5:52 SA
Thứ Sáu
29
Tháng Ba
2024

ĂNG LÊ ĂNG LIẾC - BÙI BẢO TRÚC

16 Tháng Giêng 20223:30 CH(Xem: 3445)
ĂNG LÊ ĂNG LIẾC
Nguyễn Xuân Phúc, sau này và mãi mãi, sẽ được nhớ đến, chắc không phải vì chức vụ thủ tướng của hắn, mà là mấy chữ tiếng Anh hắn cao hứng xí xố trong một buổi nói chuyện nào đó ở Hà Nội. Nghe đi nghe lại, càng nghe người ta càng thấy hắn phát âm một cách vô học và dốt nát chữ "MADE", một chữ chẳng khó khăn, hiếm gặp gì, ngay cả với những người không biết tiếng Anh, thành "MA ZÊ". Phải như những chữ dài và khó, hay ít khi gặp thì cũng có thể hiểu được. Thí dụ thay vì "Made in Vietnam", mà là "Manufactured in Vietnam", hay "Fabricated in Vietnam", hay "Bottled in...", "Boxed in...", "Packed in..." thì phát âm sai hay không rõ thì cũng... người ta thường tình. Nhưng phát âm có chữ "MADE" mà cứ như đồ vô học thì không được. Bộ cả đời chưa bao giờ thấy cái chữ đó trên những sản phẩm tiêu dùng hàng ngày trong đời sống hay sao?
Hồi sau tháng 4 năm 1975, từ rừng vào thành phố thì có gọi xe "Hông đa za me" (Honda dame kiểu phụ nữ) hay lấy tiền ở ngân hàng bằng "chè que" (chèque chi phiếu bằng tiếng Pháp) thì cũng tạm tha cho lũ... vượn. Nhưng bây giờ đã hơn 40 năm, lại là người đang giữ những chức nọ, chức kia, từng mua hai ba căn nhà ở Mỹ mà có chữ "MADE" nói cũng không được thì ngu dốt quá. Trong khi tiểu sử thì ghi là biết hai ngoại ngữ là tiếng Anh và tiếng Nga ở trình độ B tức là ở mức thông thạo, trôi chảy.
Đã học tiếng Anh thì ngay trong những bài học đầu tiên cũng phải biết nó. Nó là quá khứ phân từ của động từ "to make", một động từ bất qui tắc mà ai mới học Anh ngữ cũng phải biết.
Nhưng thôi, nhắc một chút văn phạm ra đây làm gì với cái ngữ đó. Trong khi đó, thỉnh thoảng lại có vài ba nhận xét khoe nhắng lên rằng trình độ tiếng Anh của học sinh, sinh viên Việt Nam là cao nhất Đông Nam Á! Chắc Đông Nam Á không có Philippines, Hương Cảng, Singapore, Malaysia... chăng.
Mới đây, xem cái bằng tốt nghiệp của đại học Yersin cấp cho một sinh viên học môn kiến trúc thì thấy ngay cái trình độ tiếng Anh đó. Môn học kiến trúc tiếng Anh là "Architecture". Kiến trúc sư, người học và tốt nghiệp môn kiến trúc là "Architect". Tấm bằng tốt nghiệp cấp cho người sinh viên này phải là "Degree of Architecture" thay vì "Degree of Architect" như đã ghi trong tấm bằng.
Một tấm bằng khác của một đại học khác (cũng bằng tiếng Anh) thì ghi sai là "Bachelor of Engineer" thay vì "Bachelor of Engineering". Lý do vì "Engineer" là (người) kỹ sư. "Engineering" mới là môn học.
Một trường trung học ở Hạ Long cũng khoe chút tiếng Anh bằng cái bảng danh dự viết bằng tiếng Anh (mà trường gọi là "Dean's List"). Trường dùng động từ "DONATE" để nói là cấp cho học sinh cái Dean's List đó. Thưa không! Phải dùng "AWARDED" chứ.
Thế rồi ngay ở dòng dưới là tên của học sinh mà tấm giấy khen ghi là "KID".
Ối giời đất ơi là giời đất ơi. Thật là khốn khổ cho cái tiếng Anh của thời đại Nguyễn Xuân Phúc.
Một tấm bảng quảng cáo mời khách cho một tiệm giặt chắc ở Hà Nội hay đâu đó ở miền Bắc có kẻ hai chữ rùng rợn này: "WASHING ARE". Chắc nó phải ở miền Bắc. "WASHING ARE" là giặt là. Trong Nam là giặt ủi. Ủi không là...ARE là... là được.
Hay trên một bảng quảng cáo của một siêu thị ở Điện Biên Phủ dịch ô mai là "UMBRELLA TOMORROW", "DRY FRUITS" thay vì phải là "DRIED FRUITS"...Nhưng đó lá Anh ngữ đầu đường xó chợ.
Bây giờ hãy ngó qua mấy cái tiếng Anh ở nơi... không được quyền láo toét như thế nhé.
Trong một bệnh viện không biết là ở đâu người ta đọc được những tấm bảng song ngữ như thế này:
NƠI CẤP PHÁT THUỐC: ALLOCATED WHERE DRUGS
NƠI TIẾP BỆNH NHÂN: WHERE PATIENTS RECEIVE
LỐI ĐI NHÂN VIÊN: EMPLOYEE ENTRANCES GO
Anh Mỹ nào hiểu được thứ tiếng Anh này hở Giời! Khốn khổ cho tiếng Anh biết là chừng nào! Bộ trong một bệnh viện không có nổi một hai người biết tiếng Anh để nhìn ra những sai sót như thế hay sao. Lỡ có được vài ba y sĩ ngoại quốc tới thăm hay dậy thì những người này biết đâu mà ra vào, phát thuốc, giải phẫu cho các bệnh nhân?
Tiếng Anh "ma zê in Ziecnam" là như thế cả sao!
MÀ NÓI CÁI GÌ CƠ CHỨ?
Bây giờ thì cả nước đã được nghe tài nói tiếng Anh của Nguyễn Xuân Phúc khi chàng kêu gọi phát triển kỹ nghệ để đem các sản phẩm của Việt Nam đến các thị trường thế giới. Nếu cứ tiếng ta, ta... xài thì chó nó cũng không biết chàng dốt tiếng Anh một cách tàn tệ như thế. Đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại. Đọc tiểu sử thấy chàng khoe nhắng lên là có bằng cử nhân, nói thạo hai ngoại ngữ là Anh và Nga văn thì phải tin vào khả năng ngoại ngữ của chàng chứ. Chẳng gì nước ta cũng đã... lâu dài với Liên Bang Sô Viết thì việc chàng thông thạo Nga văn là thường tình. Tiếng Anh thì trong những năm gần đây cũng đã vùng lên trở lại, nên chắc chàng nói lưu loát cái thứ tiếng của đế quốc Mỹ cũng là chuyện dễ hiểu. Nhưng rồi tự nhiên, tự địa chàng khơi khơi..."MA ZÊ IN ZIỆC NAM" người ta mới thất kinh về tiếng Anh của chàng.
Mấy chữ "Made in Vietnam" thì có khó khăn lắm gì cho cam mà chàng hồn nhiên ra như thế để lòi cái dốt của chàng ra. Đến khổ! Chao ơi có mấy chữ đó nói còn không nên thân thì những câu khác còn ngọng đến đâu nữa.
Nhưng chàng không phải là đứa ngọng duy nhất ở Việt Nam bây giờ. Nhớ anh y tá chích đít bỏ học sớm theo cách mạng khoe có bằng cử nhân Luật cũng không khá gì hơn trong chuyến chàng đi Tây và gặp thủ tướng Pháp cũng biểu diễn cái dốt của chàng tại cuộc họp báo truyền hình mà một đài truyền hình ở Paris lôi ra diễu cho khán giả cười vỡ bụng. Ba Ếch không biết tiếng Tây là chuyện dễ hiểu. Chàng muốn đóng cái cửa sau lưng lại mà cứ ngọ lại nguậy, không biết nói nhỏ vào tai phụ tá để được thông dịch lại mà phăng phăng tiếng Việt, bất chấp các lễ nghi thông thường của cuộc họp báo. Nhưng thôi, quen sống trong rừng có thô lậu một chút cũng tạm tha cho chàng. Không nói được tiếng Pháp thì cứ nhận là chỉ... quen nói tiếng Anh là xong. Nhưng nói được ngoại ngữ không phải là điều tối quan trọng. Làm sao một người có thể biết được tất cả các thứ tiếng trên thế giới để đi đến đâu nói tiếng nước đó được. Phan Thanh Giản đi sứ sang Pháp có cần phải biết nói tiếng Pháp đâu. Những điều nói ra mới quan trọng. Cụ Phan đi đòi đất đai mà người Pháp chiếm của nước ta. Thông ngôn của cụ làm công việc chuyển những nguyện vọng của triều đình sang tiếng Pháp. Các cụ Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Ngụy Khắc Đản... không cần phải nói tiếng Tây như đầm con, Tây con học Marie Curie hay Jean Jacques Rousseau...
Ý tưởng, điều muốn nói mới là quan trọng. Nhưng đó lại là điều tệ hại tại cuộc họp báo mặc dầu điều Ba Ếch nói chỉ là một câu xã giao rất bình thường nhưng chỉ một câu ấy, cái dốt nát ngớ ngẩn của chàng cũng lộ ra hết. Thay vì chỉ nói đại khái rất vui mừng được đến Pháp và có dịp gặp gỡ các giới chức chính phủ Pháp để thào luận về một loạt các vấn đề quan trọng song phương, hy vọng chuyến đi sẽ thành công và có lợi cho cả hai bên thì chàng nói một câu ngớ ngẩn nguyên văn thế này:"Thưa ngài thủ tướng... Pháp. Trước hết thay mặt đoàn đại biểu cấp cao chính phủ Việt Nam, tôi bầy tỏ vui mừng trở lại thăm nước Pháp ở châu Âu và trên thế giới..."
Thế là thủ tướng Pháp được cho nghe mấy chi tiết về địa lý nước Pháp của ông. Thiếu điều lôi cuốn atlas mở ra trang có bản đồ Pháp ra chỉ cho thủ tướng nước chủ nhà xem cho đủ. Làm cứ như không có hai chi tiết "ở châu Âu" và "trên thế giới" là chủ nhà không biết nước mình ở đâu mà về báo cáo lại cho tổng thống Hollande không bằng.
Vớ vẩn và thập phần ngớ ngẩn. Ăn với lại chả nói. Trông cái mặt nhâng nháo và tự mãn của anh ta mà muốn phát ói. Nhưng nhờ đó mà khán giả đài Canal Plus được một trận cười đã đời.
Tôi chợt nhớ một bài thơ rất ngắn của Prévert, bài Le Jardin:
Des milliers et des milliers d'années
Ne sauraeint suffire
Pour dire
La petite seconde d'éternité
Où tu m'as embrassé
Où je t'ai embrassé
Un moment dans la lumière de l'hiver
Au Parc Montsouris à Paris
À Paris
Sur la terre
La terre qui est un astre...
Hàng nghìn năm, hàng nhiều nghìn năm
Cũng không đủ
Để nói
lên cái giây phút ngắn ngủi vĩnh cửu
Khi em hôn anh
và anh hôn em
trong ánh sáng của mùa đông
ở công viên Montsouris ở Paris
ở Paris
trên trái đất
trái đất là một hành tinh...
Prévert viết bài thơ như một chứng cớ cho cái phút giây mầu nhiệm khi đôi tình nhân hôn nhau trong một ngày đông ở công viên. Muốn ghi nhớ thêm để giữ lại cái vĩnh cửu đó, Prévert làm rõ thêm cái nơi chốn mà hai người hôn nhau ở cái hành tinh rộng lớn nhưng lại rất riêng tư của hai người...
Thi sĩ thì viết như thế. Nhưng cái nhà anh Ba Ếch nói về vị trí của nước Pháp thì lại thành ra ngớ ngẩn. Vớ vẩn và ấm ớ.
Tôi không tin là anh ta muốn dẫn một chút Prévert vì chắc chắn là anh ta thì không thể biết Prévert được.
Vì thế, biết nói một hai ngoại ngữ là một chuyện. Còn nói lên điều gì thì lại là chuyện khác. Rất khác! Đầu óc của ếch nhái, cắc ké thì vẫn chỉ toàn ếch nhái và cắc ké mà thôi vì chúng nó được "MA ZÊ IN ZIỆC NAM".
"TIẾNG U"
Khoảng thời gian sau tháng Tư năm 1975 bỗng nhiên có hai chữ xuất hiện mà tôi nhớ là trước đó không nghe thấy bao giờ: "tiếng U". Sau một hồi, tôi hiểu đó là những tiếng láy cho đi sau để hai chữ "tiếng Anh" khỏi cô đơn trên con đường tị nạn. Hai tiếng này luôn luôn được nghe thấy trong những câu than thở của nhiều người về cuộc sống mới trên nước Mỹ, và cũng có thể ở luôn cả Canada hay Australia, hay ở những nơi nói tiếng Anh mà người Việt tị nạn tới sinh sống. Thường thường là trong một câu đại khái than thở là bi đẩy vào một môi trường mà ngôn ngữ không thông thạo, ăn nói khó khăn, người bản xứ nói mình không hiểu, mình nói người ta lại càng không hiểu vì một chữ tiếng Anh tiếng U cũng không có trong đầu...
Như vậy, hình như không hề bao giờ có một thứ ngôn ngữ nào tên là tiếng U. Nhưng gần đây, tôi tin là có một thứ tiếng có tên là tiếng U thật. Nó mơ hồ, dường như cũng họ hàng xa gần đâu đó với tiếng Anh nhưng nhất định không phải là tiếng Anh.
Lang thang một hồi nó cùng đến Việt Nam với tiếng Anh lúc nào không biết. Và như để trả thù cho việc tiếng Anh bị thù ghét vì bị coi là tiếng của đế quốc nên cần phải bị tận diệt sau khi nón cối dép râu tiến vào Sài Gòn. Những tủ sách tư nhân có cuốn sách nào viết bằng tiếng Anh đều bị ném hết vào ngọn lửa phần thư hay dùng làm giấy gói xôi, miếng thịt, con cá... cho bằng hết. Luôn cả những bộ tự điển, những cuốn bách khoa Britanica cũng cùng chung những cái chết nghiệt ngã đó. Ngay cả những cuốn sách để học tiếng Anh của nhà xuất bản Longman mà tôi dùng trong suốt bao nhiêu năm thời trung học cũng ra đống rác hết. Sợ rắc rối, ông ngoại các cháu phải thuê hai chuyến xe ba gác mới thanh toán hết đống xà bần tôi để lại ở nhà...
Mấy chục năm nay, ở Việt Nam người ta bỏ tiếng Nga để quay sang học tiếng Anh nhưng càng học tiếng Anh thì lại càng ra tiếng... U. Y hệt như "cha em trồng khoai lang, đào lên thấy khoai mì... thật là điều vô lý..."
Tiếng U cứ tự động nhẩy ra không chỉ ở đầu đường xó chợ, mà còn từ lỗ miệng của Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng chính phủ khi chàng hồn nhiên hô hào phát triển các sản phẩm "MA ZÊ IN ZIỆC NAM". Người ta sính tiếng Anh đến độ đâu không cần cũng lôi tiếng Anh vào. Trên các thực đơn, trong những bảng đường, nhà cầu...
Trong những tấm bằng cấp cho các sinh viên tốt nghiệp thì người ta có thể hiểu được: Việt Nam đang vươn ra ngoài, sinh viên tốt nghiệp muốn có việc làm với các công ty ngoại quốc nên nếu cứ đem tấm bằng viết bằng "chữ quốc ngữ, chữ nước ta, con cái nhà, đều phải học..." thì chắc lại phải đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan, Hàn quốc... mất thôi. Nên tấm bằng tốt nghiệp phải có chút tiếng Anh cho oai. Nhưng tiếng Anh không thấy, chỉ toàn tiếng... U. Thí dụ thay vì Bachelor of Engineering thì tấm bằng ghi là Bachelor of Engineer. Thay vì Pharmacy thì ghi là Farmacy. Thay vì Degree of Architecture thì ghi rõ là Degree of Architect...
Đúng là tiếng U.
Mới đây, nhiều người đang xôn xao về tấm giấy khen song ngữ Việt Anh của một trường trung học ở Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh tặng cho một học sinh giỏi của niên học 2015-2016. Không biết trường Trần Quốc Toản ở Quảng Ninh to nhỏ ra sao, thành tích giáo dục thế nào... để phải có cả giấy khen viết bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh cho... thế giới biết mà sợ chơi.
Học sinh được giấy khen đang học lớp 7 bậc trung học. Đứng đầu trường là hiệu trưởng. Trong tiếng Anh, hiệu trưởng một trường trung học được gọi là headmaster hay headmistress hay principal hay head teacher. Tờ giấy khen dùng danh từ "DEAN" thì không đúng. Dean là khoa trưởng của một đại học, Giấy khen hay bảng danh dự thời tiểu học và trung học của tôi, tôi còn nhớ, trị giá chỉ là 1 hay 2 đồng bạc Đông Dương của bà nội, bà ngoại chứ có ông Tây cà lồ nào ngó mắt tới đâu, nên thời ấy chỉ là một tờ giấy bằng nửa trang vở viết bằng tiếng Việt là cùng. Đức Quốc Trưởng Bảo Đại cũng không thèm để mắt tới. Mà đó là ở Hà Nội chứ đâu phải ở Quảng Ninh xa xôi.
Đọc tiếp lại càng thấy tiếng U kinh hoàng hơn. Cái "Dean List" này được "trao cho" thì tiếng U ghi là "DONATE" thay vì phải là "AWARDED". Tờ giấy khen được trao cho người học sinh XYZ thì thay vì chỉ cần nêu tên thì bản tiếng Anh ghi là "KID"...
Và đó là tiếng U, một thứ tiếng có thật đang được dùng rất nhiều ở Việt Nam ngày nay.
Bố Mỹ cũng không hiểu được.
Bùi Bảo Trúc
THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc viết ngày 27-7-2016

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Chín 2011(Xem: 12956)
Nhờ những người như thế mà các hộ gia đình đã lỡ chùn lòng bởi đe dọa rồi kí giấy bỏ đạo giờ lại muốn quay lại với giáo hội. Đọc hết những dòng này, thật khó cho Giáo Hội hầm trú VN biết là bao !!
09 Tháng Tám 2011(Xem: 12682)
Những thói xấu của người mình thiệt ra khá nhiều, nhiều hơn mức bình thường. Người viết bài này chỉ gạn lọc và trình bày một số tính tiêu biểu đã gián tiếp hay trực tiếp đóng góp vào tình trạng đất nước Việt Nam ngày càng xơ xác
04 Tháng Tám 2011(Xem: 14947)
Chỉ có chế độ đa đảng và sự đoàn kết của người Việt trong và ngoài nước thì mới có đủ sức mạnh để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Thiếu một trong 2 yếu tố này, nguy cơ mất nước của Việt Nam rất là gần kề./
31 Tháng Bảy 2011(Xem: 14772)
Đừng hy vọng gì ở cộng sản một sự thay đổi biết điều hay tử tế, và giới nhân sĩ, trí thức Việt Nam trong câu chuyện này, dám nói dám làm vì thật sự họ chưa hết sợ đâu! Tôi không thấy phấn khởi chút nào trước sự việc trên mà cảm thấy mình bị lừa bịp! Xin ơn trên ban cho anh em tôi chút sáng suốt cuối đời!
29 Tháng Bảy 2011(Xem: 16832)
Ngưòi chính khách cuối cùng đã đi rồi, đem theo cả tiếng bấc tiếng chì. Dân Càn chả cá Hà Nội bây giờ chẳng còn ai. Ngọc Ghẻ chết từ khuya, chỉ còn bác Ngọc Toét ngồi cười ruồi với bác Hùng Xùi ở San Jose. Hai bác đang bàn nhau suôi Nam đón tro cốt anh Kỳ.
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 13153)
Tôi không dám nói là hiện nay có nhiều người “ngu” hơn anh, nhưng câu chuyện của anh Việt kiều hóa điên phải vào nhà thương Biên Hòa ở đầu câu chuyện này, quả là một bài học đắt giá, bài học mà nhiều người chưa chịu thuộc.
17 Tháng Bảy 2011(Xem: 14207)
Mai đây, may ra một thiên tài sẽ khám phá được điều gì mới lạ bổ ích cho đời! Hay Lục phủ Ngũ tạng của tôi có thể giúp được ai đó chút hy vọng kéo dài thêm cuộc sống còn tràn đầy yêu thương
28 Tháng Sáu 2011(Xem: 14220)
Khi tuổi già, thì xem cái chết như về. Ai không phải chết mà sợ. Sống qua khỏi tuổi năm mươi, là đã lời lắm. Tuổi trung bình của con người trên thế giới này chưa được con số năm mươi. Thì mình nên tự xem như được sống thêm đời thứ hai. Đời trước đã hoàn tất, có cả khổ đau lẫn hạnh phúc. Đời sau nầy, thì chắc chắn là sung sướng hơn hạnh phúc hơn đời trước.
15 Tháng Sáu 2011(Xem: 13851)
Nhưng có một điều có thể coi như là chân lý “không thay đổi” dù bên này hay bên kia bờ Thái Bình Dương: đảng viên cộng sản thì anh nào cũng hèn, cứ phải dựa vào nhau để sống còn, để được làm “quan tham” bóc lột dân lành. Chúng đoàn kết theo đúng tôn chỉ “tranh đấu đến cùng với kẻ thù, chỉ hoà giải với nội bộ”.
07 Tháng Sáu 2011(Xem: 14540)
Khi bạn yêu một ai đó, hãy cho họ biết, vì bạn không lường trước được ngày mai sẽ ra sao. Hãy học cách xây đắp hôn nhân hạnh phúc. Hãy học cách yêu nhau nhiều hơn, vì người bạn yêu thương chứ không vì bất kỳ điều gì khác.
05 Tháng Sáu 2011(Xem: 14703)
Nếu được học một chút "nghề" vợ chồng, ít nhất là "bổn phận" thì đã không có những người chồng say rượu, vũ phu đánh đập vợ con, hoặc như người đàn ông ném bốn đứa con xuống sông ở trên, làm tan nát gia đình; không có những người vợ lẳng lơ, say mê cờ bạc, phá hoại gia cang.
30 Tháng Năm 2011(Xem: 25582)
Trước hết, hãy cùng nhau thừa nhận một điều: homeless không phải là một cái tội; homeless không phải là một tình trạng bất hợp pháp. Sẽ chẳng một ai bị bắt, bị truy tố, hay bị bỏ tù vì “tội homeless” cả. Là người không có nơi cư trú cố định
22 Tháng Năm 2011(Xem: 14561)
“Một trà, một rượu, một đàn bà. Ba cái lăng nhăng nó quấy ta. Chừa được thứ nào, hay thứ ấy. Họa chăng chừa rượu với chừa trà.”
16 Tháng Năm 2011(Xem: 14111)
Bà Nhu ra đi hưởng thọ 86 tuổi. Ông Kỳ vẫn còn khỏe mạnh nhưng năm nay cũng đã ngoài 80 tuổi. Một người là phụ nữ nổi tiếng của đệ nhất Cộng Hòa. Một người là nam tử mà vai trò hết sức ồn ào thời đệ nhị Cộng Hòa. Bây giờ viết về hai nhân vật danh tiếng nam và nữ, xem lại sự so sánh có phần khập khiễng
14 Tháng Năm 2011(Xem: 15466)
Không ai có được cuộc sống hoàn hảo cả sau những lần thất bại, bạn sẽ thấy mình trưởng thành hơn. Những người từng trải, dũng cảm và yêu cuộc sống sẽ học được cách xoa dịu vết thương nhanh hơn.
14 Tháng Tư 2011(Xem: 17076)
“mất gốc” là không giữ được bản chất, cái tốt đẹp vốn có của mình. Nếu những kinh nghiệm với người Việt Nam trên đây tôi đã chứng kiến trong cuộc đời được gọi là tốt đẹp, thì vâng, xin cho tôi mất gốc.
28 Tháng Ba 2011(Xem: 13522)
Đồng tiền Việt Kiều cũng là nguyên-nhân chủ-yếu của các tệ-nạn hối-lộ tham nhũng, mãi-dâm, trộm cướp, cờ bạc dẫn đến bất công áp bức, và dĩ-nhiên nạn-nhân vẫn là lương dân nghèo khó.
03 Tháng Ba 2011(Xem: 12977)
Tôi càng mong đợi nhiều hội đoàn sẽ để ý đến các công tác từ thiện cho chính các cộng đồng người Việt chúng ta trên đất Mỹ trong giai đoạn kinh tế khó khăn này
24 Tháng Hai 2011(Xem: 14267)
Câu “Tôi là người Việt Nam”, do đó, có nghĩa là tôi thuộc về Việt Nam, tôi vui nỗi vui của Việt Nam, buồn nỗi buồn của Việt Nam, tôi còn lưu luyến với quá khứ của Việt Nam và còn khắc khoải về tương lai của Việt Nam.
30 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 17314)
"Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú". Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với "ông sư khổ hạnh", hãy làm "con chim bay lượn".
03 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 14876)
Những người may mắn được làm chủ một cái xe hơi đắt tiền làm gì nên tội, nhưng những kẻ có dã tâm, cầm trong tay cái chìa khóa để vạch nát lên thân xe người khác, là người mang tâm hồn đen tối, ganh tỵ của một con thú điên cuồng.
28 Tháng Mười Một 2010(Xem: 40534)
Ai cũng biết, không phải người Việt luôn luôn đi trễ, chỉ thường đi trễ đến nỗi nổi tiếng thế giới thôi, vì thế sau này tự người Việt mới đặt ra câu: “Không ăn đậu không phải Mễ, không đi trễ không phải Việt Nam”.
14 Tháng Mười Một 2010(Xem: 12126)
Bảng chỉ đường đất nước vẫn còn có thể chỉ trật đường. Xin dè dặt. Thận trọng và khôn ngoan để đừng thêm một lần nữa mắc mưu Cộng Sản lừa phỉnh.