4:17 SA
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

Hồi ký – Hồ thị Kim Trâm

03 Tháng Mười Một 201212:00 SA(Xem: 7006)

Hồi – Hồ thị Kim Trâm

  Có lẽ tôi nên bắt đầu tập hồi ký của mình từ đây. Nơi tôi bắt đầu có trí nhớ và biết cảm nhận, dù trí nhớ không đầy đủ và cảm nhận chưa sâu sắc. Vậy mà tôi vẫn cứ thích nghĩ về những kỷ niệm xa xưa trong cuộc đời mình, thế cho nên một số câu chuyện ở quá khứ sẽ được nhắc lại trong tập hồi ký này...

Tuổi thơ ở Phan Thiết

 Năm 1956, tôi được hơn 4 tuổi, đã có một anh trai, một chị gái, một em gái và thêm một em trai chưa tròn tuổi thôi nôi. Rõ ràng, tôi là đứa con ở giữa trong số năm người con của cha mẹ tôi. Lúc trước, một gia đình chỉ cần người cha đi làm là đủ nuôi vợ con, thậm chí cả ông bà. Hơn nữa, cha tôi là công chức hành chánh đương thời nên cái bằng “diplome” của mẹ tôi bấy giờ được nằm im trong tủ. (Theo lời mẹ tôi kể, về sau nó đã bị cha tôi đốt). Mẹ tôi chỉ việc ở nhà chăm sóc con cái, quản lý người giúp việc, và diện áo dài đẹp để đi xem kịch hoặc dự tiệc với cha tôi vào mỗi cuối tuần.

 Cha tôi, dĩ nhiên ông thường xuyên bận rộn công việc ở Tòa Tỉnh rồi. Mẹ tôi, vừa chăm sóc hai em nhỏ, vừa quán xuyến việc gia đình, nên bà suốt ngày luôn tay luôn chân, không có thời gian nhớ thêm một đứa con gái... ở giữa. Đứa con chưa đủ tuổi vào tiểu học, cũng không còn quá nhỏ cần bà chăm sóc. Hồi đó, trẻ con đâu nhất thiết phải cho đi học mẫu giáo, ở nhà chơi đến 6 tuổi vào trường tiểu học luôn. Do đó, tôi đã có một khoảng thời gian đủ dài được tự do, da đen giòn vì chạy theo tắm biển, vui chơi với anh chị mà không “bị” mẹ để mắt canh chừng.

 Anh cả tôi học lớp ba trường Nam Tiểu Học Phan Thiết, chị kế tôi học lớp năm trường Nữ Tiểu Học Phan Thiết, ở gần đó. Tuy chưa một lần được bước chân vào cổng trường, nhưng hình ảnh hai trường tiểu học này vẫn có một chỗ riêng, đậm nét trong “bộ nhớ” của tôi.

 Không biết từ lúc nào, mẹ tôi đã cho phép tôi ra khỏi nhà mà không kêu người giúp việc hộ tống. Hình như thời đó làm gì có tình trạng bắt cóc con nít, mẹ tôi chỉ sợ tôi đi lạc đường thôi. Cho nên mỗi ngày, cứ đến chiều chiều (tôi làm sao biết mấy giờ) theo thói quen khi nghe đúng bản nhạc (tôi không nhớ bài gì) từ Đài Phát Thanh, tôi tà tà ra khỏi nhà, băng qua cây cầu xây, đến công viên quẹo trái là thấy trường nữ tiểu học. Tôi luôn đứng ngay trước cổng trường để dễ nhìn thấy chị tôi trong đám đông học trò con gái đồng phục bà ba trắng. Đón chị xong, hai chị em nắm tay nhau đi về nhà. Có khi chúng tôi đi tiếp qua trường nam tiểu học đón anh cả cùng về. Nhưng thường tôi chỉ đón chị. Có lẽ anh cả lớn rồi, có nhiều bạn đi chung nên tôi không thích đón chăng? Tôi cũng không nhớ, chỉ cần biết cái cảm giác nắm tay chị trên đường từ trường học về nhà rất sung sướng, giống như là tôi tìm được một tình thương bình yên trong bàn tay chị vậy. Tôi rất hãnh diện khi đi với chị vì chị tôi đẹp và bản lãnh lắm. Đi học về cùng đường khá đông học trò trai gái, lớn nhỏ, nhưng đứa con trai nào léng phéng đến chọc ghẹo là bị chị quát liền. Thêm nữa, chị được cha yêu quý nhất nên chẳng bao giờ sợ ai.

 Có lần, trên đường về ngang qua một miệng cống nhỏ (lúc đó tôi thấy nó quá rộng), tụi con nít thách chị tôi nhảy qua được cái hố đó sẽ... xách cặp táp cho chị mỗi ngày. Chị tôi cười khi dễ, lộ hai đồng tiền duyên, đưa cặp táp cho tôi giữ rồi dang chân đo lường đường kính cái hố, định nhảy thì một đứa trong đám xô chị tôi xuống. Không kịp suy nghĩ, tôi cũng xô ngay tên đó xuống theo chị. Những đứa còn lại sợ hãi, la hét bỏ chạy hết. Tôi đứng một mình, trố mắt nhìn hai cái đầu ngo ngoe trong hố, cầm mấy ngón tay của chị, im lặng... Khi người qua đường kéo được cả hai ra khỏi cái cống... cạn đó, chị tôi ướt lem nhem dắt tay tôi chạy một mạch về nhà. Lần đầu tiên trong đời, tôi đi lấy áo quần cho chị thay để tránh bị người giúp việc thấy sẽ mét lại mẹ. Tối đó hai chị em nằm ngủ với nhau, kể lại chuyện rớt cống mà cười khúc khích. Sau này tôi nhớ đã thử nhảy qua cái miệng cống đó, và đã nhảy qua dễ dàng. Nói như kiểu mấy người bạn của tôi: “ăn thua mình gan”.

 Chẳng biết chị tôi có nhớ chuyện này hay không? Chị có thắc mắc tại sao em gái mình còn nhỏ mà đã gan lì vậy không? Nó mới bây lớn mà đã dám đi bộ một mình đến trường học đón chị, rồi còn dám thẳng tay xô một thằng nhóc lớn hơn nó xuống cống. Tôi đây vẫn còn thắc mắc nữa là chị...

 Thỉnh thoảng vào cuối tuần có đoàn xiếc tới biểu diễn ở công viên Đài Phát Thanh, cha mẹ tôi cho anh tôi tiền để đưa các em ra đó chơi. Chắc chắn là hai đứa em nhỏ tội nghiệp của tôi phải ở nhà rồi. Cũng có vài hôm ít ỏi, em gái 3 tuổi được mẹ cho đi theo, nhưng bắt anh tôi không được thả tay em ra. Anh tôi khôi ngô, chững chạc, được cha mẹ tin tưởng và tôi rất ngưỡng mộ. Anh cả có nhiệm vụ mua đồ ăn vặt cho các em theo ý mỗi đứa: nào kẹo bông gòn, đậu phụng rang, kẹo kéo... nên luôn luôn trên tay anh đầy đủ các thứ. Tôi chỉ thích đậu phụng rang thôi, trăm lần như một, trung thành với một món đậu phụng rang. Ông bán đậu quen mặt anh em chúng tôi lắm. Nhìn thấy khách ruột đi tới là ông làm ngay những cái phểu bằng giấy rất nhanh và đều rồi xúc đậu vào đầy phểu, gói lại gọn gàng. Tôi rất thích tận hưởng cái cảm giác ấm ấm trong lòng bàn tay khi cầm gói đậu, giống như là: “tay em lạnh để cho tình mình ấm” theo lời một bài hát mà khi lớn lên tôi say mê. Thử tưởng tượng từng hạt đậu nhỏ khi tách khỏi lớp lụa nâu mỏng, cho vào miệng nhai chầm chậm để cho cái vị béo, thơm, dòn của nó tan ra trên đầu lưỡi, thật tuyệt phải không? Tôi thường nhâm nhâm xác đậu bằng mấy chiếc răng thỏ, và đôi mắt cười biết ơn anh cả. Những lúc thấy các em vui anh tôi cũng cười rất tươi (anh đâu biết nụ cười đó sẽ làm say đắm bao cô gái sau này).

 Cho dù thời gian có làm thay đổi nhiều thứ, nhưng mùi thơm của đậu phụng rang vẫn luôn quyến rũ tôi. Nếu đậu phụng rang bây giờ không còn gói bằng cái phểu giấy, thì cũng được ép trong cái túi ni lông trong veo, có gì quan trọng đâu! Tôi chỉ cần nhớ cái cảm giác ấm áp khi cầm trong tay gói đậu mình yêu thích, đi dạo công viên, nghe hơi mát dịu dàng từ dòng sông thổi qua. Tôi nhớ tuổi thơ giản dị, hiền hòa, có cha mẹ, anh chị em, có cả con chó KiKi cùng sống trong căn nhà cổ kính trên đường Trưng Trắc-Trưng Nhị ở thành phố biển nhỏ yên bình đó.

Kim-Trâm

(Trích phần đầu trong tập Hồi Ký)


 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Hai 2012(Xem: 26517)
Nghe mà thấm thía hai tiếng Lạy Chúa của cái bà bắc bán xi rô đá nhận bên trường thầy Chín ngày nào. Mà cũng đâu biết đựơc chuyện đời ngày sau sẽ ra sao phải không? Không chừng nếu có một giáo phái nào đó tu như tui thì thế giới sẽ an bình phè phởn hơn nhiều.
12 Tháng Hai 2012(Xem: 7673)
Quay về tổ ấm hôm nay. Bốn mươi năm với tháng ngày hư hao. Bạn bè sẽ gặp lại nhau. Tròn như trái đất bay vào thinh không.
12 Tháng Hai 2012(Xem: 8650)
Khi không lại hỏi người ta Trời Đông xứ lạnh nhớ nhà không em Đèn khuya hiu hắt qua rèm Lung linh dựa bóng như thèm vòng tay
12 Tháng Hai 2012(Xem: 7429)
Nhìn cà phê hắn lại nhớ tới thằng Xuân Sang, chiều nay mày lang thang ống chích ở khúc sông nào có nghe chăng vì mày "chích" vui quá mà tao đang khổ sầu. Mà thôi, lổi tại tao bỗng dưng lại nhớ người ta. Cầu vòng năm xưa giờ thấy lại thì cũng vẫn là cầu vòng đẹp muôn màu sắc...xa xa mà ngắm !
12 Tháng Hai 2012(Xem: 26213)
Ai người tình nghĩa đồng hương xin làm ơn làm phước mà giúp tui kiếm dùm cho nó một con bé chủ tiệm vàng chứ không thì cái cỡ làm biếng bầy hầy như thế này thì chắc là tui phải nuôi nó suốt cả một đời. Mà tui thì còn phải đi tìm nhỏ Mai ngày xưa năm cũ. O La La! Biết đâu nhỏ Mai giờ là bà chủ tiệm vàng có cô con gái đẹp không chừng. Có vậy mà nãy giờ không nghĩ ra.
04 Tháng Hai 2012(Xem: 9031)
bần tăng chỉ chuyển ngụ ý cho vui, các ông cầu mát không nên théc méc tự ái kẻo bần tăng mang tiếng đàn ông nhiều chuyện nha các bạn già ??? nhất là sắp họp khóa 8)
04 Tháng Hai 2012(Xem: 8787)
Nhưng gì thì gì, trong tôi hình ảnh đẹp nhất vẫn còn hoài trong trí nhớ, mỗi khi tan trường phố xá như bừng sáng, vui tươi hơn với những tà áo trắng bay lượn như bướm vờn trong gió
04 Tháng Hai 2012(Xem: 96059)
Em ơi nhớ giữ tánh tình người Nam nhé Nhớ lanh chanh nhưng rất thiệt thà Nhớ nhiều lời nhưng không biết điêu ngoa Nhớ đanh đá, kiêu căng mà tốt bụng
02 Tháng Hai 2012(Xem: 56770)
Ngồi buồn khuấy tách cà phê Làn môi đăng đắng nhâm nhi giọt sầu Vần thơ rới mấy chữ câu Mùa xuân vẽ vội trên đầu hoa mai
02 Tháng Hai 2012(Xem: 9585)
Mời anh mua bữơi Biên hòa Bưỡi này là giống Thanh Trà ngọt ngon Mua Dìa để tặng bà con Bưỡi em đem bán ngọt ngon như đường... !
02 Tháng Hai 2012(Xem: 7845)
Sáng sớm thức dậy đi ra trước nhà gặp ông già vừa đi tập taichi về tự dưng đâm ra ú ớ chẵng biết nói cái chi. Lẻ dỉ nhiên là không thể Good morning được rồi. Lại cũng chẵng có ngu đến độ phải nói Chào Ba buổi sáng
02 Tháng Hai 2012(Xem: 9572)
Thì sao mà hỏng khoái đi làm cho được hả ! Hồi đó tui chẵng những siêng năng đi làm mổi ngày mà còn đi nhiều ngã khác nhau để mà học hỏi sâu rộng thêm về địa lý nước Nhật. Bây giờ đi làm ở Mỹ chán phèo.
30 Tháng Giêng 2012(Xem: 7637)
Tưởng mình chợp mắt,ai ngờ..... Đêm đen hóa kiếp,nai tơ hóa sầu Chuyện nào biết được chiều sâu ? Để ai bắt nhịp lên cầu đắng cay!
28 Tháng Giêng 2012(Xem: 8252)
Em về quán nhỏ tự tình Ai đi ngày đó lá xinh bỗng buồn Vườn mi ướt đẩm mưa tuôn Mây sầu ôm phố hỏi luồng gió đâu?
28 Tháng Giêng 2012(Xem: 8834)
Ở trên đường Phan Chu Trinh bây giờ, về phía trái ngày ấy là một bên hông chợ Biên Hòa, có một khoảng đất trống kha khá là bến xe lô, xe ngựa chở bạn hàng. Kề bên bến xe là rạp hát Vạn Khánh Hưng là rạp được xếp thứ nhì của Biên Hòa, sau rạp Biên Hùng.
28 Tháng Giêng 2012(Xem: 8019)
Cha tôi đâu biết đứa trẻ sáu tuổi là tôi ngày ấy trong lòng háo hức biết bao với một lớp học và những đứa bạn mới trên tỉnh!
27 Tháng Giêng 2012(Xem: 8757)
Tha hương ngộ cố tri là một niềm vui lớn. Huống chi gặp lại người “ cùng xóm Ga” lại ” trồng cây si” mình một thưở! Thôi bây giờ mình đã là bạn bè với nhau rồi.
26 Tháng Giêng 2012(Xem: 12494)
Dù hoàn cảnh đất nước còn nghèo, trong chiến tranh bao đổ nát tan thương, nhưng những hình ảnh nầy đã nói lên sự hiền hòa chịu đựng của người miền Nam vẫn bao dung và êm đềm trong một xã hội nhân bản
18 Tháng Giêng 2012(Xem: 8012)
ông thầy chạy đã về nhưng vẫn còn mơ màng chút gỉ là lạ. Thế nào cũng bị hỏi thăm tính tình vì MỘT THỜI LÝ LẮC
16 Tháng Giêng 2012(Xem: 8374)
Thời gian sẽ không dừng lại ở đây, tình bạn bè sẽ miên, dù cách xa đôi bờ đại dương.Tiếng gọi từ những những tình cảm thân thương với những mái tóc đã bạc màu ...
11 Tháng Giêng 2012(Xem: 8216)
Người buồn khóc ánh chiều tan Ta buồn ta ngắm mở nàng qua sông
10 Tháng Giêng 2012(Xem: 25636)
Ngựa hoang muốn về tắm sông, nhẫn nhục. Dòng song mơ màng chết trong thơm ngọt! Trong cuộc sống có lúc cảm thấy đau khổ tột cùng, rồi hắn đắc ý với câu nói của vua Lia trong tác phẩm của văn hào Shakespear :- "khi con người ta đau khổ đến cùng cực là lúc ta sung sướng nhất !
08 Tháng Giêng 2012(Xem: 10463)
Nghe ngoài hiên gió thì thầm Trăng như thổn thức khi nằm bên mây Nhấp vài giọt đã muốn say Ấm nồng hơi thở, ngất ngây men ngà
08 Tháng Giêng 2012(Xem: 7660)
Bà con nên nhớ khi sử dụng cái WC loại này ở Sài Gòn là phải có ai đó đứng ở bên ngoài canh chừng dùm
07 Tháng Giêng 2012(Xem: 9039)
Trường Minh Tân mến bên bờ Đồng Nai Xa mờ Châu Thới ngang lưng trời Nhìn trời chiều mưa bay lác đác Lòng còn bâng khuâng…
03 Tháng Giêng 2012(Xem: 8333)
Tản mạn đầu năm nơi quê cũ với những hương vị quê hương "Không biết tại tui già rồi sinh tật để bị người ta kêu rêu là già dê, già dịch, già cà chớn hay là già lựu đạn này nọ, khá lắm thì cũng chỉ đến cái mức già chịu chơi là cùng"
01 Tháng Giêng 2012(Xem: 9078)
đất nước tôi, quê hương tôi với những cảnh đời rong rêu... Biết đến bao giờ.... và chúng ta đang ở năm 2012
01 Tháng Giêng 2012(Xem: 8970)
Tôi nghĩ rằng thầy cô và bè bạn chúng ta nơi phương trời xa, cũng như những bè bạn không có thời gian tham dự họp mặt NQ cuối năm, đang nóng lòng chờ đợi bài tường thuật buổi họp mặt, vì vậy tôi cố gắng hoàn chỉnh sớm nhất bài viết, dù bề bộn công việc cuối năm. Hy vọng bài viết sẽ được các bạn chuyển tải đến thầy cô, bạn bè nhanh chóng để ấm lòng những ngày Tết cận kề. Trân quý.
30 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 9424)
Nếu ai chưa một lần về thăm lại Sài Gòn, sẽ không biết đâu là hình bóng cũ
26 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 8035)
Hôm nay là ngày đầu tiên của năm Tân Mão.Tết Nguyên Đán. Hơn 6h sáng, cái xóm lao động quanh nhà mình lại tĩnh lặng lạ thường. Thường ngày,3h sáng, chị Bảy đã đưa cái xe đẩy lộc cộc ra chợ bán bún riêu cho người lao động.Hơn 5h, đã nghe tiếng xe máy của các cháu thanh niên công nhân đi làm việc sớm.
23 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 8427)
Buổi sáng đứng lặng mình tôi Lá vàng ngập rơi trên lối Một ngày qua..từng ngày qua Tôi sống từng giờ hấp hối !
20 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 9038)
Còn cha còn mẹ như tiên...Tôi bùi ngùi chia tay bạn bè để về lại gia đình sau một ngày bận rộn. Những cái bắt tay từ giả. Hẹn ngày gặp lại.Có thể là lần nữa với bạn và lần đầu với bạn bè khác. Chuông đồng hồ ngân nga gõ 8 nhịp như những tiếng thở dài. Một ngày vui qua mau.
19 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 8854)
Lần đầu tiên tiếng hát Thanh Thúy đến với công chúng Sài Gòn là ở phòng trà Việt Long của Đức Quỳnh vào cuối năm 1959. Với chất giọng trầm ấm, hơi khàn và lối phát âm, nhả chữ rất riêng, giọng ca của Thanh Thúy mang nỗi buồn man mác, nghẹn ngào nức nở
19 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 8625)
Về vấn đề này thì tui thua xa lủ em út trong nhà. Hỏng phải là tui yếu kém, xấu dở hay dài ngắn chi mà chỉ vì tui là người đàng hoàng bỏ cả quảng đời trai trẻ tuổi thanh xuân đi giang hồ lo chuyện " nước nôi " nên người ta không biết tui ở đâu mà đến " lấy ".
18 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 9419)
Chiều qua Sông Phố một mình Đồng Nai gợn sóng hoặc huyền mắt ai Mây ôm tóc xỏa ngày bay Tàu qua cầu sắt lung lay nhịp sầu
12 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 9006)
Quay về tổ ấm hôm nay. Bốn mươi năm những tháng ngày hư hao. Bạn bè sẽ gặp lại nhau. Tròn như trái đất bay vào thinh không.
07 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 8307)
Tình anh vẫn thắt eo lưng Vẫn em tà áo thủy chung lượn lờ Tiếng cười lộng lẫy vần thơ Cơn mưa tháng bảy vỗ bờ chiêm bao
07 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 44628)
Trước bao biến cố đa đoan. Giữ tâm bình tỉnh chớ hoang mang lòng. Thứ tha lầm lỗi hồn trong. Tìm người bạn tốt xoay vòng mến yêu
06 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 8123)
đọc bài bạn bè học thời với Hạnh nói kêu Hạnh bằng anh, vì anh anh Hạnh đang làm lớn trong hội BH, làm chị ngồi cười 1 mình, anh bạn của Hạnh tếu thật.... hay ,
06 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 75527)
Ngồi cùng bên nhau giữa phố thân quen. Ly cà phê đen giọt dài giọt ngắn. Ba mươi mấy năm thành phố đổi tên. Người đã đi xa, cà-phê vẫn đắng.
05 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 8406)
Thật tình mà nói thì cho đến đêm nay tao cũng vẫn chưa biết lảng mạn là như thế nào. Có lẻ nó như cái tâm trạng của em Tím trong câu chuyện tình Anh trai Biên Hòa em gái Cà Mau của Nguyễn Hửu Hạnh. Mày ráng mà tìm đọc. Phê lắm.
04 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10070)
TÌM BẠN HỨA THỊ HUỆ VÀ NGUYỄN THỊ MAI CHS MINH TÂN
04 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10723)
thân tặng khách mời của ' CÀ PHÊ CÂU MÁT" cùng trở về với bao kỷ niệm thân thương một thời đi học với những kỷ niệm tình ta
04 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 8783)
Đúng như ông bà ta thường nói "châu về hợp phố". Người ta đi đâu rồi cũng tìm về nguồn cội. Bây giờ ngồi nghĩ lại tao thấy có chút gì băn khoăn!! Sao lúc đó tao vô tình đến như vậy? Bây giờ già,tịnh tâm lại thấy mình có thiếu sót với bạn bè!!!
04 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 24562)
Tự dưng ông Dũng thở dài đứng bật dậy đặt nhẹ tờ giấy bạc lên bàn rồi bỏ đi ra bên đường, nheo mắt nhìn lên bầu trời xanh thẩm mà ngở như là mình đang trên chiếc xe đạp thả dốc Kỷ Niệm gió phanh ngực áo về hướng Biên Hùng mắt đỏ hoe. Hẳn là đã vướng bụi đời lang thang .
04 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 9028)
Ê mậy, sao mầy dám lấy họ Hoàng của tao. Tao biết rõ mày hoc lớp ba trường Nguyễn Du, mỗi khi thầy Hưng gọi mày lên bảng = tên Nai. Mày hoc lớp nhứt D của thầy Chấn, chung lớp với Phan Thanh Bình (Ga xe lửa), Trần Thanh Cảnh (Cảnh hù) nhà ở Bửu Long, Phạm Văn Đạo (Đạo lùn), Trần Minh Tuyên (Con Ô. Trưởng Ty Giáo Dục). Tao còn biết rõ người em gái kế mày rất đẹp...
04 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 8845)
dòng sông Đồng Nai vẫn êm đềm trôi, con dốc Ngô Quyền, công trường Sông Phố, những ngày hò hẹn bờ sông, những tà áo trắng bay bay, với những nụ hôn vội vàng mùi hương bưởi, chỉ còn tìm thấy được trong “ CÀ PHÊ CẦU MÁT”.
02 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 25535)
Mau quá tụi bây há! Thoáng cái mà đã gần nữa thế kỷ rồi. Cũng như thằng Luận nói, tao chẳng bao giờ nghĩ là tao sẽ sống đến ngày nay mà gặp lại được tuị bây. Vậy thì ơn trời đất ban cho, từ nay về sau sống thêm ngày nào thì ráng mà vui thêm với đời ngày đó vậy, coi như tụi mình đã lấy lại vốn và đang gom lời.