4:23 SA
Thứ Năm
2
Tháng Năm
2024

Mãnh vườn của ba tôi -Nguyễn thị Thêm

25 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 22059)

Mãnh vườn của ba tôi

   Tôi đã kể cho bạn nghe về má tôi phá rừng khai hoang. Khi miếng đất thành khoảnh , có lằn ranh giới. Ba tôi phóng nọc trồng cây. Vườn trên trồng toàn là cà phê, phần kế dành để cất nhà. Hai bên hông nhà trồng vài cây ăn trái và hoa lá, cây, kiểng. Phần tiếp theo trồng bưởi cam, quit ,xoài tượng, khế ngọt, khế chua , mãng cầu và vài cây ăn trái khác. Khu vực vườn dưới ba tôi chia làm bốn liếp ngăn cách nhau bằng một đường mương dẫn dài xuống suối. Mỗi liếp ông quy hoạch để trồng chôm chôm, sầu riêng, dâu miền dưới , cau, trà và mít tố nữ.

 Con suối khá sâu và tương đối rộng. Bên bờ suối ông trồng một dãy trúc, tầm -vông, tre -tàu, tre mạnh- tông để giữ bờ. Ba tôi mở con đường xuống suối để chúng tôi có thể xuống tắm, câu cá, hoặc lấy nước tưới rau ông trồng gần đó để ăn. Sau này, ông đổi kế hoạch đào tại đó một cái ao nuôi cá,trồng hoa sen, hoa súng. Ba tôi coi đó là nơi để ngồi nghĩ ngơi, hưởng sự mát dịu và yên tịnh sau một ngày cật lực lao động.

 consuoi-large-content Ba tôi là một người học vấn không cao, nhưng ông có óc tổ chức, làm việc có hệ thống cũng như biết sắp xếp công việc. Vườn trên ông đào một cái giếng khá sâu để tưới cà phê. Bên bờ giếng ông đào một hố làm chỗ xuống cho cái đuôi cần vọt. Cần vọt là một dụng cụ để lấy nước giếng theo quy tắc đòn bẩy. Sát miệng giếng là cái trục. Một cây tầm vông dài được kết nối giữa trục. Một đầu cột một thanh sắt thật nặng . Một đầu cột một sợi dây dài nối đầu dây với thùng nước khá to. Khi lấy nước ta chỉ cần kéo đầu cần vọt xuống giếng cho nước vào đầy thùng. Sau đó giật mạnh lên. Theo luật đòn bẩy thanh sắt nặng kẻ kéo thùng nước lên và đầu có thanh sắt sẽ nằm yên trong cái hố đó. Do không dùng sức nhiều nên ai cũng có thể kéo thùng khá to, đầy nước lên từ cái giếng sâu. Ba tôi trồng cà phê như trồng cao su. Nhìn ngang dọc gì cũng thẳng đều nhau răng rắc. Mỗi ngày ,mọi người trong gia đình tôi đều phải đi rẫy. Rẫy là tên gọi mãnh đất vừa khai phá. Ba tôi phân công mỗi người mỗi việc. Khi mặt trời vừa chếch bóng thì cả nhà phải lo tưới cây. Ba tôi đứng giữ cần vọt. Tôi và anh tôi gánh nước tưới. Một người anh đổ nước vào thùng. Cứ thế thay phiên nhau. Có một lần, tôi gánh nước đi ngang chỗ đầu sắt cần vọt. Ba tôi không thấy, kéo mạnh, cục sắt đầu cần vọt táng tôi một cái như trời giáng. Tôi ngã lọt tót xuống hố. hai thùng nước văng ra xa. Một thùng gãy mất quai. Tôi không biết gì hết. Cả nhà tá hoả tam tinh bồng tôi đem vô chòi, xoa dầu, giựt tóc mai. Một hồi tỉnh lại cái đầu sưng một cục như trái quít. Có lẽ do trận thiên lôi đả nó mà tôi hay tửng tửng, ưa viết lung tung, buồn vui bất chợt. Vườn cà phê nhờ cả nhà chăm sóc mà tươi tốt mau đâm bông kết trái. Hoa cà phê trắng cả một vùng. Mùi thơm bát ngát. Tôi đã biết lãng mạn yêu hoa, yêu bướm từ thuở đó. Tôi nhớ trong một lần làm bích báo lớp đệ lục hay đệ ngũ. Tôi đã viết một bài về hoa cà phê. Đại khái tôi kể về cái đẹp và tinh khôi của hoa cà phê trắng tuyệt đẹp. Bây giờ già rồi tôi chỉ nhớ đến bốn câu thơ mở đầu:

Nếu em dâng hoa sen cho Phật ngự,

Hoa cà phê em kính tặng mẹ hiền,

Hoa Pensée cho giấc mộng thần tiên,

Hoa Phượng vĩ gói trọn niềm lưu luyến.

Bài viết nhỏ dù đã hơn 50 năm, nhưng cũng có bạn còn nhớ tới bây giờ. Cám ơn các bạn.

Ranh vườn nhà tôi, phía trước sát đường đi, Ba tôi trồng một hàng điều lộn hột. Ba tôi lựa giống trái thật to, hột nhỏ. Điều đủ loại giống, đỏ ,vàng và hồng. .Sau này điều đã đi vào kỹ nghệ thì mới thấy mình tính toán sai.. Người ta thu mua hột điều còn trái không mua. Cho nên hàng điều ba tôi trồng chẳng có giá trị kinh tế. Nói về hàng rào điều này, tôi có một kỹ niệm khó quên. Mỗi lần nhớ đến tôi hối hận và xấu hổ vô cùng.Thuở ấy, đất mới khai phá nên rất tốt, ba tôi lại chọn giống kỹ, nên điều nhà tôi trái rất to và ngọt.Thường thì chiều mới hái điều để đem về. Tôi và thằng em út để ý thấy điều bị mất trộm mỗi ngày. Thế là hai chị em nói với nhau lập mưu đi bắt trộm. Hôm đó nghĩ học, sáng hai chị em đi rẫy sớm, núp một góc để rình. Và đúng như dự đoán, chúng tôi bắt gặp tại trận một người đứng tuổi dừng xe đạp hái điều Hai chị em chạy ra và thật xấu hổ, với tính nông nổi trẻ con chúng tôi đã nặng lời với bác. Bác trút cái túi vãi trả lại điều rồi lẳng lặng lên xe đạp chạy đi. Tôi nhìn theo dáng lom khom trên chiếc xe cũ kỹ, thầm nghĩ có lẽ bác từ Bình lâm vô làm công đâu đó ở Bình Sơn. Bác hái điều để ăn với cơm buổi trưa. Tôi thấy mình thật là mất dạy, tại sao nặng lời với một người lớn tuổi. Nhìn mớ điều nằm lăn lóc trên đường, tôi và em tôi buồn ra mặt. Từ đó điều ven đường ai muốn ăn cứ hái. Giá gặp lại bác, nói được một lời xin lỗi, thì có lẽ tôi đã xoá được sự ân hận đã ám ảnh tôi tới tận bây giờ.

consuoi1-large-content

Gần nhà ba tôi trồng hai cây vú sửa. Một cây trắng và một cây tím. Khi chúng đã lớn và ba má tôi đã cất nhà hẳn hoi. Cây vú sửa trắng che mát một khoảng sân sau. Vú sửa nhà tôi rất ngon,ngọt lịm. Tôi nhớ mãi hình ảnh má tôi đứng hái trái. Dáng má nhỏ nhắn, ốm nhom tội nghiệp, cái khăn rằn đội trên đầu, cái áo bà ba trắng đơn sơ. Cái quần đen rộng thùng thình, hai chân trần không giày dép. Má ngước lên, một tay che nắng để tìm trái chín, một tay cầm cây cù nghéo. Mắt má nheo nheo vì ánh nắng chiếu dọi vào.. Hình ảnh thật sinh động và dễ thương. Chỉ một cử chỉ đó thôi cũng đã đủ thể hiện một bức tranh tuyệt vời về bà mẹ miền Nam hiền lành, phúc hậu. 

 Sau nhà ba tôi trồng hai cây chùm ruột. Một ngọt, một chua. Cây chùm ruột chua dùng làm gõi ăn giải cảm. Mùa Tết thì hái làm mứt, đọt lá chùm ruột ăn sống rất ngon. Cạnh đó ba tôi trồng mấy gốc trầu. Những lá trầu vàng quấn quit dưới nắng mai. Má tôi chỉ hái trầu vào sáng sớm hoặc chiều tối. Má bảo, hái ban trưa mất sức dây trầu. Cau thì ba trồng ở liếp vườn sau. Ba tôi hay phàn nàn má tôi về vụ ăn trầu. Nhưng từ trong sâu thẳm của yêu thương. Ông đã vun quén cho má tôi, những dây trầu vàng và những hàng cau ông tuyển giống thật ngon. Tôi nhớ có lần ba tôi đứng ngắm hàng cau. Ông bước tới, bước lui một hồi, ông triệu tập mấy anh em tôi lại. Ông nói;

-Cây cau này hơi xéo hàng. Mấy đứa lên nhà đem đồ nghề ra đào gốc sửa lại.

Ông anh tôi cãi lại:

- Nhưng nó lớn quá rồi Ba. Má nói quày này trái đã hái được.

- Đừng cãi, mau kêu hết lại đây. Không thẳng hàng là coi không được.

Vậy là ba tôi điều đông chúng tôi dời cây cau lại. Phải đào xung quanh gốc cau một diện tích khá rộng rồi dùng cây làm đòn bẩy, nạy gốc cau theo hướng nhắm của ba tôi, xê xít khoảng gang tay. Dời xong, ông kêu anh tôi trèo lên cắt trái quày cau “ đem lên cho má mày”. Ba tôi là vậy. mọi thứ phải ngăn nắp trật tự thẳng hàng. Nhà tôi cũng có hai cây khế. Một cây ngọt một cây chua. Cây khế ngọt lớn và xum xuê. Những chùm trái xanh mộng và khi chín màu vàng của nó ẩn có màu xanh lục . Cây khế chua trái cũng thật sai, dáng trái dài hơn, xanh thẫm và khi chín chỉ một màu vàng rực, nhìn qua là phân biệt được ngay.

Cây trái ba tôi trồng đủ cả, nhưng huê lợi chánh vẫn là vườn dưới. Đây là vùng đất thịt và bã hèm màu mỡ. Ba tôi chia làm 4 liếp chính cắt nhau bởi những đường mương thông xuống con suối cuối vườn. Con mương sâu và rộng đủ để rút nước phèn và vừa chân một người có thể nhảy qua. Mỗi liếp ba tôi quy hoạch vừa đủ tầm cở cho các loại cây phát triển với từng loại giống riêng biệt. Con mương thông ra suối, ba tôi làm một nút chặn. Mùa mưa, nước suối dâng lên, đem màu mỡ vào ươm cho cây trái. Mùa nắng ba tôi đóng nút chận và nước đọng lại trong mương để tưới cho cây. Ông làm những gàu cán dài, một đầu cột chặt một cái lon khá lớn. Cứ đứng ở bờ mương múc nước đã đầy mấp mé bờ, tát vào những gốc tiêu ông trồng gần bờ mương. Với những cây hơi xa bờ mương, ba tôi đã làm những cầu nhỏ, đứng trên cầu múc nước vào thùng và xách tưới. Những năm đầu mới khai phá, cây trồng còn nhỏ. Ba má tôi trồng những cây ngắn ngày để ăn. Tôi nhớ những cũ khoai mỡ to kinh khủng. Đất thịt mềm, cũ khoai cứ men theo đất mà phát triễn. Lúc ấy chị Tư tôi gánh về mỗi đầu gánh chỉ một củ khoai. Còn thơm, ba tôi trồng ven bờ mương. Những trái thơm tây mới lớn làm sao. Đầu trái thơm nghẽo một bên bờ mương. Thơm hái đem về, ba tôi treo ngược đầu xuống cho nó chin thật đều rồi mới cắt ra. Thơm vừa ngọt vưà nhiều nước, hương vị mãi tới bây giờ tôi vẫn không quên. Tôi nhớ có những năm mưa dầm, nước từ đầu nguồn chảy về ngập tràn vườn dưới. Dế cơm bị nước ngập hang, trồi lên bám vào những nhánh cây chôm chôm xà xuống đất. Anh tôi đem thùng xuống vườn mặc sức mà bắt, có khi đầy cả thùng thiếc dầu lửa hiệu Con Sò. Nước dâng, cóc, ếch,rắn nước bò lên nhiều nhiều lắm, anh tôi bắt chúng lỗm ngỗm trong thùng. Anh tôi lặt đầu dế cơm, nhét đậu phụng vào ruột rồi chiên vàng lên. Ngon hết biết. Có một lần, tôi ra coi anh tôi làm ếch. Anh chặt đầu một cái, hai chân trước nó chấp vào nhau như lạy. Anh cứ chặt, tôi cứ nhìn và rồi tôi như bất động ngã ra không biết gì hết. Cả nhà bồng tôi vào. Lại một màn giựt gió, xoa dầu Nhị thiên Đường. giựt tóc mai. Tỉnh lại tôi oà khóc hải hùng và bệnh một trận khá lâu. Thì ra tôi bị ánh ảnh mấy con ếch chấp tay lạy anh tôi xin tha mạng. Tôi không ăn thịt ếch từ đó đến giờ.

Ở vườn dưới, mỗi mùa trái cây, sau khi thu hoạch. Ba tôi ra chợ Long Thành mua của dì tôi mấy bao đầy đầu tôm đầu cá phế thải. Ông chở về, đào đất lên từng hố nhỏ ở vị trí cuối của tàng cây. Ông đổ phân cá vào rồi lấp đất lại. Do đó những cây sầu riêng vườn tôi rất sai. Quả béo, ngọt và dầy cơm. Trong vườn, ông chọn hẳn một cây sầu riêng và một cây chôm chôm ngon nhất để lại, không bán mão cho lái buôn. Trái của cây đó dùng để ăn và biếu cho những người thân quen. Cây trong vườn, mỗi năm ông đều chăm chút bón phân vun gốc tử tế. Ba tôi cũng mua máy bơm nước và gắn hệ thống dây tưới khắp vườn. Nước tưới là cái mương chính thông xuống suối nên không khi nào hết. Do đó vườn cây lúc nào cũng đầy sinh khí, tràn trề sức sống.

consuoi2-large-contentThế nhưng chiến tranh không chừa nơi nào. Những đợt pháo kích vào những đồn lính sai cự li. Những trận giáp chiến của hai bên. Những lần gài mìn dụ địch đã hũy hoại tổ ấm của chúng tôi. Căn nhà ngói hai gian chỉ còn trơ lại khung vách với những đồ đạc tan nát đến đau lòng. Dù vậy ba má tôi cũng không bỏ mãnh vườn thân yêu. Ông bà che chắn lợp lại và tản cư đi lên chỗ an ninh hơn. Mỗi ngày, lựa lúc an toàn nhất má tôi lại về vườn, thăm nom, tưới, hái ít hoa màu rồi vội vã về nhà. Mãnh vườn như núm ruột bị đày đi xa. Thương nhớ và vô cùng đau xót.

Miếng vườn của ba, má tôi là những kỹ niệm đẹp tuyệt vời trong tâm trí chúng tôi. Con suối nhỏ cuối vườn là nơi anh em tôi đùa giởn, tung tăng tắm lội. Là nơi, mẹ tôi và anh tôi thả cần câu cá những hôm trời mưa dầm. Những mẽ cá trê kho gừng, tô canh chua cá tràu, cá lóc nấu lá vang,nấu khế. Diã cá chạch hay lươn xào xã ớt đều bắt nguồn từ con suối dễ thương này. Bên cạnh những hàng tầm vông và trúc giữ bờ, trên khu vực trống dùng trồng rau ,cải, chúng tôi cũng từng chọn là nơi cắm trại, nấu ăn ngoài trời trong những dịp hè. Sau 30 tháng 4 ,một số du kích, bộ đội đã dùng lựu đạn quăng nát bờ suối của nhà tôi. Họ chỉ cần bắt cá không kể gì sự sói mòn của nước. Họ dùng thuốc quăng xuống suối đầu độc cá. Những con cá bị thuốc năm phơi bụng nổi lềnh bềnh thật thảm thương. Họ quăng lựu đạn vào những góc chúng tôi gài chà để cá vào đẻ khi mùa mưa. Lựu đạn đã khoét những hố sâu bên bờ và làm sạt lỡ đất. Những hàng tre bị bật gốc ngã nghiêng và lọt xuống lòng suối. Dòng nước thanh bình của con suối đã bị phá vở. Lựu đạn vô tình đã khoét những ngõ đi cho con nước xoay chiều. Nước suối tức giận đánh vào bờ, khoét dần, khoét dần những đất, bật tung những gốc tre, tầm vông bờ chắn. Sự tàn bạo và vô trách nhiệm của những con người có trong tay vũ khí đã phá vỡ những gây dựng tươi đẹp của con người và sự sinh thái của thiên nhiên. Con suối hiền lành đẹp đẻ đã bị con người phá hủy. Nó trở nên hung bạo mỗi khi muà mưa đến.Nó đã vô tình tàn phá những gì xung quanh và dần dần tự hủy diệt. Năm ngoái tôi về thăm nhà, con suối đã biến mất. Chỉ còn lại là một khoảng đất đầy cỏ dại với một dòng nước nhỏ len lõi qua những ụ cỏ vàng vọt. Những hình ảnh kỹ niệm thân thương đã bị sói mòn, giết chết thảm thương.

consuoi3-large-content

Mãnh vườn, căn nhà là những gì ba má tôi gầy dựng cho con cháu. Biết bao mồ hôi và công sức đã đổ ra trên mãnh đất hương quả này. Chúng tôi coi đó là nơi quy tụ gia đình để yêu thương và nhắc nhớ mình chung một nguồn gốc. Mãnh vườn giờ đã cằn cỗi, cây trái đã không còn màu mỡ, xum xuê như xưa. Hiện tại nghe đâu theo quy hoạch, nhà nước sẽ làm một phi trường quốc tế quanh khu vực quê tôi. Mãnh vườn nhà tôi cũng cùng chung số phận sẽ còn hay mất. Hiện tại mọi thứ đều đã thay đổi, con người và cảnh vật. Sự thay đổi đi lên lẽ ra phải hãnh diện và mừng rỡ. Nhưng sao tôi cảm nhận có một cái gì bất an và thảng thốt nơi đây.

Tôi về quê, đi một vòng nhà từ trước ra sau, từ vườn trên xuống vườn dưới rồi yên lặng đứng tựa gốc dâu mà khóc một mình. Ba Má tôi, các anh tôi đều đã mất, mãnh vườn như đang buồn bã cùng tôi cúi xuống chịu tang. Kỹ niệm thời thơ ấu hiện về ngập tràn, oà vỡ trong tôi. Tôi như con chim lạc bầy ngơ ngác trên chính quê hương mình, lạc loài trên chính mãnh đất mình đã từng vun quén. Ôi quê hương là chùm khế ngọt, mà cây khế ngọt nhà tôi bây giờ sao ăn vô lại có vị chua. Nắm một cục đất tôi quăng xuống suối, muốn nghe lại tiếng “tõm” ngày xưa. Nhưng không, chỉ một tiếng “Bịch” khô khan như một cái đấm vô tình đập vào lồng ngực. Tôi nghe nhói nơi đó. Ôi! Mãnh vườn và thời thơ dại của tôi đã bị sói mòn như con suối nhỏ.

Nguyễn thị Thêm

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Năm 2012(Xem: 19176)
Tư Thâu khập khễnh len mình giữa dòng người xuôi ngược hối hả mua bán tấp nập của phiên chợ chiều cuối năm, cũng như rồi đây phải lê tấm thân tàn lăn lóc mưu tìm chén cơm manh áo giữa chợ đời đầy nghiệt ngã đau thương!
23 Tháng Năm 2012(Xem: 22621)
tôi vẫn còn đó một chân tình…Xin cảm ơn đời vẫn còn giữ được cho tôi những người bạn chiến đấu oai hùng. Xin cảm ơn em, người con gái Việt Nam với mối tình thủy chung đỏ thắm…Vô cùng cảm ơn em, người tình của em trai tôi
23 Tháng Năm 2012(Xem: 22104)
Trong ký ức của tôi, dù đã phai nhạt theo năm tháng, nhưng kỷ niệm của những ngày xưa thân ái với gia đình, Thầy Cô và bạn bè chốn quê nhà vẫn còn được lưu giữ để nghe ấm lòng mỗi lúc nghĩ về...
23 Tháng Năm 2012(Xem: 21661)
Cù Lao Phố từ lâu đã được quy hoạch làm khu du lịch, nhưng đến nay vẫn không hề phát triển. Vẫn những con đường đất đá thô sơ, vẫn những cánh đồng hiu quạnh chờ bàn tay tạo tác của con người. Cù Lao Phố vùng đất địa linh nhân kiệt thuở nào, giờ im lìm đứng nhìn thế sự đổi thay.
18 Tháng Năm 2012(Xem: 29257)
Đêm nay thu sang cùng heo mây Đêm nay sương lam mờ chân mây Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng Như nhớ thương ai chùng tơ lòng
17 Tháng Năm 2012(Xem: 21273)
Lúc tôi vượt cạn. Cơn đau oà vỡ và con tôi ra đời. Tôi bồng chúng trong tư thế trần truồng và xăm soi toàn thân, đếm từng ngón tay ,ngón chân để biết con mình nguyên vẹn. Và niềm vui đó là niềm vui to lớn nhất trong cuộc đời làm mẹ của tôi
13 Tháng Năm 2012(Xem: 21717)
Mãi lo thả hồn miên man nhớ về những ngày phải mặc cái áo này dắt con cố đi tìm một chốn dung thân làm bà Tư không hay ông Mười đã đến đứng kế bên bà tự hồi nào. Xếp lại cái áo bỏ vô tủ ông thì thầm: - Bà cứ giữ lấy, biết đâu. Thẩn thờ quay qua bà Tư buồn rầu : - Kỳ này tui chạy đi đâu hả ông? Ôm chặc lấy vai bà ông Mười cố ngăn cơn nấc nghẹn: - Mình chạy lên trời.
13 Tháng Năm 2012(Xem: 21109)
Biết đủ là đủ phải không em? Cuộc sống em đã có nhiều nụ cười hơn nước mắt, biển đời luôn trao tặng bình lặng cho em hơn là nổi phong ba. Hãy cám ơn đời đã xoa dịu được nỗi đau làm lành được những vụn vỡ trong trái tim em.
12 Tháng Năm 2012(Xem: 20558)
Mẹ tôi chết ở miền Nam, thầy tôi chết ở miền Bắc, không biết hai người có trùng phùng ở một miền nào đó nơi thế giới bên kia? Nơi mà tôi tin rằng, không có hận thù, đau khổ, thầy mẹ tôi sẽ có một bữa cơm hội ngộ, bát tương, quả cà, bát thịt kho đông trong những ngày giá lạnh.
07 Tháng Năm 2012(Xem: 23075)
hôm nay, nơi khuôn viên đại học với những lời chúc tụng của bạn bè làm tôi nao nao nhung nhớ nhừng kỷ niệm thân thương vùng quê ngoại, có đồng ruộng mênh mông, có hình ảnh mẹ tôi dãi dầu mưa nắng hòa mình vào cuộc sống người dân quê chân chất thật thà để nuôi tôi khôn lớn bằng tấm gương hy sinh cao cả.
05 Tháng Năm 2012(Xem: 21344)
Trong số khách ruột của quán có người còn quả quyết thấy con “Củ Kiệu” có lần bay về thăm… quán(?). Nó đậu trên giàn hoa giấy trước hiên quán, nhìn nó tươi tốt hơn trước nhiều và khi thoáng có chút khói thuốc lá bay về phía nó, con chim cất lên mấy tiếng kêu kỳ lạ rồi vỗ cánh bay đi …
04 Tháng Năm 2012(Xem: 21413)
Người viết xin cảm phục những ai có thể phụng dưỡng cha mẹ già yếu ở nhà vì họ đã cố gắng khắc phục được những khó khăn trong cuộc sống hiện tại để báo hiếu cha mẹ , giữ gìn truyền thống đạo đức Việt Nam nơi xứ người.
01 Tháng Năm 2012(Xem: 24386)
Cái số của họ dường như đã được định sẳn, họ ra đi theo chương trình nhân đạo H.O cũng quá muộn màng và nơi đất tạm dung này, chưa bao giờ được nghe nhắc đến tên người Cán Bộ XDNT.
29 Tháng Tư 2012(Xem: 27776)
Nhân ngày 30 tháng Tư năm nay, xin nhìn lại hình ảnh nầy, để nhớ ngày quốc hận đau buồn, ba mươi bảy năm về trước, ngày 30 tháng Tư năm 1975, ngày Việt Cộng-Cộng Sản Bắc Việt xâm lược, cưỡng chiếm và Cộng Sản Hóa miền Nam Việt Nam Cộng Hòa, và xin nhìn lại, nhìn lại mãi mãi, đừng quên!
27 Tháng Tư 2012(Xem: 28630)
Những con người có lương tâm và tự trọng không bao giờ vui sướng được trong nỗi thống khổ to lớn ấy của dân tộc. Thử hỏi xương máu của hàng triệu con người đã ngã xuống trong cuộc chiến chỉ để tạo nên một Việt Nam thống nhất trong chia rẽ, thống nhất trong sự Hán hoá, thống nhất trong sự mất tự do và quyền làm người hay sao? Ba mươi tháng Tư - xin cầu nguyện cho tự do và nhân phẩm, cho sự Hoà hợp dân tộc và nền công lý.
25 Tháng Tư 2012(Xem: 21452)
Chúng tôi đã chiến đấu cho chính nghĩa như thế đấy, chúng tôi đã hy sinh như thế đấy, và chúng tôi đã bị bỏ rơi như thế đấy. Tôi cũng không hiểu vì sao người Mỹ phản chiến, trong đó có thầy, lại xuống đường tranh đấu, cổ vũ cho kẻ thù của chúng tôi, và ngược đãi chiến binh của chính nước Hoa-Kỳ?
25 Tháng Tư 2012(Xem: 29923)
Đứng trên đầu dốc Châu Thới, nhìn về phía phi trường Biên Hòa, pháo vc nỗ ùng oằn, khói lửa tuôn cuồn cuộn! Nhín về phía tỉnh lỵ, ánh nắng chiều tà thoi thóp trên thành phố thân yêu bên kia sông Đồng Nai đang trong cơn hấp hối, thật não lòng!
22 Tháng Tư 2012(Xem: 47670)
Tôi còn nhớ, cuộc đời Thúy Kiều ba chìm bảy nổi. Cuộc sống không may mắn đã vùi dập Kiều xuống tận đáy xã hội, thế nhưng khi gặp lại Kim Trọng nàng còn tự tin bảo với chàng :- "chữ trinh còn một chút nầy ..." thật cảm phục lắm thay!
17 Tháng Tư 2012(Xem: 25030)
Cám ơn Chị, lời nói đẹp của chị trong giờ phút tuyệt vọng của tôi, khiến nhịp đập trái tim tôi dịu lại, khi ngồi chờ đêm qua, bình minh ló dạng, để thấy lại được những đồng đội thân thương của mình !
10 Tháng Tư 2012(Xem: 29992)
Cám ơn cuộc đời đã cho chúng tôi tìm lại nhau, và trên hết cám ơn aihuubienhoa đã là nhịp cầu nối những cánh chim tìm về với quê hương, cội nguồn...
10 Tháng Tư 2012(Xem: 35112)
Tuy nhiên sự kiện quan trọng nhất trong hành trình nầy là chuyến thầy trò về thăm trường trung học Công Thanh và những ưu ái mà học trò cũ đã dành cho thầy cô dù là đã xa cánh gần 40 năm. Tấm chân tình ấy tôi rất hân hạnh đón nhận và xin xem như là một kỷ niệm đẹp nhất trong cuộc đời dạy học của tôi.
05 Tháng Tư 2012(Xem: 26726)
Ba không đủ can đảm , không đủ sức đổ máu mình để trả ơn cho họ. Nhưng Ba không hèn để phản bội họ. Ba nói thật rõ là Ba rất kính trọng những người con hiếu thảo
02 Tháng Tư 2012(Xem: 25688)
Vì ba không đủ tiền mua loại xe Nhật cho hợp với "văn minh"nên ba phải đi "con ngựa sắt" đến sở làm. Vì ba không đủ khả năng cho đàn con trai ba đi hớt tóc ở tiệm nên ba phải tập làm thợ hớt tóc, nhưng ba vẫn vui, ba vẫn cười. Ba mãn nguyện sống vui hằng ngày khi ba thấy đoàn tàu chưa đứt !
01 Tháng Tư 2012(Xem: 21856)
Thử nghĩ nếu mà những người lảnh tụ đang cai trị những xứ sở nghèo nàn chậm tiến nào đó chịu bỏ ra một ngày trong một năm tham dự cái trò chơi này một cách thành tâm thì không bao lâu thế giới sẽ có thêm biết bao là tiếng cười rộn rả hàng ngày trên khắp quả địa cầu.
01 Tháng Tư 2012(Xem: 29171)
Rồi đây mấy ai còn nhớ tới Tân Phú, Bình Long, Bến Cá, chợ Võ Sa, cầu bà Bướm nữa? Nó thuộc về một thời của quá khứ. Một quá khứ dễ thương trong lòng một người hoài cỗ.
01 Tháng Tư 2012(Xem: 20576)
Ngủ say đi con rồng nhỏ của nội. Mùa xuân đã về rồi đó. Hoa lá đang đâm chồi nẫy lộc. Cháu của bà sẽ là một mầm non tươi tốt, đem đầy mật ngọt yêu thương đến với mọi người.
28 Tháng Ba 2012(Xem: 21657)
Tiệc nào cũng phải tàn. Tình nào cũng phải tan nhưng để dành mà nhớ và có thể năm sau làm tiếp! Tôi bắt tay anh Hạnh và nhận lời cám ơn. Gật đầu tạm biệt tất cả, tôi ra về trước mà lòng cảm thấy phấn chấn!
25 Tháng Ba 2012(Xem: 29477)
riêng tao đang gậm nhấm nỗi buồn cho thế hệ bất hạnh của tụi mình, chỉ vì ba cái lý tưởng vu vơ ai đó mang về tận phương trời xa lạ nào mà cả bao thế hệ phải chết hay là sống nghèo cho mải đến hôm nay
22 Tháng Ba 2012(Xem: 29141)
Ký ức của tôi về những người bạn thời thơ ấu vẫn lưu giữ trong quyển tập Lưu Bút Ngày Xanh mà tôi luôn mang theo hành trang vào đời, đến bây giờ giấy mực đã phai màu nhưng những tấm ảnh chân dung bạn tôi vẫn còn đậm nét
20 Tháng Ba 2012(Xem: 28296)
Mấy chị em khóa 9, 10, 11...14 Ngô Quyến ơi nhào vô mà giúp tui một tay chỉ dạy cho Cụ Liệu ( Có bỏ dấu đàng hoàng đó nha ) này biết cái câu " Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ " chút nha. Xí ! Già rồi mà vẫn cứ nghênh ngang thấy Ghét !
19 Tháng Ba 2012(Xem: 22132)
Tình cảm với nhau phải nói là tràn trề như vậy, nhưng có những lúc bà thấy ray rức. Rằng về mặt pháp lý, dù bà đã ly hôn, nhưng khi đến với ông như thế này là… không phải. Hiểu tâm sự của người yêu, ông chỉ biết an ũi cho bà
19 Tháng Ba 2012(Xem: 20732)
Tôi tiếp tục bước đi trên đường phố Biên Hòa với nhiều thay đổi, nhà hàng tụ điểm ăn chơi mọc lên như nấm, mọi người đều “ hối hả vui chơi” trong cuộc sống hằng ngày, không biết có ai còn nhớ đến tháng ba với những mảnh đời bất hạnh.
19 Tháng Ba 2012(Xem: 21234)
Thế là sau 42 năm, từ năm 1970, bạn bè rời trung học Ngô Quyền, tôi mới gặp lại Hạnh. Rồi sau 2 năm đại học, mùa hè đỏ lửa, chúng tôi vào quân đội, vào Thủ Đức. Thằng khóa 3, đứa khóa 5. Ra đơn vị, cùng về Miền Tây, đứa Trà Vinh, đứa U Minh Chương Thiện.
16 Tháng Ba 2012(Xem: 28671)
Vàng trên thế giới được thể hiện qua nhiều dạng thức con nên mở rộng tầm nhìn. Một cô con gái đẹp hiền lành, nết na, thông minh có học thức và biết chăm sóc gia đình là một hủ vàng biết đi. Con có hiểu không?
12 Tháng Ba 2012(Xem: 23263)
Và cô một lần nữa lại mềm lòng trước gió! cô xiêu lòng, thoát khỏi nỗi ăn năn: Sao Không Nhốt Gió! Cô cay đắng với gió, nhưng cô TỊNH TÂM-cô THA THỨ cho gió. Cô mong từ chiều nay, có ghế đá công viên làm chứng, gió sẽ giữ lời hứa với cô. Gió mãi mãi là làn gió mát, trong lành ,dịu dàng. Gió hứa sẽ đi cùng cô nốt đoạn đời còn lai của cô trong AN BÌNH-HOAN LẠC.
11 Tháng Ba 2012(Xem: 26045)
Ới Thị Bằng ơi! đã mất rồi! Ôi tình, ôi nghĩa, ới duyên ôi! Mưa hè, nắng cháy, oanh ăn nói, Sớm ngõ, trưa sân, liễu đứng ngồi.
08 Tháng Ba 2012(Xem: 20490)
Những người trẻ tuổi hiện nay - các em, các cháu hình như đã thấy được, đã nghe được, đã thấu hiểu hiện tình đất nước. Vì thế những người trẻ này đang là niềm tin, niềm kỳ vọng của những người đi trước
06 Tháng Ba 2012(Xem: 23413)
mà cô nàng đưa chân bên phải ra ngoài chiếc váy đen Versace một cách điệu bộ cong cớn khiến “ nhiều bà ” nóng mặt nhưng cũng khiến “ một số ông”…trố mắt trầm trồ!
06 Tháng Ba 2012(Xem: 29505)
Mày còn nhớ không hả Dũng? Những cái vụn vặt của cả một thời tuổi nhỏ đáng yêu ấy đã theo chiếc xe ngựa lẫn tiếng còi mà đi xa rồi, còn chăng là tiếng thở dài tiếc nhớ trong đêm nay.
03 Tháng Ba 2012(Xem: 29660)
Nhờ danh thơm, tiếng tốt của Ông Đốc Vỉnh, như hương bưởi Biên Hòa, không cần quảng cáo, đã bay xa tận đến Kông-Pông-Rô, Svây-Riêng, Campuchia, mà chúng tôi nên vợ, nên chồng.
02 Tháng Ba 2012(Xem: 31207)
“Tôi là người đàn bà sống để yêu thương và viết. Trong loạt bài Người Tình Trong Tình Khúc do tôi sưu tập và viết lại không với ý nghĩa là một công việc “ thóc mách” mà viết với tâm cảm chia sẻ để chúng ta cùng chiêm nghiệm và chiêm ngưỡng những cuộc tình đẹp, mãi đẹp… dù phải chia lìa, hay vẫn có nhau bên đời này”
01 Tháng Ba 2012(Xem: 79239)
Chúng ta đã qua những trãi nghiệm dài của cuộc đời, chúng ta càng phải biết hài hòa và thương yêu mọi người hơn nữa bằng cách biết chia sẻ. Biết tha thứ. Biết quan tâm và bớt cố chấp, bớt quan trọng hoá và thực hiện những hoài bảo để trở thành một con người còn có ích cho gia đình, cộng đồng, xã hội và thể hiện được giá trị nội tâm của chúng ta.
01 Tháng Ba 2012(Xem: 26104)
Cầu chúc cho Hắn và gia đình thành đạt trong việc kinh doanh để Hắn có nhiều cơ hội về lại quê hương, để bạn bè có nhiều dịp hội ngộ trên mảnh đất địa linh nhân kiệt núi Bửu sông Đồng. Để trang mạng aihuubienhoa có thêm nhiều bài viết mới, để Café Cầu Mát luôn mãi đông vui….
01 Tháng Ba 2012(Xem: 27808)
Thôi, bà hiểu ra rồi! Cám ơn BỒ TÁT của bà! Mong có kiếp lai sinh, bà hẹn ông sẽ tái duyên lần nữa! để bà lại có dịp hành xử Hạnh Bồ Tát của bà. Mong lắm thay !!!
29 Tháng Hai 2012(Xem: 20490)
Tôi đã ý thức và tĩnh táo đi qua những ngày tháng như thế và hiện giờ đang chờ sinh đứa con đầu lòng. Chồng tôi là chàng sinh viên người miền Nam học cùng lớp, cùng ra dạy chung trường. Tình yêu của chúng tôi đến với nhau không là ảo tưởng mà là một thực tế dâng hiến vị tha.
26 Tháng Hai 2012(Xem: 26143)
Bài viết nầy tôi xin mạn phép đi sâu về phần gặp gở bạn bè, nhất là đàn em tuyển thủ Đinh công Hoàng.Về phần đề cập góc cạnh của hướng đạo sinh, có thể sẽ có bài đóng góp của các bạn Diệp Hoàng Mai, Bùi thị Lợi...Hy vọng bài viết nầy là phần kết nối với bạn bè phương xa. Trân quý.
25 Tháng Hai 2012(Xem: 25816)
Hôm trước nghe cô cháu ngoại của bác Tám tường trình rằng tiền quỷ của Hội đồng hương Biên Hòa còn có bảy tám ngàn chi đó làm tui ngẫm nghĩ sao mà ít vậy? Mấy trăm đồng hương mỗi người chỉ một trăm thì sẽ có ba trăm ngàn ngay phải không.
22 Tháng Hai 2012(Xem: 20727)
Tôi làm sao quên được giọng nói Bắc Kỳ nhỏ nhẹ, dễ thương, tính tình hiền lành đáng mến của bạn tôi ngày ấy. Bạn thường nhường nhịn và chiều chuộng tôi, với bạn điều gì tôi nói ra cũng có lý và đúng cả
21 Tháng Hai 2012(Xem: 26092)
Đối với nhiều người khác đó là điều đáng mừng-nhưng với bà-đó là NỖI ĐAU thấu tâm can. Ngôi trường thân yêu,đã in sâu vào tâm trí bà trong nhiều chục năm qua,sẽ bị xóa hết dấu tích,sẽ thay đổi hoàn toàn...
20 Tháng Hai 2012(Xem: 27095)
Riêng tôi, cảm nhận sự vô thường trong nhân thế, cảm nhận cuộc đời sắc sắc không không. Thắp 3 nén hương cho ấm mộ bạn mình cũng ấm thêm tình bằng hữu. Mượn mấy câu thơ của Tôn Nử Hỷ Khương kết thúc bài viết nầy tặng bạn bè tôi