1:44 CH
Thứ Ba
16
Tháng Tư
2024

NÔNG CHIẾN - KẾ SÁCH CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC.- HOÀNG CÔNG

10 Tháng Tư 202011:22 SA(Xem: 16215)
NÔNG CHIẾN - KẾ SÁCH CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC.

1. Lời tựa.
Tôi dùng từ Nông Chiến theo âm Hán Việt cho sát nghĩa nhất với cụm từ Chiến tranh nông nghiệp.
Bài viết này tóm tắt lại những kế sách của người Trung Quốc sử dụng để gây hại cho đối thủ ở quy mô quốc gia.
Những ai không ưa Trung Quốc, có thể hiểu thêm tư duy, kế sách của họ để "biết mình, biết ta".
Những ai yêu quý văn hóa Trung Quốc có thể tham khảo về trí tuệ của họ.
Và biết đâu, bài viết này có tính chất tham khảo với những người có chức năng liên quan...
2. Chiến tranh nguồn nước.
Trong Chiến Quốc Sách, nước Tây Chu nằm ở thượng lưu, Đông Chu ở hạ lưu. Tây Chu chặn nước khiến Đông Chu hạn hán, suy kiệt kinh tế.
Thời hiện đại, Trung Quốc đắp 8 khu đập chặn 40 tỉ mét khối nước trên dòng MeKong khiến kinh tế các nước cuối nguồn ảnh hưởng và phụ thuộc (theo MeKong Freedom Network)
3. Phá hoại bằng giống cây trồng
Nước Ngô và nước Việt chiến tranh. Quan đại phu nước Việt là Văn Chủng hiến kế vay thóc. Nước Ngô vì háo danh bèn cho vay.
Khi nước Việt trả thóc, ngầm luộc chín. Rồi phao tin giống thóc nước Việt tốt. Dân nước Ngô mang thóc ra trồng. Nạn đói diễn ra tràn lan khiến nước Ngô nội loạn.
4. Phá hoại vùng lương thực, đầu cơ mậu dịch.
Thời Chu - Thương, các nước phía Tây là đất trồng cây tuyết ma, một loại cây dùng để làm vải sợi. Chiến tranh nổ ra nhưng hai nước vẫn giao thương.
Nhà Thương bèn nâng giá vải tuyết ma lên đột ngột, khiến dân phía Tây phá lương thực để trồng. Sau đó họ đóng biên, phong tỏa mậu dịch. Dân Chu điêu đứng vì thiếu ăn.
Thời hiện đại, Trung Quốc chuẩn bị khá bài bản các loại cây phía Nam để trồng trọt quy mô lớn. Trong lúc chờ đợi, đẩy giá cao, cho thương lái tỏa về từng vườn phía Nam gom hàng, sau đó chặn không thu mua cây có múi. Nông dân Việt Nam chặt bỏ, đổ cam ra đường.
5. Phá vỡ quy hoạch trồng trọt của đối phương.
Thương lái Trung Quốc đi khắp các nước có khí hậu nhiệt đới tại châu Mỹ, châu Phi và Nam Á để thu gom dược liệu. Nhưng cách mua lại tập trung vào rễ, củ của các loại cây lâu năm hoặc trong rừng nguyên sinh. Đồng thời đồn thổi về giá trị dược liệu cao.
Người dân các vùng có dược liệu đào bới, tàn phá các khu rừng nguyên sinh. Sau đó, người Trung Quốc chế biến sản phẩm và bán ngược lại cho người giàu ở nước bản địa, che dấu đi công đoạn chế biến.
Một thời gian sau, quy hoạch cây trồng của các nước bị vỡ nát, tự phát, mất vai trò và uy tín quản lý của nhà nước sở tại.
6. Phá hoại điều kiện tự nhiên vốn có của đối phương.
Nước Tề phía Đông Trung Quốc cổ đại gần biển. Quản Trọng thúc đẩy nghề cá, nghề muối và tạo thế độc quyền với các nước không có biển.
Thương nhân nước Tề đi khắp các vùng không có cá, muối bán với giá cao, rồi lại đưa người xuống phía Đông Nam dạy cách dẫn nước mặn vào đồng bằng để nuôi thủy sản, làm ruộng muối.
Một thời gian sau, các vùng nhiễm mặn không trồng nổi cây lương thực.
Nước Tề tung lương thực tích trữ cứu đói, dân theo, trở thành bá chủ chư hầu.
Thế kỉ 20, 21, tại Việt Nam bùng lên phong trào dẫn nước mặn, nước lợ vào vùng nước ngọt để nuôi tôm...
7. Tác động vào "lòng tham" của nhóm nhỏ.
Việc đưa thuyết khách để hối lộ quan chức cao cấp đối phương áp dụng kế sách "ngắn hạn có lợi, dài hạn nguy hại" đã được áp dụng ở Trung Quốc cách đây hàng nghìn năm.
Điển hình là Bá Hỉ nước Ngô bị Việt hối lộ mà thuyết vua Ngô các kế sách ngắn hạn.
Cùng lúc đó, nước Việt cho người đi "tuyên truyền khuyến nông" rộng rãi về chính sách này, dẫn đến hậu quả rối loạn kinh tế nông nghiệp và chính trị nước Ngô. Ba năm áp dụng, nước Ngô nội loạn. Mười năm bị phá hoại, nước Ngô diệt vong.
Trung Quốc đẩy giá các loại ốc bươu vàng, rùa tai đỏ, tôm hùm đất...là các loài khó kiểm soát mùa màng cũng tác động rất lớn vào các nhóm nông dân hạn chế thông tin tại các nước phụ thuộc.
8. Thu gom, tích lũy ruộng đất tại lân bang.
Thương gia nước Tề đi khắp các nước lân cận, mua đất, gom dân sản xuất, dạy nghề cho dân.
Những điền trang của họ thường nắm những vị trí chiến lược về quân sự như đầu nguồn nước, hải cảng, giao thông huyết mạch.
Nạn đói nổ ra, họ là đầu mối xúi giục nổi loạn, cướp phá, không cho người dân quay đầu.
Vào thời nhà Minh, các lực lượng trung thành với Kiến Văn hoàng đế (Kiến Văn dư đảng) đã áp dụng cách làm này khiến Minh Thành Tổ phải mạnh tay đàn áp, gây oán hận cao độ trong dân chúng.
9. "Phao chuyên dẫn ngọc" - Thả con săn sắt, bắt con cá rô.
Đây là kế sách được người Trung Quốc dùng thành thạo hàng nghìn năm nay.
Trong nông nghiệp, thể hiện rõ nhất trong việc "thổi giá, bán giống, hứa bao tiêu".
Buồn nhất là người bản địa vì cái lợi trước mắt, trở thành công cụ tích cực nhất tiếp sức cho họ.
Việc đã nhiều, tôi không dẫn chứng.
10. Vĩ thanh.
Thày tôi nói: "Muốn hòa bình với ai, hãy thông hiểu họ. Mà đối nghịch với ai, lại càng phải thấu hiểu họ".
Tôi nghiệm lại câu "biết mình biết ta, trăm trận bất bại" lại càng thấy sợ hãi trí kế của người Trung Quốc, bởi họ đã hệ thống hóa các kế sách, chiến lược thành kinh sách từ hàng nghìn năm.
Họ dùng chiến lược, ta thì vẫn dạy nhau mẹo nhỏ kiểu Trạng Quỳnh. Họ phủ trùm, ta thì so bì, tị nạnh lẫn nhau.
Mà điều này không phải tôi nhận xét, đó là ý của các cụ Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng đó ạ.
04.2020
Hoàng Công.
Ps. Tôi ước ao nhiều người liên quan đến nông nghiệp đọc được góc nhìn này.
Ảnh VOV: Thanh long không xuất khẩu được sang Trung Quốc, đổ ven đường.
THANH LONG
Ý kiến bạn đọc
14 Tháng Năm 202012:25 CH
Khách
Kính chào quý vị, Xin cho tôi đăng lại bài này ở: https://nuocnha.blogspot.com
Cám ơn quý vị nhiều
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Chín 2011(Xem: 12612)
Những người yêu dân chủ và tự do có thể biểu tình để chống những điều có hại cho đất nước và làm tổn thương đến cộng đồng, nhưng chắc hẳn sẽ không áp lực, biểu tình hay hăm dọa buộc nhà chùa phải từ chối lễ cầu siêu cho một người đã chết.
26 Tháng Chín 2011(Xem: 13011)
Dù sao thì mỗi buổi sáng thức giấc, lại có “thêm một ngày nữa để yêu thương!” Cứ bước tới, bước tới, dù không “biết ra sao ngày sau!”
06 Tháng Chín 2011(Xem: 13005)
Nhờ những người như thế mà các hộ gia đình đã lỡ chùn lòng bởi đe dọa rồi kí giấy bỏ đạo giờ lại muốn quay lại với giáo hội. Đọc hết những dòng này, thật khó cho Giáo Hội hầm trú VN biết là bao !!
09 Tháng Tám 2011(Xem: 12719)
Những thói xấu của người mình thiệt ra khá nhiều, nhiều hơn mức bình thường. Người viết bài này chỉ gạn lọc và trình bày một số tính tiêu biểu đã gián tiếp hay trực tiếp đóng góp vào tình trạng đất nước Việt Nam ngày càng xơ xác
04 Tháng Tám 2011(Xem: 15000)
Chỉ có chế độ đa đảng và sự đoàn kết của người Việt trong và ngoài nước thì mới có đủ sức mạnh để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Thiếu một trong 2 yếu tố này, nguy cơ mất nước của Việt Nam rất là gần kề./
31 Tháng Bảy 2011(Xem: 14823)
Đừng hy vọng gì ở cộng sản một sự thay đổi biết điều hay tử tế, và giới nhân sĩ, trí thức Việt Nam trong câu chuyện này, dám nói dám làm vì thật sự họ chưa hết sợ đâu! Tôi không thấy phấn khởi chút nào trước sự việc trên mà cảm thấy mình bị lừa bịp! Xin ơn trên ban cho anh em tôi chút sáng suốt cuối đời!
29 Tháng Bảy 2011(Xem: 16893)
Ngưòi chính khách cuối cùng đã đi rồi, đem theo cả tiếng bấc tiếng chì. Dân Càn chả cá Hà Nội bây giờ chẳng còn ai. Ngọc Ghẻ chết từ khuya, chỉ còn bác Ngọc Toét ngồi cười ruồi với bác Hùng Xùi ở San Jose. Hai bác đang bàn nhau suôi Nam đón tro cốt anh Kỳ.
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 13187)
Tôi không dám nói là hiện nay có nhiều người “ngu” hơn anh, nhưng câu chuyện của anh Việt kiều hóa điên phải vào nhà thương Biên Hòa ở đầu câu chuyện này, quả là một bài học đắt giá, bài học mà nhiều người chưa chịu thuộc.
17 Tháng Bảy 2011(Xem: 14267)
Mai đây, may ra một thiên tài sẽ khám phá được điều gì mới lạ bổ ích cho đời! Hay Lục phủ Ngũ tạng của tôi có thể giúp được ai đó chút hy vọng kéo dài thêm cuộc sống còn tràn đầy yêu thương
28 Tháng Sáu 2011(Xem: 14264)
Khi tuổi già, thì xem cái chết như về. Ai không phải chết mà sợ. Sống qua khỏi tuổi năm mươi, là đã lời lắm. Tuổi trung bình của con người trên thế giới này chưa được con số năm mươi. Thì mình nên tự xem như được sống thêm đời thứ hai. Đời trước đã hoàn tất, có cả khổ đau lẫn hạnh phúc. Đời sau nầy, thì chắc chắn là sung sướng hơn hạnh phúc hơn đời trước.
15 Tháng Sáu 2011(Xem: 13872)
Nhưng có một điều có thể coi như là chân lý “không thay đổi” dù bên này hay bên kia bờ Thái Bình Dương: đảng viên cộng sản thì anh nào cũng hèn, cứ phải dựa vào nhau để sống còn, để được làm “quan tham” bóc lột dân lành. Chúng đoàn kết theo đúng tôn chỉ “tranh đấu đến cùng với kẻ thù, chỉ hoà giải với nội bộ”.
07 Tháng Sáu 2011(Xem: 14578)
Khi bạn yêu một ai đó, hãy cho họ biết, vì bạn không lường trước được ngày mai sẽ ra sao. Hãy học cách xây đắp hôn nhân hạnh phúc. Hãy học cách yêu nhau nhiều hơn, vì người bạn yêu thương chứ không vì bất kỳ điều gì khác.
05 Tháng Sáu 2011(Xem: 14738)
Nếu được học một chút "nghề" vợ chồng, ít nhất là "bổn phận" thì đã không có những người chồng say rượu, vũ phu đánh đập vợ con, hoặc như người đàn ông ném bốn đứa con xuống sông ở trên, làm tan nát gia đình; không có những người vợ lẳng lơ, say mê cờ bạc, phá hoại gia cang.
30 Tháng Năm 2011(Xem: 25615)
Trước hết, hãy cùng nhau thừa nhận một điều: homeless không phải là một cái tội; homeless không phải là một tình trạng bất hợp pháp. Sẽ chẳng một ai bị bắt, bị truy tố, hay bị bỏ tù vì “tội homeless” cả. Là người không có nơi cư trú cố định
22 Tháng Năm 2011(Xem: 14598)
“Một trà, một rượu, một đàn bà. Ba cái lăng nhăng nó quấy ta. Chừa được thứ nào, hay thứ ấy. Họa chăng chừa rượu với chừa trà.”
16 Tháng Năm 2011(Xem: 14156)
Bà Nhu ra đi hưởng thọ 86 tuổi. Ông Kỳ vẫn còn khỏe mạnh nhưng năm nay cũng đã ngoài 80 tuổi. Một người là phụ nữ nổi tiếng của đệ nhất Cộng Hòa. Một người là nam tử mà vai trò hết sức ồn ào thời đệ nhị Cộng Hòa. Bây giờ viết về hai nhân vật danh tiếng nam và nữ, xem lại sự so sánh có phần khập khiễng
14 Tháng Năm 2011(Xem: 15519)
Không ai có được cuộc sống hoàn hảo cả sau những lần thất bại, bạn sẽ thấy mình trưởng thành hơn. Những người từng trải, dũng cảm và yêu cuộc sống sẽ học được cách xoa dịu vết thương nhanh hơn.
14 Tháng Tư 2011(Xem: 17120)
“mất gốc” là không giữ được bản chất, cái tốt đẹp vốn có của mình. Nếu những kinh nghiệm với người Việt Nam trên đây tôi đã chứng kiến trong cuộc đời được gọi là tốt đẹp, thì vâng, xin cho tôi mất gốc.
28 Tháng Ba 2011(Xem: 13560)
Đồng tiền Việt Kiều cũng là nguyên-nhân chủ-yếu của các tệ-nạn hối-lộ tham nhũng, mãi-dâm, trộm cướp, cờ bạc dẫn đến bất công áp bức, và dĩ-nhiên nạn-nhân vẫn là lương dân nghèo khó.
03 Tháng Ba 2011(Xem: 13084)
Tôi càng mong đợi nhiều hội đoàn sẽ để ý đến các công tác từ thiện cho chính các cộng đồng người Việt chúng ta trên đất Mỹ trong giai đoạn kinh tế khó khăn này
24 Tháng Hai 2011(Xem: 14329)
Câu “Tôi là người Việt Nam”, do đó, có nghĩa là tôi thuộc về Việt Nam, tôi vui nỗi vui của Việt Nam, buồn nỗi buồn của Việt Nam, tôi còn lưu luyến với quá khứ của Việt Nam và còn khắc khoải về tương lai của Việt Nam.
30 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 17358)
"Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú". Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với "ông sư khổ hạnh", hãy làm "con chim bay lượn".
03 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 14929)
Những người may mắn được làm chủ một cái xe hơi đắt tiền làm gì nên tội, nhưng những kẻ có dã tâm, cầm trong tay cái chìa khóa để vạch nát lên thân xe người khác, là người mang tâm hồn đen tối, ganh tỵ của một con thú điên cuồng.
28 Tháng Mười Một 2010(Xem: 40627)
Ai cũng biết, không phải người Việt luôn luôn đi trễ, chỉ thường đi trễ đến nỗi nổi tiếng thế giới thôi, vì thế sau này tự người Việt mới đặt ra câu: “Không ăn đậu không phải Mễ, không đi trễ không phải Việt Nam”.
14 Tháng Mười Một 2010(Xem: 12182)
Bảng chỉ đường đất nước vẫn còn có thể chỉ trật đường. Xin dè dặt. Thận trọng và khôn ngoan để đừng thêm một lần nữa mắc mưu Cộng Sản lừa phỉnh.