9:05 SA
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

SUY NGHĨ BÊN ĐÈN ĐỎ Ở NARA - Trần Trung Đạo

26 Tháng Bảy 20227:11 CH(Xem: 2365)

SUY NGHĨ BÊN ĐÈN ĐỎ Ở NARA

Trần Trung Đạo : Buổi chiều mùa hè sáu năm trước ở Nara, cố đô Nhật Bản, tôi có ý viết bài dưới đây khi nhìn các em học sinh Nhật trên đường về nhà. Thời gian trôi qua. Thành phố cổ kính mà tôi đã có dịp ghé thăm lại là nơi cố Thủ tướng Nhật Shinzo Abe vĩnh viễn ra đi. Đăng lại để nhắc nhở mình về một kỷ niệm với cố đô Nara của Nhật và vai trò thiết yếu của hiến pháp trong việc xây dựng những thế hệ con người mới sau chiến tranh dù ở Nhật hay ở Miền Nam Việt Nam. 

Mời đọc bài viết:

SUY NGHĨ BÊN ĐÈN ĐỎ Ở NARA

Tháng 6, 2016, trên đường từ cố đô Nara về lại Kyoto, chiếc xe bus du lịch dừng trước đèn đỏ của một ngã tư. Một toán học sinh Nhật khoảng lớp sáu hay lớp bảy băng qua đường. Nhật Bản đang vào mùa hè và học sinh còn nghỉ học nhưng các em hình như đang trở về từ một sinh hoạt tập thể nên đều mặc đồng phục áo trắng quần xanh. 

Đèn bắt đầu chớp. Ba em cuối cùng trong toán cố vượt theo bạn dù tiếng chuông trên trụ đèn đã báo sắp hết giờ dành cho người đi bộ. Dĩ nhiên xe bus tiếp tục dừng để các em đi qua hết. Ba em cuối cùng băng nhanh qua đường nhưng thay vì chạy theo cùng các bạn, các em dừng lại, sắp hàng ngang nghiêm chỉnh hướng về phía xe bus và cúi gập người xuống để xin lỗi và cám ơn anh tài xế.

Nhìn học sinh Nhật, người viết chợt nhớ thế hệ mình ngày xưa. 

The Japan Times

Học trò miền Nam được dạy không chỉ cúi đầu thôi mà còn vòng tay để chào, cám ơn hay xin lỗi các bậc trưởng thượng. Trên đường, khi gặp một đám tang đi qua, chúng tôi được dạy phải đứng nghiêm trang và dở mũ xuống nếu đội mũ, cúi đầu kính tiễn biệt người quá cố cho đến khi xe tang qua hẳn mới tiếp tục đi. Khi thầy hay cô vào lớp, chúng tôi được dạy cả lớp phải đứng dậy chào và chờ cho đến khi thầy hay cô ngồi xuống, chúng tôi mới được ngồi.

Khi có người lớn tuổi đến nhà, chúng tôi được dạy phải vòng tay cúi chào thưa theo đúng thứ bậc so với cha hay so với mẹ. Dù đang đi đâu, khi nghe tiếng Quốc Ca cất lên, từ một trại lính hay một công sở nào đó, chúng tôi được dạy phải đứng lại nghiêm chỉnh để chào cho đến khi bài Quốc Ca chấm dứt. Mỗi sáng thứ Hai trên bảng đen trong lớp học bao giờ cũng bắt đầu bằng một câu châm ngôn đầu tuần thắm đậm tình dân tộc như “uống nước nhớ nguồn”, “ăn trái nhớ kẻ trồng cây” hay tương tự và chúng tôi được dạy phải dành vài phút đầu tuần để học về ý nghĩa của câu châm ngôn đó.

Trong giờ Công Dân Giáo Dục, chúng tôi được dạy trung thành với tổ quốc Việt Nam chứ không phải với riêng một đảng phái nào. Trên tường của trường Trần Quý Cáp ở Hội An nơi người viết học và hầu hết trường trung học, tiểu học ở miền Nam đều có hàng chữ chạy dài “Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời.” Và rất nhiều lễ nghi, phép tắc đạo lý đáng quý, đáng giữ gìn khác.

Nguyễn Hồng Quốc, một bạn học lớp đệ Tam (lớp 10) ở Trung Học Trần Quý Cáp kể lại trên Facebook “Qua Trần trung Đạo mình có được thông tin về thầy Phan đình Trừng sau 44 năm không gặp, thầy dạy sử và công dân mình thời trung học đệ nhị cấp, thầy có giọng nói hùng hồn đầy tự tin nghe thầy giảng bài thật thú vị… năm đệ Tam vào giờ công dân thầy kêu mình lên dò bài, thầy đặt trên bàn lá Quốc kỳ thầy bắt mình tay phải đặt lên lá cờ, tay trái đặt lên ngực đọc lời tuyên thệ “Tôi là công dân VNCH nguyện tuyệt đối trung thành với Tổ Quốc. Xin thề. Xin thề” Mình đọc thật to và dõng dạc được thầy cho 20 điểm trên 20… Thấm thoát đã 44 năm rồi từ một đứa học trò hồn nhiên vô tư ngày nào giờ đây tóc đã hoa râm.”

Câu chuyện rất bình thường của 44 năm trước nhưng kể lại cho các thế hệ hôm nay nghe giống như chuyện cổ tích. 

Miền Nam phải chịu đựng chiến tranh và tàn phá nhưng vẫn cố gắng hết sức để duy trì và phát huy các giá trị nhân bản trong chừng mực còn phát huy được. Từ những hố hầm bom đạn, bông hoa tự do dân chủ vẫn cố nở ra, vẫn cố vươn lên. Nhựa nguyên nuôi dưỡng thân cây non đó là Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). 

Hiến pháp VNCH do chủ tịch Quốc hội Lập hiến Phan Khắc Sửu ký ngày 18 tháng 3 năm 1967 ghi rõ: “Ý thức rằng sau bao năm ngoại thuộc, kế đến lãnh thổ qua phân, độc tài và chiến tranh, dân tộc Việt Nam phải lãnh lấy sứ mạng lịch sử, tiếp nối ý chí tự cường, đồng thời đón nhận những tư tưởng tiến bộ để thiết lập một chánh thể cộng hoà của dân, do dân và vì dân, nhằm mục đích đoàn kết dân tộc, thống nhất lãnh thổ, bảo đảm Độc lập Tự do Dân chủ trong công bằng, bác ái cho các thế hệ hiện tại và mai sau.” 

Những yếu tố nào làm cho người Nhật ngày nay đươc nhân loại khắp năm châu kính nể? 

Câu trả lời dễ dàng và nhanh chóng mà ai cũng có thể đáp là nhờ nền tảng văn hóa Nhật. Thật ra câu trả lời đó chỉ đúng một phần. Nền văn hóa của một đất nước chỉ xứng đáng được kính trọng khi nền văn hóa đó không chỉ là kết tụ giá trị văn hóa riêng của dân tộc mà còn phải phù hợp với giá trị văn minh của thời đại.

Không ai phủ nhận Đức là quốc gia có nền văn hóa cao nhất tại Châu Âu. Trước năm 1945, Đức là một trong ba quốc gia được nhiều giải Nobel nhất. Bao nhiêu triết gia, khoa học gia, văn sĩ, thi sĩ nổi tiếng thế giới đã sinh ra ở Đức. Nhưng chế độ Quốc Xã Hitler do chính nhân dân Đức bầu lên lại là một trong vài kẻ giết người tàn bạo nhất trong lịch sử loài người và chà đạp lên mọi giá trị văn minh của nhân loại.

Nhật Bản trước năm 1945 cũng vậy. Nhật Bản có giá trị văn hóa cao, một dân tộc có kỷ luật nghiêm khắc nhưng không phải là một nước văn minh nhân bản. Bước chân của đạo quân Nhật đi qua cũng để lại những điêu tàn, thảm khốc từ Mãn Châu, sang Triều Tiên, xuống Mã Lai, Singapore, Việt Nam không khác gì vó ngựa của đạo quân Mông Cổ đi qua trong nhiều trăm năm trước. Cơ quan mật vụ Nhật tại Singapore tàn sát khoảng 50 ngàn người dân Singapore một cách không phân biệt. Chính sách đồng hóa thay tên đổi họ đối với Triều Tiên là một bằng chứng tội ác khó quên.

Do đó, câu trả lời chính xác, chính hiến pháp dân chủ 1946 đã làm cho nước Nhật hoàn toàn thay đổi, giúp cho người Nhật biết kính trọng con người, không chỉ riêng con người Nhật như trước đây, và tôn trọng luật pháp mà chính họ đặt ra.

Phần nhập đề của Hiến Pháp 1946 khẳng định chính phủ do dân và vì dân của Nhật Bản sẽ hợp tác hòa bình với tất cả các quốc gia trên thế giới trong ánh sáng tự do dân chủ, đặt chủ quyền của nhân dân làm căn bản cho hiến pháp và kính trọng sâu sắc của Nhật về quyền của con người được sống trong tự do và không sợ hãi. Tóm lại, cơ chế chính trị thời đại được chuyên chở trong Hiến Pháp Nhật 1946 hội nhập hài hòa với văn hóa Nhật và làm cho dân tộc Nhật khác đi trong nhãn quan thế giới.

Việt Nam cần thay đổi gì?

Con thuyền Việt Nam đang phải chở một cơ chế chính trị độc tài, lạc hậu về mọi mặt so với đà tiến của văn minh nhân loại, một nền giáo dục hủy diệt mọi khả năng sáng tạo, một xã hội tham nhũng thối nát trong đó giới lãnh đạo thờ ơ trước đòi hỏi bức thiết của nhân dân và nhân dân không có niềm tin nơi giới lãnh đạo.

Việt Nam cần thay đổi. Ai cũng có thể đồng ý như vậy, nhưng thay đổi gì trước?

Đổi mới kinh tế?

Cải cách giáo dục? 

Chống tham nhũng? 

Nới lỏng chính trị? 

Không. Một mảnh ván, một lớp sơn không làm chiếc thuyền chạy nhanh hơn.

Như người viết trình bày trong bài trước, những hiện tượng bất nhân, độc ác giữa người và người đang thấy tại Việt Nam chỉ là quả chứ không phải là cây và do đó hái dăm trái thối hay thậm chí hái hết trái trên cây đi nữa sang mùa khác chúng sẽ được sinh ra.

Tội ác sẽ không bao giờ xóa được khi các nguyên nhân gây ra tội ác vẫn còn tồn tại.

Và nguyên nhân chính của mọi thảm trạng trên đất nước ngày nay là cơ chế độc tài CS. Do đó, thay đổi mà Việt Nam cần là thay đổi cơ chế CS đang thống trị Việt Nam bằng một chế độ tự do dân chủ làm tiền đề cho công cuộc phục hưng và phát triển Việt Nam.

Trần Trung Đạo

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Chín 2020(Xem: 5437)
Vậy nên tôi lên tiếng, dù nhiều người nói lên tiếng cũng chẳng đi đến đâu, chừng nào tôi còn thở, khi chết thì thôi, chứ không như con hến chỉ chịu mở miệng khi đã bị luộc chín
15 Tháng Chín 2020(Xem: 5192)
xua đuổi bóng tối khỏi miền đất cơ hội đã thấm mồ hôi và xương máu của các bậc tiền nhân anh hùng như Washington, Abraham Lincoln, Ronald Reagan...
07 Tháng Chín 2020(Xem: 5823)
Nhìn vào những thành phố nổi loạn và bất an hôm nay, chúng ta nhận ra những chính trị gia "bất tài" mà những năm trước số đông dân Mỹ
31 Tháng Tám 2020(Xem: 5592)
Cầu nguyện ơn trên ban phước cứu độ cho toàn dân trên khắp thế giới này, ngay cả những nơi khởi thủy nạn dịch, hãy giúp cho người dân thoát qua cơn dịch cúm
16 Tháng Tám 2020(Xem: 5608)
Úc bỗng dưng bị Tàu cộng dán cho cái nhãn “kỳ thị” sau khi lên tiếng đòi điều tra nguồn gốc phát xuất của con cúm Vũ Hán.
16 Tháng Tám 2020(Xem: 5635)
Số ít nhưng là số có thể thay đổi thời cuộc nếu chúng ta biết cách xử dụng cho có hiệu quả.
17 Tháng Bảy 2020(Xem: 5266)
tôi không bận tâm số thực phẩm này sẽ nuôi sống những người theo phe Dân chủ hay Cộng hòa.Chúng ta đều là người Mỹ và đó mới là điều quan trọng!
12 Tháng Bảy 2020(Xem: 6873)
Đặc biệt là các vụ giết người vì mâu thuẫn nhỏ ngày càng gia tăng.
08 Tháng Bảy 2020(Xem: 5961)
nhà cách mạng Voltaire của Pháp từng nói “tôi có thể không đồng ý với những gì anh nói, nhưng sẽ tranh đấu đến chết để anh có quyền nói”
01 Tháng Bảy 2020(Xem: 5897)
Phe cánh tả cũng không thể chấp nhận việc ông Trump tái đắc cử một lần nữa, bởi điều đó có nghĩa là làn sóng tiến bộ của cách mạng cánh tả có thể sẽ bị bóp nghẹt mãi mãi
28 Tháng Sáu 2020(Xem: 5392)
Một số kẻ thù nội ngoại đang đứng sau lưng giựt dây, yểm trợ mong muốn được thấy một nước Mỹ xáo trộn
29 Tháng Năm 2020(Xem: 5545)
Con người nếu có tâm, có phúc, sống tại nơi có phong thủy xấu rồi cũng sẽ có ngày chuyển thành đẹp
23 Tháng Năm 2020(Xem: 5859)
chúng ta sẽ phải giải thích như thế nào cho con em chúng ta, nhất là cho con cháu của chúng ta rằng chúng ta đã được lớn lên trong một nước Mỹ
27 Tháng Tư 2020(Xem: 27267)
danh dự của TT Nguyễn Văn Thiệu vẫn chưa được phục hồi. Người Mỹ vẫn muốn con cháu VN nhìn TT Nguyễn Văn Thiệu như là một kẻ luôn luôn cản trở và phá hoại hòa bình
11 Tháng Tư 2020(Xem: 35951)
“Chúng ta sẽ đánh bại loại vi-rút này và chúng ta sẽ sớm đánh bại nó. Chúng ta sẽ đưa đất nước của mình trở lại.”
10 Tháng Tư 2020(Xem: 16162)
Mà điều này không phải tôi nhận xét, đó là ý của các cụ Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng đó ạ.
02 Tháng Tư 2020(Xem: 5885)
Trong trận chiến của thế kỷ này, cùng nhau, ta hãy khích lệ, an ủi nhau để thêm niềm tin và hy vọng.
30 Tháng Ba 2020(Xem: 6324)
Một nguồn năng lượng tích cực lan tỏa toàn nước Mỹ. Chuyện nước Mỹ có vĩ đại hay không, không còn là câu hỏi nữa rồi.
26 Tháng Ba 2020(Xem: 5612)
Thử thách trước nạn dịch cúm Vũ Hán cũng là cơ hội của nước Mỹ, ít ra cũng là cơ hội hết phụ thuộc vào Chuỗi Cung Ứng của Trung Quốc
24 Tháng Ba 2020(Xem: 5191)
Chưa ai sáng giá hơn ông Trump trong giai đoạn này, chỉ cần một chút yêu thương khi ông vẫn đang là Tổng thống của bạn.
21 Tháng Ba 2020(Xem: 5537)
Chẳng ai muốn mình bị sớm quên đi. Tại sao không sống một cuộc đời ý nghĩa, đáng nhớ, ít ra với chính mình.
17 Tháng Hai 2020(Xem: 5427)
Nếu Việt Nam trở thành ổ dịch thứ hai sau Trung Quốc, thì khi đó chính quyền phải đối mặt với sức ép và sự chỉ trích mạnh mẽ từ phía người dân
30 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 5538)
Hứa chắc là không có đụng hàng,nhưng sẽ gần gủi bà con với cái anh nào đó đang cùng cảnh ngộ.
16 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 6119)
Dân tộc này, đất nước này không thể đi vào khốn khó, nếu người người cùng nuôi hy vọng và nhìn bằng sự thật về đất nước mình
08 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 6379)
Hạnh-phúc không phải là vấn đề số-mệnh. Đó là vấn-đề lựa-chọn.”
27 Tháng Mười Một 2019(Xem: 5521)
những kẻ vô ơn kia lại đang dùng chính chữ Quốc ngữ để vấy bẩn công lao của những người sáng tạo ra con chữ ấy
02 Tháng Mười Một 2019(Xem: 5492)
Người miền Nam giữ gìn văn hóa dân tộc nhưng luôn cởi mở, cầu tiến, học hỏi, gạn lọc điều hay cái đẹp của văn hóa dân tộc khác.
11 Tháng Mười 2019(Xem: 5548)
Ngày vinh quang sẽ đến, nếu mỗi người chúng ta vượt qua sợ hãi. Chúc mọi người chân cứng, đá mềm.
22 Tháng Chín 2019(Xem: 5630)
Hoa Kỳ không phải đang trên đà suy thoái. Uy tín của Hoa Kỳ đã chịu nhiều tổn thất do việc đóng quân lâu dài và lộn xộn tại Iraq và Afghanistan
15 Tháng Chín 2019(Xem: 6077)
một "phép mầu nhiệm chính trị" như trước đây 30 năm và như vậy VN chúng ta không còn sợ Đại Hoạ Mất Nước vào tay Trung Cộng nữa.
08 Tháng Chín 2019(Xem: 5289)
Có thể so sánh khủng hoảng tương tự như Liên Sô chịu đựng sau khi Bức Tường Berlin sụp đỗ vào năm 1989.
15 Tháng Tám 2019(Xem: 5714)
Quá siêu, Donald Trump và cộng sự của ông quá siêu khi biết chớp lấy thời cơ và vận dụng thời cơ một cách siêu phàm.
23 Tháng Bảy 2019(Xem: 7038)
Câu chuyện của chúng tôi, sự tồn tại của chúng tôi chính là điều đánh thức thế giới rằng dân chủ là tài sản quý báu nhất của chúng ta
19 Tháng Bảy 2019(Xem: 5874)
Rộng đường dư luân. Mọi cảm qua từ sự nhận xét và suy nghĩ của từng người
11 Tháng Bảy 2019(Xem: 5912)
Cô KimBerly Hồ và Tài Đỗ đều là đồng hương Biên Hòa và đã được Hội Biên Hòa nhiệt tình ủng hộ. Kính chuyển tùy sự suy nghĩ và phán xét của quý đồng hương và thân hữu vì đầy là nước Mỹ.
04 Tháng Bảy 2019(Xem: 5842)
Mà sự bình an đến từ sự thực hành không phản ứng, không phản kháng, không chống đối với những cảm giác bạn ghi nhận được
25 Tháng Sáu 2019(Xem: 5345)
Tôi đã là một công dân ở thành phố này được 62 năm và tôi dự định sẽ tiếp tục đấu tranh cho tự do của thành phố của tôi và quý vị sẽ không được điều khiển chúng tôi.
25 Tháng Sáu 2019(Xem: 5158)
Bức tường độc tài chuyên chính tại Việt Nam không sụp đổ bằng những cái búa hy vọng sẽ mượn được của nước ngoài mà bằng những bàn tay nhỏ tiếp tục và kiên nhẫn xoi mòn chế độ.
04 Tháng Sáu 2019(Xem: 5382)
Những con mang hình dáng của con người nhưng không óc không tim. Và lũ cương thi ấy vẫn đang sinh sôi nảy nở, vẫn chỉ biết tuân lệnh dù là lệnh giết người!
28 Tháng Năm 2019(Xem: 5273)
Người Mỹ gốc Việt phải ủng hộ ông Trump chiến thắng ở nhiệm kỳ 2 và ủng hộ Đảng Cộng hòa để họ kiểm soát Lưỡng viện vào cuộc bỏ phiếu năm 2020
27 Tháng Năm 2019(Xem: 6526)
When the US left the country in 1975 the north Vietnamese army came down and he was a prisoner of war
15 Tháng Năm 2019(Xem: 5361)
điều cần thiết hơn cả là tấm lòng yêu thương đối với những người gần 50 năm sống trong cô đơn, nghèo đói, bệnh tật
15 Tháng Năm 2019(Xem: 5197)
Tôi sợ rằng những gì tồi tệ nhất vẫn còn đang chờ đợi chúng ta ở phía trước, sự tồi tệ sẽ không chỉ dừng ở đây.
13 Tháng Năm 2019(Xem: 5796)
Tại sao chúng ta ngập ngừng, không dám nắm lấy một bàn tay đang hướng về phía chúng ta với sự mến thương?
08 Tháng Năm 2019(Xem: 5207)
Tôi không mong mọi người sẽ like bài viết này. Tôi chỉ cầu xin mọi người hãy chia sẻ bài viết này vì với tôi mỗi một chia sẻ là một lời cầu nguyện
07 Tháng Năm 2019(Xem: 5497)
Câu hỏi được đặt ra là liệu ông Trọng có thể nắm trở lại quyền lực hay không. Trong chính trường cộng sản hiếm khi