10:04 CH
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

CHIẾC ÁO MẶC NGOÀI - LÃO MÓC

07 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 8807)

CHIẾC ÁO MẶC NGOÀI
 
 
  Năm 1257. Quân Mộng Cổ lúc bấy giờ đã chiếm xong nước Kim (miền Bắc Trung Hoa) và bắt đầu chuẩn bị thôn tính Hoa Nam của triều đình Nam Tống, kinh đô đang đặt ở Hàng Châu. Nguyên Hiến Tông, tức Mông Kha giao cho em là Hốt Tất Liệt nhiệm vụ đánh Nam Tống. Hốt Tất Liệt sai tướng Ngột Lương Hợp Thai (Wouleangotai) đánh chiếm nước Đại Lý, tức vùng Vân Nam, rồi tiến sang nước ta. Tiếng là mượn đường đánh Tống và kêu gọi vua Trần Thái Tông về thần phục Mông Cổ, kỳ thực là muốn chiếm lấy Đại Việt. Quân Mông Cổ chia làm hai đạo, từ Vân Nam tiến xuống theo ngã Lâm Thao, Hưng Hóa. Hai cánh quân hội nhau trên quãng Hưng Hóa, Sơn Tây. Trần Quốc Tuấn khi ấy còn là một tướng trẻ, không chống nổi, phải lui về Sơn Tây. Vua Trần ngự giá thân chinh cũng không ngăn được, phải lui về sông Cầu, rồi phải lui tiếp về Đông bộ Đầu. Quân giặc ồ ạt tiến về Thăng Long. Vua Thái Tông phải bỏ kinh đô rút về sông Thiên Mạc (Đông Anh, Hưng Yên). Thế giặc rất mạnh, tình hình cấp bách. Vua ngự thuyền đi hỏi ý kiến Thái Úy, Khâm Thiên Vương Trần Nhật Hiệu. Trần Nhật Hiệu không trả lời, dùng sào vạch xuống nước hai chữ “Nhập Tống!”. Vua lại hỏi ý kiến Thái Sư Trần Thủ Độ, Trần Thủ Độ trả lời: “Đầu tôi chưa rơi, xin bệ hạ đừng lo!”.
 
 Trần Thái Tông quyết lòng đánh, trong năm đó đuổi được giặc Nguyên ra khỏi cõi bờ. Trên đường rút quân, mất tinh thần và quá mỏi mệt, không còn sức cướp phá, đoàn bại binh đó được dân chúng chế diễu gọi là “giặc Phật”
*
 
  Nếu tôn thất nhà Trần ai cũng như Trần Nhật Hiệu thì vua Thái Tông có lẽ đã ngã lòng mà hàng giặc. Nhưng may thay, số người mang cái tinh thần cầu an chủ bại đó không nhiều. Quân dân, vua tôi nhà Trần đã chấp nhận hy sinh, gian khổ để giữ nền độc lập.
 
  Từ sau 30-4-1975 đến giờ; chính quyền Cộng Sản Hà Nội đã phải liên tiếp đối phó với không biết bao nhiêu là sự chống đối âm thầm có, công khai có của cả quốc nội lẫn quốc ngoại. Những chống đối này đã là một trong những minh chứng cho thấy chế độ Cộng Sản là một chế độ không hề được lòng dân. Đầu thế kỷ 21, trong bối cảnh chính trị thế giới đã đổi thay dữ dội, hệ thống Cộng sản Quốc tế đã gần như bị xóa sổ; Cộng sản Hà Nội vẫn ngang ngược tuyên bố sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với cả nước Việt Nam. Đó là một điều không thể chấp nhận được.
 
 Trong nhiều năm gần đây, có một số người trong đó gồm một số vị khoa bảng, trí thức, lãnh đạo ngày cũ đã lên tiếng kêu gọi hãy bắt tay với chính quyền Cộng sản. Họ cho rằng chính quyền Hà Nội đã có một số đổi mới trong lãnh vực kinh tế, rằng Hoa Kỳ đã bỏ cấm vận và bình thường hoá bang giao với chính quyền Hà Nội; nên giải pháp tốt nhất hiện thời là hãy chấp nhận chính quyền đó và đẩy mạnh giao thương, hợp tác. Họ lý luận rằng chế độ nào cũng vậy, chỉ là những chiếc áo mặc ngoài, dân tộc, đất nước mới là cái vĩnh viễn, trường cửu. Họ cho rằng đẩy mạnh hợp tác, giao thương với chính quyền Hà Nội sẽ giúp nâng cao đời sống người dân trong nước. Chế độ xã hội, chính quyền nào rồi cũng theo thời gian mà qua đi. Điều quan trọng là hãy làm sao cho người dân có cơm no, áo ấm. Lập luận này không phải là không có một đôi phần hữu lý nếu chúng ta chỉ xét tới nó một cách hời hợt và phiến diện.
 
 Nước Việt Nam ta từ thời lập quốc đến nay đã trải qua nhiều chế độ xã hội, nhiều triều đại. Hơn 4.000 năm lịch sử, nước ta vẫn luôn luôn tồn tại và phát triển là nhờ ở chỗ dân tộc ta là một khối vững chắc và có tinh thần quật cường tự chủ, thiết tha độc lập và yêu mến cuộc sống tự do. Chế độ công xã thị tộc kéo dài và phát triển liên tục trong khoảng vài ngàn năm và có lẽ được xem là cáo chung khi nước ta rơi vào thời kỳ Bắc thuộc. Sau hơn ngàn năm Bắc thuộc, đến thời kỳ xây dựng nền tự chủ với chế độ quân chủ phong kiến! Các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn đã kế tiếp nhau trong gần một ngàn năm độc lập.
 
 Chế độ quân chủ phong kiến rồi cũng theo thời gian mà bị đào thải.
Năm 1874, lợi dụng sự cấm đạo gay gắt của triều đình nhà Nguyễn, Pháp đem pháo thuyền vào cửa Hàn. Tiếng là yêu cầu bãi bỏ việc cấm đạo và yêu cầu Việt Nam mở cửa giao thương, thực chất là để thăm dò, nhòm ngó chuẩn bị cho ý đồ xâm lược. Vua Thiệu Trị ra lệnh phòng bị cẩm mật. Thấy vậy, tướng Rigault de Genouilly và Hải quân Đại tá Lapierre ra lệnh nổ súng bắn phá rồi rút đi; mở đầu cho sự can thiệp và cuối cùng là sự xâm lược của Pháp.
 
 Ngày 20-6-1867, Pháp chiếm Vĩnh Long, rồi sau đó là An Giang và Hà Tiên, chính thức áp đặt sự đô hộ trên toàn cõi Nam Kỳ. Quan lại, sĩ phu và dân chúng khắp nơi nổi dậy chống Pháp. Dùng võ lực để kháng chiến có Trương Định, Thủ Khoa Huân, Nguyễn Trung Trực, Thiên Hộ Dương… Bất hợp tác, dùng thơ văn để chống lại thì có Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị. Ngược lại với các phong trào trên, có một khuynh hướng cầu an chủ bại, chấp nhận đầu hàng giặc Pháp để đổi lấy miếng đỉnh chung. Một trong những người tiêu biểu cho phái này là Tôn Thọ Tường. Ông Tôn Thọ Tường không dùng sào mà vạch chữ “Nhập Tống” xuống mặt sông Thiên Mạc như Thái Úy Trần Nhật Hiệu 600 năm về trước. Ông Tôn ra làm quan với tân triều Bảo Hộ và làm rất nhiều bài thơ nói về sức mạnh của Đại Pháp, khuyên mọi người theo gương ông mà hàng giặc. Những bài này được Cử nhân Phan Văn Trị họa lại; và cũng để nói lên cái ý chí của mình, của sĩ dân Nam Kỳ lục tỉnh: Cương quyết không cúi đầu, dù kẻ địch có mạnh đến đâu đi nữa.
 
 Đặt nền thống trị được 80 năm. Chế độ thực dân Pháp rồi cũng cáo chung. Cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1945-1954); rồi cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ 2 (1960-1975) cũng qua đi. Chế độ tự do miền Nam và mấy chính quyền kế tiếp nhau sụp đổ. Cộng Sản thống trị cả nước. Có người bảo: Chế độ Cộng sản cũng chỉ là một chiếc áo mặc ngoài, dân tộc Việt Nam mới là trường cửu.
*
 
 Dân tộc Việt Nam đã phải mặc chiếc áo Cộng sản một cách miễn cưỡng đã 38 năm. Riêng dân tộc ta ở miền Bắc đã phải chịu đựng lâu hơn nữa. Cái áo này càng ngày càng hôi thối, đầy dẫy chấy rận. Chính cái áo hôi thối và cái đám chấy rận ôn dịch này đã gây ra không biết bao nhiêu là bệnh tật cho người phải mặc nó là dân tộc Việt Nam. Bị cưỡng bức khoác lên người cái áo Cộng Sản, người dân Việt bị mất hết tự do, dân chủ và cả những quyền làm người sơ đẳng nhất. Quyền lực (và dĩ nhiên là quyền lợi kèm theo) lọt vào tay một thiểu số trong Đảng và chính quyền. Hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng lớn. Một bên là thiểu số giàu có nhờ vào kinh doanh bằng quyền lực và đặc quyền, đặc lợi; một bên là đa số quần chúng đói nghèo và thiếu tự do. Nếp sống xã hội băng hoại hơn lúc nào hết! Chuyện này ai cũng nghe, cũng biết.
 
 Những người chủ trương giao thương và hợp tác, hoà giải và hòa hợp với Cộng sản cho rằng giao thương và hợp tác, hòa giải và hòa hợp có thể giúp đỡ phần nào cho dân chúng Việt Nam. Tức là cho cái con bệnh đang bị bắt buộc phải mặc chiếc áo Cộng sản đầy dẫy vi trùng và mầm bệnh. Họ nói rằng cứu lấy con bệnh, giúp cho con bệnh ngày một mạnh khoẻ hơn là nhân đạo, là việc phải làm. Có lẽ họ quên cái điều căn bản nhất là vì đâu mà cái cơ thể kia bị bệnh. Chính là tại cái áo dơ và cái đám chấy rận đang ẩn núp trong đó. Có lẽ họ quên rằng dân tộc Việt Nam bấy lâu nay đau khổ là chính vì cái chủ nghĩa Cộng Sản và con đẻ của nó là chính quyền Hà Nội. Hoặc có thể, mấy ông bác sĩ trị bệnh thời cuộc này cũng đã tìm ra căn nguyên chứng bệnh, nhưng vì miếng đỉnh chung, vì mối lợi của việc hợp tác, giao thương với chính quyền Cộng Sản lớn hơn lương tâm của họ, lớn hơn lòng yêu nước thương nòi của họ nên họ làm ngơ nhắm mắt. Sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi; cái câu “chế độ nào cũng như chiếc áo mặc ngoài…” chỉ là tấm bình phong che giấu những việc làm phản bội. 
 
 Ông Tôn Thọ Tường thế kỷ trước đã dùng thơ văn để bào chữa cho sự hợp tác với tân triều Bảo hộ Phú lãng sa. Nhưng ông có viết gì thì viết, bào chữa gì thì bào chữa; người đương thời và hậu thế vẫn thấy rõ tâm địa của ông: tham miếng đỉnh chung, cúi đầu hàng giặc!
 
 Chế độ Cộng sản rồi cũng sẽ bị đào thải. Đó là lẽ tất nhiên. Nhưng chúng ta cũng không thể ngồi mà mượn tay thời gian để làm dùm chúng ta chuyện đó. Lại càng không thể mượn chiêu bài chiếc áo mặc ngoài mà hợp tác, giao thương, hoà giải hòa hợp, tiếp tay Cộng Sản. Làm như vậy chỉ nuôi béo bọn chấy rận nấp trong chiếc áo Cộng sản mà thôi. Cái cơ thể Việt Nam sẽ không bao giờ lành bệnh và mạnh khoẻ được một khi cái áo hôi thối đó còn và lũ chấy rận núp trong đó đang ngày đêm hút máu đồng bào.
*
 Đức Khổng Tử là người nước Lỗ, một hôm đi ngang qua cửa thành phía Tây của nước Trần. Quan dân nước này đang xúm xít tu bổ cửa thành bị quân Sở phá hỏng lúc trước; dưới sự giám sát của người Sở đang là kẻ chiếm đóng. Xe đi ngang qua đấy mà Khổng Tử không cúi đầu chào. Tử Cống đang đánh xe cho thầy lấy làm lạ, dừng cương lại hỏi:
 “Thưa thầy, cứ theo lễ, đi qua chỗ 3 người thì phải xuống xe, đi qua chỗ 2 người thì phải cúi đầu vào miếng gỗ trước xe để tỏ lòng kính trọng. Thầy xưa nay vốn là người giữ lễ, nay quan dân nước Trần đang sửa thành đông đúc như vậy, thầy đi ngang qua mà không tỏ lòng kính trọng là nghĩa làm sao?”
 
 Đức Khổng Tử đáp:
 “Để Sở đánh hư thành mất nước là bất trí, làm tôi mà không biết lo liệu là bất trung, không dám liều chết với nước là bất dũng. Quan dân nước Trần tuy đông mà trí, trung, dũng đều không được lấy một điều, bảo ta kính trọng làm sao được”. (Theo Hàn Phi Tử).
 
 Chúng ta mất nước, phải làm thân tỵ nạn xứ người, cũng đã tự thẹn với lòng, thẹn với người.
 
 Đức Khổng Tử mắng người nước Trần như vậy xét ra cũng quá nặng nề, gay gắt. Tập thể người Việt Nam tỵ nạn Cộng Sản chúng ta mà có những kẻ quay giáo trở mặt đi hô hào kêu gọi hợp tác giao thương, hòa giải hòa hợp với Cộng Sản, tự nguyện làm cái loa tuyên truyền cho Cộng sản như vậy cũng là cái cớ để người ngoài khinh thường. Trị bệnh phải trị tận gốc. Hoà giải hòa hợp, hợp tác giao thương, làm cái loa tuyên truyền chỉ tổ vỗ béo bọn chấy rận Cộng sản mà thôi. Dân chúng sẽ chẳng được hưởng bao nhiêu trong mấy cái đó đâu. Chi bằng góp tay lột phắt cái áo đó đi, may một cái áo mới mà mặc. Áo nào cũng là áo, tại sao lại phải chịu mặc cái áo dơ, chứa đầy chấy rận, mấy mươi năm chưa giặt?
 
 LÃO MÓC
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Năm 2012(Xem: 14979)
Thế chiến sẽ xảy ra thì ai lổ nặng đây? Cái chiến lược nghe quái dị nhưng có nhiều hy vọng sống còn, tối thiểu thì quân mình còn ...trên mặt đất và đánh với một địch thủ dể ăn hơn. Chớ đừng lo chuyện bị thế giới càm ràm chửi rủa.
05 Tháng Năm 2012(Xem: 14580)
Viết đến đây, tôi cảm khái ngước mặt lên trời mà than rằng: “Lịch sử ơi, sao ngươi chơi trò trớ trêu và cay đắng quá vậy. Ta đi chống chế độ cũ đàn áp nhân dân, nay ta lại gặp cảnh cũ như là trong cơn ác mộng!”
02 Tháng Năm 2012(Xem: 15034)
Tình và lý như chuyện những đứa con bất hiếu, bỏ bê cha mẹ, không xã hội nào lấy luật pháp, lý lẽ ra mà trừng phạt, cũng không thể dùng xe bắt chó mà xử lý, nhưng về tình nghĩa, đạo lý, dư luận có quyền lên án hay không? --
29 Tháng Tư 2012(Xem: 28717)
Chỉ có chế độ đa đảng và sự đoàn kết của người Việt trong và ngoài nước thì mới có đủ sức mạnh để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Thiếu một trong 2 yếu tố này, nguy cơ mất nước của Việt Nam rất là gần kề./.
26 Tháng Tư 2012(Xem: 15413)
Các Diễn Đàn, nhất là những Diễn Đàn ái hữu, biện minh rằng bàn đến tình hình chính trị, thời cuộc tại Việt Nam, sẽ gây tai họa cho người còn lại trong nước. Lý luận “hù dọa” này được khai thác triệt để.Đây là sự nối giáo tiếp tay cho việt cộng để giúp chúng bưng bít những sự thật cần phơi bày cho người trong nước hiểu rõ về tình hình nước nhà hiện tại.
17 Tháng Tư 2012(Xem: 15024)
Thế Giới Bị Quên Lãng. Nhiếp ảnh không thể làm thay đổi thế giới, nhưng có thể làm chúng ta thay đổi cách suy nghĩ và chạm đến trái tim chúng ta. Đó là lý do vì sao tôi là một nhiếp ảnh gia... để lên tiếng cho những người sống trong im lặng...
13 Tháng Tư 2012(Xem: 15825)
Chỉ trong vòng 20 năm trở lại đây, khi gia đình tương đối ổn định và sau khi bắt đầu bước vào con đường tranh đấu cho Việt Nam qua ngã môi trường, tôi mới thực sự cảm thấy buồn. Và mỗi năm nỗi buồn đo càng se sắc hơn, ngậm ngùi hơn.
12 Tháng Tư 2012(Xem: 13938)
Trong những giây phút của tuyệt vọng, tôi tự nhắc mình là trong lịch sử, sự thật và tình yêu luôn luôn chiến thắng. Có rất nhiều bạo chúa và sát nhân tin là họ không bao giờ bị thất bại, nhưng cuối cùng họ vẫn bị tiêu diệt. Chúng ta phải luôn luôn nhớ điều đó !!!".
19 Tháng Ba 2012(Xem: 15716)
Mỗi gia đình có mỗi hoàn cảnh riêng, mỗi nếp sống riêng, mỗi một chuỗi kinh nghiệm riêng, đèn nhà ai, nấy rạng, nên chúng tôi cảm thấy áy náy khi giãi bày nếp riêng tư của mình.
04 Tháng Ba 2012(Xem: 32677)
Nhà tôi treo một “lốc” lịch to nơi phòng khách, mỗi sáng thức dậy, tôi gỡ một tờ quăng đi… Khi ló tờ mới, tôi xem kỹ câu danh ngôn nếu có, coi đấy như lời dạy dỗ đầu ngày của các bậc tiền bối ! Không biết ai sao, riêng tôi thấy tâm đắc việc này lắm !
29 Tháng Hai 2012(Xem: 14872)
Cộng đồng người Việt ở hải ngoại đông nhất hiện đang ở nước Mỹ, đương nhiên số người sử dụng không ít, nhưng trên net, chỉ thấy quanh quẩn một số người “nổi tiếng,” “quen tên,” “nhẵn mặt,” mỗi ngày thường “tống” lên net những thứ rác rưởi dơ bẩn khiến cho người có lòng liêm sỉ cảm thấy hổ thẹn chung cho danh từ đồng hương, đồng bào cho đến đồng môn, đồng ngũ..
24 Tháng Hai 2012(Xem: 15148)
Những thành phần ngồi trong bóng tối, âm mưu áp đảo cộng đồng, lớn tiếng vỗ ngực tự cho mình là cai thầu chống cộng… xin nghĩ đến tiền đồ dân tộc và tương lai đất nước bằng cách hãy tạm quên cái tôi bé nhỏ, cái xấu xa riêng tư của mình để đứng vào hàng ngũ với những người biết đặt quyền lợi Quốc Gia Dân Tộc lên trên tất cả.
22 Tháng Hai 2012(Xem: 24143)
Hiểu tường tận thế rồi, trên đường tu chúng ta mới khỏi lầm lẫn. Tôi thấy đa số người tu đều quí thân như vàng ngọc, rất quan trọng lời khen tiếng chê, cho nên phiền não dẫy đầy. Đó là vì không thấu triệt được lý đạo, cứ ngỡ mình tụng kinh gõ mõ thế là tu tốt rồi. Đâu phải ăn chay là giải thoát, đâu phải tụng kinh nhiều là giải thoát mà phải thấu đáo được lời Phật dạy, sống đúng như vậy mới giải thoát sanh tử được.
19 Tháng Hai 2012(Xem: 57299)
"SINH - LÃO - BỆNH - TỬ"là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình dấu chấm hết thật TRÒN.
14 Tháng Hai 2012(Xem: 15891)
Không khinh dân sao dân bị bợp tai đá đít, bị lôi đi như con chó, bị đạp vào mặt, bị đánh chết vô tội vạ, nói chung là bị tước đoạt hết quyền làm người. Phóng viên RFA đã ghi nhận lời một người trong nước, ông Lê Duy Bắc: “Bây giờ nhà cầm quyền họ thích đâm, thích chém, thích giết ai thì họ giết. Người dân trong tay không tấc sắt thì làm gì được”.
07 Tháng Hai 2012(Xem: 16496)
Năm ba chú tiểu đồng lếch thếch Tiêu dao nơi cùng cốc thâm sơn Nào thơ nào rượu nào địch nào đờn Đồ thích chí chất đầy trong một túi…
06 Tháng Hai 2012(Xem: 15902)
Làm sao người Việt không phẩn uất, không phẩn nộ khi những người thống trị nhân dân VN là CS Hà nội là chế độ đã ký vào Hiến chương LHQ, thừa nhận bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, thành viên không thường trực Hội Đồng Bảo an mà hành động chống lại nhân quyền.
31 Tháng Giêng 2012(Xem: 14627)
Chừng nào cơ chế chính trị trong nước thay đổi thì họa may. Chừng nào hai chữ hòa hợp không mang tính áp chế của phe chiến thắng thì mới nói tới chuyện cởi bỏ hận thù, hàn gắn dân tộc. Chừng nào những sai lầm chết người trong lịch sử không còn bị ém nhẹm, bóp méo, mà được công khai đem ra mổ xẻ trước bàn dân thiên hạ thì mọi người mới sẵn lòng ngồi lại với nhau, hàn gắn trên những đổ nát. Chừng nào?
28 Tháng Giêng 2012(Xem: 15811)
Vâng, ông Hoàng Hải Thủy tiếp tục tính chuyện phải quấy với bọn chó má đó. Những cây bút công chính tiếp tục kể tội, vạch mặt những tên bất lương chính trị đó …Nên mặc dù chỉ là một người vợ lính VNCH, tôi ngại ngùng gì không tiếp tục chỉ thẳng vào mặt bọn vô liêm sĩ. Dỏng dạc kêu tên những thằng Việt Cộng nằm vùng. Những thằng tay nhúng máu dân lành hiu hiu tự đắc.
26 Tháng Giêng 2012(Xem: 15709)
Lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam không thể nào tiếp tục cố chấp, cai trị Việt Nam với một thể chế độc tài chuyên chính hà khắc mà phải học bài học của Miến Điện, nhanh chóng hồi tâm chuyển ý, vì tương lai sống còn của đất nước Việt Nam hãy nhanh chóng cải tổ chế độ chính trị và thực hiện dân chủ hóa như lãnh đạo Miến Điện đang làm cho đất nước họ.
24 Tháng Giêng 2012(Xem: 16316)
Việt Khang là một nhạc sĩ đấu tranh, là một nhạc sĩ yêu nước, anh chỉ đấu tranh bằng lời ca tiếng nhạc để nói lên nỗi đau xót của mình trước cảnh một xã hội bất công, tham nhũng và trước cảnh đất nước đang bị quân Trung Quốc xâm lược…anh bày tỏ sự bất đồng chính kiến của mình qua tiếng nhạc lời ca.
22 Tháng Giêng 2012(Xem: 14809)
Đối với thành phố Huế, đầu Tháng Giêng là những ngày giỗ lớn, một đại tang chưa có ngày xả tang. Bây giờ tôi là đứa con lưu lạc xa xứ, mỗi năm ngày Tết về chạnh lòng thương nhớ quê hương, mỗi lần nghĩ đến Mậu Thân, lòng ai không khỏi xót xa, đau đớn.
15 Tháng Giêng 2012(Xem: 13737)
Nhưng thật đáng buồn cho một đất nước khi sự phát triển hỗn loạn đã bóp nghẹt và chà đạp những giá trị tinh thần và luân lý. Nói như ai đó, phần “con” trong “con-người” Việt nam XHCN đã phát triển hơn, nhưng phần “người” thì lại ngày càng nhỏ lại.
12 Tháng Giêng 2012(Xem: 13844)
Nhưng dù mẹ nuôi Mỹ có tốt bụng, và những đứa con Việt Nam sống xa quê hương có “xót ruột” cho đồng bào trong nước mà hô hào, biểu tình đòi hỏi thì cũng vẫn không đủ. Chính người dân Việt trong nước phải tự ý thức mà đấu tranh cho nhu cầu và quyền lợi chính đáng của họ.
08 Tháng Giêng 2012(Xem: 13846)
Loài người nổi giận, không phải là giận những người dân khóc thương một bạo chúa. Đáng giận dữ, đáng khinh bỉ nhất là những bạo chúa đã chế ra và sử dụng bộ máy tẩy não từ hơn nửa thế kỷ nay!
08 Tháng Giêng 2012(Xem: 13537)
Xin thưa đây chỉ là chuyện lạm bàn về nhiệm vụ của người cầm bút Việt Nam lưu vong nhân dịp nhà văn, kịch tác gia Václav Havel, cựu Tổng Thống Cộng Hoà Czech cũng là cựu Chủ Tịch Danh dự Văn Bút Tiệp Khắc vừa qua đời. Do đó, nếu có điều gì làm phật lòng ai đó xin được bỏ quá cho.
03 Tháng Giêng 2012(Xem: 13021)
Mặt khác tuổi già ở hải ngoại đánh nhau tận tình hơn là đánh với kẻ thù, thực lực chia năm xẻ bảy, làm sao dẫn đường và làm gương cho tuổi trẻ. Ở đây, không có Bộ Chính Trị nhưng có nhiều sứ quân. Trong tình trạng này, liệu tương lai trông già hay cậy trẻ?
30 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 14057)
Cuộc biểu tình đợt hai vào ngày 24 Giáng Sinh nhiều và hăng hơn đợt một. Tại Moscow tin của truyển thông phi chánh phủ Nga cho biết có cả 120 ngàn người biểu tình, còn cảnh sát Nga của nhà cầm quyền Putin thí nói có 29 ngàn người.
29 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 13278)
Vào lúc mà đáng lẽ chúng ta phải viết cho nhau những lời chúc tụng cho một mùa Giáng Sinh an lành, bình an dưới thế, sau một năm đầy biến động, và cầu mong năm mới sẽ tốt đẹp hơn thì đã có tin về sự qua đời của hai nhân vật.
25 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 14546)
Người ta tự hỏi đâu là những giọt nước mắt thật và đâu là giả? Tâm lý quần chúng thật phức tạp. Phải chăng đa số kinh sợ, làm theo đám đông, khóc theo để tránh tai họa.
24 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 18181)
Vì đâu mà một dân tộc ưu việt như thế lại phải lâm vào thảm cảnh như hiện nay? Vì đâu mà họ phải khóc lóc thảm thương như vậy? Viết đến đây tôi chợt nhớ hình ảnh một bé gái trạc mưởi một mười hai tuổi, đẹp như thiên thần đã tham dự vào trận khóc lóc bi thương ấy. Mặt em đầm đìa nước mắt
22 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 12457)
Vì thế xin mượn bài biết này như một thông điệp của tinh thần Đạo đức và Tình yêu trong mùa Giáng sinh. Đạo đức và Tình yêu sẽ xóa nhòa bao cuộc chia rẽ, ly tán và tổn thương của dân tộc, sẽ giúp những người yêu nòi giống Việt đoàn kết bên nhau trong cuộc đấu tranh cam go này.
20 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 12834)
Nhiều chuyện xẩy ra ở Việt Nam, đọc xong muốn điên lên, nhưng khổ nỗi, chê người được nhưng không thấy mình. Năm 1975, nhiều người may mắn sang đây, hay vượt biển, chân cẳng “bùn lấm bê bê,” đáng lẽ cái xấu phải bỏ lại, chúng ta lại “nhập cư” chúng theo mình luôn vào đất Mỹ, mãi mãi không sửa đổi được vì mãi lom khom đi “cầm đuốc mà rê chân người”.
18 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 13234)
Nhớ mới một buổi sáng ngày nào, buổi chào cờ cuối cùng tại đơn vị và không ai ngờ đó là buổi chia ly, tan đàn sẻ nghé. Anh em đồng ngũ mỗi người đi về một hướng, người vượt thoát ra đi bỏ lại quê hương
17 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 12849)
Người Việt Nam ngày nay không còn mấy ai hãnh diện về đất nước và dân tộc của mình, ngoài những yếu tố nêu trên, có thể vì trong chính con người Việt Nam của chúng ta, theo quan điểm của người viết, đã thiếu sót một phẩm cách vô cùng cần thiết – đó là tinh thần hào hiệp mã thượng.
15 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 14740)
Mỹ sẽ tăng sự hiện diện quân sự của mình ở châu Á. Obama công bố hợp đồng vĩnh viễn để đóng 2.500 lính thủy đánh bộ tại Úc, và tăng cường máy bay chiến đấu như B-52 và tàu sân bay sẽ đến Úc kết hợp với 28.000 quân đã đóng quân tại Hàn Quốc, và 50.000 tại Nhật Bản.
15 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 12448)
Tại các nước Cộng Hoà thuộc Xô Viết cũ, thời gian qua đã có những cuộc cách mạng làm sụp đổ chính phủ như Georgia (2003), Ukraine (2004)… và những cuộc xuống đường long trời, lỡ đất ở Ai Cập, Lybia, Syria, Việt Nam… khiến chính quyền Nga thận trọng trong vấn đề đối xử với người biểu tình. Phải chăng đã đến lúc… bọn độc tài phải ra đi để trả lại tự do, dân chủ và nhân quyền cho toàn dân để mọi người được sống - như một con người!
13 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 14006)
Ba mươi sáu năm nay, chúng ta đã thấy có vị tướng “công thành” nào nhớ đến “vạn cốt khô,” làm lấy một hành động có ý nghĩa cho những người “bạn đường” năm cũ đang giữa cơn đói khát nhục nhằn chưa? Kể cả một buổi lễ tưởng niệm, cầu siêu cho những người lính thuộc quyền ở lại chiến đấu anh dũng và chết oan khuất cho cấp chỉ huy lên máy bay lành lặn ra đi, cũng không thấy bóng dáng người tư lệnh năm xưa.
12 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 17890)
Khi người dân không còn thiết tha ai sẽ là người đại diện cho mình, không dám lên án sự bất công và bênh vực cho lẽ phải, dù chỉ là lời nói, thì vận mệnh của đất nước vẫn tiếp tục lọt vào tay những người không xứng đáng. Martin Luther King đã nói: “Chúng ta khốn khổ không phải chỉ vì sự gian manh của kẻ ác mà còn vì sự im lặng của người lương thiện.”
12 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 14880)
CHÚNG TA CẢM THẤY NHẸ NHÀNG, THANH THẢN TRƯỚC NHỮNG MẤT MÁT, ĐAU THƯƠNG, VÌ DÒNG NƯỚC THANH LƯƠNG CÓ THỂ CUỐN TRÔI ĐI BAO HỆ LỤY VÀ CÓ THỂ ĐƯA CHÚNG TA ĐẾN BẾN BỜ TƯƠI SÁNG
08 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 12900)
Tuần qua, theo tin báo chí thì các quan chức CSVN đang đua nhau sắm quan tài hạng sang làm bằng gỗ quý. Đây là loại quan tài đặc biệt lần đầu tiên xuất hiện tại VN, chỉ được đóng khi có đơn đặt hàng theo mẫu mã tân kỳ kiểu Châu Âu
07 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 12820)
Nếu bạn làm điều gì sai, bạn nên nhận lỗi và suy nghĩ cách nào để lần sau không phạm phải lỗi lầm đó nữa. Né tránh không nhận lỗi hay đổ lỗi cho người khác sẽ chỉ làm cho bạn bị mất mặt với nhiều người hơn.
06 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 13341)
không khỏi làm cho chúng ta đau lòng khi thấy được sự khác biệt quá lớn giữa hai đất nước. Sự khác biệt về kinh tế, sự giàu có tiện nghi không phải là điều quan trọng, chủ yếu là sự khác biệt về cách suy nghĩ (mentality) giữa hai dân tộc
06 Tháng Mười Một 2011(Xem: 13696)
Người đông việc ít, việc mới tạo ít hơn việc mất đi khiến trung bình có ba trăm người xin cho một việc làm. Có người phải đi học nghề khác, hay làm việc ngoài chuyên môn được đào tạo, làm việc với đồng lương tối thiều vẫn không kiếm ra việc làm như Cô Sheila Magsby nói ở trên .
01 Tháng Mười Một 2011(Xem: 14101)
...Hải ngoại này đúng là một con bò sữa dễ vắt mà cũng dễ yếu lòng, chảy nước mắt, không những vì thương nỗi cơ khổ của đồng bào mà còn những chuyện linh thiêng khó nói như “hùn phước” hay “kiếm phước...”
26 Tháng Mười 2011(Xem: 13263)
Đến một lúc, chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản trước những mất mát, đau thương vì dòng nước thanh lương có thể cuốn trôi đi bao hệ lụy và có thể đưa chúng ta đến bến bờ tươi sáng của ngày mai.
17 Tháng Mười 2011(Xem: 13434)
Tôi may mắn thường có dịp đón tiếp thân nhân cùng bạn bè về thăm nhà, nhận thấy song song với nỗi vui mừng khi tái ngộ, còn có vài điều tưởng giữa chúng ta, TA và TÂY tự điều chỉnh, để ngày sum họp niềm vui thêm trọn vẹn.
15 Tháng Mười 2011(Xem: 14318)
Thân em như đóa hoa lan Ngươì đời yêu thích muôn vàn đắm say Nhưng rồi chẳng được bao ngày Cánh hoa tàn úa đổi thay hoàn toàn.
29 Tháng Chín 2011(Xem: 12567)
Những người yêu dân chủ và tự do có thể biểu tình để chống những điều có hại cho đất nước và làm tổn thương đến cộng đồng, nhưng chắc hẳn sẽ không áp lực, biểu tình hay hăm dọa buộc nhà chùa phải từ chối lễ cầu siêu cho một người đã chết.
26 Tháng Chín 2011(Xem: 12974)
Dù sao thì mỗi buổi sáng thức giấc, lại có “thêm một ngày nữa để yêu thương!” Cứ bước tới, bước tới, dù không “biết ra sao ngày sau!”