4:45 CH
Thứ Sáu
26
Tháng Tư
2024

NHỮNG VỤ ÁM SÁT THAY ĐỔI THẾ GIỚI - TRỊNH DUY

07 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 10468)
 
Dù chỉ được chú thích nhỏ “bị ám sát” khi người đời sau nhắc đến, thế nhưng cái chết của họ lại có ảnh hưởng to lớn đối với thế giới lúc bấy giờ và cả sau này.
Họ là những nhà hoạt động nhân quyền, tướng lĩnh quân đội, hoàng đế, nguyên thủ quốc gia bị ám sát bởi thù hận, ghen tức, bất đồng hay chỉ vì kẻ giết người muốn nổi tiếng. Không ít người trong số họ là phụ nữ, nhưng tầm ảnh hưởng vô cùng lớn trên chính trường là lí do khiến họ bị sát hại. Tuy nhiên, cái chết của họ đều khiến thế giới thay đổi dù tốt lên hay xấu đi.

1. Reinhard Heydrich – Chỉ huy cao cấp của Phát xít Đức
Reinhard Tristan Eugen Heydrich (sinh ngày 7/3/1904, mất ngày 4/6/1942) là chỉ huy cao cấp và khét tiếng của Đức quốc xã. Đây là nhân vật chỉ huy chiến dịch tiêu diệt hàng triệu người do thái trên những vùng đất mà quân đội Phát xít Đức chiếm đóng.
Nếu không có Thế chiến thứ Hai, nhân loại sẽ chẳng bao giờ biết đến cái tên Heydrich. Thế nhưng các nhà phân tích đánh giá, y chính là nhân vật sẽ mạng lại thắng lợi toàn cầu cho chủ nghĩa Phát xít trên toàn thế giới nếu không bị ám sát. Y có tính tàn nhẫn giống trùm phát xít Adolf Hitler nhưng được đánh giá là thông minh gấp đôi người lãnh đạo đội quân tàn nhẫn này.
Chắc chắn dưới sự lãnh đạo của Heydrich, Phát xít Đức sẽ không dễ dàng bị đánh bại do những sai lầm của Hitler trong những năm tháng cuối cùng của thế chiến. Tuy nhiên, thế giới sẽ không bao giờ phải chịu thảm họa đó vì Heydrich bị ám sát ở Prague hôm 27/5/1942 bởi một nhóm binh sĩ Séc và Slovakia được đào tạo tại Anh. Heydrich bị thương nặng và thiệt mạng sau đó 1 tuần tại bệnh viện. Điên cuồng sau việc thủ lĩnh cấp cao bị sát hại, Đức quốc xã đã ra lệnh bắt giữ 13.000 người. Ngôi làng Lidice nơi xảy ra vụ ám sát bị sang bằng, phụ nữ và trẻ em bị bắt đến các trại tập trung, đàn ông và thanh niên trên 16 tuổi bị bắn chết. Theo thống kê, Phát xít Đức đã sát hại 1.300 người sau cái chết của Heydrich.
Nếu không có viện chỉ huy cấp cao Heydrich bị ám sát, quân đồng minh vẫn sẽ đánh đổ được chủ nghĩa Phát xít nhưng có lẽ thời gian sẽ không sớm như chúng ta đã thấy.

2. Indira Gandhi – Nữ thủ tướng Ấn Độ
Indira Gandhi (sinh ngày 19/11/1917, mất ngày 31/10/1984) hai lần được bầu làm thủ tướng Ấn Độ từ 19 tháng 1 năm 1966 đến 24 tháng 3 năm 1977 và được bầu lại từ 14/1/1980 cho đến ngày bị ám sát. Là con gái của Thủ tướng đầu tiên Jawaharlal Nehru sau ngày Ấn Độ giành độc lập, bà Gandhi quyết nối nghiệp chính trị của cha mình và được sự ủng hộ của đông đảo người dân.
Dù là phụ nữ nhưng bà chính là người chèo lái đất nước Ấn độ vượt qua thời kì khủng hoảng nhất đáng kể ở Ấn Độ. Vào thời điểm bà nắm quyền, tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan đang ở mức đỉnh điểm. Hơn nữa, Ấn Độ còn phải đương đầu với những mối đe dọa từ bên ngoài xuất phát từ Mỹ và Trung Quốc.
Thế nhưng, bà chính là người giúp Ấn Độ thay đổi rất nhiều và góp phần làm thay đổi quốc gia láng giềng Pakistan. Ngoài ra, quốc phòng Ấn Độ còn đạt được nhiều thành công trong việc nghiên cứu vũ khí hạt nhân thời kì bà chèo lái đất nước.
Thế nhưng, những quyết định có phần nhạy cảm vào những năm tháng cuối đời của bà Gandhi là nguyên nhân khiến bà bị ám sát. Việc đưa quân đội tấn công Đền Vàng, nơi thờ cúng thiêng liêng của người Sikh để tiêu diệt một thủ lĩnh tôn giáo địa phương cực đoan khiến người Sikh cảm thấy bị xúc phạm. Vì lẽ đó, hai cận vệ người Sikh trong lực lượng vệ sĩ của bà Gandhi đã nổ súng hạ sát bà ngay tại tư dinh thủ tướng ở thủ đô New Dehli ngày 31/10/1984. Việc bà bị ám sát đã thổi bùng lên những cuộc bạo động chống người Sihk ở khắp nơi làm hàng ngàn người thiệt mạng.
Dù đã qua đời nhưng hệ tư tưởng của thủ tướng Gandhi vẫn gây ảnh hưởng đến chính trường Ấn Độ sau này.

3. Tổng thống Mỹ John F. Kennedy
John Fitzgerald Kennedy (sinh ngày 29 tháng 5 năm 1917 – mất ngày 22 tháng 11 năm 1963) là tổng thống đời thứ 35 của Hoa Kỳ. Ông không phải tổng thống đầu tiên của Mỹ qua đời vì bị ám sát nhưng ông là tổng thống đoản mệnh nhất của Hoa Kỳ.
Trong khoảng thời gian lãnh đạo Hoa Kỳ từ năm 1961 – 1963, Kennedy đã trải qua không ít sóng gió được lịch sử ghi nhận như sự kiện Vịnh con lợn ở Cuba, Xây dựng Bức tường Berlin ở Đức, cuộc chạy đua thám hiểm không gian với Liên Xô, Khơi mào cuộc Chiến tranh ở Việt Nam và phong trào dân quyền ở Mỹ.
Việc tổng thống Kennedy bị ám sát năm 1963 đã khiến nước Mỹ và cộng đồng quốc tế rúng động. Ông bị bắn chết trưa ngày 22/11/1963 ở thành phố Dallas, tiểu bang Texas. Một người đàn ông tên là Lee Harvey Oswald bị bắt và buộc tội giết chết một sĩ quan cảnh sát lúc 7 giờ sáng sau đó bắn chết tổng thống vào giữa trưa. Oswald bị Jack Ruby bắn chết tại một đồn cảnh sát ở Dallas hai ngày sau đó. Năm ngày sau cái chết của Oswald, phó tổng thống được chỉ định thay thế đã ngay lập tức yêu cầu thành lập một ủy ban đặc biệt nhằm điều tra về vụ ám sát Kennedy. Tuy nhiên, những tình tiết trong vụ ám sát Kennedy mãi gây tranh cãi bởi người ta nghi ngờ rằng Oswald có đồng phạm hay thậm chí là nạn nhân của một âm mưu sắp đặt trước mà không hề ra tay giết tổng thống.
Tuy chưa đạt được thành quả đáng kể nào nhưng người dân Mỹ vẫn dành cho Kennedy những sự ưu ái lớn lao bởi sự thành công bước đầu của những chính sách do ông đặt ra.

4. Nữ cựu thủ tướng Pakistan, Benazir Bhutto
Bà Benazir Bhutto (sinh ngày 21/6/1953 tại Karachi, mất ngày 27/12/2007 ở Rawalpindi) là nữ chính trị gia có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất ở Quốc gia Hồi giáo Pakistan sau khi giành độc lập. Bà đã hai lần đắc cử chức vụ Thủ tướng Pakistan nhưng đều bị bãi nhiệm vì tranh cãi về những cáo buộc tham nhũng của tổng thống.
Cho dù không còn ngồi trên cương vị đứng đầu chính phủ, bà Bhutto vẫn có những ảnh hưởng đáng kể chính trường Pakistan. Sống trong một quốc gia đầy rẫy chủ nghĩa cực đoan, tư tưởng và cách làm của bà gặp phải sự ngấm ngầm thù địch của nhiều phe phái.
Dù bị buộc sống lưu vong năm 1999 nhưng bà đã được trở về sau khi đạt được thỏa thuận với tổng thống Pervez Musharraf tháng 10 năm 2007. Sự nghiệp chính trường của bà tiếp tục gặp nhiều thuận lợi đến mức báo chí phương Tây luôn coi bà sớm trở lại với quyền lực. Tuy nhiên, bà Benazir Bhutto bị sát hại trong vụ đánh bom liều chết khi đảng của bà tổ chức tuần hành ở Rawalpindi.
Vì vai trò không thể thay thế của Benazir Bhutto nên việc bà bị ám sát gây ra nhiều tổn thất cho phe đối lập và người dân Pakistan. Nếu có bà, Pakistan chắc sẽ không bất ổn và nguy hiểm như bây giờ.

5. Julius Caesar – Hoàng đế La Mã
Gāius Jūlius Caesar sống ở những năm 100 đến năm 44 Trước Công Nguyên. Ông là một lãnh tụ quân sự, chính trị của đế chế La Mã được đánh giá có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử phát triển của thế giới. Ông là người góp công lớn đưa La Mã trở thành đế chế bành trướng khắp thế giới thời điểm bấy giờ.
Một trong những chiến công vang dội nhất của Jūlius Caesar là việc chinh phục xứ Gaule bao gồm Pháp, Bắc Ý, Bỉ, miền Tây Thụy Sỹ… đồng thời mở ra con đường để đế chế La Mã tiếp cận Đại Tây Dương. Ngoài ra, ông cũng chính là người phát động cuộc chiến vào nước Anh. Caesar được đánh giá là nhà quân sự lỗi lạc nhất, chính trị gia xuất sắc nhất đồng thời là một trong những lãnh tụ vĩ đại nhất thế giới.
Chiến công vang dội và những thành tích không ai sánh bằng đã đưa Caesar trở thành lãnh tụ của đế chế La Mã. Thế nhưng, sự phản bội của một người bạn thân đã khiến ông bị ám sát trong ngày định mệnh năm 44 trước công nguyên. Cái chết của Caesar biến đế chế La Mã lâm vào một cuộc nội chiến đẫm máu và kinh hoàng hơn bao giờ hết dẫn tới sự sụp đổ.
Việc ám sát Hoàng đế La Mã thời điểm đó thực sự đáng được gọi là thảm họa bởi không biết bao người đã phải bỏ mạng vì các cuộc nội chiến tranh giành quyền lực. Nếu dựa vào đó để so sánh thì vụ ám sát Caesar đáng được coi là kinh hoàng nhất trong mọi thời đại.

6. Nhà hoạt động nhân quyền Ấn Độ Mahatma Gandhi
Mohandas Karamchand Gandhi (sinh ngày 2/10/1869, mất 30/1/1948) là anh hùng dân tộc của Ấn Độ. Ông là người chỉ đạo cuộc kháng chiến chống lại Đế quốc Anh giành độc lập cho Ấn Độ. Suốt cuộc đời, ông phản đối tất cả các hình thức khủng bố hay bạo lực mà luôn cảm hóa con người bằng những quy chuẩn đạo đức.
Ông được người dân Ấn Độ gọi một cách thành kính là Mahātmā nghĩa là “vĩ nhân”. Dù chưa bao giờ đồng ý để mọi người gọi mình là Mahātmā nhưng người dân Ấn Độ và cộng đồng quốc tế biết ông qua cái tên Mahātmā Gandhi nhiều hơn so với tên thật của ông.
Ngày sinh của ông 2/10 được Liên Hợp Quốc chọn làm ngày Quốc tế Phi bạo lực. Tuy nhiên, người đàn ông mẫu mực được coi là “Quốc phụ” của Ấn Độ bị ám sát ngày 30/1/1948 trên đường tới một ngôi đền ở New Delhi. Sự ra đi của Mahatma Gandhi là một cú sốc đối với người dân Ấn Độ nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung.
Kẻ ám sát ông Gandhi là một sinh viên đại học theo đường lối cực đoan, bị tử hình ngày 15/11/1949, gần 2 năm sau vụ ám sát. Dù ra đi mãi mãi nhưng hệ tư tưởng của Mahātmā Gandhi vẫn có những ảnh hưởng lớn lao tới người dân Ấn Độ sau này. Không chỉ Ấn Độ giáo, những người theo đạo Hồi cũng bị tư tưởng bài bạo lực của ông cảm hóa. Nhiều năm sau, thế giới vẫn sẽ tưởng nhớ đến người đàn ông được yêu mến gọi là vĩ nhân và tư tưởng chống bạo lực của ông qua ngày 2/10 hàng năm.

7. Nhà hoạt động dân quyền Mỹ gốc Phi Martin Luther King
Martin Luther King (sinh ngày 15/1/1929 – mất 4/4/1968) là nhà hoạt động dân quyền có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ nói riêng và toàn thế giới thời kì bấy giờ. Ông được người dân trên toàn thế giới ngưỡng mộ như một nhà kiến tạo hòa bình, một anh hùng hay thậm trí là một vị thánh. Ông là người trẻ tuổi nhất được nhận giải Nobel hòa bình danh giá.
Cũng có tư tưởng bất bạo lực như nhà hoạt động nhân quyền Mahatma Gandhi, Luther King giúp nâng cao nhận thức của công chúng về dân quyền đồng thời là nhà hùng biện vĩ đại nhất lịch sử Hoa Kỳ. Năm 1964, ông được trao giải Nobel hòa bình vì những nỗ lực chấm dứt tình trạng kì thị, phân biệt chủng tộc và những đóng góp lớn lao khác của mình.
Martin Luther King bị ám sát sáng sớm ngày 4/4/1968 khi một mình đứng bên ngoài hành lang khách sạn ở Memphis, Tennessee trước lúc dẫn đầu một cuộc tuần hành ủng hộ công nhân vệ sinh ma màu tại Memphis. Ông bị bắn vào mặt và qua đời tối cùng ngày ở bệnh viên St. Joseph.
Sự ra đi của Luther King không chỉ để lại sự tiếc thương trên toàn thế giới mà nó còn gây ra bạo loạn ở hơn 100 thành phố trên khắp nước Mỹ. Ngày 7/4/1968, tổng thống Mỹ Johnson đã tuyên bố 1 ngày quốc tang để tưởng nhớ người đàn ông đã góp công lớn cho dân quyền của nhân loại. 300.000 người đã tới dự tang lễ của ông. Hung thủ sát hại Luther King là James Earl Ray bị bắt hai tháng sau đó. Y bị kết án ám sát King và lãnh hình phạt 99 năm tù giam.
Dù đã chết nhưng danh tiếng của Luther King không hề giảm sút mà còn tăng lên nhanh chóng. Ông trở thành một trong những người được kính trọng nhất nước Mỹ. Để tưởng nhớ người đàn ông hết mình vì nhân quyền, tổng thống Ronald Reagan đã ký sắc lệnh tôn vinh Luther King vào ngày lễ hàng năm mang tên ông trên toàn nước Mỹ. Dù đã qua đời nhưng những gì mà người đàn ông da mầu này tạo dựng vẫn được vợ ông và những người ủng hộ duy trì và dành được không ít thắng lợi to lớn.

8. Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln
Abraham Lincoln (sinh ngày 12/2/1809 – mất 15/4/1865) là tổng thống đời thứ 16 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Ông được biết đến với cái tên “Người giải phóng vĩ đại” bởi chiến công trong cuộc nội chiến xóa bỏ chế độ nô lệ tồn tại trên lãnh thổ Hoa Kỳ.
Tổng thống Lincoln là người phát động chiến tranh Nam Bắc giữa giới trí thức miền Bắc và giới chủ nô ở miền Nam để giải phóng tầng lớp nô lệ, sau đó ban hành các chính sách ruộng đất cũng như nhiều chủ trương mang tính dân chủ khác.
Abraham Lincoln là tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ bị ám sát sau khi Washington lãnh đạo nước Mỹ giành độc lập từ tay thực dân Anh. Ngày 14/4/1865, Tổng thống Abraham Lincoln cùng vợ và hai vị khách tới xem buổi trình diễn kịch ở thủ đô Washington D.C. Không ai ngờ, ông bị John Wilkes Booth, một trong những diễn viên kịch danh tiếng nhất thời bấy giờ rút súng lục bắn vào đầu từ phía sau. Ông từ trần sáng ngày hôm sau 15/4/1865 vì vết thương quá nặng.
Chưa có vụ ám sát nào ảnh hưởng tới một quốc gia lớn như việc tổng thống đời thứ 16 của Hoa Kỳ bị sát hại. Ông ấp ủ nhiều dự định sau khi tái đắc cử tổng thống nhiệm kì hai để khôi phục đất nước bị tàn phá sau nội chiến, nhưng những điều đó không bao giờ trở thành hiện thực.
Hàng triệu người đã đến thủ đô Washington D.C để tham dự lễ tang tổng thống Lincoln, hàng triệu người khác tụ tập bên tuyến đường xe lửa dài 2.600 km để chờ đoàn tàu đưa thi thể ông về quê nhà mai táng. Ông trở thành một trong những người vĩ đại nhất lịch sử Hoa Kỳ.

9. Sa hoàng Nga Alexander II
Alexander II (sinh ngày 29/4/1818 – mất 13/3/1881) nổi danh với cái tên “Nga Hoàng giải phóng”, bởi ông là người kí sắc lệnh giải phóng nông nô, giúp 20 triệu nông dân Nga có quyền sở hữu đất đai và tự chủ cho bản thân mình. Ông là một trong những Sa hoàng cuối cùng của Nga với nhiều cống hiến cho sự thịnh vượng và phát triển của đất nước.
Lên ngôi năm 36 tuổi giữa lúc Nga đang lao đao vì cuộc chiến tranh Krym, ông không có cách nào để giúp quân đội Nga đang bị áp đảo giành thế thắng. Tuy nhiên, chèo lái đất nước sau thất bại cay đắng, ông đã tiến hành những cải cách có tính chiến lược trên quy mô lớn giúp Nga vực dậy.
Tên tuổi của Sa hoàng Alexander II gắn liền với “Sắc lệnh giải phóng nông nô” năm 1861 để giúp nông dân có thể làm chủ. Ngoài ra, những cải cách khác cũng được đề xướng để thúc đẩy nền kinh tế Nga từng bước tiến lên chủ nghĩa tư bản nhằm thoát khỏi tình trạng trì trệ.
Ông cũng chính là người ấp ủ kế hoạch xây dựng bản hiến pháp đầu tiên của nước Nga theo tư tưởng dân chủ tự do. Tuy nhiên, những cải cách mang tính đột phá của ông đã sinh ra trên đất Nga chủ nghĩa khủng bố.
Ngày 13/3/1881, Sa hoàng Alexander II phê duyệt bản hiến pháp đầu tiên và thành lập hai ủy ban lập pháp. Tuy nhiên, đây cũng là ngày định mệnh khi ông bị tổ chức khủng bố cánh tả đặt bom ám sát. Vì bị thương quá nặng, vị Sa hoàng giải phóng của nước Nga không thể qua khỏi và trút hơi thở cuối cùng cùng ngày.
Nếu như không có vụ khủng bố ngày 13/3/1881, nước Nga chắc chắn sẽ có bản hiến pháp dân chủ đầu tiên và tiếp tục phát triển theo tư duy đổi mới của Sa hoàng Alexander II. Tuy nhiên, điều đó không thể xảy ra bởi người kế nhiệm là vua Alexander III đã thực hiện chính sách bảo thủ, bãi bỏ nhiều cải cách của hoàng đế Alexander II cũng như hiến pháp mới, mở ra thời kỳ bảo thủ và đẫm máu ở Nga.

10. Franz Ferdinand – Thái tử Áo – Hung
Không nhiều người biết đến cái tên Franz Ferdinand, thế nhưng vụ ám sát ông lại là một trong những vụ việc gây chấn động nhất lịch sử. Franz Ferdinand (sinh ngày 18/12/1863 – mất ngày 28/6/1914) là người kế nhiệm của đế quốc Áo – Hung. Khi mới sinh ra, không ai nghĩ ông sẽ là người kế vị ngai vàng, tuy nhiên cái chết của người anh họ lúc ông lên 12 tuổi đã khiến ông trở thành người kế nhiệm của hoàng tộc.
Là người theo đường lối bành trướng ảnh hưởng ở khu vực Balkan, Franz Ferdinand bị tổ chức khủng bố Bàn Tay Đen thành lập năm 1911 theo đường lối giải phóng Bosnia và Herzegovina, khu vực tranh chấp giữa Serbia và đế quốc Áo – Hung, ám sát ngày 28/6/1914. Hung thủ bắn chết thái tử Franz Ferdinand được xác định là Gavrilo Princip, một sinh viên người Serbia thuộc tổ chức Bàn Tay Đen.
Sau vụ ám sát, đế quốc Áo – Hung đổ lỗi cho Serbia đứng đằng sau vụ việc và tuyên chiến với quốc gia này, châm ngòi cho chiến tranh thế giới thứ Nhất bùng nổ. Được đánh giá là cuộc chiến phi nghĩa và đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại với khoảng 15 triệu người thiệt mạng, vụ ám sát thái tử Franz Ferdinand xứng đáng được coi là vụ ám sát làm thay đổi nhân loại trong thế kỉ 20. Dù không nổi tiếng nhưng cái chết của Franz Ferdinand có sức ảnh hưởng không thua kém so với vụ ám sát hoàng đế La Mã Julius Caesar. Đây được coi là hai vụ ám sát tồi tệ nhất lịch sử nhân loại.
 
Trịnh Duy .
 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Sáu 2014(Xem: 9935)
MH370 vì sao bị mất tích cũng sẽ không bao giờ được giải thích rõ ràng
31 Tháng Năm 2014(Xem: 9235)
MỘT NGÀY VIỆT NAM TRONG CHIẾN TRANH" VỚI NHỮNG CỰU CHIẾN BINH HOA KỲ TẠI TANK FARM 8819 BURKE ROAD VIRGINIA 22015
27 Tháng Năm 2014(Xem: 8647)
tưởng nhớ các quân nhân ngã xuống trong khi phục vụ đất nước nhân ngày Chiến sĩ trận vong.
17 Tháng Năm 2014(Xem: 9572)
Đó là hành động khẩn cấp cứu nguy Đất nước trong lúc nầy, trước khi việt gian việt cọng ĐẦU HÀNG, giao Đất nước vào tay tàu khựa!
14 Tháng Năm 2014(Xem: 8883)
Nhân một bước đi hố của Tàu khựa, đem giàn khoan vào thềm lục địa Việt Nam “ khiêu khích” làm dấy lên tinh thần Dân tộc yêu nước, chống xâm lăng của dân Việt.
13 Tháng Năm 2014(Xem: 8635)
Giờ đây, sau 70 năm trên Miền Bắc, 40 năm ở Miền Nam, người công nhân Việt Nam bị lợi dụng, áp bức, bốc lột đã nhiều, vùng lên phát khởi cách mạng đổi đời, tự cứu mình thoát khỏi gông cùm cọng sản
13 Tháng Năm 2014(Xem: 10336)
Một bài học chung: trong cái xứ tuyệt đối tự do này, hãy uốn lưỡi 7 lần trước khi mở miệng. NSA theo dõi, bạn gái cũng rình rập. Rất dễ nổi tiếng qua Facebook, Tweeter
06 Tháng Năm 2014(Xem: 11205)
Việt Nam Cộng Hoà có thể gọi là một thời khó quên -- một loại vũ trụ riêng tư và tha thiết của rất nhiều người. Thời đại đó giúp tạo ra lớp người chánh trực, hết lòng phụng sự quốc gia
06 Tháng Năm 2014(Xem: 9680)
khuyến khích con em trau dồi tiếng Việt, học hỏi tiếng Anh, tiếng Pháp, hay một ngoại ngữ khác, vừa để làm giàu thêm cho kho tàng tiếng Việt,
05 Tháng Năm 2014(Xem: 9405)
Tinh thần Dương Nội là một nguồn động viên và cổ vũ lớn lao cho hàng trăm ngàn dân oan trong khắp cả nước, vượt qua mội nỗi sợ hãi, quyết tâm đứng lên, chống lại bạo quyền
28 Tháng Tư 2014(Xem: 9914)
Nhân cuối tháng 4 ,xin kính cẩn chào một anh hùng "làm tướng không giữ được thành thì chết theo thành" như các tiền nhân Phan Thanh Giản, Nguyễn Tri Phương.
24 Tháng Tư 2014(Xem: 16727)
Nếu phải làm lại từ đầu, thì tôi cũng vẫn làm như thế. Tôi biết rằng làm như thế là tôi mất tất cả, mất tất cả trừ DANH DỰ.
22 Tháng Tư 2014(Xem: 9544)
Nhận được tập tài liệu rất đáng chú ý từ nguồn ẩn danh, theo nhận định thì đây đều là những văn bản có xuất xứ từ Tổng cục 2 – Bộ Quốc Phòng Việt Nam (tức Tổng cục Tình Báo). Nội dung các tài liệu liên quan đến nhiều vấn đề thời sự mà dư luận đang rất quan tâm.
19 Tháng Tư 2014(Xem: 8744)
Nhân bản là tình thương Không đương cự được súng đạn Nhưng súng đạn rồi sẽ hết Tình người còn dài lâu
12 Tháng Tư 2014(Xem: 9429)
Fonda đã phản bội không chỉ ý thức hệ của đất nước chúng ta mà còn rõ nét đã phản bội các người đàn ông đã phục vụ và hy sinh trong Chiến tranh Việt Nam.
12 Tháng Tư 2014(Xem: 8975)
Những kẻ tự nhận là trí thức, có phần nắm vận mệnh đất nước, lại đem đất nước dâng cho một chế độ không tổ quốc, không gia đình...
08 Tháng Tư 2014(Xem: 8614)
miền Trung California, có trữ lượng dầu lửa lớn nhất toàn quốc, ít nhất là 15 tỷ thùng và có thể trên 30 tỷ thùng, nhưng rất khó khai thác có lợi về mặt kinh tế.
07 Tháng Tư 2014(Xem: 9692)
Có ai trả lời cho người dân Việt Nam biết được đến bao giờ thì câu chuyện của cụ Edith Macefield sẽ xãy ra tại thiên đường XHCN Việt Nam này?
07 Tháng Tư 2014(Xem: 9278)
(Tướng bại trận thì không thể nói mình anh dũng. Bậc trí sĩ đại phu khi đã mất nước thì không thể nói mình có mưu lược). Thâm thúy, thật thâm thúy.
03 Tháng Tư 2014(Xem: 9923)
xin gửi đến các bạn như là 1 bản báo cáo và 1 lời ân tình, xin mời đến dự.Bên cạnh bức tường tưởng niệm, còn có 1 biểu tượng hết sức ý nghĩa.
29 Tháng Ba 2014(Xem: 9369)
Tháng tư buồn, dỏi mắt trông vời về Quê cũ bên kia bờ Đại Dương đang chìm đắm trong đêm trường cọng sản, ngậm ngùi cất lời ca.
21 Tháng Ba 2014(Xem: 23371)
Những trang phục, lá cờ của Tàu phải trả lại cho Tàu vì nhân dân Việt Nam không bao giờ chấp nhận nó cũng như không bao giờ chấp nhận một đảng tay sai như đảng cộng sản Việt Nam.
14 Tháng Ba 2014(Xem: 9498)
Thanh niên là NGƯỜI CHỦ TƯƠNG LAI của Đất nước Vận mệnh Đất Nước là ở trong tay các Bạn. Hãy hành xử đúng tư cách là NGƯỜI CHỦ
12 Tháng Ba 2014(Xem: 9285)
hoà nhập vào cuộc sống hài hoà của đất nước Úc, đó cũng là một niềm hãnh diện của CĐNVTD/VIC nói riêng và của CĐNVTD Úc Châu nói chung.
07 Tháng Ba 2014(Xem: 9160)
đừng cho rằng chẳng ai đủ khả năng hỏi tội quí vị khi quí vị đem đất đai tổ tiên dâng cho giặc Tàu để đổi lấy chỗ ngồi cai trị nhân dân.
04 Tháng Ba 2014(Xem: 8607)
Đất nước tôi, còn gió Độc lập Trường Sơn Còn lúa tràn đồng Phương Nam Còn rửa được hờn Quê hương “
25 Tháng Hai 2014(Xem: 9000)
Cháu chắt chúng ta rồi đây không còn cắp cặp đệm học trường làng, ê a đọc Quốc văn Giáo khoa thư mà sẽ sắm bút lông cặm cụi vẽ chữ tàu!
25 Tháng Hai 2014(Xem: 7892)
Cho nên chỉ còn có con đường CÁCH MẠNG LẬT ĐỔ chế độ ĐỘC TÀI TOÀN TRỊ VC khi người dân quá nghèo đói vì ách áp bức, bất công mà vùng lên tìm đường sống!
24 Tháng Hai 2014(Xem: 14560)
Ukraine cũng là bài học để mà họ có thể nhìn, nếu học tích cực hơn, thì họ nhìn theo một quan điểm tích cực, tức là quan hệ nhân - quả, "Tôi muốn nói tới quan hệ ai bắn vào nhân dân...
23 Tháng Hai 2014(Xem: 10728)
Trong bất cứ hoạch định nào, luôn có hai nhân vật trọng yếu quyết định sự thành bại của công cuộc. Đó là người lãnh đạo và người chấp hành.
18 Tháng Hai 2014(Xem: 11448)
Câu chuyện Babylift mang âm hưởng một chuyện cổ tích giữa đời thực với đầy đủ “Hỷ - Nộ - Ái - Ố”. Tuy nhiên, câu chuyện có đoạn kết “có hậu”, rất hiếm gặp giữa đời thường.
11 Tháng Hai 2014(Xem: 9437)
nên tin tưởng vào tuổi trẻ Việt Nam với dòng máu Việt tiềm tàng trong huyết quản, một khhi thức tỉnh, sẽ vùng lên như giao long đất Việt,
10 Tháng Hai 2014(Xem: 9921)
Đó chính là vầng trăng toả sáng cái Tết trăng tròn khỏi sự cho đêm rằm đầu tiên của năm mới: Rằm tháng Giêng!
07 Tháng Hai 2014(Xem: 10039)
Lịch sử rất sòng phẳng. Thời gian trôi qua, dân tộc sẽ có cái nhìn khách quan hơn, đánh giá công, tội một cách rõ ràng; sự kính trọng đối với từng nhân vật lịch sử không cần phải áp đặt, cưỡng chế.
06 Tháng Giêng 2014(Xem: 9398)
Những chiến sĩ VNCH đã hy sinh trong cuộc bảo vệ Hoàng Sa là những anh hùng của dân tộc Việt Nam này. Tôi nghĩ là bất luận chính thể nào cũng phải trân trọng và tôn vinh những người như thế
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 10068)
Nhưng tôi thất vọng vô cùng khi về lại VN và gặp toàn những ông cụ non mới trên 20 tuổi đời: Nhút nhát, cầu an, thụ động, chỉ biết ăn nhậu, và đua đòi theo thời thế
31 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 8842)
Đã 60 năm rồi kể từ ngày đất nước Việt Nam thoát khỏi ách nô lệ thực dân Pháp, xin hỏi người dân Việt chúng ta đã được những gì và đã bị mất đi mất những gì?
26 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 6513)
Vì thế, bên cạnh “Great Men” - Benjamin Franklin, một “Little Women” - Jane Franklin xứng đáng được nhắc nhớ trong tiểu sử của người anh hùng dân tộc Mỹ.
22 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16130)
Hy vọng một ngày nào đó, dòng sông An cựu cũng sẽ được chỉnh trang đẹp hơn, đầy đủ hơn và du khách có thể du thuyền trên dòng sông An Cựu thăm những địa danh quen thuộc
19 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11404)
Khi lịch sử xoay vần thì tất yếu chuyện phải xảy ra sẽ xảy ra. Có điều chúng ta vẫn cần cái tia lửa khơi mào cho biến cố nó xảy ra. Và nhất quyết phải tin rằng thời cơ đã chín mùi,
19 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 9490)
Bạn sẽ không bao giờ nuối tiếc vì chắc chắn bạn sẽ có được cái Tâm An - viên ngọc quý mà không bạc tiền nào có thể mua được...
19 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 9637)
Xin được tạ ơn, hàng trăm ngàn đồng bào tôi xác phơi trong rừng hoang đảo vắng hay chìm sâu dưới lòng đại dương cô quạnh giữa tiếng nấc nghẹn ngào
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 9158)
Không giống như quan hệ với Trung Quốc, Hoa Kỳ có đòn bẩy thực sự với Việt Nam, mà chủ yếu dựa vào một mối quan hệ song phương bền vững
15 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10686)
Cư trần lạc đạo?… mấy ai làm được. Biết tự tại là một ước mơ. Cho nên phải rèn tập, phải quán tưởng… Có phải đó là thực sự "hành thâm", từ bi hỷ xả chăng?
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10045)
Nay, tôi thà phản bội lời thề trung thành với Đảng còn hơn phải theo Đảng mà phản bội lại quyền lợi dân tộc, dân sinh, dân chủ, dân quyền mà lẽ ra dân tộc tôi phải được hưởng từ 38 năm về trước
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10696)
Do bưng bít, dư luận ít biết đến các cuộc thanh trừng nội bộ, nhưng việc này như một quy luật phổ biến trong chế độ CS để bảo vệ quyền lợi cá nhân và phe nhóm.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 22104)
Ba nguyên tắc “nhân bản” (humanistic), “dân tộc” (nationalistic), và “khai phóng”:làm nền tảng cho triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa
06 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10587)
Chính sách của Mỹ như dòng thác mạnh từ trên cao đổ xuống, CSVN như chú cá hồi lội ngược dòng trong mệt mỏi. Bây giờ là thời điểm chú cá hồi cộng sản mặc “áo cưới” lần cuối cùng và vĩnh viễn ra đi.
05 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16984)
Tại miền nam thuở bấy giờ có khoảng 20 làng Chiêu Hồi. Mỗi gia đình được cấp 3 mẫu đất canh tác, nông cụ và hạt giống, và lương ăn trong 6 tháng. Hầu hết các làng Chiêu Hồi được cấp máy phát điện.