2:29 CH
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

CÁM ƠN ĐỜI, SỚM MAI THỨC DẬY...Đỗ Công Luận.

05 Tháng Mười Một 201212:00 SA(Xem: 6909)

quangdl-large-content
CÁM ƠN ĐỜI, SỚM MAI THỨC DẬY...
  Cách nay hơn 2 tháng, tôi có nhận được một mail của bạn Nguyễn Kim Quan do bạn bè chuyển đến. Trong mail, đại ý bạn nói, bạn sẽ về quê tổ chức giỗ mẹ ở Mộc Hóa, mời bạn bè chung lớp cũ ban A đến dự. Cũng có thể là lần gặp sau cùng, vì lý do sức khỏe, cơ thể bạn đã được đôi tay của bác sĩ phẩu thuật can thiệp nhiều lần. Đọc mail xong, tôi cảm thấy bạn bi quan quá. Từ đó, tôi đã có bài thơ cảm tác gửi cho bạn bè và gián tiếp trả lời, tôi sẽ tháp tùng theo đoàn thăm viếng, dù đường xá xa xôi.

    CHẲNG CÓ GÌ MÀ PHẢI TRỐI TRĂN.


    "Tháng mười một Quan về giỗ mẹ.
    Cho xin mời tất cả bạn bè thân,
    Của lớp A2 một thưở xa xăm.
    Vì có thể đây lần gặp cuối..."

    Đọc mail mầy như lời trăn trối.
    Sao mà nghe bi oán quá Quan ơi!
    Bọn chúng mình chân đứng đội trời.
    Vung đao kiếm chẳng ngại ngùng sinh tử.

    Thưở chinh chiến bom rơi đạn lửa.
    Pháo trên đầu, mìn nổ dưới chân.
    Nước mắt rơi khóc bè bạn bao lần.
    Giờ vẫn sống hiên ngang trong trời đất.

    Ba mươi năm bạn bè không gặp mặt.
    Lần cuối gặp nhau nơi dốc Cây Chàm.
    Khuôn mặt mầy hốc hác khô khan.
    Vì nắng lửa quán cà-phê gió bụi.

    Xa đất mẹ, những bước chân lầm lũi.
    Gắng gượng cười nơi đất khách dung thân.
    Cho những đứa con áo mũ đai cân.
    Hạnh phúc quá, cớ sao mà bi lụy?

    Đời sao phải có vinh và nhục tủi.
    Chỉ có con người biết trọng nghĩa nhân.
    Sống vô tư, sức khỏe quý trăm lần.
    Niềm hạnh phúc, của để dành vĩnh cửu.

    Bè bạn lần lượt về đây đông đủ.
    Xa nửa vòng trái đất vẫn tìm nhau.
    Cố mà vui, quên ngày tháng thương đau.
    Bốn hai năm xa trường xưa yêu dấu.

    Bọn tao hứa sẽ đủ đầy họp mặt.
    Dù mầy quê xa Mộc Hóa đồng chua.
    Thắp nén nhang thơm viếng mẹ già nua.
    Để tưởng nhớ công sinh thành dưỡng dục.

    Đến dự ít nhất bạn bè hai, ba chục.
    Nước mắt quê hương cũng phải vài chum.
    Cá lóc nướng trui, khô mắm, chả đùm.
    Thôi đừng kể, nhớ quê hương tha thiết.

    Quy luật muôn đời có sinh, có diệt.
    Đến một ngày đất nứt dưới chân.
    Bạn bè tiếc thương một nén nhang thầm.
    Chẳng có gì mà phải trăn trối cả.
            Biên Hòa, ngày 20/8/2012.
              Đỗ Công Luận.

  Đến gần cuối tháng 10, tôi lại nhận được thiệp mời của bạn Vũ Trung Hòa, mời dự tiệc cưới của con gái bạn. Hơn một năm nay, bạn bè đã kết nối được với nhau, nên mỗi khi có quan, hôn, tang, tế, đều có mặt để chia sẽ buồn vui. Trước đó 2 tuần lễ, bạn bè cũng đã dự tiệc cưới con trai út bạn Huỳnh văn Mão.
  Tiệc cưới được tổ chức ngày thứ bảy, 3/11, tại khách sạn 57 cũ, dành 2 bàn tiệc cho bạn bè. Có những bạn, hôm họp khóa không tham dự, nay cũng có mặt như Nguyễn Văn Đẹp, Phạm Thịnh Tâm, Nguyễn Ngọc Long...Ở xa như Nguyễn Khải Hoàng, Trịnh Khắc Hà...cũng về chia vui với bạn bè. Trong niềm hạnh phúc của gia đình bạn, mọi người nâng ly chúc mừng. Chúc đôi trai tài gái sắc trăm năm hạnh phúc. Hai gia đình có rể thảo, dâu hiền. Mỗi món ăn mới được đưa lên bàn tiệc, ly rượu được nâng lên chúc phúc. Bạn bè vui vẻ.
hoavu-large-contenthoavu1-large-content
hoavu3-large-contenthoavu2-large-content
  Trước tiệc cưới của con gái bạn Hòa vài hôm, tôi có nhận được điện thoại trao đổi của bạn Tạ Thị Nguyệt Ánh. Bạn Quan có lời mời đám giỗ là ngày chủ nhật, 4/11, và có chỉ dẫn địa điểm tận tường. Nhưng chỉ có khoảng 10 bạn bè nhận lời tham dự. Điều đó cũng tất nhiên thôi. Như tôi đã có nói lần trước, từ nay đến cận Tết âm lịch là mùa cưới. Nhưng những năm gần đây, tiệc cưới thường được tổ chức vào những ngày cuối tuần. Thứ bảy của nhà gái, chủ nhật của đàng trai. Ngày cuối tuần của tuần lễ đầu tháng 11, có lẽ là ngày hoàng đạo, đám cưới diễn ra rất nhiều. Các sảnh cưới của các nhà hàng khách sạn đã được đặt chỗ từ vài tháng trước. Nếu không tổ chức được buổi trưa, đành phải chấp nhận buổi chiều tối. Có bạn tâm sự với tôi.
 -Trưa nay tao đi một đám, bà xả đi một tiệc. Chiều lại có sô.
  Có bạn gặp tiệc cưới của gia đình, phải đi họ.Tôi nhận lời mời của bạn, cũng như nói cố gắng mời thêm bạn bè.
  Thời khắc hẹn hò cũng đến. Đúng 6 giờ sáng, mọi người tập trung ở nhà bạn Ánh, gồm 7 nữ, 4 nam, những khuôn mặt quen thuộc. Bạn Chiếu dù có tiệc cưới người thân, cũng "cầm lòng, cắn răng, gượng cười làm vui "để cho phu nhân, bạn Gái, tháp tùng theo đoàn. Bạn bè muốn hiểu sao thì hiểu. Sau đó, nhà xe đến chợ nhỏ Hãng Dầu để đón phụ mẫu và em trai của bạn Lê Anh Tuấn. Thưở còn đi học ở Biên Hòa, Quan đã ở trọ nhà gia đình nầy, được nhận làm nghĩa tử, xem Tuấn là anh em kết nghĩa. Sau đó xe lăn bánh, trực chỉ miền Tây.
  Sáng chủ nhật, xa lộ thoáng đảng hơn, vì là ngày nghĩ cuối tuần, vắng bóng công nhân, học sinh. Nhưng xe chỉ chạy trong giới hạn tốc độ cho phép. Đến hơn 8 giờ sáng, xe đến Bến Lức dừng nghĩ để dùng điểm tâm. Cháo cá miền Tây. Sau đó xe bắt đầu vào thị xã Tân An, bây giờ đã lên thành phố như Biên Hòa, theo đường tránh thị xã để đến đầu quốc lộ 62, tiếp giáp quốc lộ 1, ngày trước là quốc lộ 4. Quốc lộ 1 bây giờ nối dài đến tận Cà Mau. Quốc lộ 62, lúc trước là tỉnh lộ, nối liền Tân An đến Mộc Hóa. Ngày trước, ở vùng 4 có ba con Kiến mà ai cũng sợ bị cắn. Kiến Hòa, Kiến Phong, Kiến Tường. Hai con Kiến sau đã bị giải thể để nhập vào tỉnh Long An và Đồng Tháp. Mộc Hóa, tỉnh lỵ của Kiến Tường cũ, bây giờ là thị trấn Mộc Hóa, huyện lỵ của huyện Mộc Hóa. Vì là đường nhánh đến huyện lỵ và biên giới Căm-bốt, ít xe cộ lưu thông, không có vị trí chiến lược kinh tế nên đường không được mở rộng, nâng cấp. Song hành với quốc lộ là kênh đào nhỏ để xuồng ghe lưu thông. Nét đặc trưng văn hóa giao thông của vùng sông nước miền Tây. Những cánh rừng tràm do người dân trồng có lẽ hiệu quả kinh tế hơn trồng lúa nước. Đặc trưng vùng nước nổi Đồng Tháp Mười. Theo lời chỉ dẫn, xe đến huyện lỵ Tân Thạnh, đi theo lộ ven kênh đào thẳng tấp, dễ phân biệt với sông rạch tự nhiên. A, nhà thờ Kinh Cùng đây rồi. Mọi người thở phào nhẹ nhỏm, vì nhà bạn còn cách nhà thờ hơn trăm mét. Ở miền Tây, có những địa danh mà tên nghe rất lạ tai, nhưng ấn tượng. Kinh Cùng, thị trấn Nàng Mau, miệt thứ 10, thứ 11, Cái Cui..quangdl1-large-content

  Nhìn thấy xe, bạn Quan và các cháu đã ra tận nơi tiếp đón. Cửa xe vừa mở, bạn đã ôm chầm song thân bạn Tuấn. Cuộc gặp gở sau hơn 30 năm.Từng người xuống xe, bạn nhận dạng ra từng bạn bè. Dù mái tóc bạc thêm, làn da hơi nhăn, nhưng hình dáng vẫn còn phảng phất. Riêng bạn Quan thì lưng còm thêm chút. Tất cả là bạn học chung lớp, trừ phu quân của bạn Ánh là rể Ngô Quyền. Như tôi, chỉ học chung với Quan năm đệ nhất A1, khi từ ban B chuyển sang ban A vì sợ sẩy chân.
  Khách được gia chủ mời vào nhà sau chuyến hành trình hơn 4 giờ đồng hồ, cũng như để tránh cái nắng khô hanh. Hôm nay là ngày giỗ mẹ, cũng là dịp bạn khánh thành nhà thờ họ tộc. Ở miền Tây cũng có những họ đạo được thành lập do di dân 1954. Gia đình bạn cũng là con chiên ngoan đạo. Song thân bạn đã không còn, nên nhà thiết kế dành làm từ đường, chừa gian giữa rộng làm nơi hội họp, đám tiệc, hoặc làm nghi lễ tôn giáo. Phòng thờ được đặt ở gian đầu, đặt di ảnh song thân, gia tộc quá cố, bạn bè, những người đã chết có liên quan đến phần đời của bạn. Tôi cầm di ảnh bạn Lê Anh Tuấn, người bạn gắn bó với cuộc đời Quan, lúc còn ở Biên Hòa. Cũng như lớp bạn bè chúng tôi, không được hoản dịch gia cảnh, công vụ... phải vào quân trường Thủ Đức. Tuấn rời trường bộ binh, về tiểu khu Ba Xuyên và tử trận khi đồn lũy bị vây bức. Quan khi đó ở quân trường Đà Lạt...Tôi hiểu phần nào ý nghĩ của bạn. Hai bên tường chưng bày chật kín những bức ảnh về gia đình, con cái, bạn bè gắn bó với cuộc sống của Quan trong 60 năm cuộc đời. Bạn tôi đa thê, nhiều con, nhưng sống có trách nhiệm với gia đình. Đệ nhất phu nhân là học trò khi dạy kèm, nghề tay trái khi đi học. Khi đến đảo, có thêm người chăn gối vì hoàn cảnh. Khi gia đình đoàn tụ, những đứa con được bạn lo cho thành đạt. Những văn bằng cử nhân, tốt nghiệp trường y, thư chúc mừng của Ái Hữu Biên Hòa Cali, minh chứng cho điều nầy. Có vài tấm ảnh bạn gái, người cưu mang trong cuộc sống, giờ ở phương xa, vẫn gửi cho bạn số tiền phụ kinh phí đóng góp xây dựng nhà thờ họ tộc. Mỗi bức ảnh đều có lời chú thích và ghi cảm tưởng...
Bạn bè nâng ly, chúc mừng sức khỏe cho nhau và lần gặp sau 30 năm. Lần sau cùng tôi gặp Quan, đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, là nơi quán cà-phê của gia đình bạn đối diện trường Nữ Tiểu Học.
  Giờ gặp lại nhau, tôi hiểu triết lý sống của bạn mình. Quí hóa quá, Quan ơi. Sau hơn 60 năm trãi nghiệm cuộc sống, tất cả được thể hiện qua hình ảnh trưng bày, để cho thế hệ sau suy ngẩm. Của cho đi, vật chất và tinh thần, không cầu nhận lại, ngày sau điều tốt lành sẽ đến với ta. Thi ân bất cầu báo. Con người sống có thủy, có chung, như những gì giáo lý nhà Phật, đạo Chúa đã truyền dạy. Sự ra đi của con người là tất yếu, đâu có biết trước, dù có lý do sức khỏe. Tôi có những người bạn đáng trân trọng. Nguyễn Xuân Dũng, dù trong lồng ngực mang máy trợ tim, nhưng mỗi năm tìm về với bạn bè. Tô Minh Quang, dù to con lớn xác, nhưng trong người mang bệnh trầm kha, nhiều chứng bệnh, mỗi tháng phải khám sức khỏe định kỳ. Mỗi lần mời họp bạn bè, uống cà-phê sáng, bạn đồng ý là chúng tôi vui. Từ chối là sức khỏe không cho phép, bạn bè lo lo. Chúng mình đã leo lên hết con dốc cuộc đời, rồi cũng từ từ đi xuống. Cái gì của Caesar thì trả lại Caesar. Chỉ có vậy thôi.
  Trước khi tiễn đoàn ra về, bạn gửi về Biên Hòa hai bao gạo đặc sản 50 ký. Một bao dành cho cha mẹ nuôi. Ngày xưa con đã ăn chén cơm của gia đình thì giờ xin nhận lại hạt gạo nghĩa tình. Một bao dành cho gia đình chị Thanh ở ngã ba Thành, có gắn liền phần đời cuộc sống của bạn lúc ở Biên Hòa. Tôi gửi lời mời bạn dành thì giờ về với Biên Hòa, mãnh đất tình người đã cưu mang bạn. Bạn cám ơn nhưng thời gian không cho phép, vì chuyến đi về chỉ có 7 hôm.
  Trong tiết trời se se lạnh của đêm đầu đông, tôi suy nghĩ về cuộc đời, bè bạn. Những khó khăn gian khổ qua rồi. Trách nhiệm gia đình đã chân, thiện, mỹ. Rồi bạn bè lần lượt tìm nhau.

         Cám ơn đời, sớm mai thức dậy.
         Cho thêm ngày mới để yêu thương.

  Hai câu thơ nổi tiếng, bất hữu, đáng làm triết lý cho cuộc sống.
  Cuộc đời ơi ! Bè bạn tôi ơi !
             
             Biên Hòa, rạng sáng ngày 6/11/2012.
                  Đỗ Công Luận.
Ý kiến bạn đọc
10 Tháng Mười Một 20128:00 SA
Khách
Bài viết thật hay và đầy xúc cảm ! Đúng . Con Người không ai tránh khỏi : " Sinh, Lảo, Bệnh, Tử " Ấy là Qiu luật của Tạo hóa rồi ! Mình phải chấp nhận, vô tư sống tiếp quảng đời còn lại , cho đến ngày " Trở Về Mái Nhà Xưa " Mà thôi !.....
Tonnumyngoc@yahoo.com
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Mười 2023(Xem: 498)
“Kỷ niệm 72 năm thành lập Trường Bộ Binh Thủ Đức” để những người lính già xa quê hương được gặp nhau trong tình chiến hữu đã đến trong chiến trường, cho đến lúc xa quê hương.
22 Tháng Bảy 2023(Xem: 3004)
. Rồi sau mấy thập niên xa cách, họ lại gặp nhau trên xứ người chưa đầy 100 người. Tuy không bao nhiêu, nhưng thật trân quý vô cùng
03 Tháng Tư 2023(Xem: 2987)
THỦ ĐỨC GỌI TA VỀ, KIÊN QUYẾT RỦ NHAU VỀ NGÀY ĐẠI HỘI KHÓA 5/72 SVSQ TB THỦ ĐỨC
17 Tháng Giêng 2023(Xem: 1410)
Mới ngày nào trong thời chinh chiến, các cựu SVSQ Trừ Bị Thủ Đức đón Xuân tại quê nhà. Thuở đó, họ là những sinh viên son trẻ với mái đầu xanh nhiều mơ mộng
23 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 1791)
Tại nhà hàng Paracel Seafood.Sự hiện diện của Quý Chiến Hữu, Quý Huynh Đệ Đồng môn là niềm hảnh diện cho chúng tôi.
12 Tháng Tư 2022(Xem: 2622)
Mong quý huynh trưởng và gia đình cùng nhau về gặp mặt đậm tình đồng đội, chiến hữu. Quý huynh Trưởng có thể liên lạc và ghi danh qua các huynh trưởng đại diện đại đội của mình
05 Tháng Năm 2020(Xem: 4970)
Việt Nam , máu xương Tiền Nhân,thấm trong tình yêu,chết trong can trường.
22 Tháng Giêng 2020(Xem: 6249)
Hội Ái Hữu Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa Nam California đã tổ chức tiệc tất niên mừng Xuân Canh Tý,
25 Tháng Sáu 2019(Xem: 7760)
“Xin tạ lỗi với đồng bào miền Nam và quê hương tổ quốc, cựu SVSQ Khóa 5/72 còn một nửa đoạn đường chiến binh chưa hoàn tất,” Nguyễn Hữu Hạnh ngậm ngùi chia sẻ.
23 Tháng Sáu 2019(Xem: 13609)
hãy cười lên đi và cùng tự hào chúng ta là người lính đã có MÔT THỜI KHĂN HỒNG không thể nào quên
21 Tháng Năm 2019(Xem: 5539)
Chúng con hãnh diện là con của cha mẹ tỵ nạn. Chúng con hãnh diện là cháu của người cựu chiến binh
08 Tháng Năm 2019(Xem: 7092)
Có Một Thời Nhân Chứng, Khung Trời Đại Học,Quân Trường đổ mồ hôi, Về miền Chiến Dịch… một cuộc chiến với máu và nước mắt
02 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 8307)
Kính mời quý đồng hương Biên Hòa và thân hữu cùng đến tham dự buổi tuyển thệ của đồng hương Tài Đỗ
02 Tháng Mười Một 2018(Xem: 6703)
“Ơn Tử Sĩ – Nghĩa Thương Binh – Tình Đồng Đội,” nói lên đầy đủ nghĩa, tình của các cựu SVSQ đối với các đồng môn đã vị quốc vong thân
04 Tháng Mười 2018(Xem: 6030)
Cộng đồng người Việt tỵ nạn nói chung và CĐNVTD Úc Châu nói riêng, trong suốt bao năm qua, đã kiên trì và mạnh mẽ đấu tranh đòi tự do, dân chủ
01 Tháng Mười 2018(Xem: 7487)
Nếu chúng ta không viết, Lê Lạc Giao không viết thì ai sẽ là người viết nên những sự kiện này.
26 Tháng Chín 2018(Xem: 6436)
Tôi muốn gọi nó là sách mà không là tiểu thuyết, truyện dài vì tác phẩm tuy có hư cấu, các nhân vật là giới sinh viên trong các phân khoa Đại Học miền Nam nhưng dựa hoàn toàn vào một bối cảnh có thực
25 Tháng Chín 2018(Xem: 9901)
Hôm nay, Thống Đốc Brown đã ký ban hành Đạo Luật SB 895, Uỷ Ban Soạn Thảo Giảng Dạy -IQC sẽ có đến ngày 31, Tháng Mười Hai, 2022
08 Tháng Chín 2018(Xem: 6433)
Kính mời quý đồng hương và thân hữu đến tham dự vào chiều chủ nhựt 16 tháng 9 năm 2018
22 Tháng Bảy 2018(Xem: 6711)
Cám ơn HT Trần Quang Sanh khóa 5/72 Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức đã thực hiện video yểm trợ bạn đồng khóa với thinh thần " ĐƯỜNG CÒN DÀI NHƯNG CHÂN CỨNG ĐÁ MỀM"
19 Tháng Bảy 2018(Xem: 9407)
Vừa là con rồng cháu tiên vừa là hậu duệ chúng cháu những hậu duệ có bổn phận phải tiếp nối con đường bảo vệ giang sơn tổ quốc Việt Nam.
23 Tháng Sáu 2018(Xem: 8679)
Những tình bạn này đều quý trong cuộc đời của mình, nhưng tình bạn trong quân trường thì sẽ được gắn bó nhau hơn suốt cả đời
26 Tháng Hai 2018(Xem: 6593)
Cô Việt Hương là phụ nữ mang nguồn gốc Việt đầu tiên vào Quốc Hội và là một người trẻ hãnh diện với hai nguồn gốc Úc Việt
26 Tháng Hai 2018(Xem: 6426)
Đối với người Việt Nam, sự biết ơn không phải là một sự lựa chọn, nó là một nghĩa vụ trong cuộc sống”