3:59 CH
Thứ Tư
8
Tháng Năm
2024

Những Ngày Cuối Cùng Đời Binh Nghiệp - NGUYỄN MINH CHÂU

03 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 18720)

Những Ngày Cuối Cùng Đời Binh Nghiệp .


blank
Những Ngày Cuối Cùng Đời Binh Nghiệp .
30 tháng 4 năm 1975.
Đây là ngày mà không ai có thể quên được đến khi nhắm mắt lìa cõi trần gian đầy mồ hôi, nước mắt và xương máu, nhứt là với những chiến binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.
 Trong phần nầy tôi xin kể lại tâm trạng não nề vào những ngày cuối cùng của các chiến sĩ âm thầm trong bóng tối vì ít được ai để ý tới họ. Đấy là những chiến sĩ Địa Phương Quân, Nghĩa Quân, và các viên chức xã ấp cũng như lực lượng CSQG, cán bộ XDNT ( những chiến sĩ áo đen luôn sống rất gần gủi người dân thôn ấp ), và các chiến sĩ Nhân Dân Tự Vệ đã hy sinh ở lại cố thủ quận Dĩ An tới giờ phút cuối cùng.
Tôi xin ghi ơn những người đã tận tình giúp nước và cộng tác với tôi trong nhiều năm qua và xin thành kính tưởng niệm những người đã hy sinh vì tổ quốc.
Họ là những anh hùng không tên tuổi Sống âm thầm trong bóng tối mênh mông Không bao giờ được hưởng ánh vinh quang
Nhưng can đảm và tận tình giúp nước.
Trở về mai nhà xưa – Cuộc bàn giao gắp rút và đơn giản vì tình hình đất nước đang trong cảnh dầu sôi lửa bỏng.
Sau khi bị thương trở nên tàn phế ở Vùng I Chiến thuật rồi được biệt phái qua ngành Hành chánh, tôi làm việc tại quận Dĩ An đươc gần 7 năm, về Đức Hòa hơn 1 năm rồi trở về lại quận Dĩ An đứng một tháng trước ngày miền Nam bị thất thủ.
Buổi lễ bàn giao rất đơn giản, không kèn không trống, được tổ chức tại sân cờ của Bộ chỉ huy Chi Khu. Chủ toạ lễ bàn giao là Đại tá Lưu Yễm và một viên chức trên tỉnh Biên Hoà cùng xuống tham dự với ông. Tại quận thì có Thiếu tá Chi khu phó, ông Phó quận truởng hành chánh, các Xã trưởng, các Phân chi khu trưởng, các sĩ quan Trưởng Ban của Chi khu, các Trưởng Ban trong Văn phòng Hành chánh quận, Chi Cảnh sát và Cán bộ XDNT quận tham dự.
Tôi cũng xin nói thêm là tôi đã làm việc với ba vị Tỉnh trưởng của Biên Hoà là cựu Trung tá Nguyễn Văn Hai gốc Nhảy Dù mới về thay thế cố Đại tá Mã Sanh Nhơn cũng gốc Nhảy Dù đã được bổ nhiệm làm tỉnh trưởng Hậu Nghĩa kiêm Trung Trung Đoàn trưởng của Sư đoàn 25 Bộ binh. Kế đó là cựu Đại tá Cựu Đại tá Lâm Quang Chính, cựu Trung Đoàn trưởng của Sư đoàn 18 và sau cùng là cố Đại tá Lưu Yểm về từ Tỉnh Phước Long. Tôi chỉ gặp ông Lưu Yểm có hai lần khi trở về đây làm việc dưới quyền ông. Các vị nầy đều có rất nhiều kinh nghiệm chiến trường nên được Tư lịnh Quân đoàn III đề cử làm Tỉnh trưởng để bảo toàn an ninh lãnh thổ trong tỉnh.
Hiện nay tại thành phố San Jose có vài cựu sĩ quan Trưởng Ban của Chi khu và vài vị Xã trưởng và Phân chi khu trưởng như Thiếu uý Nguyễn Văn Gắn và Cảnh sát quốc gia đã từng làm việc với tôi rất lâu năm đã qua diện HO. Chúng tôi rất vui mừng được gặp lại nhau sau những năm tù đày CS và tôi cũng lấy làm hãnh diện là các gia đình của anh em đều được ổn định tốt đẹp.
Ông Quận trưởng bàn giao chức vụ lại cho tôi khi trở về Dĩ An lần thứ hai là Trung tá Nguyễn Thế Thứ, người mà tôi đã bàn giao chức vụ Quận trưởng Dĩ An cho ông ta hơn một năm trước đây để tôi đi nhận chức Quận Trưởng Đức Hoà, Hậu Nghĩa.
Lúc nầy tinh thần tôi bị giao động nhiều vì tình hình đất nước hết sức căn thẳng và tôi cảm thấy vui buồn lẩn lộn. Tôi cảm thấy vui là được gặp lại cảnh cũ, người xưa mà tôi đã làm việc tại đây gần bảy năm. Tôi cảm thấy buồn là vì tôi phải rời bỏ quận Đức Hoà mà tôi cũng yêu mến và ngược lại họ cũng luyến tiếc sự ra đi của tôi, mặc dù tôi chỉ làm việc tại đây chỉ hơn một năm. Tôi phải từ giã vị Tỉnh trưởng Hậu Nghĩa là cựu Đại tá Tôn Thất Soạn cũng là cựu Tư lịnh Lữ Đoàn TQLC của tôi trướ kia. Tôi cũng đã gặp lại vài anh em của Quận Đức Hoà như Cựu Trung uý Lê Xuân Sang Trưởng phòng Nhân Dân Tự Vệ của quận, cựu Đại uý Cao Thanh Vân Trưởng Ban 3 của Chi Khu Đức Hoà và cựu Trung uý Lên Phân Chi khu Trưởng vv…
Bàn giao chức vụ xong là tôi bắt tay vào việc ngay vì tôi đã nắm vững tình hình lãnh thổ của quận Dĩ An từ lâu rồi. Tất cả mọi đơn vị của Chi khu ráo riết đặt kế hoạch phòng thủ chống chiến xa địch. Căn cứ phòng thủ của Bộ Chỉ Huy Chi khu là căn cứ cũ của lực lượng Đại Hàn rất kiên cố, hơn nữa sau Hiệp đinh Paris đầu năm 1973, các đơn vị Đồng Minh trước khi rút đi đã để lại cho chúng tôi rất nhiều vũ khí đạn dược và gần 100 cây M72 chống chiến xa, do Đại úy Thành Trưởng Ban 4 Chi Khu ngoại giao xin giữ lại, nên anh em chúng tôi cũng yên tâm. Trước ngày 30/4/75, Đại úy Thành có nhắc nhở và đề nghị tôi cho phân phối hết đồ quân tiếp vụ cho trại gia binh, tôi đã chấp nhận ý kiến sáng suốt nầy, nếu chúng tôi bị bao vây cũng có lương thực cầm cự được một thời gian. Cựu Đai úy Thành đã vượt biên sau khi đi tù và gia đình ông nay đang sống tai San Jose.
Một quyết định khó khăn.
Tôi phải ở lại đến giờ phút cuối cùng với anh em chiến sĩ và đồng bào. Tình hình tại quận còn rất yên tịnh, chưa có việc gì xảy ra. Chúng tôi chưa bị quân Cộng sản tấn công và pháo kích, nhưng một số chiến sĩ cũng nao núng vì nghe tin chỗ nầy di tản chiến thuật chỗ kia rút quân, người thì mang gia đình xuống tàu kẻ xuống ghe đánh cá ra khơi, và một số người đã được phi cơ Mỹ cho di tản từ phi trường TSN trước đó mấy tuần. Ông bà ngoại mấy cháu của chúng tôi sợ nguy hiểm đến tánh mạng của mấy cháu nhỏ, nên mang hết về Saigon cho tôi rảnh tay lo nhiệm vụ. Vợ tôi thì nhứt quyết ở lại căn cứ để yểm trợ tinh thần tôi, nên anh em chiến sĩ và đồng bào còn thấy sự hiện diện của vợ chồng chúng tôi cũng bớt hoang mang và lo lắng.
Một điều nữa làm cho tôi đắn đo không thể bỏ quận được là vì trong 7 năm tôi được sát cánh làm việc ngày đêm với anh em Địa Phương Quân, Nghĩa Quân, Viên chức quận xã ấp, Cán bộ CDNT và lực lượng CSQG làm việc trong tình thương mến đậm đà. Các cơ quan và đơn vị hết lòng làm tròn trọng trách nên nhiều năm qua tình hình Dĩ An rất yên tịnh, dân chúng sống thanh bình làm ăn phát đạt. Quân được Dân thương mến và khắng khít thật là tình Dân với Quân như cá với nước. Khi tôi được cấp trên đổi về lại quận cũ, anh em chiến sĩ vui mừng như gặp lại người anh cả đã vắng mặt đi xa mới về, và đồng bào cũng vui vẻ đón nhận tôi như một đứa con biệt ly nay trở về quê cũ, nên tôi xem quận Dĩ An như có mối tình thiêng liêng gắn liền với đời tôi. Tôi hết lòng cám ơn những chiến sĩ và viên chức, lực lượng CSQG và cả lực lượng Dân Dân Tự Vệ đã hăng say cộng tác với tôi trong nhiều năm. Tôi xin nghiêng mình trước những anh linh của những người trong quận Dĩ An đã hy sinh vì nhiệm vụ với tổ quốc.
Đến nay, tôi vẫn còn nhớ mãi Nghĩa quân Nguyễn Văn Giữ, người cận vệ can đảm đã theo tôi suốt bao nhiêu năm. Vì lúc ấy tôi đi đứng phải chống gậy nên ông đã giúp, đỡ đầng tôi trong những lần nhảy trực thăng hay leo đồi lội suối trong các cuộc hành quân, ông luôn bên cạnh để bảo vệ tôi. Ông đã chết trong trại cải tạo năm 1979 vì bạo bịnh mà không có thuốc chữa. Thỉnh thoảng chúng tôi có gởi qùa về gia đình để đền đáp công ơn ông đã giúp tôi suốt thời gian tôi làm việc tai Dĩ An.
Trong đời binh nghiệp của tôi có ba chiến sĩ cận vệ và luôn luôn sát cánh bên tôi trong các trận mạc nay đã ra người thiên cổ. Ngoài Nghĩa Quân Nguyễn Văn Giữ tôi vẫn còn nhớ và không quên ơn cố Trung sĩ Nguyễn Văn Liễn, trước khi ông tử trận ở quận Bồng Sơn tỉnh Bình Đinh ông là Hạ sĩ thuộc toán Biệt kích của tôi lúc tôi còn là Tiểu đoàn Phó Tiểu đoàn 3 TQLC. Ông nầy đã tận tình lo cho tôi lúc bị tôi bị thương nặng nằm bịnh viện Huế và Đà Nẳng. Còn một chiến sĩ nữa cũng luôn luôn sát cánh cánh bên tôi ngoài chiến trường là Hạ Sĩ I Nhứt Hồ, nhân viên truyền tin của tôi đã bị tử trận ở Vùng I Chiến thuật. Tôi luôn thành kính tưởng niệm và ghi ơn ba chiến sĩ nầy đã giúp tôi rất nhiều.
Đêm Chờ Sáng Và Cũng Là Đêm Cuối Cùng Chấm Dứt Đời Binh Nghiệp Của Tôi Đúng 21 Năm.
Tất cả các chiến sĩ Địa Phương Quân, Nghĩa Quân và Viên chức quận, xã, ấp và CBXDNT cũng như CSQG trong quận đều tuân lệnh Thượng cấp quyết ở lại cố thủ. Nhưng đến đêm 29 rạng 30 tháng 4, chúng tôi bị bỏ rơi chới với vì mất liên lạc với Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu tỉnh Biên Hòa và không biết phải nhận lệnh nơi đâu. Đông Tây Nam Bắc chẳng còn ai yểm trợ, trong khi đó chúng tôi được tin tình báo là một Trung đoàn Cộng sản BV cùng chiến xa T54 đã di chuyển từ hướng Tân Uyên tới rừng Cò Mi phía Bắc quận Dĩ An rồi dừng lại đấy. Chiều hôm đó tôi phải nhờ Pháo binh của Căn cứ TQLC bắn chận mấy trăm quả 105 và 155 ly. Vị chỉ huy căn cứ Sóng Thần giúp tôi lúc đó là Trung tá Ân và cũng là Chi Huy Trưởng TTHL/TQLC. Vị Sĩ quan trực tiếp chỉ huy các pháo đội TQLC bắn yểm trợ là Đại uý Minh TQLC, hiện ông Minh đang sống cùng gia đình tại San Jose.
Chúng tôi tiến thối lưỡng nan, thôi đành phải liều quyết tử thủ tới đâu hay đến đó, đành phó mặc số phận cho Trời định.
Thật là một đêm hãi hùng, hồi họp, tất cả từ quan tới lính súng chống chiến xa, súng đại liên và súng cá nhân cầm tay, thức sáng đêm chờ địch nơi phòng tuyến. Tiếng súng pháo binh và đại bác của chiến xa ta và địch nổ vang dội từ hướng Hậu Nghĩa và căn cứ Sư đoàn 25 BB tại Củ Chi. Nhìn những ánh sáng hỏa châu chiếu chập chờn nơi cuối trời ở phương Tây, phương Đông và phương Bắc, và nhìn về hướng Saigon thấy ánh đèn phi cơ trực thăng lên xuống, chúng tôi đoán là Mỹ đang tiếp tục bốc người của họ di tản, anh em chúng tôi rất não lòng không biết vận mạng quận Dĩ An nói riêng và vận mạng miền Nam sẽ ra sao? Mong chờ đến sáng rồi sẽ tính. Nhưng vào gần sáng toán quân thám thính ở tiền đồn gọi máy báo về Bộ Chỉ Huy Chi Khu là chiến xa địch đã đổi hướng bọc xa lộ vòng đai từ hướng Lái Thiêu trực chỉ Saigon.
Gỉã từ vũ khí trong sự uất hận và tủi nhục.
Quân lịnh buông súng rã hàng
Xé tan đời lính, vạn người khổ đau !
( Trích bài thơ Đêm Cuối Cùng của TN)
Sáng hôm sau lúc10 giờ, tiếng nói Đại Tướng Dương Văn Minh loan báo trên đài phát thanh Saigon ra lệnh tất cả các đơn vị buông súng đầu hàng. Cái tin sét đánh làm cho mọi người từ quan tới lính, cả trại gia binh và dân chúng đều bàng hoàng rơi lệ. Tôi liền dùng máy truyền tin thông báo cho các chiến sĩ và viên chức quận, xã, ấp hủy diệt tất cả tài liệu, hãy rời đơn vị và nhiệm sở với những lời chúc lành cùng họ và gia đình, và nói vài câu giã từ trong nghẹn ngào uất hận, không cầm được nước mắt.
Sau đó vợ chồng chúng tôi và một số anh em chiến sĩ có gia đình tại Thủ Đô rời căn cứ di chuyển về Sàigòn, vì chậm trể sẽ rất nguy hại khi bọn Việt Cộng địa phương vào chiếm căn cứ. Nhưng sau đó chúng tôi được tin là đến chiều hôm đó bọn VC mới dám vào Chi Khu.
Toán di tản của chúng tôi gồm có một xe Jeep, trên xe có tôi, vợ tôi một tài xế và hai cận vệ, Thiếu uý Tâm BCH Chi khu và Đại uý Vân, Giang đoàn trưởng Giang cảnh sông Đồng Nai, tỉnh Biên hoà. Đại uý Vân là em vợ của tôi vì thương chị nên ở lại với chúng tôi trong đêm cuối cùng. Trưa ngày 29/4/75 theo lịnh của Bộ chỉ huy Giang cảnh, Đại uý Vân cho tất cả tàu của Đại đội Giang cảnh về căn cứ ở Nhà Bè nhưng ông ở lại với chúng tôi từ chiều ngày ấy. Nếu ông muốn ra khơi để gặp Đệ Thất Hạm đội thì quá dễ dàng. Theo sau xe Jeep của tôi còn có một chiếc xe GMC và một chiếc Dodge 4x 4 chở các anh em của Bộ chỉ huy Chi Khu đi theo.
Mới ngày nào khi ra phố quận hay vào xã ấp gặp gỡ đồng bào, anh em chúng tôi lấy làm hãnh diện với dân chúng vì công cuộc bình định lãnh thổ được tốt đẹp. Nhờ những sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ Địa Phương Quân, Nghĩa Quân và công lao nhọc nhằn của các Viên chức xã ấp, Cán bộ XDNT và lực lượng CSQG, nên đồng bào Quận Dĩ An được vui hưởng cảnh thanh bình trong nhiều năm qua.
Nhưng sáng hôm nay, khi chúng tôi đi ngang qua khu phố chợ Dĩ An, đông đảo dân chúng ngậm ngùi đứng nhìn chúng tôi đi qua, tôi cảm thấy xấu hổ mà muốn độn thổ vì nay mình là lính bại trận. Thoáng nhìn nét mặt u buồn của đồng bào tôi biết là họ đang âm thầm, lặng lẻ tiễn đưa và từ giã chúng tôi ra đi trong sự nghẹn ngào và thương tiếc! Anh em chiến sĩ chúng tôi buồn lắm ! vì phải bỏ họ lại trong tình thương và nỗi nhớ.
Ra đến ngả ba Cây Lơn và Quốc lộ số 1, toán BCH chúng tôi tháp tùng đoàn quân di tản của các đơn vị thuộc SĐ18, các đơn vị thuộc căn cứ Long Bình gồm có Công binh, Pháo binh vv.. kẻ đi xe nguời đi bộ lũ lượt đi về hướng Gia Định để về Saigon. Đến gần cầu Gò Dưa xe Jeep của tôi bị vài tên du kích trong làng bắn một quả B40 nhưng không trúng và rơi nằm ngay giữa đường lộ trước đầu xe. Chú tài xế tránh quả đạn và phóng ga chạy nhanh cho ra khỏi tầm mắt mấy thằng du kích nầy. Thật buồn! và bực tức, tôi chửi thầm : Đồ khốn kiếp! trước đây một ngày chúng bây thấy bóng dáng anh em chiến sĩ chúng tao là chúng bây chạy chết cha! Bây giờ theo lịnh cấp trên chúng tao đã buông súng mà chúng bây hành động hèn hạ như thế. Nếu xe Jeep bị trúng một trái B40 thôi thì chắc chắn tôi và vợ tôi với vài anh em bị tiêu mạng.
Trên đường di tản từ Quốc lộ số 1 về Saigon, tới Gia định chúng tôi gặp thấy nhiều xác chết của những người chiến sĩ Dù và BĐQ? nằm rải rác đó đây lẩn lộn cả những thây của dân chúng có cả phụ nữ và trẻ con. Quang cảnh thật là vô cùng thê thảm. Khi về đến Chợlớn chúng tôi vẫn còn nghe lác đác những tiếng súng nổ ở hướng ngả tư Bảy Hiền của các anh em chiến sĩ Nhảy Dù có lẽ tức mình rồi bắn chỉ thiên như có vẻ không bằng lòng tuân lịnh đầu hàng.
Khi về tới nhà cha mẹ vợ tôi gần hãng Beer ở Chợlớn, chúng tôi từ giã các chiến sĩ của Bộ Chỉ Huy Chi Khu Quận Dĩ An để ai về nhà nấy. Các anh em khóc sụt sùi và hứa hẹn hôm nào sẽ trở lại thăm chúng tôi. Nhưng tôi tự nói trong lòng : Than ôi! Nước đã mất rồi, biết ngày mai sẽ ra sao ???
Ngày 30/4/1975 đã chấm dứt đời Binh nghiệp của tôi đúng 21 năm, vì ngày nhập ngũ cũa tôi cũng vào tháng 4 năm 1954.
Vợ tôi đã chứng kiến những sự việc đã xãy ra tại quận Dĩ-An vào những ngày cuối cùng và thấy những thảm cảnh trên đoạn đường di tản về Sàigòn nên viết vài dòng thơ như những lời than thở khi nhớ đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 không bao giờ quên./.
Nhớ ngày tháng Tư
Tháng Tư cũng lại trở về
Gợi người viễn xứ vọng về cố hương
Nhớ chăng ngày ấy uất hờn
Lệnh đành buông súng tan hàng đớn đau .
Nhớ chăng ngày ấy thảm thương
Anh hùng tuẩn tiết, giữ tròn thanh danh
Nhớ chăng ngày ấy điêu linh
Gia đình tứ tán, cửa nhà tan hoang
Nhớ chăng ngày ấy hãi hùng
Dắt dìu chạy loạn, xác người ngổn ngang
Nhớ chăng ngày ấy ngậm ngùi
Âm thầm bỏ xứ, mắt nhoè lệ rơi
Nhớ chăng người chẳng ra đi
Mang thân tù tội, lưu đày Bắc phương
Nhớ chăng khổ nhục anh hùng
Thất thời lỡ vận, phải đành tan thương
Nhớ chăng những bậc vợ hiền
Gian truân dầu dãi, gánh gồng nuôi con
Nhớ chăng bụng mẹ còn mang
Con chưa biết mặt, thân cha chết tù
Còn bao cái nhớ đoạn trường
Nhớ đi, nhớ lại không ngừng lệ rơi
Bây giờ lạc mãi trời xa
Mấy mươi năm lẻ, tháng Tư ngậm ngùi ./.

NGUYỄN MINH CHÂU
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Hai 2012(Xem: 21977)
Mình xem kìa! mùa thu sắp tàn, nhưng vẫn đẹp lắm, nếu biết nhìn, ta sẽ thấy mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng của nó. Và này… mình ơi! trên chặng đường cuối cùng, chúng ta vẫn còn đủ cả đôi, đó chẳng phải là một điều may mắn hay sao?
19 Tháng Hai 2012(Xem: 21272)
Mong vô cùng một ngày nào đó , chúng ta sẽ có một David, Ted, Anthony, William... Nguyễn, Phạm, Lê, Huỳnh… ở Mỹ; hay một Pierre , Daniel, Francois, Jean… Trần, Ngô, Đặng, Lý… ở Pháp, hay một Tuấn, Sơn, Minh, Nam.. Bùi, Đoàn, Phan, Trương ở Việt Nam...đi tiếp được con đường ông Steve Jobs đã đi. Lúc đó chắc là bưởi Biên Hòa, chôm chôm Long Khánh, măng cụt Lái Thiêu , hay nhãn lồng ở Huế sẽ có chỗ đứng trang trọng cạnh bên trái táo cắn dở mà ông Steve Jobs đã vĩnh viễn bỏ lại sau lưng...
19 Tháng Hai 2012(Xem: 26591)
Xã hội Việt Nam ngày nay oan trái chập chùng, tang thương như thế! Nếu không biết cùng nhau toan liệu, ngày một ngày hai càng đổ nát, vô phương xoay trở! Hãy cùng nhau vùng lên tự cứu!
18 Tháng Hai 2012(Xem: 20251)
Sài Gòn như một người tình đầu đời, để cho ta bất cứ ở tuổi nào, bất cứ đi về đâu, khi ngồi nhớ lại, vẫn hiện ra như một vệt son còn chói đỏ. Sài Gòn như một mảnh trầm còn nguyên vẹn hương thơm, như một vết thương trên ngực chưa lành, đang chờ một nụ hôn dịu dàng đặt xuống.
17 Tháng Hai 2012(Xem: 20301)
Tôi lặng thinh, cô đơn trên bãi vắng, một mình. Không biết mấy ngày. Không biết mấy đêm. Bây giờ tôi không đủ sức để khóc thì làm sao đủ sức để nối hay gỡ những mối dây định mệnh.
14 Tháng Hai 2012(Xem: 20430)
Đáng lẽ với tình trạng đó, con Sơn ca phải ẩn mình - dù phải chờ chết cũng phải giấu biệt bộ lông xơ xác của mình để mọi người còn giữ được trong lòng những hình ảnh và sự nuối tiếc tuyệt đẹp về cô. Tôi thương cô, mong mỏi cô bình an hơn, ở một nơi nào đó....
13 Tháng Hai 2012(Xem: 23395)
Các anh chị cũng tự hào kể về cha mình, dù tuổi cao, sức yếu, vẫn đóng góp công sức cho cộng đồng người Việt đồng hương qua những buổi họp hội đoàn, đóng góp những đồng bạc chắt chiu do con cháu gởi tặng, những đồng tiền dành cho người già của chánh phủ Mỹ cho hàng tháng để dành tặng cho hội H.O và T.P.B, trẻ em nghèo khổ
12 Tháng Hai 2012(Xem: 27792)
Ở bên này, không có giống mai vàng mộc mạc má yêu thương. Những khi nhớ má, thì thật ngược đời, tôi lại khát khao được nâng niu một cánh mai vàng. Lúc ấy mà được ở bên nhà, tôi nhất định sẽ cùng má bón phân, tưới nước cho mai.
12 Tháng Hai 2012(Xem: 22053)
“Nhốt mầy lại coi mầy còn phá nữa hết”. Gió chun vào thổi phồng quần lên. Hai ống quần bọc no nứt gió, bay nằm ngang trên không trung như hai khúc dồi. Nó vừa muốn túm lưng quần lại đề gói gió trong ấy, thì chợt nhận ra rằng ở đâu cũng có gió hết, gió chạy trên người nó để trôi ra phía sau, gió thổi cát bay, gió lay tàu chuối.
12 Tháng Hai 2012(Xem: 26776)
Nghe mà thấm thía hai tiếng Lạy Chúa của cái bà bắc bán xi rô đá nhận bên trường thầy Chín ngày nào. Mà cũng đâu biết đựơc chuyện đời ngày sau sẽ ra sao phải không? Không chừng nếu có một giáo phái nào đó tu như tui thì thế giới sẽ an bình phè phởn hơn nhiều.
12 Tháng Hai 2012(Xem: 26394)
Ai người tình nghĩa đồng hương xin làm ơn làm phước mà giúp tui kiếm dùm cho nó một con bé chủ tiệm vàng chứ không thì cái cỡ làm biếng bầy hầy như thế này thì chắc là tui phải nuôi nó suốt cả một đời. Mà tui thì còn phải đi tìm nhỏ Mai ngày xưa năm cũ. O La La! Biết đâu nhỏ Mai giờ là bà chủ tiệm vàng có cô con gái đẹp không chừng. Có vậy mà nãy giờ không nghĩ ra.
05 Tháng Hai 2012(Xem: 20175)
Buổi lễ tiển biệt được kết thúc trong bầu không khí trang nghiêm, nhưng ấm áp tình cảm gia đình đã để lại cho tang gia và đồng hương đến tham dự với những cảm xúc khó quên. Hương linh Bác sáu Lê văn Nhơn còn phảng phất đâu đây chắc hẵn sẽ mỉm cười…
02 Tháng Hai 2012(Xem: 19329)
đã gói ghé tấm lòng của Ban Biên Tập ( Với đoạn văn “ Những kỷ niệm thời thơ ấu” Kính mong bác sáu luôn mạnh và hình ảnh hai anh Nghĩa, Kỉnh vẫn còn kề cận bên bác sáu). Và hôm nay bác sáu đã ra đi, thân xác sẽ trở về với cát bụi, nhưng hương linh những người con bỏ ra đi trước, cũng sẽ trở về đoàn tụ với bác sáu nơi cõi vĩnh hằng…
26 Tháng Giêng 2012(Xem: 19572)
Tôi thắp hương trên bàn thờ Phật. Cung kính niệm Đức Dược Sư Quang Như Lai. Xin cho bình an và cứu độ muôn loài. Tôi cầu nguyện cho Cữu huyền thất tổ , cha mẹ hai bên. Xin gia hộ cho chồng tôi sức khoẻ tốt hơn, cho các con, các cháu tôi khoẻ mạnh, vui vẻ, biết yêu thương và biết chịu đựng mọi khó khăn, trắc trở của đời sống.
26 Tháng Giêng 2012(Xem: 19117)
Chuyện bình thường trong xã hội này không dưng trở thành nỗi ngạc nhiên trong một thể chế khác. Hình như có những chiếc lá vàng may mắn đã bay lượn trong hoan ca trước khi về với đất...
25 Tháng Giêng 2012(Xem: 19377)
“Tôi không thể ngồi yên Khi nước Việt Nam đang ngã nghiêng Dân tộc tôi sắp phải đắm chìm Một nghìn năm hay triền miên tăm tối
24 Tháng Giêng 2012(Xem: 22672)
Thưa các anh, các anh đã gục ngã với tình yêu quê hương, vì hai chữ tự do cho tha nhân, chúng tôi những người sống sót trong cuộc chiến, không bao giờ quên các anh, mong được về thăm lại những nơi mà chúng ta đã cống hiến tuổi thanh xuân cho tổ quốc.
24 Tháng Giêng 2012(Xem: 19147)
Đã bao mùa Xuân trôi qua ...có nhiều biến chuyển trong cuộc đời...Ba và thầy Rao đã yên lành nơi cõi vĩnh hằng. Tôi vẫn không quên những lần thầy đến nhà tôi, Ba và thầy đứng cạnh hồ cá trước sân nhà. Cả hai nói về chuyện thời sự và về việc học của tôi. Thầy luôn luôn quan tâm ..
18 Tháng Giêng 2012(Xem: 26085)
Đau quá nên đâu biết đã chín giờ tối, có lệnh lên tàu hỏa. Tay kéo lê chiếc sac marin, bước thấp, bước cao lê lết lên tàu. Điều kỳ lạ là mới vừa ngồi xuống, thở phào, chợt nghe cơn đau dịu xuống, rồi vong bặt
16 Tháng Giêng 2012(Xem: 26563)
Hồi đó, tôi chưa đọc Kinh Phật nên không lý giải được hiện tượng kể trên. Về sau, trong những năm cày cuốc trên Khu Kinh Tế Mới Bảo Lộc, tôi lần mò đọc Kinh Luận mới vỡ lẽ. Nếu hồi đó tôi hiểu được lẽ "Tùy Thuận Duyên Giác",
16 Tháng Giêng 2012(Xem: 18633)
Anh đó, Nuôi dưỡng bằng đất bồi Cửu Long, Tim đỏ thắm như bã trầu của mẹ quê, sinh con trai lớn lên làm cách mạng, ôi cách mạng Thế Giới Thứ Ba nổi trôi hơn thân phận con người.
10 Tháng Giêng 2012(Xem: 25880)
Ngựa hoang muốn về tắm sông, nhẫn nhục. Dòng song mơ màng chết trong thơm ngọt! Trong cuộc sống có lúc cảm thấy đau khổ tột cùng, rồi hắn đắc ý với câu nói của vua Lia trong tác phẩm của văn hào Shakespear :- "khi con người ta đau khổ đến cùng cực là lúc ta sung sướng nhất !
08 Tháng Giêng 2012(Xem: 19364)
Những điều em nghĩ về anh, tưởng tượng về anh thuở đó đã tạo trong em hình ảnh một người khổng lồ, là anh. Và em đã yêu anh qua hình ảnh người khổng lồ đó. Nhưng anh nào có biết gì đâu.
02 Tháng Giêng 2012(Xem: 18762)
Bài toán cuộc đời chưa và có lẽ sẽ chẳng bao giờ tìm được ẩn số hài lòng người giải nhưng cứ mỗi một năm mới đến lại đem theo hy vọng cho một dấu nhân của chia xẻ và thương yêu, một dấu trừ cho bạo lực và chiến tranh. Được như vậy thì có lẽ mùa Xuân sẽ vẫn ở quanh năm trên quyển sổ cuộc đời.
30 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 19774)
gã sẽ về thăm lại chốn tù đày thuở nọ. Để có dịp ngắm nhìn Bến Ngọc dưới trăng thanh, lấp lánh khoe ánh ngọc. Để buổi chiều tà trên đỉnh Dốc Phục Linh, ngồi lặng ngắm bầy chim sãi cánh tìm về tổ ấm. Để đắm mình trong Dòng A Mai trong vắt, rồi nửa đêm thao thức, văng vẳng bên tai xào xạt, sóng bổ ghềnh.
27 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 19563)
Ngày xưa, ông Carnot khi thành nhân còn có dịp về ngôi trường làng thăm thầy cũ. Những Carnot Việt Nam trong những ngày tàn của thế kỷ có một quê hương mà không được về. Đến khi về được chắc không còn thầy để thăm.
25 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 18564)
Tôi đã chạy như bay đến bệnh viện khi được thằng con trai báo tin là vợ tôi đã được cứu sống. Tôi lao vào căn phòng có vợ tôi đang nằm im lìm, thoi thóp. Tôi kịp giữ nàng lại lúc nàng cố gắng lấy sức tàn để đập đầu vào tường tự sát một lần nữa. Tôi ôm nàng và khóc như chưa bao giờ được khóc. Tôi van xin nàng hãy vì tôi, vì các con mà sống.
21 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 19272)
Con người nào có hơn gì cây cỏ! Thiên nhiên làm chủ vạn vật; con người chỉ là sinh vật nhỏ bé trong vũ trụ bao la. Dù ở nơi nào trên mặt đất, con người vẫn chỉ là sinh vật nằm trong bàn tay của Thượng Đế.
21 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 19311)
Rồi ngày tháng dần trôi, cháu ngoại em nay đã vào lớp 9. Cháu ngoại tôi cũng chuẩn bị vào lớp1. Gặp tôi, em nở nụ cười và gật đầu chào. Tôi đáp lại. Gặp nhau chẳng biết nói năng gì?. Tôi định chép lại những bài thơ để tặng em. Chắc ngày xưa em có đọc, nhưng bây giờ không còn nhớ. Nếu em có địa chỉ email thì hay quá.
14 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 20113)
Tôi có nghe ai đó nói: Với thế giới này, bạn chỉ là một người. Nhưng với một người, bạn là cả thế giới của họ. Cảm ơn bác, cảm ơn người đàn bà nhặt lon trên đất Mỹ. Chính bác đã mở ra trong tâm hồn cháu cả một thế giới lắng đọng bao la: Một thế giới kiến tạo từ đôi tay gầy guộc của người mẹ tần tảo.
09 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 21400)
Những cánh cửa hé mở... Những dòng đời trôi theo một nhịp thiết tha, trôi theo mệnh nước, trôi theo phận người, trôi nổi bềnh bồng, chan chứa đam mê, đau khổ, và khát vọng trong ánh sáng chói lòa của tình yêu. Tình yêu, từ thuở hồng hoang, chỉ đơn thuần có hai màu trắng và đen.
06 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 18737)
Không biết đối với mọi người mùa Giáng Sinh ra sao, riêng tôi, mùa Giáng Sinh ở tuổi nào vẫn đem lại màu xanh tươi vui mà tâm hồn tôi luôn mở ra để đón nhận.
04 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 24761)
Tự dưng ông Dũng thở dài đứng bật dậy đặt nhẹ tờ giấy bạc lên bàn rồi bỏ đi ra bên đường, nheo mắt nhìn lên bầu trời xanh thẩm mà ngở như là mình đang trên chiếc xe đạp thả dốc Kỷ Niệm gió phanh ngực áo về hướng Biên Hùng mắt đỏ hoe. Hẳn là đã vướng bụi đời lang thang .
02 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 25755)
Mau quá tụi bây há! Thoáng cái mà đã gần nữa thế kỷ rồi. Cũng như thằng Luận nói, tao chẳng bao giờ nghĩ là tao sẽ sống đến ngày nay mà gặp lại được tuị bây. Vậy thì ơn trời đất ban cho, từ nay về sau sống thêm ngày nào thì ráng mà vui thêm với đời ngày đó vậy, coi như tụi mình đã lấy lại vốn và đang gom lời.
01 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 20145)
Theo quan niệm của người Á Đông mình, được gọi là THỌ khi đã bước qua tuổi 60, lục tuần, tức là đã đi hết một vòng tuần hoàn của thiên can, địa chi.Đối với tôi, đó cũng là điều hảnh diện và sung sướng khi cảm nhận mình hiện diện trên cỏi đời nầy được 60 năm,
29 Tháng Mười Một 2011(Xem: 16798)
Khi đề cập đến phụ nữ Việt Nam, ai ai cũng đều thừa nhận rằng từ ngàn xưa cho đến nay họ là những người đàn bà dịu hiền, thùy mị, đoan trang, đảm đang, trung trinh tiết hạnh, giàu lòng hy sinh
28 Tháng Mười Một 2011(Xem: 17870)
Chẳng ai biết tên thật của ông ta là gì, mãi cho đến lúc câu chuyện khủng khiếp đó xảy ra. Thường ngày Người Chăn Vịt Trại Châu Bình chúng tôi vẫn gọi ông là ông Năm Cò. Tôi cũng không hiểu tại sao ông lại có cái tên này.
25 Tháng Mười Một 2011(Xem: 18261)
Chán đời phiêu bạt bị gậy trờ lại mái nhà xưa đuổi gà cho vợ, đến ngày lể Tạ Ơn nhìn mặt mình trong kiếng sao thấy gần giống con gà tây ngoài vườn. Chắc là tại ăn nhiều gà quá hay chăng?
24 Tháng Mười Một 2011(Xem: 19661)
Ấy chết! Thứ Năm tuần này là Lễ Tạ Ơn, sao Lão Móc lại đi nói chuyện bá láp làm phiền nhiều người như vậy nhỉ? Nhân Lễ Tạ Ơn, Liên Đoàn Gà Tây toàn quốc có tặng Tổng Thống Hoa Kỳ một con gà tây, và con gà tây này sẽ được Tổng Thống tha mạng,
21 Tháng Mười Một 2011(Xem: 19645)
Đã 20 năm rồi, những kỷ niệm về muà Tạ Ơn đầu tiên trên nước Mỹ vẫn còn nằm nguyên trong trí nhớ cuả tôi. Tôi yêu đất nước này biết bao, một lần trở về chốn cũ
16 Tháng Mười Một 2011(Xem: 21162)
Một số cặp vợ chồng tân tiến muốn gọi nhưng vẫn còn ngượng ngùng với hàng xóm, chỉ thầm kín tỏ tình với nhau trong buồng, thỏ thẻ chỉ đủ hai người nghe với nhau
02 Tháng Mười Một 2011(Xem: 22749)
Tôi biết… tôi biết… Hễ nói tới chiếc áo dài trắng là mọi người nghĩ ngay đến sự ngây thơ hồn nhiên, vẻ dịu dàng xinh xắn của các cô nữ sinh. Nhưng nào có ai biết đưọc nổi khổ của bọn con gái tụi tô
01 Tháng Mười Một 2011(Xem: 18125)
Hò… ơ… Rồng chầu ngoài Huế, Ngựa tế Đồng Nai. Nước sông trong sao cứ chảy hoài, Thương người xa xứ lạc loài đến đây.
31 Tháng Mười 2011(Xem: 18847)
con còn đi khắp thế gian khóc cười. Cuộc đời là vậy đó. Con còn nặng nợ với đời và sẽ tiếp bước ba, theo sau . Câu trả lời chỉ còn là thời gian. Vĩnh biệt ba kính yêu của con.
28 Tháng Mười 2011(Xem: 19395)
Xin được phép mượn lời của nhà thơ Phan Văn Trị trong bài họa với Tôn Thọ Trường ngày xưa “Ai về nhắn với Chu Công Cẩn, Thà mất lòng anh, đặng bụng chồng” để trả lời với những ai vẫn còn trách cứ,
23 Tháng Mười 2011(Xem: 19598)
Tiếng khóc nức nở làm tôi tỉnh lại, tôi thấy thằng Đầu Bự đang ôm xác thằng kia khóc lóc. Tôi la lên Đầu Bự… Đầu Bự…đừng…đừng… Hắn quay lại nhìn tôi, rồi từ từ leo lên bàn. Tôi thấy hình như hai đứa nhập lại thành một và từ từ ngồi dậy
21 Tháng Mười 2011(Xem: 18118)
Mùa Thu là mùa của lá rụng, ai cũng ngẩn ngơ nhìn cảnh tàn tạ của những chiếc lá khô đã sống hết một đời của lá, rơi xuống và nằm thinh lặng trên mặt cỏ
17 Tháng Mười 2011(Xem: 19287)
Hòa trong nỗi sầu vào thu, suối mơ cũng buồn vì suối lưu luyến tình nhân thế. Nỗi buồn tưởng không thể nào trong sáng hơn thế, tình yêu tưởng không thể nào trong sáng hơn thế, chẳng bợn chút dục vọng, sầu thương, mà dường ru con tim nguôi ngoa lắng dịu.
13 Tháng Mười 2011(Xem: 21028)
Em không nghe, không biết gì hết… Nhưng còn tôi, tôi nghe và hiểu được sự rung động của tim mình và cũng biết rằng mình đang yêu nhưng không nói ra được vì …vì nhút nhát, rụt rè… của cái tuổi học trò mới lớn đang biết yêu. Cũng có thể em đã nghe nhưng vẫn giả đò làm ngơ, như con nai vàng ngơ ngác
03 Tháng Mười 2011(Xem: 20154)
Để rôi năm tháng dần trôi theo cõi đời nghiệt ngã, ông cởi áo đi tù, gậm nhấm nỗi hờn vong quốc, bà vẩn ở lại nhà đêm đêm cố tìm lấy hơi ấm của chồng qua manh áo cũ.