12:00 CH
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

Toàn văn Thông điệp Liên bang 2019 của Tổng thống Mỹ Donald Trump

06 Tháng Hai 201911:12 CH(Xem: 5985)

Dưới đây là toàn văn Thông điệp Liên bang của Tổng thống Trump:

********

Cảm ơn quý vị rất nhiều. Thưa bà Chủ tịch Hạ viện, Phó tổng thống, các thành viên nghị viên, Đệ nhất phu nhân của Hoa Kỳ. [Vỗ tay]

Và đồng bào Mỹ của tôi. Chúng ta gặp nhau tối nay tại một thời điểm quan trọng, khi chúng ta bắt đầu một nhiệm kỳ Quốc hội mới, tôi đứng đây sẵn sàng hợp tác với các bạn để đạt được những bước đột phá lịch sử cho tất cả người dân Mỹ. Hàng triệu đồng bào của chúng ta đang dõi theo chúng ta, tập trung tại căn phòng tuyệt vời này, hy vọng rằng chúng ta lãnh đạo đất nước không phải với hai đảng [chia rẽ], mà [hợp nhất] trong một nhà nước.

Chương trình nghị sự tôi sẽ trình bày tối nay không phải là chương trình nghị sự của đảng Cộng hòa hay chương trình nghị sự của đảng Dân chủ, đó là chương trình nghị sự của người dân Mỹ. Nhiều người trong chúng ta khi vận động tranh cử đều có cùng một lời hứa cốt lõi, đó là bảo vệ việc làm cho Hoa Kỳ và yêu cầu [mối quan hệ] thương mại công bằng cho người lao động Mỹ, xây dựng lại và khôi phục cơ sở hạ tầng của đất nước chúng ta, cũng như mong muốn giảm giá chăm sóc sức khỏe và thuốc chữa bệnh theo toa, tạo ra một hệ thống nhập cư an toàn, hợp pháp, hiện đại và chắc chắn, và theo đuổi một chính sách đối ngoại đặt lợi ích của nước Mỹ lên hàng đầu.

Có một cơ hội mới trong chính trị Mỹ, nếu chúng ta có can đảm cùng nhau nắm bắt nó. Chiến thắng không phải là chiến thắng cho đảng của chúng ta, chiến thắng là chiến thắng cho đất nước chúng ta. Năm nay, nước Mỹ sẽ công nhận hai ngày kỷ niệm quan trọng để chúng ta thấy được sự vĩ đại của tầm nhìn Mỹ và sức mạnh của niềm tự hào Mỹ.

Vào tháng 6 [2018], chúng ta đã kỷ niệm 75 năm kể từ khi tướng Dwight Eisenhower thực hiện một sứ mệnh được gọi là “cuộc thập tự chinh vĩ đại”, giải phóng các nước đồng minh châu Âu trong chiến tranh thế giới thứ hai. Vào ngày 6/6/1944, 15.000 quân nhân Mỹ nhảy dù xuống [Châu Âu] và 60.000 người lính khác đổ bộ từ biển để cứu nền văn minh của chúng ta khỏi sự chuyên chế. Ở đây với chúng ta tối nay có ba trong số những người anh hùng vị đại đó. Binh nhất Joseph Riley, trung sĩ Erving Walker và trung sĩ Hartman Zeitcheck.

Thưa các quý ông, chúng tôi xin kính chào. Vào năm 2019, chúng ta cũng tổ chức 50 năm kể từ khi phi một phi hành gia trẻ tuổi dũng cảm bay 250 ngàn dặm trong không gian mang theo lá cờ Mỹ tới mặt trăng. Sau đó, chúng ta lại có một phi hành gia tham gia trong tàu vũ trụ Apollo 11 [lên mặt trăng], Buzz Aldrin, người đã cắm lá cờ [Mỹ trên] đó. Cảm ơn ông, Buzz. Năm nay, các phi hành gia Mỹ sẽ quay trở lại không gian trong các tên lửa của Hoa Kỳ.

Trong thế kỷ 20, nước Mỹ đã cứu tự do, biến đổi khoa học, xây dựng lại tầng lớp trung lưu và nếu bạn để ý, thì [sẽ thấy] không có nơi nào trên thế giới có thể cạnh tranh với Mỹ. Bây giờ chúng ta phải mạnh dạn và dũng cảm bước vào chương tiếp theo trong cuộc phiêu lưu vĩ đại của nước Mỹ này. Chúng ta phải tạo ra một tiêu chuẩn sống mới cho thế kỷ 21.

Chúng ta hoàn toàn có thể mang tới một cuộc sống với chất lượng sống tuyệt vời dành cho tất cả người dân. Chúng ta có thể làm cho cộng đồng của chúng ta an toàn hơn, gia đình của chúng ta vững chắc hơn, văn hóa của chúng ta phong phú hơn, đức tin của chúng ta sâu sắc hơn, và tầng lớp trung lưu của chúng ta thịnh vượng hơn bao giờ hết. Nhưng chúng ta phải từ chối [kiểu] chính trị trả thù, phản đối và trả thù, và nắm lấy sự hợp tác tiềm năng, thấu hiểu và [chia sẻ] lợi ích chung.

Cùng nhau chúng ta có thể phá vỡ hàng thập kỷ bế tắc chính trị. Chúng ta có thể bắc cầu cho tất cả sự chia rẽ, chữa lành những vết thương cũ, xây dựng liên minh mới, tạo ra các giải pháp mới và thực hiện lời hứa phi thường về tương lai của nước Mỹ. Quyết định thực hiện nằm ở chúng ta. Chúng ta phải lựa chọn giữa sự vĩ đại hoặc sự bế tắc, kết quả hoặc sự phản đối, tầm nhìn hoặc sự báo thù, sự tiến bộ đáng kinh ngạc hoặc sự hủy diệt vô nghĩa. Tối nay, tôi đề nghị các bạn lựa chọn sự vĩ đại.

Trong hai năm qua, chính quyền của tôi đã thay đổi trong sự khẩn trương và tốc độ lịch sử để đối mặt với các vấn đề bị bỏ rơi bởi các nhà lãnh đạo của cả hai bên trong nhiều thập kỷ. Chỉ trong hơn hai năm kể từ cuộc bầu cử, chúng tôi đã tạo ra một sự bùng nổ kinh tế chưa từng có, một sự bùng nổ hiếm khi được nhìn thấy trước đây. Trước nay chưa từng như thế. Chúng tôi đã tạo ra 5,3 triệu việc làm mới và quan trọng là đã thêm 600.000 việc làm trong lĩnh vực công nghiệp, điều mà hầu như mọi người đều nói là không thể làm được, nhưng thực tế là chúng tôi chỉ mới bắt đầu.

Tiền lương đang tăng với tốc độ nhanh nhất trong nhiều thập kỷ và ngày càng tăng đối với những công nhân cổ xanh, những người mà tôi đã hứa sẽ chiến đấu [vì họ]. Họ đang phát triển nhanh hơn bất cứ lực lượng nào khác. Gần 5 triệu người Mỹ đã được gỡ bỏ tem thực phẩm. Nền kinh tế Hoa Kỳ đang phát triển nhanh gần gấp đôi so với thời điểm tôi mới nhậm chức, và chúng ta được coi là nền kinh tế nóng nhất so với các quốc gia khác trên thế giới. Thậm chí, thất nghiệp đã đạt tỷ lệ thấp nhất trong hơn nửa thế kỷ. Thất nghiệp của người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Tây Ban Nha và người Mỹ gốc Á đều đạt mức thấp kỷ lục.

Thất nghiệp đối với người Mỹ khuyết tật cũng đã đạt mức thấp nhất mọi thời đại. Số người có việc làm lớn hơn bất cứ lúc nào trong lịch sử nước ta. 157 triệu người đang làm việc. Chúng tôi đã thông qua một chính sách cắt giảm thuế lớn cho các gia đình lao động và tăng gấp đôi tín dụng thuế trẻ em. Chúng tôi hầu như đã chấm dứt thuế bất động sản, hoặc thuế thừa kế, đối với các doanh nghiệp nhỏ, trang trại và vườn sở hữu của các hộ gia đình. Chúng tôi đã loại bỏ mô hình ủy thác cá nhân Obamacare rất không được [người dân] đón nhận. Và để cho các bệnh nhân bị bệnh nặng tiếp cận với các phương pháp chữa trị, chúng tôi đã thông qua những điều quan trọng, những điều đúng đắn.

Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, chính quyền của tôi đã cắt giảm nhiều quy định hơn bất kỳ chính quyền nào khác [đã làm] trong toàn bộ nhiệm kỳ của họ. Các công ty đang quay trở lại đất nước của chúng ta với số lượng lớn, nhờ vào việc giảm thuế và các quy định lịch sử của chúng tôi. Và chúng tôi đã mở ra một cuộc cách mạng về năng lượng cho Hoa Kỳ. Mỹ hiện là nhà sản xuất dầu và khí tự nhiên số một so với bất cứ nơi đâu trên thế giới. Và hiện tại, lần đầu tiên sau 65 năm, chúng ta là quốc gia xuất khẩu năng lượng ròng. Sau 24 tháng tiến bộ nhanh chóng, nền kinh tế của chúng ta là sự ghen tị của thế giới. Quân đội của chúng ta là mạnh nhất trên Trái đất cho đến nay và nước Mỹ một lần nữa chiến thắng mỗi ngày. Các nghị viên, chính phủ của chúng ta [đều] mạnh mẽ.

Đất nước chúng ta sôi động và nền kinh tế của chúng ta đang phát triển mạnh hơn bao giờ hết. Hôm thứ Sáu [1/2], đã có thông báo rằng chúng tôi tạo ra thêm 304.000 việc làm trong tháng trước, gần gấp đôi con số dự kiến. Một phép lạ kinh tế đang diễn ra ở Hoa Kỳ, và điều duy nhất có thể ngăn chặn nó là những cuộc chiến ngu ngốc, [các chiêu trò] chính trị, hoặc những cuộc điều tra vô lý, nực cười. Nếu có sự bình tâm trong các hành động pháp lý, thì không thể có chiến tranh và điều tra. [Nhưng] nó [đã] không diễn ra theo cách đó.

Chúng ta, những người trong nhà, phải đoàn kết để đánh bại kẻ thù ngoại bang. Kỷ nguyên hợp tác mới này có thể bắt đầu bằng [cách xử lý] việc hơn 300 đề xuất với chất lượng cao đang bị mắc kẹt tại Thượng viện, một số trường hợp đã phải chờ đợi nhiều năm – [điều này là] không đúng đắn.

Thượng viện đã không hành động theo các đề xuất này, điều đó là không công bằng với những đề xuất, và rất không công bằng với đất nước chúng ta. Đây là thời điểm để lưỡng đảng hành động. Tin hay không, chúng tôi đã chứng minh điều đó là có thể. Trong Nghị viện nhiệm kỳ qua, cả hai bên [lưỡng đảng] đã cùng nhau thông qua những điều luật chưa từng có để đối đầu với cuộc khủng hoảng [thuốc giảm đau] opioid, một dự luật [về] trang trại mới, thực hiện cải cách các điều khoản trong đạo luật sức khỏe cho các cựu chiến binh [VA], và sau bốn thập kỷ bị  từ chối, chúng ta đã thông qua đạo luật VA một cách trách nhiệm, vì vậy cuối cùng chúng ta có thể chấm dứt những ngược đãi đối với các cựu chiến binh tuyệt vời của chúng ta. Và chỉ vài tuần trước, tất cả các đảng đã thống nhất việc cải cách đột phá tư pháp hình sự. [Trước đó] Họ nói rằng nó không thể thực hiện được.

Năm ngoái, tôi đã nghe qua bạn bè, câu chuyện về Alice Johnson. Tôi vô cùng xúc động. Năm 1997, lần đầu tiên Alice bị kết án tù chung thân, [vì là] tội phạm ma túy nhưng không có hành động bạo lực. Trong 22 năm tiếp theo, cô trở thành một tù nhân truyền cảm hứng cho những tù nhân khác lựa chọn con đường tốt hơn. Cô ấy đã tạo ra ảnh hưởng lớn làm thay đổi số lượng tù nhân và hơn thế nữa. Câu chuyện của Alice cho thấy rõ sự chênh lệch và không công bằng có thể tồn tại trong các bản án hình sự, và sự cần thiết phải khắc phục những bất công này. Cô ấy đã ngồi tù gần 22 năm và dự kiến sẽ ở tù cho đến hết đời. Vào tháng 6, tôi đã thay đổi bản án của Alice. Khi tôi thấy gia đình hạnh phúc của Alice chào đón cô ấy ở cổng nhà tù, ôm, hôn, khóc và cười, tôi biết tôi đã làm gì đó đúng. Alice có mặt với chúng ta trong tối nay, và cô ấy là một người phụ nữ tuyệt vời. Tuyệt vời, Alice.

Alice, cảm ơn bạn đã nhắc nhở chúng tôi rằng chúng tôi luôn phải nhìn nhận lại, đó là sức mạnh để định hình lại vận mệnh của chính chúng tôi. Cảm ơn nhiều.

Lấy cảm hứng từ những câu chuyện như chuyện của Alice, chính quyền của tôi đã làm việc chặt chẽ với các thành viên của cả hai đảng để xây dựng luật. Đó là một sự đồng thuận lớn. Đạo luật này đã cải cách các luật kết án đã gây tổn hại và không phù hợp với cộng đồng người Mỹ gốc Phi.

Đạo luật này bước đầu đã mang đến cho những người phạm tội nhưng không có hành động bạo lực cơ hội tái hòa nhập xã hội với tư cách là những công dân tuân thủ pháp luật. Bây giờ, các tiểu bang trên cả nước đang theo sự hướng dẫn của chúng tôi. Mỹ là một quốc gia tin vào sự hối cải. Tham gia trong buổi tối ngày hôm nay với chúng ta có Charles Matthew đến từ Troulette. Năm 1996, ở tuổi 30, Matthew bị kết án 35 năm tù vì bán ma túy và các tội liên quan. Trong hai thập kỷ tiếp theo, anh đã hoàn thành hơn 30 nghiên cứu Kinh Thánh, trở thành một thư ký luật và cố vấn cho nhiều bạn tù của mình. Hiện tại, Matthew là người đầu tiên được ra tù theo đạo luật mới.

Matthew, cám ơn Mathhew, chào mừng trở về nhà.

Bây giờ, đảng Cộng hòa và Dân chủ phải hợp lực một lần nữa để đối mặt với một tình huống khẩn cấp quốc gia. Nghị viện còn 10 ngày nữa để thông qua dự luật tài trợ tài chính cho chính phủ của chúng ta, [nhằm] bảo vệ quê hương của chúng ta, biên giới phía nam đang rất nguy hiểm. Bây giờ là lúc để Nghị viện cho thế giới thấy rằng nước Mỹ cam kết chấm dứt nhập cư bất hợp pháp và ngăn chặn những con buôn độc ác, bọn buôn bán ma túy, các băng nhóm xã hội đen và bọn buôn người.

Như chúng tôi đã nói, các đoàn lữ hành lớn, có tổ chức đang ùn ùn hướng tới Hoa Kỳ. Chúng tôi vừa nghe nói rằng các thành phố ở Mexico, để tránh phải tiếp nhận những người di cư bất hợp pháp vào cộng đồng của họ, đang dùng xe tải và xe buýt đưa người di cư tới những khu vực biên giới mà ở đó chúng ta không có nhiều sự giám sát. Tôi đã ra lệnh cho 3750 binh sĩ khác đến biên giới phía nam của chúng ta để chuẩn bị cho những cuộc đột nhập [biên giới] dữ dội. Đây là một vấn đề đạo đức. Tình trạng coi thường pháp luật ở biên giới phía nam của chúng ta là mối đe dọa đối với sự an toàn, an ninh và nguồn tài chính cho phúc lợi của tất cả người Mỹ. Chúng tôi có bổn phận đạo đức tạo ra một hệ thống nhập cư bảo vệ cuộc sống và công việc của người dân chúng ta. Điều này bao gồm nghĩa vụ của chúng ta đối với hàng triệu người nhập cư sống ở đây hiện nay [đã và đang] tuân theo các quy tắc và tôn trọng luật pháp của chúng ta. Những người nhập cư hợp pháp [đó] đã làm giàu cho quốc gia của chúng ta và củng cố xã hội của chúng ta bằng nhiều cách.

Tôi muốn người di cư đến nước ta với số lượng lớn nhất từ trước đến nay, nhưng họ phải đến một cách hợp pháp. Tối nay, tôi đề nghị các bạn bảo vệ biên giới phía nam đang rất nguy hiểm vì tình yêu và sự tận tâm với đồng bào và đất nước chúng ta. Không có vấn đề nào phản ánh rõ sự chia rẽ giữa tầng lớp lao động Mỹ và giới chính trị gia Hoa Kỳ hơn vấn đề nhập cư bất hợp pháp. Các chính trị gia và giới nhà giàu cổ súy cho biên giới mở, trong khi cuộc sống của họ [được bảo vệ] đằng sau những bức tường có cổng và lính canh.

Trong khi đó, những người Mỹ thuộc tầng lớp lao động phải trả giá cho việc nhập cư bất hợp pháp ồ ạt, cơ hội việc làm giảm, lương thấp hơn, trường học quá tải, bệnh viện đông tới mức họ không còn có chỗ, tội phạm gia tăng và sự an toàn của xã hội suy giảm trầm trọng. Khoan dung cho nhập cư bất hợp pháp không phải là từ bi, nó thực sự rất tàn nhẫn.

Một phần ba số phụ nữ di cư ở các đoàn lữ hành bị hãm hiếp trong hành trình dài hướng về phía bắc. Những kẻ buôn lậu sử dụng trẻ em di cư như những con tốt người để [kiếm lợi từ việc] khai thác [những khe hở trong] hệ thống luật pháp của chúng ta và dùng [những đứa trẻ này] để tiếp cận đất nước chúng ta. Những kẻ buôn người và nô lệ tình dục lợi dụng các khu vực mở giữa các cảng nhập cảnh của chúng ta để buôn lậu hàng ngàn cô gái trẻ và phụ nữ vào Hoa Kỳ và bán họ cho các ổ mại dâm và nô lệ thời hiện đại.

Hàng chục ngàn người Mỹ vô tội bị giết bởi các loại thuốc phiện gây chết người được buôn lậu qua biên giới và tràn vào các thành phố của chúng ta, bao gồm meth, heroin, cocaine và fentanyl. Băng đảng man rợ Ms-13 hiện đang hoạt động tại ít nhất 20 tiểu bang khác nhau của Mỹ và hầu như tất cả bọn họ đều [là những kẻ đã] đến thông qua biên giới phía nam của chúng ta. Mới hôm qua, một thành viên thuộc băng đảng MS-13 đã bị bắt giam vì một vụ giết người bằng súng trên sân ga tàu điện ngầm ở thành phố New York. Chúng tôi đang loại bỏ hàng ngàn thành viên băng đảng này, nhưng cho đến khi chúng tôi bảo vệ được biên giới của chúng ta, họ sẽ tiếp tục hoành hành. Năm này qua năm khác, vô số người Mỹ bị sát hại bởi những người nhập cư bất hợp pháp độc ác. Tôi đã biết nhiều những người cha, người mẹ và những gia đình tốt bụng. Không ai trong số họ phải chịu đựng nỗi đau kinh khủng mà họ phải chịu đựng. Tham gia với chúng ta tối nay có Deborah Bissell, chỉ ba tuần trước, cha mẹ cô [Gerad và Sharon] đã bị trộm và bắn chết ở Reno, Nevade, bang của người nhập cư. Họ ở tuổi 80 và sống cùng với 4 đứa con, 11 đứa cháu và 20 đứa chắt. Cũng có mặt ở đây tối nay là hai người cháu, Heather và Madison, của ông bà Gerad và Sharon. Xin mời Debroah, Heather và Madison đứng dậy. Rất ít người có thể hiểu được nỗi đau của các bạn. Cảm ơn, cảm ơn rất nhiều vì đã có mặt ở đây.

Tôi sẽ không bao giờ quên và tôi sẽ chiến đấu vì những ký ức của Gerald và Sharon, điều đó sẽ không bao giờ được phép tiếp tục xảy ra. Không nên mất thêm bất kỳ một sinh mạng người Mỹ nào nữa chỉ vì quốc gia chúng ta không kiểm soát được tuyến biên giới rất nguy hiểm.

Các sĩ quan ICE [Cơ quan Quản lý nhập cảnh và hải quan Mỹ ] đã thực hiện 266.000 vụ bắt người nhập cư trái phép phạm tội, bao gồm cả những người bị buộc tội hoặc kết án trong gần 100.000 vụ tấn công. 30.000 tội phạm tình dục, và 4000 vụ giết người. Tham gia với chúng ta tối nay có một trong số những anh hùng thực thi pháp luật, đặc vụ Elvin Hernandez.

Cảm ơn bạn. Vâng Elvin là một thành viên của một gia đình di cư hợp pháp vào Hoa Kỳ từ nước cộng hòa Dominica. Năm 8 tuổi, anh nói với bố của mình rằng anh muốn trở thành một đặc vụ. Hôm nay, anh ấy lãnh đạo các cuộc điều tra về vấn đề buôn bán tình dục quốc tế. Anh ấy nói rằng nếu tôi có thể đảm bảo những cô gái trẻ tìm được công lý của mình, thì tôi đã thực sự hoàn thành công việc. Nhờ sự tận tụy và sự hỗ trợ của các đồng nghiệp tuyệt vời của anh ấy, hơn 300 phụ nữ và cô gái đã được giải cứu khỏi nỗi kinh hoàng này và hơn 1500 kẻ buôn người tàn bạo đã bị tống giam.

Chúng tôi sẽ luôn ủng hộ những nhân viên nam và nữ dũng cảm của các cơ quan thực thi pháp luật và tối nay tôi cam kết với các bạn rằng tôi sẽ luôn sát cánh cùng các bạn. Xin cám ơn. Chính quyền của tôi đã gửi cho Nghị viện một đề nghị hợp lý để chấm dứt khủng hoảng ở biên giới phía nam của chúng ta. Nó bao gồm [các biện pháp] hỗ trợ nhân đạo, thực thi pháp luật nhiều hơn, phát hiện ma túy tại các cửa khẩu của chúng ta, bịt các lỗ hổng cho phép buôn lậu trẻ em và lên kế hoạch cho một hàng rào vật lý mới, hoặc xây tường, để bảo đảm an toàn cho các khu vực rộng lớn giữa các cảng nhập cảnh của chúng ta. Trong quá khứ, hầu hết những người trong căn phòng này đều ủng hộ bức tường, nhưng bức tường thích hợp chưa bao giờ được xây dựng. Tôi sẽ thực hiện điều đó.

Đó là một hàng rào thép thông minh, có tính chiến lược, có thể nhìn xuyên qua, không chỉ là một bức tường bê tông đơn giản. Nó sẽ được triển khai tại các khu vực mà các đơn vị bảo vệ biện giới xác định là có nhu cầu lớn nhất, và các đơn vị này sẽ cho các bạn biết nơi các bức tường nên được xây dựng. San Diego từng là nơi xuất hiện nhiêu nhất các cuộc vượt biên bất hợp pháp so với các nơi khác trong cả nước. Để giải quyết vấn đề, một bức tường an ninh kiên cố đã được xây lên. Rào cản mạnh mẽ này gần như đã chấm dứt hoàn toàn các cuộc đột nhập biên giới trái phép ở đó. Thành phố biên giới El Paso, Texas, từng có tỷ lệ tội phạm bạo lực cực kỳ cao, một trong những nơi [có tỷ lệ tội phạm] cao nhất nước, và được coi là một trong những thành phố nguy hiểm nhất của đất nước chúng ta. Hiện tại, với việc nhanh chóng xây dựng bức tường, với một hàng rào chắc chắn, El Paso đã trở thành một trong những thành phố an toàn nhất của chúng ta. Đơn giản chỉ cần xây tường, nó sẽ cứu những sinh mạng.

Vì vậy, hãy cùng nhau làm việc, thảo luận và một thỏa thuận đạt được sẽ thực sự làm cho nước Mỹ an toàn. Khi chúng tôi làm việc để bảo vệ sự an toàn của người dân, chúng tôi cũng phải đồng thời đảm bảo sự hồi sinh kinh tế của chúng ta tiếp tục với tốc độ nhanh. Không ai được hưởng lợi nhiều hơn từ nền kinh tế thịnh vượng của chúng ta ngoài phụ nữ, những người đã nắm giữ 58% số việc làm mới được tạo ra trong năm ngoái.

Và đúng một thế kỷ sau khi Nghị viện thông qua việc sửa đổi hiến pháp để cho phụ nữ có quyền bầu cử, chúng ta cũng có nhiều phụ nữ phục vụ trong Nghị viện hơn bao giờ hết.

Thật tuyệt. Rất tuyệt. Và xin chúc mừng. Thật tuyệt. Là một phần trong cam kết cải thiện cơ hội cho phụ nữ ở khắp đất nước, thứ Năm tuần này, chúng tôi sẽ đưa ra sáng kiến đầu tiên hướng tới trao quyền kinh tế cho phụ nữ ở các nước đang phát triển.

Để xây dựng thành công nền kinh tế đáng kinh ngạc của chúng ta, một ưu tiên tối quan trọng [cần làm] là đảo ngược các chính sách thương mại tai họa [đã tồn tại] hàng thập kỷ. Thật tệ. Chúng tôi hiện đang nói rõ với Trung Quốc rằng sau nhiều năm nhắm vào các ngành công nghiệp của chúng tôi và đánh cắp tài sản trí tuệ của chúng tôi, hành vi trộm cắp công việc và sự thịnh vượng của Hoa Kỳ đã chấm dứt. Do đó, gần đây chúng tôi đã áp thuế 250 tỷ đô la lên hàng hóa Trung Quốc, và hiện tại kho bạc của chúng ta đang nhận được hàng tỷ đô la mỗi tháng [nhờ chính sách thuế], nhưng tôi không đổ lỗi cho Trung Quốc đã lợi dụng chúng ta. Tôi đổ lỗi cho các nhà lãnh đạo và đại diện của chúng ta đã cho phép chuyện này xảy ra. Tôi rất tôn trọng chủ tịch Tập, và chúng tôi hiện đang thực hiện một thỏa thuận thương mại mới với Trung Quốc. Nhưng nó phải bao gồm những thay đổi thực sự, về cấu trúc để chấm dứt các hoạt động thương mại không công bằng, giảm thâm hụt thương mại kinh niên của chúng ta và bảo vệ việc làm cho lao động Mỹ.

Một sai lầm thương mại lịch sử khác là [hiệp định] NAFA. Tôi đã gặp những người đàn ông và phụ nữ ở Michigan, Ohio, Pennsylvania, Indiana, New Hampshire, và nhiều tiểu bang khác có giấc mơ bị phá vỡ bởi NAFA. Trong nhiều năm, các chính trị gia hứa với họ rằng họ sẽ đàm phán để có một thỏa thuận tốt hơn. Nhưng cho đến sau này không ai làm cả. Thỏa thuận Mỹ-Mexico-Canada mới của chúng tôi, hoặc [được gọi là] USMCA, sẽ thay thế NAFA và tạo điều kiện cho người lao động Mỹ vì họ đã không có được những điều kiện đó trong một thời gian dài. Tôi hy vọng các bạn có thể thông qua USMCA để chúng tôi lấy lại việc làm trong ngành sản xuất với số lượng lớn hơn, phát triển nền nông nghiệp Mỹ, bảo vệ tài sản trí tuệ và đảm bảo rằng có nhiều xe hơi tự hào được đóng dấu với bốn từ thật đẹp: Made in the U.S.A.

Tối nay, tôi cũng đề nghị các bạn thông qua đạo luật thương mại đối ứng của Hoa Kỳ, để nếu một quốc gia khác áp dụng mức thuế không công bằng đối với một sản phẩm của Mỹ, chúng tôi có thể tính cho họ mức thuế chính xác với cùng sản phẩm mà họ bán cho chúng ta.

Cả hai đảng có thể đoàn kết để xây dựng lại cơ sở hạ tầng đổ nát của Hoa Kỳ. Tôi biết rằng Nghị viện rất mong muốn thông qua dự luật cơ sở hạ tầng, và tôi rất mong muốn được làm việc với bạn về luật này để tạo điều kiện cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng mới và quan trọng, bao gồm đầu tư vào các ngành công nghiệp tiên tiến trong tương lai. Đây không phải là một lựa chọn. Đây là một điều cần thiết. Ưu tiên chính tiếp theo đối với tôi, và đối với tất cả chúng ta là giảm chi phí chăm sóc sức khỏe và thuốc theo toa, đồng thời bảo vệ những bệnh nhân không được hưởng các ưu đãi từ trước.

Với những nỗ lực quản trị của tôi, năm 2018, giá thuốc đã giảm mạnh nhất trong 46 năm qua. Nhưng chúng ta phải làm nhiều hơn nữa. Không thể chấp nhận được việc người Mỹ trả nhiều tiền hơn cho cùng một loại thuốc, thường được sản xuất ở cùng một nơi, so với người dân ở các quốc gia khác. Điều này là sai, không công bằng, và cùng nhau chúng ta có thể ngăn chặn nó. Và chúng tôi sẽ nhanh chóng xóa bỏ nó.

Tôi đang đề nghị Nghị viện thông qua luật để giải quyết vấn đề global freeloading [tạm dịch: sử dụng các dịch vụ công cộng toàn cầu] và mang lại sự công bằng và minh bạch về giá [khám chữa bệnh] cho bệnh nhân Mỹ.

Chúng tôi cũng sẽ yêu cầu các công ty dược phẩm, công ty bảo hiểm và bệnh viện thông tin giá [khám chữa bệnh] thật để thúc đẩy cạnh tranh và giảm chi phí. Không có lực lượng nào trong lịch sử thúc đẩy chất lượng sống của con người hơn được Tự do Mỹ.

Trong những năm gần đây, chúng ta đã đạt được tiến bộ đáng kể trong cuộc chiến chống lại HIV và AIDS. Những đột phá khoa học đã mang tới những điều chỉ có trong giấc mơ. Tôi đề nghị Đảng Dân chủ và Cộng hòa đưa ra cam kết cần thiết để loại bỏ HIV ở Hoa Kỳ trong vòng 10 năm. Chúng tôi đã có những bước tiến đáng kinh ngạc. Đáng kinh ngạc.

Cùng nhau, chúng ta sẽ đánh bại AIDS ở Mỹ. Và hơn thế nữa.

Tối nay, tôi cũng đề nghị các bạn tham gia cùng tôi trong một cuộc chiến khác mà tất cả người Mỹ có thể vượt qua, cuộc chiến chống ung thư cho các bệnh nhân nhỏ tuổi. Ngồi cùng Melania trong phòng tối nay là một cô bé 10 tuổi rất dũng cảm, dễ thương, Grace Eline.

Chào Grace. [Mọi người cười]

Kể từ sinh nhật năm 4 tuổi, mỗi khi tới sinh nhật của mình Grace đề nghị bạn bè quên góp cho Bệnh viện Jude [có dự án] nghiên cứu về trẻ em. Cô bé không biết rằng một ngày kia mình lại là một bệnh nhân. Đó là những gì đã xảy ra. Năm ngoái, Grace được chẩn đoán mắc bệnh ung thư não. Ngay lập tức, cô bé được xạ trị. Đồng thời, cô bé đã kêu gọi và quyên góp được hơn 40.000 đô la cho cuộc chiến chống ung thư.

Khi Grace kết thúc việc điều trị bệnh vào mùa thu năm ngoái, các bác sĩ và y tá của cô đã động viên cô bé rất nhiều, họ yêu mến cô bé, họ vẫn yêu mến cô bé. Cô bé đã khóc khi cầm tấm biển ghi dòng chữ “ngày hóa trị cuối cùng”.

Cảm ơn Grace. Con là nguồn cảm hứng tuyệt vời cho mọi người trong căn phòng này. Cảm ơn nhiều. Nhiều trẻ bị ung thư đã không được tiếp cận với các liệu pháp điều trị mới trong nhiều thập kỷ. Tôi sẽ đề nghị Quốc hội chi 500 triệu đô la trong 10 năm tới để tài trợ cho những nghiên cứu quan trọng về vấn đề này. Để hỗ trợ các bậc cha mẹ đi làm, đã đến lúc thông qua lựa chọn trường học cho trẻ em Mỹ.

Tôi cũng tự hào là tổng thống đầu tiên đưa vào ngân sách của mình một kế hoạch cho phép nghỉ làm có lương trên toàn quốc, để các bậc cha mẹ có cơ hội gắn kết với đứa con mới sinh của họ.

Không thể có sự tương phản nào rõ hơn, một bên là hình ảnh đẹp của một người mẹ đang bế đứa con sơ sinh của mình và một bên là sự thể hiện một cách lạnh lùng mà đất nước chúng ta đã chứng kiến trong những ngày gần đây. Các nhà lập pháp ở New York đã cổ súy rất mạnh mẽ cho việc thông qua đạo luật cho phép lôi một đứa bé ra khỏi tử cung của người mẹ trước khi đưa bé được chào đời. Đó là những em bé sống, có cảm giác, đáng yêu, những người sẽ không bao giờ có cơ hội chia sẻ tình yêu và ước mơ của họ với thế giới. Và sau đó, chúng ta có trường hợp của thống đốc bang Virginia, ở đấy ông ta tuyên bố sẽ xử tử em bé sau khi sinh. Để bảo vệ phẩm giá của mọi người, tôi đang yêu cầu Nghị viện thông qua luật cấm phá thai muộn những đứa trẻ có thể cảm thấy đau đớn trong bụng mẹ. Chúng ta hãy cùng nhau xây dựng một nền văn hóa trân trọng những sinh linh hồn nhiên.

Và chúng ta hãy khẳng định lại một chân lý cơ bản, tất cả trẻ em, được sinh ra và chưa được sinh ra, chúng là những sinh mạng được tạo ra theo hình ảnh thánh thiện của Thiên Chúa.

Phần cuối cùng trong chương trình nghị sự của tôi là bảo vệ an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Trong 2 năm qua, chúng tôi đã bắt đầu xây dựng lại hoàn toàn quân đội Hoa Kỳ, với [khoản đầu tư] 700 tỷ đô la vào năm ngoái và 716 tỷ đô la trong năm nay. Chúng ta cũng đang nhận được sự chia sẻ trách nhiệm tài chính thể hiện sự công bằng của các quốc gia khác.

Trong nhiều năm, Hoa Kỳ đã bị những người bạn của chúng ta, những thành viên NATO đối xử rất bất công, nhưng bây giờ chúng ta đã có thêm 100 tỷ đô la cho chi tiêu quốc phòng từ [việc đóng góp của] các đồng minh NATO. [Thế mà] người ta nói rằng điều đó không thể thực hiện được.

Là một phần trong kế hoạch xây dựng quân đội của chúng tôi, Hoa Kỳ đang phát triển một hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân. Dưới sự quản lý của tôi, chúng tôi sẽ không bao giờ hối tiếc vì đã thúc đẩy lợi ích của Mỹ. Ví dụ, nhiều thập kỷ trước, Hoa Kỳ đã tham gia một hiệp ước với Nga, trong hiệp ước đó chúng ta đã đồng ý hạn chế và giảm khả năng tên lửa của chúng ta. Trong khi chúng ta tuân theo thỏa thuận và các quy tắc của hiệp ước, Nga lại liên tục vi phạm các điều khoản của nó. Điều này đã diễn ra trong nhiều năm. Đó là lý do tại sao tôi tuyên bố rằng Hoa Kỳ chính thức rút khỏi hiệp ước vũ khí hạt nhân tầm trung, hay [còn được gọi là] hiệp ước INF.

Chúng ta thực sự không có sự lựa chọn. Có lẽ chúng ta có thể đàm phán một thỏa thuận khác, bổ sung [thêm việc đàm phán] với Trung Quốc và các nước khác, hoặc có lẽ chúng ta không thể, trong trường hợp đó, chúng ta sẽ đầu tư và đổi mới để vượt qua tất cả.

Là một phần của một chiến lược ngoại giao mới và táo bạo, chúng tôi tiếp tục thúc đẩy lịch sử vì hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Con tin của chúng ta đã về nhà, vụ thử hạt nhân đã dừng lại và chưa có vụ phóng tên lửa nào trong 15 tháng qua. Nếu tôi không được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ, theo quan điểm của tôi, chúng ta sẽ vướng vào một cuộc chiến lớn với Triều Tiên.

Vẫn còn nhiều việc phải làm, nhưng mối quan hệ của tôi với Kim Jong-un là một điều tốt đẹp. Chủ tịch Kim và tôi sẽ gặp lại vào ngày 27 và 28 tháng 2 tại Việt Nam. Hai tuần trước, Hoa Kỳ chính thức công nhận chính phủ hợp pháp của Venezuela, và tổng thống lâm thời mới của nước này, Juan Guaido.

Chúng tôi sát cánh cùng với người dân Venezuelan trong hành trình tìm kiếm tự do cao cả của họ, và chúng tôi lên án sự tàn bạo của chế độ Maduro, chế độ xã hội chủ nghĩa đã biến quốc gia đó từ một nước giàu có nhất ở Nam Mỹ thành một quốc gia đói nghèo và tuyệt vọng.

Ở đây, tại Hoa Kỳ, chúng ta bị rúng động trước những lời kêu gọi mới về việc áp dụng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nước Mỹ được thành lập dựa trên tự do và độc lập, [đó] không phải sự ép buộc, thống trị và kiểm soát của chính phủ. Chúng ta được sinh ra trong tự do, và chúng ta sẽ sống với tự do. Tối nay, chúng tôi lặp lại một quyết tâm rằng Hoa Kỳ sẽ không bao giờ là một quốc gia xã hội chủ nghĩa.

Một trong những thách thức phức tạp nhất mà chúng ta phải đối mặt trong nhiều năm là Trung Đông. Cách tiếp cận của chúng tôi dựa trên chủ nghĩa hiện thực có nguyên tắc, không phải là [sử dụng] những lý thuyết sáo rỗng trong nhiều thập kỷ để mang lại sự tiến bộ. Vì lý do này, chính quyền của tôi đã công nhận thủ đô thực sự của Israel, và tự hào mở đại sứ quán Mỹ ở Jerusalem.

Quân đội dũng cảm của chúng ta đã chiến đấu ở Trung Đông trong gần 19 năm. Ở Afghanistan và Iraq, gần 7.000 anh hùng Mỹ đã hy sinh. Hơn 52.000 người Mỹ đã bị thương nặng. Chúng ta đã chi hơn 7 nghìn tỷ đô la ở Trung Đông. Khi còn là một ứng viên tổng thống, tôi đã mạnh mẽ cam kết một cách tiếp cận mới. Các quốc gia vĩ đại không chiến đấu với những cuộc chiến không có hồi kết. Khi tôi nhậm chức, ISIS kiểm soát hơn 20.000 dặm vuông ở Iraq và Syria. Chỉ hai năm trước. Hiện nay, chúng tôi đã giải phóng gần như toàn bộ vùng lãnh thổ đó khỏi sự kìm kẹp của những kẻ giết người khát máu. Hiện tại, chúng tôi [đang] phối hợp với các đồng minh để tiêu diệt tàn dư của ISIS, đã đến đưa các chiến binh dũng cảm của chúng ta ở Syria trở về nhà. Tôi cũng đã đẩy nhanh các cuộc đàm phán của chúng tôi để đạt được một thỏa thuận chính trị ở Afghanistan. Đối phương cũng rất vui khi được đàm phán. Quân đội của chúng ta đã chiến đấu với sự dũng cảm vô song, và nhờ vào sự quả cảm của họ, giờ đây chúng ta có thể theo đuổi một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột kéo dài và đẫm máu này.

Ở Afghanistan, chính quyền của tôi đang tổ chức các cuộc đàm phán mang tính xây dựng với một số nhóm ở Afghanistan, bao gồm cả Taliban. Khi chúng tôi đạt được tiến bộ trong các cuộc đàm phán này, chúng tôi sẽ có thể giảm sự hiện diện của quân đội và tập trung vào việc chống khủng bố. Và chúng tôi thực sự sẽ tập trung vào chống khủng bố. Chúng tôi không biết liệu chúng tôi có đạt được thỏa thuận hay không, nhưng chúng tôi biết rằng sau hai thập kỷ chiến tranh, điều phải đạt được ít nhất là hòa bình. Và phía bên kia [cũng] muốn làm điều tương tự. Đó là vấn đề thời gian.

Trên hết, đồng minh và kẻ thù không bao giờ nghi ngờ sức mạnh và ý chí bảo vệ dân tộc của quốc gia này. 18 năm trước, những kẻ khủng bố bạo lực đã tấn công vào USS Cole [tàu khu trục tên lửa dẫn đường của Hải quân Hoa Kỳ] của chúng ta, và tháng trước, các lực lượng Mỹ đã tiêu diệt một trong những thủ lĩnh của vụ tấn công đó. Chúng ta rất vinh dự được chào đón Tom Wibberley tối nay, người con trai của thủy thủ hải quân Craig Wibberley, một trong 17 thủy thủ mà chúng ta đã mất trong vụ tấn công đó. Tom, chúng tôi thề sẽ luôn nhớ ông ấy là anh hùng của USS Cole.

Chính quyền của tôi đã hành động dứt khoát để đối đầu với nhà tài trợ khủng bố nhà nước hàng đầu thế giới, chế độ cực đoan ở Iran. Đó là một chế độ cực đoan. Họ làm điều xấu, điều xấu. Để đảm bảo chế độ độc tài tham nhũng này không bao giờ có được vũ khí hạt nhân, tôi đã rút Hoa Kỳ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran tồi tệ.

Và mùa thu năm ngoái, chúng tôi đã đưa ra các biện pháp trừng phạt cứng rắn nhất từng được áp dụng đối với một quốc gia. Chúng tôi sẽ không rời mắt khỏi một chế độ xua đuổi cái chết sang Mỹ và đe dọa diệt chủng đối với người dân Do Thái. Chúng ta không bao giờ được bỏ qua chất độc ghê tởm của chủ nghĩa bài Do Thái, hoặc những người truyền bá tín ngưỡng độc hại của nó. Một lời thôi, chúng ta phải đối đầu với sự thù hận này ở bất cứ đâu và ở mọi nơi nó xuất hiện.

Chỉ vài tháng trước, 11 người Mỹ gốc Do Thái đã bị sát hại dã man trong một cuộc tấn công chống Do Thái vào một nhà thờ ở Pittsburgh. Thành viên của đội Swat, Timothy Matson, đã lao vào đạn lửa và bị bắn bảy lần trong khi đuổi theo kẻ giết người. Và anh ấy đã rất thành công. Timothy vừa trải qua ca phẫu thuật thứ 12 và anh ấy sẽ tiếp tục tham gia nhiều nhiệm vụ nữa, anh ấy đã đến đây cùng chúng ta tối nay. Sĩ quan Matson, làm ơn [đứng dậy].

Cảm ơn bạn. Chúng tôi mãi mãi biết ơn. Cảm ơn nhiều. Tối nay, chúng ta cũng được đón Judah samet tới tham dự, người đã sống sót sau vụ tấn công ở Pittsburgh. Ông đến giáo đường khi vụ thảm sát bắt đầu. Nhưng Judah không chỉ thoát chết trong mùa thu năm ngoái, hơn bảy thập kỷ trước, ông ấy còn sống sót trong các trại tập trung Nazi. Hôm nay là sinh nhật lần thứ 81 của Judah.

Judah nói rằng ông ấy vẫn có thể nhớ chính xác khoảnh khắc của gần 75 năm trước, sau 10 tháng trong trại tập trung, thì ông ấy và gia đình được đưa lên một chuyến tàu hỏa và nói rằng họ sẽ đi đến một trại khác. Đột nhiên, đoàn tàu rít lên rồi dừng lại. Một người lính xuất hiện. Gia đình Judah đã chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất. Sau đó, cha của ông khóc òa lên vì sung sướng, “đó là người Mỹ”.

Cảm ơn anh. Một người sống sót sau vụ thảm sát thứ hai đang ở đây tối nay, Joshua Kaufman, là một tù nhân tại Dachau. Ông nhớ mình đã theo dõi mọi việc qua một cái lỗ trên vách của một chiếc xe gia súc khi lính Mỹ kéo nó đi cùng với các thùng nước. “Đối với tôi”, Joshua nhớ lại, “những người lính Mỹ là bằng chứng cho thấy Chúa tồn tại và họ từ trên trời xuống”. Họ từ trên trời xuống. Tôi bắt đầu tối nay bằng cách vinh danh ba người lính đã chiến đấu trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Một trong số họ là Herman Zeitchik. Nhưng có nhiều hơn những câu chuyện như [câu chuyện] của Herman. Sau một năm kể từ khi ông [cùng đồng đội] tiến vào bãi biển Normandy, Herman là một trong những người lính Mỹ đã giúp giải phóng Dachau.

Ông là một trong những người Mỹ đã giúp giải cứu Joshua khỏi địa ngục trần gian đó. Gần 75 năm sau, Herman và Joshua đều ở cùng nhau trong phòng tối nay, ngồi cạnh nhau, ở đây trong ngôi nhà của tự do Mỹ. Herman và Joshua, rất cám ơn sự hiện diện của các ông tối nay. Cảm ơn nhiều.

Cảm ơn các ông. Khi những người lính Mỹ lên đường dưới bầu trời tối tăm hướng về nước Anh vào sáng sớm D-Day [ngày lính Mỹ đổ bộ vào Normandy] năm 1944, họ chỉ là những chàng trai trẻ 18 và 19 tuổi, nhảy lên tàu đổ bộ mong manh [để tham gia] trong trận chiến quan trọng nhất trong lịch sử chiến tranh. Họ không biết liệu họ có sống sót sau một giờ không. Họ không biết liệu họ có già đi không. Nhưng họ biết rằng Mỹ phải thắng. Động lực của họ là quốc gia này, và các thế hệ chưa được sinh ra. Tại sao họ làm điều đó? Họ đã làm điều đó vì nước Mỹ, họ đã làm điều đó cho chúng ta. Mọi thứ xuất hiện từ đó, chiến thắng của chúng ta đối với chủ nghĩa cộng sản, bước nhảy vọt về khoa học và khám phá, tiến bộ vô song của chúng ta đối với sự bình đẳng và công bằng, tất cả đều có thể, nhờ vào máu và nước mắt và lòng can đảm và tầm nhìn của người Mỹ trước đây. Hãy nghĩ về thủ đô này, nghĩ về chính căn phòng này, nơi các nghị sĩ trước đây đã bỏ phiếu để chấm dứt chế độ nô lệ, xây dựng đường sắt và đường cao tốc, đánh bại chủ nghĩa phát xít, bảo vệ các quyền dân sự, để đối mặt với một đế chế tà ác. Ở đây tối nay, chúng ta có các nhà lập pháp từ khắp nơi [trong] nước cộng hòa tráng lệ này. Các bạn đã đến từ bờ đá của Maine và các đỉnh núi lửa của Hawaii, từ những khu rừng đầy tuyết và các sa mạc đỏ của Arizona, từ những trang trại xanh của Kentucky và những bãi biển vàng của California. Cùng nhau, chúng ta đại diện cho quốc gia phi thường nhất trong lịch sử.

Chúng ta sẽ làm gì với thời điểm này? Làm thế nào để chúng ta sẽ được nhớ tới? Tôi đề nghị những người đàn ông và phụ nữ của Nghị viện này, hãy nhìn vào những cơ hội trước mắt chúng ta. Thành tựu tuyệt vời nhất của chúng ta vẫn còn ở phía trước.

Những hành trình thú vị nhất của chúng ta vẫn đang chờ đợi. Những chiến thắng lớn nhất của chúng ta vẫn đang trên đường tới. Chúng ta vẫn chưa bắt đầu ước mơ. Chúng ta phải chọn giữa việc chúng ta được biết tới bởi sự bất đồng quan điểm hoặc được biết tới bởi chúng ta dám vượt qua chúng. Chúng ta phải lựa chọn giữa việc chúng ta sẽ phung phí tài sản thừa kế của mình hoặc việc chúng ta sẽ tự hào tuyên bố rằng chúng ta là người Mỹ. Chúng ta làm những điều phi thường. Chúng ta bất chấp những điều không thể. Chúng ta chinh phục những điều chưa biết. Đây là thời điểm để khơi dậy trí tưởng tượng của người Mỹ. Đây là thời điểm để tìm kiếm đỉnh cao nhất, và đặt tầm nhìn của chúng ta lên ngôi sao sáng nhất.

Đây là thời điểm để thắp lại mối liên kết của tình yêu và lòng trung thành và ký ức liên kết chúng ta với nhau như những công dân, như hàng xóm, như những người yêu nước. Đây là tương lai của chúng ta, số phận của chúng ta, và lựa chọn [những gì] để thực hiện của chúng ta. Tôi đang đề nghị bạn chọn sự vĩ đại. Bất kể thử thách nào chúng ta phải đối mặt, bất kể thử thách sắp tới, chúng ta phải cùng nhau tiến lên. Chúng ta phải đặt nước Mỹ lên trên hết trong trái tim của chúng ta. Chúng ta phải giữ sự tự do sống trong tâm hồn của chúng ta. Và chúng ta phải luôn giữ niềm tin vào vận mệnh của nước Mỹ, rằng một quốc gia, bên dưới Chúa, phải là niềm hy vọng và lời hứa và ánh sáng và vinh quang của tất cả các quốc gia trên thế giới! Cảm ơn các bạn. Chúa luôn bên bạn, Chúa phù hộ nước Mỹ. Cảm ơn nhiều.

Video Tổng thống Trump đọc Thông điệp Liên bang 2019

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Năm 2012(Xem: 14977)
Thế chiến sẽ xảy ra thì ai lổ nặng đây? Cái chiến lược nghe quái dị nhưng có nhiều hy vọng sống còn, tối thiểu thì quân mình còn ...trên mặt đất và đánh với một địch thủ dể ăn hơn. Chớ đừng lo chuyện bị thế giới càm ràm chửi rủa.
05 Tháng Năm 2012(Xem: 14579)
Viết đến đây, tôi cảm khái ngước mặt lên trời mà than rằng: “Lịch sử ơi, sao ngươi chơi trò trớ trêu và cay đắng quá vậy. Ta đi chống chế độ cũ đàn áp nhân dân, nay ta lại gặp cảnh cũ như là trong cơn ác mộng!”
02 Tháng Năm 2012(Xem: 15033)
Tình và lý như chuyện những đứa con bất hiếu, bỏ bê cha mẹ, không xã hội nào lấy luật pháp, lý lẽ ra mà trừng phạt, cũng không thể dùng xe bắt chó mà xử lý, nhưng về tình nghĩa, đạo lý, dư luận có quyền lên án hay không? --
29 Tháng Tư 2012(Xem: 28715)
Chỉ có chế độ đa đảng và sự đoàn kết của người Việt trong và ngoài nước thì mới có đủ sức mạnh để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Thiếu một trong 2 yếu tố này, nguy cơ mất nước của Việt Nam rất là gần kề./.
26 Tháng Tư 2012(Xem: 15411)
Các Diễn Đàn, nhất là những Diễn Đàn ái hữu, biện minh rằng bàn đến tình hình chính trị, thời cuộc tại Việt Nam, sẽ gây tai họa cho người còn lại trong nước. Lý luận “hù dọa” này được khai thác triệt để.Đây là sự nối giáo tiếp tay cho việt cộng để giúp chúng bưng bít những sự thật cần phơi bày cho người trong nước hiểu rõ về tình hình nước nhà hiện tại.
17 Tháng Tư 2012(Xem: 15023)
Thế Giới Bị Quên Lãng. Nhiếp ảnh không thể làm thay đổi thế giới, nhưng có thể làm chúng ta thay đổi cách suy nghĩ và chạm đến trái tim chúng ta. Đó là lý do vì sao tôi là một nhiếp ảnh gia... để lên tiếng cho những người sống trong im lặng...
13 Tháng Tư 2012(Xem: 15824)
Chỉ trong vòng 20 năm trở lại đây, khi gia đình tương đối ổn định và sau khi bắt đầu bước vào con đường tranh đấu cho Việt Nam qua ngã môi trường, tôi mới thực sự cảm thấy buồn. Và mỗi năm nỗi buồn đo càng se sắc hơn, ngậm ngùi hơn.
12 Tháng Tư 2012(Xem: 13935)
Trong những giây phút của tuyệt vọng, tôi tự nhắc mình là trong lịch sử, sự thật và tình yêu luôn luôn chiến thắng. Có rất nhiều bạo chúa và sát nhân tin là họ không bao giờ bị thất bại, nhưng cuối cùng họ vẫn bị tiêu diệt. Chúng ta phải luôn luôn nhớ điều đó !!!".
19 Tháng Ba 2012(Xem: 15712)
Mỗi gia đình có mỗi hoàn cảnh riêng, mỗi nếp sống riêng, mỗi một chuỗi kinh nghiệm riêng, đèn nhà ai, nấy rạng, nên chúng tôi cảm thấy áy náy khi giãi bày nếp riêng tư của mình.
04 Tháng Ba 2012(Xem: 32676)
Nhà tôi treo một “lốc” lịch to nơi phòng khách, mỗi sáng thức dậy, tôi gỡ một tờ quăng đi… Khi ló tờ mới, tôi xem kỹ câu danh ngôn nếu có, coi đấy như lời dạy dỗ đầu ngày của các bậc tiền bối ! Không biết ai sao, riêng tôi thấy tâm đắc việc này lắm !
29 Tháng Hai 2012(Xem: 14868)
Cộng đồng người Việt ở hải ngoại đông nhất hiện đang ở nước Mỹ, đương nhiên số người sử dụng không ít, nhưng trên net, chỉ thấy quanh quẩn một số người “nổi tiếng,” “quen tên,” “nhẵn mặt,” mỗi ngày thường “tống” lên net những thứ rác rưởi dơ bẩn khiến cho người có lòng liêm sỉ cảm thấy hổ thẹn chung cho danh từ đồng hương, đồng bào cho đến đồng môn, đồng ngũ..
24 Tháng Hai 2012(Xem: 15148)
Những thành phần ngồi trong bóng tối, âm mưu áp đảo cộng đồng, lớn tiếng vỗ ngực tự cho mình là cai thầu chống cộng… xin nghĩ đến tiền đồ dân tộc và tương lai đất nước bằng cách hãy tạm quên cái tôi bé nhỏ, cái xấu xa riêng tư của mình để đứng vào hàng ngũ với những người biết đặt quyền lợi Quốc Gia Dân Tộc lên trên tất cả.
22 Tháng Hai 2012(Xem: 24139)
Hiểu tường tận thế rồi, trên đường tu chúng ta mới khỏi lầm lẫn. Tôi thấy đa số người tu đều quí thân như vàng ngọc, rất quan trọng lời khen tiếng chê, cho nên phiền não dẫy đầy. Đó là vì không thấu triệt được lý đạo, cứ ngỡ mình tụng kinh gõ mõ thế là tu tốt rồi. Đâu phải ăn chay là giải thoát, đâu phải tụng kinh nhiều là giải thoát mà phải thấu đáo được lời Phật dạy, sống đúng như vậy mới giải thoát sanh tử được.
19 Tháng Hai 2012(Xem: 57296)
"SINH - LÃO - BỆNH - TỬ"là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình dấu chấm hết thật TRÒN.
14 Tháng Hai 2012(Xem: 15891)
Không khinh dân sao dân bị bợp tai đá đít, bị lôi đi như con chó, bị đạp vào mặt, bị đánh chết vô tội vạ, nói chung là bị tước đoạt hết quyền làm người. Phóng viên RFA đã ghi nhận lời một người trong nước, ông Lê Duy Bắc: “Bây giờ nhà cầm quyền họ thích đâm, thích chém, thích giết ai thì họ giết. Người dân trong tay không tấc sắt thì làm gì được”.
07 Tháng Hai 2012(Xem: 16495)
Năm ba chú tiểu đồng lếch thếch Tiêu dao nơi cùng cốc thâm sơn Nào thơ nào rượu nào địch nào đờn Đồ thích chí chất đầy trong một túi…
06 Tháng Hai 2012(Xem: 15900)
Làm sao người Việt không phẩn uất, không phẩn nộ khi những người thống trị nhân dân VN là CS Hà nội là chế độ đã ký vào Hiến chương LHQ, thừa nhận bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, thành viên không thường trực Hội Đồng Bảo an mà hành động chống lại nhân quyền.
31 Tháng Giêng 2012(Xem: 14627)
Chừng nào cơ chế chính trị trong nước thay đổi thì họa may. Chừng nào hai chữ hòa hợp không mang tính áp chế của phe chiến thắng thì mới nói tới chuyện cởi bỏ hận thù, hàn gắn dân tộc. Chừng nào những sai lầm chết người trong lịch sử không còn bị ém nhẹm, bóp méo, mà được công khai đem ra mổ xẻ trước bàn dân thiên hạ thì mọi người mới sẵn lòng ngồi lại với nhau, hàn gắn trên những đổ nát. Chừng nào?
28 Tháng Giêng 2012(Xem: 15806)
Vâng, ông Hoàng Hải Thủy tiếp tục tính chuyện phải quấy với bọn chó má đó. Những cây bút công chính tiếp tục kể tội, vạch mặt những tên bất lương chính trị đó …Nên mặc dù chỉ là một người vợ lính VNCH, tôi ngại ngùng gì không tiếp tục chỉ thẳng vào mặt bọn vô liêm sĩ. Dỏng dạc kêu tên những thằng Việt Cộng nằm vùng. Những thằng tay nhúng máu dân lành hiu hiu tự đắc.
26 Tháng Giêng 2012(Xem: 15707)
Lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam không thể nào tiếp tục cố chấp, cai trị Việt Nam với một thể chế độc tài chuyên chính hà khắc mà phải học bài học của Miến Điện, nhanh chóng hồi tâm chuyển ý, vì tương lai sống còn của đất nước Việt Nam hãy nhanh chóng cải tổ chế độ chính trị và thực hiện dân chủ hóa như lãnh đạo Miến Điện đang làm cho đất nước họ.
24 Tháng Giêng 2012(Xem: 16316)
Việt Khang là một nhạc sĩ đấu tranh, là một nhạc sĩ yêu nước, anh chỉ đấu tranh bằng lời ca tiếng nhạc để nói lên nỗi đau xót của mình trước cảnh một xã hội bất công, tham nhũng và trước cảnh đất nước đang bị quân Trung Quốc xâm lược…anh bày tỏ sự bất đồng chính kiến của mình qua tiếng nhạc lời ca.
22 Tháng Giêng 2012(Xem: 14808)
Đối với thành phố Huế, đầu Tháng Giêng là những ngày giỗ lớn, một đại tang chưa có ngày xả tang. Bây giờ tôi là đứa con lưu lạc xa xứ, mỗi năm ngày Tết về chạnh lòng thương nhớ quê hương, mỗi lần nghĩ đến Mậu Thân, lòng ai không khỏi xót xa, đau đớn.
15 Tháng Giêng 2012(Xem: 13726)
Nhưng thật đáng buồn cho một đất nước khi sự phát triển hỗn loạn đã bóp nghẹt và chà đạp những giá trị tinh thần và luân lý. Nói như ai đó, phần “con” trong “con-người” Việt nam XHCN đã phát triển hơn, nhưng phần “người” thì lại ngày càng nhỏ lại.
12 Tháng Giêng 2012(Xem: 13844)
Nhưng dù mẹ nuôi Mỹ có tốt bụng, và những đứa con Việt Nam sống xa quê hương có “xót ruột” cho đồng bào trong nước mà hô hào, biểu tình đòi hỏi thì cũng vẫn không đủ. Chính người dân Việt trong nước phải tự ý thức mà đấu tranh cho nhu cầu và quyền lợi chính đáng của họ.
08 Tháng Giêng 2012(Xem: 13845)
Loài người nổi giận, không phải là giận những người dân khóc thương một bạo chúa. Đáng giận dữ, đáng khinh bỉ nhất là những bạo chúa đã chế ra và sử dụng bộ máy tẩy não từ hơn nửa thế kỷ nay!
08 Tháng Giêng 2012(Xem: 13536)
Xin thưa đây chỉ là chuyện lạm bàn về nhiệm vụ của người cầm bút Việt Nam lưu vong nhân dịp nhà văn, kịch tác gia Václav Havel, cựu Tổng Thống Cộng Hoà Czech cũng là cựu Chủ Tịch Danh dự Văn Bút Tiệp Khắc vừa qua đời. Do đó, nếu có điều gì làm phật lòng ai đó xin được bỏ quá cho.
03 Tháng Giêng 2012(Xem: 13021)
Mặt khác tuổi già ở hải ngoại đánh nhau tận tình hơn là đánh với kẻ thù, thực lực chia năm xẻ bảy, làm sao dẫn đường và làm gương cho tuổi trẻ. Ở đây, không có Bộ Chính Trị nhưng có nhiều sứ quân. Trong tình trạng này, liệu tương lai trông già hay cậy trẻ?
30 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 14053)
Cuộc biểu tình đợt hai vào ngày 24 Giáng Sinh nhiều và hăng hơn đợt một. Tại Moscow tin của truyển thông phi chánh phủ Nga cho biết có cả 120 ngàn người biểu tình, còn cảnh sát Nga của nhà cầm quyền Putin thí nói có 29 ngàn người.
29 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 13275)
Vào lúc mà đáng lẽ chúng ta phải viết cho nhau những lời chúc tụng cho một mùa Giáng Sinh an lành, bình an dưới thế, sau một năm đầy biến động, và cầu mong năm mới sẽ tốt đẹp hơn thì đã có tin về sự qua đời của hai nhân vật.
25 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 14544)
Người ta tự hỏi đâu là những giọt nước mắt thật và đâu là giả? Tâm lý quần chúng thật phức tạp. Phải chăng đa số kinh sợ, làm theo đám đông, khóc theo để tránh tai họa.
24 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 18180)
Vì đâu mà một dân tộc ưu việt như thế lại phải lâm vào thảm cảnh như hiện nay? Vì đâu mà họ phải khóc lóc thảm thương như vậy? Viết đến đây tôi chợt nhớ hình ảnh một bé gái trạc mưởi một mười hai tuổi, đẹp như thiên thần đã tham dự vào trận khóc lóc bi thương ấy. Mặt em đầm đìa nước mắt
22 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 12454)
Vì thế xin mượn bài biết này như một thông điệp của tinh thần Đạo đức và Tình yêu trong mùa Giáng sinh. Đạo đức và Tình yêu sẽ xóa nhòa bao cuộc chia rẽ, ly tán và tổn thương của dân tộc, sẽ giúp những người yêu nòi giống Việt đoàn kết bên nhau trong cuộc đấu tranh cam go này.
20 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 12829)
Nhiều chuyện xẩy ra ở Việt Nam, đọc xong muốn điên lên, nhưng khổ nỗi, chê người được nhưng không thấy mình. Năm 1975, nhiều người may mắn sang đây, hay vượt biển, chân cẳng “bùn lấm bê bê,” đáng lẽ cái xấu phải bỏ lại, chúng ta lại “nhập cư” chúng theo mình luôn vào đất Mỹ, mãi mãi không sửa đổi được vì mãi lom khom đi “cầm đuốc mà rê chân người”.
18 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 13224)
Nhớ mới một buổi sáng ngày nào, buổi chào cờ cuối cùng tại đơn vị và không ai ngờ đó là buổi chia ly, tan đàn sẻ nghé. Anh em đồng ngũ mỗi người đi về một hướng, người vượt thoát ra đi bỏ lại quê hương
17 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 12849)
Người Việt Nam ngày nay không còn mấy ai hãnh diện về đất nước và dân tộc của mình, ngoài những yếu tố nêu trên, có thể vì trong chính con người Việt Nam của chúng ta, theo quan điểm của người viết, đã thiếu sót một phẩm cách vô cùng cần thiết – đó là tinh thần hào hiệp mã thượng.
15 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 14740)
Mỹ sẽ tăng sự hiện diện quân sự của mình ở châu Á. Obama công bố hợp đồng vĩnh viễn để đóng 2.500 lính thủy đánh bộ tại Úc, và tăng cường máy bay chiến đấu như B-52 và tàu sân bay sẽ đến Úc kết hợp với 28.000 quân đã đóng quân tại Hàn Quốc, và 50.000 tại Nhật Bản.
15 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 12448)
Tại các nước Cộng Hoà thuộc Xô Viết cũ, thời gian qua đã có những cuộc cách mạng làm sụp đổ chính phủ như Georgia (2003), Ukraine (2004)… và những cuộc xuống đường long trời, lỡ đất ở Ai Cập, Lybia, Syria, Việt Nam… khiến chính quyền Nga thận trọng trong vấn đề đối xử với người biểu tình. Phải chăng đã đến lúc… bọn độc tài phải ra đi để trả lại tự do, dân chủ và nhân quyền cho toàn dân để mọi người được sống - như một con người!
13 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 14004)
Ba mươi sáu năm nay, chúng ta đã thấy có vị tướng “công thành” nào nhớ đến “vạn cốt khô,” làm lấy một hành động có ý nghĩa cho những người “bạn đường” năm cũ đang giữa cơn đói khát nhục nhằn chưa? Kể cả một buổi lễ tưởng niệm, cầu siêu cho những người lính thuộc quyền ở lại chiến đấu anh dũng và chết oan khuất cho cấp chỉ huy lên máy bay lành lặn ra đi, cũng không thấy bóng dáng người tư lệnh năm xưa.
12 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 17887)
Khi người dân không còn thiết tha ai sẽ là người đại diện cho mình, không dám lên án sự bất công và bênh vực cho lẽ phải, dù chỉ là lời nói, thì vận mệnh của đất nước vẫn tiếp tục lọt vào tay những người không xứng đáng. Martin Luther King đã nói: “Chúng ta khốn khổ không phải chỉ vì sự gian manh của kẻ ác mà còn vì sự im lặng của người lương thiện.”
12 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 14878)
CHÚNG TA CẢM THẤY NHẸ NHÀNG, THANH THẢN TRƯỚC NHỮNG MẤT MÁT, ĐAU THƯƠNG, VÌ DÒNG NƯỚC THANH LƯƠNG CÓ THỂ CUỐN TRÔI ĐI BAO HỆ LỤY VÀ CÓ THỂ ĐƯA CHÚNG TA ĐẾN BẾN BỜ TƯƠI SÁNG
08 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 12897)
Tuần qua, theo tin báo chí thì các quan chức CSVN đang đua nhau sắm quan tài hạng sang làm bằng gỗ quý. Đây là loại quan tài đặc biệt lần đầu tiên xuất hiện tại VN, chỉ được đóng khi có đơn đặt hàng theo mẫu mã tân kỳ kiểu Châu Âu
07 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 12817)
Nếu bạn làm điều gì sai, bạn nên nhận lỗi và suy nghĩ cách nào để lần sau không phạm phải lỗi lầm đó nữa. Né tránh không nhận lỗi hay đổ lỗi cho người khác sẽ chỉ làm cho bạn bị mất mặt với nhiều người hơn.
06 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 13339)
không khỏi làm cho chúng ta đau lòng khi thấy được sự khác biệt quá lớn giữa hai đất nước. Sự khác biệt về kinh tế, sự giàu có tiện nghi không phải là điều quan trọng, chủ yếu là sự khác biệt về cách suy nghĩ (mentality) giữa hai dân tộc
06 Tháng Mười Một 2011(Xem: 13696)
Người đông việc ít, việc mới tạo ít hơn việc mất đi khiến trung bình có ba trăm người xin cho một việc làm. Có người phải đi học nghề khác, hay làm việc ngoài chuyên môn được đào tạo, làm việc với đồng lương tối thiều vẫn không kiếm ra việc làm như Cô Sheila Magsby nói ở trên .
01 Tháng Mười Một 2011(Xem: 14100)
...Hải ngoại này đúng là một con bò sữa dễ vắt mà cũng dễ yếu lòng, chảy nước mắt, không những vì thương nỗi cơ khổ của đồng bào mà còn những chuyện linh thiêng khó nói như “hùn phước” hay “kiếm phước...”
26 Tháng Mười 2011(Xem: 13263)
Đến một lúc, chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản trước những mất mát, đau thương vì dòng nước thanh lương có thể cuốn trôi đi bao hệ lụy và có thể đưa chúng ta đến bến bờ tươi sáng của ngày mai.
17 Tháng Mười 2011(Xem: 13434)
Tôi may mắn thường có dịp đón tiếp thân nhân cùng bạn bè về thăm nhà, nhận thấy song song với nỗi vui mừng khi tái ngộ, còn có vài điều tưởng giữa chúng ta, TA và TÂY tự điều chỉnh, để ngày sum họp niềm vui thêm trọn vẹn.
15 Tháng Mười 2011(Xem: 14317)
Thân em như đóa hoa lan Ngươì đời yêu thích muôn vàn đắm say Nhưng rồi chẳng được bao ngày Cánh hoa tàn úa đổi thay hoàn toàn.
29 Tháng Chín 2011(Xem: 12566)
Những người yêu dân chủ và tự do có thể biểu tình để chống những điều có hại cho đất nước và làm tổn thương đến cộng đồng, nhưng chắc hẳn sẽ không áp lực, biểu tình hay hăm dọa buộc nhà chùa phải từ chối lễ cầu siêu cho một người đã chết.
26 Tháng Chín 2011(Xem: 12972)
Dù sao thì mỗi buổi sáng thức giấc, lại có “thêm một ngày nữa để yêu thương!” Cứ bước tới, bước tới, dù không “biết ra sao ngày sau!”