2:15 CH
Thứ Ba
16
Tháng Tư
2024

THẾ HỆ BÁNH MÌ KẸP - YÊN HÀ

20 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 14589)


THẾ HỆ BÁNH MÌ KẸP
 sandwich generation 2 Tôi ra đời giữa hai cuộc chiến, giữa một trăm năm đô-hộ giặc Tây và hai mươi năm nội-chiến từng ngày. Sau đó, tôi được đi du-học và tôi đã sống “vô tư lự” bên trời Âu sung-túc trong khi khói lửa vẫn ngập trời nơi quê nhà. 
blank 

Giờ đây, bom đạn đã ngừng tiếng nhưng một lần nữa, gia-đình tôi đã phải cuốn gói rời bỏ quê-hương và mấy triệu người Việt-Nam bỗng nhiên phải sống tản mác trên toàn thế-giới như những cây bị bật rễ, ở những chốn dung-thân như Mỹ, Gia-Nã-Đại, Pháp, Úc… 


 Phần mất mát vần còn đó, nguyên vẹn, ít ra đối với bố mẹ chúng tôi và chúng tôi, thế-hệ đầu của những người di-dân. Một thế-hệ “nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi”, lơ lửng giữa không-gian quê hương, chơi vơi giữa thời-gian thế-hệ, lạc lõng trong tâm-tư văn hoá. 
Một thế-hệ “bánh mì kẹp”.
 

Kẹp giữa hai quê-hương 
blank 
Những người di-dân này, ngày hôm nay mang sổ thông-hành Mỹ, Pháp, Úc… nhưng vẫn chỉ là Mỹ (Pháp, Úc…) giấy, phần đông tiếng Mỹ (Pháp, Úc…) vẫn còn ba-xí ba-tú, miệng vẫn hôi mùi nước mắm chứ không hôi hamburger hay camembert, vẫn không có bạn bè Mỹ (Pháp, Úc…) mà chỉ sống quanh-quẩn với nhau, tụ-tập nơi những thương-xá, chợ búa Á-Đông, hay rủ nhau “party”, ăn uống, karaoke với nhau. 
Những người Mỹ (Pháp, Úc…) gốc Việt này đã đi tìm một nơi nương-tựa để sống “tạm-bợ” nơi xứ người mà trong thâm-tâm còn cố tưởng-tượng như mình đang sống ở quê nhà, và lúc nào có dịp, có phương-tiện là lại vù về Việt-Nam, một số để “hưởng-thụ”, nhưng phần lớn vẫn vì nhớ nhà. 

Tôi không nhớ ai đã có nói: 
“Ma patrie, c’est là où je suis heureux” 
(Quê-hương tôi là nơi chốn nào tôi sống hạnh-phúc)
blank 
Tôi muốn tin ông lắm, tôi cũng muốn tự an-ủi mình lắm, nhưng tiếng gọi của cội-nguồn réo rắt lắm, ông ơi. Tôi cứ ngỡ quê-hương là nơi chôn nhau, cắt rốn, là nguồn, là cội, là gốc, là rễ cơ mà ? 
Ở hải-ngoại, đương-nhiên chúng tôi được tự-do, phần đông được ăn sung, mặc sướng, đủ tiền mua nhà, chăm lo cho con cái ăn học, đi shopping hay du-ngoạn đây đó… Đời sống này, nhiều đồng-bào ta nơi quê nhà mong mỏi có được, và tôi thừa hiểu chúng tôi « hạnh phúc » hơn rất nhiều người lắm. Tôi không dám than thân, trách phận hay phân-bì với ai cả, chẳng qua nơi đây, tôi chỉ nói lên tâm-sự u-uẩn những người tha-hương chúng tôi mà thôi. 
Nhất là trong trường-hợp tôi, hiện đang mang hai quốc-tịch Pháp và Mỹ, sống bên Mỹ nhưng tim vẫn còn « vọng Nam », tâm vẫn còn hướng về Pháp, đôi khi vẫn nhớ về khung trời Bỉ Quốc. Những nơi tôi đã sống, làm sao tôi có thể xóa quên được ? 

Quê-hương như người mẹ đã bụng đau, dạ chửa cho tôi ra đời, nuôi-nấng, dậy-dỗ tôi nên người, và quê-hương thứ hai, thứ ba là những bà mẹ đã mở rộng vòng tay, đón-nhận tôi khi tôi không còn chỗ đứng dưới ánh mặt trời. 
Ơn-nghĩa này, chúng tôi không quên (từ ngày sang Mỹ, năm 1975, bố mẹ tôi năm nào cũng gửi chút quà giáng-sinh cho gia-đình ông sĩ-quan Mỹ đã giúp nhà tôi sang Mỹ, và sau khi bố tôi mất, mẹ tôi vẫn tiếp-tục gửi, mặc dù người ân-nhân này đã mấy lần đề-nghị nên thôi gửi quà). 
Tôi cảm quí những bà « mẹ nuôi » lắm, tôi lại càng xót-thương Mẹ Việt-Nam, quê-hương đau-khổ. Ôi, quê-hương tôi đâu ? Mỹ, Pháp, Úc… ? Hay vẫn là Việt-Nam muôn thuở ? 

Kẹp giữa hai nền Văn-hoá 

Ngày hôm nay, tôi đã lục-tuần nhưng tôi đã chỉ được sống ở quê nhà có mười tám năm. (Tôi đã mất mát quá nhiều rồi.) 
blank 
Bao nhiêu năm tháng sống bên Pháp, bên Bỉ, đã rèn đúc tôi với một lối suy-luận, một cách ăn nói, một cách cư-xử xã-giao, một nền văn-hoá mà tôi hãnh-diện mang bên cạnh văn-hoá của mình, Qua bao năm tháng đó, tiếng Pháp đã dần-dà trở thành tiếng tôi thông-dụng nhất, ngay cả để diễn-tả những tâm-trạng sâu-thẳm nhất của mình. 
Tuy nhiên, bao nhiêu năm tháng đó chỉ có thể thấm vào cái vỏ bên ngoài, chỉ có thể thay đổi hình-dạng và cử-chỉ của tôi, chỉ có thể tạo nơi tôi những sở-thích ăn mặc, đi đứng, nói chuyện, chỉ có thể tạc lên cái “Tôi” bên ngoài. 
Tất cả những năm tháng đó không hề thay đổi nước da hay sắc tóc tôi (tóc tôi chỉ có thể bạc trắng với thời-gian), không hề lay-chuyển âm-điệu tiếng mẹ đẻ của tôi, không hề làm suy-sút kho-tàng văn-hoá tổ-tiên tôi hay nền giáo-dục bố mẹ tôi. 
Nước Pháp đã ban thêm cho tôi một nền văn-hoá, nhưng không hề thay-thế nền văn-hoá của tôi. 

Nhưng có lẽ đó cũng là nỗi khổ-tâm của tôi, nỗi khổ-tâm của những người di-dân trong thế-hệ đầu? Cây cối làm sao sống thiếu gốc rễ? Con người ta làm sao sống thiếu cội nguồn? Làm sao tôi có thể vui sướng bên ngoài khi bên trong trống vắng? 
Tôi có thể thích pot-au-feu hay bouillabaisse nhưng bao giờ tôi cũng vẫn thèm một tô phở đặc-biệt, tái-nạm-gầu-gân-sách-sụn. 
Tôi có thể mê một chai Saint Emilion hay một chai Volnay nhưng tôi vẫn nhớ hương-vị mấy chai la-ve “33” của “Brasseries et Glacières d’Indochine” (BGI). 
Tôi có thể viết tiếng Pháp giỏi hơn người Pháp trung-bình, nhưng tim tôi bao giờ cũng rung-động khi tôi được đánh dấu hỏi, dấu ngã. 
Tôi có thể thích xem phim “action” Mỹ hay nghe Claude Barzotti hát nhưng tôi vẫn thích xem phim bộ… Đại-Hàn (Việt-Nam tôi làm gì có phim hay?), nhưng tôi vẫn thấy thấm-thía hơn khi tôi nghe nhạc Việt, tôi vẫn truyền-cảm hơn khi hát tiếng Việt. 
Tôi có thể ngoảnh lại nhìn một cô đầm tóc vàng, mắt xanh nhưng tôi chỉ có thể hạnh-phúc với người đàn bà gọi tôi bằng “Mình ơi!”. 
blank 

Chỉ vì đó là văn-hoá dân-tộc nằm trong máu, trong xương-tủy tôi, vì đó là giáo-dục bố mẹ, ông bà tôi đã truyền lại cho tôi, vì đó là vết-tích của mấy ngàn năm lịch-sử. 
Chỉ vì tôi là người Việt-Nam.
Kẹp giữa hai nền văn-hoá. Kẹp giữa hai thế-hệ
 

Bố mẹ chúng chúng tôi và chúng tôi cùng một làn sóng di-cư (cho dù trong số chúng tôi có những người đã đi trước) nhưng hai điều khổ-tâm cũng có điều khác-biệt. 
Quả thật vậy, chúng tôi vẫn cùng một nền văn-hoá với bố mẹ, cùng một nền giáo-dục do cha ông truyền lại. Bố mẹ chúng tôi vẫn được sống với chúng tôi như lúc còn ở Việt-Nam, với nền-tảng Phật-Lão-Khổng, cùng một nhân-sinh quan, cùng một đạo làm người. Chúng tôi vẫn nói tiếng Việt với bố mẹ, tiếp-tục yêu thương, kính-nể bố mẹ, để tiếp-tục lưu-truyền phong-tục, tập quán. 
Trong khi chúng tôi giờ bắt-buộc phải chấp-nhận văn-hoá con cháu chúng tôi như một văn-hoá ít nhiều là ngoại-Việt. 

blank 
Vì sự lưu-truyền đó sẽ gián-đoạn từ đây. Con cái chúng tôi đã bắt-đầu nói một thứ tiếng khác và những điều chúng tôi cố-gắng răn-dậy con cái khó lọt qua được màng-lưới thế-giới bên ngoài. 
Tôi đã được chứng-kiến một cảnh-tượng mà tôi không bao giờ quên được. Hôm đó, một người bạn có tổ-chức một buổi tiệc họp mặt với hơn sáu mươi bạn hữu để ăn uống, hát hò, nhẩy đầm. 
Về khuya, chúng tôi tạm ngưng chương-trình để ăn một bát cháo gà cho ấm bụng và lấy sức chơi tiếp. Lúc đó, đứa con trai chủ nhà từ trên lầu đi xuống với mấy đứa bạn, bật máy truyền-hình lên và nằm xem, ngay giữa sàn nhẩy. Chúng tôi đã bị “chiếm đất” và đợi một lúc, không thấy tình-hình biến-chuyển, quan-khách lần-lượt xin kiếu-từ. 
Tôi á-khẩu. Làm sao tôi có thể tưởng-tượng được cảnh này, với nền giáo-dục của tôi? Hôm đó, tôi đã chợt hiểu nền “độc-tài” của con trẻ trong cái quốc-gia tự-do nhất thế-giới này. Nhưng điều tôi phân-vân nhất là trong tình-trạng đó, hai vị chủ nhà, nghĩa là bố mẹ cậu trai trẻ đó, không hề lên tiếng can-thiệp, hầu như làm ngơ, không nhìn thấy điều gì cả. 

Trong khi tôi, đầu đã bạc phơ mà mỗi lần sang thăm nhà, Mẹ bảo tôi cạo râu hay đi cắt tóc là tôi vui vẻ làm ngay, chỉ để vâng lời Mẹ, để cho Mẹ vui. Ngược lại, bên Mỹ này, con gái mới mười lăm tuổi đã đánh mắt, thoa son đi học, bố mẹ nói gì được khi trong trường, bạn bè chung quanh đều như vậy, vả lại có thầy bà nào cấm cản đâu? Bên này, con cháu đi xâm mình (tattoo) hay đục vòng sắt vào môi, vào mắt (piercing) thì bố mẹ nào, ông bà nào ngăn cản được? 
Nhà chúng tôi lúc trước không giầu có gì nên không bao giờ dám phí-phạm bất cứ gì, ăn cơm phải vét sạch từng hạt, trong khi con trẻ bên này lấy cho đầy đĩa nhưng không ngần-ngại đổ tuốt nửa đĩa thức ăn khi chúng cảm thấy no. 
blank 
Tôi đã tận mắt thấy những bố mẹ phải khóc tức-tưởi khi bị lũ con xúm vào “mắng”. Ngày nay, bố mẹ nào dám đánh con mà không sợ chúng nó gọi “911”? 
“Trời làm một trận lăng-nhăng, ông hoá ra thằng, thằng hoá ra ông”. Ngày nay, thế-giới đảo lộn và chúng tôi đi lộn đầu, để con cái trèo đầu, trèo cổ thôi. 
Lúc trước còn ở bên Pháp, tôi vẫn cố gắng mỗi năm lấy máy bay sang thăm bố mẹ, và giờ đây sống bên Mỹ, tôi vẫn đi thăm Mẹ (vì không cùng tiểu bang) và ngoài ra, còn phải đi Pháp thăm con. 
Hoá ra, chúng tôi ở trên thì lo cho bố mẹ, ở dưới thì lo cho con cái (ở bất cứ tuổi nào); ở trên thì bị bố mẹ mắng, ở dưới thì bị con trách !?! 
Kẹp giữa hai thế-hệ. 

Xung-đột cả thế-hệ lẫn văn-hoá 

Nói như vậy không phải để trách mắng con cái. Đâu phải do lỗi chúng nó nếu chúng nó không nói được tiếng mẹ đẻ? Đâu phải do lỗi chúng nó nếu chúng nó sinh sống tại hải-ngoại? Đâu phải do lỗi chúng nó nếu chúng nó hoà mình với môi-trường bên ngoài nhiều hơn là với môi-trường gia-đình (nhất là trong cái tuổi thành-niên này)? 
blank 
Tôi đã có nghe những đứa trẻ nói với bố mẹ: “Bố mẹ đừng trông mong chúng con trở thành người Việt. Văn-hoá của bố mẹ không phải là văn-hoá của chúng con. Chúng con là người Mỹ!” Phũ-phàng thay, đau lòng thay, nhưng chúng nó làm sao hiểu được văn-hoá chúng ta khi chúng nó sống trong một thế-giới mà nền-tảng là “tự-do” và “đồng đô-la”? Làm sao chúng nó có thể nghe lời bố mẹ trong khi sự-thật bên ngoài hầu như khác hẳn? 

Có lẽ chính chúng nó có lý. Bổn-phận cha mẹ là giúp con cái thành công cuộc đời chúng nó chứ không phải cuộc đời cha mẹ, giúp chúng nó thành-công ngoài đời, trong môi-trường chúng nó đang sống chứ không phải môi-trường bố mẹ chúng đã sống. Sống ở đâu mà không theo văn-hoá nơi đó thì chỉ có thất bại, mà đâu có cha mẹ nào muốn con mình thất-bại khi ra đời, cho nên đành ngậm cay, nuốt đắng mà thôi. 

Đây không phải chỉ là vấn-đề xung-đột thế-hệ (thời-điểm nào chả có vấn-đề này, cho dù không “gây cấn” như vậy), mà còn rắc-rối thêm vấn-đề xung-đột văn-hoá nữa. Làm sao bố mẹ và con cái có thể hiểu nhau và chấp-nhận nhau khi đôi bên không cùng một nền-tảng, cùng những đặc-quan, cùng một nhân-sinh-quan? 

Nỗi buồn u-uẩn 

Dĩ nhiên tôi không dám vơ đũa cả nắm, không dám nói gia-đình Việt-Nam bên hải-ngoại nào cũng như trên, nhưng có lẽ phần đông là như thế (?) 
Nói lên vài điểm cho dễ hiểu, nhưng vấn-đề không giản-dị như vậy và tôi không có khả-năng phân-tích nhiều hơn. 
Dù sao đi nữa, đây cũng chỉ là nỗi buồn u-uẩn, ám ảnh tôi từ bao lâu nay, trong mối liên-hệ với tâm-hồn, với văn-hoá, với gốc rễ của mình. 
Tôi không tức-giận, không chua chát. Tôi chỉ cảm thấy buồn, tôi không luyến-tiếc quá-khứ, chỉ là tôi cảm thấy buồn. 
Vướng mắc giữa hai quê-hương, giữa hai nền văn-hoá, giữa hai thế-hệ, chúng tôi là một thế-hệ "bánh mì kẹp” (đôi khi còn là “bánh bao” nữa). Ngoảnh nhìn lại chỉ còn kỷ-niệm, nhìn về đàng trước thì tương-lai đã bít kín. 

blank 
sandwich  generation 1
Nhưng thôi, đã biết là mình vướng mắc, là mình “chấp ngã” (như lời Phật dậy) thì chỉ còn có nước “phá chấp”, nghĩa là “buông”, là chấp-nhận. 
Vả lại, cha mẹ chúng tôi không có vấn-đề này, con cháu chúng tôi không có vấn-đề này, chỉ có chúng tôi mới có vấn-đề này. Ngày nào cái thế-hệ chúng tôi đi hết rồi thì vấn-đề này sẽ không còn ai bàn đến nữa. 
Chúng tôi chỉ là một giai-đoạn chuyển-tiếp, một thế-hệ bị mất mát, bị hy-sinh để dân-tộc di-dân chúng tôi có thể lật qua một trang sử mới. 
Để đời sau, con cháu chúng tôi có hy-vọng thành-công trên đất người, đi tiếp con đường mà chúng tôi đã không đi hết. 
 
sandwich generation 3
Được như vậy, chúng tôi cũng sẽ mãn-nguyện lắm rồi. 
Xin cảm-ơn Trời Phật, xin cảm-ơn phúc-đức ông bà.
Tháng 3-2012

Yên Hà
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Mười Một 2020(Xem: 5071)
đất nước hùng mạnh là lòng dân. Ý dân là ý trời. Hôm qua tui đã thấy ý dân muốn gì.
12 Tháng Mười 2020(Xem: 5255)
Người thắng cử sẽ được người thua cuộc bắt tay nói lời chúc mừng và lui về vui với đời thường theo đúng tinh thần dân chủ và theo hiến pháp.
25 Tháng Chín 2020(Xem: 5922)
Và còn biết bao nhiêu điều tai hại nghiêm trọng khác vi dân chúng thiếu hiểu biết và vì lãnh tụ thiếu đạo đức kể sao cho hết!
24 Tháng Chín 2020(Xem: 5491)
Vậy nên tôi lên tiếng, dù nhiều người nói lên tiếng cũng chẳng đi đến đâu, chừng nào tôi còn thở, khi chết thì thôi, chứ không như con hến chỉ chịu mở miệng khi đã bị luộc chín
15 Tháng Chín 2020(Xem: 5239)
xua đuổi bóng tối khỏi miền đất cơ hội đã thấm mồ hôi và xương máu của các bậc tiền nhân anh hùng như Washington, Abraham Lincoln, Ronald Reagan...
07 Tháng Chín 2020(Xem: 5876)
Nhìn vào những thành phố nổi loạn và bất an hôm nay, chúng ta nhận ra những chính trị gia "bất tài" mà những năm trước số đông dân Mỹ
31 Tháng Tám 2020(Xem: 5634)
Cầu nguyện ơn trên ban phước cứu độ cho toàn dân trên khắp thế giới này, ngay cả những nơi khởi thủy nạn dịch, hãy giúp cho người dân thoát qua cơn dịch cúm
16 Tháng Tám 2020(Xem: 5657)
Úc bỗng dưng bị Tàu cộng dán cho cái nhãn “kỳ thị” sau khi lên tiếng đòi điều tra nguồn gốc phát xuất của con cúm Vũ Hán.
16 Tháng Tám 2020(Xem: 5694)
Số ít nhưng là số có thể thay đổi thời cuộc nếu chúng ta biết cách xử dụng cho có hiệu quả.
17 Tháng Bảy 2020(Xem: 5295)
tôi không bận tâm số thực phẩm này sẽ nuôi sống những người theo phe Dân chủ hay Cộng hòa.Chúng ta đều là người Mỹ và đó mới là điều quan trọng!
12 Tháng Bảy 2020(Xem: 6925)
Đặc biệt là các vụ giết người vì mâu thuẫn nhỏ ngày càng gia tăng.
08 Tháng Bảy 2020(Xem: 6017)
nhà cách mạng Voltaire của Pháp từng nói “tôi có thể không đồng ý với những gì anh nói, nhưng sẽ tranh đấu đến chết để anh có quyền nói”
01 Tháng Bảy 2020(Xem: 5951)
Phe cánh tả cũng không thể chấp nhận việc ông Trump tái đắc cử một lần nữa, bởi điều đó có nghĩa là làn sóng tiến bộ của cách mạng cánh tả có thể sẽ bị bóp nghẹt mãi mãi
28 Tháng Sáu 2020(Xem: 5418)
Một số kẻ thù nội ngoại đang đứng sau lưng giựt dây, yểm trợ mong muốn được thấy một nước Mỹ xáo trộn
29 Tháng Năm 2020(Xem: 5577)
Con người nếu có tâm, có phúc, sống tại nơi có phong thủy xấu rồi cũng sẽ có ngày chuyển thành đẹp
23 Tháng Năm 2020(Xem: 5882)
chúng ta sẽ phải giải thích như thế nào cho con em chúng ta, nhất là cho con cháu của chúng ta rằng chúng ta đã được lớn lên trong một nước Mỹ
27 Tháng Tư 2020(Xem: 27312)
danh dự của TT Nguyễn Văn Thiệu vẫn chưa được phục hồi. Người Mỹ vẫn muốn con cháu VN nhìn TT Nguyễn Văn Thiệu như là một kẻ luôn luôn cản trở và phá hoại hòa bình
11 Tháng Tư 2020(Xem: 35985)
“Chúng ta sẽ đánh bại loại vi-rút này và chúng ta sẽ sớm đánh bại nó. Chúng ta sẽ đưa đất nước của mình trở lại.”
10 Tháng Tư 2020(Xem: 16216)
Mà điều này không phải tôi nhận xét, đó là ý của các cụ Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng đó ạ.
02 Tháng Tư 2020(Xem: 5922)
Trong trận chiến của thế kỷ này, cùng nhau, ta hãy khích lệ, an ủi nhau để thêm niềm tin và hy vọng.
30 Tháng Ba 2020(Xem: 6364)
Một nguồn năng lượng tích cực lan tỏa toàn nước Mỹ. Chuyện nước Mỹ có vĩ đại hay không, không còn là câu hỏi nữa rồi.
26 Tháng Ba 2020(Xem: 5661)
Thử thách trước nạn dịch cúm Vũ Hán cũng là cơ hội của nước Mỹ, ít ra cũng là cơ hội hết phụ thuộc vào Chuỗi Cung Ứng của Trung Quốc
24 Tháng Ba 2020(Xem: 5230)
Chưa ai sáng giá hơn ông Trump trong giai đoạn này, chỉ cần một chút yêu thương khi ông vẫn đang là Tổng thống của bạn.
21 Tháng Ba 2020(Xem: 5581)
Chẳng ai muốn mình bị sớm quên đi. Tại sao không sống một cuộc đời ý nghĩa, đáng nhớ, ít ra với chính mình.
17 Tháng Hai 2020(Xem: 5469)
Nếu Việt Nam trở thành ổ dịch thứ hai sau Trung Quốc, thì khi đó chính quyền phải đối mặt với sức ép và sự chỉ trích mạnh mẽ từ phía người dân
30 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 5580)
Hứa chắc là không có đụng hàng,nhưng sẽ gần gủi bà con với cái anh nào đó đang cùng cảnh ngộ.
16 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 6163)
Dân tộc này, đất nước này không thể đi vào khốn khó, nếu người người cùng nuôi hy vọng và nhìn bằng sự thật về đất nước mình
08 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 6433)
Hạnh-phúc không phải là vấn đề số-mệnh. Đó là vấn-đề lựa-chọn.”
27 Tháng Mười Một 2019(Xem: 5590)
những kẻ vô ơn kia lại đang dùng chính chữ Quốc ngữ để vấy bẩn công lao của những người sáng tạo ra con chữ ấy
02 Tháng Mười Một 2019(Xem: 5555)
Người miền Nam giữ gìn văn hóa dân tộc nhưng luôn cởi mở, cầu tiến, học hỏi, gạn lọc điều hay cái đẹp của văn hóa dân tộc khác.
11 Tháng Mười 2019(Xem: 5588)
Ngày vinh quang sẽ đến, nếu mỗi người chúng ta vượt qua sợ hãi. Chúc mọi người chân cứng, đá mềm.
22 Tháng Chín 2019(Xem: 5663)
Hoa Kỳ không phải đang trên đà suy thoái. Uy tín của Hoa Kỳ đã chịu nhiều tổn thất do việc đóng quân lâu dài và lộn xộn tại Iraq và Afghanistan
15 Tháng Chín 2019(Xem: 6102)
một "phép mầu nhiệm chính trị" như trước đây 30 năm và như vậy VN chúng ta không còn sợ Đại Hoạ Mất Nước vào tay Trung Cộng nữa.
08 Tháng Chín 2019(Xem: 5310)
Có thể so sánh khủng hoảng tương tự như Liên Sô chịu đựng sau khi Bức Tường Berlin sụp đỗ vào năm 1989.
15 Tháng Tám 2019(Xem: 5768)
Quá siêu, Donald Trump và cộng sự của ông quá siêu khi biết chớp lấy thời cơ và vận dụng thời cơ một cách siêu phàm.
23 Tháng Bảy 2019(Xem: 7070)
Câu chuyện của chúng tôi, sự tồn tại của chúng tôi chính là điều đánh thức thế giới rằng dân chủ là tài sản quý báu nhất của chúng ta
19 Tháng Bảy 2019(Xem: 5919)
Rộng đường dư luân. Mọi cảm qua từ sự nhận xét và suy nghĩ của từng người
11 Tháng Bảy 2019(Xem: 5943)
Cô KimBerly Hồ và Tài Đỗ đều là đồng hương Biên Hòa và đã được Hội Biên Hòa nhiệt tình ủng hộ. Kính chuyển tùy sự suy nghĩ và phán xét của quý đồng hương và thân hữu vì đầy là nước Mỹ.
04 Tháng Bảy 2019(Xem: 5882)
Mà sự bình an đến từ sự thực hành không phản ứng, không phản kháng, không chống đối với những cảm giác bạn ghi nhận được
25 Tháng Sáu 2019(Xem: 5378)
Tôi đã là một công dân ở thành phố này được 62 năm và tôi dự định sẽ tiếp tục đấu tranh cho tự do của thành phố của tôi và quý vị sẽ không được điều khiển chúng tôi.
25 Tháng Sáu 2019(Xem: 5208)
Bức tường độc tài chuyên chính tại Việt Nam không sụp đổ bằng những cái búa hy vọng sẽ mượn được của nước ngoài mà bằng những bàn tay nhỏ tiếp tục và kiên nhẫn xoi mòn chế độ.
04 Tháng Sáu 2019(Xem: 5426)
Những con mang hình dáng của con người nhưng không óc không tim. Và lũ cương thi ấy vẫn đang sinh sôi nảy nở, vẫn chỉ biết tuân lệnh dù là lệnh giết người!
28 Tháng Năm 2019(Xem: 5316)
Người Mỹ gốc Việt phải ủng hộ ông Trump chiến thắng ở nhiệm kỳ 2 và ủng hộ Đảng Cộng hòa để họ kiểm soát Lưỡng viện vào cuộc bỏ phiếu năm 2020
27 Tháng Năm 2019(Xem: 6556)
When the US left the country in 1975 the north Vietnamese army came down and he was a prisoner of war
15 Tháng Năm 2019(Xem: 5397)
điều cần thiết hơn cả là tấm lòng yêu thương đối với những người gần 50 năm sống trong cô đơn, nghèo đói, bệnh tật
15 Tháng Năm 2019(Xem: 5247)
Tôi sợ rằng những gì tồi tệ nhất vẫn còn đang chờ đợi chúng ta ở phía trước, sự tồi tệ sẽ không chỉ dừng ở đây.