10:46 CH
Thứ Năm
18
Tháng Tư
2024

Ngược Dòng Thời Gian... Nguyễn Mỹ Châu

05 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 28470)


 Ngược Dòng Thời Gian...

nq_1968-large-content

Ngọc Châu - Lan - Mỹ Châu - Hữu Hạnh (1968).

 Xuân, Hạ, Thu, Đông… Thượng Đế đã ban xuống cho trần gian trong năm có bốn mùa rõ rệt. Nàng Xuân đã lẵng lặng qua đi, để rồi những cây phượng đua nhau nở rộ trên các sân trường từ tiểu học đến trung học, báo tin mùa hè đã đến.

 Khi đi ngang Trường Tiểu Học Nguyễn Du, cây phượng vỹ đã hơn 50 năm qua hoa vẫn nở đỏ rực, khung cảnh trường có đổi mới khang trang hơn nhưng những cây phượng này vẫn sống mãi với thời gian để chứng kiến bao cuộc đổi thay… Nhìn trước cổng trường đông đảo phụ huynh ngồi chờ bên ngoài mắt dõi vào trong trường, trên khuôn mặt đầy lo âu và dường như thầm cầu nguyện ơn trên phù hộ cho con mình vượt qua thử thách, tôi ngước nhìn lên hàng chữ trước cổng: “Hội đồng thi Cấp II – Trung học”. Lòng tôi chạnh nao nao nhớ lại thuở nào… “Châu ơi! Dậy đi con, Ba có pha sữa với một chút cà phê, ăn miếng bánh cho tỉnh táo rồi chuẩn bị đi thi nè!”. Tiếng của Ba tôi vang lên, làm tôi giật mình ngồi bật dậy như chiếc lò xo, nhanh chóng chuẩn bị đầy đủ: phiếu báo danh, viết, thước… và Ba tôi đưa đến Trường Nguyễn Du với bao lời dặn dò: “Con đọc kỹ đề, làm xong rồi phải đọc đi, đọc lại nha con!”. Lời Ba tôi nhỏ dần khi tôi bước vào cổng Trường. Phòng thi của tôi có 2 cánh cửa sổ nhìn thẳng ra sân trường với những cành cây phượng vỹ đầy hoa đỏ thẳm, vừa làm bài thi, vừa suy nghĩ, mắt không rời cành hoa phượng… hình ảnh đầy ấn tượng đã in sâu trong tiềm thức đầu đời thời thơ ấu của tôi… đó là kỳ thi vào Đệ Thất Ngô Quyền, là niềm vinh hạnh, tự hào lớn lao của các bậc cha mẹ nếu con đậu vào Trường này.

 Tôi hồi hộp mong chờ kết quả… “Mỹ Châu ơi! Lên trường xem kết quả đi MC đậu rồi, hồi nãy tôi nghe đọc đúng số báo danh tên MC, hiện giờ dán danh sách HS đậu ở ngòai cổng trường đó!”. Một người bạn đã nghe đọc kết quả chạy ngang nhà báo cho tôi biết… Tim tôi đập mạnh, hai chân cứ quíu lại khi đứng trước bảng thông báo dán danh sách đầy ắp người bu quanh, tôi cố chen chân vào… Từ trên xuống vần A, B và tới C… Đây rồi, đúng số phiếu báo danh và tên mình rồi, tôi mừng quá la lên và chạy về báo tin cho gia đình biết. Nụ cười của Ba Má rạng rỡ trên môi... tôi sung sướng ôm lấy Ba và người nói: “Con giỏi quá!”. Suốt ngày hôm đó và cả đêm trong giấc ngủ của tôi thật êm đềm và đầy mộng đẹp. Sáng dậy, tay tôi chạm phải vật gì ở ngay cạnh tôi, một chiếc hộp nho nhỏ dài màu xanh đậm… mở ra... Ôi chao! Đó là chiếc đồng hồ đeo tay mạ vàng, dây bằng da đẹp thật… Tôi thích quá chạy tìm Ba, Ba mĩm cười nhìn tôi âu yếm: “Phần thưởng Ba dành cho con đó!”. Một cảm giác lâng lâng làm lòng tôi nhớ mãi…

 Ngày đầu tiên đến Trường, bước qua cổng TRUNG HỌC NGÔ QUYỀN, lòng tôi xao xuyến và sung sướng trong chiếc áo dài đồng phục màu xanh da trời (đây là đồng phục ngày thứ Hai hàng tuần của nữ) có đính huy hiệu may hẳn vào trong áo nổi bật lên 2 chữ “NGÔ QUYỀN” màu đỏ và mới toanh, một tay xách cặp da mới, một tay vịn chiếc nón lá bài thơ đi thẳng vào bên trong, nhìn sơ đồ lớp được niêm yết trước văn phòng nhà trường, bước lên cầu thang dãy lầu trước tôi tìm được lớp Thất 1 – Pháp văn, tôi hồi hộp bước vào lớp, tôi đã thấy các bạn ngồi sẳn trong lớp, tôi mĩm cười như chào với các bạn và tự chọn chổ ngồi cho mình. Đây là điểm mốc bắt đầu cho tôi một cuộc hành trình mới đầy khó khăn mà bản thân tôi trực diện phải vượt qua từ lớp đệ Thất, Lục, Ngũ, Tứ với các bạn thân thiết như Phạm Thị Hữu Hạnh, Trần Thị Lan, Lương Thị Tuyết Mai, Trần Thị Thúy Nga… đây là những người bạn cùng ngồi chung ghế trong lớp học, vui buồn cùng có nhau. Rồi đến các Thầy Cô đã dịu dàng chỉ dạy, dẫn dắt những bước đi tập tễnh đầu tiên như Cô Luông trong chiếc áo màu xám tro, tóc cắt ngắn “búp bê”, trên môi lúc nào cũng mĩm cười hiền dịu, giọng nói nhỏ nhẹ, cô phụ trách trong giờ sinh họat vui chơi ngọai khóa, Cô Bàn vừa dạy tóan rất nghiêm khắc, vừa dạy nữ công rất mềm mỏng. Cô dạy may những chiếc áo vạt khách bé tí xíu, thêu những chiếc khăn tay, những mũi may tới, đột khích v...v... Cô Hòa giọng dịu dàng, nhỏ nhẹ lúc nào cũng mĩm cười, dạy Pháp văn vỡ lòng với cuốn Francai Élémentaire… Không riêng gì lớp của chúng tôi, mà cả Trường đều phải biết đến Thầy Cầm, Thầy là giám thị của Trường phụ trách giám sát các học sinh mới vào phải chấp hành nội quy, khuôn khổ của Nhà trường như giờ giấc, đồng phục, nghiêm túc trong lúc chào cờ, Thầy có tiếng là “sát thủ” học sinh, nhưng trong lòng Thầy có một tấm lòng tận tụy với nghề nghiệp. Đến Đệ Tam lại một bước ngoặc đến với chúng tôi lần nữa, mỗi bạn phải chọn ban A, B, C… Từ đây một số bạn phải chia tay, có bạn sang Ban theo mình lựa chọn, có bạn chuyển sang trường khác, có bạn phải nghỉ học vì hoàn cảnh gia đình. Riêng nhóm chúng tôi có bạn Phạm Thị Hữu Hạnh lên học ban B, còn lại thì học ban A. Những quyển lưu bút được trao tay nhau viết lên những cảm nghĩ, kỷ niệm học cùng chung trong 4 năm qua. Tôi nhớ mãi câu mà thời học sinh các bạn đều thuộc nằm lòng khi viết vào trang lưu bút “Dù cho ảnh có phai mờ, xin đừng xé bỏ đau lòng bạn thân”.

 Bước thêm từng bậc cao hơn, đoạn đường trước mắt lại càng chông gai hơn, từ đệ Tam, đệ Nhị, đệ Nhất nhóm bạn lớp Pháp văn chúng tôi đa số chọn Ban A nên cùng nhau học chung lớp với một số bạn khác của lớp Tứ 3 Pháp văn chuyển sang. Đặc biệt từ đây có nhiều thay đổi: lớp học được bố trí nam nữ học chung với nhau, tiết học lại được tăng thêm nên có những buổi sáng vừa học xong ra về, ăn cơm vội vàng lại phải đi học thêm 2 tiết buổi chiều nữa. Vì đi học vào buổi của nam nên đôi khi chúng tôi không có lớp trống mà phải vào phòng thí nghiệm để học, vừa nóng lại vừa ngộp vì các cửa đều bằng kính. Đây là thời điểm mà tất cả các bạn đều phải ra sức học tập hết mình và cũng là thời để chứng tỏ câu “ nhất Quỷ, nhì Ma, thứ ba Học Trò ” là đúng. Lớp Đệ Nhất A1 chúng tôi có thêm các bạn vừa học giỏi lại vừa “siêu quậy” không ai bằng như Tống Kiên Mỹ, Phạm Thị Quý, Nguyễn Thị Tất Ứng, Đinh Thị Ngọc Hoa… Tôi còn nhớ có lần một gói me ngào được trét đều ra trên lá chuối, các bạn để “bẫy” ngay cánh cửa sổ gần bục Thầy Cô giảng bài, đến giờ Thầy Lâm Tấn Văn dạy Vạn Vật vừa đẹp trai lại vừa “điệu” nữa, Thầy giảng bài có thói quen hay để một tay trên khung cửa sổ, Thầy vừa nhìn xuống sân Trường vừa nhìn xuống lớp… Thế là khi cả lớp nghe tiếng “á” nơi Thầy đứng, ôi chao, nhìn lên thấy nguyên khủyu tay của thầy dính đầy me ngào… Chúng tôi không khỏi nín cười được khi thấy mặt Thầy đỏ ao lên vì tức giận, tay thì vẫn dính tòn ten miếng me ngào cùng với lá chuối, chúng tôi một phen được cười như vỡ bụng. Lớp Nhất A1 cũng không quên Thầy Mai Kiến Phúc dạy rất giỏi về môn Vật Lý, Thầy rất nghiêm trong lúc giảng bài và rất tận tâm dạy ngắn gọn dễ hiểu, dễ nhớ, học môn Thầy cả lớp lúc nào cũng có mặt đầy đủ… “Áp dụng bằng số viết tắt A.D.B.S”, các em nhớ khi làm bài tóan Vật lý nên làm theo lời tôi chỉ dạy. “A.D.B.S” các bạn nào còn nhớ là đều phải nhớ mình là học trò của Thầy. Rồi đến Thầy Lê Quý Thể dạy Hóa nhưng lại rất mê đá banh, có khi lên lớp vừa đá banh xong đâu đó, vội vã mang đôi dép chân lấm đầy đất cát, nhưng Thầy vẫn thao thao bất tuyệt giảng bài, không quan tâm đến bao nhiêu cặp mắt của học sinh đổ dồn vào bàn chân của Thầy và “thì thầm”…

Bên cạnh việc phải cố gắng học tập trong năm cuối cùng của bậc Trung học, HBP đã có những cảm nhận những tình cảm nhẹ nhàng của thời nữ sinh “Nhớ quá đi thôi thời nữ sinh, một mình len lén đọc thư tình…” nhẹ nhàng đi vào lòng người. “MC! Nảy giờ tôi giảng gì em nhắc lại cho cả lớp nghe xem”, tôi giật thót người khi nghe Thầy gọi tên mình, vội vàng đứng dậy ú a ú ớ chẳng nói ra lời. Thầy thấy vậy cũng thương tình “Thôi em ngồi xuống đi, tập trung mà nghe thầy giảng bài nhé!” Kỷ niệm đó tôi mang mãi sâu kín trong tim mà đã hơn 40 năm qua vẫn “Còn một chút gì để nhớ”. Hoa phượng lại nở rộ sân trường báo ngày chia tay cũng đến, chấm dứt năm học 1970-1971. Chúng tôi được trang bị kiến thức đã học đầy ắp trong hành trang trĩu nặng trên vai để chuẩn bị “khăn gói lên đàng” thi Tú Tài II mà lòng thì vương vấn không muốn rời xa. Những ngày cuối cùng trên sân trường vắng lặng, không một bóng học sinh, chúng tôi chỉ còn lại 4 đứa chơi thân với nhau: Tôi, Lan, Thúy Nga, Tuyết Mai vẫn còn nán lại trong sân Trường để chụp hình kỷ niệm chia tay nhau mỗi người mỗi ngã, tôi ngước nhìn lên dãy hành lang phía trước, nghe văng vẳng tiếng cười nói, thấy các bạn đứng nhìn xuống kêu ơi ới, tiếng guốc chạy rầm rầm lên thang lầu mỗi khi Thầy Cầm đi qua… tất cả đều tan biến đi mất khi nghe tiếng gọi của các bạn: “Mỹ Châu ơi, về thôi!”.

 Hơn 40 năm qua, tôi có cảm tưởng như vừa xem xong một vỡ kịch, vừa đọc một quyển sách sang trang… từ phía sau cánh gà có tiếng vang lên hoặc trên trang sách có in dòng chữ : “40 năm trôi qua”… Các Thầy Cô đã tận tâm chỉ dạy giờ tóc bạc phơ, nhìn lại các học trò cũ khi đến thăm đều phải hỏi: “Em nào đây?”. Các bạn mỗi người tứ xứ không biết tin nhau, có chăng ở quê nhà thỉnh thỏang gặp nhau đã là Bà Nội, Bà Ngọai tay dẫn cháu đi chơi, tóc đã điểm “muối tiêu”, nhưng trong lòng mỗi người vẫn in sâu trong tim hai chữ “NGÔ QUYỀN”. “Con ơi, Trường này là Trường Ngô Quyền khi xưa Bà Nội học đó!”. “ Vậy hả Bà Nội, nữa lớn lên con học Trường này hả?” “Ừ” Tôi thẩn thờ buột miệng trả lời, khi chở cháu nội đi chơi chạy ngang qua Trường và thầm nhủ: “Đến lúc cháu mình bước vào ngưỡng cửa này, không biết mình sẽ ra sao nhỉ?”. Dù chỉ còn là dư âm nhưng truyền thống NGÔ QUYỀN vẫn được sống lại hàng năm qua những cuộc Hội Ngộ của Cựu Học Sinh Ngô Quyền còn vương lại trên Đất Biên Hòa hoặc trên nửa vòng trái đất xa xôi và sẽ sống... sống mãi với thời gian…

 

Thương tặng bạn Phạm Thị Hữu Hạnh (HBP) - gặp lại nhau sau hơn 40 năm - qua Email.

Cảm ơn bạn đã đem lại cho tôi niềm vui khi đã bước qua ngưỡng cửa “Lục tuần”.

Chân thành chúc cuộc Hội ngộ Truyền thống Ngô Quyền Kỳ 11 
ngày 07/07/2012 tại San Jose thành công và thật vui vẻ.

 

MICHAU

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Hai 2012(Xem: 26634)
Nghe mà thấm thía hai tiếng Lạy Chúa của cái bà bắc bán xi rô đá nhận bên trường thầy Chín ngày nào. Mà cũng đâu biết đựơc chuyện đời ngày sau sẽ ra sao phải không? Không chừng nếu có một giáo phái nào đó tu như tui thì thế giới sẽ an bình phè phởn hơn nhiều.
12 Tháng Hai 2012(Xem: 7720)
Quay về tổ ấm hôm nay. Bốn mươi năm với tháng ngày hư hao. Bạn bè sẽ gặp lại nhau. Tròn như trái đất bay vào thinh không.
12 Tháng Hai 2012(Xem: 8680)
Khi không lại hỏi người ta Trời Đông xứ lạnh nhớ nhà không em Đèn khuya hiu hắt qua rèm Lung linh dựa bóng như thèm vòng tay
12 Tháng Hai 2012(Xem: 7474)
Nhìn cà phê hắn lại nhớ tới thằng Xuân Sang, chiều nay mày lang thang ống chích ở khúc sông nào có nghe chăng vì mày "chích" vui quá mà tao đang khổ sầu. Mà thôi, lổi tại tao bỗng dưng lại nhớ người ta. Cầu vòng năm xưa giờ thấy lại thì cũng vẫn là cầu vòng đẹp muôn màu sắc...xa xa mà ngắm !
12 Tháng Hai 2012(Xem: 26297)
Ai người tình nghĩa đồng hương xin làm ơn làm phước mà giúp tui kiếm dùm cho nó một con bé chủ tiệm vàng chứ không thì cái cỡ làm biếng bầy hầy như thế này thì chắc là tui phải nuôi nó suốt cả một đời. Mà tui thì còn phải đi tìm nhỏ Mai ngày xưa năm cũ. O La La! Biết đâu nhỏ Mai giờ là bà chủ tiệm vàng có cô con gái đẹp không chừng. Có vậy mà nãy giờ không nghĩ ra.
04 Tháng Hai 2012(Xem: 9072)
bần tăng chỉ chuyển ngụ ý cho vui, các ông cầu mát không nên théc méc tự ái kẻo bần tăng mang tiếng đàn ông nhiều chuyện nha các bạn già ??? nhất là sắp họp khóa 8)
04 Tháng Hai 2012(Xem: 8817)
Nhưng gì thì gì, trong tôi hình ảnh đẹp nhất vẫn còn hoài trong trí nhớ, mỗi khi tan trường phố xá như bừng sáng, vui tươi hơn với những tà áo trắng bay lượn như bướm vờn trong gió
04 Tháng Hai 2012(Xem: 96309)
Em ơi nhớ giữ tánh tình người Nam nhé Nhớ lanh chanh nhưng rất thiệt thà Nhớ nhiều lời nhưng không biết điêu ngoa Nhớ đanh đá, kiêu căng mà tốt bụng
02 Tháng Hai 2012(Xem: 56918)
Ngồi buồn khuấy tách cà phê Làn môi đăng đắng nhâm nhi giọt sầu Vần thơ rới mấy chữ câu Mùa xuân vẽ vội trên đầu hoa mai
02 Tháng Hai 2012(Xem: 9624)
Mời anh mua bữơi Biên hòa Bưỡi này là giống Thanh Trà ngọt ngon Mua Dìa để tặng bà con Bưỡi em đem bán ngọt ngon như đường... !
02 Tháng Hai 2012(Xem: 7885)
Sáng sớm thức dậy đi ra trước nhà gặp ông già vừa đi tập taichi về tự dưng đâm ra ú ớ chẵng biết nói cái chi. Lẻ dỉ nhiên là không thể Good morning được rồi. Lại cũng chẵng có ngu đến độ phải nói Chào Ba buổi sáng
02 Tháng Hai 2012(Xem: 9608)
Thì sao mà hỏng khoái đi làm cho được hả ! Hồi đó tui chẵng những siêng năng đi làm mổi ngày mà còn đi nhiều ngã khác nhau để mà học hỏi sâu rộng thêm về địa lý nước Nhật. Bây giờ đi làm ở Mỹ chán phèo.
30 Tháng Giêng 2012(Xem: 7663)
Tưởng mình chợp mắt,ai ngờ..... Đêm đen hóa kiếp,nai tơ hóa sầu Chuyện nào biết được chiều sâu ? Để ai bắt nhịp lên cầu đắng cay!
28 Tháng Giêng 2012(Xem: 8286)
Em về quán nhỏ tự tình Ai đi ngày đó lá xinh bỗng buồn Vườn mi ướt đẩm mưa tuôn Mây sầu ôm phố hỏi luồng gió đâu?
28 Tháng Giêng 2012(Xem: 8860)
Ở trên đường Phan Chu Trinh bây giờ, về phía trái ngày ấy là một bên hông chợ Biên Hòa, có một khoảng đất trống kha khá là bến xe lô, xe ngựa chở bạn hàng. Kề bên bến xe là rạp hát Vạn Khánh Hưng là rạp được xếp thứ nhì của Biên Hòa, sau rạp Biên Hùng.
28 Tháng Giêng 2012(Xem: 8060)
Cha tôi đâu biết đứa trẻ sáu tuổi là tôi ngày ấy trong lòng háo hức biết bao với một lớp học và những đứa bạn mới trên tỉnh!
27 Tháng Giêng 2012(Xem: 8790)
Tha hương ngộ cố tri là một niềm vui lớn. Huống chi gặp lại người “ cùng xóm Ga” lại ” trồng cây si” mình một thưở! Thôi bây giờ mình đã là bạn bè với nhau rồi.
26 Tháng Giêng 2012(Xem: 12548)
Dù hoàn cảnh đất nước còn nghèo, trong chiến tranh bao đổ nát tan thương, nhưng những hình ảnh nầy đã nói lên sự hiền hòa chịu đựng của người miền Nam vẫn bao dung và êm đềm trong một xã hội nhân bản
18 Tháng Giêng 2012(Xem: 8057)
ông thầy chạy đã về nhưng vẫn còn mơ màng chút gỉ là lạ. Thế nào cũng bị hỏi thăm tính tình vì MỘT THỜI LÝ LẮC
16 Tháng Giêng 2012(Xem: 8412)
Thời gian sẽ không dừng lại ở đây, tình bạn bè sẽ miên, dù cách xa đôi bờ đại dương.Tiếng gọi từ những những tình cảm thân thương với những mái tóc đã bạc màu ...
11 Tháng Giêng 2012(Xem: 8258)
Người buồn khóc ánh chiều tan Ta buồn ta ngắm mở nàng qua sông
10 Tháng Giêng 2012(Xem: 25750)
Ngựa hoang muốn về tắm sông, nhẫn nhục. Dòng song mơ màng chết trong thơm ngọt! Trong cuộc sống có lúc cảm thấy đau khổ tột cùng, rồi hắn đắc ý với câu nói của vua Lia trong tác phẩm của văn hào Shakespear :- "khi con người ta đau khổ đến cùng cực là lúc ta sung sướng nhất !
08 Tháng Giêng 2012(Xem: 10518)
Nghe ngoài hiên gió thì thầm Trăng như thổn thức khi nằm bên mây Nhấp vài giọt đã muốn say Ấm nồng hơi thở, ngất ngây men ngà
08 Tháng Giêng 2012(Xem: 7703)
Bà con nên nhớ khi sử dụng cái WC loại này ở Sài Gòn là phải có ai đó đứng ở bên ngoài canh chừng dùm
07 Tháng Giêng 2012(Xem: 9067)
Trường Minh Tân mến bên bờ Đồng Nai Xa mờ Châu Thới ngang lưng trời Nhìn trời chiều mưa bay lác đác Lòng còn bâng khuâng…
03 Tháng Giêng 2012(Xem: 8376)
Tản mạn đầu năm nơi quê cũ với những hương vị quê hương "Không biết tại tui già rồi sinh tật để bị người ta kêu rêu là già dê, già dịch, già cà chớn hay là già lựu đạn này nọ, khá lắm thì cũng chỉ đến cái mức già chịu chơi là cùng"
01 Tháng Giêng 2012(Xem: 9128)
đất nước tôi, quê hương tôi với những cảnh đời rong rêu... Biết đến bao giờ.... và chúng ta đang ở năm 2012
01 Tháng Giêng 2012(Xem: 8997)
Tôi nghĩ rằng thầy cô và bè bạn chúng ta nơi phương trời xa, cũng như những bè bạn không có thời gian tham dự họp mặt NQ cuối năm, đang nóng lòng chờ đợi bài tường thuật buổi họp mặt, vì vậy tôi cố gắng hoàn chỉnh sớm nhất bài viết, dù bề bộn công việc cuối năm. Hy vọng bài viết sẽ được các bạn chuyển tải đến thầy cô, bạn bè nhanh chóng để ấm lòng những ngày Tết cận kề. Trân quý.
30 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 9448)
Nếu ai chưa một lần về thăm lại Sài Gòn, sẽ không biết đâu là hình bóng cũ
26 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 8078)
Hôm nay là ngày đầu tiên của năm Tân Mão.Tết Nguyên Đán. Hơn 6h sáng, cái xóm lao động quanh nhà mình lại tĩnh lặng lạ thường. Thường ngày,3h sáng, chị Bảy đã đưa cái xe đẩy lộc cộc ra chợ bán bún riêu cho người lao động.Hơn 5h, đã nghe tiếng xe máy của các cháu thanh niên công nhân đi làm việc sớm.
23 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 8471)
Buổi sáng đứng lặng mình tôi Lá vàng ngập rơi trên lối Một ngày qua..từng ngày qua Tôi sống từng giờ hấp hối !
20 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 9069)
Còn cha còn mẹ như tiên...Tôi bùi ngùi chia tay bạn bè để về lại gia đình sau một ngày bận rộn. Những cái bắt tay từ giả. Hẹn ngày gặp lại.Có thể là lần nữa với bạn và lần đầu với bạn bè khác. Chuông đồng hồ ngân nga gõ 8 nhịp như những tiếng thở dài. Một ngày vui qua mau.
19 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 8905)
Lần đầu tiên tiếng hát Thanh Thúy đến với công chúng Sài Gòn là ở phòng trà Việt Long của Đức Quỳnh vào cuối năm 1959. Với chất giọng trầm ấm, hơi khàn và lối phát âm, nhả chữ rất riêng, giọng ca của Thanh Thúy mang nỗi buồn man mác, nghẹn ngào nức nở
19 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 8670)
Về vấn đề này thì tui thua xa lủ em út trong nhà. Hỏng phải là tui yếu kém, xấu dở hay dài ngắn chi mà chỉ vì tui là người đàng hoàng bỏ cả quảng đời trai trẻ tuổi thanh xuân đi giang hồ lo chuyện " nước nôi " nên người ta không biết tui ở đâu mà đến " lấy ".
18 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 9490)
Chiều qua Sông Phố một mình Đồng Nai gợn sóng hoặc huyền mắt ai Mây ôm tóc xỏa ngày bay Tàu qua cầu sắt lung lay nhịp sầu
12 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 9047)
Quay về tổ ấm hôm nay. Bốn mươi năm những tháng ngày hư hao. Bạn bè sẽ gặp lại nhau. Tròn như trái đất bay vào thinh không.
07 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 8340)
Tình anh vẫn thắt eo lưng Vẫn em tà áo thủy chung lượn lờ Tiếng cười lộng lẫy vần thơ Cơn mưa tháng bảy vỗ bờ chiêm bao
07 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 44827)
Trước bao biến cố đa đoan. Giữ tâm bình tỉnh chớ hoang mang lòng. Thứ tha lầm lỗi hồn trong. Tìm người bạn tốt xoay vòng mến yêu
06 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 8156)
đọc bài bạn bè học thời với Hạnh nói kêu Hạnh bằng anh, vì anh anh Hạnh đang làm lớn trong hội BH, làm chị ngồi cười 1 mình, anh bạn của Hạnh tếu thật.... hay ,
06 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 75748)
Ngồi cùng bên nhau giữa phố thân quen. Ly cà phê đen giọt dài giọt ngắn. Ba mươi mấy năm thành phố đổi tên. Người đã đi xa, cà-phê vẫn đắng.
05 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 8451)
Thật tình mà nói thì cho đến đêm nay tao cũng vẫn chưa biết lảng mạn là như thế nào. Có lẻ nó như cái tâm trạng của em Tím trong câu chuyện tình Anh trai Biên Hòa em gái Cà Mau của Nguyễn Hửu Hạnh. Mày ráng mà tìm đọc. Phê lắm.
04 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10107)
TÌM BẠN HỨA THỊ HUỆ VÀ NGUYỄN THỊ MAI CHS MINH TÂN
04 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10766)
thân tặng khách mời của ' CÀ PHÊ CÂU MÁT" cùng trở về với bao kỷ niệm thân thương một thời đi học với những kỷ niệm tình ta
04 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 8830)
Đúng như ông bà ta thường nói "châu về hợp phố". Người ta đi đâu rồi cũng tìm về nguồn cội. Bây giờ ngồi nghĩ lại tao thấy có chút gì băn khoăn!! Sao lúc đó tao vô tình đến như vậy? Bây giờ già,tịnh tâm lại thấy mình có thiếu sót với bạn bè!!!
04 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 24642)
Tự dưng ông Dũng thở dài đứng bật dậy đặt nhẹ tờ giấy bạc lên bàn rồi bỏ đi ra bên đường, nheo mắt nhìn lên bầu trời xanh thẩm mà ngở như là mình đang trên chiếc xe đạp thả dốc Kỷ Niệm gió phanh ngực áo về hướng Biên Hùng mắt đỏ hoe. Hẳn là đã vướng bụi đời lang thang .
04 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 9065)
Ê mậy, sao mầy dám lấy họ Hoàng của tao. Tao biết rõ mày hoc lớp ba trường Nguyễn Du, mỗi khi thầy Hưng gọi mày lên bảng = tên Nai. Mày hoc lớp nhứt D của thầy Chấn, chung lớp với Phan Thanh Bình (Ga xe lửa), Trần Thanh Cảnh (Cảnh hù) nhà ở Bửu Long, Phạm Văn Đạo (Đạo lùn), Trần Minh Tuyên (Con Ô. Trưởng Ty Giáo Dục). Tao còn biết rõ người em gái kế mày rất đẹp...
04 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 8888)
dòng sông Đồng Nai vẫn êm đềm trôi, con dốc Ngô Quyền, công trường Sông Phố, những ngày hò hẹn bờ sông, những tà áo trắng bay bay, với những nụ hôn vội vàng mùi hương bưởi, chỉ còn tìm thấy được trong “ CÀ PHÊ CẦU MÁT”.
02 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 25613)
Mau quá tụi bây há! Thoáng cái mà đã gần nữa thế kỷ rồi. Cũng như thằng Luận nói, tao chẳng bao giờ nghĩ là tao sẽ sống đến ngày nay mà gặp lại được tuị bây. Vậy thì ơn trời đất ban cho, từ nay về sau sống thêm ngày nào thì ráng mà vui thêm với đời ngày đó vậy, coi như tụi mình đã lấy lại vốn và đang gom lời.