2:04 SA
Thứ Năm
25
Tháng Tư
2024

Tường thuật chuyến đi công tác tại Việt Nam, họp mặt gia đình tứ Hai khóa 6, họp mặt thầy trò tại trường trung học Công Thanh 12/2012- PHAN KIM PHẨM

27 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 16681)

Tường thuật chuyến đi công tác tại Việt Nam, họp mặt gia đình tứ Hai khóa 6, họp mặt thầy trò tại trường trung học Công Thanh 12/2012

An toàn thực phẩm là một nỗi ưu tư hàng đầu của thế giới và là sự quan tâm lớn của các quốc gia mà hải sản và trái cây xuất cảng là nguồn lợi lớn cho ngân quỷ quốc gia. Tại nước Mỹ thì hàng năm có khoảng 48 triệu người bị ngộ độc thực phẩm và khoảng 300,000 người phải vào bệnh viện và khoảng 3,000 người tử vong (tài liệu theo thống kê của Agilent Technologies, Inc.). Vì lý do ấy, President Obama đã ký nghị định vào tháng 11, 2011 đặt vấn đề an toàn thực phẩm là mối quan tâm hàng đầu của Mỹ và nhấn mạnh những điều kiện cần và đủ trước khi thực phẩm được nhập vào nước Mỹ và đến bàn ăn của mỗi gia đình. Thị trường EU và Nhật cũng có những yêu cầu tương tự từ nhà xuất cảng. Trong các quốc gia ở Á Châu xuất cảng tôm, cá, trái cây, gạo sang thị trường EU, Nhật và Bắc Mỹ thì Việt Nam đứng vào hàng nhất nhì trên thế giới có lẽ ngang hàng với Thái Lan. Do sự quan tâm lớn của các thị trường Bắc Mỹ, EU và Nhật về an toàn thực phẩm nên vấn đề kiểm nghiệm độc tố trong cá, tôm, gạo, trái cây là nỗi quan tâm lớn của các nhà xuất cảng trái cây, hải sản tại Việt Nam. Nhận thấy thị trường bảo vệ an toàn thực phẩm càng ngày càng lớn mạnh tại Việt Nam nên công ty Agilent mà division tôi làm việc, Life Science & Chemical Analysis, và với những thiết bị phân tích hóa học, analytical instrumentation, đã nhiều lần gửi chuyên gia phân tích về Việt Nam để giúp các nhà sản xuất phân tích và kiểm nghiệm nồng độ kháng tố trong thực phẩm với lượng có thể có thể chấp nhận được trước khi xuất cảng ra nước ngoài. Vì lý do ấy mà tôi được cử về làm seminar, workshop và customer training trong hai tuần của tháng 12, 2012 tại Việt Nam từ Hà Nội đến Đà Nẵng, Cần Thơ rồi điểm cuối cùng là Sài Gòn.

pham1-large-contentpham2-large-content

Trong chuyến đi nầy thì Lynh, hưu trí từ tháng 4, 2012, nên có cơ hội theo tôi về Việt Nam. Trước khi đi thì chúng tôi quyết định là trong thời gian ở Sài Gòn thì sẽ đi thăm Phạm thị Hạnh, rồi họp mặt với bàn bè tứ Hai, khóa 6 rồi trước khi trở lại Cali thì sẽ gặp các em học trò Công Thanh, mà trong số đó có các em là học trò của Lynh trong thập niên 1970.

Hạnh là bạn học của tôi và Lynh từ đệ Thất và là con gái của thầy Hiệu Trưởng Phạm đức Bảo. Vì là bạn rất thân của chúng tôi nên mỗi lần về Việt Nam thì nhà Hạnh là một điểm mà nhất định chúng tôi sẽ đến để ăn uống, hàn huyên cùng vợ chồng Hạnh & Thịnh. Cách đây vài năm thì trong lúc theo Thịnh làm việc tại Bình Nhưỡng, Bắc Hàn, qua chương trình UNICEF thì Hạnh bị tai biến mạch máu não nên phải trở về điều trị tại Sài Gòn. Với bệnh nầy thì nếu không bị tữ vong thì thế nào cũng có những biến chứng về trí nhớ hay về đường đàm thoại. Sau khi làm việc tại Đà Nẵng xong thì chúng tôi bay về Sài Gòn nghĩ cuối tuần trước khi xuống Cần Thơ làm việc tiếp. Trong thời gian ấy tôi đã phối hợp với Lùng, bạn tứ Hai, và nhờ cháu Thảo, con trai của Lùng, đưa chúng tôi đến thăm Hạnh. Sức khỏe của Hạnh rất tốt so với lần trước, nhận xét của Lùng, nhưng trí nhớ thì mất đi rất nhiều.

pham3-large-contentpham4-large-content

Một việc đáng ngạc nhiên là Hạnh nhận ra Lynh ngay và nói chuyện bình thường như ngày xưa trong khi ấy thì Hạnh nhìn tôi mãi mà vẫn không nhận ra tôi! Hiện nay thì Thịnh đã từ chức làm việc cho UNICEF và ở nhà trông nom, săn sóc Hạnh. Theo Thịnh thì bệnh tình của Hạnh tốt đẹp hơn trước và tinh thần Hạnh lên rất nhiều nếu gặp lại bạn bè thường xuyên. Nhân dịp đến thăm Hạnh thì chúng tôi cũng chuyển quà của thầy Quýnh gửi tặng Hạnh. Một việc cần nói thêm là thầy Quýnh, dù ở rất xa chúng tôi cũng như các em học trò khác nhưng thầy vẫn thường xuyên liên lạc với học trò và các đồng nghiệp. Khi biết được là tôi và Lynh sẽ về Việt Nam vào tháng 12 thì thầy nhờ chúng tôi chuyển quà của thầy đến Hạnh và thầy Bảo. Đồng thời thầy cũng dặn dò tôi và Lynh là “thầy Phẩm, cô Lynh nhớ đến thăm trường Công Thanh và gặp các em học trò nhe”. Vì lý do ấy, họp mặt với các em học trò cũ Công Thanh là việc mà chúng tôi nhất định sẽ thực hiện trong chuyến đi nầy và tôi sẽ tường thuật sau. Sứ mạng thầy Quýnh giao phó thì chúng tôi đã thực hiện một phần rồi qua việc chuyển quà của thầy đến cho Hạnh còn sứ mạng thứ hai là gặp thầy Bảo thì không thực hiện được. Trong lúc ở nhà Hạnh thì tôi có phone cho thầy Bảo để hẹn đến thăm nhưng thầy không có ở nhà mà chỉ có cô trả lời phone. Khi tôi xin nói chuyện với thầy Bảo thì cô bảo là “thầy Bảo không có ở nhà. Thầy đi biểu tình rồi!” Đúng là một ngạc nhiên và thắc mắc của tôi vì chính trong ngày ấy, tại khuôn viên Quốc Hội ngày xưa có một cuộc biểu tình lớn của sinh viên và dân chúng chống đối bọn Tàu chiếm đảo của Việt Nam. Thầy Bảo đi biểu tình? Nếu đúng như thế thì bọn Tàu cần phải cẩn thận vì bô lão như thầy mà còn biểu tình thì chúng chỉ có nước đầu hàng, bỏ của chạy lấy người mà thôi!

Khi được biết tôi và Lynh sẽ về Sài Gòn thì các bạn tứ Hai khóa 6 đã liên lạc và phối hợp với nhau để tổ chức tiệc họp mặt. Lần nầy ngoài chúng tôi về Việt Nam thì còn có chị Lăng thị Muối, tứ Hai, về từ Toronto, Canada. Chị Muối về trước chúng tôi và đã làm việc với Trần thị Hiệp, chị Bé, Kim Quang và Lùng tổ chức tiệc họp mặt tại quán Cây Dừa vào thứ bảy 12/08/12. Từ sáng sớm thì Lùng cùng con trai đến khách sạn New World đón tôi và Lynh về Biên Hòa để gặp các bạn. Trên xe có Phan kim Dung cư ngụ tại Sài Gòn, cũng tháp tùng đi theo. Lùng là một trong những co-owner của một công ty lớn tại Bình Dương, sản xuất motor và quạt máy. Cách đây vài năm thì công ty được mua bởi một công ty ở Đan Mạch nên Lùng trở thành “đại gia dollars Mỹ” và về hưu non để còn có thời gian thưởng thức tài sản của mình! Khi biết tôi và Lynh về Việt Nam thì Lùng volunteer Thảo, con trai Lùng, lái xe đưa chúng tôi về Biên Hòa họp mặt với bạn bè. Khi đến quán thì tôi nhận thấy là ngoài chị Muối, bao thầu tiệc họp mặt, còn có Hiệp, Kim Quang, chị Bé, chị Tuyết, chị Dể và phu quân, chị Đầm, chị Huê, chị Hoa, chị Lượm. Bên con trai thì ngoài tôi và Lùng còn có Hội, Bổn. Vì tiệc tổ chức ngày thứ bảy khi nhiều bạn còn phải làm việc nên số người tham dự ít hơn dự định. 

pham5-large-content

Một ngạc nhiên nữa là tiệc nầy trùng hợp với sinh nhật của Kim Quang, nên chị Muối đề nghị tổ chức tiệc họp mặt tứ Hai khóa sáu và sinh nhật Kim Quang cùng một ngày để tiệc liên hoan được tưng bừng hơn. Thế là các bạn được dịp chúc mừng sinh nhật Kim Quang và chúc sức khỏe cho nhau để còn có dịp gặp lại nhau trong tương lai. Theo tin tức thì Kim Quang sẽ tổ chúc đám cưới con vào tháng 12 còn chị Đầm thì vào năm sau. Lynh và tôi cùng mừng hai bạn có được dâu hiền, rể quý.

pham6-large-content

Tiệc vui rồi cũng tàn. Bạn bè chia tay và hẹn ngày tái ngộ. Chúng tôi thì được chị Muối mời đến thăm “tệ xá” của chị ấy tại trung tâm thành phố Biên Hòa cùng với chị Bé, chị Tuyết, chị Đầm và chị Lượm. Đây là một căn hộ khang trang và ấm cúng mà chị và gia đình đã mua từ lâu và là chổ ở của gia đình chị mỗi khi về Việt Nam. Một trùng hợp thích thú là nhà nầy ngày xưa là nơi cư ngụ của ba của Lùng trước khi bác qua đời!

pham7-large-content

Trên đường trở lại Sài Gòn thì tôi yêu cầu Lùng dừng xe để chúng tôi thưởng thức món ăn được ca tụng từ lâu, đó là hột vị lộn Thu Hà. Nhiều người thường bảo là đã đến Biên Hòa mà không ăn hột vịt lộn nơi nầy là một thiếu sót lớn. Tuy nhiên theo nhận xét riêng của tôi thì nhiều nơi khác còn ngon hơn nữa nhưng ăn một lần để “không còn thèm muốn” nữa!

pham8-large-content

Sau khi làm việc ở Cần Thơ xong trở lại Sài Gòn thì tôi có lịch làm việc vài ngày nữa trước khi trở về lại US. Ngày thứ sáu 12/14 thì chị Bé và Hiệp lên thăm chúng tôi và từ giả trước khi chúng tôi trở lại US. Tội nghiệp hai “anh hùng xa lộ” không ngại đường xa đã phóng xe từ sáng sớm đến thăm chúng tôi tại hotel. Sau khi hàn huyên tâm sự thì đến phần ẩm thực ăn gì hôm nay. Một điều thú vị mà tôi nhận thấy ở Việt Nam là mỗi lần gặp bạn bè thì trước là nói dóc và kể chuyện đời xưa rồi sau đó là mục “ăn gì cho sướng”. Sau nhiều ý kiến qua lại cùng search internet thì chúng tôi đồng ý là sẽ thưởng thức món bánh xèo Đinh công Tráng. Bánh xèo nầy, xin nói rõ là tôi không có liện hệ gì đến nhà hàng nầy, được nhiều bạn bè địa phương giới thiệu và thậm chí còn được nhắc đến qua các website du lịch của Tây. Theo tin tức nghe lại thì ngày xưa tiệm chỉ là một quán nhỏ với vài bàn ăn nhưng đến nay thì đã chuyển sang một căn nhà to hơn với nhiều phòng ăn. Khi đến nơi thì tiệm đầy khách du lịch từ Nhật và Hàn và thời gian chờ đợi bàn trống từ 10 đến 15 phút. Tôi phone cho Lùng đến ăn cùng nhưng Lùng đã ăn sớm rồi nên chỉ đến chung vui với chúng tôi mà thôi. Tôi nhận xét mà Lynh và các bạn cũng đồng ý là bánh xèo tại đây vừa to mà lại ngon nữa. Còn cuốn tôm thịt và cuốn bì thì ở mức trung bình. Ăn uống thoải mái xong thì chúng tôi chia tay với Lùng và trở về hotel để các anh hùng xa lộ trở về Biên Hòa.

pham9-large-contentpham10-large-content

pham11-large-content

Sau khi chấm dứt công tác tại Việt Nam trưa ngày thứ sáu 12/14, tôi và Lynh quyết định là sẽ ở chơi tại Sài Gòn hai ngày cuối tuần trước khi bay về US vào ngày thứ hai 12/17. Ngày thứ bảy 12/15 thì chúng tôi về Công Thanh để họp mặt với học trò trường nầy còn chủ nhật thì mua sắm những thức linh tinh và dạo chơi Sài Gòn trong mùa Noel.

Lần về Việt Nam tháng 3 , 2012 thì tôi có gặp các em học sinh của tôi tại trường Công Thanh nhưng Lynh thì chưa có dịp gặp các em ấy. Ngày xưa lúc còn đi học ở Đại Học Sư Phạm đệ nhị cấp ban Anh văn thì Lynh được thầy Quýnh mời về dạy giờ môn Anh văn còn tôi thì phụ trách Lý Hóa. Trong lần họp mặt trước thì các em có yêu cầu là “lần sau thầy nhớ đưa cô Lynh về trường nhe thầy” nên tôi hứa sẽ không phụ lòng các em. Tâm, trưởng ban tổ chức, phối hợp với em Kim Cúc, Kim Liêng, Yến cùng các em khác tổ chức chương trình họp mặt lần nầy. Theo chương trình thì Tâm sẽ đưa chúng tôi đến thăm trường rồi sau đó sẽ đến nhà Yến để ăn cơm gia đình. Yến có một tiệm nấu cơm bình dân cho nhân công nên nhà rộng rãi thoải mái mà lại có người phụ giúp nấu thức ăn nên tổ chức nơi nầy rất tiện lợi cho ban tổ chức và bạn bè thầy cô có dịp tâm sự lâu hơn mà không bị nhà hàng “mời ra”. 

Khi đến trường Công Thanh ngày xưa, trường trung học Cơ Sở Thạnh Phú ngày nay, thì trường đang có lớp học vì là ngày thứ 7. Tâm vào trường xin phép để chúng tôi vào thăm trường cũ.

pham12-large-contentpham13-large-content

Nhân dịp nầy, chúng tôi có gặp cô Duyên, một hiệu trưởng trẻ của trường. Lần trước về Công Thanh thì Vương kim Lý là hiệu trưởng và cũng là học trò của tôi còn cô Duyên thì quá nhỏ để học với tôi hay Lynh. Lynh cũng gặp vài cô giáo mà ngày xưa là học trò của Lynh nên thầy và trò nói chuyện không dứt. Chúng tôi cũng đi thăm thư viện của trường, một thư viện tuy khiêm tốn về sách vở nhưng cũng sạch sẽ và tiện nghi với nhiều computers tương đối mới. Theo cô Duyên thì các em học sinh được dạy dổ nhiều về Anh văn và vi tính để chuẩn bị cho các em hội nhập với tiến bộ của thế giới. Khi ra cửa thì chúng tôi có gặp một số em gái lớp 8. Để thử tài sinh ngữ các em, tôi và Lynh có hỏi các em ấy nhiều câu hỏi bằng tiếng Anh và một ngạc nhiên lý thú là các em ấy không ngần ngại mà còn sung sướng trả lời những câu hỏi ấy một cách rõ ràng, chính xác và bằng tiếng Anh! Tương lai của Việt Nam kỳ vọng vào thế hệ trẻ sau nầy mà các em bé trường làng đã chứng tỏ là các em ấy có thể làm được!

pham14-large-content

Rời trường xong thì chúng tôi thẳng tiến đến nhà Yến. Thức ăn và thức uống đã dọn sẵn và các em học trò thì đã đứng bên ngoài để đón chào chúng tôi. Trong các em tôi nhận thấy có Kim Cúc, Kim Liêng, Hữu Tính, Phụng, Xuân Hương, Chiến, Nam cùng nhiều em khác. Còn thầy cô hiện diện thì chỉ có cô Chỉnh còn cô Thu Nga và Khánh Vân thì bận việc gia đình không đến được. Đặc biệt trong tiệc nầy có sự tham dự của em Huy mà lần trước khi tường trình chuyến đi thăm Công Thanh tôi có kể đến là em Huy làm công nhân xây cất bị té từ trên cao xuống đường phải vào bệnh việc điều trị. Nay thì Huy đã bình phục, đi làm trở lại và nhân dịp nầy đến cám ơn thầy cô và bạn bè đã thăm hỏi lúc em bi tai nạn. Lần họp mặt nầy còn thiếu nhiều em vì bận rộn làm việc cho ngày thứ bảy nên các em có yêu cầu là lần sau nếu có gặp nhau thì “thầy cô dành cho tụi em ngày chủ nhật”. Khi chia tay thì Hữu Tính gửi lời nhắn đến thầy Quýnh là “các em nhớ thầy lắm và mong sẽ gặp thầy trong tương lai gần”. Về phần văn nghệ thì em Yến, Kim Cúc và Kim Liêng trình bày vài bản nhạc mừng thầy cô và bạn bè. Đến khoảng 2 giờ thì tiệc tàn, thầy trò chia tay nhau và hẹn là sẽ gặp lại nếu có cơ hội và đồng chúc nhau sức khỏe để còn gặp lại nhau nữa.

pham15-large-content

 Để chấm dứt bài tường thuật nầy, tôi xin kể một chuyện hy hữu nhưng có thật trong chuyến đi nầy. Thông thường thì khi ở New World, mỗi sáng tôi và Lynh ra công viên 29 tháng 3 để tập aerobic. Một buổi sáng trong khi đi dạo công viên thì tôi bổng nghe tiếng gọi “anh Phẩm”, quay lại nhìn thì tiếng gọi xuất phát từ một chị đang đi đối diện với chúng tôi. Lúc đầu tôi cứ nghĩ chị ấy là khách hàng đã đến tham dư diển thuyết của tôi nhưng chị ấy lại nói thêm là “chị Lynh khỏe không?” Ngạc nhiên lắm nên chúng tôi hỏi ngay “chị là ai và sao biết tụi nầy” thì chi ấy cười to lên là nói là “tôi là Kim Lang, học trò trường bán công và đã tham dự tiệc họp mặt Ngô Quyền tại San Jose tháng 7 vừa qua”. Chị Lang hiện sinh sống ở Pháp nhưng thường xuyên về Việt Nam vacation. Thế là từ ngày gặp chị Lang, chung tôi thường đi ăn chung với chị ấy và các bạn cũng như tham dự chương trình “hát cho nhau nghe” và tham dự concert ngoài trời. Việc mà tôi thấy hy hữu là bạn bè nhiều khi không bao giờ gặp nhau nhưng về Việt Nam thì đôi khi lại có may mắn thấy nhau. Như năm 2006, khi tôi và Lynh đi vacation ở Cambodia từ Việt Nam thì gặp Nguyễn thị Sang, cư ngụ tại Thụy Sĩ, đi cùng tour và không gặp nhau từ hơn 40 năm và lần nầy thì gặp chị Lang. Một điều tôi xin kể lại để ban đại diện trung học Ngô Quyền rõ là theo chị Lang, lần nầy chị tham dự họp mặt Ngô Quyền tại San Jose vì trong thư mời có mời các bạn ở các trường khác ở Biên Hòa nên chị vui vẽ tham dự còn các lần hop mặt trước thì thư mời chỉ dành cho học trò Ngô Quyền. Một chia xẻ mà chúng ta nên quan tâm.

pham16-large-contentpham17-large-content

 Bài viết trên với mục đích chia xẻ với thầy cô cùng bạn hữu những kỷ niệm tôi ghi nhận được trong chuyến về làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên sự kiện quan trọng nhất trong hành trình nầy là cuộc họp mặt với bạn hữu tứ Hai, họp mặt với học trò Công Thanh và những ưu ái mà học trò cũ đã dành cho tôi và Lynh dù là đã xa cánh gần 40 năm và cuối cùng là cuộc gặp gở hy hữu với chị Kim Lang.

Nhân dịp nầy tôi và Lynh thân chúc thầy cô cùng bạn hữu một mùa Giáng Sinh an lành và một năm mới 2013 an khang hạnh phúc.

 Phan Kim Phẩm

 December 20, 2012


Link:

https://picasaweb.google.com/103428198526566140169/HopMatTuHai?authkey=Gv1sRgCLHO7sjMkKvT4AE&feat=email

https://picasaweb.google.com/103428198526566140169/HopMatCongThanh12152012?authkey=Gv1sRgCKi4gtjIhrqckQE&feat=email


Ý kiến bạn đọc
28 Tháng Bảy 20137:00 SA
Khách
Kinh' chao` Thay` ! Duoc. doc qua bai` viet' cua? Thay`, em rat' vui vi` duoc. nhin` lai. ngo^i truong` Co^ng Thanh, ma` khi xu*a em da~ hoc. o*? do' lop' 6 va` lo*p' 7 ( nam 1970 ) va` sau do' gd em phai~ do*I` qua Di~ an, vi` ba em la` linh' !
Sau ho*n 40 nam tro^i qua, em chua duoc. ve^` tham lai. ngoi truong` thuo*? nho? . Luc' ay' truong` con` do*n so* la(m', sau lu*ng truong` la` do^ng` ruo^ng. me^nh mo^ng, va` truoc' ma(t. truong` la` quan. Co^ng Thanh voi' con duong` da^t' do?...em con` nho*' co' mo^t. quan' nuoc' sat' ben truong`...gio` ra cho*I hoc tro` thuong` chay. qua mua banh' keo. hay nuoc' siro^ da' nha^n. ....hoc tro` vung` quan. ly. nho? nen ngheo` nhieu` ho*n.....em chi? con` nho*' Thay` Quynh' la` hieu. truong~ va` 2 co^ ma` em luon nho*' do' la` co^ Thanh va` co^ Dinh'.....Thay` o*I, neu' Thay` co' the^m hinh` anh~ ve^` truo*ng` xin Thay` goi? cho em duoc. khong ? em xin kinh' chuc' Thay` Co^ luon nhieu` suc' khoe? va` an vui !
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Hai 2012(Xem: 26660)
Nghe mà thấm thía hai tiếng Lạy Chúa của cái bà bắc bán xi rô đá nhận bên trường thầy Chín ngày nào. Mà cũng đâu biết đựơc chuyện đời ngày sau sẽ ra sao phải không? Không chừng nếu có một giáo phái nào đó tu như tui thì thế giới sẽ an bình phè phởn hơn nhiều.
12 Tháng Hai 2012(Xem: 7732)
Quay về tổ ấm hôm nay. Bốn mươi năm với tháng ngày hư hao. Bạn bè sẽ gặp lại nhau. Tròn như trái đất bay vào thinh không.
12 Tháng Hai 2012(Xem: 8693)
Khi không lại hỏi người ta Trời Đông xứ lạnh nhớ nhà không em Đèn khuya hiu hắt qua rèm Lung linh dựa bóng như thèm vòng tay
12 Tháng Hai 2012(Xem: 7483)
Nhìn cà phê hắn lại nhớ tới thằng Xuân Sang, chiều nay mày lang thang ống chích ở khúc sông nào có nghe chăng vì mày "chích" vui quá mà tao đang khổ sầu. Mà thôi, lổi tại tao bỗng dưng lại nhớ người ta. Cầu vòng năm xưa giờ thấy lại thì cũng vẫn là cầu vòng đẹp muôn màu sắc...xa xa mà ngắm !
12 Tháng Hai 2012(Xem: 26317)
Ai người tình nghĩa đồng hương xin làm ơn làm phước mà giúp tui kiếm dùm cho nó một con bé chủ tiệm vàng chứ không thì cái cỡ làm biếng bầy hầy như thế này thì chắc là tui phải nuôi nó suốt cả một đời. Mà tui thì còn phải đi tìm nhỏ Mai ngày xưa năm cũ. O La La! Biết đâu nhỏ Mai giờ là bà chủ tiệm vàng có cô con gái đẹp không chừng. Có vậy mà nãy giờ không nghĩ ra.
04 Tháng Hai 2012(Xem: 9084)
bần tăng chỉ chuyển ngụ ý cho vui, các ông cầu mát không nên théc méc tự ái kẻo bần tăng mang tiếng đàn ông nhiều chuyện nha các bạn già ??? nhất là sắp họp khóa 8)
04 Tháng Hai 2012(Xem: 8839)
Nhưng gì thì gì, trong tôi hình ảnh đẹp nhất vẫn còn hoài trong trí nhớ, mỗi khi tan trường phố xá như bừng sáng, vui tươi hơn với những tà áo trắng bay lượn như bướm vờn trong gió
04 Tháng Hai 2012(Xem: 96340)
Em ơi nhớ giữ tánh tình người Nam nhé Nhớ lanh chanh nhưng rất thiệt thà Nhớ nhiều lời nhưng không biết điêu ngoa Nhớ đanh đá, kiêu căng mà tốt bụng
02 Tháng Hai 2012(Xem: 56976)
Ngồi buồn khuấy tách cà phê Làn môi đăng đắng nhâm nhi giọt sầu Vần thơ rới mấy chữ câu Mùa xuân vẽ vội trên đầu hoa mai
02 Tháng Hai 2012(Xem: 9640)
Mời anh mua bữơi Biên hòa Bưỡi này là giống Thanh Trà ngọt ngon Mua Dìa để tặng bà con Bưỡi em đem bán ngọt ngon như đường... !
02 Tháng Hai 2012(Xem: 7896)
Sáng sớm thức dậy đi ra trước nhà gặp ông già vừa đi tập taichi về tự dưng đâm ra ú ớ chẵng biết nói cái chi. Lẻ dỉ nhiên là không thể Good morning được rồi. Lại cũng chẵng có ngu đến độ phải nói Chào Ba buổi sáng
02 Tháng Hai 2012(Xem: 9639)
Thì sao mà hỏng khoái đi làm cho được hả ! Hồi đó tui chẵng những siêng năng đi làm mổi ngày mà còn đi nhiều ngã khác nhau để mà học hỏi sâu rộng thêm về địa lý nước Nhật. Bây giờ đi làm ở Mỹ chán phèo.
30 Tháng Giêng 2012(Xem: 7673)
Tưởng mình chợp mắt,ai ngờ..... Đêm đen hóa kiếp,nai tơ hóa sầu Chuyện nào biết được chiều sâu ? Để ai bắt nhịp lên cầu đắng cay!
28 Tháng Giêng 2012(Xem: 8300)
Em về quán nhỏ tự tình Ai đi ngày đó lá xinh bỗng buồn Vườn mi ướt đẩm mưa tuôn Mây sầu ôm phố hỏi luồng gió đâu?
28 Tháng Giêng 2012(Xem: 8878)
Ở trên đường Phan Chu Trinh bây giờ, về phía trái ngày ấy là một bên hông chợ Biên Hòa, có một khoảng đất trống kha khá là bến xe lô, xe ngựa chở bạn hàng. Kề bên bến xe là rạp hát Vạn Khánh Hưng là rạp được xếp thứ nhì của Biên Hòa, sau rạp Biên Hùng.
28 Tháng Giêng 2012(Xem: 8079)
Cha tôi đâu biết đứa trẻ sáu tuổi là tôi ngày ấy trong lòng háo hức biết bao với một lớp học và những đứa bạn mới trên tỉnh!
27 Tháng Giêng 2012(Xem: 8805)
Tha hương ngộ cố tri là một niềm vui lớn. Huống chi gặp lại người “ cùng xóm Ga” lại ” trồng cây si” mình một thưở! Thôi bây giờ mình đã là bạn bè với nhau rồi.
26 Tháng Giêng 2012(Xem: 12565)
Dù hoàn cảnh đất nước còn nghèo, trong chiến tranh bao đổ nát tan thương, nhưng những hình ảnh nầy đã nói lên sự hiền hòa chịu đựng của người miền Nam vẫn bao dung và êm đềm trong một xã hội nhân bản
18 Tháng Giêng 2012(Xem: 8064)
ông thầy chạy đã về nhưng vẫn còn mơ màng chút gỉ là lạ. Thế nào cũng bị hỏi thăm tính tình vì MỘT THỜI LÝ LẮC
16 Tháng Giêng 2012(Xem: 8423)
Thời gian sẽ không dừng lại ở đây, tình bạn bè sẽ miên, dù cách xa đôi bờ đại dương.Tiếng gọi từ những những tình cảm thân thương với những mái tóc đã bạc màu ...
11 Tháng Giêng 2012(Xem: 8269)
Người buồn khóc ánh chiều tan Ta buồn ta ngắm mở nàng qua sông
10 Tháng Giêng 2012(Xem: 25781)
Ngựa hoang muốn về tắm sông, nhẫn nhục. Dòng song mơ màng chết trong thơm ngọt! Trong cuộc sống có lúc cảm thấy đau khổ tột cùng, rồi hắn đắc ý với câu nói của vua Lia trong tác phẩm của văn hào Shakespear :- "khi con người ta đau khổ đến cùng cực là lúc ta sung sướng nhất !
08 Tháng Giêng 2012(Xem: 10533)
Nghe ngoài hiên gió thì thầm Trăng như thổn thức khi nằm bên mây Nhấp vài giọt đã muốn say Ấm nồng hơi thở, ngất ngây men ngà
08 Tháng Giêng 2012(Xem: 7716)
Bà con nên nhớ khi sử dụng cái WC loại này ở Sài Gòn là phải có ai đó đứng ở bên ngoài canh chừng dùm
07 Tháng Giêng 2012(Xem: 9089)
Trường Minh Tân mến bên bờ Đồng Nai Xa mờ Châu Thới ngang lưng trời Nhìn trời chiều mưa bay lác đác Lòng còn bâng khuâng…
03 Tháng Giêng 2012(Xem: 8391)
Tản mạn đầu năm nơi quê cũ với những hương vị quê hương "Không biết tại tui già rồi sinh tật để bị người ta kêu rêu là già dê, già dịch, già cà chớn hay là già lựu đạn này nọ, khá lắm thì cũng chỉ đến cái mức già chịu chơi là cùng"
01 Tháng Giêng 2012(Xem: 9142)
đất nước tôi, quê hương tôi với những cảnh đời rong rêu... Biết đến bao giờ.... và chúng ta đang ở năm 2012
01 Tháng Giêng 2012(Xem: 9012)
Tôi nghĩ rằng thầy cô và bè bạn chúng ta nơi phương trời xa, cũng như những bè bạn không có thời gian tham dự họp mặt NQ cuối năm, đang nóng lòng chờ đợi bài tường thuật buổi họp mặt, vì vậy tôi cố gắng hoàn chỉnh sớm nhất bài viết, dù bề bộn công việc cuối năm. Hy vọng bài viết sẽ được các bạn chuyển tải đến thầy cô, bạn bè nhanh chóng để ấm lòng những ngày Tết cận kề. Trân quý.
30 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 9479)
Nếu ai chưa một lần về thăm lại Sài Gòn, sẽ không biết đâu là hình bóng cũ
26 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 8096)
Hôm nay là ngày đầu tiên của năm Tân Mão.Tết Nguyên Đán. Hơn 6h sáng, cái xóm lao động quanh nhà mình lại tĩnh lặng lạ thường. Thường ngày,3h sáng, chị Bảy đã đưa cái xe đẩy lộc cộc ra chợ bán bún riêu cho người lao động.Hơn 5h, đã nghe tiếng xe máy của các cháu thanh niên công nhân đi làm việc sớm.
23 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 8480)
Buổi sáng đứng lặng mình tôi Lá vàng ngập rơi trên lối Một ngày qua..từng ngày qua Tôi sống từng giờ hấp hối !
20 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 9090)
Còn cha còn mẹ như tiên...Tôi bùi ngùi chia tay bạn bè để về lại gia đình sau một ngày bận rộn. Những cái bắt tay từ giả. Hẹn ngày gặp lại.Có thể là lần nữa với bạn và lần đầu với bạn bè khác. Chuông đồng hồ ngân nga gõ 8 nhịp như những tiếng thở dài. Một ngày vui qua mau.
19 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 8912)
Lần đầu tiên tiếng hát Thanh Thúy đến với công chúng Sài Gòn là ở phòng trà Việt Long của Đức Quỳnh vào cuối năm 1959. Với chất giọng trầm ấm, hơi khàn và lối phát âm, nhả chữ rất riêng, giọng ca của Thanh Thúy mang nỗi buồn man mác, nghẹn ngào nức nở
19 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 8679)
Về vấn đề này thì tui thua xa lủ em út trong nhà. Hỏng phải là tui yếu kém, xấu dở hay dài ngắn chi mà chỉ vì tui là người đàng hoàng bỏ cả quảng đời trai trẻ tuổi thanh xuân đi giang hồ lo chuyện " nước nôi " nên người ta không biết tui ở đâu mà đến " lấy ".
18 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 9498)
Chiều qua Sông Phố một mình Đồng Nai gợn sóng hoặc huyền mắt ai Mây ôm tóc xỏa ngày bay Tàu qua cầu sắt lung lay nhịp sầu
12 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 9061)
Quay về tổ ấm hôm nay. Bốn mươi năm những tháng ngày hư hao. Bạn bè sẽ gặp lại nhau. Tròn như trái đất bay vào thinh không.
07 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 8353)
Tình anh vẫn thắt eo lưng Vẫn em tà áo thủy chung lượn lờ Tiếng cười lộng lẫy vần thơ Cơn mưa tháng bảy vỗ bờ chiêm bao
07 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 44857)
Trước bao biến cố đa đoan. Giữ tâm bình tỉnh chớ hoang mang lòng. Thứ tha lầm lỗi hồn trong. Tìm người bạn tốt xoay vòng mến yêu
06 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 8172)
đọc bài bạn bè học thời với Hạnh nói kêu Hạnh bằng anh, vì anh anh Hạnh đang làm lớn trong hội BH, làm chị ngồi cười 1 mình, anh bạn của Hạnh tếu thật.... hay ,
06 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 75772)
Ngồi cùng bên nhau giữa phố thân quen. Ly cà phê đen giọt dài giọt ngắn. Ba mươi mấy năm thành phố đổi tên. Người đã đi xa, cà-phê vẫn đắng.
05 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 8465)
Thật tình mà nói thì cho đến đêm nay tao cũng vẫn chưa biết lảng mạn là như thế nào. Có lẻ nó như cái tâm trạng của em Tím trong câu chuyện tình Anh trai Biên Hòa em gái Cà Mau của Nguyễn Hửu Hạnh. Mày ráng mà tìm đọc. Phê lắm.
04 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10116)
TÌM BẠN HỨA THỊ HUỆ VÀ NGUYỄN THỊ MAI CHS MINH TÂN
04 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10777)
thân tặng khách mời của ' CÀ PHÊ CÂU MÁT" cùng trở về với bao kỷ niệm thân thương một thời đi học với những kỷ niệm tình ta
04 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 8840)
Đúng như ông bà ta thường nói "châu về hợp phố". Người ta đi đâu rồi cũng tìm về nguồn cội. Bây giờ ngồi nghĩ lại tao thấy có chút gì băn khoăn!! Sao lúc đó tao vô tình đến như vậy? Bây giờ già,tịnh tâm lại thấy mình có thiếu sót với bạn bè!!!
04 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 24663)
Tự dưng ông Dũng thở dài đứng bật dậy đặt nhẹ tờ giấy bạc lên bàn rồi bỏ đi ra bên đường, nheo mắt nhìn lên bầu trời xanh thẩm mà ngở như là mình đang trên chiếc xe đạp thả dốc Kỷ Niệm gió phanh ngực áo về hướng Biên Hùng mắt đỏ hoe. Hẳn là đã vướng bụi đời lang thang .
04 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 9080)
Ê mậy, sao mầy dám lấy họ Hoàng của tao. Tao biết rõ mày hoc lớp ba trường Nguyễn Du, mỗi khi thầy Hưng gọi mày lên bảng = tên Nai. Mày hoc lớp nhứt D của thầy Chấn, chung lớp với Phan Thanh Bình (Ga xe lửa), Trần Thanh Cảnh (Cảnh hù) nhà ở Bửu Long, Phạm Văn Đạo (Đạo lùn), Trần Minh Tuyên (Con Ô. Trưởng Ty Giáo Dục). Tao còn biết rõ người em gái kế mày rất đẹp...
04 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 8898)
dòng sông Đồng Nai vẫn êm đềm trôi, con dốc Ngô Quyền, công trường Sông Phố, những ngày hò hẹn bờ sông, những tà áo trắng bay bay, với những nụ hôn vội vàng mùi hương bưởi, chỉ còn tìm thấy được trong “ CÀ PHÊ CẦU MÁT”.
02 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 25641)
Mau quá tụi bây há! Thoáng cái mà đã gần nữa thế kỷ rồi. Cũng như thằng Luận nói, tao chẳng bao giờ nghĩ là tao sẽ sống đến ngày nay mà gặp lại được tuị bây. Vậy thì ơn trời đất ban cho, từ nay về sau sống thêm ngày nào thì ráng mà vui thêm với đời ngày đó vậy, coi như tụi mình đã lấy lại vốn và đang gom lời.