy Akershus để phòng thủ thành đô.
09 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 11428)
Xin cúp viện trợ Quốc tế cái rụp Để chế độ tàn ngược VC sụp cái rụp Cho dân Việt Nam nhờ
07 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 12655)
Hôm 7.12, Mỹ đánh dấu kỷ niệm lần thứ 70 cuộc tấn công Trân Châu Cảng bằng cách treo cờ rủ và cử hành phút mặc niệm vào thời khắc cuộc tấn công thay đổi lịch sử khai diễn.
07 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 11723)
Con đường chiến đấu dù còn xa Cũng rút lại còn trong gang tấc Không cần cầu mong Chân cứng đá mềm mà chi
04 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 12534)
NHÌN LẠI ĐỒNG TIỀN XƯA ĐỂ BIẾT TIỀN NÀO GIÁ TRỊ HƠN
03 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 9790)
Thân kính gởi Cái theory của tôi về cuộc tàn sát Mậu Thân tại Huế trình bày trong tài liệu này “likely” hay “unlikely” ? Tôi sẽ rất cám ơn mọi ý kiến likely hay unlikely Trần Bình Nam
02 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10839)
Vã lại tình cảnh đất nước hiện nay thật bi đát, cần phải tích cực hành động bằng cách nầy khác để cứu nguy, không phải cứu đảng mà cứu dân, cứu nước, bằng cách sớm trừ bỏ chế độ độc tài toàn trị bất lực, tham nhũng, coi sinh mạng dân như kiến cỏ.
20 Tháng Mười Một 2011(Xem: 11142)
Sống cho có nghĩa, có nhân, những tưởng là việc nhỏ giữa mẹ con. Nhưng trên đây là lời Đại cáo của nhà Vua ban bố cho toàn dân, nêu cao Đại nghĩa và lòng Nhân hậu Dân tộc, thiết tưởng có thể xác định tự tính NHÂN NGHĨA của dân tộc
16 Tháng Mười Một 2011(Xem: 13198)
Xin mời quý vị "chiêm ngưỡng" vẻ đẹp kỳ lạ của 1 sinh vật sống dưới biển của vùng Nam Úc tạm dịch là "Rồng Lá".
15 Tháng Mười Một 2011(Xem: 13683)
Giá trị nhất là bốn chử VIỆT NAM CỘNG HÒA ở trên bia chủ quyền, cần phải nhanh tay bảo vệ di tích nếu không chắc chắn sẽ biến mất giống như những cột mốc ở Ải Nam Quan.
11 Tháng Mười Một 2011(Xem: 11538)
”Độc ác thay! Trúc rừng không ghi hết tội. Dơ bẩn thay! Nước bể không rửa sạch mùi. Lẽ nào trời đất tha cho, ai bảo thần nhân nhịn được.”
08 Tháng Mười Một 2011(Xem: 12696)
Ròm tìm lại được một bài hát quản cáo Kem Hynos : ....................... Thời còn chương trình Phát Thanh Thương Mại trên đài phát thanh Sài Gòn, một chương trình nhạc có quảng cáo thương mại, hãng làm kem đánh răng Hynos cũng có quảng cáo với bài hát như sau: " Răng em, răng em trắng muốt như ngà Nhờ kem, nhờ kem Hynos mà ra. Anh yêu em hay anh yêu kem hay anh yêu anh bảy chà da đen? Anh yêu em, anh yêu luôn kem, anh yêu luôn anh bảy chà da đen."
08 Tháng Mười Một 2011(Xem: 25537)
07 Tháng Mười Một 2011(Xem: 11767)
Ngày trước, bọn lưu manh VC đặt bài hát “ xuống đường “ để kích động thanh niên giúp chúng xâm chiếm Miền Nam. Ngày nay các bạn trẻ làm cách mạng lại dùng bài hát ấy khích lệ nhau vùng lên đánh đổ ngụy quyền VC:
26 Tháng Mười 2011(Xem: 13041)
“Tôi đã nhìn thấy đĩa bay đang phát sáng và dần mất tự chủ. Như có ai xui khiến, tôi bước lên đĩa bay. Sau đó ít phút, bốn sinh vật lạ xuất hiện ngay trước mắt. Họ nói ngôn ngữ mà tôi hiểu được, yêu cầu tôi không được cử động và tiến hành kiểm tra kết cấu cơ thể tôi…”
25 Tháng Mười 2011(Xem: 11880)
“Quốc Gia hưng vong, thất phu hữu trách” đâm ra động lòng, nên viết bài kể trên. Tuy nó có vẻ mộc mạc, nhưng trong đó gởi gấm chút lòng hoài bão thiết tha về một quê hương Việt Nam sạch bóng Việt Cộng, tự do dân chủ và phú cường.
23 Tháng Mười 2011(Xem: 13390)
Nói chung, làm cách mạng quần chúng là phải dựa vào sức mạnh đám đông. Chừng nào huy động được đám đông áp đảo khiền lực lượng chống biểu tình bị tràn ngập thì khi đó mới có cơ thành công.
21 Tháng Mười 2011(Xem: 13023)
Dáng quỳ gối phủ phục sát mặt đất của tượng vua thể hiện một sự quy phục tuyệt đối. Đó là sự hối lỗi chân thành, một sự thay đổi xuất phát từ sâu sắc trong tim chứ không gượng ép và do đó đây là một sự nhận lỗi, sửa sai chứ không phải là một sự trừng phạt
18 Tháng Mười 2011(Xem: 11700)
Nói tóm lại, nếu chú Ba muốn gia nhập trò chơi Kinh tế toàn cầu thời phải sửa đổi hệ thống chánh trị để phù hợp với luật chơi toàn cầu. Bằng cưởng lại thời phải trở về luật chơi song phương cổ điển.
16 Tháng Mười 2011(Xem: 14620)
Những giá trị nghệ thuật luôn đuợc trân quý và gìn giữ
16 Tháng Mười 2011(Xem: 15592)
Hình ảnh những lũy tre vút cao đã trở thành biểu tượng của làng quê Việt Nam từ hàng nghìn năm qua. Đối với người Việt, cây tre là một phần không thể tách rời khỏi đời sống thường ngày cũng như nền văn hóa của cả dân tộc. Gần gũi là vậy nhưng trong những cây tre tồn tại một bí ẩn to lớn, mà rất ít người có cơ hội được khám phá - đó chính là những bông hoa tre.
15 Tháng Mười 2011(Xem: 15227)
Nhìn Lại Cuộc Di Cư 1954-1955- Chiến dịch Operation Passage to Freedom của Hải Quân Mỹ để thấy rằng không có chiến dịch này, cuộc di cư của gần một triệu người có thể không trọn vẹn. Nghĩa là thất bại và để lại nỗi tuyệt vọng cho bao nhiêu người đã không ra đi được.
14 Tháng Mười 2011(Xem: 14967)
Từ đây, công cuộc tranh đấu để giành lại quyền sống, quyền làm người là thuộc về đông đảo người dân bình thường tự mình thức tỉnh, tự mình đứng dậy, tự mình đi. Đó là thành tựu Cách Mạng Toàn Dân, trịnh trọng gọi là ĐẠI CÁCH MẠNG DÂN TỘC.
10 Tháng Mười 2011(Xem: 18562)
“Tất cả tranh trong triển lãm chỉ trưng bày cho người xem chứ nhất định không bán dù bất cứ lý do gì”. Được biết, “nhà tài trợ” in sách và triển lãm Tranh lụa Kiều là người mà suốt đời họa sĩ Ngọc Mai hy sinh tuổi thanh xuân để nuôi dưỡng - kỹ sư Lê Minh Thụy - con trai họa sĩ.
30 Tháng Chín 2011(Xem: 16803)
Tờ 100 USD với thiết kế mới được xem là một “tác phẩm” công nghệ đỉnh cao. Đồng tiền này sẽ chính thức được đưa vào lưu thông vào ngày 2/10/2011
30 Tháng Chín 2011(Xem: 23263)
Đó là hình ảnh những người phụ nữ Việt Nam khỏa thân trong nhiều tư thế, dáng điệu, bối cảnh và cách phục sức khác nhau. Trong nhiều thập niên sinh sống tại Đông Dương, nhiếp ảnh gia người Pháp Pierre Dieulefils (1862-1937) đã ghi lại hàng nghìn bức ảnh chân thực về Việt Nam thời Pháp thuộc
29 Tháng Chín 2011(Xem: 13063)
Gửi gió cho mây ngàn bay, Chiếc lá cuối cùng… là những câu chuyện thú vị về Đoàn Chuẩn: huyền sử Đoàn Chuẩn - Từ Linh, các giai thoại về giai nhân, sự im lặng của ông trong suốt 31 năm không viết thêm ca khúc nào
29 Tháng Chín 2011(Xem: 13264)
Bức Tượng Nữ Thần Tự Do là hình ảnh của lý tưởng Tự Do và Bình Đẳng. Những kẻ hiện đang bị đàn áp tại nhiều nơi trên trái đất đã ghi khắc hình ảnh này trong trái tim của họ.
23 Tháng Chín 2011(Xem: 13885)
...Tôi nhớ mãi dáng ông Khai Trí đứng nhìn lên hiệu sách cũ của mình và câu nói chán nản của ông, năm 3000 thì người ta trả lại cho ông nhà sách Khai Trí. Sao mà chua chát thế cho ông Khai Trí Nguyễn Hùng Trương, cả một đời chỉ có một đam mê là làm văn hóa, giữ gìn cái hay, cái đẹp cho thế hệ mai sau. -------
20 Tháng Chín 2011(Xem: 13500)
Ngày 6 tháng Năm, 2011, Al Qaeda xác nhận cái chết của bin Laden, và phổ biến lời ca tụng “các dân tộc Hồi Giáo” về “cuộc tử đạo của người con yêu dấu Osama”
17 Tháng Chín 2011(Xem: 21624)
Có tiền cũng không mua được tài liệu quý giá này.Cung nen xem lai ky niem cũ
13 Tháng Chín 2011(Xem: 12180)
Gần 3.000 nạn nhân của vụ 11/9 được ghi danh tại khu tưởng niệm Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York, nhưng không phải theo thứ tự bảng chữ cái thông thường, mà theo một cách đặc biệt hơn rất nhiều.
12 Tháng Chín 2011(Xem: 12455)
Niềm vui làm mẹ chưa trọn thì Phạm Tú Anh bất ngờ ra đi, bỏ lại trần gian tác giả của “Cross Sections” và cô con gái hai tháng tuổi, Vivienne Hoang-Anh Knobel
11 Tháng Chín 2011(Xem: 13384)
Canh bạc kinh tế tài chính lúc đó thêm gian lận và nặng mùi vị “xập xám chướng” ma phiệt. “Faites vos jeux. Rien ne va plus”.[14] Mời Quý vị đặt tiền. Không còn xoá bài đánh lại được nữa.