10:32 CH
Thứ Tư
24
Tháng Tư
2024

Câu hát xa xưa - Khôi Vũ

28 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 8877)

Mẹ tôi rất thích xem cải lương Nam bộ. Ngày ấy rạp Biên Hùng (Rạp Nam Hà bây giờ) là rạp hát hạng nhất ở Biên Hòa, chỉ chiếu các phim phương Tây (phim châu Âu hay phim châu Mỹ), phim Việt Nam những năm sau này mới có mà cũng ít hơn. Rạp còn cho thuê sân khấu để tổ chức các Đại nhạc hội, các đoàn kịch hay cải lương về diễn.

Đại nhạc hội là tên gọi của hình thức tương tự chương trình ca múa nhạc, tạp kỹ bây giờ, thường được tổ chức vào một ngày chủ nhật hay ngày lễ, cũng thường là vào buổi sáng. Đại nhạc hội nào cũng phải có mặt một trong các hề thời ấy như Tùng Lâm (lùn), Phi Thoàn (ốm), Khả Năng (mập)... hoặc quái kiệt Trần Văn Trạch, em của giáo sư nhạc sĩ Trần Văn Khê (Người ta không gọi là danh hài như bây giờ mà chỉ gọi là hề và không hề có ý coi thường). Kịch và cải lương thì tuy không kén ngày nhưng thường chỉ diễn về đêm và đoàn nào về đây cũng diễn liên tiếp hai, ba đêm mới dọn đi.

Bao giờ đi coi cải lương, mẹ tôi cũng cho tôi đi và hai mẹ con coi đủ cả hai hay ba suất diễn. Đoàn Thanh Minh sau này là Thanh Minh Thanh Nga, đoàn Kim Chưởng, đoàn Minh Chí – Việt Hùng, cả đoàn Kim Chung "đóng đô" ở rạp Hồng Thập Tự trên Sài Gòn cũng thỉnh thoảng về Biên Hòa diễn. Đoàn Kim Chung, "tiếng chuông vàng thủ đô" có các cô đào Kim Chung, Bích Hợp, có kép Huỳnh Thái, hề Ba Hội... đều là người miền Bắc vào, hát cải lương Nam bộ theo kiểu Bắc nên rất được bà con người gốc Bắc ở Biên Hòa mến mộ đi xem. Đoàn Thanh Minh Thanh Nga thì có đào Thanh Nga vừa đẹp vừa hát hay, có kép Thành Được, kép Út Trà Ôn ca vọng cổ thật mùi, kép móm Hữu Phước, kép độc Hoàng Giang... Đoàn Kim Chưởng có kép độc Trường Xuân ai xem một lần là nhớ! Sau này có thêm nhiều đoàn cải lương khác với những giọng ca trẻ hơn như kép Minh Cảnh ca vọng cổ dài hơi, nổi tiếng với đĩa hát“Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà” thường đóng cặp với đào Lệ Thủy, kép Hùng Cường có giọng “têno” trẻ trung cao vút, đóng chung với đào Bạch Tuyết ở đoàn Dạ Lý Hương; rồi nào Tấn Tài, Diệu Hiền, Út Hậu, Dũng Thanh Lâm..., thu hút bà con đến xem đông đảo. Vé được bán trước từ buổi sáng và tiếp tục bán đến trước giờ diễn. Tôi được giao nhiệm vụ đi mua vé trong ngày, kết hợp với giờ đi hay giờ về học. Mua vé sớm mới dễ chọn được loại vé hạng nhất có số ghế ngồi ở mấy hàng đầu, xem rõ hơn, nghe rõ hơn.

Rạp Biên Hùng được trang bị ghế gỗ, chỗ ngồi lật lên lật xuống, mỗi lần có ai rời ghế lại nghe một tiếng động lớn và những tiếng động như thế cứ rộn lên suốt thời gian chờ mở màn. Trước giờ diễn cũng là thời gian hoạt động của đội quân bán hàng rong với những cái rổ con, cái mẹt hàng trên tay. Họ chia nhau đi quanh rạp rao bán quạt giấy, đậu phộng rang, bánh, kẹo, hạt dưa... Có người rao bán cả cái nhíp, cây móc tai... Khán giả mua quà, ăn rồi vất rác ngay dưới chân. Thế mà sàn rạp lúc mới vào đêm nào cũng khô ráo, tương đối sạch sẽ, hẳn những người công nhân của rạp đã phải dọn vệ sinh vất vả cả ngày hôm trước. Tường rạp được đắp xi măng lỗ chỗ để lấy âm thanh tốt. Dàn nhạc được bố trí ngồi trong một khoang riêng ngay dưới sân khấu, cách hàng ghế khán giả đầu tiên chừng hai thước. Ở cuối rạp có mấy dãy ghế trên lầu, xem phim thì hợp hơn xem cải lương hay kịch. Nhà vệ sinh được bố trí hai bên nam, nữ riêng biệt cũng làm hài lòng khán giả. Thì đã bảo là rạp hạng nhất thời ấy mà! (Đến nay, rạp Nam Hà mà tiền thân là rạp Biên Hùng vẫn còn đầy đủ những cái “cũ”: khoang dành cho dàn nhạc dưới sân khấu, những bức tường đắp xi măng lỗ chỗ, những hàng ghế đã hư hỏng khá nhiều… Nghe nói đã có kế hoạch đập bỏ toàn bộ rạp hát cũ này để xây dựng lại một cơ sở văn hóa giải trí hiện đại xứng với tầm một thành phố đô thị loại 2).

Đêm đầu tiên trong đời được đi xem cải lương cũng là lần đầu tiên tôi đặt chân vào rạp Biên Hùng. Sân khấu ở trên cao có màn nhung kéo che kín, đến tận lúc diễn mới được kéo qua hai bên, xuất hiện những bức phông cảnh trang trí thật hấp dẫn dưới ánh đèn màu. Đêm ấy đoàn Thanh Minh diễn một vở tuồng có bối cảnh Nhật Bản mà tôi không còn nhớ rõ tên gì. Tuồng có cảnh đấu kiếm thật hấp dẫn. Hai đối thủ so tài một lúc thì một người bị người kia đâm xuyên kiếm qua bụng. Tôi hét to lên vì thấy cảnh máu đỏ ướt đẫm chiếc áo "nạn nhân" khiến nhiều người phải quay nhìn. Nhưng trên sân khấu, "nạn nhân" vẫn chưa… chết vì ông ta còn có thể nói được, đúng ra là ông ta vừa ôm vết thương vừa diễn xuất đau đớn và ca một câu vọng cổ. Lúc ông ta xuống xề, đèn trên sân khấu chợt tắt rồi một ánh đèn đỏ được bật lên trong tiếng vỗ tay vang dội của khán giả. Tôi cũng vỗ tay... mừng vì nghĩ rằng còn ca hát được hay như thế thì ông ta không thể chết. Nhưng khi đèn đỏ tắt, đèn trên sân khấu được mở sáng trở lại, ca xong câu vọng cổ thì người bị đâm nhát kiếm vào bụng gục xuống... chết!

Đêm hôm sau, tôi lại cùng mẹ tôi đi xem suất thứ nhì. Người ta diễn một tuồng xã hội. Ngay đầu tuồng, tôi thấy một người đàn ông xuất hiện trên sân khấu, gương mặt rõ ràng là của "nạn nhân" Nhật Bản đã bị đâm chết tối hôm trước. Rồi tiếp theo là một loạt nhân vật khác xuất hiện cũng đều là những gương mặt quen thuộc. Nghĩ một lúc tôi mới hiểu là các diễn viên đóng tuồng và chết giả! May mà tôi không thắc mắc với mẹ tôi, chứ không thì thế nào cũng bị bà cười bảo là thằng khờ...

Các đoàn kịch về diễn ở rạp Biên Hùng có đoàn Kim Cương, đoàn Thẩm Thúy Hằng, đoàn Túy Hồng... Đi xem kịch của đoàn Kim Cương, bao giờ mẹ tôi cũng khóc. Còn đi xem kịch đoàn Thẩm Thúy Hằng thì bà luôn nức nở khen cô Thẩm Thúy Hằng đẹp quá, đúng là "người đẹp Bình Dương". Anh kép Vân Hùng của đoàn Kim Cương hay kép La Thoại Tân của đoàn Thẩm Thúy Hằng được mẹ tôi khen là đẹp trai, diễn giỏi. Một đoàn kịch khác có ông Anh Lân cao kều diễn rất hay, còn vợ ông là bà Túy Hoa, mẹ cô Túy Phượng thì lại quá mập. Ngoài ra còn có thêm anh hề Tùng Lâm vừa nhỏ con vừa khiêm tốn cả về chiều cao...

Vào xem các suất diễn cải lương hay kịch, khán giả cầm vé có thể tự tìm ghế ngồi theo chữ và số ghi trên vé, cũng có thể nhờ người soát vé tìm dùm. Mấy người soát vé tay cầm đèn pin soi đúng vào mặt sau ghế ngồi cho từng người khán giả. Giữa suất diễn, có khi họ cũng làm công việc kiểm tra để phát hiện người "coi cọp". Tuy gắt gao là thế, nhưng cứ khi gần vãn tuồng là cửa rạp hát được mở ra, xả giàn cho bà con bên ngoài vào xem tự do. Không khí ở cuối rạp chộn rộn lên một lúc với những tiếng ồn, nhưng không bao lâu tất cả lại trật tự vì tuồng sắp kết thúc thì bao giờ cũng hấp dẫn, lôi cuốn người xem nhất.

Cảnh vãn tuồng cũng rất sinh động. Người ta ra về bằng cửa chính và cả cửa hông. Ra cửa hông phía trái của rạp là gặp ngay những hàng quán bán đủ thứ thức ăn, nghi ngút hơi nóng và mùi vị hấp dẫn. Phía bên kia đường có tiệm mì Liên Viên Viên. Lề đường bên này thì thường bày bán khô mực, ốc luộc, mấy thứ trái chua như cóc, ổi... và khách thường là các bác xích lô, bác tài xe lam ngồi lai rai chờ khách hoặc dân nhậu thứ thiệt ở địa phương. Người không ăn hàng và bàn tán về vở tuồng vừa xem thì ra đường gọi xe xích lô hoặc lên xe lam đậu chờ sẵn. Có đêm người về đông, xe ít, mẹ con tôi đã phải đi bộ hơn hai cây số về nhà. Đi ngang khu Đài Kỷ Niệm mà phía bên phải đường còn nghĩa trang họ đạo Khiết Tâm, tôi cứ phải níu sát người mẹ tôi.

 

***

 

Ở trên đường Phan Chu Trinh bây giờ, về phía trái ngày ấy là một bên hông chợ Biên Hòa, có một khoảng đất trống kha khá là bến xe lô, xe ngựa chở bạn hàng. Kề bên bến xe là rạp hát Vạn Khánh Hưng là rạp được xếp thứ nhì của Biên Hòa, sau rạp Biên Hùng. Ở đây đặc biệt chuyên chiếu phim Ấn Độ mà phim nào cũng có ít nhất là một bài hát được diễn viên hát trọn bài rồi còn hát lại! Rạp Vạn Khánh Hưng phục vụ giới khán giả bình dân trong ấy có nhiều chị bán sạp hàng trong chợ Biên Hòa, nhiều anh tài, lơ xe lô, xe lam, xe ngựa... nên coi ra nó cũng hết sức "bình dân". Ghế ngồi xộc xệch, sàn rạp có những chỗ ướt sũng và âm thanh thì đứng ngoài bến xe cũng nghe thấy ì xèo. Người mới đến lập nghiệp ở Biên Hòa ngày nay chắc khó có ai ngờ được ở khu vực này từng có một rạp hát như thế.

Sau này, ở đường dọc bờ sông Đồng Nai, có thêm rạp hát Lido được xây dựng hiện đại hơn rạp Biên Hùng, nhưng không hiểu sao ở đây lại ít khán giả đến xem.

Ngày ấy, trước khi chiếu phim chính, bao giờ khán giả cũng được xem một phim hoạt hình và một phim thời sự đen trắng. Rồi sau khi trên màn ảnh hiện lên dòng chữ nhắc nhở mọi người không được hút thuốc lá trong rạp hát, thì phim chính mới bắt đầu được trình chiếu. Bởi vậy có nhiều khán giả mua vé rồi nhưng không vào rạp ngay, họ ngồi uống nước, uống cà phê, hút thuốc lá cho đã rồi canh giờ phim chính bắt đầu chiếu mới vào rạp.

Tôi có một kỷ niệm không thể nào quên. Đó là lần đi xem phim ở rạp Biên Hùng. Năm ấy tôi mười bốn tuổi, đang nghỉ hè và sắp vào học lớp đệ Tứ trường Ngô Quyền. Như tôi đã kể, dù sức khỏe chung thì kém nhưng có lẽ được tẩm bổ thường xuyên nên vóc dáng tôi khá lớn, mười bốn tuổi mà trông tôi như một thanh niên mười bảy, mười tám. Dĩ nhiên, gương mặt tôi còn rất "khờ trân". Đêm ấy là đêm 1 tháng 5, rạp Biên Hùng chiếu phim "Chuyến đi thứ bảy của hoàng tử Sinh Bá", một phim màu thần thoại màn ảnh rộng. Tôi xin phép cha mẹ, một mình đi xem phim. Mười giờ tối vãn phim, mọi người ra về. Ngay trước cửa rạp tôi thấy một chiếc xe cây (xe của cảnh sát chế độ cũ) đậu sẵn và mọi người khi ra cửa đều bị xét giấy. Tôi không đem theo giấy tờ gì vì nghĩ rằng mình còn nhỏ. Nhưng cái dáng dấp cao lớn đã hại tôi khiến tôi bị đẩy lên xe cây trong sự ngạc nhiên lẫn hết sức lo sợ. Một lúc sau, chiếc xe cây chở số người bị bắt vòng qua phía bên kia đường, nơi có Ty cảnh sát (Văn phòng của Ty này nay được dùng làm trụ sở cho một đơn vị của Thành phố Biên Hòa, nằm sát công viên Biên Hùng, hàng rào xây bằng đá xanh khổ lớn đã được đập bỏ). Tôi đỏ hoe mắt khóc khi phải đứng chung trong một căn phòng tạm giam chật hẹp cùng những người lớn mà trong câu chuyện họ nói với nhau, tôi biết trong số họ có người là du đãng, có người là gái ăn sương... (và không biết có ai trong họ là dân anh chị ở khu "Đất Thánh Tây", Dốc Sỏi, nhận ra tôi là thằng bé bệnh hoạn ngày nào?). Tôi đợi mãi mới thấy một người cảnh sát đi tới gần chỗ mình, liền lấy hết can đảm gọi anh ta để xin được tha cho về. May sao, đó lại là một người ở cùng khu Phúc Hải với tôi. Anh ấy ngạc nhiên hỏi tôi:

- Sao em lại đi coi phim vào tối nay?

Tôi được bảo lãnh cho về. Dẫn tôi ra tận cổng Ty, anh cảnh sát cùng xóm mới nói với tôi:

- Hôm nay là ngày 1 tháng 5, ngày lễ Lao động, lễ lớn của Việt Cộng nên người ta kiểm soát để bắt Việt Cộng, em biết chưa?

Đó là lần đầu tiên trong đời tôi, một đứa trẻ mười bốn tuổi, được biết rằng có những người là "Việt Cộng"!

 

***

 

Từ hồi học lớp Nhất trường Khiết Tâm, tôi đã biết tiệm ảnh Phạm Lung. Ở một góc đường thuộc khu ngoại biên chợ Biên Hòa, có hai mặt tiền, tiệm ảnh nổi tiếng này có nhiều thuận lợi. Ngày ấy Biên Hòa dường như chỉ có tiệm Phạm Lung và tiệm Bửu Quang trong khu chợ là hai địa chỉ làm ảnh được tín nhiệm nhất.

Những bức ảnh đen trắng được cho màu của các cô gái, chàng trai bảnh bao được phóng lớn, lộng khung đặt ở tủ kính quay ra đường vừa giới thiệu tay nghề của tiệm ảnh, vừa có nhiệm vụ "rao hàng". Không lạ gì khi người ta thấy có những cô bác đứng tuổi, những thanh niên nam nữ và cả bọn học trò chúng tôi dừng chân trên lề đường đứng ngắm một bức ảnh mẫu nào đó. Diện tích của tiệm ảnh Phạm Lung không rộng lắm. Nơi tiếp khách ngoài mấy cái tủ kính trưng bày, thì cái quầy giao dịch, thu ngân cũng chiếm gần hết chỗ. Khách đến chụp ảnh sẽ đăng ký ở đây, lấy giấy hẹn, trả trước một số tiền rồi đến ngày lấy ảnh sẽ trả nốt số còn lại. Phòng chụp hồi ấy có cái máy chụp phim lớn khổ 6x9cm hay 4x6cm đặt trên giá ba càng, chính bác Phạm Lung tuổi trung niên, dáng người phục phịch đạo diễn cho khách ngồi trước phông, tùy theo khách chụp ảnh kỷ niệm nghệ thuật hay chụp ảnh làm thẻ. Ngồi nghiêng qua một bên, ngẩng đầu lên một chút, duỗi chân cho thoải mái..., bác nói với khách hàng sửa lại tư thế cho tới khi ưng ý. Cuối cùng, khi cái đèn chụp ảnh đã nhóa lên và ông chủ tiệm ảnh chui đầu ra khỏi cái khăn đen trùm kín cả bộ máy chụp ảnh, là một tấm ảnh đã được chụp xong. Ảnh đen trắng rất bền. Tấm ảnh tôi chụp dán vào học bạ hồi lớp Nhất đến nay vẫn còn rất rõ, dù đã hơn bốn mươi năm qua đi.

Thỉnh thoảng, gia đình tôi cũng đi lên tiệm Phạm Lung chụp ảnh kỷ niệm giống như thói quen của nhiều gia đình thị dân thời ấy, khi mà máy ảnh cá nhân còn chưa phổ biến, vẫn là "của hiếm" chỉ dành cho những người giàu có hoặc phóng viên báo chí. Không chỉ chụp ảnh những người trong gia đình, chụp chung hay chụp riêng với trang phục của mình hoặc mượn của tiệm chụp ảnh, người ta còn mời cả bà con lối xóm thân tình đi chụp chung rồi rửa ra hai tấm, phóng to lộng khung treo trên tường phòng khách mỗi nhà.

Hồi mười lăm tuổi, thi đậu Trung học đệ nhất cấp, tôi được cha tôi mua thưởng cho hai vật rất quý: một là cái máy chữ hiệu Olympia của Ý mà theo luật thời ấy phải khai báo sử dụng với chính quyền, có bản mẫu chữ đính kèm; còn một là cái máy ảnh của Nhật khẩu độ 2,8, tốc độ đến 1/500 giây. Cả hai đều được mua ở đường Lê Lợi, Sài Gòn. Tôi ghi tên, đóng học phí để học đánh máy ở trường dạy đánh máy của ông Cao Đình Huề, khu gần rạp hát Biên Hùng, được cấp chứng chỉ tốt nghiệp loại khá hẳn hoi. Còn chụp ảnh thì chính anh chủ tiệm bán máy ảnh ở Sài Gòn hướng dẫn cho tôi những thiết đặt cơ bản về khẩu độ, tốc độ và khoảng cách. Nhờ học giỏi môn Lý năm đệ Tứ có phần quang học, hiểu rành rẽ thấu kính hội tụ và phân kỳ, nên tôi tiếp thu sự hướng dẫn này khá nhanh. Hồi chụp cuộn phim đầu tiên 24 “pô”, đi rửa ảnh thấy chỉ hỏng vài tấm, tôi sung sướng lắm, nhưng cứ có ai hỏi xem ảnh thì đỏ bừng mặt lên! Có chuyện ít ai ngờ là ngay hồi đó tôi đã được mời đi chụp ảnh... đám cưới! Số là một anh giúp việc nhà tôi cưới vợ, cha tôi quyết định mừng cưới bằng một tập ảnh đám cưới mà tôi được giao nhiệm vụ đi chụp. Tôi hồi hộp lắm nhưng cũng muốn thử sức mình một lần xem sao! Kết quả không đến nỗi tồi. Khi đem tập ảnh được rửa đến nhà cho chú rể, cô dâu mới xem, cả hai anh chị đều khen “đẹp” (đến nay tôi vẫn còn nghi ngờ lời khen này!). Tôi được giữ lại, chú rể đãi tôi một chầu nem chua Thủ Đức và nhất định ép tôi phải uống hết một ly bia!

Từ ấy trở đi, vào những ngày nghỉ hoặc buổi tối, trong nhà tôi bắt đầu vang lên những tiếng lách cách gõ máy chữ của tôi. Tôi cũng làm quen dần với những cuộn phim 24 hoặc 36 "pô", quen với việc đạp xe đạp lên tiệm ảnh Phạm Lung gửi tráng phim, rửa ảnh. Có thể xem đó là bước khởi đầu rất vô tình cho tôi đến với công việc viết văn và làm nghệ thuật sau này – việc không hề có trong ước mơ tương lai của tôi ngày ấy.

 

***

Ý kiến bạn đọc
15 Tháng Năm 201912:19 SA
Khách
Kỷ niệm xưa bao giờ cũng đẹp. Cám ơn bạn đã khoi lại cho tôi ký ức về rạp Biên Hùng .
01 Tháng Hai 20128:00 SA
Khách

Cảm ơn tác giả đã viết một bài viết thật hay. Mong được đọc thêm nhiều bài viết khác.
Mến,
thuỵvi
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Hai 2012(Xem: 7766)
Quá khứ đã qua, thời gian cũng không thể quay ngược trở lại, ngoài việc ghi nhớ lấy những bài học kinh nghiệm, còn lại không cần thiết để cho lòng phải vướng bận thêm. Sẵn sàng quên đi là một cách cân bằng tâm lý, cần phải chân thành và thản nhiên đối mặt với cuộc sống.
12 Tháng Hai 2012(Xem: 26660)
Nghe mà thấm thía hai tiếng Lạy Chúa của cái bà bắc bán xi rô đá nhận bên trường thầy Chín ngày nào. Mà cũng đâu biết đựơc chuyện đời ngày sau sẽ ra sao phải không? Không chừng nếu có một giáo phái nào đó tu như tui thì thế giới sẽ an bình phè phởn hơn nhiều.
12 Tháng Hai 2012(Xem: 7731)
Quay về tổ ấm hôm nay. Bốn mươi năm với tháng ngày hư hao. Bạn bè sẽ gặp lại nhau. Tròn như trái đất bay vào thinh không.
12 Tháng Hai 2012(Xem: 8693)
Khi không lại hỏi người ta Trời Đông xứ lạnh nhớ nhà không em Đèn khuya hiu hắt qua rèm Lung linh dựa bóng như thèm vòng tay
12 Tháng Hai 2012(Xem: 7482)
Nhìn cà phê hắn lại nhớ tới thằng Xuân Sang, chiều nay mày lang thang ống chích ở khúc sông nào có nghe chăng vì mày "chích" vui quá mà tao đang khổ sầu. Mà thôi, lổi tại tao bỗng dưng lại nhớ người ta. Cầu vòng năm xưa giờ thấy lại thì cũng vẫn là cầu vòng đẹp muôn màu sắc...xa xa mà ngắm !
12 Tháng Hai 2012(Xem: 26313)
Ai người tình nghĩa đồng hương xin làm ơn làm phước mà giúp tui kiếm dùm cho nó một con bé chủ tiệm vàng chứ không thì cái cỡ làm biếng bầy hầy như thế này thì chắc là tui phải nuôi nó suốt cả một đời. Mà tui thì còn phải đi tìm nhỏ Mai ngày xưa năm cũ. O La La! Biết đâu nhỏ Mai giờ là bà chủ tiệm vàng có cô con gái đẹp không chừng. Có vậy mà nãy giờ không nghĩ ra.
04 Tháng Hai 2012(Xem: 9084)
bần tăng chỉ chuyển ngụ ý cho vui, các ông cầu mát không nên théc méc tự ái kẻo bần tăng mang tiếng đàn ông nhiều chuyện nha các bạn già ??? nhất là sắp họp khóa 8)
04 Tháng Hai 2012(Xem: 8837)
Nhưng gì thì gì, trong tôi hình ảnh đẹp nhất vẫn còn hoài trong trí nhớ, mỗi khi tan trường phố xá như bừng sáng, vui tươi hơn với những tà áo trắng bay lượn như bướm vờn trong gió
04 Tháng Hai 2012(Xem: 96337)
Em ơi nhớ giữ tánh tình người Nam nhé Nhớ lanh chanh nhưng rất thiệt thà Nhớ nhiều lời nhưng không biết điêu ngoa Nhớ đanh đá, kiêu căng mà tốt bụng
02 Tháng Hai 2012(Xem: 56975)
Ngồi buồn khuấy tách cà phê Làn môi đăng đắng nhâm nhi giọt sầu Vần thơ rới mấy chữ câu Mùa xuân vẽ vội trên đầu hoa mai
02 Tháng Hai 2012(Xem: 9640)
Mời anh mua bữơi Biên hòa Bưỡi này là giống Thanh Trà ngọt ngon Mua Dìa để tặng bà con Bưỡi em đem bán ngọt ngon như đường... !
02 Tháng Hai 2012(Xem: 7896)
Sáng sớm thức dậy đi ra trước nhà gặp ông già vừa đi tập taichi về tự dưng đâm ra ú ớ chẵng biết nói cái chi. Lẻ dỉ nhiên là không thể Good morning được rồi. Lại cũng chẵng có ngu đến độ phải nói Chào Ba buổi sáng
02 Tháng Hai 2012(Xem: 9639)
Thì sao mà hỏng khoái đi làm cho được hả ! Hồi đó tui chẵng những siêng năng đi làm mổi ngày mà còn đi nhiều ngã khác nhau để mà học hỏi sâu rộng thêm về địa lý nước Nhật. Bây giờ đi làm ở Mỹ chán phèo.
30 Tháng Giêng 2012(Xem: 7673)
Tưởng mình chợp mắt,ai ngờ..... Đêm đen hóa kiếp,nai tơ hóa sầu Chuyện nào biết được chiều sâu ? Để ai bắt nhịp lên cầu đắng cay!
28 Tháng Giêng 2012(Xem: 8300)
Em về quán nhỏ tự tình Ai đi ngày đó lá xinh bỗng buồn Vườn mi ướt đẩm mưa tuôn Mây sầu ôm phố hỏi luồng gió đâu?
28 Tháng Giêng 2012(Xem: 8078)
Cha tôi đâu biết đứa trẻ sáu tuổi là tôi ngày ấy trong lòng háo hức biết bao với một lớp học và những đứa bạn mới trên tỉnh!
27 Tháng Giêng 2012(Xem: 8805)
Tha hương ngộ cố tri là một niềm vui lớn. Huống chi gặp lại người “ cùng xóm Ga” lại ” trồng cây si” mình một thưở! Thôi bây giờ mình đã là bạn bè với nhau rồi.
26 Tháng Giêng 2012(Xem: 12565)
Dù hoàn cảnh đất nước còn nghèo, trong chiến tranh bao đổ nát tan thương, nhưng những hình ảnh nầy đã nói lên sự hiền hòa chịu đựng của người miền Nam vẫn bao dung và êm đềm trong một xã hội nhân bản
18 Tháng Giêng 2012(Xem: 8064)
ông thầy chạy đã về nhưng vẫn còn mơ màng chút gỉ là lạ. Thế nào cũng bị hỏi thăm tính tình vì MỘT THỜI LÝ LẮC
16 Tháng Giêng 2012(Xem: 8422)
Thời gian sẽ không dừng lại ở đây, tình bạn bè sẽ miên, dù cách xa đôi bờ đại dương.Tiếng gọi từ những những tình cảm thân thương với những mái tóc đã bạc màu ...
11 Tháng Giêng 2012(Xem: 8269)
Người buồn khóc ánh chiều tan Ta buồn ta ngắm mở nàng qua sông
10 Tháng Giêng 2012(Xem: 25780)
Ngựa hoang muốn về tắm sông, nhẫn nhục. Dòng song mơ màng chết trong thơm ngọt! Trong cuộc sống có lúc cảm thấy đau khổ tột cùng, rồi hắn đắc ý với câu nói của vua Lia trong tác phẩm của văn hào Shakespear :- "khi con người ta đau khổ đến cùng cực là lúc ta sung sướng nhất !
08 Tháng Giêng 2012(Xem: 10533)
Nghe ngoài hiên gió thì thầm Trăng như thổn thức khi nằm bên mây Nhấp vài giọt đã muốn say Ấm nồng hơi thở, ngất ngây men ngà
08 Tháng Giêng 2012(Xem: 7716)
Bà con nên nhớ khi sử dụng cái WC loại này ở Sài Gòn là phải có ai đó đứng ở bên ngoài canh chừng dùm
07 Tháng Giêng 2012(Xem: 9088)
Trường Minh Tân mến bên bờ Đồng Nai Xa mờ Châu Thới ngang lưng trời Nhìn trời chiều mưa bay lác đác Lòng còn bâng khuâng…
03 Tháng Giêng 2012(Xem: 8391)
Tản mạn đầu năm nơi quê cũ với những hương vị quê hương "Không biết tại tui già rồi sinh tật để bị người ta kêu rêu là già dê, già dịch, già cà chớn hay là già lựu đạn này nọ, khá lắm thì cũng chỉ đến cái mức già chịu chơi là cùng"
01 Tháng Giêng 2012(Xem: 9142)
đất nước tôi, quê hương tôi với những cảnh đời rong rêu... Biết đến bao giờ.... và chúng ta đang ở năm 2012
01 Tháng Giêng 2012(Xem: 9011)
Tôi nghĩ rằng thầy cô và bè bạn chúng ta nơi phương trời xa, cũng như những bè bạn không có thời gian tham dự họp mặt NQ cuối năm, đang nóng lòng chờ đợi bài tường thuật buổi họp mặt, vì vậy tôi cố gắng hoàn chỉnh sớm nhất bài viết, dù bề bộn công việc cuối năm. Hy vọng bài viết sẽ được các bạn chuyển tải đến thầy cô, bạn bè nhanh chóng để ấm lòng những ngày Tết cận kề. Trân quý.
30 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 9479)
Nếu ai chưa một lần về thăm lại Sài Gòn, sẽ không biết đâu là hình bóng cũ
26 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 8095)
Hôm nay là ngày đầu tiên của năm Tân Mão.Tết Nguyên Đán. Hơn 6h sáng, cái xóm lao động quanh nhà mình lại tĩnh lặng lạ thường. Thường ngày,3h sáng, chị Bảy đã đưa cái xe đẩy lộc cộc ra chợ bán bún riêu cho người lao động.Hơn 5h, đã nghe tiếng xe máy của các cháu thanh niên công nhân đi làm việc sớm.
23 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 8479)
Buổi sáng đứng lặng mình tôi Lá vàng ngập rơi trên lối Một ngày qua..từng ngày qua Tôi sống từng giờ hấp hối !
20 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 9090)
Còn cha còn mẹ như tiên...Tôi bùi ngùi chia tay bạn bè để về lại gia đình sau một ngày bận rộn. Những cái bắt tay từ giả. Hẹn ngày gặp lại.Có thể là lần nữa với bạn và lần đầu với bạn bè khác. Chuông đồng hồ ngân nga gõ 8 nhịp như những tiếng thở dài. Một ngày vui qua mau.
19 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 8912)
Lần đầu tiên tiếng hát Thanh Thúy đến với công chúng Sài Gòn là ở phòng trà Việt Long của Đức Quỳnh vào cuối năm 1959. Với chất giọng trầm ấm, hơi khàn và lối phát âm, nhả chữ rất riêng, giọng ca của Thanh Thúy mang nỗi buồn man mác, nghẹn ngào nức nở
19 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 8678)
Về vấn đề này thì tui thua xa lủ em út trong nhà. Hỏng phải là tui yếu kém, xấu dở hay dài ngắn chi mà chỉ vì tui là người đàng hoàng bỏ cả quảng đời trai trẻ tuổi thanh xuân đi giang hồ lo chuyện " nước nôi " nên người ta không biết tui ở đâu mà đến " lấy ".
18 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 9497)
Chiều qua Sông Phố một mình Đồng Nai gợn sóng hoặc huyền mắt ai Mây ôm tóc xỏa ngày bay Tàu qua cầu sắt lung lay nhịp sầu
12 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 9060)
Quay về tổ ấm hôm nay. Bốn mươi năm những tháng ngày hư hao. Bạn bè sẽ gặp lại nhau. Tròn như trái đất bay vào thinh không.
07 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 8352)
Tình anh vẫn thắt eo lưng Vẫn em tà áo thủy chung lượn lờ Tiếng cười lộng lẫy vần thơ Cơn mưa tháng bảy vỗ bờ chiêm bao
07 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 44857)
Trước bao biến cố đa đoan. Giữ tâm bình tỉnh chớ hoang mang lòng. Thứ tha lầm lỗi hồn trong. Tìm người bạn tốt xoay vòng mến yêu
06 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 8172)
đọc bài bạn bè học thời với Hạnh nói kêu Hạnh bằng anh, vì anh anh Hạnh đang làm lớn trong hội BH, làm chị ngồi cười 1 mình, anh bạn của Hạnh tếu thật.... hay ,
06 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 75770)
Ngồi cùng bên nhau giữa phố thân quen. Ly cà phê đen giọt dài giọt ngắn. Ba mươi mấy năm thành phố đổi tên. Người đã đi xa, cà-phê vẫn đắng.
05 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 8465)
Thật tình mà nói thì cho đến đêm nay tao cũng vẫn chưa biết lảng mạn là như thế nào. Có lẻ nó như cái tâm trạng của em Tím trong câu chuyện tình Anh trai Biên Hòa em gái Cà Mau của Nguyễn Hửu Hạnh. Mày ráng mà tìm đọc. Phê lắm.
04 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10116)
TÌM BẠN HỨA THỊ HUỆ VÀ NGUYỄN THỊ MAI CHS MINH TÂN
04 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10777)
thân tặng khách mời của ' CÀ PHÊ CÂU MÁT" cùng trở về với bao kỷ niệm thân thương một thời đi học với những kỷ niệm tình ta
04 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 8839)
Đúng như ông bà ta thường nói "châu về hợp phố". Người ta đi đâu rồi cũng tìm về nguồn cội. Bây giờ ngồi nghĩ lại tao thấy có chút gì băn khoăn!! Sao lúc đó tao vô tình đến như vậy? Bây giờ già,tịnh tâm lại thấy mình có thiếu sót với bạn bè!!!
04 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 24663)
Tự dưng ông Dũng thở dài đứng bật dậy đặt nhẹ tờ giấy bạc lên bàn rồi bỏ đi ra bên đường, nheo mắt nhìn lên bầu trời xanh thẩm mà ngở như là mình đang trên chiếc xe đạp thả dốc Kỷ Niệm gió phanh ngực áo về hướng Biên Hùng mắt đỏ hoe. Hẳn là đã vướng bụi đời lang thang .
04 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 9080)
Ê mậy, sao mầy dám lấy họ Hoàng của tao. Tao biết rõ mày hoc lớp ba trường Nguyễn Du, mỗi khi thầy Hưng gọi mày lên bảng = tên Nai. Mày hoc lớp nhứt D của thầy Chấn, chung lớp với Phan Thanh Bình (Ga xe lửa), Trần Thanh Cảnh (Cảnh hù) nhà ở Bửu Long, Phạm Văn Đạo (Đạo lùn), Trần Minh Tuyên (Con Ô. Trưởng Ty Giáo Dục). Tao còn biết rõ người em gái kế mày rất đẹp...
04 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 8898)
dòng sông Đồng Nai vẫn êm đềm trôi, con dốc Ngô Quyền, công trường Sông Phố, những ngày hò hẹn bờ sông, những tà áo trắng bay bay, với những nụ hôn vội vàng mùi hương bưởi, chỉ còn tìm thấy được trong “ CÀ PHÊ CẦU MÁT”.
02 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 25641)
Mau quá tụi bây há! Thoáng cái mà đã gần nữa thế kỷ rồi. Cũng như thằng Luận nói, tao chẳng bao giờ nghĩ là tao sẽ sống đến ngày nay mà gặp lại được tuị bây. Vậy thì ơn trời đất ban cho, từ nay về sau sống thêm ngày nào thì ráng mà vui thêm với đời ngày đó vậy, coi như tụi mình đã lấy lại vốn và đang gom lời.