11:43 SA
Thứ Sáu
19
Tháng Tư
2024

THÔNG BÁO KHẨN CẤP - HUY PHƯƠNG

01 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 14137)
'Thông báo khẩn cấp!'

 

 "...Hải ngoại này đúng là một con bò sữa dễ vắt mà cũng dễ yếu lòng, chảy nước mắt, không những vì th
ương nỗi cơ khổ của đồng bào mà còn những chuyện linh thiêng khó nói như “hùn phước” hay “kiếm phước...”

“Thông báo khẩn cấp!” Tôi đã đọc đi đọc lại cái thông báo này nhiều lần! Thoạt đầu cứ tưởng đây chuyện đường nứt San Andreas sắp làm nửa tiểu bang California trôi ra biển hay Thủy Quân Lục Chiến Trung Cộng vừa dàn quân nhảy xuống Hà Nội, tệ lắm thì cũng một bệnh dịch chết người sắp xẩy ra cho nước Mỹ. Nhưng không, đây là một thông báo rằng một bức tượng Phật xây dở dang tại một ngôi chùa ở Việt Nam đã lâu thiếu tiền, cần bá tính cúng dường cho đủ số để hoàn thành. Bản “thông báo” đăng trên một tờ nhật báo tiếng Việt ở Mỹ với kích tấc 1/4 trang không phải là rẻ tiền, và người đăng báo hẳn còn đủ ngân khoản để trả cho lời kêu gọi thống thiết này.

Không phải bây giờ mà đã từ lâu báo chí hải ngoại này vẫn thường xuyên đăng những thông báo loại này khi thì xin tiền xây tường chùa, khi thì sửa sang nhà thờ bị sạt lở, nứt vách, ngân khoản dự trù có khi lên hằng trăm tỷ đồng tiền Việt, nhẹ thì thư ngỏ, thư xin, nặng thì ra “thông báo khẩn cấp” như bản tin ở trên. Cũng có khi trong nước cần tiền khởi công để xây một ngôi chùa mới, nhưng phần lớn là các loại tu sửa đại quy mô, hay đang làm nửa chừng mà thiếu tiền với lý do vật giá leo thang, mưa bão, lụt lội. Hải ngoại này đúng là một con bò sữa dễ vắt mà cũng dễ yếu lòng, chảy nước mắt, không những vì thương nỗi cơ khổ của đồng bào mà còn những chuyện linh thiêng khó nói như “hùn phước” hay “kiếm phước.” Ở những vùng đất có lời kêu gọi này, các giới chức lãnh đạo tôn giáo cũng công nhận rằng “đời sống dân chúng còn nghèo khổ, 95% dân sống chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp trồng lúa, nhưng ruộng không đủ làm, thiếu nguồn nước tưới tiêu, hằng năm phải gánh chịu những đợt hạn hán bão tố, lũ lụt nên thường bị mất mùa thất thu, đói kém vất vả.”

Nhìn cảnh chùa chiền nguy nga tráng lệ, khách thập phương tấp nập lui tới cúng bái, hành hương, ai dám nói đó là một đất nước thiếu tự do tôn giáo. Nhà nước cộng sản sẵn sàng để cho các phái đoàn tôn giáo ra đi, miễn là đem được đồng đô la về để xây dựng đất nước to đẹp bằng mười lần hơn trước. Không phải chỉ ở trong nước mà ngay tại Mỹ. chúng ta đầu tư vào chùa chiền, tự viện quá nhiều, phần đông không có tăng đoàn, chỉ một hai vị, cũng sở hữu những cơ sở lên hàng triệu đô la.

Cũng có khi, không “liệu cơm gắp... chao,” việc xây dựng nửa chừng phải ngừng trệ, khiến gánh nặng đè lên vai người tín hữu. Năm 2000, tôi may mắn có dịp đến Paris, mục kích cảnh một ngôi chùa Việt “dự trù là một ngôi chùa lớn nhất Châu Âu,” đang trong những tháng khởi công xây cất, đến nay đã 11 năm, đã tiêu hết 12 triệu euros mà vẫn chưa xong. Theo dự trù phải tốn thêm 3 triệu euros, hiện đang nợ ngân hàng 1 triệu, nợ hội thiện 1 triệu và vài ba năm nữa ngôi chùa mới hoàn thành được. Một toán thợ Tàu, gồm 9 người từ Trung Cộng đang ở Paris, trong thời gian một, hay hai năm để lợp mái ngói cho chùa. Nội chỉ cái tháp chuông thôi cũng gần 1 triệu euros rồi.

Lễ Phật Đản năm nay, không ngại đường xa cách trở, tốn kém, chùa cũng mời được nhiều ca sĩ hàng đầu của một trung tâm băng nhạc từ Little Saigon bay sang. Bà chị họ của tôi định cư tại Paris từ 30 năm nay, từ lúc còn đi làm, nhịn ăn nhịn mặc, cả đời không biết du lịch là gì, đã trích số lương của mình một tỷ lệ để đóng góp, nay đã hưu trí, vẫn còn tiếp tục, vì ngôi chùa chưa xong. Thật là công đức vô lượng và thiện tâm bền bỉ! ( Tinh thần Tam bảo Nô)

Thì ra người Việt hiện dù đang sinh sống ở đâu trên thế giới cũng là sắc dân giàu có nhất vì ngoài chuyện lo ăn lo mặc còn dư dả đồng tiền để lo cho những chuyện “mua phước.” Trong khi phúc trình hằng năm của Văn Phòng Thống Kê Hoa Kỳ tháng rồi cho hay, cứ 6 người Mỹ thì có một người sống ở mức nghèo khó. Ảnh hưởng của nạn thất nghiệp kéo dài khiến hằng triệu người Mỹ phải vật lộn với đời sống. Số người ở mức nghèo khó là 46.2 triệu trong năm 2010, tăng 15.1%, từ 14.3% của năm trước, kỷ lục nhất từ 19 năm nay. Phúc trình còn cho hay, số người Mỹ không có bảo hiểm lên đến 49.9 triệu, lớn nhất trong hai thập niên qua.New York dự tính sa thải 700 thầy cô giáo. Câu chuyện nước Mỹ rồi đây sẽ hết tiền đổ xăng cho cả những chiếc xe đưa thư, và hình ảnh người đưa thư sẽ không còn nữa làm cho chúng ta mủi lòng. Vậy thì xây một tượng Phật dang dở vì thiếu tiền có là điều “khẩn cấp” hay không?

Chuyện này làm cho chúng tôi nhớ lại một câu chuyện Thiền (trong 101 Giai Thoại Thiền - Thomas Cleary - Thanh Chân biên dịch) như sau:

“Hei-zayemon là một đại phú gia suốt đời hành trì Bồ Tát Hạnh. Ông nhiệt tình sử dụng gia sản của mình vào mục đích an sinh và từ thiện. Nhờ sự giúp đỡ và cưu mang của vị phú gia này, rất nhiều trẻ em nghèo khổ đã thoát khỏi cảnh bần cùng. Hei-zayemon cũng là người tài trợ cho vô số công trình xây dựng cầu đường, giúp dân chúng trong khu vực có điều kiện đi lại dễ dàng và thuận tiện hơn.

Trước khi qua đời, Hei-zayemon lập di chúc yêu cầu tiếp tục sử dụng gia sản của mình vào mục đích nhân đạo. Ý nguyện ấy đã được con cháu đời sau trân trọng và nghiêm chỉnh thực hiện.

Tương truyền vào thời Hei-zayemon còn sống, có một nhà sư tìm đến nhà của vị phú ông có cái tâm Bồ Tát ấy để quyên góp tiền cúng dường giúp nhà chùa xây dựng một cái cổng. Nghe xong lời đề nghị, Hei-zayemond đã bật cười trước mặt nhà sư: Tôi muốn giúp đỡ mọi người vì tôi không thể nhẫn tâm bỏ mặc họ trong cảnh đời khốn khổ. Nhưng một ngôi chùa không có cái cổng thì có gì là khốn khổ đâu nào?!’’”

Tôi cũng bắt chước đại phú gia Hei-zayemon mà thưa rằng: “Một bức tượng hay một ngôi chùa xây dựng chưa xong thì có gì là khẩn cấp đâu nào!”

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Chín 2011(Xem: 12617)
Những người yêu dân chủ và tự do có thể biểu tình để chống những điều có hại cho đất nước và làm tổn thương đến cộng đồng, nhưng chắc hẳn sẽ không áp lực, biểu tình hay hăm dọa buộc nhà chùa phải từ chối lễ cầu siêu cho một người đã chết.
26 Tháng Chín 2011(Xem: 13015)
Dù sao thì mỗi buổi sáng thức giấc, lại có “thêm một ngày nữa để yêu thương!” Cứ bước tới, bước tới, dù không “biết ra sao ngày sau!”
06 Tháng Chín 2011(Xem: 13011)
Nhờ những người như thế mà các hộ gia đình đã lỡ chùn lòng bởi đe dọa rồi kí giấy bỏ đạo giờ lại muốn quay lại với giáo hội. Đọc hết những dòng này, thật khó cho Giáo Hội hầm trú VN biết là bao !!
09 Tháng Tám 2011(Xem: 12723)
Những thói xấu của người mình thiệt ra khá nhiều, nhiều hơn mức bình thường. Người viết bài này chỉ gạn lọc và trình bày một số tính tiêu biểu đã gián tiếp hay trực tiếp đóng góp vào tình trạng đất nước Việt Nam ngày càng xơ xác
04 Tháng Tám 2011(Xem: 15005)
Chỉ có chế độ đa đảng và sự đoàn kết của người Việt trong và ngoài nước thì mới có đủ sức mạnh để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Thiếu một trong 2 yếu tố này, nguy cơ mất nước của Việt Nam rất là gần kề./
31 Tháng Bảy 2011(Xem: 14830)
Đừng hy vọng gì ở cộng sản một sự thay đổi biết điều hay tử tế, và giới nhân sĩ, trí thức Việt Nam trong câu chuyện này, dám nói dám làm vì thật sự họ chưa hết sợ đâu! Tôi không thấy phấn khởi chút nào trước sự việc trên mà cảm thấy mình bị lừa bịp! Xin ơn trên ban cho anh em tôi chút sáng suốt cuối đời!
29 Tháng Bảy 2011(Xem: 16901)
Ngưòi chính khách cuối cùng đã đi rồi, đem theo cả tiếng bấc tiếng chì. Dân Càn chả cá Hà Nội bây giờ chẳng còn ai. Ngọc Ghẻ chết từ khuya, chỉ còn bác Ngọc Toét ngồi cười ruồi với bác Hùng Xùi ở San Jose. Hai bác đang bàn nhau suôi Nam đón tro cốt anh Kỳ.
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 13193)
Tôi không dám nói là hiện nay có nhiều người “ngu” hơn anh, nhưng câu chuyện của anh Việt kiều hóa điên phải vào nhà thương Biên Hòa ở đầu câu chuyện này, quả là một bài học đắt giá, bài học mà nhiều người chưa chịu thuộc.
17 Tháng Bảy 2011(Xem: 14275)
Mai đây, may ra một thiên tài sẽ khám phá được điều gì mới lạ bổ ích cho đời! Hay Lục phủ Ngũ tạng của tôi có thể giúp được ai đó chút hy vọng kéo dài thêm cuộc sống còn tràn đầy yêu thương
28 Tháng Sáu 2011(Xem: 14271)
Khi tuổi già, thì xem cái chết như về. Ai không phải chết mà sợ. Sống qua khỏi tuổi năm mươi, là đã lời lắm. Tuổi trung bình của con người trên thế giới này chưa được con số năm mươi. Thì mình nên tự xem như được sống thêm đời thứ hai. Đời trước đã hoàn tất, có cả khổ đau lẫn hạnh phúc. Đời sau nầy, thì chắc chắn là sung sướng hơn hạnh phúc hơn đời trước.
15 Tháng Sáu 2011(Xem: 13878)
Nhưng có một điều có thể coi như là chân lý “không thay đổi” dù bên này hay bên kia bờ Thái Bình Dương: đảng viên cộng sản thì anh nào cũng hèn, cứ phải dựa vào nhau để sống còn, để được làm “quan tham” bóc lột dân lành. Chúng đoàn kết theo đúng tôn chỉ “tranh đấu đến cùng với kẻ thù, chỉ hoà giải với nội bộ”.
07 Tháng Sáu 2011(Xem: 14581)
Khi bạn yêu một ai đó, hãy cho họ biết, vì bạn không lường trước được ngày mai sẽ ra sao. Hãy học cách xây đắp hôn nhân hạnh phúc. Hãy học cách yêu nhau nhiều hơn, vì người bạn yêu thương chứ không vì bất kỳ điều gì khác.
05 Tháng Sáu 2011(Xem: 14746)
Nếu được học một chút "nghề" vợ chồng, ít nhất là "bổn phận" thì đã không có những người chồng say rượu, vũ phu đánh đập vợ con, hoặc như người đàn ông ném bốn đứa con xuống sông ở trên, làm tan nát gia đình; không có những người vợ lẳng lơ, say mê cờ bạc, phá hoại gia cang.
30 Tháng Năm 2011(Xem: 25619)
Trước hết, hãy cùng nhau thừa nhận một điều: homeless không phải là một cái tội; homeless không phải là một tình trạng bất hợp pháp. Sẽ chẳng một ai bị bắt, bị truy tố, hay bị bỏ tù vì “tội homeless” cả. Là người không có nơi cư trú cố định
22 Tháng Năm 2011(Xem: 14611)
“Một trà, một rượu, một đàn bà. Ba cái lăng nhăng nó quấy ta. Chừa được thứ nào, hay thứ ấy. Họa chăng chừa rượu với chừa trà.”
16 Tháng Năm 2011(Xem: 14159)
Bà Nhu ra đi hưởng thọ 86 tuổi. Ông Kỳ vẫn còn khỏe mạnh nhưng năm nay cũng đã ngoài 80 tuổi. Một người là phụ nữ nổi tiếng của đệ nhất Cộng Hòa. Một người là nam tử mà vai trò hết sức ồn ào thời đệ nhị Cộng Hòa. Bây giờ viết về hai nhân vật danh tiếng nam và nữ, xem lại sự so sánh có phần khập khiễng
14 Tháng Năm 2011(Xem: 15536)
Không ai có được cuộc sống hoàn hảo cả sau những lần thất bại, bạn sẽ thấy mình trưởng thành hơn. Những người từng trải, dũng cảm và yêu cuộc sống sẽ học được cách xoa dịu vết thương nhanh hơn.
14 Tháng Tư 2011(Xem: 17124)
“mất gốc” là không giữ được bản chất, cái tốt đẹp vốn có của mình. Nếu những kinh nghiệm với người Việt Nam trên đây tôi đã chứng kiến trong cuộc đời được gọi là tốt đẹp, thì vâng, xin cho tôi mất gốc.
28 Tháng Ba 2011(Xem: 13566)
Đồng tiền Việt Kiều cũng là nguyên-nhân chủ-yếu của các tệ-nạn hối-lộ tham nhũng, mãi-dâm, trộm cướp, cờ bạc dẫn đến bất công áp bức, và dĩ-nhiên nạn-nhân vẫn là lương dân nghèo khó.
03 Tháng Ba 2011(Xem: 13099)
Tôi càng mong đợi nhiều hội đoàn sẽ để ý đến các công tác từ thiện cho chính các cộng đồng người Việt chúng ta trên đất Mỹ trong giai đoạn kinh tế khó khăn này
24 Tháng Hai 2011(Xem: 14332)
Câu “Tôi là người Việt Nam”, do đó, có nghĩa là tôi thuộc về Việt Nam, tôi vui nỗi vui của Việt Nam, buồn nỗi buồn của Việt Nam, tôi còn lưu luyến với quá khứ của Việt Nam và còn khắc khoải về tương lai của Việt Nam.
30 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 17369)
"Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú". Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với "ông sư khổ hạnh", hãy làm "con chim bay lượn".
03 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 14934)
Những người may mắn được làm chủ một cái xe hơi đắt tiền làm gì nên tội, nhưng những kẻ có dã tâm, cầm trong tay cái chìa khóa để vạch nát lên thân xe người khác, là người mang tâm hồn đen tối, ganh tỵ của một con thú điên cuồng.
28 Tháng Mười Một 2010(Xem: 40644)
Ai cũng biết, không phải người Việt luôn luôn đi trễ, chỉ thường đi trễ đến nỗi nổi tiếng thế giới thôi, vì thế sau này tự người Việt mới đặt ra câu: “Không ăn đậu không phải Mễ, không đi trễ không phải Việt Nam”.
14 Tháng Mười Một 2010(Xem: 12189)
Bảng chỉ đường đất nước vẫn còn có thể chỉ trật đường. Xin dè dặt. Thận trọng và khôn ngoan để đừng thêm một lần nữa mắc mưu Cộng Sản lừa phỉnh.