7:03 CH
Thứ Ba
21
Tháng Giêng
2025

Thầy Phạm Đức Bảo Còn Minh Mẩn Lắm - Diệp Hoàng Mai

31 Tháng Mười 20149:28 CH(Xem: 11805)
THẦY PHẠM ĐỨC BẢO CÒN MINH MẪN LẮM!..

Tiếng nói của thầy hiệu trưởng vẫn trong vang, rõ ràng và mạch lạc. Và trí nhớ của thầy thì ôi thôi, quá đỗi tuyệt vời…Khi tôi hỏi:

-         Thầy ơi, thầy còn nhớ anh Nguyễn Hữu Hạnh không?

-         Nhớ chứ! Hạnh nó đang ở bên Mỹ mà!

-         Anh Hạnh nhờ em in bài viết của anh, gửi thầy xem.

-         Thế nó viết cái gì đấy?

-         Kỷ niệm của thầy với học trò, thầy ơi!...

Tôi hỏi tiếp:

-         Thầy còn nhớ chị Ngọc Dung, tiệm may Mỹ Dung hồi xưa không?

-         Nhớ chứ! Tiệm may Mỹ Dung suôi gia với ông Lê Hồng Sanh có phải không?

-         Dạ, chị Dung nhờ em gửi lời thăm và chúc sức khỏe thầy.

-         Ờ! Chuyển giúp thầy lời cảm ơn đến Dung và Hạnh nhé!...

Rồi thầy bắt đầu nhắc chuyện trường chuyện lớp, chuyện thầy cô giáo cũ trường Ngô Quyền Biên Hòa yêu dấu ngày xưa. Tôi và người bạn học đi cùng, quá kính nể sự minh mẫn tuổi chín mươi lăm của thầy hiệu trưởng.

Nhưng sức khỏe tuổi chín mươi lăm của thầy, lại tỉ lệ nghịch với trí tuệ của thầy. Thầy hiệu trưởng Phạm Đức Bảo yêu quí của đám học trò xưa cũ trường Ngô, không còn đủ sức thể hiện phong cách lịch lãm vốn có của thầy đối với “ phái nữ” như xưa được nữa. Thầy xin lỗi, vì không thể ngồi dậy để tiếp chuyện với học trò.

Thầy cũng khó có thể ngồi dậy, để tự đọc bài viết của anh Hạnh bằng cái kính lúp như xưa được nữa.

Sau lần nhập viện cấp cứu gần nhất, thầy thêm chứng bệnh suy thận mãn tính. Mỗi tuần, thầy hiệu trưởng phải vào bệnh viện ba lần để chạy thận. Cô và các em đã đưa thầy xuống tầng trệt, để thuận tiện cho việc dịch chuyển điều trị bệnh của thầy. Thầy hiệu trưởng của chúng tôi bây giờ, giống như cây đa già đang cạn dần nhựa sống.

Người bạn đi cùng, ra dấu cho tôi kiếu từ thầy sớm. Tôi cũng biết, thầy hiệu trưởng cần giấc ngủ trưa, để buổi chiều hôm đó vào viện chạy thận định kỳ. Nhưng lần nào cũng vậy, tôi rất ngại ánh mắt buồn buồn của thầy, khi chúng tôi chào tạm biệt.

Nụ cười của thầy hiệu trưởng trên giường bệnh hôm nay, không còn tươi như những lần trước tôi ghé thăm. Nhưng tôi xin phép, được chia sẻ hình ảnh của thầy đến với các cựu học sinh trung học Ngô Quyền Biên Hòa. Thầy hiệu trưởng của anh chị em mình vẫn còn minh mẫn lắm! Dường như tuổi càng cao, sức càng yếu thì tình yêu trường cũ trò xưa lại càng thấm đẫm mãnh liệt trong trái tim thầy hiệu trưởng.

Tháng 10/2014

Diệp Hoàng Mai

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 21588)
Sau một đêm khó ngủ, tôi nghĩ đến lời hứa con cuả tử sĩ Huỳnh Tự Trọng,sẽ kể về câu chuyện có thật này. Một bí ẩn cuả Tâm Linh, đối với tôi thật vô cùng khó giải thích. Trân trọng mời quý vị cùng xem. Và gọi là chút tình với hương linh người tử sĩ.
08 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 20189)
Khi gió muà Đông Bắc phả hơi giá lạnh lùng vào mảnh vườn hiu hắt, đầu tháng Mười Hai của mỗi năm, là tôi lại chạnh nhớ đến những mùa Giáng Sinh ngày thơ ấu. Lạ một điều là trong đáy lòng tôi bỗng ấm lại,
03 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 21754)
Một câu chuyện gần gũi với đời sống hiện tại, dù biết phải “ an cư mới lạc nghiệp”, nhưng vẫn phải “liệu cơm gắp mắm” mới khỏi cảnh dở khóc dở cười khi mua một cái nhà vượt quá tầm tay.
11 Tháng Mười 2010(Xem: 20617)
Chị rất đau khổ, lặng lẽ trở về nhà. Chị nhất định không kể câu chuyện cho mẹ chồng biết, cũng như bất cứ ai.
06 Tháng Mười 2010(Xem: 19701)
Tôi không có đập đìa gì hết. Tôi chỉ là một người trở về từ trại tù cải tạo với tài sản duy nhất và quý giá nhất là một cô vợ chung thủy và ba đứa con ngoan. Tôi gốc gác Biên Hòa, ngày xưa làm việc ở chi khu Long Toàn này, bị một cô nữ sinh tên là Bé Năm, nhà ở gần đó, trói cổ nên đã nhận nơi nầy làm quê hương!
04 Tháng Mười 2010(Xem: 20262)
Cái nhớ của tôi lập lại nhiều lần vào những thời điểm khác nhau. Nhớ Biên Hòa là điều có thật, hay nói cách khác là không giả dối chút nào.Không biết đêm nay tôi còn thao thức và trăn trở với nỗi nhớ Biên Hòa hay không?