- Còn nhớ hay chăng?
Lão Ngoan Đồng
Đã 40 năm kể từ tháng 4 năm 1975, những nỗi kinh hoàng , những ngày tang tóc, nỗi niềm uất hận đã mất nước cho khối cộng sản quốc tế, như vẫn còn hiện ra trước mắt biết bao người. Dù thực trạng của xã hội có thay đổi, nhưng nỗi lòng của những người Việt Nam không cộng sản, vẫn hằn sâu vào tâm khảm về những tội ác diệt chủng của bọn việt cộng tay sai của chủ nghĩa tam vô cộng sản: Vô gia đình, vô tôn giáo, vô tổ quốc.
Những tội ác nầy của bè lũ việt cộng đã lên đến tột đỉnh trong tháng 3 và tháng 4 năm 1975
Tháng ba Gãy súng:
Bắt đầu từ ngày 10 tháng 3 năm 1975, Ban Mê Thuột, rồi pleiku, Kontum thất thủ, cao nguyên bỏ ngỏ, quân việt cộng tràn vào, dân bỏ chạy theo đoàn quân VNCHtrực thuộc vùng 1 vùng 2 đang “di tản chiến thuật”.
Tháng Ba là tháng thãm khốc của miền Trung,- Tháng Ba Gãy Súng vẽ lại cơn hồng thủy của một cuộc chiến xâm lược dã man, phủ chụp lên số phận của một dân tộc.
25 tháng 3-1975 nhiều đơn vị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, nhiều chiến sĩđã vị quốc vong thân bởi đạn pháo kích của cộng quân Bắc Việt, một số chiến sĩ đã tự sát tập thể bằng lựu đạn M26 để không bị lọt vào tay của cộng phỉ, một số khác bị cộng quân bắt làm tù binh, bị hành hạ bạo tàn.Có nhiều người phải bẻ súng đi vì hết đạn mà không còn để bổ sung, cây súng đã trở thành vật vô dụng.
Tháng 3/75 cả vùng 1 và vùng 2 đã lọt vào tay của cộng quân, dân và quân đã cùng nhau chạy thoát tầm kiểm soát của cộng phỉ, ùn ùn chạy xuống vùng 3 và vùng 4 để tỵ nạn, hoặc tái lập lại đơn vị.
Trên đường chạy giặc và rút lui của dân và quân Việt Nam Cộng Hòa, bọn việt cộng vô nhân tính, với đại bác, súng AK, xe tăng của khối cộng sản quốc tế, nả đạn hàng loạt không ngừng vào những người dân tỵ nạn vô tội, thây người chết chất thành đống ven vệ đường, người bị thương nằm rên siết la liệt trên mặt đường, tạo nên sự hãi hùng vànỗi kinh hoàng nhưđịa ngục chốn trần gian:
ngày thứ 1 – trận chiến Ban Mê Thuột - 10-3-1975.
ngày thứ 2 – Ban Mê Thuột thất thủ - 11-3-1975.
ngày thứ 3 – quân đoàn 2 chuẩn bị tái chiếm ban mê thuột – 12-3-1975.
ngày thứ 4 – di tản miền trung – 13-3-1975.
ngày thứ 5 – di tản cao nguyên – 14-3-1875.
ngày thứ 6 – tử chiến ở Quảng Nam – 15-3-1975.
ngày thứ 7 – quân đoàn 2 triệt thoái – 16-3-1975.
cùng ngày thứ 7 – trận chiến Quảng Tín – 16-3-1975.
ngày thứ 8- 17-3-1975
ngày thứ 9 – 18-3-1975
ngày thứ 10 –19-3-1975
ngày thứ 11 –20-3-1975
ngày thứ 12 –21-3-1975
ngày thứ 13 –22-3-1975
ngày thứ 14 –23-3-1975
ngày thứ 15 –24-3-1975
ngày thứ 16 – quân đoàn 1 rút khỏi Huế - 25-3-1975.
ngày thứ 16 – trận chiến quân khu 2 – 25-3-1975.
ngày thứ 17 – kịch chiến tại phú thứ - quân khu 2 – 26-3-1975.
ngày thứ 18 – trận chiến ở BìnhĐịnh – 27-3-1975.
ngày thứ 19 –28-3-1975
ngày thứ 20 – Tuyên Đức - Lâm Đồng – thất thủ - 29-3-1975.
ngày thứ 21 – trận chiến tại Quy Nhơn – 30-3-1975.
ngày thứ 22 – Bình Định thất thủ - 31-3-1975.
Tháng 4 tan hàng :
ngày thứ 23 – trận chiến tại Khánh Dương – quân khu 2 - 1-4-1975.
ngày thứ 24 – ngày cuối cùng của quân đoàn 2 – Nha Trang thất thủ - 2-4-1975.
ngày thứ 25 – Phan Rang hổn loạn - 3-4-1975.
ngày thứ 26 – trận chiến tại Ninh Thuận – 4-4-1975.
ngày thứ 27 – thủ tướng Trần Thiện Khiêm từ chức – 5-4-1975.
ngày thứ 28 – trận chiến tại Bình Thuận – 6-4-1975.
ngày thứ 29 – trận chiến tại miền Đông – 7-4-1975.
ngày thứ 30 – trận chiến quốc lộ 20 – 8-4-1975.
ngày thứ 31 – Long Khánh bùng nổ - 9-4-1975.
cùng ngày thứ 31 – trận chiến tại thị xã Tân An – 9-4-1975.
ngày thứ 32 – trận chiến thị xã Xuân Lộc – 10-4-1975.
ngày thứ 33 – trận chiến tại Dầu Giây – 11-4-1975.
ngày thứ 34 – kịch chiện tại Xuân Lộc – 12-4-1975.
ngày thứ 35 – trận chiến tại Bảo Định – 13-4-1975.
ngày thứ 36 – nội các mới trình diện – tại Sài Gòn – 14-4-1975.
ngày thứ 37 – trận Xuân Lộc – Dầu Giây thất thủ - 15-4-1975.
ngày thứ 38 – tại phòng tuyến Phan Rang – Phan Rang thất thủ - 16-4-1975.
ngày thứ 39 – trận chiến tại Xuân Lộc – 17-4-1975.
ngày thứ 40 – trận chiến tại Bình Thuận – 18-4-1975.
ngày thứ 41 – cuộc di tản của Tiểu Khu Bình Thuận - 19-4-1975.
cùng ngày thứ 41 – trận chiến tại Định Quán – 19-4-1975.
ngày thứ 42 – kịch chiến tại Xuân Lộc – 20-4-1975.
cùng ngày thứ 42 – ngày chúa nhật - 20-4-1975 – tại Sài Gòn.
ngày thứ 43 – tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức – 21-4-1975.
cùng ngày thứ 44 – trận chiến tại Tây Ninh – 22-4-1975.
cùng ngày thứ 44– trận chiến tại Trảng Bom – 22-4-1975.
cùng ngày thứ 44 – ngày thứ ba 22-4-1975 – tại Sài Gòn.
ngày thứ 45 – dàn xếp tình hình VNCH – 23-4-1975.
cùng ngày thứ 45 – thủ tướng Nguyễn Bá Cần từ chức – 23-4-1975.
cùng ngày thứ 45 – thứ tư ngày 23-4-1975.
ngày thứ 46 – thứ năm ngày 24-4-1975.
ngày thứ 47 – trận chiến tại Bình Dương – 25-4-1975.
ngày thứ 47 – thứ sáu ngày 25-4-1975.
ngày thứ 48 – trận chiến tại Bà Rịa – 26-3-1975.
cùng ngày thứ 48 – thứ bảy ngày 26-3-1975.
ngày thứ 49 – bầu tổng thống mới – 27-4-1975.
cùng ngày thứ 49 – sư đoàn 3 bộ binh giử Bà Rịa – 27-4-1975.
cùng ngày thứ 49 – trận chiến tại tân cảng cầu Sài Gòn – 27-4-1975.
cùng ngày thứ 49 – chúa nhật ngày 27-4-1975.
ngày thứ 50 – thứ hai ngày 28-4-1975 - ông Minh nhậm chức.
cùng ngày thứ 50 – thứ hai ngày 28-4-1975 – sư đoàn 5bộ binh tử chiến.
cùng ngày thứ 50 – thứ hai ngày 28-4-1975.
ngày thứ 51 – bộ Tổng Tham Mưu – 29-4-1975.
ngày thứ 51 – thứ ba ngày 29-4-1975.
ngày thứ 52 – thứ tư ngày 30-4-1975.
cùng ngày thứ 52 – ngày dài nhất của Dương Văn Minh – 30-4-1975.
cùng ngày thứ 52 – thứ tư ngày 30-4-1975 tiếng khóc hờn ai oán của quân dân vnch. (http://vnin21.blogspot.ca/2014/05/gio-nhung-to-lich-cu-1975.html )
Trong những ngày tháng 4/75, sự thảm khốc đè nặng trên quê hương và người dân Việt Nam Cộng Hòa.
Hơn bao giờ hết, sự thê thảm trong tháng 4/75 là vô cùng tận, tháng mà trời đất tối đen, âm u nhưâm phủ, tiếng than khóc đầy trời;
Tháng mà máu của những người vô tội bị tàn sát bởi những hung thần cộng sản, đã loan trên mặt đường đọng thành vũng;
Tháng của những trẻ thơ còn ôm vú mẹ, người đã bịđạn pháo của việt cộng giết chết nằm trên vũng máu đào;
Tháng của những tiếng hét phẩn nộ trong tuyệt vọng của những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, đã bịép buộc phải buông súng, tan hàng trước quân cộng phỉ, dẫn đến nước bị mất vào tay cộng sản quốc tế. Nhiều quân nhân từ binh sĩ đến cấp tướng của Việt Nam Cộng Hòa đã tự sát vì không chịu đầu hàng việt cộng, theo lịnh của ông tổng thống bất hợp hiến Dương Văn Minh, đã chứng minh nghĩa khí ngập Trời của những con người “sinh vi tướng, tử vi thần”.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, là ngày mà người dân của nước Việt Nam Cộng Hòa đã mất tất cả, bởi vì“mất nước là mất tất cả”. Mất từ mạng sống của người thân, đến mất cả căn nhà, tài sản, thậm chí mất cả đời sống như một con người.
Kết cuộc của ngày 30 tháng 4 là kết cuộc của máu và nước mắt của toàn thể công dân của nước VNCH, kết cuộc của những năm dài khổ sai trong các nhà tù cải tạo, kết cuộc của đời sống còn thua cả thú vật đói khát, khốn cùng.
Kết cuộc của ngày 30 tháng 4 là kết cuộc của máu và nước mắt của toàn thể công dân của nước VNCH, kết cuộc của những năm dài khổ sai trong các nhà tù cải tạo, kết cuộc của đời sống còn thua cả thú vật đói khát, khốn cùng.
Sự đau thương nầy đã hằn sâu vào tiềm thức của những người Việt Nam yêu nước, nó vẫn cứ hiển hiện chập chờn qua những cơn ác mộng, từ sau ngày đó cho mãi tận đến bây giờ sau 40 năm dài đăng đẳng, khó có thể quên đi theo thời gian.
Thế nhưng, cũng là người dân của nước Việt Nam Cộng Hòa, ngày nay có người lại nhẫn tâm quên đi những ngày tháng đau thương đó. Những lý do họ tự bào chữa, không thể rửa sạch được sự hèn hạ của thái độ dửng dưng với niềm đau của dân tộc.
Họ kêu gọi hảy “hòa hợp hòa giải” với bọn CS sát nhân vong bản đã tạo nên niềm đau nỗi hận của đồng bào mình. Họ cho rằng “thù hận gì cũng qua đi theo thời gian…Hảy hợp tác với kẻ thù để xây dựng lại quê hương…”
Họ quên rằng, đối với thù hận cá nhân có thể quên đi, nhưng thù nước là mối thù truyền kiếp, phải cố giữ lấy để làm kinh nghiệm cho tương lai, tránh sa vào lỗi lầm tái tục nên niềm đau nỗi hận sau nầy.
Dù không muốn, nhưng nếu hàng năm vào tháng 3 và 4, những tháng đau thương tang tóc của dân tộc, họ nhân danh “tưởng niệm ngày Quốc Hận 30 tháng 4”, tổ chức những tiệc tùng ca hát, nhảy múa vui chơi, dù dưới danh nghĩa gì, cũng không thể tránh khỏi mang xú danh là ăn mừng “ngày đại thắng mùa xuân” của việt cộng, kẻ đã tạo nên ngày Quốc Hận của dân tộc Việt Nam.
Trong những ngày của “tháng 3 gãy súng, tháng 4 tan hàng”, mong rằng tập thể Người Việt Hải Ngoại hãy ghi nhớ, tháng 3 và tháng 4 là những tháng ngày của đau thương, những tháng ngày tang chế của hàng triệu gia đình đồng bào Việt Nam, nỡ lòng nào mà mình vui chơi trong những ngày đau thương đó.
Hãy nhớ cho kỹ lại truyền thống của ông cha, trong những ngày tháng tang chế, đau thương, không nên mặc quần áo màu mè, huống chi là tổ chức tiệc tùng vui chơi. Nếu là cá nhân ham vui vô tri thì có thể tạm xí xoá được, nhưng nếu là một tổ chức của người Việt tỵ nạn cộng sản, chắc không thể nào được những người Việt Nam Quốc Gia tha thứ cho đâu !
Lão Ngoan Đồng
nguồn: hồn việt UK
Gửi ý kiến của bạn