2:28 SA
Thứ Sáu
29
Tháng Ba
2024

Tượng Nữ Thần Tự Do - PHẠM VĂN TUẤN

29 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 13144)
blank

Bức Tượng Nữ Thần Tự Do là một món quà thiện chí của nhân dân Pháp tặng cho nhân dân Hoa Kỳ và được đặt trên một hòn đảo nằm trong hải cảng New York, hoàn thành vào năm 1886. Tượng Nữ Thần Tự Do là một nữ đại sứ của tình huynh đệ giữa hai quốc gia Pháp và Hoa Kỳ, với nước Pháp chủ trương “Tự Do, Bình Đẳng, Huynh Đệ” (Liberté, Égalité, Fraternité), kết hợp với lòng trông đợi của người Mỹ về “Đời Sống, Tự Do và việc theo đuổi Hạnh Phúc” (Life, Liberty and the Pursuit of Happiness). 

blank
The Statue of Liberty


Hơn một thế kỷ về trước, một nhà điêu khắc người Pháp đã phác họa ra bức tượng này rồi kể từ đó, bức tượng Nữ Thần Tự Do đã là một biểu tượng độc đáo của miền Bắc Mỹ. Đây là hình ảnh của một nhân vật chịu đựng, khắc khổ, cương quyết với cánh tay vươn cao, giơ lên ngọn đuốc để đón tiếp hàng triệu người di cư tới miền đất mới của Bắc Mỹ, họ là những người đi tìm kiếm một đời sống tốt lành hơn cùng với các tự do chính trị và tôn giáo. Tượng Nữ thần Tự Do biểu hiện các lý tưởng về lòng trắc ẩn, sự an toàn, niềm hy vọng, sự hướng dẫn và trên hết là chủ trương Tự Do của các nhà lập quốc Hoa Kỳ. Bức tượng cũng là niềm tin của nhiều sắc dân tha hương trên Thế Giới.

Từ cuối thế kỷ 18, dù cho là nước dẫn đầu trên Thế Giới về các tư tưởng Dân Chủ, nước Pháp chỉ trải qua hai thời kỳ Cộng Hòa ngắn ngủi, thời kỳ thứ nhất vào thập niên 1790, tiếp theo cuộc Cách Mạng Pháp và nền Cộng Hòa thứ hai giữa các năm 1848 và 1852. Tại nước Pháp, hai thể chế quân chủ và đế quốc (empire) đã tồn tại lâu dài, khiến cho người dân nước Pháp đã quen với lòng trung thành với nhà Vua. Cấu trúc chính trị của nước Pháp chỉ thay đổi vào năm 1870, sau khi nước Pháp thua trận Chiến Tranh Pháp-Phổ (the Franco-Prussian War) với hậu quả là sự sụp đổ của đế quốc Pháp do Hoàng Đế Napoléon III lãnh đạo. Từ nay bắt đầu nền Cộng Hòa Thứ Ba.

Mặc dù phải sống dưới vương quyền, trong lòng người dân Pháp sống vào thế kỷ 19 vẫn còn ý thức đối kháng lại thể chế quân chủ, vì họ cho rằng vương quyền là một hình thức chính quyền không đáng được duy trì. Hợp Chủng Quốc Bắc Mỹ được thành lập vào thế kỷ 18 và trong hơn 100 năm theo đuổi thể chế Cộng Hòa, nên hình thức chính quyền của Hoa Kỳ đã khác biệt với các chế độ quân chủ của châu Âu. Rồi do các ý tưởng và ước vọng về cuộc Cách Mạng Pháp 1789 đã không bao giờ tàn lụi đối với nhiều người Pháp, và cũng do chính quyền Cộng Hòa của Bắc Mỹ là sự thể hiện lý tưởng của ngưới Pháp về “Tự Do, Bình Đẳng, Huynh Đệ” trong thời đại của Lý Trí, nên bức tượng Nữ Thần Tự Do đã là một sáng tạo để tượng trưng cho các lý tưởng kể trên và là một hiện thực của câu nói “Tự Do chiếu sáng Thế Giới” (La Liberté éclarant Le Monde).

1- Các nhân vật có công đầu

Ông Edward de Laboulaye là một nhà luật học, một giáo sư, một diễn giả được nhiều người biết danh tiếng và cũng là một chuyên viên về Lịch Sử Hiến Pháp Hoa Kỳ. Năm 1865, ông Laboulaye đã tổ chức một bữa tiệc trong đó các người tham dự đã thảo luận về việc cần phải dựng nên một kỷ vật để tượng trưng cho tình cảm của nước Pháp đối với cuộc Cách Mạng Hoa Kỳ, bởi vì tại cuộc Cách Mạng này, nhiều người Pháp đã chiến đấu và đổ máu cho nền Độc Lập và Tự Do của Bắc Mỹ. Trong cuộc thảo luận, ông Laboulaye đã tin tưởng rằng dân chúng Hoa Kỳ đã yêu mến Hầu Tước De Lafayette và các binh lính tình nguyện Pháp, cũng như họ đã kính trọng các vị anh hùng Mỹ vậy. Và tình bạn giữa hai quốc gia này không thể bị quên lãng.

Ông Laboulaye đã nói: “nếu một đài kỷ niệm được xây dựng tại châu Mỹ như là một kiến trúc tưởng nhớ về nền Độc Lập, thì tôi cho rằng đài kỷ niệm đó nên được xây dựng bằng các cố gắng hợp tác, đó là một công trình chung của cả hai quốc gia và đó cũng là một điều tự nhiên“.

blank
Frédéric Auguste Bartholdi in 1880


Trong số các thực khách có mặt tại bữa ăn đặc biệt đó, có một nhà điêu khắc ở tuổi 31, tên là Frederic Auguste Bartholdi. Về sau này, nhà điêu khắc đã nhớ lại như sau: “Cuộc đàm thoại đó đã hấp dẫn tôi mãnh liệt, đã ăn sâu vào trí nhớ của tôi”. Ông Laboulaye đã xác định lại quan điểm của mình về việc thực hiện một đài kỷ niệm và đã thúc dục Bartholdi nên qua châu Mỹ để “tìm ra một ý tưởng hay một kế hoạch có thể kích thích sự phấn khởi của quần chúng“. Ý tưởng về một bức tượng mô tả nền Tự Do đã ra đời sau bữa ăn định mệnh đó, nhưng việc thực hiện sáng kiến này phải chờ 21 năm, hay 3 năm sau khi ông Laboulaye qua đời.

Ý tưởng xây dựng một đài kỷ niệm thuộc về ông Laboulaye nhưng cỡ lớn của đài kỷ niệm đó lại do ảnh hưởng của kiến trúc Ai Cập. Năm 1856, ông Bartholdi qua thăm viếng miền đất của các Vua Pharaohs. Mức độ cổ xưa của các Kim Tự Tháp, tầm vóc vô cùng lớn lao của các lăng mộ đó đã ám ảnh nhà điêu khắc người Pháp này và ông Bartholdi đã phải bình luận rằng các công trình vĩ đại đó đã làm cho người ta quên đi hiện tại và bị ám ảnh bởi tương lai không giới hạn.

Ông Bartholdi trở lại du lịch Ai Cập vào năm 1869, khi người Pháp khánh thành Kênh Đào Suez. Việc thực hiện công trình kênh đào này là do ý muốn hiện đại hóa đất nước của vị Phó Vương Ismail Pasha và hai năm về trước, khi Phó Vương ghé qua thành phố Paris, ông Bartholdi đã có cơ hội đề nghị với Phó Vương nên xây dựng một bức tượng của một nữ nông dân Ai Cập (fellah) tay cầm một ngọn đuốc giơ cao. Đề tài của bức tượng là “Tiến Bộ” (Progress) hay “Ai Cập mang ánh sáng tới châu Á”. Bức tượng như vậy vừa là một biểu tượng của việc hiện đại hóa đất nước Ai Cập của Phó Vương, vừa được dùng làm một hải đăng đứng bên bờ kênh đào mới.

Trong hai năm làm việc có khi không liên tục, nhà điêu khắc Bartholdi đã hoàn thành được bản vẽ cuối cùng và một bức tượng nhỏ mô tả về kỷ vật dành cho buổi lễ năm 1869, nhưng vị Phó Vương vào lúc này không còn lưu tâm tới bức tượng hải đăng đó nữa và vì vậy, Bartholdi đã nhớ lại đề nghị của ông Laboulaye khi trước mà quan tâm trở về dự án của châu Mỹ.

Hình ảnh của một phụ nữ giơ cao lên một thứ gì đó, thường được dùng trong nghệ thuật của thời bấy giờ, vì thế việc phác họa bức tượng Nữ Thần Tự Do của châu Mỹ phải có những đặc điểm tương tự như bức tượng của một nông dân Ai Cập. Và ông Bartholdi đã giận dữ khi các báo chí cho rằng vì ông không bán được bức tượng cho Ai Cập nên đã dùng bức tượng này để bán lại cho Hội Đoàn Kết Pháp-Mỹ (the Society of the French-American Union). Lời tố cáo không công bằng này đã không cứu xét tới việc khảo sát và các năng lực trong nhiều năm của ông Bartholdi để làm phát triển các ý tưởng ban đầu và các công lao xây dựng bức tượng Nữ Thần Tự Do.

2- Ông Bartholdi tới Hoa Kỳ

Năm 1869, ông Bartholdi đã đề nghị bức tượng “Tự Do” là một món quà của nhân dân Pháp tặng cho Hoa Kỳ nhân dịp kỷ niệm 100 Năm Hoa Kỳ độc lập. Năm 1871, để cứu xét sự khả thi này, nhà điêu khắc đã xuống tầu qua thăm Bắc Mỹ. Khi đứng trên con tầu đi vào hải cảng New York, ông Bartholdi đã nhận thấy ngay ảnh hưởng của địa điểm xây dựng đài kỷ niệm, vì nơi đây là hải cảng mà phần lớn các tầu biển đi vào Tân Thế Giới. Đây phải là chỗ lý tưởng đặt bức tương “Tự Do”.

Trí tưởng tượng của nhà điêu khắc người Pháp đã sống dậy: bức tượng “Tự Do” phải có hình dạng một nữ thần cổ điển, không giống một nữ nông dân Ai Cập, với vương niệm trên đầu và ngọn đuốc cầm trên tay giơ cao, tượng trưng cho nhân cách, uy quyền và sự giải phóng. 7 mũi nhọn của vương niệm diễn tả sự tự do được tỏa rộng tới 7 lục địa và 7 đại dương, và ở dưới chân của bức tượng, cái xiềng đã bị phá vỡ, bộc lộ sự giải phóng khỏi bạo quyền. Một đặc điểm khác là trên tay bức tượng “Tự Do” có tấm bảng ghi Ngày Tuyên Bố Độc Lập của Hoa Kỳ: tháng 7 ngày 4 năm 1776.

Vào cuộc viếng thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên trong 4 lần đi khảo sát, nhà điêu khắc Bartholdi đã xúc động trước sự bao la, rộng lớn của lãnh thổ Hoa Kỳ, đã ngạc nhiên và khâm phục tốc độ phát triển và xây dựng quá nhanh các thành phố của người Mỹ, cho nên chỉ có tầm vóc thật lớn của bức tượng mới diễn tả được các quan điểm không giới hạn về thời gian và không gian, mới bộc lộ được các đặc tính của miền Bắc Mỹ.

Cuộc viếng thăm này cũng ở vào một thời điểm rất thuận tiện, vì trước đó vài tháng, Đế Quốc Thứ Hai của Vua Napoléon III đã bị sụp đổ và nước Pháp đã có một nền Cộng Hòa mới. Giữa hai nước Pháp và Hoa Kỳ đang duy trì một tình cảm đoàn kết và thân ái. Nhà điêu khắc đã lợi dụng được bầu không khí thiện chí tốt đẹp này để tạo nên các liên lạc cần thiết cho dự án của mình.

Trong các nhân vật mà ông Bartholdi đã làm quen, có ông John W. Forney là chủ nhân tờ báo Philadelphia và sau này là đại diện của Hoa Kỳ tại cuộc Triển Lãm 100 Năm tổ chức tại Pháp, rồi cũng nhờ ông Forney, ông Bartholdi đã liên lạc được với Tổng Thống Hoa Kỳ Ulysses S. Grant. Nhà điêu khắc cũng gặp nghệ sĩ John LaFarge, thi sĩ Wadsworth Longfellow, kiến trúc sư H. H. Richardson… và cả cộng đồng người Mỹ gốc Pháp sinh sống tại New York, và nhóm dân này đã ủng hộ dự án xây dựng một đài kỷ niệm.

Năm 1871, ông Bartholdi lại qua Hoa Kỳ để lựa chọn địa điểm đặt bức tượng. Vào lúc này, các mô hình ban đầu của bức tượng Tự Do đã hoàn tất nhưng hoàn cảnh chính trị tại nước Pháp lại không ổn định. Nước Pháp mới thua trận chiến tranh Pháp-Phổ 1870 và phải bồi thường cho nước Đức 5 tỉ quan tiền (vào khoảng 1 tỉ Mỹ kim) và cho tới năm 1873, việc bồi thường vẫn còn tiếp tục và quân đội Đức vẫn còn chiếm đóng miền đông của nước Pháp. Mặc dù vào tháng 9 năm 1870, chế độ Cộng Hòa được tuyên bố thành lập nhưng Quốc Hội Pháp lại do các người bảo hoàng chiếm ưu thế. Khi Quốc Hội chấp thuận một Hiến Pháp Cộng Hòa vào tháng 12-1875, thì dự án về bức tượng Tự Do đã được chính thức phổ biến vào một năm trước.

Ngày 6 tháng 11 năm 1875, một bữa tiệc lớn được tổ chức để công nhận Hội Đoàn Kết Pháp-Mỹ (the Union Franco-American ). Ông Edward de Laboulaye đã là vị chủ tịch đầu tiên của hội này. Hội Đoàn Kết cũng gồm nhiều nhân vật danh tiếng, kể cả các cháu chắt của hai vị anh hùng De LafayetteRochambeau. Dự án xây dựng bức tượng Tự Do sẽ là một hợp tác của hai quốc gia theo đó nhân dân Pháp sẽ hoàn tất và chuyên chở bức tượng tới Hoa Kỳ, còn cái bệ trên đó đặt bức tượng sẽ do người Mỹ vẽ kiểu, xây dựng và đài thọ.

Công cuộc vận động tài chính tại Pháp đã gặp hưởng ứng sớm và nồng nhiệt. Tiền bạc đã tới từ 181 thành phố và hơn 100 ngàn cá nhân. Nhiều cuộc gây quỹ đặc biệt được tổ chức, chẳng hạn như nhà soạn nhạc lừng danh Gounod đã viết ra bản “Thanh Nhạc Tự Do” (Liberty Cantata) trình diễn tại Đại Hí Viện Paris.

Cũng có một cuộc xổ số 528 giải thưởng với giá vé 1 quan tiền và tại cuộc Triển Lãm Quốc Tế Paris năm 1878 (the Paris Universal Exhibition of 1878), phần đầu và phần vai của bức tượng Tự Do đã được làm xong và được trưng bày, các du khách muốn coi phần bên trong bức tượng phải trả tiền vào cửa, nhờ vậy tiền thu được đã giúp một phần vào công cuộc xây dựng bức tượng. Vào lúc này, tấm bảng đồng ghi chú về bức tượng được viết là: “Đài Kỷ Niệm Độc Lập, Tự Do chiếu sáng Thế Giới” (Monument de l’ Indépendance, la Liberté Eclairant le Monde). Nhưng các khó khăn gặp phải khi bắt đầu xây dựng bức tượng đã làm trị giá ước lượng ban đầu 250,000 Mỹ kim lên tới 400,000 Mỹ kim.

3- Ủy Ban xây tượng Hoa Kỳ

Công trình thực hiện bức tượng Tự Do về phía Hoa Kỳ đã tiến triển chậm chạp vì vào tháng 1 năm 1877, chi nhánh của Hội Đoàn Kết Pháp Mỹ mới được thành lập và được gọi tên vắn tắt là “Ủy Ban Hoa Kỳ” (the American Committee), lúc đầu gồm khoảng 100 hội viên, rồi 10 năm sau, số hội viên tăng lên tới 400 người. Các nhân vật danh tiếng của Hoa Kỳ đã tham gia vào hội này, như các ông Samuel D. Babcock, một kỹ nghệ gia, John Taylor Johnson, giám đốc hỏa xa và giám đốc đầu tiên của Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật Metropolitan, John Jay, nhà cải cách xã hội, William Cullen Bryant, thi sĩ kiêm chủ nhiệm nhật báo, Edwin F. Noyes, nguyên thống đốc tiểu bang Ohio rồi về sau là Đại Sứ Hoa Kỳ tại Pháp.

Đứng đầu Ủy Ban là nhà luật học danh tiếng William M. Evarts, sau này trở thành vị Bộ Trưởng Ngoại Giao. Ủy Ban có ông J.W. Pinchot làm thủ quỹ và ông Richard Butler làm thư ký, lãnh việc tiếp xúc với nhà điêu khắc. Ủy Ban Hoa Kỳ còn gồm có một số chính trị gia, thương gia, các nhà mạnh thường quân, các người yêu nghệ thuật, các người dân gốc Pháp phần lớn sinh sống tại New York và nhiệm vụ của Ủy Ban này là gây quỹ 125,000 mỹ kim, là số tiền cần thiết để xây cái bệ đặt bức tượng Tự Do.

Năm 1876, nhân dịp Triển Lãm 100 Năm của Hoa Kỳ (America’s Centennial Exhibition) tại Philadelphia, cánh tay phải của bức tượng và ngọn đuốc đã được đem trưng bày để du khách tới coi. Món quà tặng của nước Pháp đã được chính thức hóa và Quốc Hội Hoa Kỳ đã chấp thuận về một địa điểm đặt tượng cùng ngân khoản dùng vào việc bảo trì bức tượng về sau này.

Ủy Ban Hoa Kỳ, mặc dù bao gồm nhiều loại hội viên nhưng đa số vẫn là các người giàu có. Trong số 161,000 mỹ kim quyên góp được cho tới tháng 11-1884, chỉ có 7,000 mỹ kim do những món tiền nhỏ hơn 100 mỹ kim, tương đương với lương tháng trung bình của một người dân thường vào thời bấy giờ. Đa số hàng trăm và hàng ngàn mỹ kim đều từ những nhân vật danh tiếng như các ông John Jacob Astor, nhà độc quyền về buôn lông thú và bất động sản tại thành phố New York, Andrew Carnegie, nhà tư bản thép, Cyrus W. Field, người sáng lập ra công ty điện tín và đường dây cáp xuyên qua Đại Tây Dương, P.T. Barnum, chủ gánh xiếc… Ngoài ra, cuộc Triển Lãm Nghệ Thuật New York (the New York Art Loan Exhibition) đã mang về gần 14,000 mỹ kim do vé vào cửa. Tới năm 1885, số tiền thu được của Ủy Ban Hoa Kỳ lên tới 180,000 mỹ kim trong khi đó, phí tổn xây dụng bệ bức tượng lại tăng gấp hai, làm cho công trình kiến trúc có khi phải ngừng lại.

Đối với dân chúng Hoa Kỳ vào thời bấy giờ, một số người bi quan đã chỉ trích bức tượng là mô tả “Nữ thần tà giáo” (Pagan goddess), một số khác lại nghi ngờ lòng ngay thẳng của nhà điêu khắc và cho rằng việc thực hiện bức tượng là trách nhiệm của những người giàu có sống tại thành phố New York.

Cuối cùng vào tháng 3-1885, bức tượng Tự Do đã được làm xong tại Pháp và chờ đợi chuyên chở qua Hoa Kỳ. Vào thời điểm này, Ủy Ban Hoa Kỳ phải kêu gọi tới lòng ái quốc của quần chúng Mỹ: “Nếu bây giờ tiền bạc không được đóng góp nữa, thì bức tượng sẽ bị trả về cho người tặng, đó là sự bất hạnh cho dân chúng Mỹ, hay bức tượng sẽ bị gửi tới một thành phố khác và đó là việc làm mất danh dự của thành phố New York, chúng tôi yêu cầu các bạn tránh tai họa đớn đau và buồn tủi này. Chúng tôi xin các bạn, mỗi người và mọi người, tùy theo phương tiện của mình, đóng góp theo khả năng và không quên một cơ hội cuối cùng xây dựng một vinh quang bất diệt cho chính các bạn và cho Đất Nước“. Sau đó, hàng ngàn món tiền nhỏ đã gửi tới Ủy Ban tổ chức và phần lớn là nhờ vào công lao và sự quan tâm nhiệt thành của ông Joseph Pulitzer, chủ báo Thế Giới New York (the New York World).

Ngày 16 tháng 3 năm 1885, một tuần lễ trước khi Ủy Ban Hoa Kỳ ra thông báo kêu gọi sự đóng góp, ông Pulitzer đã phát động một phong trào gây quỹ. Trên trang đầu và trong phần quan điểm, ông Pulitzer đã chê trách các người giàu có, đã không đóng góp đủ những món tiền dù nhỏ, để có thể thu nhận bức tượng Tự Do và ông kêu gọi tới lòng hãnh diện của người Mỹ, sẽ đưa dự án từ tầm vóc địa phương lên tầm vóc quốc gia, và ông Pulitzer nói rằng bức tượng này là quà tặng cho toàn thể nhân dân Hoa Kỳ và đã do nhân dân Pháp trả tiền. Ông Pulitzer đã viết: “Chúng ta hãy phản ứng bằng phương cách tương tự. Chúng ta không chờ đợi các triệu phú cho tiền”, và tờ báo “Thế Giới” đã hứa sẽ công bố tên họ của mọi người tặng tiền, dù là một món tiền nhỏ. Số báo ra ngày 22-4-1885 đã viết như sau: “Thực là một kiến trúc rực rỡ đứng vươn cao lên tận từng mây tại hải cảng đẹp đẽ. Đó là một kỷ vật đầu tiên mà mọi người mới đến bờ biển này nhìn thấy. Bức tượng sẽ là một biểu tượng của Tự Do, cao như trái núi trước các con mắt của những người tới từ các quốc gia bị áp chế bên kia bờ đại dương. Bức tượng báo hiệu sự hoàn thành đầy đủ nhất về Tự Do của Nhân Loại và sẽ đứng vững mãi mãi để kể về đề tài đó“.

Các lý tưởng Tự Do của Hoa Kỳ đã ảnh hưởng tới ông Joseph Pulitzer. Ông đã di cư từ Hungary qua Bắc Mỹ vào giữa cuộc Nội Chiến. Sau khi phục vụ trong quân đội Miền Nam, ông Pulitzer đã là chủ nhiệm tờ báo Post Dispatch tại thành phố St. Louis. Năm 1883, ông đã mua tờ “Thế Giới” (The World) và đã di chuyển tòa soạn về New York và cố gắng làm cho tờ báo nổi danh. “Tự Do” đã là đề tài hấp dẫn khiến cho tờ “Thế Giới” thành công với số báo phát hành cao nhất tại Tây Bán Cầu và ông Pulitzer trở thành “nhà báo của dân chúng” (people’s journalist).

Người dân Hoa Kỳ vào lúc này không còn ác cảm với “ngọn hải đăng New York” nữa, hàng ngàn món tiền tặng, có khi nhỏ tới 10 xu, 20 xu… đổ về tòa báo mỗi ngày và tờ “Thế Giới” đã giữ lời hứa, đã đăng tải danh sách các người hảo tâm, gồm các công nhân, các người nữ bán hàng, các công chức… Tờ báo cũng kể vài câu huyện theo đó một em nhỏ 9 tuổi đã lạc quyên được 7 mỹ kim từ các nhân viên làm việc cho cha của em, hay một em gái 13 tuổi gây quỹ từ hàng trăm bạn học cùng lớp… Tại phía bên kia bờ Đại Tây Dương, người Pháp cũng tổ chức các buổi trình diễn âm nhạc, các dạ hội, các cuộc tranh tài thể thao để gây quỹ cho bức tượng.

Ngày 11 tháng 8 năm đó, tờ “Thế Giới” công bố đã thu được 100,000 mỹ kim từ hơn 120,000 người và dự án bức tượng “Tự Do” tại cả hai phía Hoa Kỳ và Pháp đã thành công, khi bức tượng được đóng hàng, mang xuống con tầu Isère và chở qua hải cảng New York.

blank
Statue of Liberty

4- Thực hiện kỹ thuật và nghệ thuật cho bức tượng

Khi hội Đoàn Kết Pháp-Mỹ được thành lập vào năm 1875, nhà điêu khắc Bartholdi đã hoàn thành được vài mẫu vẽ bức tượng Tự Do. Nhà điêu khắc phải đương đầu với rất nhiều vấn đề, chẳng hạn như vẽ kiểu và cách chế tạo, đòi hỏi tới năng khiếu riêng của nhà sáng tạo, vì trước đó đã không có các kiểu mẫu nào to lớn đến như thế.

Vào thế kỷ 19, một đài kỷ niệm cao 302 feet (92 mét) kể cả bệ, sẽ chế ngự cả một vùng chân trời và ngọn đuốc giơ lên cao sẽ khiến cho nhiều nơi trông rõ. Bức tượng Nữ Thần Tự Do như vậy sẽ lấn át bức tượng Rhodes (Colossus of Rhodes), là một trong 7 kỳ quan của Thế Giới Cổ Xưa, hơn cả bức tượng S. Carlo Borromeo, và tượng Nữ Thần Tự Do sẽ vừa là một sáng tạo kỹ thuật đặc biệt và cũng là một tác phẩm nghệ thuật.

Ông Bartholdi là một nghệ sĩ nên đã bị ảnh hưởng bởi thời đại của ông, bởi các bài học của quá khứ… Một trong các bức họa gây được nhiều ấn tượng sâu sắc vào tâm hồn nhà điêu khắc, là tác phẩm “Tự Do hướng dẫn Dân Chúng” (La Liberté Guidant le Peuple) năm 1830 của họa sĩ Delacroix. Đây là một biểu tượng của cuộc Cách Mạng Tháng 7, đã bị chính quyền Pháp xếp vào bóng tối cho đến khi có bầu không khí chính trị bao dung hơn.

Tư tưởng của ông Bartholdi cũng bị ảnh hưởng do ý niệm hòa bình của ông Laboulaye, vì vậy bức tượng đã không mang một lá cờ, một cây súng là biểu tượng của cách mạng, mà mang bên mình các biểu tượng thụ động hơn, đó là một ngọn đuốcmột tấm bảng, giống như tấm bảng của nhà tiên tri Moses, nằm trong cánh tay vững chắc. Bức tượng Nữ Thần Tự Do còn có vẻ mặt nghiêm trang và khắc khổ, và theo như lời ông Bartholdi, bộ diện mạo này đã phản ánh một phần nào bộ mặt của người mẹ nhà điêu khắc, bởi vì bà đã là một nạn nhân chính trị, một góa phụ người Pháp sống trong miền Alsace bị quân đội Đức chiếm đóng. Bức tượng Tự Do này là hình ảnh của một nữ thần cổ điển, có bộ mặt tỏ lộ ra một vẻ đẹp thánh thiện cùng với sức mạnh, hòa hợp với vòng vương niệm 7 nhánh trên đầu.

Mô hình của bức tượng được nặn bằng đất sét, cao 1.25 mét (hơn 4 feet), đã được phóng lớn 3 lần thành chiều cao 2.85 mét, rồi lại được tạc thành tượng cao hơn 11 mét (hơn 36 feet). Chính ở tầm vóc này, nhà điêu khắc đã duyệt xét lại mọi chi tiết. Sau đó, độ phóng lớn cuối cùng làm cho kích thước của mẫu hình cao tới 46 mét (151 feet). Trên bức tượng, các nhân viên kỹ thuật đã dùng tới hơn 300 điểm chuẩn chính và 1,200 điểm chuẩn phụ, và họ đã thực hiện hơn 9,000 công cuộc đo lường dùng cho bức tượng. Bức tượng được đổ bằng thạch cao rồi chuyển sang lớp đồng mỏng. Các lớp đồng dầy được cẩn thận ép từ bên trong và gò bằng tay, sau đó được sửa chữa bằng cách đập gò từ bên ngoài. Tất cả có hơn 300 miếng đồng, tạo nên phần ngoài bức tượng.

Phần sườn thép bên trong, chịu đựng bức tượng, đã được vẽ kiểu và thực hiện do kỹ sư Gustave Eiffel, nhân vật vào năm 1889 đã xây dựng nên Tháp Eiffel là đài kỷ niệm 100 năm Cuộc Cách Mạng Pháp. Ông Gustave Eiffel là kỹ sư danh tiếng nhất về xây dựng các cầu xe lửa, với sự hiểu biết uyên thâm về cách thiết kế bằng sắt thép và cách tính sức chịu đựng (stress). Cấu trúc của phần sườn sắt gồm 4 cột sắt cao mỗi cột 29.54 mét (96 ft 11 in.), mọc lên từ bệ của bức tượng và chịu đựng tất cả trọng lượng, rồi từ chiếc tháp trung tâm này, có các đà nhỏ hơn, nương theo hình dạng của bức tượng. Hàng trăm bộ phận đã tạo nên một hệ thống nhún (suspension system), với độ co dãn điều chỉnh tùy theo sự dãn nở hay co hẹp.

Sau 10 năm chế tạo tại Pháp, các phần của bức tượng Tự Do đã dần dần hoàn thành. Cánh tay phải và bó đuốc được chở qua Hoa Kỳ nhân dịp kỷ niệm 100 Năm Độc Lập 1876, rồi tới năm 1878 thì đầu của bức tượng đã được làm xong và được trình bày trước dân chúng thành phố Paris.

Tại Hoa Kỳ, cánh tay phải và đầu bức tượng Tự Do đã được di chuyển về Công Viên Madison của thành phố New York và nằm tại đây từ 1877 tới 1884. Địa điểm này đã là nơi xuất phát và dừng chân của nhiều đoàn diễn hành tại thành phố đó.

Ngày 4 tháng 7 năm 1884, một buổi lễ đã được tổ chức để chính thức chuyển giao bức tượng, từ vị đại diện nước Pháp là ông Ferdinand de Lesseps, một nhân vật danh tiếng đã đào xong Kênh Đào Suez, qua ông Đại Sứ Hoa Kỳ là Levi P. Morton.

Về phần Hoa Kỳ, việc xây dựng bao gồm các công tác chọn lựa địa điểm, đắp nền móng và cái bệ đứng với chiều cao gần bằng chiều cao của bức tượng. Địa điểm đặt tượng phải nằm trong hải cảng New York. Ông Bartholdi đã lựa chọn hòn đảo Bedloe, một đảo nhỏ, cô đơn, không làm cản trở tầm nhìn của các con tầu biển đi vào hải cảng. Đảo Governor cũng là một địa điểm đề nghị và cả hai đảo này đều thuộc về chính quyền Liên Bang. Năm 1877, Quốc Hội Hoa Kỳ đã giao quyết định chọn lựa cho Tướng William T. Sherman, một vị anh hùng trong thời Nội Chiến Nam Bắc Mỹ. Ông Sherman đã thiên về ý kiến của nhà điêu khắc và chọn đảo Bedloe.

Bức tượng Nữ Thần Tự Do có kích thước vĩ đại, vì vậy cũng đòi hỏi cái bệ khổng lồ, có chiều cao vào khoảng một tòa nhà 10 tầng. Cái bệ này cũng phải được vẽ kiểu sao cho bức tượng vẫn là trung tâm hấp dẫn sự chú ý của du khách, rồi cả ba thành phần toàn cảnh, cái bệ và bức tượng phải hòa hợp với nhau thành một toàn thể kiến trúc mang đầy đủ ý nghĩa và mỹ thuật. Nhiều kiểu vẽ bệ đã được cứu xét, chẳng hạn như kiến trúc 6 cánh với nét vẽ từ pháo đài của Viollet-le-Duc.

Ông Bartholdi cũng vẽ cái bệ của bức tượng là một hình vuông, đứng trên là một kiểu kim tự tháp, có lẽ do ảnh hưởng của kiến trúc Ai Cập. Cuối cùng, công trình của kiến trúc sư nổi danh Richard Morris Hunt đã thay thế các đề nghị kia. Dự án của ông Hunt là làm cho chiều cao của bệ giảm xuống còn 89 feet, nhưng cách xây dựng đã làm tăng phí tổn thêm 20,000 mỹ kim. Kiểu vẽ của ông Richard M. Hunt đã phối hợp được tỉ lệ và kiểu cách, để bổ túc cho bức tượng Tự Do.

Từ ngày 20 tháng 7 năm 1884, con phà Bartholdi đã nặng nề chuyên chở các vật liệu kiến trúc qua đảo Bedloe. Trên đảo, người ta cũng đặt một đoạn đường xe lửa để di chuyển đá, sắt… Nền của bệ có thể tích 11,680 yard khối (8,916 mét khối). Điều khiển công trình này là Tướng Charles P. Stone. Ngày 22-4-1886, tảng đá cuối cùng được đặt vào chỗ và Hoa Kỳ sẵn sàng đón nhận món quà tặng lớn lao nhất, để trở nên bức tượng danh tiếng nhất và được yêu mến nhất trên Thế Giới.

Về phía nước Pháp kể từ tháng 1 năm 1885, bức tượng Tự Do đã được đóng vào trong 214 thùng gỗ đặc biệt, mỗi thùng được ghi chú cẩn thận để việc lắp ráp dễ dàng. Trọng lượng gỗ và kim loại dùng vào công việc này nặng 500,000 pounds (vào khoảng 250,000 kilô). Các thùng hàng được chở từ Paris tới Rouen bằng đường xe lửa rồi bốc lên tầu chiến Isère. Con tầu này rời bến cảng vào ngày 21-5-1885 và cập bến New York một tháng sau.

Bức tượng Tự Do đã rời khỏi thành phố Paris, để lại nhung nhớ cho người dân thành phố này, khiến cho ngay sau đó, các người dân New York sống tại Paris đã quyên góp tiền bạc và xây dựng một bức tượng tương tự, nhưng nhỏ bằng một phần tư và đặt trên đảo Cygnes (Iles des Cygnes), khá gần Tháp Eiffel.

Công trình bức tượng Nữ Thần Tự Do đã thành công là do các nhân vật tận tụy: Laboulaye, Bartholdi, Eiffel, Hunt, Stone, Pulitzer, Lesseps, Evarts… Các vị này đã tới đúng nơi, làm việc đúng lúc, hoàn thành vai trò của mình dù lớn hay nhỏ, để tạo nên một kỳ quan của Thế Giới.

5- Tự Do chiếu sáng Thế Giới

Ngày 28 tháng 10 năm 1886, đã có một cuộc diễn hành quan trọng trên đường phố New York và tại hải cảng, một hạm đội lớn các tầu thuyền đủ loại, màu sắc rực rỡ, đang chờ đón giờ phút khánh thành Bức Tượng Nữ Thần Tự Do. Buổi lễ được chủ tọa bởi Tổng Thống Hoa Kỳ Grove Cleveland và trên hòn đảo, bức tượng được che phủ bằng lá cờ Pháp ba màu.

Sau khi bài diễn văn cuối cùng chấm dứt, nhà điêu khắc Bartholdi đã bấm nút một cơ phận điều khiển, tấm màn che phủ bức tượng được kéo xuống: hôm nay là ngày tưởng nhớ tới Tự Do, Công Lý, lòng Ái Quốc, tình Huynh Đệ và mọi người cùng hồi tưởng đến những người đã hy sinh vì Tự Do. Các con tầu biển trong hải cảng New York đã kéo vang còi tầu, đồng thời các cỗ đại bác trên bờ và trên tầu đã bắn 21 phát súng chào mừng. Ngọn đuốc trên tay Nữ Thần Tự Do đã tỏa sáng, dù rằng ánh sáng lúc đó còn rất yếu ớt.

Tổng Thống Hoa Kỳ Cleveland ngày hôm đó trong bài diễn văn, đã xác định ý tưởng chính trị đã liên kết 2 dân tộc Mỹ và Pháp, đó là: hình thức chính quyền Cộng Hòa thì rất cần thiết cho nền Tự Do tồn tại và “một làn sóng ánh sáng sẽ xuyên thủng màn đêm của sự ngu dốt và áp bức của con người, cho tới khi nào Tự Do chiếu sáng Thế Giới“.

Ánh sáng từ Bức Tượng Tự Do đã được coi là quan trọng kể từ khi bức tượng được phác họa và như vậy, bức tượng sẽ hoạt động như một ngọn hải đăng, cho nên Bức Tượng Nữ Thần Tự Do đã được Cơ Quan Hải Đăng Hoa Kỳ (the Lighthouse Board) phụ trách việc trông nom.

Khi ông Bartholdi vẽ kiểu bức tượng, đèn điện chưa được phát minh. Nhà điêu khắc đã cho rằng cũng nên có ánh sáng tỏa ra từ vương niệm trên đầu bức tượng nhưng rồi kỹ thuật về điện lực đã làm thay đổi dự tính. Một tháng trước ngày khánh thành và với sự đồng ý của nhà điêu khắc Bartholdi, ngọn đuốc được thắp sáng bằng điện lực, nhưng ánh sáng tỏa ra vẫn còn quá yếu.

Năm 1902, việc quản trị Bức Tượng Tự Do được chuyển qua cho Bộ Chiến Tranh (the War Department) và vấn đề chiếu sáng của ngọn đuốc vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Năm 1916, tờ báo Thế Giới New York (the New York World) lại kêu gọi việc gây quỹ để cải tiến hình ảnh của Bức Tượng Tự Do về ban đêm và một lần nữa, dân chúng Hoa Kỳ đã đóng góp 30,000 mỹ kim nhờ đó bức tượng được chiếu sáng chan hòa, với 1,200,000 lumen từ 246 ngọn đèn pha. Nhà điêu khắc lừng danh Gutzon Borglum cũng trông coi việc lấy đi khoảng 600 miếng đồng từ ngọn đuốc và thay vào bằng các miếng kính có màu vàng hổ phách. Kết quả là ngọn đuốc đã phát ra ánh sáng 250,000 lumen, cộng với 95,000 lumen của các ngọn đèn khác, gây nên vẻ chập chờn của ngọn lửa đang cháy. Trong buổi lễ khánh thành hệ thống chiếu sáng mới này có Tổng Thống Hoa Kỳ Woodrow WilsonĐại Sứ Pháp Jules Jusserand, đồng thời trên bầu trời, nữ phi công Ruth Law đã bay vòng quanh bức tượng, kéo theo đuôi máy bay hàng chữ lớn “Tự Do“.

Năm 1931, một hệ thống chiếu sáng thứ hai được dùng tới, sửa chữa các khuyết điểm của hệ thống cũ với cường độ 2 triệu lumen ánh sáng. Khánh thành buổi lễ này là cô Jose Laval, ái nữ của Thủ Tướng Pháp. Đứng trên từng lầu thứ 102 của tòa nhà Empire State Building, cô Laval đã truyền đi một tín hiệu vô tuyến tới một máy bay đang lượn trên Bức Tượng Nữ Thần Tự Do và từ máy bay đó, tín hiệu đã làm bật sáng toàn thể bức tượng và khu vực.

Theo quyết định của Quốc Hội Hoa Kỳ năm 1877, Bức Tượng Nữ Thần Tự Do được quản trị bởi Cơ Quan Hải Đăng, rồi tới năm 1902, do Bộ Chiến Tranh phụ trách. Từ ngày 15-10-1924, bức tượng này trở thành một đài kỷ niệm quốc gia (a national monument). Tới năm 1933, Cơ Quan Công Viên Quốc Gia (the National Park Service) lo quản trị bức tượng Tự Do và đã cố gắng làm thay đổi phong cảnh chung quanh bức tượng cho thích hợp với các lý tưởng về tự do và đa dạng của người Mỹ. Các cơ sở quân sự trước kia của Bộ Chiến Tranh đã phải dọn đi nơi khác vào năm 1937, dành chỗ thích đáng để làm tôn lên vẻ đẹp và tư cách của bức tượng, nhưng Thế Chiến II đã xẩy ra, khiến cho các chỉnh trang khu vực quanh bức tượng bị chậm lại cho tới đầu thập niên 1950.

Ngày 3-10-1956, đảo Bedloe được đổi tên thành “Đảo Tự Do” (Liberty Island) và từ nay, toàn thể hòn đảo này được dành cho đài kỷ niệm nổi danh nhất của Hoa Kỳ, tức là Bức Tượng Nữ Thần Tự Do. Trong 13 năm trường, bức tượng này, cao 152 feet (46 mét) và nặng 225 tấn, đứng trên cái bệ cao 150 feet, đã là một kiến trúc cao nhất, vượt hơn tòa nhà Western Union Telegraph xây dựng năm 1873 với chiều cao 230 feet, hơn Giáo Đường Trinity xây năm 1848 cao 246 feet. Tòa nhà Tribune (Tribune Building) và các tháp Cầu Brooklyn (the Brooklyn Bridge Towers) đều thấp hơn Bức Tượng Tự Do 23 feet. Năm 1899, tòa nhà St. Paul cao 310 feet đã vượt hơn Bức Tượng Nữ Thần Tự Do về chiều cao và trở nên kiến trúc nhiều tầng cao nhất thế giới.

Từ năm 1956, hòn đảo Ellis ở gần đó được sát nhập vào Đài Kỷ Niệm Quốc Gia “Tượng Nữ Thần Tự Do” (the Statue of Liberty National Monument). Đảo Ellis này trong các năm từ 1892 tới 1954 đã là cửa khẩu nhập cảnh của 16 triệu người di cư vào Hoa Kỳ từ châu Âu và vùng Cận Đông với mức độ cao nhất là 5,000 người một ngày vào năm 1907. Đã có nhiều nhân vật danh tiếng sang Hoa Kỳ tìm nơi nương náu như các ông Samuel Gompers (1850-1924), lãnh tụ Tổ Chức Lao Động Quốc Tế, từ nước Anh; Albert Einstein (1879-1955), nhà bác học vĩ đại, từ nước Đức; David Sarnoff (1891-1971), nhà tiền phong về máy truyền thanh và máy truyền hình, từ nước Nga; Bary Fitzgerald (1888-1961), nhà diễn kịch xuất sắc, từ nước Ái Nhĩ Lan…

Là một biểu tượng của Hoa Kỳ, Bức Tượng Nữ Thần Tự Do với cánh tay phải cầm ngọn đuốc giơ lên cao, hứa hẹn sự tự do và một đời sống tốt lành hơn cho các kẻ bị áp bức. Những người di dân tới Hoa Kỳ đã có các nguồn gốc từ hơn 40 sắc dân và quốc gia khác nhau, khiến cho Hoa Kỳ trở thành “mảnh đất của các di dân“.

Trong bài thơ có tên là “Bức Tượng Vĩ Đại Mới” (the New Colossus) của nữ thi sĩ Emma Lazarus, khắc trên bệ của Bức Tượng Nữ Thần Tự Do, đã có câu: “Hãy cho tôi các kẻ mệt nhọc, các kẻ nghèo khó, các đám đông ước vọng được hít thở tự do…. Hãy gửi đến cho tôi những kẻ vô gia cư, những người bị chìm đắm vì bão tố. Tôi giơ cao ngọn đèn bên cạnh cánh cửa vàng“.

blank
Bức Tượng Nữ Thần Tự Do
là hình ảnh của lý tưởng Tự Do và Bình Đẳng. Những kẻ hiện đang bị đàn áp tại nhiều nơi trên trái đất đã ghi khắc hình ảnh này trong trái tim của họ.

© Phạm Văn Tuấn
Vietthuc
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Tám 2013(Xem: 11059)
Cầu chúc cho chúng ta được sống yên bình và thành công trong việc tạo ra những thế hệ tương lai tài giỏi cho nhân loại dù bạn thuộc bất kỳ chủng tộc nào.
09 Tháng Tám 2013(Xem: 9921)
Như thế không phải là chống đối nhà cầm quyền, mà là thức tỉnh họ phải trở lại con đường đồng hành cùng nhân dân xây dựng một nền dân chủ, tự do, đất nước toàn vẹn lãnh thổ và giàu mạnh.
06 Tháng Tám 2013(Xem: 10296)
Phải đợi đến khi tự thân sống trong cảnh áp bức, bất công, nghèo đói mới biết thương nhau. Cho nên nhân sĩ mà thiếu lòng nhân hậu thì chỉ có địa vị xã hội mà thiếu tình người.
06 Tháng Tám 2013(Xem: 10947)
Đây là một bài báo cũ trích từ tuần báo Le Monde Illustré [số 1665 ra ngày 23 tháng 2 năm 1889 tại Paris] nhan đề “Le Roi d’Annam” từ trang 118-120 do ký giả Jean Locquart tường thuật
05 Tháng Tám 2013(Xem: 9166)
Cọng sản đổi màu vẫn là cọng sản, nghĩa là “ cọng sản huờn cọng sản “. Người quốc gia không ai đi “ hợp tác “ với quỉ ma cọng sản.
30 Tháng Bảy 2013(Xem: 10005)
" Điều thiện nguyện vâng làm Điều ác nguyện dứt trừ Tự thanh lọc thân tâm Đó là lời Phật dạy
29 Tháng Bảy 2013(Xem: 10214)
Phước đức dù cực khổ gieo tạo nhiều đời, nhưng do cái miệng tạo nghiệp, phê bình, chỉ trích, nói lời ác... thì trong giây phút cũng có thể tiêu tan.
26 Tháng Bảy 2013(Xem: 10010)
Trong khi người nước ngoài có chí cao dám chết vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước, thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống nhục nhã đọa đầy.
24 Tháng Bảy 2013(Xem: 14604)
Dẫu sao nó cũng là một kinh nghiệm đáng ghi, đáng nhớ trong lịch sử, một bài học tốt cho tương lại tại một nơi nào đó trên mặt địa cầu nếu như lịch sử tái diễn.
23 Tháng Bảy 2013(Xem: 10294)
Chúng ta dường như cấm kỵ không hề nhắc đến cái thất bại có thể tránh được đó chỉ vì hội chứng say sưa với chiến thắng. Thắng đế quốc Mỹ ta có thể lướt thắng được mọi thứ khác.
20 Tháng Bảy 2013(Xem: 16234)
Tình yêu nước, yêu đồng bào đâu phải tự nhiên mà có được. Phải chắt chiu, vun bồi từ thuở bé thơ. Giáo dục và nung đúc, rèn luyện cần mẫn mới có được
16 Tháng Bảy 2013(Xem: 10593)
mọi nỗ lực trong cơn khủng hoảng lại do những bộ mặt diễn xuất cũ xì, không còn gạt gẩm ai được nữa. Nước lũ dơ dáy nầy rồi sẽ trôi tuột vào ống cống mất tăm mất tích chẳng vấy bẩn được ai.
15 Tháng Bảy 2013(Xem: 10087)
thì lẽ nào không xảy ra cho Tàu Cộng và CS Việt Nam. Khi đó người ngồi xử tội bán nước của quí vị sẽ là những người hiện đang ngồi bên cạnh quí vị.
27 Tháng Sáu 2013(Xem: 10684)
Chúng tôi cương quyết thực thi điều 4 Hiến Pháp ở hải ngoại cho tới khi giới trẻ và đồng bào trong nước vùng lên đánh đổ xong ách nạn toàn trị cộng sản.
19 Tháng Sáu 2013(Xem: 17013)
Rồi sẽ có một ngày đánh tan loài sói lang cộng sản, xóa tan mây mờ bao phủ non sông, nước Viêt Nam lại rạng rở dưới trời Đông.
18 Tháng Sáu 2013(Xem: 14024)
khi không còn nhìn thấy nhà nguyện Đức Mẹ Hiển Linh nữa thì người ta lại trở lại với cái “thật” con người, bao nhiêu nụ cười mất đi cả, bao nhiêu nhân nhượng thân thiện yêu thương trả lại cõi trên.
13 Tháng Sáu 2013(Xem: 13536)
viết bài này trong mục đích làm sống lại sự phong phú của nền văn chương, văn hóa Việt Nam chúng ta, nhất là đối với những thế hệ trẻ hiện đang lưu lạc trên xứ người.
13 Tháng Sáu 2013(Xem: 10650)
Như trên đã nói, nếu như tầng lớp trí thức trưởng giả, công thần cách mạng, vì ươn hèn bạc nhược chỉ dám kiến nghị cải lương thì giới trẻ hãy tự mình đứng lên hành động, đừng trông chờ nơi họ nữa.
06 Tháng Sáu 2013(Xem: 11549)
Do sự phổ biến của YouTube ngày càng tăng cao, NBC bắt đầu nhận ra khả năng của trang web, và tuyên bố, vào tháng 6 năm 2006, một sự hợp tác chiến lược với YouTube.
05 Tháng Sáu 2013(Xem: 14232)
Dĩ nhiên tôi rất ý thức là gia đình tôi đến Hoa Kỳ vì sự lựa chọn chính trị, với tư cách là Người Tỵ Nạn, nạn nhân của chế độ Cộng Sản Việt Nam, chứ không phải vì lý do kinh tế vật chất.
03 Tháng Sáu 2013(Xem: 14385)
ĐÁNH ĐỔ CỘNG SẢN BÁN NƯỚC TRƯỚC ĐÁNH ĐUỔI TÀU KHỰA CÚT KHỎI BIỂN ĐÔNG SAU Như lời nguyền của tuổi trẻ Phương Uyên
30 Tháng Năm 2013(Xem: 10306)
chợt thấy cố đô Thăng Long treo rặt cờ tàu 6 ngôi sao. Cháu chắt chúng ta rồi đây không còn cắp cặp đệm học trường làng, ê a đọc Quốc văn Giáo khoa thư mà sẽ sắm bút lông cặm cụi vẽ chữ tàu!
23 Tháng Năm 2013(Xem: 9802)
Giải trừ hoạn họa cs cho Đất nước và Dân tộc Thực hiện lời nguyền Long An - Đồng Tháp Hoàn thành trách nhiệm cha ông di huấn
21 Tháng Năm 2013(Xem: 9621)
dõng dạc tố cáo bạo quyền, không hề khiếp nhược. Gương chiến đấu chống bạo quyền cộng sản của tuổi trẻ Việt Nam mai nầy lịch sử khắc ghi.
20 Tháng Năm 2013(Xem: 10382)
Đến bao giờ Việt Nam mới có dân chủ? Câu trả lời đơn giản: Nhìn vào người bán vé số và lao động nghèo, chưa cần nói đến chuyện gì lớn hơn.
20 Tháng Năm 2013(Xem: 10174)
Quyết nối chí tiền nhân: “ Lấy “ Đại Nghĩa “ để thắng hung tàn Đem “ Chí Nhân “ mà thay cường bạo “
05 Tháng Năm 2013(Xem: 9896)
Tôi lại viết về ngày Quốc Hận 30 tháng 4 - như một nén hương lòng kính dâng lên anh linh các chiến sỹ, quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa đã vị quốc vong thân.
04 Tháng Năm 2013(Xem: 10148)
Bây giờ những người suốt đời tận tụy cho “lý tưởng cộng sản” nhìn nhận rằng Ngày 30 Tháng Tư là ngày Miền Nam giải phóng Miền Bắc ra khỏi sự u tối, tôi nhận thấy mình đồng ý với lời tiên tri của Tướng Moshe Dayan trước 1975 là đúng
02 Tháng Năm 2013(Xem: 10268)
Cho nên họ chủ trương Hoa Kỳ phải giải kết bỏ rơi miền Nam để trở về chuyên tâm lo cho Do Thái. Để thực hiện mục tiêu này họ đã có kế hoạch rõ ràng từng bước một
02 Tháng Năm 2013(Xem: 11579)
Viết đến đây để hồi tưởng lại, những người sống cũng như những người chết oan nghiệt, chiến hữu, bạn bè thân hữu đã hy sinh vì chính nghĩa Quốc Gia Dân Tộc,
26 Tháng Tư 2013(Xem: 10310)
Cho nên là con dân nước Việt, những ai còn chút huyết thống Lý, Lê, Trần, Nguyễn hãy cùng nhau sớm liệu toan, hô hào, cổ võ, nắm tay nhau siết chặc hàng ngũ vùng lên
21 Tháng Tư 2013(Xem: 11100)
dù Mỹ thắng hay bại, sau biến cố tháng 4/1975, miền Nam vẫn là nạn nhân. Trên phạm vi quốc tế, ngoài miền Nam Việt Nam, Đài Loan là một nạn nhân khác, tuy không đến nỗi bất hạnh như chúng ta.
18 Tháng Tư 2013(Xem: 10451)
cứ sống cho người khác, vì sợ người ta bị tổn thương, để rồi khi ngoảnh mặt người đáng thương nhất lại chính là mình
17 Tháng Tư 2013(Xem: 12106)
Thật là một cái nhìn khiếp đảm, cả một sự hủy diệt chỉ trong nháy mắt. Thiếu tá Luân cho trực thăng bay sà xuống đường và bắn hết tất cả rốc kết dọc theo hai bên đường. Không có một tiếng súng bắn trả
16 Tháng Tư 2013(Xem: 11871)
Xin ngả mũ tri ân những người lính VNCH - Những người anh hùng - Những người đã đặt nền móng cho ý chí không chịu khuất phục cộng sản khát máu
15 Tháng Tư 2013(Xem: 10413)
Hành động, hành động, chỉ có hành động mới xoay chuyển được tình thế! Tôi đoan chắc với quý cụ rằng nếu quý cụ nghe lời đề nghị của tôi thì toàn thể nhân dân sẽ đồng loạt đứng lên tiếp tay với quý cụ.
14 Tháng Tư 2013(Xem: 10477)
Ba mươi tháng Tư: Ngày Quốc hận! Đâu phải vì mất giàu sang, danh vọng mà hận. Chỉ vì cộng sản tàn phá Đất nước, đẩy Dân tộc vào chỗ diệt vong, truyền thống dân tộc tự ngàn xưa đành mai một cho nên mới hận!
11 Tháng Tư 2013(Xem: 10954)
Tuy nó có vẻ mộc mạc, nhưng trong đó gởi gấm chút lòng hoài bão thiết tha về một quê hương Việt Nam sạch bóng Việt Cộng, tự do dân chủ và phú cường.
09 Tháng Tư 2013(Xem: 10376)
Trước khi TT Nga Yeltsin nói câu bất hủ “ Cọng sản là bất trị. Phải loại trừ tận gốc” thì từ non nửa thế kỷ trước, Hiến pháp VNCH đã xác quyết trong điều 4 kể trên.
07 Tháng Tư 2013(Xem: 11723)
Câu hỏi là, nếu Bắc Kinh gài người dày đặc như thế, vậy thì Hà Nội đã gài người ra sao? Đây quả nhiên là một mặt trận tưởng như rất là lặng lẽ vậy.
05 Tháng Tư 2013(Xem: 10533)
Ơn chúa tối cao, hãy đừng bao giờ như vậy. Tôi không biết những người khác sẽ chọn con đường nào. Nhưng với tôi, hãy cho tôi tự do hay là chết”
01 Tháng Tư 2013(Xem: 13287)
Những cái chết của 15 vị Tướng QLVNCH từ 1955 đến trước và sau Quốc Hận: 30/4/1975. Một Nén Hương cho Những Người Nằm Xuống!
30 Tháng Ba 2013(Xem: 10933)
30 Tháng tư từ nay là ngày HỘI LỚN DÂN TỘC Ngày chấm dứt 68 năm độc tài toàn trị cs trên Đất Bắc Ngày chấm dứt 38 năm ách cs độc tài xâm chiếm Miền Nam
27 Tháng Ba 2013(Xem: 10420)
Tóm lại, các lực lượng chống “Cường hào, ác bá,” “chống Sở hữu toàn dân,” chống “Tham nhũng” hiện đang tiềm tàng, sôi sục trong lòng xã hội, chỉ chờ một thời cơ kích động là bộc phát.
21 Tháng Ba 2013(Xem: 12912)
Là người cầm bút ai cũng phải thận trọng với văn chương và ngôn ngữ vì nó là bộ phận văn hóa tiêu biểu của dân tộc. Do đó tôi mong mỏi các bạn đang phụ trách các trang Việt Ngữ của Đài VOA và BBC nếu có đọc bài này nên coi lại vốn liếng Việt Ngữ của mình
17 Tháng Ba 2013(Xem: 11089)
Trong cuộc hổn loạn những người Lính VNCH không chỉ lo cho riêng bản thân mình mà còn giúp đở bảo vệ sự sinh tồn của người dân nhất là những em bé
13 Tháng Ba 2013(Xem: 10716)
Xin dành vinh quang nầy cho những người đi tiên phong đã và đang bị trả giá trong nhà tù và cho tất cả những người bạn đồng hành của tôi đã giúp đỡ và tạo đà cho tôi.
11 Tháng Ba 2013(Xem: 10637)
Khuyến khích mọi người nhận được thông tin hãy tiếp sức lan truyền thông tin cho láng giềng của mình và khuyên mọi người hãy tiếp tục lan truyền những thông tin ấy ra cho đồng bào VN khắp nơi trên toàn quốc được biết
10 Tháng Ba 2013(Xem: 10931)
Nếu Trí thức Việt Nam còn đáng mặt sĩ phu Đất Việt sẽ liều chết tiến hành cuộc CÁCH MẠNG DÂN TỘC đánh đổ chế độ cộng sản bán nước, buôn dân, giành lại QUYỀN TỰ QUYẾT cho DÂN TỘC.
09 Tháng Ba 2013(Xem: 12350)
nhất là về chủ trương của những người tự nhận ‘bên thắng cuộc’.Để hòa giải, hòa hợp dân tộc như đã tuyên truyền, trước hết hãy biết hòa giải với những người khác chính kiến, nhất là đối với những người đã khuất.