2:10 CH
Thứ Tư
24
Tháng Tư
2024

Học Làm Người Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa (Chu Thập)

15 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 13775)

Posted on 03/01/2012 by Lê Thy

Muốn về thăm quê hương yêu quý, phải vượt được những thử thách kinh nghiệm người đã về…. và phải học làm người của xã hội cộng sản : dành giật, bon chen, đè đạp nhau, dày xéo nhau bất chấp ai chết dưới chân … và phải học ăn, học nói theo ngôn ngữ mới, nên phải học nghe … v. v. và v.v…… và quan trọng hơn hết, là phải … “vô cảm” !!!!!

Thăm và chúc Năm Mới 2012 luôn bình an.

Lai Hồng

o O o

Học Làm Người Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa

Quê hương thì ai cũng nhớ cũng thương, dù chùm khế ngọt có héo đi, dù cây đa cũ bên đò xưa có thay đổi, dù con sông bờ ruộng có bị lấp đi…quê hương ấy vẫn cứ sống mãi trong ký ức và tiềm thức của tôi. Nhà văn Sơn Nam đã có lý để viết: “phong sương mấy độ qua đường phố, hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê”. Sau 30 năm xa cách, tôi cũng trở về Việt nam với tâm trạng ấy và ra đi cũng với tâm trạng ấy.

Tôi không thể nào không thương nhớ quê hương. Nhưng tôi không sợ bị kết án là vong bản để nói rằng tôi không thể nào hòa nhập trở lại vào cuộc sống ở quê hương. Sau đúng một tháng đi “xâm nhập thực tế” từ Nam chí Bắc, bằng mọi phương tiện di chuyển thượng vàng hạ cám, từ máy bay đến taxi, xe đò, xe buýt, xe ôm, xe xích lô, thuyền bè, tiếp xúc với hầu hết mọi giai cấp xã hội, tôi vẫn chưa thấy mình “tốt nghiệp” từ trường học làm người Việt nam XHCN. Tôi vẫn cảm thấy lạc lõng ngay trên chính quê hương của mình.

Suốt một tháng sống ở quê hương, theo lời ông bà dạy, tôi đã bắt đầu lại bài học vỡ lòng là “học ăn”. Trong trường XHCN hiện nay, đây là môn khó nuốt nhứt đối với tôi. Về Việt nam để ăn cho thỏa thích là chuyện có thể hiểu được đối với nhiều người Việt hải ngoại. Ai mà chẳng thèm các món đặc sản ở quê hương. Nhưng tôi hoàn toàn thất vọng về khoản này. Hàng ăn ở Việt nam không thiếu. Thật không ngoa để nói rằng cả nước Việt Nam hiện nay là một “hàng ăn”. Trên vỉa hè và ngay cả trên đường phố, dọc theo những con lộ ở thôn quê, chỗ nào cũng có tiệm cà phê và quán ăn. Đó là chưa kể những gánh hàng rong. Đồ ăn, món nhậu và thức uống được dọn ngay trước mặt mình vào bất cứ lúc nào trong ngày.

Đầu thập niên 80, mới đến Pháp, tôi thực sự thất vọng và cảm thấy bơ vơ trong xã hội mới: đi tìm một hàng quán là chuyện trần ai. Giá cả thì lại làm cho những người tỵ nạn chân ướt chân ráo phải dội ngửa. Đó là chưa kể ngày chúa nhựt: phố xá đóng cửa im thin thít. Có đói thì cũng đành phải bóp bụng mà kéo lê từng bước mỏi mệt đến hằng bao cây số may ra mới tìm được một tiệm ăn bình dân.

Đến Ý tôi lại càng bực mình hơn: cứ từ hai giờ trưa đến bốn giờ chiều, mọi quán sá đều đóng cửa. Mặc cho du khách có réo gọi, người ta vẫn cứ tỉnh bơ ngủ trưa đã.

Việt nam XHCN hiện nay thì trái lại, muốn ăn cái gì cũng có, muốn ăn giờ nào cũng được, muốn ngồi ăn ở đâu cũng chẳng ai cười. Có lần trên một chuyến taxi, tôi nêu thắc mắc với người tài xế: tại sao ở VN người ta “ăn nhậu” liên tục như thế? Anh trả lời rằng đa số người Việt nam hiện nay sống rất hiện sinh. Anh giải thích rằng người Việt nam ăn nhậu xả láng là vì không muốn nghĩ đến ngày mai và cũng chẳng có ngày mai mà nghĩ. Kiếm được đồng nào xài đồng đó. Đó là chủ trương sống của rất nhiều người Việt nam hiện nay. Không chỉ có những cán bộ phì nộn, ăn mặc bảnh bao hay các đại gia và giai cấp nhà giàu mới ăn nhậu, xem ăn nhậu như thủ tục đầu tiên, người dân lao động, những kẻ ăn không ngồi rồi cũng ăn nhậu và ăn nhậu suốt ngày, suốt đêm.

Sau một tháng về thăm Việt nam, đứng lên bàn cân, tôi sụt ký thấy rõ vì không muốn và không dám ăn một cách “thỏa thích” như mọi người. Tôi thực sự cảm thấy ái ngại mỗi khi bước vào một nhà hàng sang trọng. Giá cả không quá cao nếu so với Úc và các nước văn minh. Nhưng trong một đất nước mà thu nhập bình quân của một người lao động phổ thông vẫn còn ở mức dưới 5 Mỹ kim một ngày thì một bữa ăn trong một nhà hàng giá đến vài chục Mỹ kim, chưa kể tiền bia rượu, thì đây hẳn là một cách tiêu xài xa xỉ chỉ dành riêng cho giới nhà giàu mới trong xã hội.

Tôi không thấy thoải mái để bước vào các nhà hàng sang trọng. Cơm đường cháo chợ thì ê hề. Nhưng ngặt một nỗi, vì đã lỡ học cái thói vệ sinh của các nước văn minh cho nên có thèm nhỏ rãi tôi cũng đành ăn hàm thụ. Trong những ngày đầu, bị tào tháo rượt một lần, tôi tởn tới già. Cùng lắm, muốn ăn món tủ, nhà tôi đành phải mua rau cỏ về nhà rửa sạch với thuốc rửa rau mà chúng tôi mang theo từ Úc, rồi đem ra nhà hàng ăn thay vì ăn rau của họ trước con mắt khó chịu của người xung quanh. Ngoài ra, xuất xứ của các thứ thịt cá được dọn ra trong các hàng quán cũng khiến tôi nghi ngại. Những con thú chết vì bệnh thay vì đem chôn được xẻ thịt ra bán trong chợ là chuyện có thật được chính báo chí Việt nam phanh phui. Thịt quay treo lủng lẳng trên đường phố đầy bụi bậm và ngày này sang ngày khác là chuyện mà tôi thấy trước mắt mỗi khi xuống đường. Ngay chợ Đồng xuân, nhà tôi đã vô tình chứng kiến cảnh người ta xẻ thịt bò ngay trên nền chợ lầy lội nước.

Tựu trung, các hàng ăn ở Việt nam kinh doanh bằng mọi giá, bất kể các tiêu chuẩn vệ sinh và chuẩn mực đạo đức. Xét cho cùng, nếu ăn uống là thể hiện của văn hóa một đất nước, thì điều được gọi là “văn hóa ẩm thực” của Việt nam hiện nay cũng nói lên sự dối trá và lừa gạt vốn tràn lan trong xã hội. Muốn có chỗ ăn ngon, sạch, đúng giá thì chỉ có nước nhờ người quen mách bảo.

Tôi thấy mình chưa thuần thục trong bài “học ăn” ở Việt nam. Sang đến chuyện “học nói” thì tôi lại càng thấy mình “ngọng” hơn. Cả nước Việt nam không chỉ là một “hàng ăn” mà còn là một khu triển lãm các khẩu hiệu. Từ thành thị đến thôn quê, từ các đường phố sang trọng đến các con hẻm tồi tệ bẩn thỉu, ở bất cứ ngõ ngách nào, du khách cũng có thể đọc được những khẩu hiệu. Từ việc ca tụng đảng cộng sản Việt nam quang vinh đến nếp sống văn minh, xem ra người Việt nam xã hội chủ nghĩa sống bằng khẩu hiệu hơn với thực tế. Quả thực, đi đâu tôi cũng thấy “mưa sa trên mầu cờ đỏ” và bơ vơ trong rừng khẩu hiệu. Lạc lõng hơn nữa khi mở các kênh truyền hình chính của Việt nam. Cái giọng Bắc hoàn toàn khác với giọng Bắc “năm mươi tư” không thể không làm cho tôi nghe đau lỗ tai. Phải nói thật sự có một “Nước Bắc” xâm chiếm Miền Nam Việt Nam và áp đặt không chỉ ý thức hệ mà còn cả văn hóa, ngôn ngữ và giọng nói. Trước 75, trong miền Nam làm gì có chiếc xe “ô tô”, “ điện ô tô” hay “xe con” hay làm gì có chuyện “đảm bảo”. Tôi thấy rõ chuyện “thực dân mới” ấy trên chuyến bay từ Hà nội về Sài Gòn. Thông thường các cô tiếp viên của các hãng không dân dụng Á châu đều có một sắc đẹp đủ để đại diện cho đất nước của mình. Nhưng trong chuyến bay của hãng Jetstar từ Hà nội vào Sài Gòn hôm đó, tôi hoàn toàn thất vọng về cô tiếp viên trưởng. Với “nhan sắc của một người đàn ông không đẹp trai”, nếu cô được chọn làm tiếp viên trưởng của chuyến bay thì chắc chắn cô chỉ có thể là “con ông cháu cha” mà thôi. Tôi lại càng nghĩ rằng tôi không đoán sai điều đó,bởi vì khi cô mở miệng nói với hành khách bằng tiếng “Nước Bắc” thì tôi chẳng hiểu gì “sốt”. Đến khi cô “dịch” sang Anh ngữ thì tôi lại càng “điếc” và không biết cô nói tiếng nước nào.

Nói như thế không có nghĩa là tôi giỏi và nói tiếng Anh rành đến độ quên tiếng mẹ đẻ. Thật ra, vấn đề tiếng Việt của tôi ở Việt nam không phải là “nói” cho bằng là “hiểu” cái lối nói “xa lạ” hiện nay của nhiều người Việt nam. Không kể đến chuyện người ta cho vào bảo tàng viện hai tiếng “xin lỗi” và “cám ơn”, cái cách ăn nói cộc lốc, thiếu lịch sự, thiếu lễ độ, thiếu cả văn minh… của người Việt nam XHCN vừa làm cho tôi đau lỗ tai vừa làm cho tôi đau lòng. Đau lòng thực sự bởi vì cái lễ giáo và nét đẹp của cách nói năng được nhào nặn từ bao thế hệ đã hầu như hoàn toàn bị xóa bỏ. Tôi rất sợ vào chợ để mua hàng. Tôi sợ khi phải sờ đến một món hàng và hỏi một câu, mặc dù đã cố gắng để tỏ ra lịch sự hết sức có thể. Tôi sợ là bởi vì lúc nào mình cũng có thể được đáp trả bằng một tràng câu nói như chửi vào mặt.

Quả thật, một tháng có lẽ chưa đủ để tôi “học nói” lại trong Việt nam XHCN hiện nay. Sau chuyện “học ăn, học nói”, tôi lướt qua chuyện “học gói học mở” để đi thẳng vào một chuyện tối quan trọng trong những ngày sống ở Việt nam: đó là chuyện “học đi”.

Tôi còn nhớ: cách đây vài năm, nhân một cuộc họp APEC được tổ chức tại Hà nội, một nữ phóng viên Phi luật tân tháp tùng phái đoàn chính phủ Phi, đã ghi lại hai nhận xét mà cô cho là tâm đắc nhứt trong chuyến thăm Việt nam: một là con trai Việt nam không đẹp, hai là : ai muốn tự tử cứ “đi bộ” băng qua các đường phố ở VN.

Cả hai điều, tôi đều thấy đúng cả. Tuần cuối cùng ở Sài Gòn, không biết làm gì, tôi bắt xe buýt đi Thủ Đức, Biên Hòa. Tại đây tôi được dịp nhìn thấy làng đại học của Miền Nam Việt nam. Có cả một trường đại học quốc tế (International University) mà tôi không biết của nước nào. Nhưng phải nói là nhận xét của cô phóng viên người Phi thực là chính xác: trong đám nam sinh viên, rường cột và tương lai của đất nước, chen chúc trên xe buýt hay đi bộ đến trường, tôi chỉ nhìn thấy những tấm thân ốm o, còm cõi, nhỏ bé và những gương mặt thiếu sức sống và sự tỏa sáng. ( Ôi ! Thật là nhục nhã cho các đấng Sinh viên VN !!! )

Nhưng trở lại với bài “học đi” mà tôi đã cố gắng học trong những ngày lê bước ở Việt nam. Phải nói ngay rằng người Việt nam XHCN hiện nay rất ít đi bộ. Không cần phải nhìn cách tôi ăn mặc hay nghe tôi nói chuyện mà chỉ cần thấy tôi đi bộ hay băng qua đường là biết rõ tôi không phải là người Việt nam XHCN. Ở Việt nam, cứ bước ra khỏi nhà thì hầu như ai cũng cỡi xe gắn máy hay ít nhứt trèo lên xe ôm. Tôi không biết mình có quá chủ quan không khi nói rằng có lẽ không nơi nào trên thế giới có nhiều xe gắn máy cho bằng Việt nam, không có nơi nào trên thế giới bị ô nhiễm cho bằng các đường phố ở Việt nam và dĩ nhiên cũng không có nơi nào trên thế giới “nguy hiểm” cho khách bộ hành cho bằng VN. Quả thật, nếu muốn tự tử một cách dễ dàng, chẳng cần phải nhảy cầu, trầm mình xuống sông, rơi từ cao ốc, uống thuốc ngủ hay thắt cổ: chỉ cần hiên ngang băng qua đường ở VN cũng đủ để đi thẳng vào thế giới khác ngay.

Ở Việt nam luật đi đường nào cũng có, nhưng chẳng ai tuân giữ và khách bộ hành là hạng người rẻ nhứt trong xã hội. Ở Việt nam, công an giao thông đứng đầy đường, nhưng không phải để hướng dẫn về giao thông mà chỉ để được người lái xe “hối lộ” hay “mãi lộ” theo đúng nghĩa. Hôm giỗ cụ Nguyễn Trung Trực, bị kẹt trong một rừng người hỗn loạn thiếu điều đạp lên nhau tại Rạch giá, tôi không sao tìm thấy bóng một cái “áo vàng”.

Tôi vẫn nhớ mãi chuyến đi từ Vũng Tầu ra Nha Trang. Tài xế của chuyến xe, như anh tự giới thiệu, một người Thanh Hóa đã từng là công an. Nói chung, những tài xế người “Nước Bắc” có lối lái xe phải nói là “mất dạy” và lối nói năng cũng “mất dạy” hơn tài xế Miền Nam. Suốt chuyến đi, vì ngồi sau lưng anh, tai tôi bị tra tấn vì những câu văng tục liên hồi của anh. Nhưng được bộ nhớ của tôi ghi nhận kỹ nhứt là lúc anh trả lời cho một hành khách muốn xuống trước đồn công an gần một cổng trường tiểu học. Anh nói: “Làm gì có đồn công an gần một trường học. Chẳng có thằng ngu nào lại đi xây một trường học bên cạnh một đồn công an, bởi vì làm như thế thì trẻ con sẽ phải làm chó trước khi kịp “học làm người”.

Tôi đã học được rất nhiều bài học trong một tháng đi “thực tế” ở Việt nam. Nhưng bài “học đi bộ” thì tôi đành bỏ cuộc. Mỗi lần băng qua đường mà còn lành lặn, tôi xem như một phép lạ. Theo tôi, lối giao thông ở Việt nam thể hiện đúng cách sống của người Việt nam XHCN hiện nay: ở đâu người ta cũng có thể luồn lách và tránh né miễn là được việc và dĩ nhiên được việc cho bản thân mình trước đã. Người khác có sống chết ra sao cũng mặc kệ.

Về thăm lại quê hương tôi thấy buồn nhiều hơn vui. Phải nhìn nhận, sau 30 năm “xây dựng” xã hội chủ nghĩa, có một số dấu hiệu của phát triển: nhiều cao ốc hơn, nhiều đường sá hơn, cuộc sống vật chất và tiện nghi có khá hơn. Nhưng thật đáng buồn cho một đất nước khi sự phát triển hỗn loạn đã bóp nghẹt và chà đạp những giá trị tinh thần và luân lý. Nói như ai đó, phần “con” trong “con-người” Việt nam XHCN đã phát triển hơn, nhưng phần “người” thì lại ngày càng nhỏ lại.

Nghĩ như thế mà buồn cho quê hương!

Chu Thập 2011/12/31

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6558)
Dường như tất cả đều Who Cares, vậy tại sao người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại lại Care? Bạn nghĩ sao?
08 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6096)
Thôi chắc phải lo học tiếng Tàu để có gì kiếm cái chân làm ... "thông dịch ... vật" cho đám Thái Thú đời nay quá.
17 Tháng Chín 2017(Xem: 6693)
Hơn 1 tỷ người Tàu sẽ bị bao vây bằng một vòng tròn phóng xạ bom nguyên tử từ Nam đến Bắc từ Đông sang Tây
04 Tháng Chín 2017(Xem: 7429)
Nhạc Bolero ngày càng xoáy sâu vào trí não và tâm hồn họ, cộng với một thực trạng xã hội rệu rã, xuống cấp ở tất cả mọi lãnh vực, tất yếu sẽ tạo thành một hệ quả khôn lường.
24 Tháng Tám 2017(Xem: 8679)
Hoa Kỳ là một quốc gia hào hiệp. Nhờ đó nhiều người tị nạn đã biến đổi chế độ an sinh xã hội thành… ăn xin xã hội. Rồi hãnh diện khoe khoang…
21 Tháng Tám 2017(Xem: 6730)
cuốn phim của Ken Burns sẽ là một đòn phản công nếu như trong cuốn phim 10 tập của ông ta còn những hiểu lầm sai trái về cuộc chiến tranh.
16 Tháng Bảy 2017(Xem: 6935)
Thật đáng kinh ngạc khi có nhiều người đặt nghề nghiệp của họ vào ngành kinh doanh tội phạm nhiều triệu USD này. Họ đã quên mất hậu quả thảm khốc chỉ vì lòng tham
04 Tháng Bảy 2017(Xem: 6843)
Nhưng nếu nhìn tổng thể, con người của ông Cụ chính là một con người thật sự cả đời vì nước vì non.
30 Tháng Năm 2017(Xem: 14508)
Đời này tới đời kia, người dân chỉ biết biết cắm cúi sống và cắm cúi làm việc. Nghĩa là đi từ kiếp con người sang kiếp của loài vật.
23 Tháng Năm 2017(Xem: 7142)
Không nên cho rằng Hoa Kỳ không có kẻ thù. Thói thường, kẻ càng giàu mạnh càng bị nhiều người thù ghét
24 Tháng Tư 2017(Xem: 7478)
Tuy không phải là người Tàu nhưng tui đã có học qua mấy câu trong Tam Tự Kinh từ các thầy cô giáo Bắc Kỳ Năm Tư ngày xưa
22 Tháng Ba 2017(Xem: 7367)
Và nó sẽ mang lại sự linh hoạt hơn cho mọi người để tiết kiệm và chi tiêu chăm sóc sức khoẻ theo cách mà họ muốn và cần.
16 Tháng Ba 2017(Xem: 8402)
HUỲNH QUỐC HUY DIỄN GIẢ TRUYỀN CẢM HỨNG PHÂN TÍCH NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐẾN TỰ DO CHO VIỆT NAM
09 Tháng Ba 2017(Xem: 7106)
"Chấm dứt chiến tranh không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ, cái giá phải trả cho loại hòa bình đó là ngàn năm tăm tối cho các thế hệ sinh tại Viêt Nam về sau"
03 Tháng Ba 2017(Xem: 10803)
Bời vì như những người vô gia cư kia, bạn luôn có thể nói câu nói đầy cảm hứng đó ngay cả khi bạn không có gì cả, ngoài… một trái tim.
28 Tháng Hai 2017(Xem: 7722)
Không có bầu cử hay không tôn trọng kết quả bầu cử thì biến ngay thành loại độc tài cộng hòa chuối chiên [dịch nôm na từ Banana Republic
12 Tháng Hai 2017(Xem: 7973)
bạn không cần phải yêu nước Mỹ nhưng xin bạn đừng vô tình hay cố ý làm tổn thương nước Mỹ, một đất nước đã cưu mang bạn
31 Tháng Giêng 2017(Xem: 7966)
Chúng ta đang được bình an no ấm giửa một thế giới hổn loạn trong ngày hôm nay là nhờ vào những sự thay đổi
30 Tháng Giêng 2017(Xem: 6925)
Nước Mỹ cưu mang cho ta được tới đây thở sinh khí tự do. Ít ra theo luân lý Á Đông ta phải biết điều.
26 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 6902)
ánh bật nền kỹ nghệ địa phương, nâng cao tỉ lệ thất nghiệp và đẩy những nước thuộc địa mới này vào sâu trong nghèo đói.
23 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 7005)
Mấy chục năm đọc những cáo phó từ khi những người ra đi hơn tuổi, rồi bằng tuổi và nay là những người ít tuổi hơn
19 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 7340)
Nó luôn tin rằng nó còn trẻ, còn khỏe và nó đúng. Và nó đã chết trong niềm tin đó!
12 Tháng Mười Một 2016(Xem: 6858)
Việt Nam không sụp đổ bằng những cái búa hy vọng sẽ mượn được của nước ngoài mà bằng những bàn tay nhỏ tiếp tục và kiên nhẫn xoi mòn chế độ
07 Tháng Mười Một 2016(Xem: 6729)
Duy trì nền dân chủ là yếu tố sống còn của nước Mỹ. Không có sự lựa chọn nào khác tốt hơn trong hoàn cảnh này.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 7242)
Đàn áp những người Việt Nam tôn vinh cờ vàng ba sọc đỏ là con đường đưa đảng cộng sản Việt Nam đến chỗ diệt vong.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 7302)
Tại Việt Nam hiện nay, không còn chủ nghĩa Cộng Sản, mà đó chỉ là một xứ độc tài đảng trị nhưng theo đuổi chủ nghĩa tư bản ‘cuồng nhiệt.’
30 Tháng Mười 2016(Xem: 6486)
nhìn bằng sự thật về đất nước mình, dân tộc mình, và cùng nhau leo ra khỏi nắp nồi đóng kín đó, trước khi quá muộn.
18 Tháng Chín 2016(Xem: 8266)
thay vì khiến họ gục ngã, chúng ta có thể khiến họ trở nên mạnh mẽ hơn nhờ sự đồng cảm và chia sẻ của chính mình.
11 Tháng Chín 2016(Xem: 9468)
Do đó cần phải chọn một BS gia đình để chịu trách nhiệm chính theo dõi sức khỏe của mình
07 Tháng Chín 2016(Xem: 8294)
Người thương nữ không biết nỗi hận mất nước nên mãi hát bài Hậu Đinh Hoa
04 Tháng Chín 2016(Xem: 7798)
việc thừa nhận sở hữu tư nhân về đất đai sẽ có tác dụng chủ yếu làm tan rã nền móng kinh tế của đảng cộng sản làm cho đảng không vận hành được cơ chế tham nhũng nữa
20 Tháng Tám 2016(Xem: 9029)
Vậy là sau bao nhiêu ngày chờ đợi, cuối cùng dù đau đớn, ta cũng phải chấp nhận một sự thật là biển đã bị đầu độc.
14 Tháng Tám 2016(Xem: 7591)
Chỉ cần một chút quan tâm, và vì tình yêu mà chúng ta cố gắng chấp nhận những điều không hợp ý mình một cách vô điều kiện
08 Tháng Tám 2016(Xem: 12575)
Được như vậy, chúng tôi cũng sẽ mãn-nguyện lắm rồi. Xin cảm-ơn Trời Phật, xin cảm-ơn phúc-đức ông bà.
27 Tháng Bảy 2016(Xem: 8343)
Khi muà tranh cử bắt đầu, mức ủng hộ đối với ông Trump thua xa đối với bà Clinton. Khoảng cách có khi lên đến 20 điểm
27 Tháng Bảy 2016(Xem: 7381)
Chúng ta cần có một nhà lãnh đạo biết tạo sự đoàn kết, dung hoà chứ không như Obama là người tỏ ra thiên vị, vô tình gây thêm chia rẽ.
11 Tháng Sáu 2016(Xem: 9441)
Ông Obama đã xong nhưng chúng ta đã bắt đầu chưa hay lại đã quên?
01 Tháng Sáu 2016(Xem: 9781)
Và bài diễn văn của ông, được nhiều người ngợi ca, với tôi, tiếc thay đó là một bài ca hay nhưng lỗi nhịp!
30 Tháng Năm 2016(Xem: 9767)
Rằng trăm năm cũng từ đây Của tin gọi một chút này làm ghi.
25 Tháng Năm 2016(Xem: 7943)
đang Google coi hai câu thơ Nguyễn Du trích từ đoạn nào trong Truyện Kiều: “Rằng trăm năm cũng từ đây, của tin gọi một chút này làm ghi
22 Tháng Năm 2016(Xem: 10995)
nói ra cái gì sai, họ cũng đổ vấy hết cho cộng sản. Nhưng cộng sản tệ đến thế mà cai trị được chúng ta đến ngày giờ này, thì chúng ta cũng tệ không kém!
04 Tháng Năm 2016(Xem: 8147)
“Sống chết mặc bay, Dân tộc Việt Nam là dân tộc vô phúc nhất, từ ngày nhân dân nhận chịu thảm họa Cộng Sản cho tới giờ.
02 Tháng Năm 2016(Xem: 8011)
Tôi tìm lại được "tính Người" mà bấy lâu nay tôi đánh mất. Một lần nữa, tôi cám ơn Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa và các Thầy - Cô của ngày xưa.
17 Tháng Tư 2016(Xem: 10877)
trường hợp mấy dòng xâm trên cánh tay của Dũng: Liều mạng và không sợ bất cứ một thứ gì trên đời này. Đúng là ... xâm mình!
02 Tháng Tư 2016(Xem: 8079)
Nhiều kẻ hãnh tiến vẫn cho rằng nước Mỹ nợ chúng ta mà quên rằng, món nợ của chúng ta, và cả con cháu đời sau đối với nước Mỹ thật khó lòng trả nổi.
24 Tháng Ba 2016(Xem: 8464)
Mà không chỉ là cầu, mà kỷ niệm và dấu vết văn minh của người Việt cũng đang chìm dần trong làn nước.
12 Tháng Ba 2016(Xem: 14128)
Giờ đây đã 40 năm trôi qua, nếu người Mỹ không lên tiếng giải oan cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, thì cũng nên trả lại sự thật cho lịch sử.
12 Tháng Ba 2016(Xem: 8806)
Thế nhưng đối với chúng tôi lúc ấy, giữa chốn địa ngục đầy đe dọa, hai tiếng thiêng liêng đó “nổ to” như sấm động giữa mùa đông.
09 Tháng Ba 2016(Xem: 7409)
Máu xương của hàng triệu người đó, không phải hy sinh để chúng ta có một đất nước như ngày hôm nay!
05 Tháng Ba 2016(Xem: 9712)
cái gì của mình thì nó sẽ thuộc về mình, còn cái gì không phải thì nó mãi mãi sẽ không thuộc về mình