7:26 CH
Thứ Sáu
26
Tháng Tư
2024

CON SUỐI VÀ CHIẾC CẦU TREO - LÂM CHƯƠNG

11 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 18642)
Ở đây, cuối tuần là thời gian rỗi việc. Tôi thường cùng một số bạn ngồi lại uống lai rai vài chai bia, nhắc chuyện cũ. Chuyện mới thì ủ ê. Không lấy gì làm phấn khởi. Chuyện chưa đến thì mờ mịt, biết gì mà nói? Chuyện cũ với những người cùng hoàn cảnh, xem chừng dể thông cảm nhau hơn. Có người bạn trẻ hỏi, sao chúng tôi nói mãi đề tài lính và tù không nhàm chán? Làm sao giải thích cho bạn hiểu đây? Sang tới xứ này, bạn còn có tương lai đi tới. Chúng tôi còn gì đâu? Tuổi lớn rồi, học không vô. Tiến thân bằng cái đầu không được. Thôi thì đi làm cu li, cơm áo qua ngày. Sống mà không nhìn về phía tương lai, không chờ đợi điều gì cả là một bi thảm. Ngoái trông về quá khứ cũng thấy đầy những gai góc tai ương, nhưng đó là một phần đời gắn liền với chúng tôi. Đó là da thịt, là vốn liếng một đời người. Mang cái vốn liếng u buồn này đi vào tương lai, cũng giống như vác cái quá khứ bốn ngàn năm lạc hậu lên phi thuyền bay vào vũ trụ. Lâu lâu, giở lại quá khứ săm soi, như người ta nâng niu gìn giữ một món đồ cổ. Cổ vật càng xưa càng quý. Tâm trạng chúng tôi bây giờ là thế.

Một lần, nhà thơ Tô Thùy Yên đến Boston. Chúng tôi ngồi nhắc chuyện cũ. Anh nói, hồi đi cải tạo đã từng ở cái trại tù sát chân núi. Bên kia núi là nương rẫy của trại. Muốn qua nương phải vượt đèo. Đèo cao dốc ngược, đường lên khúc khuỷu. Mùa mưa trơn trợt khó đi. Lên tới đỉnh đèo, phải ngồi lại nghỉ mệt trước khi tuột dốc. Anh em trong trại đặt tên là "đèo bá thở". Tôi cũng đã từng lên xuống cái đèo này nhiều lần, trong thời gian còn ở trại. Tổng số tù nhân vào khoảng 300 người. Thế mà tôi không hề biết có Tô Thùy Yên ở đây. Sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt, ai cũng muốn thu nhỏ thân phận của mình. Chờn vờn trước mặt cán bộ, dễ bị chú ý. Sứ giả của ma vương mà chú ý, thật chẳng hay ho gì.

Nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp có bài Đốt Lửa Nghe Sư Đàn. Đọc lên cứ nghe rờn rợn. Nó gợi lại trong tôi một nơi chốn quen thuộc. Không gian, thời gian của những mùa đông rét mướt, áo quần không đủ che thân. Đêm đông trong lán trại lợp bằng nứa, lạnh quá không ngủ được, tù ngồi hơ tay bên đống lửa. Tiếng nói chuyện thầm thì như hơi gió. Tâm sự tràn trong đêm khuya. Thỉnh thoảng nghe tiếng mang mển "béc" ngoài đồi tranh cô quạnh, tiếng kêu buồn héo cả ruột gan.

 

đốt lửa. chừng như người qua khe

mùa đông tím những nương mưa

đốt lửa bên trong lán suối

mưa. mưa trên con đường núi

có ai tìm vầng trăng mọc khuya

rét. sầu miên. đất. đá. gỗ

đầm sấu hoang. lau thắp. bến chờ

lửa đã cháy. cháy trên củi ướt

tù ngồi hơ tay nghe cổ tích

chuyện Đường Huyền Trang đi thỉnh kinh

bỗng trong đêm rộ tiếng ai đàn

lửa củi soi nhà sư mặt ốm

kể từ sư rũ áo đi đày

cái tâm mây nổi. trăng thiền đạo

cuộn cuộn trường giang sóng lục đầu

đầm cỏ nước in thân cò vạc

bắt cua. vồ nhái. ngày qua ngày

đêm đêm ôm đàn trong xó tối

năm ngón tay gầy. tiếng thổ cầm

sư ngồi đàn như cây trăm năm

lửa cháy xèo xèo mùi nhựa ngái

khói tỏa mù khe. Màu cỏ rối

dạo đàn. mưa thu rơi trong trăng

tiếng mau. chim bay qua mùa đông

đàn ánh thép xanh. gươm phạt trúc

gỗ nổi. đá lăn. trâu bứt gốc

hồn u. mả tối. đây là đây

rạng tiếng Ngư Dương thơ quỷ đọc

lán sâu. bếp ảo. lửa đào lay

cây đàn gỗ xưa như mặt trăng

năm ngón tay gầy như chim ưng

bật dây. rỏ máu hoàng hôn rừng

gọi những mùa đi không trở lại

đàn qua. tiếng buồn trong lau sậy

gió thu đưa võng. ai chờ ai

đêm cẩm khê. đàn trong u độc

người nghe đàn khơi đỏ lửa khuya

tóc râu tiền kiếp đầm hơi mưa

bỗng thấy sân nhà cây sứ gãy

năm cửa ô quan ngấn lệ mờ

những nẻo chiều sương người rách rưới

những mái nhà mưa xoi nắng rọi

lọ rơi. sành vỡ. lục cục âm

khuya rồi. ai đẽo gỗ huỳnh đàn

ửng sắc hoa gầy trên áo quan

sư bỗng ngừng đàn. nhìn đống lửa

gốc cây cháy như đầu thiên cổ

huyễn huyễn củi tàn màu kinh xưa

mặt đất chừng qua cơn mộng dữ

nên ngón tay gầy như ngó sen

hơi đàn trôi trong hương lá xanh

đàn ngân. cánh chim soi trên đầm

mùa hoa mơ nở trắng non ngàn

từ trong động ấy giờ trăng mọc

ánh trăng chảy vàng trăm cửa sông

bếp rụi. lửa riu. âm đàn dứt

trăng lên rồi. hổ xuống cẩm khê

Nguyễn Xuân Thiệp thai ghén và làm bài thơ này từ năm 1977 đến năm 1988. Mười một năm ròng rã, dốc hết tâm huyết cho một bài thơ đầy nội lực. Hèn nào đọc lên, tôi thấy như mình đang sống trong căn lán ẩm thấp vào một mùa đông lạnh ướt xưa kia. Anh Thiệp cho biết, đã từng ở trong cái trại có con suối chảy sát ngoài hàng rào. Trước cổng trại, chếch về phía bên trái, sát chân núi có một ngôi nhà sàn. Nhà núp trong cây. Những buổi sáng lành lạnh trời còn mù sương, đến thật gần mới thấy ngôi nhà hiện ra trong làn sương đục. Cảnh đẹp như tranh, mơ hồ như ngôi nhà trong cổ tích. Hóa ra, cái trại Nguyễn Xuân Thiêp mô tả, chính là trại Tô Thùy Yên và tôi từng ở đó. Vậy mà không ai biết ai. Trên cõi nhân gian có lúc người ta đi thật gần nhau, cùng sinh hoạt như nhau, nhưng người nào cũng giấu mình bằng chiếc mặt nạ. Một lúc nào đó, vất chiếc mặt nạ đi, nhìn nhau cười xòa.

Trong Đốt Lửa Nghe Sư Đàn, Nguyễn Xuân Thiệp có nhắc đến con suối, đốt lửa bên trong lán suối. Cuối bài, kết thúc bằng trăng lên rồi. hổ xuống cẩm khê. Cẩm Khê là một địa danh thuộc xã Cẩm Nhân. Xã ở miền cao, có nhiều suối mùa. Nhưng con suối thiết thân gần gũi với chúng tôi ngày ấy là con suối Nguyễn Xuân Thiệp nói trong thơ. Bây giờ, đọc thơ anh, tôi cảm giác như cái lạnh còn thấm tới xương, và còn mường tượng được cái không khí u uất trùm lên lán trại vào những đêm khuya nghe cú rúc. Tiếng cú như tiếng ma kêu sầu thảm, báo điềm có kẻ tử vong.

Tôi rời xa nơi ấy lâu rồi. Nhưng đi đâu cũng mang theo trong lòng về một nơi chốn mà tôi đã sống những ngày bầm giập xác thân. Mang theo không phải để nhìn ngắm lại một quá khứ u buồn. Nhớ mãi những tai ương buồn khổ, ích gì? Tất cả như chiêm bao bào ảnh, như sương móc chớp chăng. Kinh nhà Phật dạy thế. Nơi chốn tôi mang theo là những khu rừng ẩm mùi lá mục, đầy những muỗi mòng sên vắt. Rừng nối rừng bạt ngàn đi không hết. Những dãy núi bốn mùa sương giăng bàng bạc. Núi tiếp núi liền nhau bất tận. Nơi ấy có một trại tù. Có con suối nhỏ nép mình ngoài hàng rào trại, lượn vòng theo chân núi. Giữa hoàng sơn trùng điệp, suối bắt nguồn từ đâu, và xuôi về tận đâu không biết. Có người đoán, nó đổ ra hồ Thác Bà. Cũng chỉ đoán mà thôi.

Mùa mưa, hồ Thác Bà đầy nước xanh trong vắt. Giữa hồ ló lên một cây thập giá trơ vơ trên mặt nước. Mùa nắng, nước rút phơi đáy hồ bùn khô nứt nẻ. Dưới lòng hồ hiện ra một ngôi giáo đường, trên nóc cao có cây thập giá. Nhiều năm trước, nơi có ngôi giáo đường là thung lũng chạy dài mấy chục cây số về phía Nam. Người ta ngăn nước làm đập thủy điện Thác Bà. Vì thế, mới có hiện tượng ngôi giáo đường chìm trong lòng nước làm thành cảnh đời dâu bể, thế sự tang thương.

Theo con suối về phía thượng nguồn, cách trại chừng nửa cây số, suối uốn vòng cung nước xoáy thành hồ nhỏ. Quanh hồ là thảm cỏ xanh rờn mọc chen với tàu bay, kim thất. Hoa tàu bay, kim thất khi nở bung giống như chùm lông tơ trắng. Gió cuốn hoa bay khắp núi rừng. Mỗi sợ lông mang một hạt mầm. Sau trận mưa đầu mùa, mầm hạt ngoi lên những cây con, thân mòng mọng, lá xanh non mướt. Cây cỏ gì ăn được đều gọi là rau. Rau kim thất nhân nhẩn, người ta nói có vị thuốc. Còn rau tàu bay có mùi hăng hắc, người ta nói ăn nhiều bị mất máu. Có vị thuốc hay mất máu, không đáng quan tâm. Một thời khốn khó không cơm, chúng tôi dùng nó độn thêm trong phần sắn khoai làm đầy bao tử. Sát mé nước, trên bờ hồ có những loài hoa dại không tên. Nhiều nhất là hoa vàng và tím, màu sắc chen nhau. Hoa chỉ bằng con bướm nhỏ. Những khi vác nứa về ngang qua đó, những đóa hoa rập rờn như đàn bướm đồng loạt chớp cánh, đẹp vô cùng.

Cũng nơi cái hồ nước nhỏ này, con suối chia làm hai dòng. Một dòng chảy sát bên hàng rào trại, như đã nói. Còn dòng kia chảy qua một cánh đồng. Trại nằm lọt vào trong cái chảng ba con suối. Dòng suối chảy băng qua cánh đồng, chia cắt trại với con đường dẫn về Tuyên Quang. Trên bờ suối có bụi tre rừng. Lâu ngày nước xoáy dưới gốc tre thành hốc nước. Nghe đồn, trong hốc nước có con rùa vàng to bằng chiếc nón lá. Những buổi trưa hè, thường có người trong trại ngồi cầm cần thả dây câu rùa. Câu rùa để ăn, chứ không phải nuôi chơi làm cảnh. Trong khốn cùng đói khát, không ai nghĩ đến chuyện giải trí tinh thần bằng cách nuôi một con rùa để ngắm. Chẳng biết xưa ông Lã Vọng ngồi câu sông Vị ra sao? Ngày nay, người tù ngồi câu rùa, trông cái dáng vô cùng bi thảm. Anh ngồi bất động, đôi mắt đăm đắm xa xôi ở một cõi nào đâu ấy. Mấy năm ở trại, tôi thấy hết người này ngồi câu, rồi đến người khác ngồi câu. Người nào cũng thể hiện nét mặt buồn như nhau. Không ai bắt được con rùa, cũng chưa ai thấy nó nổi lên bao giờ. Con rùa vàng trở thành niềm tuyệt vọng của những ông câu.

Ngang qua suối, trại có bắc một cây cầu để đi ra con đường về phía Tuyên Quang. Mùa nắng làm cầu. Mùa mưa nước lũ trên ngàn tuôn xuống mạnh như thác, mang theo những cây khô gỗ mục vướng vào chân cầu. Chỉ vài trận mưa đầu mùa, cây cầu bị cuốn phăng đi mất. Và trại bị cô lập hoàn toàn với những bản làng người sơn cước, bên kia con suối. Năm nào trại cũng phải làm cầu mới, nhưng rồi cũng không chịu nổi sức tàn phá của thiên nhiên. Các cán bộ trên trại đề ra kế hoạch làm cầu treo.

Nghĩ ra kế hoạch là cái đầu của những kẻ coi tù. Thực hiện kế hoạch ấy là bàn tay, sức lực của những người tù. Chúng tôi chia thành từng nhóm kéo nhau lên rừng núi đốn cây. Phải chọn cây to, và thẳng đúng theo quy định chiều cao của chân cầu treo. Dao trành đốn cây cổ thụ, giống như người thợ điêu khắc kiên nhẫn đẽo từng mảnh nhỏ của tảng đá lớn. Nước sông công tu, chuyện gì mà không làm được? Cây ngả xuống, chặt cành chặt ngọn. Ai mà khiêng nổi cây to trên thế núi dốc? Chúng tôi vạt nhọn một đầu, lao cây xuống núi. Cây vướng lại chỗ nào, phát quang chỗ đó. Đem được cái cây bề tròn cỡ vòng tay ôm về tận bên con suối nơi chỉ định làm cầu, công trình nhọc nhằn này tương đương với những người vận chuyển những phiến đá lên cao xây Kim Tự Tháp bên Ai Cập thời xưa.

Đồng thời với công tác chặt cây, đào lỗ hai bên bờ suối dựng chân cầu, cán bộ trại về tận Hà Nội xin được cấp bốn sợi cáp. Giữa miền rừng núi không xe cộ đi lại, chuyển được bốn sợi cáp bằng thép bề trại với sức người, mồ hôi đổ dài theo những dặm sơn khê.

Cáp mắc vào trụ cầu giăng ngang con suối. Bốn sợi cáp chia làm hai tầng. Hai sợi trên làm tay vịn. Hai sợi dưới lót ván để đi. Cây cầu treo này được xem là công trình xây dựng hiện đại nhất của miền thượng du. Nó là một kỳ quan đối với người sơn cước.

Ngày khánh thành cây cầu, tất cả tù nhân tập hợp ra đứng bên bờ suối, nghe ông trại trưởng nói chuyện. Ông đứng trên cầu, mặc áo đại cán, đội nón cối có gắn ngôi sao, nói những lời tự hào về sức mạnh xã hội chủ nghĩa. Con người của xã hội chủ nghĩa quyết tâm khắc phục thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ con người. Ông mạnh dạn tuyên bố dứt khoát rằng, cây cầu treo này sẽ tồn tại không những một mùa mưa, mà còn tồn tại sau nhiều mùa mưa nữa. Cuối cùng ông ngỏ lời ngợi khen anh em tù nhân đã cố gắng lao động tốt trong thời gian qua. Tuy nhiên vẫn còn vài con nhạn la đà vi phạm nội quy, moi móc khoai củ ngoài rừng, cải thiện linh tinh. Dù thế, ông cũng hứa sẽ thưởng cho mỗi người một xuất sắn vào sáng Chủ Nhật. Thông thường, sáng Chủ Nhật không có phần ăn. Đang trong thời kỳ đói khổ, lời hứa của ông trại trưởng làm anh em nức lòng phấn khởi. Trên khung, cán bộ làm chó ăn mừng khánh thành cầu treo. Dưới trại, tù nhân được thêm phần sắn.

Miền núi rừng thượng du không có trò gì vui chơi giải trí. Mùa hè. Chiều chiều, các cán bộ rủ nhau lên cầu đứng hút thuốc tán gẫu, và hóng gió rừng. Nếu chỉ thế thì sự đời êm đềm bình thản biết bao Cảnh cán bộ nhởn nhơ hóng gió trên cầu là niềm mơ ước của những kẻ muốn rủ hết sự đời theo thú tu tiên. Nhưng đối nghịch hình ảnh lý tưởng ấy, trong lán trại những người tù tiều tụy đang nằm thở dài sau một ngày lao động vất vả thiếu ăn.

Rồi mùa mưa lại đến. Cơn mưa đầu mùa thật dữ dội. Ầm ầm vang động núi rừng. Mưa suốt ngày đêm không ngớt. Nước lũ trên ngàn tuôn xuống. Suối chảy mạnh như thác, gầm thét cuốn phăng những gì vướng víu trên đường nó đi. Bốn chân cột cầu treo được dựng trên thế đất cao bên bờ suối, hàng năm nước không lên tới. Nhưng năm nay, nước lũ tràn bờ. Cành cây và rác rến mắc vào chân cầu làm sức cản nước. Sau ba ngày đêm chịu lũ, một sáng ra xem, cây cầu treo biến mất dưới cơn mưa tầm tã, giữa dòng cuồng lưu nước xiết.

Thiên nhiên nuôi dưỡng con người. Khí thiêng sông núi hun đúc hồn người lớn dậy. Người xưa biết dựa vào thiên nhiên mà sống, thuận theo lẽ trời mà tồn tại. Mùa đông áo ấm. Mùa hè quạt mo. Sao thời nay có kẻ dám ngông nghênh lớn lối rằng đã khắc phục được thiên nhiên? Những ai thách thức thiên nhiên, chống lại quỷ thần, trước sau gì cũng bị trời tru đất diệt. Chuyện cây cầu treo năm ấy là bài học quí giá dạy cho con người đức tính khiêm cung, biết được thân phận nhỏ nhoi của mình có nghĩa lý gì đâu, so cái lớn lao vô cùng trời đất.

Lâm Chương

(SaigonTimes)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Bảy 2013(Xem: 11595)
Màu Tím Hoa Sim là màu tang thương của một tình yêu định mệnh, một tình vợ chồng ngắn ngủi. Màu Tím Hoa Sim còn là một nỗi ám ảnh khôn nguôi của cả dân tộc về chiến tranh
27 Tháng Sáu 2013(Xem: 11000)
những chiến trường xưa, mà mãi mãi vẫn còn in bóng dáng hào hùng của bao nhiêu bè bạn, anh em - những người đồng đội cũ. Tất cả đã từng có một thời sống rất đáng sống.
27 Tháng Sáu 2013(Xem: 12431)
Cây rau dền non lá cây rau dền đỏ tía đỏ tía như màu mắt bầm máu của những ngày đông máu của những ngày sôi máu cây rau dền, cây rau dền, cây rau dền.
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 11352)
Cô chủ đặt lá thư lên bàn, lau những giọt nước mắt trên má, miệng thì thầm, chú nói đúng lắm, "Rồi ai cũng đến nơi ta phải đi về " Thì thôi bao nhiêu Phúc Ấm Con Ban xin cũng quên đi.
06 Tháng Sáu 2013(Xem: 16857)
Năm nay tôi còn đến thăm ông ngày ông nằm xuống, biết có còn lần sau nữa không.Nợ sơn hà ông đã trả xong mà đất nước này hãy còn nợ ông một lời xin lỗi
03 Tháng Sáu 2013(Xem: 11974)
Đôi ta ngọc nữ, tiên đồng, Đôi ta Từ Thức vợ chồng Giáng Hương. Ngàn đời vẫn nhớ, còn thương: Em yêu, đã đến cuối đường
27 Tháng Năm 2013(Xem: 10820)
Tôi sống còn nhờ các chiến hữu- còn sống hay đã hy sinh- giúp tôi hoàn thành trách nhiệm của một người trung đội trưởng. Tôi tri ân họ mỗi ngày cho đến suốt đời. Tôi sẽ không quên họ. Không bao giờ!
25 Tháng Năm 2013(Xem: 12019)
Tấm ảnh chụp cách đây hơn ba mươi năm giờ đã ố vàng. Màu sắc phai theo thời gian nhưng vẫn còn sắc nét. Tôi cầm tấm ảnh như đưa tay chạm vào một phần quá khứ xa xăm
22 Tháng Năm 2013(Xem: 11570)
Lòng thấy xót xa. Bỗng bất chợt, ông nhìn lên bàn thờ, mắt ông sáng lên, rạng rỡ, khi nghĩ rồi đây bên cạnh mình còn có nắm cát của quê hương.
20 Tháng Năm 2013(Xem: 10191)
Bởi vì các con là những hình ảnh của ba. Tất cả mọi việc được mong ước tốt đẹp dành cho nếp sống hạnh phúc của gia đình mình, nhất là giữa các con và ba mẹ.
19 Tháng Năm 2013(Xem: 13719)
Nhớ quê hương, yêu mến quê hương thì lúc nào tôi cũng có. Nhưng trở về sống ở quê hương bây giờ thì dứt khoát không. Bởi cái quê hương của “riêng” tôi không còn nữa.
10 Tháng Năm 2013(Xem: 21405)
Bây giờ chúng ta cùng chung tâm sự của một kẻ đa tình, nhưng là tình yêu quê hương, tình yêu dân tộc Việt Nam vẫn đậm đà khắc sâu trong tâm tưởng.
06 Tháng Năm 2013(Xem: 11415)
Tuy anh đã ra người thiên cổ hơn nửa thế kỷ rồi nhưng những Con Thuyền Không Bến, Đêm Thu, Giọt Mưa Thu vẫn là những vì sao tinh tú sáng rực trên bầu trời ca nhạc.
03 Tháng Năm 2013(Xem: 12319)
Đôi khi con người cũng nên biết lắng nghe những lời chửi rủa mà tưởng như đang nghe nhạc... trữ tình, cuộc đời nhờ đó sẽ đỡ khổ hơn chăng?
01 Tháng Năm 2013(Xem: 12535)
Những chế độ này, chủ nghĩa nọ, cuối cùng cũng chỉ là những đám mây đen bay trên đầu. Đôi khi che ta được chút nắng, nhưng nhiều lúc đã trút bao cơn mưa lũ xuống để làm khốn khổ cả nhân gian
27 Tháng Tư 2013(Xem: 12171)
khoảng 2,3 trăm ngàn người, ngang bằng số người miền Nam chết cho 20 năm cuộc chiến, trong số những người chết đó có Ngọc và đứa con gái bé nhỏ của tôi.
25 Tháng Tư 2013(Xem: 12235)
Nếu tôi nói đã hơn một lần “tự động” ăn…phân người, có lẽ nhiều người không tin cho là tôi nói quá để kể khổ thân phận tù đầy dưới chế độ cộng sản.
15 Tháng Tư 2013(Xem: 12260)
“Bạn có hạnh phúc không?” Bạn hãy trả lời rằng :”Mình hạnh phúc. Hạnh phúc theo cách sống và những gì mình đang có trên đời này. “
14 Tháng Tư 2013(Xem: 12859)
Sau lần đó, mỗi lần nhìn thấy mẹ ngâm đậu đỏ, tôi lại lân la vào bếp với mẹ như một sự sám hối. Tôi không ngờ món chè đậu đỏ bánh lọt bình dân lại được chế biến rất cầu kỳ.
12 Tháng Tư 2013(Xem: 12718)
Người đàn ông mở to đôi mắt nhìn anh, tỏ vẻ không hiểu anh nói gì, đùa hay thật? Không muốn mất thì giờ giải thích dông dài, anh lịch sự bắt tay ông ta, rồi thong thả bước đi.
02 Tháng Tư 2013(Xem: 14189)
Hóa ra tình yêu của anh dành cho cô vẫn sâu đậm và lớn lao đến vậy. Mùa đông năm nay anh đã đổi máu của mình tặng cho cô chiếc chăn ấm, có lẽ đó cũng sẽ là chiếc chăn ấm áp nhất cô có trong đời…
26 Tháng Ba 2013(Xem: 12717)
Họ sống hòa đồng qua đồng cảnh ngộ nên rất thương yêu nhau. Chia sẻ của cải tài sản mà hàng ngày đứng đường xin được của bố thí như bánh mì, nước ngọt, cơm, xôi…
24 Tháng Ba 2013(Xem: 13663)
Nếu không có cuộc chiến Kontum, có lẽ không có dấu chân nào của tôi trên bùn lầy đất đỏ Pleiku. Dẫu là dấu chân của người lính chiến. Chợt đến chợt đi, hay có khi nằm lại vĩnh viễn trên núi rừng heo hút vô danh nào đó
19 Tháng Ba 2013(Xem: 13060)
Niềm đau ly xứ lẫn mất mát không còn gì xót xa và bẽ bàng khi nhìn thấy lá quốc kỳ vàng ba sọc đỏ bị ép phải lìa bỏ vị trí của nó. Quốc dân ly tán.
18 Tháng Ba 2013(Xem: 13832)
Anh đã phải bỏ quê hương để được sống những ngày có ý nghĩa, sống theo sở thích trên đất nước tự do này nhưng với em cuộc đời anh lại là cảnh “cơm lành canh ngọt” kiểu Mỹ có nghĩa là nhất đàn bà, nhì chó...
10 Tháng Ba 2013(Xem: 15053)
Xin đừng quên các chú nghĩa quân đã lặng lẽ hy sinh để bảo vệ tự do, dân chủ cho dân tộc Việt Nạm Xin đừng quên vợ con họ, bị bỏ lại sau lưng với cuộc đời đau khổ.
06 Tháng Ba 2013(Xem: 11718)
Thạnh bàng hoàng đứng lên nhìn cho rõ hơn khuôn mặt khắc khổ của người tù, dù đã tàn tạ mà khuôn mặt chữ điền của ông vẫn còn vướng vất rất nhiều nét kiên nghị của một người lính.
27 Tháng Hai 2013(Xem: 12849)
Làm người lương thiện bây giờ vất vả quá… biết đâu đến một lúc nào đó những nhà tù kia mới chính là địa chỉ mà người lương thiện cần đến cho mình
20 Tháng Hai 2013(Xem: 13816)
Các bạn của tôi ơi, bạn có hứa đưa ai về nơi . . . Chân Trời Tím hay không? Nếu có, thì tôi đã ghi địa danh và địa chỉ của vùng Grafton cho bạn rồi đó,
17 Tháng Hai 2013(Xem: 14267)
Nước mắt chảy dài trên má tôi, lần nầy không phải vì cái buốt đưa lên từ hai bàn chân đi đất mà là từ trái tim, khối óc chợt nhận ra cái hèn không dám chết của mình.
13 Tháng Hai 2013(Xem: 12577)
Thường luôn hỗ thẹn sám hối lỗi lầm. Dù có tu trì vẫn thấy mình khiếm khuyết. Không được kêu căng, chỉ xét lỗi mình, không vạch lỗi người
06 Tháng Hai 2013(Xem: 12386)
Ôi! lẽ nào chị là con sơn ca chỉ ngửa cổ hót chơi, lúc tung cánh lên trời xanh thì bỏ quên tiếng hót của mình, khi bị nhốt trong lồng mới cất tiếng kêu bi thảm?
24 Tháng Giêng 2013(Xem: 12566)
Tôi rùng mình, cái đẹp của ảo tưởng, làm sao tránh được sự tàn phai với bước đi vô tình và bạc bẽo của thời gian.
17 Tháng Giêng 2013(Xem: 13472)
Hugh Hefner từ năm 20 tuổi, trong 60 năm, uống rượu mạnh, hút thuốc lá, gần đàn bà. Ba lạc thú mà người đời vẫn cho là làm cho đàn ông chết sớm. Nhưng Hugh Hefner vẫn cứ không chết sớm
07 Tháng Giêng 2013(Xem: 13423)
Không có tiếng trả lời, nhưng ông Hải, với đôi mắt nhòa lệ, vẫn cắm cúi đọc những dòng trong trang sách đã mở sẵn..Trang sách của một cuộc tình đầu và cũng là một cuộc tình cuối!
28 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 16046)
Cuộc đổ quân được hoàn thành nhanh chóng. Hai cánh quân bắt đầu vào đội hình tiến chiếm mục tiêu. Tôi mở tần số làm việc và giữ liên lạc thường trực với cả hai cánh quân.
23 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 14174)
"Người ta thường ngả mủ trước tài năng, nhưng sẵn sàng quỳ gối trước lòng tốt"
21 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 15133)
Nếu không cảnh giác không dừng lại đúng lúc, họ sẽ là một thứ nô lệ mà suốt cuộc đời họ không hề biết hạnh phúc đích thực là gì. Quên bản thân, quên quyến thuộc, quên luôn cả tử thần đang rình rập
19 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 13424)
Cái khổ của tuổi già, cái khổ của tuổi trẻ, cái khổ của sự giầu sang, và cái khổ của sự nghèo khó - nơi đâu cũng chỉ có sự đau khổ.
17 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 13785)
ba hiện hữu liên hệ mật thiết dính bó với nhau: cái quan tài phủ cờ vàng ba sọc đỏ thiếu phụ vọc đất, cái lon sữa bò có cắm mấy chân nhang đỏ.
17 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 13653)
Tôi thấy thương ông già quá, đi đứng khó khăn, mà ngày nào cũng đến thăm vợ bằng xe buýt, không quản ngại nắng mưa. Những cặp vợ chồng trẻ, cũng không tình tứ lãng mạn như hai cụ già nầy
17 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 13043)
Tôi không bao giờ quên dòng máu Việt trong tôi nhưng tôi sẽ không ngồi đó nhìn non nước nầy, dân tộc nầy với một ánh mắt hờ hững, dửng dưng, một thái độ vô ơn, rẻ rúng.
15 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 13556)
Anh để lại cho em tất cả, những dòng chữ yêu thương từ hồi em còn mười bốn. Anh để lại tất cả, kể cả cái héo hắt của cây bồ đề nầy.--
14 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 14249)
tiếng gọi mà tôi đã thèm khát hàng chục năm trời: Ba ơi! Má ơi!”. Nhưng, ngay trong ngày gặp lại, Lưu Đình Triều đã cảm nhận được một “hố sâu thực sự”.
13 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 13221)
Mỗi lần nằm mộng thấy người quen tôi hay nói cho vợ biết để cùng cầu nguyện. Người trong mộng có thể là nhân vật hai đứa đều biết hay chỉ một mình tôi biết trên đời
03 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 14563)
Tôi rất vui mừng vì đã làm được một sự việc mà có sự dằn co dữ dằn trong nội tâm và kết quả là cái « phải, cái thiện » đã thắng.
30 Tháng Mười Một 2012(Xem: 14627)
Khi nhận thấy chính bản thân cũng có quá nhiều khuyết điểm, nhược điểm, người đời chắc chắn không còn dám cất cao giọng chỉ trích nhục mạ người khác
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 13951)
Còn phe ta! Xin cám ơn quí đàn anh đàn em, những người còn hay đã mất cho một Việt Nam thân yêu, cám ơn những đắng cay trải qua trong quá khứ lửa đạn cùng ngục tù
21 Tháng Mười Một 2012(Xem: 13629)
Trăm năm trước thì ta chưa gặp, Trăm năm sau biết gặp lại không? Cuộc đời sắc sắc không không, Thôi thì hãy sống hết lòng với nhau..
21 Tháng Mười Một 2012(Xem: 13865)
nếu không gặp được hai vị trong những ngày còn lại cuối cuộc đời, Huyền vẫn mãi mang theo hình bóng hai vị Thầy khả ái đến kiếp hậu lai.