7:07 SA
Thứ Bảy
26
Tháng Tư
2025

GÓC NHÌN VỀ CUỘC CHIẾN TỪ VĂN CHƯƠNG VÀ NHẠC VÀNG TRƯỚC NĂM 1975. - VĂN THẮNG TRƯƠNG

29 Tháng Tư 20246:10 CH(Xem: 1249)
GÓC NHÌN VỀ CUỘC CHIẾN TỪ VĂN CHƯƠNG VÀ NHẠC VÀNG TRƯỚC NĂM 1975.

      Một buổi trưa đầu tháng tư năm 1975,tôi đứng trước hiên nhìn ra con đường đất nhỏ ngang trước nhà. Vào lúc đó, tôi thấy có hai người đàn ông khiêng trên vai một cây tre dài. Trên đó mắc cái võng bằng vải dù, có một người nằm chỉ lộ ra đôi chân mặc quần lính và đôi giày bốt đờ sô lắc lư theo nhịp bước của hai người khiêng. Đó là người lính vừa chết trận hôm qua. Tất tả đàng sau là một người đàn bà ngoài năm mươi; từ dáng vấp đến khuôn mặt hằn sâu cả một trời khổ lụy.
     Tôi khi ấy mới tám, chín tuổi, đâu biết thế nào là chiến tranh và chết chóc. Nhiều người lớn bảo rằng người lính nầy tử trận ở Xuân Lộc- chiến sự đang diễn ra ác liệt tại đây. Quân đội Bắc Việt đã sắp tới Sài Gòn rồi.
Tuổi thơ tôi tiếp cận hòa bình. Tôi thấy những tốp lính mang súng đi trên đường quê, nghe tiếng đạn pháo ầm oàng từ xa xôi vọng về trong những ngày sắp tàn cuộc chiến, thấy những thân dừa toang hoác vì mảnh pháo vẫn đứng trơ trơ sống cùng năm tháng, trở thành vết tích chiến tranh.
     Lớn lên thêm chút nữa, một ngày tôi tình cờ đọc được cuốn sách Dấu binh lửa của nhà văn Phan Nhật Nam. Tác giả là một đại úy thuộc binh chủng nhảy dù. Ông đã đi theo vận nước nổi trôi từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam đến tận cùng đất nước. Bằng lời văn của người lính dạn dầy trận mạc,ông đã kể lại những cuộc hành quân triền miên qua các vùng miền xác xơ vì bom đạn, những người dân nghèo gầy gò, héo hon sống ngơ ngác, vật vờ trên chính quê hương mình. Những người lính đi vào cuộc chiến và chết với rất nhiều tình huống ,đủ mọi tư thế. Có người bị bom hất bay lên ngọn cây như con chim; có người mới ngồi xuống nói chuyện với đồng đội thì một viên đạn vu vơ từ đâu bay đến găm vào đầu, anh lính chết khi vừa mở miệng định nói câu gì. Sau cuộc giao tranh, xác lính ngổn ngang: chết nằm, chết ngồi, chết không toàn thây...Suốt mấy ngày trời, tác giả cùng đồng đội chỉ làm công việc là khiêng xác. Xác lính ngập ngụa trong nắng mưa,trương phềnh,rệu rã, bốc lên thứ mùi " không có thứ mùi nào kinh khủng như mùi xác người chết " khiến ai tiếp cận cũng muốn nôn thốc nôn tháo;thèm một điếu thuốc mà không dám đưa tay lên môi. Lúc ngồi nghỉ ngơi, chà hai bàn tay xuống đất " da thịt người chết trốc ra từng lớp như lột một làn da". Trong hoàn cảnh đó, tâm trạng tác giả bị dồn nén như muốn vỡ vụn ra: chán chường và bi phẩn tột cùng!
       Lính được trang bị đầy đủ mọi thứ thiết yếu trên đường hành quân. Họ chỉ thiếu đàn bà! Khi được nghỉ phép, họ ăn nhậu,chơi bời thâu đêm cho bỏ những tháng ngày gian khổ chiến đấu ngoài chiến trường. Đôi lúc trên đường hành quân, qua những làng thôn hẻo lánh, họ ghé vào quán vắng có mấy cô em sẳn sàng đóng cửa vui vẻ với các anh. Chiến tranh mà, chết chóc cận kề, cho nhau một lần thôi, âu cũng là chuyện thường tình...Tác giả thấy thương cho những người ở phía bên kia khi đột nhập vào các khu trù mật trong rừng. Họ thiếu thốn đủ thứ, nhất là thiếu phụ nữ quanh năm ngày tháng...
     Một tác phẩm khác của nhà văn Phan Nhật Nam là tuỳ bút Mùa hè đỏ lửa. Với lời văn lôi cuốn rất tuyệt vời mà tôi cho rằng không một nhà văn tài năng nào có thể viết hay hơn thế được. Bởi nó lột tả đến tận cùng sức nóng khủng khiếp và tàn bạo nhất hình thành từ thiên nhiên và nhân tạo để thiêu đốt và hủy diệt hết mọi thứ, mà ghê gớm nhất là trên vùng cao nguyên năm 1972. Sau đây là nguyên văn một đoạn tùy bút bất hủ ấy:" Mùa hè 1972 trên thôn xóm và thị trấn của ba miền bốc cháy một thứ lửa nhân tạo nóng hơn, mạnh hơn, tàn khốc gấp ngàn lần, vạn lần khối lửa mặt trời sát mặt. Lửa ngùn ngụt. Lửa bừng bừng. Lửa kêu tiếng lớn đại pháo. Lửa lép bép nức nở thịt da người nung chín. Lửa kéo dài qua đêm.Lửa bốc khói mờ trời khi ngày sáng. Lửa gào chêm tiếng khóc của người. Lửa hốt hoảng khi cái chết chạm mặt. Lửa dậy mùi thây ma. Lửa tử khí trùng trùng giăng kín quê hương thê thảm, khốn cùng (...) Mùa hè 1972- mùa hè máu. Mùa hè của sự chết và tan vỡ toàn diện. Dân tộc ta sao nỡ quá đọa đày..."
     Chiến tranh đâu chỉ có người lính là chịu đựng gian khổ và chết chóc. Những người thân là mẹ, là chị, là em, là vợ, là người yêu của lính ngày đêm khắc khoải mong chờ, nguyện cầu cho người ngoài chiến tuyến được bình yên trở về. Nữ thi sĩ Lê Thị Ý có bài thơ làm xúc động tâm can con người ,đó là Thương ca1 . Nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc lấy tên là Tưởng như còn người yêu. Người góa phụ trong thơ trước nổi đau mất chồng, muốn dùng rượu để quên đi chính mình và để níu kéo người thương yêu, dù là hư ảo:
Ngày mai đi nhận xác chồng
Say đi để thấy mình không là mình
Say đi cho rõ người tình
Cuồng si khi ấy hiển linh bây giờ.
Tình nghĩa vợ chồng hương nồng lửa đượm, chợt mất đi một người, lòng ai chẳng thấy oặn thắt,luyến lưu?
Chao ôi thèm nụ môi hôn
Đêm đêm còn hẹn chong đèn chờ nhau .
Từ mở đầu cho đến hết bài thơ, khi đối diện với đau thương,giữa thực và mơ, người góa phụ vẫn cứ bám lấy sự mơ tưởng của chính mình làm cứu cánh:
Mùi hương cứ ngỡ hơi chồng
Nghĩa trang mà ngỡ như phòng riêng ai.
Nhà thơ đã từng sống gần trại lính, chứng kiến biết bao người vợ trẻ đi nhận xác chồng, nên mới gởi gắm trọn vẹn nổi bi thương ấy vào bài thơ để nó sống mãi cùng năm tháng.
     Từ năm 1954 đến 1975 dân tộc nầy đã trãi qua hai mươi năm nội chiến mà người ta gọi là cuộc chiến tranh ý thức hệ. Giai đoạn đau thương nầy chính là chất xúc tác cho ra đời một dòng nhạc và nó phát triển rực rỡ nhất, khoảng mười ngàn bài hát với hàng loạt ca, nhạc sĩ tài danh- được gọi là nhạc vàng. Dòng nhạc ấy chuyên chở yêu thương, vỗ về những tâm hồn đau khổ với nhiều nỗi buồn: buồn vì chia ly cách trở, buồn vì nghèo, vì thất tình, buồn vì thời cuộc đảo điên và đủ thứ nổi buồn nhân thế. Bao trùm lên tất cả là nỗi buồn chiến tranh và canh cánh khát vọng hòa bình.
     Người lính VNCH họ là ai? Họ chính là con của những bà mẹ lam lũ một nắng, hai sương nơi ruộng đồng nghèo khổ, những bà mẹ mua gánh, bán bưng nơi phố thị nuôi đàn con nheo nhóc, vì vậy lòng họ chan chứa tình yêu thương quê hương, gia đình mà thiêng liêng nhất là dành cho mẹ. Tình cảm ấy được thể hiện qua rất nhiều nhạc phẩm. Đây là tâm tư của người lính ngoài chiến địa nhớ về mẹ và người yêu luôn mong đợi ở quê nhà:" Nào những khi ôm thép súng tê tay, đăm mắt theo bao hư ảo thở dài. Nơi chốn xa buồn thương mẹ oặn gánh, em còn khêu sáng ánh đèn từ sương mai "( Sương trắng miền quê ngoại-Đinh Miên Vũ).
    Nhạc sĩ Thanh Phương hay viết về đề tài nầy. Người lính trong nhạc phẩm của ông là người trai mang nặng trách nhiệm với quê hương; người con hiếu thảo " À ơi! Đói lòng ăn đọt chà là, để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng. Nếu ngày mai hòa bình, con về tìm gỗ,đất năm xưa, đắp nền, tô lại nhà cho tóc mẹ ngày không chóng già ". Anh ước mơ rất bình dị nhưng hạnh phúc gia đình ấm êm khi quê hương không còn chinh chiến: đôi vợ chồng nghèo xay lúa dưới ánh trăng. " Mẹ têm trầu trên võng đong đưa. Dăm cháu nhỏ ríu rít nghe bà kể chuyện ngày xưa." (Làm nhà cho mẹ). Vì trách nhiệm với với nước non, người trai khoác áo chinh nhân bỏ lại quê nhà người yêu " mắt xanh, xanh màu trùng dương (...) duyên tình đôi mình xin hẹn lại ngày mai "; nơi " có mẹ thương đã già lưng gầy uốn nặng thời gian." Để cho ngày mai "thanh bình con về cho quê mẹ trọn thương " (Trọn thương- Thanh Phương). Những bà mẹ trong chiến tranh tuy nghèo khổ nhưng nhân hậu, giàu đức hy sinh như:" Bà Tư bán hàng có bốn người con" trong Bà mẹ Việt Nam của nhạc sĩ Lê Thương; hay Bà mẹ hai con- nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông "Thằng Hai đi lính đã lâu, tình mẹ già luôn khăc sâu hai mươi lính được lĩnh tiền, tháng tháng viết thư mẹ liền: con xin kính thưa mẹ hiền, con phương nầy bình yên. Lương đi lính tuy không nhiều chút ít mẹ ăn trầu "...            Những lời hát đó khiến ai nghe cũng rưng rưng nước mắt, người lính ấy đã tử trận. Nếu không có chiến tranh gây tang tóc, chia ly thì họ sẽ hạnh phúc bao nhiêu! Quê hương còn nghèo khó nên mơ ước của người lính cũng đơn sơ nghe mà thương quá đỗi:" Ôi ước ngày nào trời thôi mưa gió, cho mắt mẹ thôi hết đỏ lệ nhòa. Đàn em vui hát trên sân lũ diều căng gió. Trai, gái từng đôi tính chuyện chuyện đá vàng " ( Song An- Lời người lính xa xôi). Có người lính khi xuân về vì "nơi núi rừng quà xuân đâu có " nên lấy vỏ đạn đồng làm bình hoa như là món quà xuân cho con:" Cho con niềm vui đó. Mùa xuân có hoa có cỏ, con vui đầy tuổi ngọc ngà. Một mai quê hương không còn chinh chiến, ba sẽ về thăm con, bỏ đi ngày tháng mỏi mòn." (Lời đầu năm cho con- Nguyên Thảo). Có rất nhiều bài hát chủ đề quê hương, lính và mẹ như: xuân nầy con không về, Mùa xuân của mẹ, Lá thư từ chiến trường, Lạy mẹ con đi...
     Tâm hồn người lính tuy dung dị. Họ luôn mong những điều rất thật :" Ai mơ giấc mộng xa hoa trong đời, lính chỉ đơn sơ trao lời thành thật nói tha thiết thôi " (Lính nghĩ gì - nhạc sĩ Hoài Linh); còn nhạc sĩ Trúc Phương thì viết trong nhạc phẩm Kẻ ở miền xa:" Đến với tôi, hãy đến với tôi, đừng yêu lính bằng lời ". Dù nói thế thôi nhưng họ là những chàng trai rất lãng mạn:" Nếu em không là người yêu của lính, ai sẽ nhớ em chiều dừng hành quân? Ai khẽ nhắc tên em muôn nghìn lần, để thấy cánh sao gần không đẹp bằng hồ mắt giai nhân " (Người yêu của lính- Trần Thiện Thanh). Dù xuôi ngược chinh chiến " gót mòn nẻo gần xa " người lính vẫn hẹn một ngày mai:" Tôi sẽ về đưa người yêu đi qua lối cũ, nhặt hoa lót từng bước em đi. Nếu chân có mỏi vì đường dài, xin yên giấc ngủ, đêm xuân gió thoảng ru mộng tròn môi em ." (Đinh Việt Lang- Tôi sẽ về).Lính khi yêu rất ngang tàng, mạnh mẻ nhưng cũng rất chung tình:" Khi lính đã yêu bướm ghen tình thắm, muôn kiếp cũng yêu nói chi ngàn năm? Khi lính đã yêu rừng tàn núi lở. Tình mình vững bền muôn thuở, bao la như lòng đại dương."( Minh Kỳ- Dạ Cầm- Ai nói với em?)
      Lính chung tình là thế, người yêu của lính cũng thủy chung, son sắc:" Anh đi ngày mai trên chiến địa. Nơi đây tình yêu em vẫn đợi. Cầu xin non nước mình được yên vui thái bình, cùng nhau xây ước hẹn hò"( Vườn Tao ngộ- Nhật Hà). Người yêu của lính trong nhạc phẩm Cho người vào cuộc chiến, của nhạc sĩ Phan Trần cũng khẳng định một lòng sắc son " Dù anh trở về trên đôi nạng gỗ, dù anh trở về bằng chiếc xe lăn hoặc anh trở về bằng chiến công đầu tình em vẫn chẳng đổi thay "...
Trên chiến trường hay nơi thao trường, giữa người lính còn có tình đồng đội rất thân thiết qua những bài hát như : Mười năm tái ngộ, Chín tháng quân trường, Nó, Tình bạn Quan Trung...Tình bạn đó khiến cho họ có niềm vui, san sẻ, giúp nhau trong buổi đầu bỡ ngỡ, cũng như lúc hiểm nguy, loạn lạc, giữa sự sống và cái chết.
...
     Nhạc vàng tuy ngôn từ thật bình dân nhưng đẹp, rất trao chuốt và giàu giai điệu, nó chứa đầy một trời yêu thương, không kích động hận thù mà chỉ buồn đau vì non nước điêu linh; gia đình tan tác, chia ly vì chinh chiến triền miên. Ngay sau ngày 30-4-1975, tất cả các tác phẩm văn học nghệ thuật của miền Nam, trong đó có nhạc vàng bị hủy diệt không thương tiếc, bị cấm lưu hành tuyệt đối vì không phù hợp với chế độ mới.Cũng như nàng Thúy Kiều suốt 15 năm phiêu bạt, tả tơi mới được tái hồi Kim Trọng- nhạc vàng phải 20 năm mới được trở lại khắp mọi nơi, bởi nó sống mãi trong lòng dân chúng từ lâu. Trang văn chương miền Nam là nơi để ta hoài niệm về những ký ức tốt đẹp xa xưa của người miền Nam thể hiện qua văn, thơ và nhạc vàng- rất hiền hòa nhưng phóng khoáng và nhân bản.
Rạch Bộng 29-4- 2024 - Những ngày nắng cháy.
 VĂN THẮNG TRƯƠNG
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 16086)
CHÚNG TA CẢM THẤY NHẸ NHÀNG, THANH THẢN TRƯỚC NHỮNG MẤT MÁT, ĐAU THƯƠNG, VÌ DÒNG NƯỚC THANH LƯƠNG CÓ THỂ CUỐN TRÔI ĐI BAO HỆ LỤY VÀ CÓ THỂ ĐƯA CHÚNG TA ĐẾN BẾN BỜ TƯƠI SÁNG
08 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 14256)
Tuần qua, theo tin báo chí thì các quan chức CSVN đang đua nhau sắm quan tài hạng sang làm bằng gỗ quý. Đây là loại quan tài đặc biệt lần đầu tiên xuất hiện tại VN, chỉ được đóng khi có đơn đặt hàng theo mẫu mã tân kỳ kiểu Châu Âu
07 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 13998)
Nếu bạn làm điều gì sai, bạn nên nhận lỗi và suy nghĩ cách nào để lần sau không phạm phải lỗi lầm đó nữa. Né tránh không nhận lỗi hay đổ lỗi cho người khác sẽ chỉ làm cho bạn bị mất mặt với nhiều người hơn.
06 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 14518)
không khỏi làm cho chúng ta đau lòng khi thấy được sự khác biệt quá lớn giữa hai đất nước. Sự khác biệt về kinh tế, sự giàu có tiện nghi không phải là điều quan trọng, chủ yếu là sự khác biệt về cách suy nghĩ (mentality) giữa hai dân tộc
06 Tháng Mười Một 2011(Xem: 14774)
Người đông việc ít, việc mới tạo ít hơn việc mất đi khiến trung bình có ba trăm người xin cho một việc làm. Có người phải đi học nghề khác, hay làm việc ngoài chuyên môn được đào tạo, làm việc với đồng lương tối thiều vẫn không kiếm ra việc làm như Cô Sheila Magsby nói ở trên .
01 Tháng Mười Một 2011(Xem: 15219)
...Hải ngoại này đúng là một con bò sữa dễ vắt mà cũng dễ yếu lòng, chảy nước mắt, không những vì thương nỗi cơ khổ của đồng bào mà còn những chuyện linh thiêng khó nói như “hùn phước” hay “kiếm phước...”
26 Tháng Mười 2011(Xem: 14333)
Đến một lúc, chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản trước những mất mát, đau thương vì dòng nước thanh lương có thể cuốn trôi đi bao hệ lụy và có thể đưa chúng ta đến bến bờ tươi sáng của ngày mai.
17 Tháng Mười 2011(Xem: 14679)
Tôi may mắn thường có dịp đón tiếp thân nhân cùng bạn bè về thăm nhà, nhận thấy song song với nỗi vui mừng khi tái ngộ, còn có vài điều tưởng giữa chúng ta, TA và TÂY tự điều chỉnh, để ngày sum họp niềm vui thêm trọn vẹn.
15 Tháng Mười 2011(Xem: 15645)
Thân em như đóa hoa lan Ngươì đời yêu thích muôn vàn đắm say Nhưng rồi chẳng được bao ngày Cánh hoa tàn úa đổi thay hoàn toàn.
29 Tháng Chín 2011(Xem: 13710)
Những người yêu dân chủ và tự do có thể biểu tình để chống những điều có hại cho đất nước và làm tổn thương đến cộng đồng, nhưng chắc hẳn sẽ không áp lực, biểu tình hay hăm dọa buộc nhà chùa phải từ chối lễ cầu siêu cho một người đã chết.
26 Tháng Chín 2011(Xem: 14068)
Dù sao thì mỗi buổi sáng thức giấc, lại có “thêm một ngày nữa để yêu thương!” Cứ bước tới, bước tới, dù không “biết ra sao ngày sau!”
06 Tháng Chín 2011(Xem: 14086)
Nhờ những người như thế mà các hộ gia đình đã lỡ chùn lòng bởi đe dọa rồi kí giấy bỏ đạo giờ lại muốn quay lại với giáo hội. Đọc hết những dòng này, thật khó cho Giáo Hội hầm trú VN biết là bao !!
09 Tháng Tám 2011(Xem: 13863)
Những thói xấu của người mình thiệt ra khá nhiều, nhiều hơn mức bình thường. Người viết bài này chỉ gạn lọc và trình bày một số tính tiêu biểu đã gián tiếp hay trực tiếp đóng góp vào tình trạng đất nước Việt Nam ngày càng xơ xác
04 Tháng Tám 2011(Xem: 16027)
Chỉ có chế độ đa đảng và sự đoàn kết của người Việt trong và ngoài nước thì mới có đủ sức mạnh để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Thiếu một trong 2 yếu tố này, nguy cơ mất nước của Việt Nam rất là gần kề./
31 Tháng Bảy 2011(Xem: 16033)
Đừng hy vọng gì ở cộng sản một sự thay đổi biết điều hay tử tế, và giới nhân sĩ, trí thức Việt Nam trong câu chuyện này, dám nói dám làm vì thật sự họ chưa hết sợ đâu! Tôi không thấy phấn khởi chút nào trước sự việc trên mà cảm thấy mình bị lừa bịp! Xin ơn trên ban cho anh em tôi chút sáng suốt cuối đời!
29 Tháng Bảy 2011(Xem: 18113)
Ngưòi chính khách cuối cùng đã đi rồi, đem theo cả tiếng bấc tiếng chì. Dân Càn chả cá Hà Nội bây giờ chẳng còn ai. Ngọc Ghẻ chết từ khuya, chỉ còn bác Ngọc Toét ngồi cười ruồi với bác Hùng Xùi ở San Jose. Hai bác đang bàn nhau suôi Nam đón tro cốt anh Kỳ.
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 14305)
Tôi không dám nói là hiện nay có nhiều người “ngu” hơn anh, nhưng câu chuyện của anh Việt kiều hóa điên phải vào nhà thương Biên Hòa ở đầu câu chuyện này, quả là một bài học đắt giá, bài học mà nhiều người chưa chịu thuộc.
17 Tháng Bảy 2011(Xem: 15506)
Mai đây, may ra một thiên tài sẽ khám phá được điều gì mới lạ bổ ích cho đời! Hay Lục phủ Ngũ tạng của tôi có thể giúp được ai đó chút hy vọng kéo dài thêm cuộc sống còn tràn đầy yêu thương
28 Tháng Sáu 2011(Xem: 15405)
Khi tuổi già, thì xem cái chết như về. Ai không phải chết mà sợ. Sống qua khỏi tuổi năm mươi, là đã lời lắm. Tuổi trung bình của con người trên thế giới này chưa được con số năm mươi. Thì mình nên tự xem như được sống thêm đời thứ hai. Đời trước đã hoàn tất, có cả khổ đau lẫn hạnh phúc. Đời sau nầy, thì chắc chắn là sung sướng hơn hạnh phúc hơn đời trước.
15 Tháng Sáu 2011(Xem: 14837)
Nhưng có một điều có thể coi như là chân lý “không thay đổi” dù bên này hay bên kia bờ Thái Bình Dương: đảng viên cộng sản thì anh nào cũng hèn, cứ phải dựa vào nhau để sống còn, để được làm “quan tham” bóc lột dân lành. Chúng đoàn kết theo đúng tôn chỉ “tranh đấu đến cùng với kẻ thù, chỉ hoà giải với nội bộ”.
07 Tháng Sáu 2011(Xem: 15695)
Khi bạn yêu một ai đó, hãy cho họ biết, vì bạn không lường trước được ngày mai sẽ ra sao. Hãy học cách xây đắp hôn nhân hạnh phúc. Hãy học cách yêu nhau nhiều hơn, vì người bạn yêu thương chứ không vì bất kỳ điều gì khác.
05 Tháng Sáu 2011(Xem: 15823)
Nếu được học một chút "nghề" vợ chồng, ít nhất là "bổn phận" thì đã không có những người chồng say rượu, vũ phu đánh đập vợ con, hoặc như người đàn ông ném bốn đứa con xuống sông ở trên, làm tan nát gia đình; không có những người vợ lẳng lơ, say mê cờ bạc, phá hoại gia cang.
30 Tháng Năm 2011(Xem: 26967)
Trước hết, hãy cùng nhau thừa nhận một điều: homeless không phải là một cái tội; homeless không phải là một tình trạng bất hợp pháp. Sẽ chẳng một ai bị bắt, bị truy tố, hay bị bỏ tù vì “tội homeless” cả. Là người không có nơi cư trú cố định
22 Tháng Năm 2011(Xem: 15842)
“Một trà, một rượu, một đàn bà. Ba cái lăng nhăng nó quấy ta. Chừa được thứ nào, hay thứ ấy. Họa chăng chừa rượu với chừa trà.”
16 Tháng Năm 2011(Xem: 15321)
Bà Nhu ra đi hưởng thọ 86 tuổi. Ông Kỳ vẫn còn khỏe mạnh nhưng năm nay cũng đã ngoài 80 tuổi. Một người là phụ nữ nổi tiếng của đệ nhất Cộng Hòa. Một người là nam tử mà vai trò hết sức ồn ào thời đệ nhị Cộng Hòa. Bây giờ viết về hai nhân vật danh tiếng nam và nữ, xem lại sự so sánh có phần khập khiễng
14 Tháng Năm 2011(Xem: 16856)
Không ai có được cuộc sống hoàn hảo cả sau những lần thất bại, bạn sẽ thấy mình trưởng thành hơn. Những người từng trải, dũng cảm và yêu cuộc sống sẽ học được cách xoa dịu vết thương nhanh hơn.
14 Tháng Tư 2011(Xem: 18443)
“mất gốc” là không giữ được bản chất, cái tốt đẹp vốn có của mình. Nếu những kinh nghiệm với người Việt Nam trên đây tôi đã chứng kiến trong cuộc đời được gọi là tốt đẹp, thì vâng, xin cho tôi mất gốc.
28 Tháng Ba 2011(Xem: 14800)
Đồng tiền Việt Kiều cũng là nguyên-nhân chủ-yếu của các tệ-nạn hối-lộ tham nhũng, mãi-dâm, trộm cướp, cờ bạc dẫn đến bất công áp bức, và dĩ-nhiên nạn-nhân vẫn là lương dân nghèo khó.
03 Tháng Ba 2011(Xem: 14276)
Tôi càng mong đợi nhiều hội đoàn sẽ để ý đến các công tác từ thiện cho chính các cộng đồng người Việt chúng ta trên đất Mỹ trong giai đoạn kinh tế khó khăn này
24 Tháng Hai 2011(Xem: 15525)
Câu “Tôi là người Việt Nam”, do đó, có nghĩa là tôi thuộc về Việt Nam, tôi vui nỗi vui của Việt Nam, buồn nỗi buồn của Việt Nam, tôi còn lưu luyến với quá khứ của Việt Nam và còn khắc khoải về tương lai của Việt Nam.
30 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 18702)
"Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú". Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với "ông sư khổ hạnh", hãy làm "con chim bay lượn".
03 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 16077)
Những người may mắn được làm chủ một cái xe hơi đắt tiền làm gì nên tội, nhưng những kẻ có dã tâm, cầm trong tay cái chìa khóa để vạch nát lên thân xe người khác, là người mang tâm hồn đen tối, ganh tỵ của một con thú điên cuồng.
28 Tháng Mười Một 2010(Xem: 42227)
Ai cũng biết, không phải người Việt luôn luôn đi trễ, chỉ thường đi trễ đến nỗi nổi tiếng thế giới thôi, vì thế sau này tự người Việt mới đặt ra câu: “Không ăn đậu không phải Mễ, không đi trễ không phải Việt Nam”.
14 Tháng Mười Một 2010(Xem: 13282)
Bảng chỉ đường đất nước vẫn còn có thể chỉ trật đường. Xin dè dặt. Thận trọng và khôn ngoan để đừng thêm một lần nữa mắc mưu Cộng Sản lừa phỉnh.