5:35 SA
Thứ Năm
18
Tháng Tư
2024

ĐỜI SỐNG NGƯỜI VIỆT TẠI ÚC - TS LÊ THIỆN PHÚC

28 Tháng Chín 201411:49 SA(Xem: 8423)

Đời sống người Việt tại Úc.

Ts. Lê Thiện Phúc

(Ngôn ngữ học)

 

Sự hiện diện của người Việt tại Úc có thể được truy nguồn từ những năm 1950,khi nhóm đầu tiên của sinh viên Việt Nam đến Úc để theo học đại học trong Kế hoạch Colombo. Theo Coughlan (1989: 13), hầu hết các sinh viên Việt Nam tiếp tục ở lại Úc, nhưng cũng có người trở về Việt Nam sau khi họ học xongTheoCoughlan (1989: 14) thì có 938 người Việt sinh sống ở Úc trước năm 1975 bao gồm 537 trẻ em mồ côi được các gia đình người Úc bảo lãnh, 205 sinh viên Kế hoạch Colombo, 130 sinh viên Việt Nam theo chương trình du học tư nhân và 41người là nhân viên ngoại giaoCác nhóm người Việt định cư tại Úc cũng được xác định trong các báo cáo khác, chẳng hạn như Martin (1981: 156)Facer (1985: 152;Mackie (1997: 14); Thomas (1997: 274). 

VIETUC1
Người Việt tị nạn đến phi trường Canberra từ các trại vùng Đông Nam Á, năm 1979 (abc.net.au photos).

Các báo cáo này chủ yếu đề cập tới sự có mặt của những người Việt tại Úc, qua các đợt di cư của người Việt sau chiến tranh Việt Nam kết thúc vào năm 1975. Cókhoảng 125.000 người đã "vội vã di tản sang các đảo Wake Island, Guam, và Philippines" (Nguyen 1994: 45 ). Tuy nhiên từ các đợt di tản nầy,  nhóm Việt tị nạn đầu tiên bao gồm 201 người đến Sydney vào ngày 20 tháng 6 năm 1975. Một nhóm khác gồm  323 người theo sau và đến Brisbane vào ngày 9 tháng Tám, vàmột nhóm 8 người đến trên một tàu chở hàng của Nhật Bản vào ngày 3 tháng 9 năm 1975 (Martin, 1981: 156). Như vậy trong vòng 4 tháng đầu tiên sau khi chế độ VNCH sụp đổ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 có tất cả 532 người Việt tị nạnchính thức được Chính phủ Úc chấp nhận cho định cự tại Úc.  

Đa số người Việt định cư ở Úc có thể được xác định liên quan đến ba đợt di cư sau chiến tranh, chủ yếu từ vùng phía Nam Việt Nam. Theo Thomas (1997: 279-80)báo cáo thì "làn sóng đầu tiên" của người Việt rời khỏi Việt Nam bao gồm chủ yếu là những người liên quan với chính phủ miền Nam Việt Nam đã rời nước ngay sau khi kết thúc chiến tranh Việt NamCác "làn sóng thứ hai" của người Việt di chuyển ra nước ngoài, chủ yếu là tàu thuyền, dừng chân tại các trại tị nạn ở các nước láng giềng châu Á nhiều năm trước khi họ được cấp quy chế tị nạn định cư tại Úc. Các "làn sóng thứ ba" chủ yếu đến sau năm 1987; nhất là các thân nhân gia đình của cư dân Úc gốc Việt, và di cư theo chương trình đoàn tụ gia đình. Trong giai đoạn ngay sau chiến tranh, số lượng người Việt Nam sinh ra tại Úc tăng lên nhanh chóng, từ mức khiêm tốn 539 trong 1975-1976 lên đỉnh điểm 12.915 trong1979-1980 (Thomas 1997: 275). Sự gia tăng nhanh chóng của Việt sinh tại Úcnhảy vọt từ con số 2427 trong Thống kê năm 1976 đến 41.096 năm năm sau đó,trong Thống kê năm 1981.

Người Việt tại Úc không bị cô lập. H tham gia vào hầu hết các lĩnh vực trong đờisống xã hội Úc. Tuy nhiên, phẩm chất văn hóa đặc biệt của người Việt không biến mất trong quá trình hội nhập vào xã hội Úc qua quan điểm giáo dục của họ khiphải đối đầu với nhiều vấn đề trong tiến trình tái định cư của họ (Lewins & Ly1985: 22-23)Trong một nghiên cứu về kinh nghiệm mới đến phải đối đầu bởingười Việt tị nạn Việt tại Úc, Lewins và Ly (1985: 30) báo cáo rằng trong số 537người Việt có 88,7% "nói ít hoặc không có tiếng Anh". Điều này cho thấy một vấn đề chính là phải đối đầu với trở ngại ngôn ngữ của người Việt khi đến Úc. Điều này buộc họ phải tìm  cộng đồng ngôn ngữ riêng của họ trong khi sinh sống trongxã hội nói tiếng Anh của Úc. Hầu hết người Việt tại Úc có xu hướng giữ gìnphong tục truyền thống của họ, bao gồm cả việc cho con em đến trường học tiếngViệt (Lewins & Ly 1985: 62).

Trong ba cuộc Thống kê dân số gần đây nhất của Úc, Việt Nam được báo cáo làmột trong năm quốc gia hàng đầu có người di cư ở Úc. Trong thập niên 1996-2006số lượng cư dân Úc gốc Việt đã tăng lên đều đặnTrong Thống kê dân số năm 2006, số người Úc nói tiếng Việt ở nhà là 194.900 người, được xếp hạng thứ bảy trong số mười ngôn ngữ hàng đầu tại Úc. Trong số nầy có khoảng 35.100 ngườiViệt sinh ra tại Úc nói tiếng mẹ đẻ ở nhà. (Le, Phuc Thien 2013:6). Theo cuộc thống kê dân số của Úc vào năm 2011[1] thì con số người Việt tại Úc là 219,000 người, dựa theo số người nói tiếng mẹ đẻ tại nhà, như vậy trong vòng 5 năm số người Việt sinh sống tại Úc đã tăng lên 24,100 người, do đó, trung bình mỗi năm có thêm 4,820 người Việt sống tại Úc. Như vậy, tính đến hôm nay, vào năm 2014, số người Việt định cư tại Úc khoảng chừng 233,460 người.

VIETUC2            Cộng Đồng Người Việt Tự Do TB New South Wales tổ chức xuân Giáp Ngọ (lyhuong.net photo).

Gia đình di cư người Việt tại Úc sống chủ yếu ở các trung tâm đô thị lớn ở New South Wales (NSW) và Victoria. Vào thời điểm khi cuộc Thống kê dân số 2006kết thúc,  65.880 người Việt sống ở NSW, tập trung ở Cabramatta, Fairfield và các bộ phận của Marrickville. Tại Victoria có 63.643 người Việt định cư tụ tập ở ngoại ô Richmond, Footscray và Springvale với các hoạt động thương mại của họ. Như vậy,  dựa theo đà gia tăng  trung bình mỗi năm là 4,820 người, 6 năm sau, tức là vào thời điểm năm 2014, số người Việt định cư tại Tiểu bang NSW là vào khoảng 104, 440 người, và tại Tiểu bang Victoria là 102,203 người.

Một cuộc khảo sát tiến hành tại tiểu bang Victoria, Úc (Rado 1987: 15-16) chothấy rằng phần lớn (80%) số người Việt ủng hộ ý tưởng là người dân Úc gốc Việt cần học và duy trì tiếng mẹ đẻ của họ.

Có rất nhiều cách duy trì tiếng Việt ở ÚcNgoài việc hỗ trợ và khuyến khích của phụ huynh trong các gia đình Việt Nam cho con em mình sử dụng tiếng mẹ đẻ tạinhà. Tiếng Việt cũng được giảng dạy tại các trường học khắp nơi trên nước Úc. Ví dụ, tại tiểu Victoria từ năm 1979, theo báo cáo của Le (1993: 9-10), các lớp họctiếng Việt đã được tổ chức tại những nơi tập trung người người Việt nhưSpringvale, Richmond, Broadmeadows, Maribyrnong, Altona, Brunswick,Collingwood và Box Hill. Từ năm 1980 tiếng Việt đã được giảng dạy tại một sốtrường tiểu học và từ năm 1982 các lớp tiếng Việt đã được chuyển giao cho một số trường trung học công lập của Úc. Trong cùng một nghiên cứu Le (1993) cũng báo cáo rằng theo thông tin chính thức được cung cấp bởi Sở Giáo dục Tiểu bang Victoria thì vào tháng 7 năm 1992 đã có 9.325 học sinh tại Victoria nói tiếng Việtở nhà trong đó bao gồm 4,117 học sinh đang học tại các trường tiểu học, 4,659 tạicác trường trung học, 57 trong các trường học đặc biệt và 492 tại các trung tâmngôn ngữ. Trong một nghiên cứu khác, Merlino (1988: 48) báo cáo rằng trongnăm 1983 một y ban được thành lập để thiết kế một khóa học tiếng Việt lớp 12để được công nhận như một môn học Nhóm 1 trong các trường trung học Victoria; tức là tiếng Việt được chính thức công nhận như là một trong các môn học chính trong chương trình Trung học tại Úc.

Về đời sống của người Việt tại Úc, quí độc giả ở ngoài nước Úc chắc rất nôn nóng muốn biết; nhưng đây là một câu hỏi khá phức tạp, bởi vì nó liên quan tới nhiều lãnh vực như kinh tế, xã hội, tình cảm và chính trị. Nhưng cho dù là chỉ trong bốn lãnh vực nầy, nếu câu hỏi trên được đặt ra cho 100 người sinh sống tại Úc thì có lẽ cũng sẽ có 100 cách trả lời khác nhau, tùy theo quan điểm hay góc nhìn của người trả lời!

Thôi thì tôi xin trình bày "đời sống người Việt tại Úc" theo góc nhìn và quan niệm cá nhân tôi một người Việt tỵ nạn sinh sống ở Úc từ tháng 10 năm 1978 tới nay.

VIỆTÚC3
Các thiếu nữ của CĐNVTD/VIC trong cuộc diễn hành Moomba 2014 (lyhuong.net photo).

Ngay từ khi mới đặt chân tới Úc thì người Việt tỵ nạn được đưa tới các trung tâm tạm cư, tức là các hostel, nơi đây mỗi gia đình được bố trí cho vào ở một căn hộ gồm 2 hay 3 phòng ngủ. Nếu gia đình đông con thì được cấp 2 căn hộ kề bên nhau. Mỗi ngày được ăn 3 bửa, sáng, trưa chiều, tại nhà ăn chung. Sau khi ăn sáng thì đi học Anh Văn, người lớn thì có các lớp riêng, còn trẻ con thì có lớp riêng tùy theo lứa tuổi, có cả nhà giữ trẻ. Ngay từ ngày đầu tiên, mỗi gia đình được làm thủ tục lãnh tiền trợ cấp xã hội với mức tùy theo số dâu người trong gia đình. Tiền trợ cấp xã hội nầy ngang hàng với tiền trợ cấp bình thường dành cho người bản xứ và được tăng lên mỗi 3 tháng một lần, trungh bình khoảng 3%.

Vào thập niên 1980, thủ tục bảo lãnh thân nhân gần như vợ, chồng và con, phải mất thời gian khá dài, có khi tới 2 hay 3 năm mới được qua Úc. Tuy nhiên, ngay sau khi nộp đơn bảo lãnh thì những thân nhân đang chờ được qua Úc đã được chính phủ trả trợ cấp giống như đang ở Úc vậy.

Vào thời gian nầy, công việc làm tại Úc rất dễ kiếm. Ai siêng đi làm, nếu cả hai vợ chồng thì sau khoảng 3 năm thì có đủ khả năng mua một căn nhà rồi. Nếu ai có chí đi học thì được lãnh tiền trợ cấp giáo dục để đi học tương đương với tiền trợ cấp xã hội. Đối với trẻ em thì khi đi học cũng được lãnh tiền trợ cấp giáo dục ở mức thấp hơn so với người lớn. Tại Úc có nhiều người vừa đi làm vửa đi học thì được sở làm cho nghỉ làm một số giờ hàng tuần để đi học. Sau nầy trợ cấp giáo dục của Úc được đổi thành tiền cho vay không tính lời, và sau khi tốt nghiệp sẽ trả lại theo tỷ lệ mức lương chính thức kiếm được. Nếu ai sau khi ra trường mà không kiếm được việc làm thích hợp vẫn được chính phủ cho vay tiền để học tiếp lên cao. Có những người tuổi lớn, khoảng trên 50 mà siêng năng đi học có khi tốt nghiệp nhiều bằng đại học mà vẫn chưa trả nợ cho chính phủ bởi vì họ không có việc làm phù hợp và đạt mức lương cao theo qui định phải trả nợ chính phủ theo một tỷ lệ nhất định, từ 3% tới 5%. Nếu không hội đủ tiêu chuẩn qui định thì người mắc nợ giáo dục của chính phủ vẫn tiếp tục mang nợ cho tới tuổi về hưu thì coi như huề luôn! Lẽ tất nhiên chính sách giáo dục và trợ cấp giáo dục của chính phủ Úc thay đổi theo thời gian, và theo từng thời đại chính phủ. 

VIỆTÚC4

                                                  Tượng Đài Chiến Sĩ Úc-Việt (lyhuong.net photo).

Vì Úc là một quốc gia đồng minh có quân đội tham gia trong cuộc chiến tranh Việt Nam, ngày nay, chính phủ Úc áp dụng qui chế đặc ân cho những cựu quân nhân QLVNCH tham chiến cùng thời với quân đội Hoàng Gia Úc tại Việt Nam. Những cựu quân nhân được hưởng qui chế trợ cấp dành cho cựu chiến binh đồng minh khi đủ 60 tuổi, tức là sớm hơn tuổi được hưởng trợ cấp cao niên là 5 năm. Ngoài ra, tại Úc còn có nhiều loại trợ cấp khác của chính phủ như trợ cấp cao niên, trợ cấp bệnh tật, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp sữa cho trẻ em, trợ cấp bà mẹ đơn chiếc nuôi con (single mother) v.v. Mỗi loại trợ cấp có các điều kiện riêng, nhưng nói chung thì số tiền được trợ cấp tương đối giống nhau.

Riêng trợ cấp mẹ đơn chiếc nuôi con có điều khá lý thú là trên nguyên tắc thì bà mẹ phải là người độc thân, tức là không có chồng. Tuy nhiên điều nầy không có nghĩa là bà mẹ phải thực sự cô đơn về mặt tình ái hay tình dục. Trong lúc hưởng trợ cấp bà mẹ đơn chiếc nuôi con, bà mẹ phải có con không quá 16 tuổi. Họ cũng có quyền tiếp tục đẻ con thêm mà không hề bị cúp tiền, miễn sao không chính thức tái kết hôn. Trái lại họ còn được trả thêm tiền phụ cấp sữa cho đứa con sau nầy. Tình trạng nầy vẫn tiếp tục được chính phủ công nhận; nghĩa là bà mẹ vẫn được tiếp tục được hưởng tiền trợ cấp mẹ đơn chiếc nuôi con, và có quyền đẻ hết đứa nầy tới đứa khác, cho đến khi nào bà ta không còn khả năng sinh đẻ nữa thì thôi! Chắc có lẽ ở đây tôi không cần phải ghi rõ câu trả lời "làm sao một mình mà có thể mang bầu để mà đẻ cho được?", bởi vì hình như ai cũng có thể tự tìm ra câu trả lời được!

Tiến trợ cấp thất nghiệp tại Úc không có giới hạn miễn sao người lãnh loại tiền nầy chứng minh được rằng họ có nỗ lực tìm việc làm mà vẫn không tìm được việc làm thích hợp. Nếu kéo dài lâu quá, khoảng trên một năm mà vẫn chưa tìm được việc làm thì họ được chỉ định đi làm các công tác thiện nguyện cho các cơ quan từ thiện hay đi học Anh văn hay học nghề để được tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp, mà không cần phải đi tìm việc làm.

Những người bị bệnh dài hạn (khoảng trên 6 tháng) thì được hưởng tiền trợ cấp dưỡng bệnh. Nếu bệnh nặng, không có hy vọng chữa trị được thì được hưởng trợ cấp bất lực vĩnh viễn.

Phụ nữ sinh đẻ thì được thưởng cho mỗi đứa con chào đời tới 5-6 ngàn đô và được nghỉ phép nuôi con từ 6 tháng tới 1 năm mà vẫn được trả lương nếu họ có đi làm.

Tất cả những người được hưởng tiền trợ cấp của chính phủ đều được cấp thẻ chước giảm y tế (healthcare card) để được giảm bớt các loại chi phí dịch vụ tiêu dùng hàng ngày như điện, nước, hơi đốt. Ngoài ra với thẻ chước giảm y tế họ được mua thuốc trị bệnh theo toa bác sĩ với giá được chính phủ tài trợ, mỗi món thuốc chi trả khoảng từ $5 tới $6 mà thôi. NHững người nầy thường được thuê nhà chính phủ với giá rẻ khoảng hơn phân nữa giá thị trường. Vì được trợ giúp rộng rải như trên, tại Úc nhiều người không có việc làm chính thức nào hết mà vẫn có dư tiền, có khi còn có thể mua nhà, dĩ nhiên là để con cái họ đứng tên. Những người nầy không phải gì bất chánh, hay bất lương để có dư tiền, mà họ làm những công việc mà thông thường ít ai muốn làm, hay làm không được; chẳng hạn như làm bánh, làm dưa tại nhà rồi đi bỏ mối, bán lại cho các tiệm tạp hóa. Họ cũng có thể làm các việc lặt vặt khác như sữa nhà, tráng xi măng, cắt cỏ v.v.

VIỆTÚC5                                             Hội Chợ Tết Footscray, Victoria (lyhuong.net photo).

Hầu hết gia đình người Việt tại Úc đều có con thành đạt trong giáo dục và nghề nghiệp, và tỷ lệ thành đạt càng ngày càng gia tăng. Cho nên ngày nay đời sống người Việt tại Úc tương đối thoải mái với mức độ thành công trong giáo dục và trong sự nghiệp đầy lạc quan.

Nói về sự thành đạt của người Việt trên đất Úc củng rất đa dạng như thành đạt về sự học hành, thành đạt về công danh sự nghiệp. Về sự học hành thì người Việt có sẵn bản tính siêng năng, cần cù, nên có khá nhiều người thành đạt trong lãnh vực giáo dục. Thực vậy, dù sống trong xã hội có một nền văn hóa Tây phương, nhưng bản sắc văn hóa Á đông của người Việt mình vẫn có ảnh hưởng sâu sắc ít ra là trong quan niệm sống tổng quát, với "sĩ" được đặt ưu tiên, nên gia đình người Việt tại Úc ai cũng khuyến khích và đặt ưu tiên cho con cái họ theo đuổi việc học hành. Mặc dù không có thống kê chính thức, nhưng số người Việt tại Úc tốt nghiệp đại học càng ngày càng đông. Trung bình trong gia đình người Việt tỷ lệ con cái tốt nghiệp đại học có thể lên tới 90%. Sau trên 30 năm sinh sống tại Úc, có người Việt đã đỗ đạt tới 7 bằng cấp đại học, trong đó có khá nhiều người có bằng tiến sĩ, bác sĩ, kỹ sư, luật sư. Trong lãnh vực giáo dục bậc đại học, cũng có người đạt tới chức Giáo sư (Professor) hay Phó Giáo sư (Associate Professor). Trong lãnh vự chính trị, cũng có người Việt chen chân vào Quốc hội Tiểu bang Úc, thậm chí mới đây, vào ngày 01/09/2014. ông Lê Văn Hiếu, là một người Việt tỵ nạn, đã chính thức được bổ nhiệm chức Toàn Quyền (Governor) Tiểu bang Nam Úc. 
VIỆTÚC6

                                         Ông Lê văn Hiếu, Toàn Quyền TB Nam Úc (lyhuong.net photo).

Nói tóm lại đời sống của người Việt tại Úc rất thoải mái, một phần nhờ vào tính cần cù, chịu khó của họ, một phần nhờ vào tài nguyên giàu có của Úc so với dân số thấp, khoảng 25 triệu hiện nay. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là nước Úc giống như thiên đàng, không có khổ đau. Bởi vì cũng có những người không chịu khó học hành hay làm việc, muốn kiếm tiền bằng những con đường tắt, nên không phải lúc nào cũng được may mắn. Những người nầy trở thành nạn nhân của cờ bạc, rượu chè, nghiện ngập, chán đời, mà bất cứ xã hội cũng có.

Những dữ kiện và mô tả về đời sống người Việt tại Úc vẫn chỉ có giá trị giới hạn do nhiều yếu tố khách quan, như sự thay đổi chính sách và sự ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu theo thời gian. Ngoài ra, như tôi đã nêu, đây chỉ là sự ghi nhận từ nhận thức cá nhân nên không thể tránh được những thiếu sót hiển nhiên trước cái đề tài quá bao quát, liên quan tới nhiều lãnh vực mà mỗi lãnh vực về đời sống người Việt tại Úc có thể là một đề tài nghiên cứu rất thú vị cho các học giả sau nầy.

Tài liệu tham khảo:

Coughlan, James E. (1989). A Comparative Analysis of the Demographic Profile of Australia Three Indochinese-Born Communities: 1976-86. Centre for the Study of Australian-Asian Relations. Griffith University.

Facer, Elizabeth A. (1985). Indo-Chinese Immigrants: Cultural Characteristics and adaption in Australia. In M. E. Poole, P. R. Lacey, and B. S. Randhawa, (eds.),Australia in Transition: Culture and Life Possibilities.  Sydney London Orlando Toronto: Harcourt Brace Jovanovich, Publishers, pp.152-158.

Le, Phuc Thien (2013) Variation in linguistic politeness in Vietnamese: A study of transnational context. Asia-Pacific Linguistics (SLIM), College of Asia and the Pacific. The Australian National University. Canberra ACT 2600. Australia.

(http://pacling.anu.edu.au/materials/SEAMLES/ThieLePhuc2013Variation.pdf)

Le, Phuc T. (1993). Vietnamese Attitudes to Literacy in Australia. Melbourne University (unpublicized).

Lewins, Frank & Ly, Julie (1985). The First Wave: The Settlement of Australia's First Vietnamese Refugees. Sydney London Boston: George Allen & Unwin.

Mackie, Jamie (1997). The Politics of Asian Immigration. In J. E. Coughlan and D. J. McNamara (eds.), Asians in Australia: Patterns and Settlement.  Macmillan Education Australia Pty Ltd.

Martin, Jean (1981). The Ethnic Dimension. Sydney: George Allen & Unwin Australia Pty. Ltd.

Nguyen Dang Liem (1994). Indochinese Cross-cultural Communication and Adjustment. In Nguyen Xuan Thu (ed.), Vietnamese Studies in a Multicultural World. Vietnamese Language & Culture Publications. Victoria, Australia, pp.44-64.

Rado, Marta (1987). Vietnamese: A New Subject, Australian Vietnamese Women's Welfare Association, Victoria, Australia. (La Trobe, 495.922207).

Thomas, Mandy (1997). The Vietnamese in Australia. In J. E Coughlan and D. J. McNamara (eds.), Asians In AustraliaPatterns of Migration and Settlement.  South Melbourne: Macmillan Education Aus

[1] http://www.abs.gov.au/ausstats/abs@.nsf/Lookup/2071.0main+features902012-2013
http://www.haingoaiphiemdam.com/Doi-song-nguoi-Viet-tai-Uc-20676
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Mười 2023(Xem: 565)
“Kỷ niệm 72 năm thành lập Trường Bộ Binh Thủ Đức” để những người lính già xa quê hương được gặp nhau trong tình chiến hữu đã đến trong chiến trường, cho đến lúc xa quê hương.
22 Tháng Bảy 2023(Xem: 3273)
. Rồi sau mấy thập niên xa cách, họ lại gặp nhau trên xứ người chưa đầy 100 người. Tuy không bao nhiêu, nhưng thật trân quý vô cùng
03 Tháng Tư 2023(Xem: 3053)
THỦ ĐỨC GỌI TA VỀ, KIÊN QUYẾT RỦ NHAU VỀ NGÀY ĐẠI HỘI KHÓA 5/72 SVSQ TB THỦ ĐỨC
17 Tháng Giêng 2023(Xem: 1457)
Mới ngày nào trong thời chinh chiến, các cựu SVSQ Trừ Bị Thủ Đức đón Xuân tại quê nhà. Thuở đó, họ là những sinh viên son trẻ với mái đầu xanh nhiều mơ mộng
23 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 1874)
Tại nhà hàng Paracel Seafood.Sự hiện diện của Quý Chiến Hữu, Quý Huynh Đệ Đồng môn là niềm hảnh diện cho chúng tôi.
12 Tháng Tư 2022(Xem: 2677)
Mong quý huynh trưởng và gia đình cùng nhau về gặp mặt đậm tình đồng đội, chiến hữu. Quý huynh Trưởng có thể liên lạc và ghi danh qua các huynh trưởng đại diện đại đội của mình
05 Tháng Năm 2020(Xem: 5007)
Việt Nam , máu xương Tiền Nhân,thấm trong tình yêu,chết trong can trường.
22 Tháng Giêng 2020(Xem: 6309)
Hội Ái Hữu Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa Nam California đã tổ chức tiệc tất niên mừng Xuân Canh Tý,
25 Tháng Sáu 2019(Xem: 7835)
“Xin tạ lỗi với đồng bào miền Nam và quê hương tổ quốc, cựu SVSQ Khóa 5/72 còn một nửa đoạn đường chiến binh chưa hoàn tất,” Nguyễn Hữu Hạnh ngậm ngùi chia sẻ.
23 Tháng Sáu 2019(Xem: 13691)
hãy cười lên đi và cùng tự hào chúng ta là người lính đã có MÔT THỜI KHĂN HỒNG không thể nào quên
21 Tháng Năm 2019(Xem: 5589)
Chúng con hãnh diện là con của cha mẹ tỵ nạn. Chúng con hãnh diện là cháu của người cựu chiến binh
08 Tháng Năm 2019(Xem: 7137)
Có Một Thời Nhân Chứng, Khung Trời Đại Học,Quân Trường đổ mồ hôi, Về miền Chiến Dịch… một cuộc chiến với máu và nước mắt
02 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 8373)
Kính mời quý đồng hương Biên Hòa và thân hữu cùng đến tham dự buổi tuyển thệ của đồng hương Tài Đỗ
02 Tháng Mười Một 2018(Xem: 6766)
“Ơn Tử Sĩ – Nghĩa Thương Binh – Tình Đồng Đội,” nói lên đầy đủ nghĩa, tình của các cựu SVSQ đối với các đồng môn đã vị quốc vong thân
04 Tháng Mười 2018(Xem: 6075)
Cộng đồng người Việt tỵ nạn nói chung và CĐNVTD Úc Châu nói riêng, trong suốt bao năm qua, đã kiên trì và mạnh mẽ đấu tranh đòi tự do, dân chủ
01 Tháng Mười 2018(Xem: 7539)
Nếu chúng ta không viết, Lê Lạc Giao không viết thì ai sẽ là người viết nên những sự kiện này.
26 Tháng Chín 2018(Xem: 6467)
Tôi muốn gọi nó là sách mà không là tiểu thuyết, truyện dài vì tác phẩm tuy có hư cấu, các nhân vật là giới sinh viên trong các phân khoa Đại Học miền Nam nhưng dựa hoàn toàn vào một bối cảnh có thực
25 Tháng Chín 2018(Xem: 9961)
Hôm nay, Thống Đốc Brown đã ký ban hành Đạo Luật SB 895, Uỷ Ban Soạn Thảo Giảng Dạy -IQC sẽ có đến ngày 31, Tháng Mười Hai, 2022
08 Tháng Chín 2018(Xem: 6466)
Kính mời quý đồng hương và thân hữu đến tham dự vào chiều chủ nhựt 16 tháng 9 năm 2018
22 Tháng Bảy 2018(Xem: 6750)
Cám ơn HT Trần Quang Sanh khóa 5/72 Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức đã thực hiện video yểm trợ bạn đồng khóa với thinh thần " ĐƯỜNG CÒN DÀI NHƯNG CHÂN CỨNG ĐÁ MỀM"
19 Tháng Bảy 2018(Xem: 9456)
Vừa là con rồng cháu tiên vừa là hậu duệ chúng cháu những hậu duệ có bổn phận phải tiếp nối con đường bảo vệ giang sơn tổ quốc Việt Nam.
23 Tháng Sáu 2018(Xem: 8755)
Những tình bạn này đều quý trong cuộc đời của mình, nhưng tình bạn trong quân trường thì sẽ được gắn bó nhau hơn suốt cả đời
26 Tháng Hai 2018(Xem: 6643)
Cô Việt Hương là phụ nữ mang nguồn gốc Việt đầu tiên vào Quốc Hội và là một người trẻ hãnh diện với hai nguồn gốc Úc Việt
26 Tháng Hai 2018(Xem: 6462)
Đối với người Việt Nam, sự biết ơn không phải là một sự lựa chọn, nó là một nghĩa vụ trong cuộc sống”